Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố và khả năng tái sinh của loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam) tại Miếu Trắng, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng NinhNghien cuu phan bo va tai sinh cay sen mat tai quang ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.97 KB, 62 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về tái sinh rừng là nghiên cứu rất quan trọng làm cơ sở cho
các biện pháp kĩ thuật lâm sinh xây dựng và phát triển rừng. Trên quan điểm
sinh thái, đặc điểm cấu trúc thể hiện rõ nét những mối quan hệ qua lại giữa
các thành phần của hệ sinh thái rừng và giữa chúng với môi trường. Tái sinh
rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái, nó đảm bảo
cho nguồn tài nguyên có khảng năng tái sản xuất mở rộng nếu con người nắm
bắt được quy luật tái sinh và điều khiển nó phục vụ kinh doanh rừng. Vì vậy,
tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác định các phương thức
kinh doanh rừng.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
diện rừng chủ yếu là rừng nhiệt đới, thuật lợi cho các loài động thực vật phát
triển nên được quốc tế đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học khá cao.
Tuy nhiên trong thời kì từ năm 1943 đến năm 1993 có khoảng 5 triệu ha rừng
tuy nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt Nam vào khoảng
100.000 ha, từ đó làm tính đá dạng sinh học bị kiệt quệ nặng nề, nhiều loài
thực vật, động vật đã không còn tìm thấy ở bất kỳ đâu trong khu rừng của Việt
Nam, nhiều loài bị đưa vào sách đỏ Việt Nam cũng như thế giới.
Nhận thức được điều này trong những năm trở lại đây, chúng ta đã đầu
tư nhiều vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, công tác bảo tồn đa dạng sinh
học ngày càng được chú trọng, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập
và đầu tư xây dựng nhằm giữ lại những diện tích rừng tự nhiên còn tồn tại từ
đó giữ gìn và bảo tồn loài quý hiếm.
Sến mật Madhuca pasqueri (Dubard) H.J.Lam), là loài thuộc họ Sến
(Sapotaceae) có mặt trên nhiều vùng sinh thái của nước ta, là loài có giá trị
bảo tồn lớn cũng như giá trị cao về kinh tế. Bên cạnh đó, một số thành phần


2



của loài còn được dùng để làm thuốc lá nấu cao để chữa bỏng, gỗ được xếp
vào nhóm tứ thiết có tính chịu lực cao. Đặc biệt, theo sách đỏ của IUCN Sến
mật là loài thuộc nhóm loài sắp nguy cấp EN trong sách đỏ thực vật rừng năm
2007, cấp VU trong danh mục đỏ IVCW, là loài đang bị nguy cấp ngoài tự
nhiên (theo sách đỏ Việt Nam 2007). Hiện nay có một số nghiên cứu về Sến
mật nhưng chủ yếu ở Tam Quy – Hà Trung – Thanh Hóa, tuy nhiên chưa có
đề tài nào nghiên cứu về khả năng tái sinh tự nhiên của loài này ở các địa
phương.
Sến mật phân bố tự nhiên ở hầu hết khu vực Bắc trung bộ và Bắc bộ.
Chính vì vậy tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Nghiên cứu đặc điểm phân
bố và khả năng tái sinh của loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard)
H.J.Lam) tại Miếu Trắng, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” với mong
muốn góp phần bảo tồn và phát triển loài cây này tại khu vực nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới.
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh
thái rừng, biếu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những
loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới rán rừng, chỗ trống, đất
rừng sau khi khai thác, đất rừng sau nương rẫy. vai trò lịch sử của lớp cây con
này là thay thế hệ cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng được hiểu là quá
trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố.

Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rừng là hệ sinh thái hoàn
chỉnh nhất. Thực vật rừng có biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại
cảnh thay đổi. Rừng cây và con người có quan hệ mật thiết với nhau, nghiên
cứu tái sinh rừng tự nhiên đã trải qua hàng trăm năm, nhưng ở rừng nhiệt đới,
vấn đề này được đề cập từ năm 1930 trở lại đây.
Ở rừng nhiệt đới số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích quá lớn,
nên kinh doanh tất cả các loài cây đó rất có thể mang lại hiệu quả không
mong muốn. Trong thực tiễn lâm sinh, người ta chỉ khảo sát những loài cây có
giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên, đó là nhóm nhân
tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh rừng không có sự can thiệp con người và
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng có sự can thiệp của con người.


4

1.1.1 Nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh rừng không có
sự can thiệp của con người.
Một trong những nhân tố sinh thái được nhiều tác giả quan tâm và tìm
hiểu là ánh sáng ảnh hưởng đến cây con dưới tán rừng. Nếu ở trong rừng, cây
con chết vì thiếu nước thì cũng không nên loại trừ do thiếu ánh sáng. Trong
rừng mưa nhiệt đới, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát
triển cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển mầm non thường không
rõ (Bảu G, N 1962). Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng, các tác giả
nhận định tầng cây cỏ và cây bụi đã ảnh hưởng tới cây tái sinh các loài cây
gỗ. Ở quần thụ kín tán, tuy thảm cỏ phát triển kém nhưng cạnh tranh dinh
dưỡng và ánh sáng của chúng vẫn ảnh hưởng đến cây tái sinh. Những lâm
phần đã qua khai thác, thảm cỏ có trong điều kiện phát sinh mạnh mẽ sẽ là trở
ngại lớn cho tái sinh rừng.
Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần

thụ của V.G.Karpov (1969), đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh
tranh về dinh dưỡng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất thuần nhất của
quan hệ qua lại giữa các thực vật tùy thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều
kiện sinh thái của quần thể thực vật. Năm 1973 tác giả I.N.Nakhteenko cho
rằng sự trùng hợp cao của sự hấp thụ dinh dưỡng giữa 2 loài có thể gây cho
nhau sự kìm hãm sinh trưởng và làm tawg áp lực cạnh tranh giữa 2 loài.
Trong đa số các nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng, người ta đều
nhận thấy rằng cỏ và cây bụi, qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố
dinh dưỡng khoáng của tầng mặt đất và ảnh hưởng xấu đến cây tái sinh của
các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng
khoáng, thảm cỏ phát triển kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ non
không đáng kể. Ngược lại những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì


5

thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ, trong điều kiện này chúng là nhân tố
gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Bannikov,1967; Vipper 1973).
Cây rừng ra hoa mang tính định kì rõ rệt, cây rừng ra hoa nhiều hay ít
bị ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết, nhiều nhà lâm học cho rằng biến động mùa
hoa quả cây rừng nghiên cứu theo các vùng địa lý khác nhau và các khía cạnh
cấu trúc, độ dày, độ khép tán, tuổi lâm phần.
1.1.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng có sự can thiệp
của con người.
Đó là sự áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm tác động có mục
đích vào các lâm phần rừng tự nhiên. Từ các xử lý lâm sinh tác động vào các
loài cây tái sinh mục đích, các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công
nhiều phương thức chặt tái sinh, điển hình như công trình của Kennedy
(1935), Taylor (1954), Rosevear (1974) ở Nigieria và Gana (1960) ở Xurinam
với phương thức chặt dần tái sinh dưới tán lá. Brooks (1941), Ayolife (1952)

với phương thức chặt dần nhiệt đới ở Trinidat, Wayatt Smith (1961,1963) với
phương thức chặt rừng đều tuổi ở Malaysia, Donis và Maudouz (1951,1954)
với phương thức đồng nhất hóa tầng trên ở Zava.
Nghiên cứu về phân bố cây tái sinh tự nhiên cũng đã có rất nhiều công
trình đề cập đến, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W
(1965) tác giả cuốn rừng mưa nhiệt đới. Bernard Roller (1974) tổng kết các
công trình nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét trong ô
tiêu chuẩn kích thước nhỏ (1x1m, 1x1,5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân
bố cụm, một số ít có phân bố poisson. Ở Châu Phi, trên cơ sở các số liệu thu
thập Taylor (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh tự nhiên
nhiệt đới Châu Á như: Bava (1954), Budowski (1956), Kationt (1965) lại
nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có


6

giá trị kinh tế, do vậy biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát
triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng.
Về phương pháp điều tra tái sinh, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy
mẫu ô vuông theo hệ thống Lowdermilk (1972) đề nghị, với diện tích ô dạng
bản thông thường từ 1 – 4 m 2. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tác giả đề nghị sử
dụng phương pháp điều tra theo dải hẹp với các ô đo đếm có diện tích biến
động từ 10 – 100 m2. Phương pháp này trong điều tra tái sinh sẽ khó xác định
được quy luật phân bố hình thái của lớp cây tái sinh trên bề mặt rừng. Để
giảm sai số trong hệ thống Barnrd (1950) đã đề nghị một phương pháp “điều
tra chuẩn đoán”, theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tùy theo giai
đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau. Phương pháp
này được áp dụng nhiều hơn vì nó thích hợp cho từng đối tượng rừng cụ thể.
Về điều tra và đánh giá tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới, M.
Loeschau (1977) đã đưa ra một số đề nghị như: để đánh giá một khu bằng

cách rút mẫu ngẫu nhiên, trừ trường hợp đặc biệt có thể dựa vào những nhận
xét tổng quát về mật độ tái sinh như nói có lượng cấy tái sinh rất lớn. Các số
liệu này sẽ là cơ sở cho các quyệt định trong từng kế hoạch lâm sinh cụ thể,
đặc biệt là xét lâm phần có xứng đáng được chăm sóc hay không? Việc chăm
sóc cấp bách đến mức độ nào? Cường độ chăm sóc phải ra sao? Tác giả cũng
đề nghị những chỉ tiêu cần phải điều tra gồm có mật độ, chất lượng cây tái
sinh cũng như đường kinh ngang ngực của những cây có giá trị kinh tế lớn
trong khoảng từ 1 cm (cây tái sinh đã đảm bảo), đến 12,6 cm (giới hạn dưới
của kích thước sản phẩm).
Từ những tính toán về mặt sai số cũng như về mặt tổ chức thực hiện thì
các ô được chọn là những hình vuông có diện tích là 25cm 2 dễ dàng xác lập
bằng gậy tre. Tất cả những cây tái sinh của những loài có giá trị kinh tế


7

(đường kính gốc bằng 1 ÷ 2,5 cm), có nguồn gốc hạt và thân thẳng được đếm
và đo hay ước lượng đường kính theo hai cấp 1 – 5 cm và 5 -12,5 cm. Các ô
đo đếm được xác định theo từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 ô, bố trí liên tiếp
theo kiểu phân bố hệ thống không đồng đều. Như vậy, các ô vừa đại diện
được đầy đủ toàn bộ khu vực điều tra, mặt khác những nhân tố điều tra vừa có
dạng gần với phân bố chuẩn.
1.1.3. Nghiên cứu về tái sinh.
Nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu từ những
năm 1960. Nổi bật có công trình của Thái Văn Trừng (1963,1978) [33] về
Thảm thực vật rừng Việt Nam, tác giả đã nhấn mạnh ánh sáng là nhân tố sinh
thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh
và thứ sinh. Đồng thời theo ông, có một nhóm nhân tố sinh thái trong nhóm
khí hậu đã khống chế điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực
vật rừng, đó là nhân tố ánh sáng. Nếu các điều kiện của môi trường như đất

rừng, nhiệt đới, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái
sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế theo phương pháp
tái sinh không có quy luật “nhân quả giữa sinh vật và hoàn cảnh”. Vì lẽ trên
P.W Risa đã nói: “Lý luận tuần hoàn tái sinh đã ứng dụng rộng rãi được đến
mức độ nào, vấn đề này hiện này phải tạm gác lại chưa giải quyết được”.
Trong phương pháp đánh giá tổ thành rừng nhiệt đới, Nguyễn Hữu
Hiến (1970) cho rằng nhiều loài cây tham gia vào một loại hình, trên diện tích
một ha có khi tới hàng trăm loài, cùng một lúc không thể kể hết được. vì vậy
người ta chỉ kể đến các loài nào có số lượng cá thể nhiều nhất trong các tầng
quan trọng (tính theo loài cây ưu thế hoặc nhóm loài ưu thế), tác giả đã đưa
công thức tính tổ thành X ≥N/a với X là trị số bình quân cụ thể của một loài,
N là số cây điều tra và a là số loài điều tra. Một loài được gọi là thành phần


8

chính của một loại hình phải có số lượng cá thể hoặc lớn hơn X . Đây là một
cách đánh giá thuận tiện trong khi phân tích nghiên cứu phân bố các loài diễn
thế và sự phân bố các quần lạc thực vật.
Tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam có đặc điểm tái sinh của
rừng nhiệt đới. Trong rừng nguyên sinh tổ thành cây tái sinh tương tự như
tâng cây gỗ, ở rừng thứ sinh tồn tại nhiều cây gỗ mềm giá trị kém. Hiện tượng
tái sinh theo đám tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất
rừng. Vũ Đình Huề (1975). Từ những kết quả trên, tác giả xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên áp dụng cho các đối tượng rừng lá rộng miền
Bắc nước ta.
Nghiên cứu về bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng, tác giả Phùng
Ngọc Lan (1984) cho biết do cây mẹ có tính chịu bóng, cho nên một số lượng
lớn cây tái sinh phân bố chủ yếu ở cấp chiều cao thấp, trừ một số loài cây ưa
sáng cựa đoan, tổ thành loài tái sinh dưới tán rừng ít nhiều đều lặp lại giống tổ

thành tầng cây cao của quần thể. Kết quả điều tra khu rừng chưa khai thác ở
Tam Tấu, Lâm trường Bắc Sơn – Lạng Sơn cho thấy có gần 30 loài tái sinh
với số lượng từ 14.000 – 16.000 cây/ha. Điều đó chứng tỏ tiềm năng phong
phú của tái sinh rừng nước ta. Tác giả cũng đã nhận xét phương thức khai
thác có ảnh hưởng rất quyết định đến tái sinh rừng và thực tiễn cho thấy:
Thông qua việc xác định tổ thành các loài cây giữ lại gieo giống, điều tiết độ
khép tán hợp lý không chỉ có tác dụng điều khiển số lượng, chất lượng tái
sinh mà còn điều khiển được tổ thành loài cây tái sinh phù hợp với mong
muốn và tác giả cũng đẫ đưa ra đề nghị. Nếu số lượng và chất lượng cây mục
đích tái sinh hiện có không đủ thì cần tiến hành dặm thêm để đảm bảo trữ
lượng cho các luân kỳ khai thác tiếp theo và phương án tối ưu là lựa chọn
những loài cây mục đích phù hợp với loài cây ưu thế của quần thể vì nguồn
giống có nhiều và đã thích hợp với hoàn cảnh sinh thái.


9

Để kết hợp chặt chẽ khai thác với tái sinh và nuôi dưỡng rừng. Nguyễn
Hồng Quân (1984) đã đưa ra: Đối với rừng không đồng tuổi cần thực hiện cả
4 nội dung chủ yếu là: Thu hoạch cây thành thục, chặt tái sinh, chặt nuôi
dưỡng và chuẩn hóa cấu trúc rừng về trạng thái mong muốn. Đối chiếu 4 nội
dung nói trên vào thực tế kinh doanh rừng ở nước ta thì cách khai thác của ta
chỉ đạt được một nội dung duy nhất là thu hoạch sản phẩm còn 3 nội dung kia
hầu như bị bỏ rơi nên đã thể hiện rất nhiều nhược điểm như chủng loại cây
phi mục đích ngày càng tăng, kích thước cây tái sinh ngày càng giảm và từ đó
tác giả cũng đã đưa ra những biện pháp trước mắt khắc phục tình trạng trên để
khai thác vẫn đảm bảo được tái sinh và nuôi dưỡng rừng.
Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên, tác giả Vũ Tiến
Hinh (1991) đã đề cập đến đặc điểm tái sinh theo thời gian của cây rừng và ý
nghĩa của nó trong điều tra cũng như trong kinh doanh rừng. Tác giả đã sử

dụng phương pháp chặt hết cây gỗ D1.3≥8 cm ở hai ô tiêu chuẩn (một ô là lâm
phần sau phục hồi trên đất rừng tự nhiên. Sau khai thác kiệt và một ô thuộc
trạng thái rừng IIIA3.
Nguyễn Duy Chuyên (1995) đã nghiên cứu quy luật phân bố cây tái
sinh tự nhiên lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu - Nghệ An: Kết
quả nghiên cứu về phân bố cây tái sinh theo chiều cao, nguồn gốc và chất
lượng, tác giả cho biết tổng số 13.657 ô đo đếm có 8.444 ô có ít nhất một cây
tái sinh. Thống kê tập hợp số lượng cây này theo chiều cao, nguồn gốc và chất
lượng tác giả cho thấy 35% cây tái sinh có chiều cao từ 2 m trở lên, 80% cây
tái sinh có nguồn gốc hạt, 20% cây chồi, 47% cây tái sinh chất lượng tốt, 37%
cây tái sinh có chất wlowngj trung bình và 16% cây chất lượng xấu. Phân bố
tổ thành cây tái sinh tác giả cho thấy cây tái sinh tự nhiên trong khu vực gồm
46 loài thuộc 22 họ. Trong đó có 24 loài cây có giá trị kinh tế và 22 loài cây
có giá trị kinh tế thấp, Ràng ràng và Máu chó có 2 loài có tần xuất hiện thực


10

tế lớn nhất trên 20%. Về phân bố số lượng cây tái sinh tác giả cho thấy ở rừng
giàu, có chất lượng (rừng loại IV và IIIB) có số cây tái sinh lớn nhất (3.200 –
4.000 cây/ha). Ở rừng nghèo số cây tái sinh chỉ có 1.500 cây/ha (rừng IIIA 1),
trong rừng thuần tre nứa số cây lá rộng tái sinh tự nhiên thấp nhất 527 cây/ha.
Trong toàn lâm phần phân bố lý thuyết của cây tái sinh tự nhiên ở rừng trung
bình (IIIA2) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố Possion, các loại rừng khác
cây tái sinh có phân bố cụm.
Đề cập đến cơ sở sinh thái rừng trong tái sinh rừng, muốn phát huy tái
sinh tự nhiên và nhân tạo thì phải hiểu biết hoàn cảnh sinh thái của các loài
cây mục đích mà chúng ta cần tái sinh. Khi khai thác cây đủ kích thước cho
phép đã gây nên một sự thay đổi đột ngột nguy hại nảy mầm thì bị nắng đốt;
đất khô mà chết rụi hết, ngược lại chỗ có ít cây lớn thì lại quá rậm rạp, cây

thảm tươi, dây leo, cây bụi chằng chịt, hạt nảy mầm được thì cây con lại
không có khoảng sống, Nguyễn Văn Trương (1993) [32]. Tác giả cho rằng ta
vẫn đánh giá đúng ý nghĩa kinh tế và sinh thái của tái sinh tự nhiên nhưng
trong hành động thực tiễn thì chính chúng ta lại vi phạm quy luật sinh thái chi
phối chặt chẽ sự tái sinh và tăng cường cây rừng vốn lâu đời thích nghi với
hoàn cảnh sinh thái rừng. Vì thế tác giả đã nhấn mạnh cần hiểu biết đầy đủ về
hoàn cảnh sinh thái để phát huy tái sinh tự nhiên được tốt nhất.
Nghiên cứu về vai trò của tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng
miền Bắc. Ở vùng Tây Bắc dù ở vùng thấp hay vùng cao đều có khả năng tái
sinh tự nhiên khá tốt về số lượng cây từ 500 – 800 cây/ha. Rừng Tây Bắc thể
hiện rõ các mặt ảnh hưởng đến chất lượng tái sinh: Nghèo về trữ lượng, diễn
thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưu sáng, chịu hạn hoặc rụng lá,
kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm loài cây lá kim rất khó tái sinh
phục hồi trợ lại do thiếu lớp cây mẹ. Vùng trung tâm, sự nghèo kiệt nhanh
chóng của rừng đưa đến số lượng và chất lượng tái sinh tự nhiên vào loại


11

thấp, số lượng cây tái sinh thấp hơn nhiều so với khu vực Tây Bắc nhưng
khác với Tây Bắc vùng này môi rừng còn giữ được tốt hơn nên ít thể hiện
chiều hướng cây ưa sáng chịu hạn xuất hiện trong tái sinh. Vùng Đông Bắc,
số lượng cây tái sinh trong rừng tự nhiên biến động bình quân từ 8.000
-12.000 cây/ha lớn hơn các vùng khác, về chất lượng: có một tập đoàn cây thứ
sinh kích thước trung bình chiếm tổ thành trong các địa phương như: Chẹo
Giẻ, Trám, Sồi phảng, Sau sau, Lõi thọ… phát triển thành cây tái sinh có triển
vọng (H≥1.5m). So với các vùng khác, vùng Đông Bắc có khả năng tái sinh
tự nhiên tốt. Đối với các vùng Bắc Trung Bộ, tái sinh tự nhiên ở vùng này khá
thuận lợi và đây là vùng có tái sinh tự nhiên tốt nhất ở miền Bắc nước ta. Số
lượng cây tái sinh từ 7.000-10.000 cây/ha, trong đó 25%là số cây triển vọng

trở thành gỗ lớn, rừng IIIA1 nghèo tái sinh nhất là ở Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng
Bình cũng đạt được đến 4.000 – 5.000 cây/ha với số cây triển vọng từ 1.000 –
1.200 cây/ha, về chất lượng tỷ lệ cây gỗ tái sinh xuất hiện với tần số cao. Trần
Xuân Thiệp (1996) [27].
Lâm Công Định (1987) [10] trong nghiên cứu về tái sinh, ông cho rằng
tái sinh là chìa khóa để quyết định nội dung điều chế rừng. tác giả kết luận
hiệu quả của việc điều chế đối với một khu rừng cụ thể là phải hướng đạt
được 3 yêu cầu mấu chốt sau đây: (1) Giữ vững được vốn rừng và bề mặt: Địa
bàn, diện tích, thành phần loại cây mục đích, năng suất sinh học, ssanr lượng,
phẩm chất vật liệu và giá trị môi sinh. (2) Đảm bảo được sản lượng khai thác
hàng năm theo chu kỳ ổn định. (3) Nâng thêm đượcgiá trị vốn rừng chủ yếu
về 3 mặt: Thành phần loài cây mục đích, năng suất sinh học và sản lượng thu
hoạch. Ông nhấn mạnh tất cả 3 yêu cầu trên hoàn toàn phụ thuộc vào khả
năng phương pháp và điều kiện đảm bảo tái sinh. Nghĩa là cuối cùng tùy
thuộc vào đặc tính sinh học của từng loài cây, quy luật lâm học của rừng, hiệu
lực tác động của các biện pháp kinh tế và ảnh hưởng tốt xấu của từng cách


12

thức khai thác cùng với từng loại dụng vụ máy móc thi công, không có đầy đủ
hiểu biết trên để làm cơ sở lựa chọn con đường tái sinh khai thác tối ưu chắc
chắn không thể đảm bảo được tái sinh.
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên sau khai thác chọn làm cơ
sở đề xuất một số biện pháp kinh tế xúc tiến tái sinh tự nhiên cho kinh doanh
gỗ lớn ở Lâm trường Trạm Lập huyện K’ Bang – Gia Lai. Ngô Văn Trai
(1999) [30] đã có một số kết luận: Cấu trúc cấu thành loài cây gỗ lớn ở rừng
IIIB và IVB trước và sau khai thác không có sự thay đổi lớn. Tổ thành cây mẹ
sau khai thác ở trạng thái IIB và IVB ở các rừng độ khai thác khác nhau biến
động từ 6.500 – 16.480 cây/ha. Đặc biệt có một số loài cây tái sinh lớn có tái

sinh cao đạt trên 500 cây/ha. Đặc biệt có một số loài cây tái sinh lớn có tái
sinh đạt cao trên 500 cây/ga như: Ràng ràng mít, Re bầu, Giổi xanh, Thông
nàng... về chất lượng thì tỷ lệ cây tốt ở 2 trạng thái trên chiếm 62,46% cây cao
nhất ở rừng đạt IVB đạt 79% tỷ lệ cây tái sinh xấu đều dưới 15%. Các loài
cây tái sinh gỗ lớn xuất hiện lớn hơn 50% ở trạng thái IIB (cường độ khai thác
26%) là 6 loài và cường độ khai thác là 45% là 6 loài, trạng thái IVB với
cường độ khai thác là 30% là 8 loài và cường độ khai thác là 39% là 7 loài
thấp nhất ở cường độ khai thác là 51% chỉ có 5 loài. Từ đó, tác giả cũng đưa
ra một số đề nghị về các biện pháp xúc tiền tái sinh tự nhiên để kinh doanh gỗ
lớn ở Lâm trường Trạm Lập.
1.1.4. Nghiên cứu về loài Sến mật.
Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam) thuộc họ Sến
(Sapotaceae) là cây gỗ lớn, thường xanh, có nhựa mủ trắng, cáo 30-35m,
đường kính thân đến 1m. Vỏ màu nâu thẫm, dày 0.9 cm, nứt ô vuông. Gỗ tốt
màu đỏ nâu, cứng, khó gia công, dễ nẻ, có giá trị cao dùng trong các công
trình đòi hỏi cường độ chịu lực lớn như: đóng tàu thuyền, làm tà vẹt, dầm cầu,


13

đóng đồ cao cấp. Lá hình trứng ngược hay hình bầu dục dài, dài 12-16 cm, có
13-22 đôi gân bặc hai, cuống lá dài 1.5 - 3.5 cm. Hoa mọc chụm 2-3 ở nách
lá, có cuống dài 1.5- 3.5 cm. Nhị 18-24. Bầu hình trứng 6-12 ô, vòi dài 8-10
mm. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2-3 cm; hạt 1-5 hình bầu dục,
dài2.2 cm, rộng 1.5-1.8 cm. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000).
Mùa ra hoa tháng 1-3. Mùa quả chín tháng 11-12. Tái sinh bằng hạt và chồi.
Mọc rải rác, ít khi trở thà nh loài ưu thế (chiếm tới 70%) tổ thành cây rừng
như ở Tam Quy và ở độ cao dưới 1.000 m trong rừng mưa nhiệt đới thường
xanh mưa mùa ẩm thấp và núi thấp.
Theo Đỗ Đình Tiến (2004) [28], trong công trình phân loại thực vật của

Lecomte và Humbert (1907-1937) các tác giả cho biết ở Việt Nam cây Sến
mật mọc rải rác ở Thanh Hóa và Ba Vì. Tuy nhiên, trong thực tế Sến mật mọc
rải rác trong rừng tự nhiên trên nhiều vùng sinh thái của nước ta.
Theo Vụ khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(1994), Sến mật phân bố ở hầu như khắp các tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra Nghệ
An, Yên Bái, Hà Tây (cũ), Quảng Ninh... ở các độ cao đến 1.300 m so với
mực nước biển. Sến mật thường mọc hỗn giao với các loài cây khác, trên các
loài đất sét pha, đất đá vôi, đất cát, sa thạch.
Trong danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam của Nguyễn Hoàng
Nghĩa (1997) [23] có khu bải tồn Tam Quy - Hà Trung - Thanh Hóa là khu
bảo tồn nguồn gen đặc biệt danh tiếng cho loài cây này. Đặc biệt đáng ngạc
nhiên của khu bảo tồn này là Sến mật lại mọc tập trung gần như thuần lòai ở
đây. Do đặc điểm của hạt Sến chứa tinh dầu nên đến mùa quả chín cần thu
hoạch ngay. Sau khi thu hoạch quả (hạt) cần được bảo quản trong cát ẩm để
được duy trì khả năng nẩy mầm. Hạt sến có tinh dầu nên sức nảy mầm bị


14

giảm sút rất nhanh, do vậy thông thường người ta gieo hạt ngay sau khi thu
hoạch.
Kết quả công trình nghiên cứu của Phạm Quang Vinh (2001) cho biết:
(1) Trọng lượng hạt Sến mật: Trọng lượng kho thông thường của 1.000 hạt đạt
1.650 gram. Như vật 1 kg hạt Sến Tam Quy có thừ 600 đến 650 hạt. (2) Độ
thuần lô hạt thu nhặt từ các hạt rơi rụng trên mặt đất rất cao. (k=0.91). Các lô
hạt này đảm bảo chấy lượng đưa vào sản xuất cây con phục vụ trồng rừng. (3)
Hàm lượng nước trong hạt Sến mật khá cao, trung bình đạt 48,5%. (4) Về
phương pháp kích thích hạt giống nảy mầm: Theo kết quả nghiên cứu của tác
giả thì với nhiệt độ 400C - 450C (2 sôi + 3 lạnh) cho tỷ lệ nảy mầm của hạt
giống đạt cao nhất (P= 90%), tốc độ nảy mầm bình quân là 9 ngày. (5) Về

phương pháp bảo quản hạt giống: Do hạt Sến mật có tinh dầu và có hàm
lượng chứa nước cao nên bảo quản trong cát tốt hơn là bảo quản trong túi P.E.
Bảo quản thông thường và thời gian không quá 60 ngày vì tỷ lệ nảy mầm sẽ
giảm. Nếu bằng cát ẩm tuy tỷ lệ nảy mầm cao (đạt 78%) nhưng dễ nảy mầm
ngay trong khi bảo quản.
Trong công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Tiến (2004) đã nghiên cứu
về một số đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Sến mật tại Vườn Quốc Gia
Tam Đảo. Các đặc điểm hình thái như: (1) Thân: Sến mật là cây gỗ lớn thân
thẳng, tròn. Vỏ thân có màu nâu, thường nứt thành các ô vuông, thịt màu
hồng. Toàn thân có nhựa mủ trắng. (2) Lá: Lá đơn mọc cách, gần chụm ở đầu
cành, có hình trứng ngược, đầu lá tròn, có mũi lồi hơi ngắn, đuôi lá hình nêm,
mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hệ gân song song hơi mở, mép lá
nguyên, cuống lá hơi mảnh, có rãnh, không có lông, chiều rộng lá trung bình
từ 4.95 - 5.03 cm, chiều dài lá trung bình từ 12.95 - 13.25 cm, chiều dài cuống
lá từ 1.42 - 1.45 cm. (3) Hoa: Hoa đơn lẻ hoặc mọc cụm ở nách lá, cuống
ngắn có lông, hoa trắng hoặc vàng, mũi nhọn, nhị hoa từ 12-22 có 6-8 ô, mỗi


15

ô chứa 1 noãn. (4) Quả: Quả mọng, hình trứng hoặc hình cầu, dài tồn tại. Khả
năng nhân giống bằng hom là rất khó. Cần được nghiên cứu bổ sung để phục
vụ cho công tác bảo tồn.
1.2. Nhận xét chung về tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới
và ở Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước đã đề cập đến đặc điểm tái sinh và nêu lên lý luận về tái sinh; đặc biệt là
sự ảnh hưởng của các nhân tố ánh sáng, chế độ dinh dưỡng đất, độ ẩm nhiệt
độ, sự cạnh tranh của tầng cây bụi thảm tươi đến khả năng tái sinh của cây
con, cấu trúc của loài... đến tái sinh, có tác giả đã nghiên cứu về ảnh hưởng

của phương thức khai thác đến tái sinh của các loài, so sánh đánh giá về khả
năng tái sinh của các vùng khác nhau. Muốn phát huy tái sinh tự nhiên và
nhân tạo thì phải hiểu biết về hoàn cảnh sinh thái của các loài cây mục đích
mà chúng ta cần tái sinh. Các nghiên cứu trên mang tính lý luận có tính chất
tham khảo làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, chưa
có các nghiên cứu sâu và cụ thể về khả năng tái sinh của từng loài, đặc biệt là
tái sinh tự nhiên.
Đối với loài Sến mật, trong thời gian qua cũng đã có một số tác giả
nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt, khả năng nhân giống bằng hom đánh giá
về đặc tính, sinh thái của loài giới hạn trong một nghiên cứu nhất định, chủ
yếu thuộc khu vực Tam Quy - Thanh Hóa.
Chính vì vậy, xuất phát từ thực tiễn trong công tác bảo tồn cũng như
phát triển loài Sến mật tại Miếu Trắng (Trung tâm thực hành và thực nghiệm
Nông lâm Nghiệp/ Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc, thành phố Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh), chuyên đề “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và khả
năng tái sinh của loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam) tại


16

Miếu Trắng, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển
và bảo tồn loài Sến mật tại thành phố Uông Bí nói riêng và Việt Nam nói
chung.


17

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
2.1.1. Mục tiêu tổng quát.
Góp phần bảo tồn loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam)
tại Miếu Trắng (Trung tâm thực hành và thực nghiệm Nông lâm nghiệp/
Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc), thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
Chuyên nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau.
- Xác định được đặc điểm phân bố theo trạng thái tự nhiên của loài Sến
mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam) tại Miếu Trắng (Trung tâm thực
hành và thực nghiệm Nông lâm nghiệp/ Trường Cao đẳng Nông lâm Đông
Bắc), thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định được khả năng tái sinh tự nhiên của loài Sến mật (Madhuca
pasquieri (Dubard) H.J.Lam) tại Miếu Trắng (Trung tâm thực hành và thực
nghiệm Nông lâm nghiệp/ Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc), thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn loài Sến mật ngoài tự nhiên tại
Miếu Trắng (Trung tâm thực hành và thực nghiệm Nông lâm nghiệp/ Trường
Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc), thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Đối tượng nghiên cứu


18

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là loài Sến mật (Madhuca
pasquieri (Dubard) H.J.Lam) và một số điều kiện sinh thái của chúng tại Miếu
Trắng (Trung tâm thực hành và thực nghiệm Nông lâm nghiệp/ Trường Cao
đẳng Nông lâm Đông Bắc), thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Nội dung nghiên cứu.

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung các nội dung sau:
2.3.1. Nghiên cứu xác định các trạng thái rừng và đặc điểm cấu trúc
rừng - nơi có loài Sến mật phân bố.
2.3.1.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao
2.3.1.2. Mật độ tầng cây cao và Sến mật.
2.3.1.3. Đặc điểm phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (n/D 1.3)
và của Sến mật
2.3.1.4. Sinh trưởng của Sến mật tại khu vực nghiên cứu
2.3.1.5. Đặc điểm phân bố số cây theo chiều cao (n/Hvn) của quần xã
thực vật và của loài Sến mật.
2.3.1.6. Đặc điểm của tầng cây bụi thảm tươi.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài Sến mật tai khu vực
nghiên cứu.
2.3.2.1. Cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh
2.3.2.2. Mật độ cây tái sinh.
2.3.2.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao và theo nguồn gốc.
2.3.2.4. Phân bố tần suất cây tái sinh.
2.3.2.5. Chất lượng cây tái sinh.


19

2.3.3. Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn loài Sến mật tại khu vực
nghiên cứu.
2.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sến mật cho
khu vực điểu tra.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Công tác chuẩn bị.
Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đã và đang nghiên cứu về loài
Chuẩn bị bản đồ hiện trạng rừng, đầy đủ các loại bảng biểu, sổ ghi chép

để ghi lại những kết quả điều tra được.
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Thước dây, máy GPS, máy ảnh,
địa bàn...
Chuẩn bị các tư trang cá nhân phục vụ cho quá trình điều tra ngoài thực
địa.
Lập kế hoạch điều tra thực địa.
2.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu chọn lọc.
Kế thừa các tài liệu cơ bản của khu vực nghiên cứu.
Tư liệu về điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thủy văn, địa hình, thổ
nhưỡng...
Tư liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu ngành nghề, sản xuất hàng
hóa, dân số, phong tục tập quán...
Các tài liệu, số liệu có liên quan của các tác giả trước đó.
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn


20

Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm và người dân địa phương (10 người) về
tình hình xuất hiện của loài Sến mật ở các khu vực trong phạm vi nghiên cứu.
Cán bộ kiểm lâm là người bảo vệ khu rừng ở địa bàn Miếu Trắng (Trung tâm
thực hành và thực nghiệm Nông lâm nghiệp/ Trường Cao đẳng Nông lâm
Đông Bắc), thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh., còn những người dân họ là
người bản địa sống ở đây rất lâu đời, biết cây Sến mật và giá trị của nó.
Bảng 1.1: Mẫu phiếu phỏng vấn người dân, thông tin loài Sến mật.
STT

Họ và tên

Địa điểm


Ngày

Nghề nghiệp

1

Trần Văn A

Trạm kiểm lâm Bắc Sơn

13/10/2016 Kiểm lâm viên

2

Nguyễn Văn B

Trạm kiểm lâm Bắc Sơn

13/10/2016 Kiểm lâm viên

3

Phạm Văn C

Phường Bắc Sơn

13/10/2016 Nông dân

4


Vi Thị D

Phường Bắc Sơn

13/10/2016 Nông dân



…………

………

14/10/2016 Nông dân

10

…………

Phường Bắc Sơn

14/10/2016 Nông dân

* Một số câu hỏi phỏng vấn:
- Ông/bà có biết loài Sến mật không?
- Ông/bà có biết loài cây này sống ở chỗ nào, khu vực nào trong rừng
không?
- Hiện nay số lượng cây Sến mật có còn nhiều không?
- Ông/ bà có sử dụng gỗ Sến mật làm nhà cửa, hay đóng các đồ dùng
trong nhà không?

- Ông/ bà có trực tiếp khai thác gỗ Sến mật không? Hay mua về sử
dụng?


21

+ Đối với cán bộ kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng ta có thể hỏi thêm một
số câu hỏi để điều tra về tình hình khai thác và công tác bảo tồn loài Sến mật
như sau:
- Ông/ bà có biết loài Sến mật thường phân bố ở khoảng độ cao bao
nhiêu không?
- Ông/ bà có biết hàng năm số lượng Sến mật suy giảm là bao nhiêu
không? Nhiều hay ít?
- Tình hình khai thác trộm ở địa bàn diễn ra như thế nào?
- Ở địa bàn hay khu vực gần đây có chỗ nào nghiên cứu nhân giống loài
Sến mật chưa? Còn nghiên cứu nhân giống loài quý hiếm nào nữa không?
2.4.4. Phương pháp điều tra thực địa
2.4.4.1. Điều tra sợ thám
Tiến hành khảo sát toàn bộ khu vực, nghiên cứu, xác định trên bản đồ
các trạng thái rừng, tham khảo thêm tài liệu có liên quan về điều kiện tự
nhiên, dân sinh kinh tế, tình hình đặc điểm cấu trúc rừng Sến. Trên cơ sở đó
thiết lập các tuyến điều tra điển hình, đi qua các trạng thái rừng có Sến mật
phân bố.
2.4.4.2. Phương pháp điều tra theo tuyến.
Cụ thể tôi đã thực hiện điều tra trên các tuyến như sau:
Tuyến 1: Tọa độ: A (401.769; 2.331.879) đến tọa độ: B (403.269; 2,331.535)
Tuyến 2: Từ tọa độ C (402.373; 2.332.298) đến tọa độ D (403.564; 2.332.289)
Lập các tuyến điều tra trên đi qua các trạng thái rừng đại diện trong khu
vực, trên tuyến điều tra tiến hành quan sát trực tiếp trong phạm vi 10 về hai



22

phía, tiến hành xác định địa điểm bắt gặp loài Sến mật và xác định trạng thái
rừng để chọn vị trí lập ô. Thông tin điều tra theo tuyến ghi theo mẫu biểu:
Mẫu biểu 01: Điều tra phân bố của loài Sến mật theo tuyến
Tuyến số:

Địa điểm:

Ngày điều tra:

Người điều tra:

Tọa độ điểm đầu tuyến:

Tọa độ điểm cuối tuyến:

STT

Sinh

Độ cao

(cây)

trưởng

địa hình


Vị trí địa hình
(chân, sườn,

Tọa độ

Ghi chú

đỉnh)

Trên tuyến điều tra quan sát, kết hợp với chụp ảnh các trạng thái rừng,
ảnh sinh cảnh và xác định các vị trí điển hình để lập ô tiêu chuẩn.
Quan sát các cây Sến mật khi gặp sinh trưởng tốt, xấu hay trung bình,
đồng thời quan sát các vị trí phân bố ở sườn, đỉnh hay chân núi và dạng sinh
cảnh nơi có Sến mật phân bố.
Dùng máy GPS, bản độ hiện trạng, bản đồ địa hình để đo độ cao và tọa
độ nơi có Sến mật phân bố.
2.4.4.3. Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn.
Ô tiêu chuẩn (OTC): Được bố trí tại các vị trí có tính đại diện ở các khu
vực nghiên cứu, địa hình trong ô phải tương đối đồng đều, các loài cấp phân
bố tương đối đều, ô tiêu chuẩn không nằm vắt qua các đường mòn hoặc các
chướng ngại vật nhân tạo. Tổng số OTC đã điều tra là 6 ô.


23

Cách lập OTC: Sử dụng địa bàn, thước dây để lập OTC có diện tích
1000 m2 (40m x 25m) cạnh dài của OTC chạy dọc theo đường đồng mức,
dùng GPS xác định vị trí OTC. Trên OTC, tiến hành thu thập các thông tin
sau:
a. Điều tra tầng cây cao

Theo quan điểm lâm học, cây tầng cao là những cây có tán tham gia
vào tầng chính (tầng A) và D1.3 ≥ 6cm. Thông tin điều tra tầng cây cao được
ghi theo mẫu biểu số 02:
Mẫu biểu 02: Biểu điều tra tầng cây cao

STT

Khu vực:

Loại rừng:

OTC Số:

Diện tích:

Ngày điều tra:

Người điều tra:

Độ tàn che:

Độ dốc:

Độ che phủ:

Hướng dốc:

Loài cây

D1.3(cm)

ĐT

NB

TB

Hvn (m)

Dt

Sinh
trưởng

1
2
Xác định tên cây: Tên cây được ghi theo tên phổ thông và tên khoa học,
loiaf chưa biết tên được lấy tiêu bản giám định.
Đo Hvn, D1.3, Dt và sinh trưởng cây: Công cụ đo đường kính là thước
kẹp kính, đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành là thước Blumeleiss
kết hợp với sào đo cao
b. Điều tra cây tái sinh.


24

Phương pháp lập ô dạng bản (ODB): Trong ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng
bản để điều tra cây tái sinh theo vị trí: 1 ô ở tâm, 4 ô ở góc của OTC. Cụ thể
sơ đồ bố trí ODB như hình vẽ sau:

Lập ODB để diều tra cây tái sinh xung quanh gốc cây mẹ Sến mật.

Chọn cây mẹ có sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, không cụt ngọn
làm tâm, diện tích mỗi ODB là 25m 2 (5m x 5m). Thông tin điều tra ODB ghi
theo mẫu biểu:
Mẫu biểu 03: Điều tra cây tái sinh:
OTC số:

Hướng dốc:

Ngày điều tra:

Diện tích OTC:

Độ dốc:

Người điều tra:

Trạng thái rừng:
TT
OD
B

Chiều cao cây tái sinh H(m)
Tên
loài

10,5<0,5
1,
1
5


Nguồn
gốc

Chất
lượng

1,5- 2>2,5 Chồi Hạt T TB X
2
2,5

Số ODB ở khu cực nghiên cứu tại Miếu trắng là 5 x 6 = 30 ô

Ghi
chú


25

c. Điều tra loài cây đi kèm với loài Sến mật.
Phương pháp ô 7 cây xác định loài phụ cần cho Sến mật. Trong mỗi
trạng thái rừng, chọn 3 cá thể Sến mật ngẫu nhiên trong OTC để lập ô 7 cây
với Sến mật là cây tám. Xác định khoảng cách từ gốc cây Sến mật đến gốc 6
cây gần nhất. Thông tin điều tra ô 7 cây ghi theo mẫu biểu:
Mẫu biểu 04: Điều tra loài cây đi kèm với Sến mật
ÔTC số:

Ô 7 cây số:

Ngày điều tra:


Người điều tra:

Khoảng
STT
Dtan cây Dt Sến
Tên loài
cách gốc
cây đi
đi cùng mật tâm
cây đi cùng tới cây
cùng
(Di)
(Dt)
tâm (Li)

Trạng thái rừng:

Mức độ sinh
trưởng của Ghi
cây Sến mật chú
tâm (T,TB,X)

Dùng thước dây đo Li, Di, Dt. Đường kính tán xác định là trị số trung
bình của 2 chiều đo tán theo 2 hướng vuống góc với nhau.
d. Điều tra đặc điểm tái sinh của loài Sến mật xung quanh gốc cây mẹ.
Phương pháp đánh giá tái sinh của Sến mật tái sinh xung quanh gốc cây
mẹ: Với mỗi cây Sến mật làm tâm trong ô 7 cây, lập 12 ô dạng bản con có
diện tích 1m2 chia thành 3 vòng quanh gốc cây mẹ: 4 ô trong tán (ô 1, 2, 3, 4),
4 ô ở mép tán (ô 5,6,7,8), 4 ô ở ngoài tán (ô 9,10,11,12) cây mẹ, với số ODB
trên cả 6 OTC là 6 x 12 = 72 ODB. Trên các ô này thu thập thông tin về tái

sinh Sến mật theo mẫu biểu:


×