Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm tiền gửi của cơ quan Bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.52 KB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ HƯƠNG

HO¹T §éNG THU PHÝ Vµ CHI TR¶ B¶O HIÓM TIÒN GöI
CñA
C¥ QUAN B¶O HIÓM TIÒN GöI THEO PH¸P LUËT VIÖT
NAM HIÖN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ HƯƠNG

HO¹T §éNG THU PHÝ Vµ CHI TR¶ B¶O HIÓM TIÒN GöI
CñA
C¥ QUAN B¶O HIÓM TIÒN GöI THEO PH¸P LUËT VIÖT
NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG THỊ KIM DUNG




HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Hương


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ,
CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG THU PHÍ, CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI.............................7
1.1.

Một số vấn đề lý luận về hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm
tiền gửi.........................................................................................................7

1.1.1. Khái niệm, vai trò của bảo hiểm tiền gửi, chủ thể của quan hệ bảo
hiểm tiền gửi, các loại tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi................................7
1.1.2. Khái niệm, mục đích, mô hình hoạt động thu phí bảo hiểm tiền gửi...........18
1.1.3. Khái niệm, mô hình hoạt động chi trả bảo hiểm tiền gửi............................22
1.2.

Một số vấn đề lý luận pháp luật về hoạt động thu phí và chi trả bảo
hiểm tiền gửi...............................................................................................26

1.2.1. Khái niệm pháp luật về hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm tiền gửi............26
1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm tiền gửi............26
1.2.3. Pháp luật điều chỉnh về mô hình hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm
tiền gửi của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm với
Việt Nam.....................................................................................................28
Kết luận Chương 1................................................................................................40
Chương 2: NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THU
PHÍ VÀ CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI CỦA CƠ QUAN BẢO
HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM..............................................................41
2.1.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động thu phí bảo hiểm tiền gửi....................41



2.1.1. Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
thu phí bảo hiểm tiền gửi............................................................................41
2.1.2. Quy định pháp luật về mức thu phí và cách tính phí bảo hiểm tiền gửi............43
2.1.3. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thu phí bảo hiểm tiền gửi...............47
2.1.4. Quy định pháp luật về giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt
động thu phí bảo hiểm tiền gửi...................................................................49
2.2.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động chi trả bảo hiểm tiền gửi.....................51

2.2.1. Quy định pháp luật về điều kiện thực hiện việc chi trả bảo hiểm tiền gửi...........51
2.2.2. Quy định pháp luật về trách nhiệm của các bên trong hoạt động chi
trả bảo hiểm tiền gửi...................................................................................53
2.2.3. Quy định pháp luật về thời điểm, thời hạn chi trả bảo hiểm tiền gửi..........54
2.2.4. Quy định pháp luật về nguồn vốn và hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi............57
2.2.5. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục chi trả bảo hiểm tiền gửi................64
2.2.6. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc chi trả bảo
hiểm tiền gửi.................................................................................................68
Kết luận Chương 2................................................................................................69
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ,
CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM
TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN.......................70
3.1.

Thực trạng pháp luật về hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm
tiền gửi.......................................................................................................70

3.1.1. Kết quả đạt được.........................................................................................70
3.1.2. Ưu điểm......................................................................................................73

3.1.3. Hạn chế.......................................................................................................77
3.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................82
3.2.

Những định hướng cơ bản về hoàn thiện pháp luật nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động thu phí và chi trả BHTG của Cơ quan
BHTG ở Việt Nam....................................................................................88

KẾT LUẬN..........................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................105


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

BHTGVN

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

CDIC

Tổng công ty BHTG Đài Loan

FDIC

Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang My


FSF

Diễn đàn ổn định tài chính

IADI

Hiệp hội BHTG quốc tế

MDIC

Tổng công ty BHTG Malaysia

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

QTDND

Quy tín dụng nhân dân cơ sơ

TCTD

Tổ chức tín dụng

UBGSTCQG

Ủy ban giám sát tài chính quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Số lượng tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm

63

Bảng 3.1: Phí BHTG từ 2010 – 2014

70

Bảng 3.2: Số liệu thu phí BHTG giai đoạn 2001 – 2015

72

Bảng 3.3: Số QTDND và số lượng sổ tiết kiệm đã được BHTG chi trả

73


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ, sơ đồ


Biểu đồ 2.1:

Quy mô quy BHTG và tỷ lệ % quy BHTG trên số dư tiền

Trang

gửi được bảo hiểm từ 2005 – 2011

59

Biểu đồ 2.2:

GDP bình quân đầu người tính bằng USD qua các năm

62

Biểu đồ 2.3:

Chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trương GDP Việt Nam
giai đoạn 2006 –2013

62

Cơ cấu tiền gửi ơ Việt Nam năm 2013 theo số tiền

63

Sơ đồ 2.1:

Quy trình chi trả của tổ chức BHTG


64

Sơ đồ 2.2:

Quy trình chi trả của BHTGVN

67

Biểu đồ 2.4:


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để thực hiện mục đích của chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG), Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) cần thiết phải quan tâm phát triển các nghiệp vụ bảo
hiểm của mình, trong đó có: cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho các tổ chức tham
gia BHTG; thu phí bảo hiểm; cung cấp thông tin, tư vấn cho người gửi tiền; thực
hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm. Có thể nói, hai nhiệm vụ trọng tâm trong định
hướng phát triển nghiệp vụ của BHTGVN là hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm
cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ, nhằm bảo vệ quyền lợi cho
người gửi tiền, ngăn ngừa sự đổ vỡ dây chuyền, ảnh hương đến cả hệ thống ngân
hàng, từ đó tạo sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, giúp phát triển đất nước.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, đề án Hệ thống phí BHTG trên cơ sơ
rủi ro với hi vọng cơ chế tính phí mới sẽ tạo sân chơi bình đẳng, môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các định chế tài chính - ngân hàng vẫn chưa đi vào hoạt động.
Hay nói cách khác, trên thực tế Việt Nam hiện vẫn đang áp dụng mức phí BHTG
đồng hạng là 0,15% trên tổng tiền gửi được bảo hiểm cho tất cả các tổ chức tín dụng
(TCTD) tham gia BHTG, hình thức đóng phí này có ưu điểm là không phải đánh
giá phân loại các TCTD. Tuy nhiên, tỷ lệ phí BHTG đồng hạng quy định theo kiểu

“cào bằng” đối với mọi TCTD, không phân biệt quy mô, hình thức sơ hữu, cũng
như mức độ rủi ro của TCTD tham gia bảo hiểm, mà chưa có sự phân hạng theo
mức độ rủi ro, hoạt động của các TCTD, tạo ra sự ỷ lại, không có tác dụng khuyến
khích các TCTD đua nhau thực hiện tốt, an toàn để hương phí BHTG thấp, thúc đẩy
TCTD chấp nhận rủi ro cao hơn trong hoạt động của mình. Đến nay, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) cũng chưa có hướng dẫn gì trong việc thực hiện quy định này.
Trong khi đó, ơ nhiều nước, việc điều chỉnh mức phí, xếp hạng, phân loại các
TCTD là do BHTG thực hiện.
Bên cạnh hoạt động thu phí thì hoạt động trả tiền bảo hiểm của BHTGVN
trong những năm qua cũng còn một số bất cập như: Hạn mức chi trả còn thấp, quy

1


định của pháp luật liên quan đến việc trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền chưa đầy
đủ, chưa đồng bộ, còn vướng mắc giữa các văn bản; trình độ cán bộ làm công tác
trả tiền bảo hiểm còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản có tính chuyên nghiệp;
thiếu các ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng chuyên biệt, quá trình trả tiền
bảo hiểm vẫn còn mang dáng dấp “lao động thủ công”; bất cập so với yêu cầu hiện
tại và cấp bách hơn khi bước vào triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tài chính –
ngân hàng trong tương lai. Bơi vậy, hoàn thiện pháp luật hoạt động trả tiền bảo
hiểm đang là yêu cầu cấp bách tại BHTGVN. Dự thảo Đề án hạn mức trả tiền bảo
hiểm ra đời chính là để áp ứng yêu cầu đó, tuy nhiên, vẫn còn đang tiến hành các
bước xin ý kiến và trình phê duyệt Đề án.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm cho
người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm và thực tế của hoạt động này, tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu luận văn cao học của mình là: “Hoạt động thu phí và chi
trả bảo hiểm tiền gửi của cơ quan Bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
hiện nay”. Mục đích chính của đề tài là lựa chọn và vận dụng cơ sơ lý luận, kinh
nghiệm quốc tế để phân tích thực trạng, đánh giá kết quả thực hiện và những mặt

còn hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thu phí và chi
trả bảo hiểm của BHTGVN theo pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm của tổ chức này,
qua đó góp phần nâng cao vai trò của BHTGVN đối với mạng an toàn tài chính
quốc gia.
Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu vấn đề:
(1) Hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm tiền gửi của cơ quan BHTG theo
pháp luật VN hiện nay được quy định như thế nào? Những bất cập trong thực tiễn
thực thi pháp luật về vấn đề này?
(2) Mô hình/hoạt động thu phí, chi trả BHTG đáp ứng được chức năng,
nhiệm vụ, yêu cầu của BHTG đến đâu? Có còn phù hợp thực tiễn hiện nay không?
Kết quả thực hiện? Những mặt còn hạn chế?
(3) Cần đặt ra những giải pháp gì nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động

2


thu phí, chi trả bảo hiểm tiền gửi? Định hướng mô hình phù hợp với Việt Nam?
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động thu phí và
chi trả bảo hiểm của BHTGVN, trên cơ sơ đó tìm ra những bất cập và đề xuất một
số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phí và hoạt động chi trả tiền bảo
hiểm của BHTGVN.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục đích nghiên cứu chung nêu trên, mục tiêu nghiên cứu cụ
thể đặt ra là:
Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về mô hình thu phí và chi trả
BHTG ơ Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới như khái niệm, đặc điểm,
phân loại, những ưu nhược điểm của các phương thức này đem lại….

Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật điều
chỉnh các mô hình thu phí và chi trả BHTG trên thực tế, từ đó thấy được những
điểm bất cập và thiếu sót trong quy định pháp luật.
Từ việc nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực tiễn trên, đưa ra
phương hướng cải cách những quy định pháp luật Việt Nam về các mô hình thu phí
và chi trả BHTG.
3. Tính mới và đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ là công trình nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về cơ sơ
lý luận các mô hình thu phí và chi trả BHTG (điểm nhấn là mô hình thu phí dựa
trên cơ sơ rủi ro, nhất là rủi ro đạo đức; nâng hạn mức chi trả góp phần bảo vệ
người gửi tiền).
Luận văn không chỉ phân tích, đánh giá và chỉ ra được những điểm còn hạn
chế của quy định pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh các mô hình thu phí và chi
trả BHTG khi áp dụng vào thực tế, mà còn đưa ra được những hướng khắc phục các
bất cập đó thông qua kinh nghiệm thực tế áp dụng các mô hình của một số nước

3


phát triển trên thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu mô hình thu phí và chi trả BHTG
của Việt Nam và phân tích, đánh giá những bất cập khi áp dụng những quy định pháp
luật đó vào thực tiễn, nghiên cứu Mô hình thu phí và chi trả BHTG của một số quốc gia
trên thế giới để nêu lên những kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm xác định phương
hướng, nhiệm vụ cải cách pháp luật Việt Nam về các mô hình thu phí và chi trả BHTG
phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay và hội nhập quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và đánh giá,
phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về các mô hình thu phí và chi trả BHTG ơ
Việt Nam.

5. Tổng quan tài liệu
Các nghiên cứu về cơ chế chính sách BHTG ơ nước ta xuất hiện khá muộn,
sớm nhất là từ năm 2002, sau khi BHTGVN được thành lập năm 1999. Những năm
gần đây, do ảnh hương của hàng loạt các sự kiện biến động nhất là khủng hoảng tiền
tệ, các nghiên cứu trong nước về cơ chế chính sách BHTG cũng ngày một gia tăng.
Các nghiên cứu về thu phí và chi trả BHTG ơ Việt Nam chủ yếu tập trung trên các
mặt của BHTG như Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, của PGS.TS. Lê Thị
Thu Thủy, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008 - nghiên cứu mọi vấn
đề của BHTG; Bảo hiểm tiền gửi – nguyên lý, thực tiễn và định hướng, TS. Lê Thị
Kim Oanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2004; Quy chế pháp lý về bảo hiểm
tiền gửi tại Việt Nam, ThS. Lê Thị Thúy Sen, Viện Nhà nước Pháp luật, năm 2008;
Pháp luật về tổ chức BHTG ở Việt Nam, ThS. Nguyễn Duy Hoàn, Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2011; Pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam, TS. Hoàng
Thu Hằng, năm 2012;… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu
tập trung nghiên cứu chung về các hoạt động của cơ quan BHTG mà chưa tập trung,
chú trọng nghiên cứu chuyên sâu vào một hoạt động cụ thể nào của cơ quan BHTG
như hoạt động thu phí, chi trả bảo hiểm tiền gửi.
BHTG là lĩnh vực mới nên chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu, biên

4


dịch. Hơn thế nữa, lĩnh vực này khá phức tạp, tài liệu tham khảo trong nước không
nhiều, đặc biệt là sách nghiên cứu về vấn đề này hầu như rất ít. Trong bối cảnh hội
nhập, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính – ngân hàng, nước ta đang trong quá trình
hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính – ngân hàng, trong đó có hoàn thiện khung
pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt động, quản trị, điều hành BHTG thì việc
nghiên cứu chuyên sâu đề tài “Hoạt động thu phí và chi trả BHTG của cơ quan
BHTG theo pháp luật Việt Nam hiện nay” thực sự là cần thiết.
6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu

6.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các mô hình thu phí và chi trả BHTG ơ
Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới như khái niệm, đặc điểm, phân
loại, những ưu nhược điểm của các phương thức này đem lại….
Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật điều
chỉnh các mô hình thu phí và chi trả BHTG trên thực tế, từ đó thấy được những
điểm bất cập và thiếu sót trong quy định pháp luật.
Từ việc nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực tiễn trên đưa ra được
phương hướng cải cách những quy định pháp luật Việt Nam về các mô hình thu phí
và chi trả BHTG.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, luận
văn đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội và các
phương pháp đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu
bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp phân loại, phương pháp chuyên gia v.v..
- Phương pháp phân tích: Được sử dụng chủ yếu để làm sáng tỏ những quy
định của pháp luật liên quan đến các mô hình thu phí và chi trả BHTG.
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên
cứu một cách hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trơ nên hợp lý, dễ hiểu.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh quy định của pháp luật

5


hiện hành về thu phí và chi trả BHTG với các quy định của một số nước khác.
- Phương pháp phân loại: Phương pháp này được dùng để phân loại các mô
hình thu phí và chi trả BHTG.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong thu thập và xử lý
thông tin, dữ liệu để phân tích, so sánh, tổng hợp. Cách thức tiếp cận nguồn dữ liệu

là thông qua quan sát, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (báo cáo, thông
tin của các phòng tại BHTGVN). Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài bao gồm: các
bài báo, bài nghiên cứu, báo cáo thường niên,… được đăng tải trên các báo, tạp chí,
thông tin từ các website, thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức
có uy tín v.v..
6.3. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mơ đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động thu phí, chi trả bảo hiểm tiền
gửi và pháp luật về hoạt động thu phí, chi trả bảo hiểm tiền gửi.
Chương 2: Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động thu phí và chi trả BHTG
của cơ quan BHTG ơ Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng pháp luật về hoạt động thu phí, chi trả BHTG của cơ
quan BHTG ơ Việt Nam và hướng hoàn thiện.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ, CHI TRẢ
BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ,
CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động thu phí và chi trả bảo hiểm tiền gửi
1.1.1. Khái niệm, vai trò của bảo hiểm tiền gửi, chủ thể của quan hệ bảo
hiểm tiền gửi, các loại tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi
1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của bảo hiểm tiền gửi
a/ Khái niệm bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi ra đời khá lâu trên thế giới, tuy nhiên, cho đến gần đây vẫn

có nhiều cách tiếp cận, nhận định khác nhau của các học giả trên thế giới. Carl Johan
Lindgren cho rằng BHTG là “một cơ chế có giới hạn nhưng chính thức cung cấp
sự bảo đảm mang tính pháp lý cho các khoản gốc (và thường là cả lãi) của các
khoản tiền gửi” [6, tr.3]. Học giả Choi J.B đã đưa ra một khái niệm cụ thể hơn về
BHTG như sau “BHTG là chính sách bảo đảm tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng
lãi nhập gốc trên tài khoản tiền gửi sẽ được thanh toán cho người gửi tiền khi
ngân hàng nhận tiền gửi bị phá sản hay mất khả năng thanh toán, theo cơ chế hợp
đồng hoặc cam kết công khai” [10]. John Black định nghĩa Bảo hiểm tiền gửi
trong từ điển kinh tế Oxford phát hành năm 1997, New York như sau: “Bảo hiểm
tiền gửi là dịch vụ bảo hiểm rủi ro các ngân hàng hoặc các trung gian tài chính bị
phá sản cho người có tiền gửi tại các ngân hàng hoặc các trung gian tài chính đó”
[26]. Định nghĩa này đã phản ánh tương đối rõ ràng nội dung của Bảo hiểm tiền
gửi. Thực tế bảo hiểm tiền gửi là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của tổ chức huy
động tiền gửi đối với người gửi tiền.
Theo tài liệu “Xây dựng hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả” của diễn đàn
ổn định tài chính tháng 9 năm 2011 có đưa ra “Bảo hiểm tiền gửi được hiểu là một
sự đảm bảo rằng số dư gốc và lãi cộng dồn của các tài khoản tiền gửi nhất định sẽ
được thanh toán đến một giới hạn nhất định”. Từ định nghĩa này có thể hiểu rằng có

7


một giới hạn nhất định trong việc chi trả tiền bồi thường và chỉ bồi thường với
những khoản tiền gửi nhất định. Điều này cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa bảo
hiểm tiền gửi và cơ chế bảo lãnh trọn gói. Trong cơ chế bảo lãnh trọn gói, khi tổ
chức huy động tiền gửi bị phá sản, Chính phủ đứng ra thanh toán toàn bộ số tiền
gửi cho người nhận tiền gửi. BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối
với tổ chức tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG cam kết trả tiền gửi cho người
gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG bao gồm phần gốc và lãi, trong trường hợp
tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động hoặc mất khả năng thanh toán cho

người gửi tiền [17]. Cam kết công khai này được thể hiện dưới hình thức một hợp
đồng bảo hiểm gồm có ba đối tượng: tổ chức BHTG, tổ chức tham gia BHTG và
người gửi tiền. Việc phát triển hoạt động BHTG về quy mô nhằm nâng cao hiệu
quả của hoạt động tài chính tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế phát triển và hội
nhập là một khách quan.
Hoặc BHTG là loại hình bảo hiểm, theo đó bảo đảm nghĩa vụ chi trả trong
tương lai các khoản tiền gửi cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG khi
các tổ chức này gặp rủi ro dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán [25, tr.36].
BHTG có thể hiểu là một loại hình bảo hiểm với những đặc điểm riêng khác với các
loại hình bảo hiểm khác. Hiện nay pháp luật về BHTG một số nước (My, Hàn
Quốc, Đài Loan...) không đưa ra khái niệm về BHTG nói chung mà chỉ xác định
mục tiêu, mô hình BHTG, liệt kê các hoạt động của tổ chức BHTG.
Ở nước ta BHTGVN được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế nước ta
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp lệnh ngân hàng ban hành năm 1990 chuyển hoạt
động của hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp, theo đó Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) thực hiện quản lý nhà nước trong hoạt động ngân hàng, các hoạt động kinh
doanh do các TCTD thực hiện. Sự phát triển nhanh về quy mô, loại hình và hình
thức sơ hữu của các TCTD đã tạo thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng nhưng
rủi ro tiềm ẩn cũng tăng lên. Hàng loạt Hợp tác xã tín dụng đổ vỡ đầu thập niên 90
đã để lại hậu quả trong nhiều năm sau đó về mặt kinh tế, chính trị - xã hội tại một số

8


địa phương. Sự không ổn định của hệ thống ngân hàng đã nổi lên như một vấn đề
khó khăn đối với các quốc gia, đặc biệt là ơ các quốc gia đang phát triển và phát
triển, trong đó có Việt Nam. Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ nhiều quốc
gia, trong đó có nước ta đã thực hiện những biện pháp để đưa hệ thống ngân hàng
trơ lại trạng thái hoạt động lành mạnh phát triển ổn định. Một trong những biện pháp

đó là Luật Bảo hiểm tiền gửi và hình thành tổ chức BHTG Việt Nam. Khoản 1 Điều 4
Luật BHTG năm 2012 của Việt Nam định nghĩa về BHTG như sau: “BHTG là sự
bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền
bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi
trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”. Hay nói cách khác, BHTG là việc tổ
chức BHTG cam kết với tổ chức tham gia BHTG về việc sẽ thanh toán một khoản
tiền (hạn mức chi trả bảo hiểm tùy theo quy định pháp luật của mỗi nước) cho người
gửi tiền, khi tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán và chấm dứt hoạt
động. Cam kết này được thực hiện bằng hợp đồng bảo hiểm. Trong quan hệ này bao
gồm ba chủ thể đó là: người được BHTG, tổ chức tham gia BHTG và tổ chức BHTG.
b/ Vai trò của bảo hiểm tiền gửi
Trong hoạt động ngân hàng, nếu niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống tài
chính – ngân hàng bị khủng hoảng, điều đó không chỉ ảnh hương đến hoạt động của
một tổ chức tín dụng đơn lẻ mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Một quốc gia
có rất nhiều kênh huy động vốn khác nhau: huy động từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài; huy động từ các nguồn viện trợ của nước ngoài và các tổ chức phi
Chính phủ… Thế nhưng để nền kinh tế quốc gia thực sự có thể phát triển ổn định
lâu dài thì nguồn vốn đó phải là nguồn vốn trong nước, được huy động từ chính nội
lực của quốc gia. Nguồn vốn được huy động từ vốn tiết kiệm trong dân cư không
những lớn mà còn có tính ổn định cao, thời hạn dài và cũng là nguồn vốn ổn định
cho đầu tư phát triển dài hạn. Nhưng tiền gửi của dân cư lại phụ thuộc vào sự phát
triển của hệ thống ngân hàng, nếu ngân hàng hoạt động tốt, hiệu quả, đảm bảo an
toàn cho các khoản tiền gửi của người dân, đồng thời lại có thể trả lãi thỏa đáng, tạo
các điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền và rút tiền thì chắc chắn ngân hàng đó sẽ
huy động được tối đa tiền gửi từ dân cư.

9


Để góp phần tạo dựng và củng cố niềm tin của dân chúng vào ngân hàng

đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng, BHTG ra đời với
các vai trò cụ thể:
Thứ nhất, BHTG có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, nâng
cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính quốc gia. Việc bảo vệ người
gửi tiền mà trên hết là những người gửi tiền nhỏ lẻ, ít hiểu biết về tài chính. Khi
người dân thiếu lòng tin vào hệ thống tài chính – ngân hàng thì trước hết hệ thống
tài chính ngân hàng sẽ bị ảnh hương và sau đó là toàn bộ nền kinh tế của quốc gia
cũng bị ảnh hương nghiêm trọng. Người dân sẽ phản ứng bằng cách như rút tiền ồ
ạt từ hệ thống ngân hàng, chuyển sang đầu cơ tích trữ các loại tài sản khác như
vàng, ngoại tệ,… khiến cho dòng tiền không được đổ vào sản xuất, Chính phủ khó
kiểm soát thị trường và gặp vướng mắc trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Bơi lẽ trong nền kinh tế thị trường, bảo bệ người tiêu dùng nói chung và người gửi
tiền nói riêng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi chính phủ. Bảo vệ người tiêu dùng là để
đảm bảo quyền lợi của người dân trong xã hội dân sự. Do đó, BHTG là một công cụ
tài chính hữu hiệu được hầu hết các chính phủ sử dụng để bảo vệ tạo sự an toàn cho
người gửi tiền. BHTG giúp xây dựng niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài
chính ngân hàng và đó là yêu cầu đặt ra đối với bất kỳ Chính Phủ nào trên thế giới.
Thực tiễn cho thấy, khi mà người dân không tin tương vào hệ thống tài chính
ngân hàng thì trước hết hệ thống tài chính ngân hàng sẽ bị ảnh hương và sau đó là
toàn bộ nền kinh tế của quốc gia cũng bị ảnh hương nghiêm trọng. Một minh chứng
cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính My từ năm 2008 đến nay chính là cuộc khủng
hoảng niềm tin của người dân vào khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương
mại, họ đã rút tiền ồ ạt, không gửi tiền vào các ngân hàng nữa và điều này đã chứng
minh rõ nét vai trò của người gửi tiền đối với sự tồn tại, sự phát triển của hệ thống
ngân hàng. Lịch sử hoạt động tài chính ngân hàng đã xảy ra khá nhiều vụ rút tiền ồ
ạt, gây ra sự tê liệt và đổ vỡ của các ngân hàng như ơ My vào những năm 1920 1930 hay ơ châu Á năm 1997 và gần đây nhất là Anh, My (ngân hàng Northern Rock
của Anh và ngân hàng Contrywide của My). Do đó, nền kinh tế của các quốc gia
này đã bị chao đảo bơi hệ quả của khủng hoàng tài chính - ngân hàng này.

10



Ở My, từ năm 1929 đến năm 1933 khi chưa ra đời cơ quan Bảo hiểm tiền gửi
liên bang My (FDIC) đã có tới 4000 ngân hàng bị đổ vỡ, nhưng nhờ có FDIC năm
1934 chỉ có 9 ngân hàng phá sản. BHTG xây dựng và củng cố niềm tin của công
chúng đối với hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay thông qua một số hoạt động
như: Cung cấp đầy đủ hơn cho công chúng thông tin các ngân hàng; thực hiện các
nghiệp vụ kiểm tra, giám sát rủi ro đối với tổ chức tham gia BHTG; hỗ trợ các tổ
chức tham gia BHTG khi gặp khó khăn về tài chính nhằm phục hồi hoạt động của tổ
chức đó; Xử lý TCTD bị đổ vỡ; góp phần thúc đẩy và đảm bảo hoạt động tài chính,
ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh và nâng cao kỷ cương thị trường.
Thứ hai, hoạt động BHTG góp phần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Trong
nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng là điều không
tránh khỏi và sự đào thải những ngân hàng yếu kém là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự
đổ vỡ dây truyền khác với sự đổ vỡ cá biệt, sự đổ vỡ của một vài ngân hàng có thể
ảnh hương xấu đến hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Do vậy, cơ chế tiếp nhận
và xử lý các ngân hàng “đổ vỡ” của BHTG đảm bảo cho quá trình “chọn lọc tự
nhiên” trên thực tế của các ngân hàng diễn ra suôn sẻ mà cũng không ảnh hương
đến an ninh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu sự rối loạn của thị trường tài
chính.
Thứ ba, BHTG còn góp phần vào việc xử lý khủng hoảng tài chính, ngân
hàng. Một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính, ngân hàng là
xuất hiện hiện tượng rút tiền hàng loạt. Trong khi đó hoạt động tài chính ngân hàng
là hoạt động mang tính nhạy cảm và lan truyền cao, do vậy hiện tượng đó có thể
xảy ra bất cứ lúc nào và đôi khi không hề xuất phát từ nguyên nhân do tổ chức tín
dụng đó hoạt động yếu kém. Trong trường hợp này, BHTG có thể phát huy tác dụng
triệt để giúp ngăn chặn hiện tượng đó. Như ta thấy, ơ một quốc gia, nếu hệ thống
BHTG hoạt động hiệu quả thì việc xử lý khủng hoảng tài chính ơ quốc gia đó sẽ tốt
hơn và ngược lại.
Như vậy, có thể thấy vai trò của hoạt động BHTG đối với huy động tiền gửi

tiết kiệm thông qua hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là đối với
những nước có nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển lớn trong khi vốn huy động tiết

11


kiệm còn hạn chế.
1.1.1.2. Chủ thể của quan hệ bảo hiểm tiền gửi
Như đã nêu ơ trên, hoạt động BHTG được thực hiện với ba chủ thể: tổ chức
BHTG, tổ chức tham gia BHTG và người được BHTG.
a/ Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Người tham gia BHTG ơ đây chính là tổ chức tham gia BHTG. Chủ thể
(người) tham gia bảo hiểm là tổ chức, cá nhân đứng ra yêu cầu bảo hiểm và giao kết
hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm. Theo quy định của pháp luật, người
tham gia bảo hiểm cần có các điều kiện nhất định như năng lực chủ thể, bảo đảm
được các quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm. Trong hoạt động BHTG, chủ
thể tham gia BHTG là TCTD hoặc tổ chức tài chính khác được thành lập theo quy
định của pháp luật, nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia quan hệ
bảo hiểm tiền gửi với tổ chức BHTG.
Tương ứng với hai mô hình BHTG bắt buộc và tự nguyện trên thế giới hiện
nay là hai mức độ tham gia BHTG của các tổ chức tham gia BHTG. Tùy thuộc vào
mục đích của hệ thống bảo hiểm tiền gửi ơ mỗi nước mà sự tham gia bảo hiểm là
bắt buộc hay tự nguyện. Có hai giới hạn về tổ chức tham gia BHTG: Thứ nhất, nếu
mục đích của BHTG chỉ nhằm bảo vệ hệ thống thanh toán thì đối tượng tham gia
BHTG chỉ nên giới hạn ơ các ngân hàng thương mại và các tổ chức nhận tiền gửi
được phép mơ các tài khoản thanh toán. Thứ hai, nếu mục đích của hệ thống BHTG
đa dạng hơn, không chỉ là bảo vệ hệ thống thanh toán mà còn bảo vệ người gửi tiền
nhỏ, khuyến khích người dân tiết kiệm, ổn định hệ thống tài chính thì sự tham gia
BHTG là bắt buộc đối với mọi tổ chức có nhận tiền gửi.
Với một hệ thống BHTG công khai thì sự tham gia của các tổ chức tín dụng

này là bắt buộc nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các TCTD. Việc tham gia BHTG
bắt buộc cũng sẽ tạo nguồn vốn cho tổ chức BHTG. Hơn nữa, rủi ro sẽ được phân
bổ cho các đối tượng đa dạng hơn, tránh tình trạng chỉ có ngân hàng và các TCTD
yếu kém mới mua BHTG còn các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động tốt thì
không mua bảo hiểm. Từ đó giảm mức độ rủi ro của bản thân tổ chức BHTG và

12


gánh nặng của Chính phủ trong việc hỗ trợ tài chính chi trả bảo hiểm. Qua đó ta có
thể thấy rõ vai trò của BHTG và rõ ràng việc bắt buộc tham gia BHTG là quyền và
lợi ích không chỉ của tổ chức nhận tiền gửi mà còn thể hiện một nền kinh tế phát
triển của một quốc gia.
Tuy nhiên, trong một hệ thống BHTG không công khai, không bắt buộc thì
việc xác định đối tượng tham gia BHTG thường rất khó khăn. Các TCTD hoạt động
tốt, có uy tín và khả năng tài chính tốt rõ ràng thường có xu hướng không muốn
tham gia BHTG. Việc làm này giúp cho TCTD tiết kiệm một khoản phí trong quá
trình hoạt động nhưng không hề làm giảm những lợi ích gián tiếp mà tổ chức đó
được hương lợi từ các hoạt động BHTG. Trong khi đó, các TCTD hoạt động yếu
kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn vẫn là những tổ chức hăng hái đóng phí và tham gia
hệ thống này bơi nếu rủi ro xảy ra thì những TCTD yếu, kém này sẽ được những hỗ
trợ nhất định về tài chính mà bản thân tổ chức này không thể giải quyết được. Và
rắc rối sẽ xảy ra đối với hệ thống BHTG không công khai này đó là khi có quá
nhiều tổ chức tín dụng yếu kém tham gia BHTG và đổ vỡ dẫn đến sự kiện BHTG.
Khi đó, nguyên tắc bảo hiểm nói chung là số đông bù số ít bị phá vỡ và áp lực tài
chính dồn vào tổ chức BHTG. Vì vậy, việc xác định phạm vi và giới hạn đối tượng
tham gia BHTG cũng như áp dụng nguyên tắc bắt buộc tham gia BHTG đối với tất cả
các tổ chức được phép nhận tiền gửi của công chúng là điều vô cùng cần thiết. Việc
làm này sẽ tạo ra cơ chế hỗ trợ chéo giữa các tổ chức thành viên tham gia BHTG.
Chủ thể tham gia BHTG là các TCTD và các tổ chức tài chính khác có nhận

tiền gửi của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Pháp luật của hầu hết các nước đều quy
định các tổ chức này phải tham gia BHTG. Nói cách khác, chủ thể tham gia BHTG
theo cách thức bắt buộc. Việc các tổ chức nhận tiền gửi sử dụng tiền gửi huy động
từ công chúng nhằm thực hiện các hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh
khác để tìm kiếm lợi nhuận có thể gặp rủi ro, từ đó dẫn đến gây thiệt hại về tài sản
của người gửi tiền do vậy quy định các tổ chức tham gia BHTG bắt buộc phải nộp
phí BHTG trong trường hợp này là thực sự cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi hợp
pháp cho người gửi tiền. Từ quy định này cũng thấy được sự khác biệt giữa hoạt

13


động bảo hiểm thương mại với hoạt động BHTG. Trong hoạt động bảo hiểm thương
mại thì còn tùy thuộc vào nhận thức vào rủi ro đối với con người hoặc tài sản mà cá
nhân, tổ chức có thể tham gia bảo hiểm hoặc không tham gia. Việc tham gia bảo
hiểm thương mại không có sự ràng buộc mà hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện
tham gia quan hệ bảo hiểm, tự do thể hiện ý chí của mình trên cơ sơ pháp luật nhằm
đạt các mục tiêu của mình. Cùng với sự bắt buộc tham gia khi nhận tiền gửi là sự
bắt buộc nộp phí đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm. Đây là một đặc điểm
đặc trưng trong quan hệ BHTG.
b/ Người được bảo hiểm tiền gửi
Khi nghiên cứu các chủ thể tham gia quan hệ BHTG, cần thiết phải phân biệt
chủ thể tham gia BHTG với chủ thể thụ hương từ hoạt động này. Khác với quan hệ
bảo hiểm thương mại hay quan hệ bảo hiểm xã hội, chủ thể thụ hương trong quan
hệ BHTG không phải là chủ thể tham gia BHTG – chủ thể đã nộp phí BHTG – mà
là người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG. Người gửi tiền tại các tổ chức tài
chính nhận tiền gửi có thể là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác. Mục đích gửi tiền
của các chủ thể cũng rất đa dạng như để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, tiết kiệm,
tích lũy... Sơ dĩ chủ thể được hương quyền lợi bảo hiểm không phải là các tổ chức
tham gia BHTG đã nộp phí BHTG theo quy định của pháp luật BHTG mà chính là

những cá nhân gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi tham gia BHTG là do mục tiêu
ban đầu của BHTG là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền nhỏ lẻ, thường gửi tiền để
tiết kiệm, ít có khả năng tiếp cận và phân tích thông tin thị trường, về hoạt động của
tổ chức nhận tiền gửi nên những đối tượng này dễ gặp rủi ro. Đây cũng có thể được
coi là một chính sách đãi ngộ của mỗi quốc gia nhằm khuyến khích, hỗ trợ loại hình
các doanh nghiệp, tổ chức nhỏ và vừa này phát triển. Trong bất cứ quan hệ bảo hiểm
nào thì việc xác định chủ thể được thụ hương quyền lợi bảo hiểm khi có sự kiện bảo
hiểm phát sinh cũng là vấn đề vô cùng quan trọng, việc xác định chủ thể được thụ
hương quyền lợi bảo hiểm phụ thuộc vào việc xác định đối tượng được bảo hiểm.
Hiện nay trên thế giới phổ biến có hai cách xác định đối tượng được BHTG:
Cách thứ nhất dựa trên tiêu chí loại tiền gửi. Điển hình là pháp luật BHTG của Canada,

14


theo đó, hệ thống BHTG của quốc gia này chỉ thực hiện bảo hiểm đối với các loại tiền
gửi sau: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn. Cách xác định thứ
hai phổ biến hơn và được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng hiện nay đó là căn
cứ vào người gửi tiền. Theo đó, BHTG sẽ bảo hiểm cho khoản tiền gửi của những
nhóm đối tượng có hạn chế nhất định trong việc tiếp cận nền kinh tế nói chung và tiếp
cận, thu thập, phân tích thông tin về hoạt động và điều hành của các tổ chức huy động
tiền gửi nói riêng. Những người này hầu hết là những người lao động có thu nhập thấp,
sử dụng tiền tiết kiệm của mình gửi vào tổ chức huy động tiền gửi nhằm lấy lãi trên
cơ sơ niềm tin dành cho các tổ chức đó. Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều đưa ra
danh sách các đối tượng được thụ hương quyền lợi bảo hiểm khi có tiền gửi được bảo
hiểm tại các TCTD tham gia BHTG.
Để hoạt động BHTG hiệu quả và nhắm đến đúng đối tượng cần bảo hiểm,
một số quốc gia đã áp dụng kết hợp cả hai tiêu chí xác định trên đó là cả loại tiền
gửi và đối tượng gửi tiền. Ví dụ như pháp luật về BHTG của Việt Nam quy định:
chỉ bảo hiểm đối với các loại tiền gửi là đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức

tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu của cá nhân...; và
không áp dụng cho các loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sơ
hữu trên 5% vốn điều lệ của chính TCTD đó,... Mặc dù được hương quyền và lợi
ích thông qua hoạt động BHTG nhưng dưới góc độ pháp lý, chủ thể được hương
quyền lợi BHTG lại không liên quan đến những quy định hay có bất cứ nghĩa vụ
nào phải thực hiện trong quá trình thực thi nghiệp vụ BHTG.
c/ Tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Tổ chức BHTG được pháp luật quy định có tư cách pháp nhân, có các quyền
và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật BHTG. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý
này được quy định trong văn bản pháp luật về hoạt động BHTG. Tùy theo quy định
pháp luật của các quốc gia, tổ chức BHTG có thể chỉ thực hiện hoạt động bảo hiểm
thuần túy hoặc tổ chức còn có quyền kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG,
cảnh báo sớm những rủi ro có nguy cơ xảy ra đối với tổ chức tham gia BHTG, hỗ
trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG... Tổ chức BHTG thực hiện hoạt động thu

15


×