Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.62 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN KHÁNH LINH

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH
VỰC BẢO HIỂM NHÂN THỌ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Trọng Điệp

Hà Nội , 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số liệu,
dẫn chứng thể hiện trong luận văn là trung thực và được chú thích nguồn đầy đủ
theo đúng quy định.

Học viên

Nguyễn Khánh Linh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1 .....................................................................................................................5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ ......................................5
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC .......................................5
BẢO HIỂM NHÂN THỌ ...........................................................................................5
1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ ..............................................................................................................5
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ ..............................................................................................14
Chương 2 ...................................................................................................................30
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI ...........................................30
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM NHÂN THỌ .................30
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ...............30
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
bảo hiểm nhân thọ .....................................................................................................61
Chương 3 ...................................................................................................................73
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC .....................................73
BẢO HIỂM NHÂN THỌ .........................................................................................73
3.1. Giải quyết mối quan hệ điều chỉnh giữa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự ...............................................................73
3.2. Hoàn thiện các quy định về doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ..74
3.3. Hoàn thiện các quy định về hợp đồng bảo hiểm ................................................76
3.4. Hoàn thiện các quy định về giám sát đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm
nhân thọ .....................................................................................................................79
KẾT LUẬN ...............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................82



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHNT

: Người tiêu dùng

BVQLNTD

: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

DNBHNT

: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

HĐBHNT

: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

KDBH

: Kinh doanh bảo hiểm

NTD

: Người tiêu dùng

NAIC

: Hiệp hội quốc gia các Ủy ban bảo hiểm Hoa
Kỳ


QLNTD

: Quyền lợi người tiêu dùng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa thị trường bảo hiểm, ngành Bảo hiểm
Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự lớn mạnh của ngành
bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua đã tạo một nền tảng
pháp lý cho hoạt động bảo hiểm nói chung và đặc biệt là kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ phát triển ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả tích cực từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm thì thực tiễn quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia ký kết hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ trong thời gian qua đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, khi
mà quyền và lợi ích của họ chưa thực sự được bảo vệ một cách chính đáng, cụ thể:
Thứ nhất, DNBH thường đưa ra nhiều lý do và lợi dụng "sơ hở" của pháp
luật, sơ suất của người tham gia bảo hiểm để thoái thác nghĩa vụ chi trả bảo hiểm.
Thứ hai, để được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm
phải trải qua rất nhiều thủ tục, giấy tờ theo yêu cầu của DNBH trong khi pháp luật
chưa có quy định cụ thể và HĐBH không có điều khoản thỏa thuận hoặc không rõ
ràng.
Thứ ba, người tham gia bảo hiểm không được cung cấp thông tin một cách
đầy đủ trước, trong và sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến
quyền lợi khi tham gia bảo hiểm, đặc biệt khi có sự cố bảo hiểm xảy ra.
Thứ tư, bên cạnh bản chất tốt đẹp nhằm giúp người tham gia bảo hiểm đề
phòng rủi ro, hạn chế tổn thất thì lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực mới và khó
với nhiều thuật ngữ chuyên ngành, cần kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, gây khó
khăn cho nhiều người khi tham gia bảo hiểm trong khi hoạt động kiểm tra, giám sát,
cấp phép của các cơ quan chức năng nhà nước chưa thống nhất và kĩ càng.

Từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp và nghiên cứu về thực trạng trên, tôi
cho rằng một trong các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyền lợi của người
được bảo hiểm đó là hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, về bảo vệ quyền
lợi người tham gia bảo hiểm chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập và mâu thuẫn phát
sinh. Chẳng hạn, quy định điều chỉnh quan hệ người tham gia bảo hiểm chưa rõ
ràng, đầy đủ; các quy định liên quan đến hợp đồng, cụ thể ở đây là hợp đồng theo
mẫu giữa Bộ luật Dân sự (luật gốc) và Luật KDBH (luật chuyên ngành) chưa thống
nhất, như khái niệm "đình chỉ hợp đồng" không được quy định trong Bộ luật Dân sự
hay Luật KDBH nhưng lại được sử dụng rất nhiều lần trong Luật KDBH; quy định
1


về quyền lợi có thể được bảo hiểm chưa hợp lý với bản chất của bảo hiểm nhân thọ;
cơ sở tính phí bảo hiểm do nguyên nhân khách quan hay chủ quan chưa có sự phân
biệt rõ ràng;...
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Qua việc rà soát các công trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, ta có thể
nhận thấy rằng, các công trình nghiên cứu về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn về
vấn đề BVQLNTD trong BHNT chưa nhiều. Đa số chỉ đề cập đến pháp luật kinh
doanh bảo hiểm, tập trung khai thác vấn đề về quản lý, kinh doanh của các doanh
nghiệp bảo hiểm, trong khi các bài nghiên cứu về cơ chế bảo vệ người tham gia bảo
hiểm mới chỉ là những đề cập sơ lược, những bài báo dù rằng tranh chấp này cũng
thường xuyên xảy ra.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu, đề xuất phương hướng hoàn
thiện các quy định pháp luật liên quan đến BVQLNTD trong lĩnh vực BHNT là hết
sức cần thiết để vừa đảm bảo lợi ích cho các bên khi tham gia bảo hiểm nói chung,
người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nói riêng, vừa góp phần thúc đẩy thị
trường dịch vụ bảo hiểm ở Việt Nam phát triển, đẩy mạnh sự lớn mạnh của nền
kinh tế - xã hội. Bởi vậy theo tác giả, việc nghiên cứu đề tài "Bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật hiện nay" là rất
cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bảo hiểm nhân thọ, dựa trên cơ sở lý luận đó để
đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật hiện hành và đưa ra được những giải
pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tham gia BHNT nhằm đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế và hội nhập quốc tế.
Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Đánh giá về những quan điểm hiện hành và từ đó xây dựng nội dung lý
luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bảo hiểm nhân thọ như:
người tham gia bảo hiểm, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, cấu trúc nội dung
pháp luật,...
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành và các biện pháp BVQLNTD
trong bảo hiểm nhân thọ.
2


- Nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong bảo hiểm nhân thọ (áp dụng pháp luật của DNBHNT; cơ quan giám sát, quản
lý; cơ quan giải quyết tranh chấp…)
- Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật
để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh
mối quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm nhân thọ và DNBHNT kể từ khi có Luật
kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
cho đến hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Những nghiên cứu của luận văn hướng tới hệ thống
các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân

thọ nhìn từ góc độ bảo vệ quyền lợi tiêu dùng, không nghiên cứu các loại hình sản
phẩm bảo hiểm khác.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả áp dụng các phương pháp
nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu tại chỗ: nghiên cứu chuyên đề, rà soát đánh giá hệ
thống văn bản pháp luật, nghiên cứu các tài liệu trong, ngoài nước về các vấn đề
thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Thu thập, thống kê số liệu, vụ việc tranh chấp
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu hệ thống lý luận về pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ từ quy định về tư cách
chủ thể của các bên tham gia hợp đồng, quy định về hợp đồng bảo hiểm đến những
vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát kinh doanh bảo hiểm của các cơ quan chức
năng, từ đó đánh giá tương đối toàn diện thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh
lĩnh vực này và thực tiễn thi hành các quy định đó trong thực tế. Do đó, luận văn sẽ
góp phần bổ sung tri thức trong ngành khoa học pháp lý nói chung và chuyên ngành
Luật kinh tế nói riêng về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
bảo hiểm nhân thọ. Kết quả nghiên cứu của luận văn có tính ứng dụng thực tiễn.
Một là, luận văn đóng góp những căn cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp
3


luật về kinh doanh BHNT ở Việt Nam. Hai là, luận văn sẽ góp phần đóng góp vào
hệ thống kiến thức pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, DNBHNT và người
tham gia bảo hiểm áp dụng các quy định của pháp luật một cách hiệu quả.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ

4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC
BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
Theo quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội và theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số
59/2010/QH12 thì: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho
mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức”.
Hiện nay, có hai cách hiểu khác nhau về người tiêu dùng:
+ Theo nghĩa rộng, người tiêu dùng ngoài mục đích mua hàng hóa, sử dụng
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thì còn có thể phục vụ cho mục đích tái sản
xuất kinh doanh (mua sản phẩm này để chế biến, sản xuất thành sản phẩm khác, ví
dụ như mua vải để may thành quần, áo và mang đi bán).
+ Theo nghĩa hẹp, người tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mua
hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng của mình. Như
vậy, người tiêu dùng bao gồm cả người mua hàng hóa (mua lương thực, thực phẩm,
thuốc chữa bệnh, quần áo, thiết bị máy móc, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi

lại,...) và người sử dụng dịch vụ (dịch vụ bảo hiểm, vận tải, vui chơi, giải trí, khám
chữa bệnh, sửa chữa, lắp đặt thiết bị,...)
Trên thế giới, pháp luật mỗi quốc gia có tiêu chí xác định và định nghĩa khác
nhau về người tiêu dùng (NTD). Tuy nhiên, đa số các quốc gia đều định nghĩa NTD
gắn liền với mục đích sinh hoạt tiêu dùng, không bao gồm mục đích thương mại
hoặc bán lại, như:
Luật Bảo vệ NTD của Pháp quy định: “Người tiêu dùng được hiểu là các cá
nhân trực tiếp mua hàng hóa, thụ hưởng các dịch vụ và trực tiếp tiêu thụ, không
bao gồm những người mua với mục đích bán lại" [29, tr.14]
Luật bảo vệ NTD Malaysia ban hành năm 1999 quy định NTD là người:
(a) nhận được hàng hóa và dịch vụ để sử dụng cho mục đích cá nhân, sử
dụng trong hộ gia đình, sử dụng hoặc tiêu dùng và
(b) không sử dụng hàng hóa và dịch vụ hoặc dùng hàng hóa dịch vụ vào mục
đích:
5


(i) cung cấp lại vì mục đích thương mại
(ii) tiêu dùng chúng vào quá trình sản xuất; hoặc
(iii) trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sửa chữa hoặc xử lý, các hàng hóa
và tài sản gắn liền với đất khác" [34]
Như vậy, không phải mọi hành vi mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ đều
được coi là hành vi tiêu dùng. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các hành
vi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh hay còn gọi
là hành vi thương mại đều không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD).
Tại Việt Nam, khái niệm NTD cũng nghiêng về định nghĩa theo nghĩa hẹp,
tức là bao gồm (dẫn chiếu theo Điều 2 Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày
02/10/2001):
+ Người mua là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản thân

mình,
+ Người mua hàng hóa, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ
chức sử dụng,
+ Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua
hoặc được cho, tặng.
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH) nói chung và bảo hiểm nhân
thọ (BHNT) nói riêng, chưa có một quy định pháp luật nào định nghĩa về người tiêu
dùng trong lĩnh vực BHNT cả. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy đoán ra từ khái niệm
người tiêu dùng nói chung và từ bản chất, đặc điểm của BHNT trong các văn bản
pháp luật có liên quan. BHNT thuộc nhóm bảo hiểm con người trong bảo hiểm
thương mại, là loại hình bảo hiểm mà người mua bảo hiểm sẽ định kỳ nộp một
khoản tiền nhỏ (gọi là phí bảo hiểm) cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
(DNBHNT), theo đó DNBHNT có trách nhiệm trả một số tiền lớn (gọi là số tiền
bảo hiểm) cho người hưởng quyền lợi bảo hiểm như đã thỏa thuận từ trước khi xảy
ra các sự kiện bảo hiểm liên quan đến tuổi thọ, tính mạng của người được bảo hiểm.
Như vậy, người tiêu dùng trong BHNT (sau đây gọi tắt là người tiêu dùng) được
hiểu là một bên giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (HĐBHNT), có thể có các tư
cách chủ thể sau:
- Là bên mua bảo hiểm: là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu mua bảo hiểm,
giao kết HĐBHNT với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo
6


hiểm có thể là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Bên mua bảo hiểm chỉ
có thể mua bảo hiểm cho những người sau:
+ Bản thân bên mua bảo hiểm
+ Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm
+ Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng
+ Người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm
- Là người được bảo hiểm: là người có tính mạng và sức khỏe là đối tượng

của hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể nhưng không nhất thiết là bên
mua bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. Nếu
người được bảo hiểm không đồng thời là bên mua bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm
phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Vì độ tuổi là cơ sở kỹ thuật rất quan trọng
đối với nghiệp vụ BHNT nên pháp luật thường có yêu cầu người được bảo hiểm
phải khai đúng tuổi thực của mình.
- Là người thụ hưởng: là cá nhân hoặc tổ chức được bên mua bảo hiểm chỉ
định để nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền lợi bảo hiểm theo HĐBHNT. Khái
niệm người thụ hưởng chỉ có trong bảo hiểm con người vì trong nhiều trường hợp,
đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro đồng nghĩa với người được bảo hiểm chết nên người
được bảo hiểm không thể nhận tiền bảo hiểm. Pháp luật thường quy định bên mua
bảo hiểm có thể chỉ định nhiều người thụ hưởng theo một trật tự ưu tiên hoặc không
theo một trật tự ưu tiên nào và phải được sự đồng ý của người được bảo hiểm. Khác
với người được bảo hiểm phải bắt buộc được chỉ rõ, trong HĐBHNT không nhất
thiết phải chỉ định rõ người thụ hưởng.
1.1.2. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
1.1.2.1. Khái niệm quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ
Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh dịch vụ tài chính. Do đó, người được
hưởng quyền lợi bảo hiểm là người có quyền lợi cần được pháp luật bảo hộ. Pháp
luật của các nước về kinh doanh bảo hiểm không có định nghĩa riêng thế nào là
quyền lợi của người được bảo hiểm. Tuy nhiên, quyền lợi của người được bảo hiểm
có thể được nhân diện qua suy đoán từ quyền lợi của người tiêu dùng hưởng dịch vụ
của nhà kinh doanh.
Theo như tác giả đã nói ở phần trên, người tiêu dùng trong lĩnh vực BHNT
có thể là bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Vậy
7


quyền lợi của người tiêu dùng (QLNTD) trong lĩnh vực BHNT chính là quyền lợi

của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Để làm rõ QLNTD khi tham gia BHNT, ta sẽ chia theo quyền lợi gắn liền
với các loại hình BHNT cơ bản:
(1) Bảo hiểm trong trường hợp sống: DNBHNT cam kết chi trả những khoản
tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người
tham gia bảo hiểm nếu đến một thời điểm nào đó được ấn định trong hợp đồng mà
người được bảo hiểm vẫn còn sống. Trường hợp người được bảo hiểm chết trước
ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào. Mục
đích của loại bảo hiểm này là đảm bảo thu nhập cố định sau khi về hưu hay tuổi cao
sức yếu, giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi tuổi già.
Loại hình bảo hiểm này rất phù hợp với những người khi về hưu hoặc những người
không được hưởng tiền trợ cấp hưu trí từ bảo hiểm xã hội đến độ tuổi tương ứng với
tuổi về hưu đăng ký tham gia để được hưởng những khoản trợ cấp định kỳ hàng
tháng. Vậy nên các DNBHNT đặt tên cho loại hình BHNT này là “bảo hiểm tiền trợ
cấp hưu trí”, “bảo hiểm tiền hưu”, “niên kim nhân thọ”...
(2) Bảo hiểm trong trường hợp tử vong: được chia thành 2 nhóm:
(i) Bảo hiểm tử kỳ (còn được gọi là bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh
mạng có thời hạn): DNBHNT có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định nếu người được bảo hiểm tử vong
trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian
đó thì người được bảo hiểm không nhận được bất kỳ một khoản hoàn phí nào từ số
phí bảo hiểm đã đóng. Mục đích của loại bảo hiểm này là nhằm đảm bảo các chi phí
mai táng chôn cất, bảo trợ cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn hay
thanh toán các khoản nợ nần cho những khoản vay hoặc thế chấp của người được
bảo hiểm. Bảo hiểm tử kỳ còn được đa dạng hóa thành các dạng như bảo hiểm tử kỳ
cố định, bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục, bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi, bảo hiểm
tử kỳ giảm dần, bảo hiểm tử kỳ tăng dần, bảo hiểm thu nhập gia đình, bảo hiểm tử
kỳ có điều kiện,… [21, tr.438-441]
(ii) BHNT trọn đời (bảo hiểm trường sinh): DNBHNT cam kết chi trả cho
người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền bảo hiểm đã được ấn định trên hợp đồng khi

người được bảo hiểm chết vào bất cứ lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng. Mục đích của
loại bảo hiểm này là nhằm đảm bảo các chi phí mai táng chôn cất, bảo đảm thu
nhập để ổn định cuộc sống gia đình hay giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp
8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×