Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

CHUYÊN ĐỀ: NGHỊ LUẬN HAI Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.98 KB, 36 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ……………

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA

Tên CHUYÊN ĐỀ:

NGHỊ LUẬN HAI Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

Giáo viên thực hiện: …………..
Tổ: Văn- Ngoại ngữ

……………..

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, dạng đề nghị luận hai ý kiến (hoặc hai vấn đề)
bàn về văn học thường xuyên xuất hiện trong các đề thi thử ĐH- CĐ (từ năm
2014 trở về trước), thi THPT quốc gia (từ năm 2015). Đây là dạng đề bài tổng
hợp, khá phức tạp vì nó đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng khi viết.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, dạng đề trên đã được áp dụng với
cả hai kiểu bài Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Để đáp ứng tốt yêu cầu
đề ra, trước hết cần có nhận thức đúng về dạng bài này, tránh suy nghĩ bài làm
chỉ là sự ghép lại của hai bài văn độc lập. Các đề bài về hai ý kiến thường có
hình thức bao gồm hai nhận định tách rời (Ví dụ: Về hình tượng người lính
trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây
có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng
người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp


(Đề thi tuyển sinh ĐH khối C năm 2013). Các ý kiến vấn đề ở dạng đề này bao
giờ cũng có liên quan và thường được đặt trong những mối quan hệ hoặc tương
đồng, hoặc bổ sung, hoặc tương phản- trái chiều nhau. Vì thế, việc xác định
đúng các mối quan hệ giữa hai ý kiến, hai vấn đề để từ đó định hướng lập luận là
rất quan trọng khi làm bài.
Hiện nay, đa số học sinh rất lúng túng, khó khăn khi gặp dạng đề này. Bởi
lẽ, cá em chưa có kĩ năng nhận diện đề, phân tích đề, lập dàn ý; chưa có kĩ năng
tổng hợp, đánh giá vấn đề.
Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng khi làm bài văn nghị luận hai ý
kiến bàn về văn học? Vì thế, chúng tôi chọn chuyên đề Nghị luận hai ý kiến
bàn về văn học.
II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
* Về kiến thức:
Chuyên đề đưa ra hệ thống lí thuyết giúp học sinh nắm được cách làm
dạng đề bàn về hai ý kiến trong kiểu bài nghị luận văn học.
* Về kĩ năng:
- Giúp học sinh nhận diện dạng đề, phân tích đề, lập dàn ý; có kĩ năng tổng
hợp, đánh giá vấn đề để có thể làm tốt, đạt điểm cao khi viết bài thi.
- Giúp học sinh biết liên hệ và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết
các vấn đề bàn về hai ý kiến trong kiểu bài nghị luận văn học này…
* Về tư duy- Thái độ:
Hình thành tư duy khoa học, lô- gích cho học sinh.
2


* Định hướng năng lực hình thành:
Năng lực hình thành cho học sinh: năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác...
III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Chuyên đề áp dụng cho học sinh khối 12 chuẩn bị thi THPT quốc gia.

IV. THỜI LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ
- Đối với học sinh khá, giỏi: 05 tiết.
- Đối với học sinh trung bình: 06 tiết.
V. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
- Nêu vấn đề.
- Gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
- Thực hành các dạng đề (trên lớp), học sinh về nhà viết thành bài văn.

3


B. NỘI DUNG
I. CÁCH NHẬN DIỆN VÀ NHỮNG LƯU Ý VỀ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN
HAI Ý KIẾN VỀ VĂN HỌC
1. Cách nhận diện
Vấn đề mà đề bài thường đề cập là:
- Một (hoặc nhiều) vấn đề, khía cạnh, phương diện trong tác phẩm văn học:
Nhân vật, hình tượng, đoạn văn, đoạn thơ, chi tiết nghệ thuật, cách kết thúc tác
phẩm…
- Dạng câu hỏi đặc trưng của dạng đề bàn về hai ý kiến văn học trong đề thi
THPT Quốc gia thường là Từ cảm nhận của mình về ... anh/chị hãy bàn luận
những ý kiến trên hoặc anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên...
2. Lưu ý
* Hai ý kiến cần bàn luận có thể:
- Một ý kiến đúng, một ý kiến sai.
- Cả hai ý kiến đều đúng, bổ sung cho nhau.
* Người viết:
- Vận dụng những hiểu biết về văn học, dùng những lập luận và lí lẽ để
bày tỏ quan điểm của mình.

- Nắm chắc và sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích,
phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh.
- Có tiêu chí bàn luận, đánh giá đúng đắn, chuẩn mực: lập trường đúng
đắn, bản lĩnh vững vàng, kiến thức sâu- rộng- chính xác...
- Trình bày mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng quy định về ngữ pháp và
chính tả...
II. CÁCH LÀM DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN HAI Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
A. TÌM HIỂU ĐỀ
- Xác định vấn đề cần nghị luận được đưa ra trong đề bài.
- Thao tác lập luận cần sử dụng khi viết bài.
- Phạm vi dẫn chứng phục vụ cho bài viết.
B. LẬP DÀN Ý
I. MỞ BÀI
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm
a. Nếu đề yêu cầu bàn luận hai nhận định (về một khía cạnh, một phương
diện ... của một tác phẩm văn học) thì giới thiệu (tuần tự) về tác giả rồi tới tác
phẩm.
b. Nếu đề yêu cầu bình luận hai nhận định (về hai đối tượng trong hai tác
phẩm) thì nên làm như sau:
4


- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm thứ nhất.
- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm thứ hai.
2. Nêu vấn đề nghị luận và trích dẫn hai ý kiến (…)
II. THÂN BÀI
1. Giải thích
- Giải thích các từ ngữ, hình ảnh, cụm từ then chốt ở từng ý kiến.
- Sau đó, khái quát ý nghĩa của cả hai ý kiến.
* Khi giải thích cần lưu ý:

- Bám sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận, tránh suy diễn chủ quan,
tuỳ tiện.
- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới
khái quát ý nghĩa của toàn bộ ý kiến nhận định mà đề yêu cầu bình luận.
- Nếu đề yêu cầu bình luận 2 nhận định về 2 đối tượng trong 2 tác phẩm thì khi
giải thích phải chỉ rõ sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa hai nhận định
2. Phân tích, chứng minh
a. Phân tích chứng minh ý kiến thứ nhất.
b. Phân tích chứng minh ý kiến thứ hai.
* Lưu ý:
- Khi phân tích, chứng minh cần:
+ Bám thật sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận.
+ Do yêu cầu của đề, thời gian làm bài và dung lượng bài viết nên chỉ tập
trung phân tích/cảm nhận để làm rõ các tính chất/đặc điểm của đối tượng mà ý
kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới. Không sa đà phân tích/cảm nhận mọi
phương diện, khía cạnh của đối tượng hay phân tích/cảm nhận toàn tác phẩm.
+ Sử dụng các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, so
sánh... và vận dụng các kiến thức đã học về tác phẩm để làm rõ các tính chất/đặc
điểm của đối tượng mà ý kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới.
+ Việc phân tích, cảm nhận để làm rõ các tính chất/đặc điểm của đối
tượng mà ý kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới cần: Chính xác, tinh tế, sắc
sảo, toàn diện và có suy nghĩ, cảm xúc...
- Bên cạnh việc làm rõ các khía cạnh nội dung của ý kiến/ nhận định cần bàn
luận, cũng nên chú ý đến các dấu hiệu hình thức nghệ thuật như:
+ Nếu là ý kiến/ nhận định về thơ: chú ý phân tích hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ,
thể thơ, cấu trúc câu thơ, giọng điệu...

5



+ Nếu là ý kiến/nhận định về văn xuôi: chú ý phân tích vai trò, vị trí; điểm
nhìn, nội tâm, ngoại hình của nhân vật; hoàn cảnh, tình huống, ngôn ngữ, hình
ảnh, giọng điệu...
3. Bình luận
- Trường hợp một trong hai ý kiến sai thì bác bỏ ý kiến sai (Ví dụ: Vội vàng là
tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực), khẳng định ý kiến đúng (Ví dụ: Vội vàng
là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực).
- Trường hợp cả hai ý kiến đều đúng thì khẳng định tính đúng đắn của cả hai ý
kiến theo cách sau:
+ Nếu hai nhận định nói hai khía cạnh của một tác phẩm thì hướng bình
luận như sau: hai nhận định tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho
nhau; giúp người đọc nhìn nhận toàn diện và thống nhất về đối tượng; giúp
chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng; thấm thía hơn ý tưởng nghệ thuật
của nhà văn.
+ Nếu hai nhận định nói đến hai đối tượng trong hai tác phẩm thì hướng
bình luận như sau: hai nhận định giúp người đọc nhận ra nét độc đáo của mỗi
hình tượng; cảm nhận được điểm gặp gỡ cũng như sự khác biệt trong cách nhìn
nhận, mô tả đời sống, trong tư tưởng… của mỗi tác giả.
* Khi bình luận cần lưu ý:
- Bám thật sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận.
- Lời bình luận phải hợp lí, hợp tình; thái độ khiêm nhường, mềm mỏng
nhưng kiên quyết, giàu sức thuyết phục...
III. KẾT BÀI
- Khẳng định lại vấn đề đã trình bày.
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.

6



IV. LUYỆN TẬP
MA TRẬN ĐỀ 1
Mức
độ
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Nhận diện
đúng và biết
cách làm
dạng bài
nghị luận về
hai ý kiến
bàn về nhân
vật văn học.

Hiểu được
nội dung của
hai ý kiến để
chỉ ra vấn đề
nghị luận:
hoàn cảnh,
thân phận và

tính cách của
nhân vật thị
trong Vợ
nhặt.

Vận dụng
các thao tác
lập luận,
kiến thức về
tác phẩm Vợ
nhặt để làm
sáng tỏ hai ý
kiến nêu ra
trong đề bài.

Đưa ra nhận
xét, đánh giá
của cá nhân về
nhân vật thị từ
hai ý kiến đã
bàn bạc để thấy
được vai trò
của nhân vật ấy
trong tác phẩm.

0,5

0,5

2,5


0,5

4,0

12,5%

12,5%

62,5%

12,5%

100%

Chủ đề

Nghị luận hai
ý kiến bàn về
nhân vật thị
(Vợ
nhặtKim Lân)

Số điểm:
Tỉ lệ:

ÐỀ 1
Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Ðó là
người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh.. Nhưng ý kiến khác lại
nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.

Từ cảm nhận của mình về nhân vật thị, anh/chị hãy bình luận những ý kiến
trên.
HƯỚNG DẪN
A.TÌM HIỂU ĐỀ
-Vấn đề nghị luận: Hoàn cảnh, thân phận và tính cách của nhân vật thị trong Vợ
nhặt (Kim Lân).
- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi dẫn chứng: truyện ngắn Vợ nhặt và một số tác phẩm khác cùng chủ
đề, hoàn cảnh lịch sử đương thời.
7


B. LẬP DÀN Ý
I. Mở bài:
- Vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật
của ông tập trung ở đề tài nông thôn và người nông dân.
+ Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông, được in trong tập Con
chó xấu xí (1962). Một trong những thành công của tác phẩm này là Kim Lân đã
xây dựng thành công nhân vật thị - người phụ nữ khốn cùng trong nạn đói.
- Nêu vấn đề nghị luận và trích dẫn hai ý kiến (…)
II. Thân bài
1. Giải thích
- Ý kiến thứ nhất: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh
nói về hoàn cảnh của nhân vật, một con người bị dồn đẩy vào chỗ nghiệt ngã,
không lối thoát, tính cách trở nên táo bạo trong ngôn ngữ và hành động, dường
như không còn ý thức được về nhân cách và phẩm giá của mình.
- Ý kiến thứ hai: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng: Người phụ nữ có nhiều
nét đẹp dịu dàng, nhân hậu, nhiều mơ ước, lòng ham sống, khát vọng sống vươn
lên ánh sáng ngày mai.

-> Hai ý kiến đều sâu sắc, đem đến cho người đọc cách cảm nhận đầy đủ về
nhân vật thị- nạn nhân của cái đói năm 1945 với những nét tính cách rất riêng
mà cũng là đại diện cho nhiều nhân vật cùng cảnh ngộ đương thời.
2. Phân tích, chứng minh
a. Người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh.
- Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường: Thị là nạn nhân của nạn đói
với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh. Cơn bão đói thổi cho thị phiêu bạt đến vùng
đất này, cùng mấy người con gái khác đã phải ngồi vêu ở cửa nhà kho để nhặt
hạt rơi, hạt vãi. Cái đói khiến cho ngoại hình của thị trở nên tiều tụy với áo quần
tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con
mắt. Cái đói đã dồn đẩy thị vào hoàn cảnh nghiệt ngã, phải tìm mọi cách để có
thể sống sót qua ngày.
- Thị là người phụ nữ liều lĩnh: Thị bám vào mấy câu hò vu vơ của một người
đàn ông xa lạ, thị bất chấp tất cả để đòi ăn một cách thẳng thừng và ăn một cách
thô tục, không ý tứ. Ðỉnh điểm của sự liều lĩnh ấy là việc theo không Tràng về
làm vợ.
b. Người phụ nữ giàu nữ tính và khát vọng.
8


+ Thị là người phụ nữ giàu nữ tính: Trên con đường từ chợ về nhà, thị rón rén e
thẹn đi sau Tràng chừng ba bốn bước, xóc xóc lại tà áo; trước những cặp mắt đổ
dồn về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia...
Nữ tính còn thể hiện rõ hơn khi thị về đến nhà Tràng.Vào trong nhà, thị e thẹn,
dè dặt ngồi mớm vào mép giường và vào buổi sáng hôm sau, thị trở nên hiền
hậu và đúng mực không còn vẻ gì chao chát và chỏng lỏn.Thị biết vun vén,
chăm sóc gia đình.
+ Thị giàu khát vọng: Ðó là khát vọng vượt qua nạn đói thê thảm, có một tổ ấm
gia đình đơn sơ, hạnh phúc và một tương lai tốt đẹp.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thị.

+ Nhân vật được đặt vào một tình huống truyện độc đáo, lối trần thuật tự
nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách.
+ Nhân vật được khắc hoạ sinh động, thể hiện tâm lý tinh tế, ngôn ngữ
mộc mạc, giản dị nhưng đậm cá tính, thể hiện hơi thở của đời sống lao động
bình dân.
3. Bình luận
- Hai ý kiến đều đúng, đề cập đến những phương diện khác nhau về tính
cách nhân vật. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến hoàn cảnh trớ trêu đối với thân
phận con người, ý kiến thứ hai khẳng định vẻ đẹp tâm hồn sâu xa của người
nông dân Việt Nam dẫu bị đẩy vào đường cùng vẫn khao khát hạnh phúc, hướng
tới tương lai.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau dể
hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vât, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất;
giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của nhân vật và ý
tưởng của nhà văn.
III. Kết bài
- Tác phẩm là công trình sáng tạo tuyệt vời của tác giả. Thông qua nhân
vật này, nhà văn đã thể hiện ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Con người dù sống trong
hoàn cảnh khốn cùng nào cũng sẽ luôn luôn hướng về tương lai với niềm tin vào
sự sống.
- Cái nhìn nhân đạo sâu sắc của tác giả: Nhà văn lên án, tố cáo xã hội cũ
đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh này đồng thời ca ngợi tấm lòng yêu thương,
đùm bọc của con người Việt Nam trong nạn đói mà tiêu biểu là nhân vật Tràng
và bà cụ Tứ.

9


MA TRẬN ĐỀ 2
Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Nhận diện
đúng và
biết cách
làm dạng
bài nghị
luận hai ý
kiến bàn về
giá trị của
Tuyên ngôn
Độc lập.

Hiểu được
hai ý kiến
đưa ra trong
đề bài là giá
trị lịch sử và
giá trị văn
học của
Tuyên ngôn
Độc lập.


Vận dụng
các thao tác
lập luận,
kiến thức về
tác phẩm để
làm sáng tỏ
hai ý kiến
được đưa ra
ở đề bài.

Đưa ra nhận
xét, đánh giá
của cá nhân về
tác phẩm để
thấy được giá
trị to lớn của
bản Tuyên
ngôn trong văn
học và lịch sử.

0,5

0,5

2,5

0,5

4,0


12,5%

12,5%

62,5%

12,5%

100%

Chủ đề

Nghị luận hai
ý kiến bàn về
Tuyên ngôn
Độc lập- Hồ
Chí Minh.

Số điểm:
Tỉ lệ:
ĐỀ 2

Nhận xét về Tuyên ngôn Độc lập, có ý kiến cho rằng: Đó là một văn kiện
lịch sử vô giá. Lại có ý kiến khác khẳng định: Đó là một áng văn chính luận
mẫu mực.
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên.
Hướng dẫn làm bài
A. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị lịch sử và giá trị văn chương của TNĐL.

- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi dẫn chứng: TNĐL.
B. LẬP DÀN Ý
I. MỞ BÀI
- Dẫn dắt
- Nêu vấn đề và trích dẫn ý kiến
10


II. THÂN BÀI
1. Giải thích
- Đó là một văn kiện lịch sử vô giá: Một văn bản được gọi là văn kiện
lịch sử khi nó ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử trọng đại, khi văn kiện đó có
nội dung liên quan đến những sự kiện lịch sử của dân tộc, đánh dấu một giai
đoạn một bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Hiểu theo nghĩa như vậy ta thấy Tuyên
ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá vì văn kiện này xuất hiện sau khi
Cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một giai đoạn mới của nước Việt
Nam, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với thế giới về
quyền độc lập tự chủ và quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc của
nhân dân Việt Nam.
- “Đó là một áng văn chính luận mẫu mực: Tuyên ngôn Độc lập tuy là
văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải là
tác phẩm khô khan, trừu tượng. Về hình thức, đầy là tác phẩm thuộc thể văn
chính luận. Đặc trưng của văn chính luận là hệ thống lập luận chặt chẽ, với
những lí lẽ sắc bén và những bằng chứng thuyết phục. Đó là một áng văn chính
luận mẫu mực trong nền văn học Việt Nam.
Hai ý kiến đề cập đến hai giá trị cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Ý kiến thứ nhất đề cập đến giá trị lịch sử, ý kiến thứ hai khẳng định giá trị văn
chương của tác phẩm.
2. Phân tích, chứng minh Tuyên ngôn Độc lập

2.1, Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: Đó là một văn kiện lịch sử vô giá:
a/ Nó ra đời trong không khí và thời điểm trọng đại đối với vận mệnh của một
dân tộc, lại được người con ú tú nhất của dân tộc ấy đại diện nói lên ý chí và
khát vọng của đất nước mình
- Sau bao nhiêu năm vùng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ngày
19/8/45, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân.Và ngày 26/8 Hồ Chí Minh
từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà 48 Hàng Ngang, Người soạn
thảoTuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/45, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Người
thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên
ngôn Độc lập trước 50 vạn quốc dân đồng bào.
- Đó là áng văn mở nước của thời đại cách mạng vô sản, mở ra một kỉ nguyên
mới cho dân tộc: kỉ nguyên Độc lập tự do
b/ Nó thực sự là một văn kiện lịch sử to lớn:
11


- Khái quát đầy đủ, toàn diện về lịch sử Việt Nam của hơn 80 năm trước ngày
Độc lập.
…Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái,
đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với
nhân đạo và chính nghĩa
- Chi tiết (thật ) cụ thể, điển hình :
Trước ngày 9/3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để
chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt
Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số
đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
- Hồ Chí Minh đã phân tích thế cuộc trong và ngoài nước một cách sắc sảo và
dự báo những gì sẽ diễn ra sau đó.
Khi đặt bút viết tác phẩm này, đối tượng hướng tới của Bác không chỉ là nhân
dân trong nước, nhân dân thế giới và công luận quốc tế mà còn là trùng vây đế

quốc Anh, Pháp Mĩ và bè lũ phản động Trung Hoa Quốc dân đảng – những kẻ
đang tung ra trước dư luận thế giới những luận điệu xảo trá…
Bên cạnh nhiệm vụ tuyên bố độc lập, Bác còn lật tẩy bản chất xấu xa đê
hèn và đập tan những luận điệu xảo trá nhằm xâm lược nước ta một lần nữa của
thực dân Pháp.
Trong phần mở đầu trang trọng của bản Tuyên ngôn, Bác trích dẫn hai câu
nói nổi tiếng trong hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới… nhằm cảnh tỉnh bọn
có dã tâm xâm lược bằng chính lời răn dạy của tổ tiên cha ông chúng. Đó là sự
mềm dẻo của sách lược lạt mềm buộc chặt.
Với tầm nhìn của một nhà chiến lược, Bác chỉ rõ cục diện chính trị mới
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Từ nô lệ, dân ta đã đánh đổ xiềng
xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng lên nước Việt Nam độc lập, dân ta
lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập lên chế độ dân chủ cộng
hòa. Để rồi giữa Ba Đình rực nắng, Người trịnh trọng tuyên bố: Nước Việt Nam
có quyền được hưởng tự do và Độc lập, và thực sự đã trở thành một nước tự do
và Độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy. Hai cuộc kháng
chiến trường kì của dân tộc ta sau đó đã được Bác dự báo trước từ thời điểm
ấy.Và Bác cũng đã chuẩn bị tâm thế cho dân tộc ta từ buổi trưa lịch sử ấy.
2. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực của mọi thời đại
a. Sức thuyết phục mạnh mẽ được toát ra từ lập luận chặt chẽ.
- Viết TNĐL HCM đã có được lập luận mẫu mực vừa chặt chẽ, hệ thống,
vừa lô gic, hợp lý.
12


+ Lập luận chặt chẽ của HCM trong TNĐL thể hiện trước hết ở cấp độ vĩ
mô ( toàn văn bản). Chỉ cần nhìn vào bố cục của TNĐL ta đã có thể nhận ra
điều này. TNĐL được bố cục thành 3 phần; Phần mở đầu, người viết nêu lên
những nguyên tắc dân tộc bình đẳng để xác lập cơ sở pháp lý chính nghĩa trong

bài văn của mình. Sang phần 2, người viết lên án tội ác của thực dân Pháp trong
hơn 80 năm đô hộ thống trị. Vạch trần chiêu bài khai hóa, bảo hộ của chúng và
chỉ rõ nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đấu tranh giành độc lập từ tay Nhật.
Như vậy ở phần 2 người viết đã đưa ra được cơ sở thực tế chắc chắn. Từ những
cơ sở pháp lý và thực tiễn nêu trên người viết đưa ra lời tuyên bố trước toàn thế
giới về việc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam, tuyên bố về nền
độc lập của dân tộc Việt Nam. Ba phần của bản tuyên ngôn rõ ràng có mối quan
hệ logic, liên đới chặt chẽ với nhau.
+ Đoạn văn: Lập luận chặt chẽ của HCM trong TNĐL còn thể hiện ngay
trong từng phần, từng đoạn của văn bản. Chẳng hạn ở phần tuyên ngôn - phần
kết của văn bản, người viết đã đưa ra một số tuyên bố hết sức quan trọng. Người
chỉ ra sự tồn tại của chế độ thực dân trên đất Việt Nam và khẳng định mạnh mẽ
quyền hưởng tự do, độc lập của dân tộc. Đó là những tiền đề lý luận góp phần
tạo điều kiện đưa bài văn đến cao trào, đến lời tuyên bố cuối cùng, lời tuyên bố
trịnh trọng với thế giới về 3 phương diện của một nước Việt Nam tự do, Độc lập.
Hưởng tự do, Độc lập là tư cách pháp lý, là quyền của người Việt Nam, hưởng
tự do Độc lập là sự thực trên đất nước Việt Nam.Vì những lẽ trên mà người Việt
Nam quyết tâm bảo vệ Độc lập của mình bằng mọi giá.
b/ Lý lẽ mẫu mực ?
Bên cạnh hệ thống lập luận chặt chẽ, HCM còn đưa được vào trong bài viết
những lý lẽ hết sức mẫu mực. Những lý lẽ của Người phù hợp với chân lí khách
quan, được đông đảo mọi người trên thế giới thừa nhận.
* Biểu hiện:
- Phần mở đầu: TNĐL đã được mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản Tuyên
ngôn của Pháp, của Mĩ. Hai bản Tuyên ngôn ấy gắn liền với những cái mốc quan
trọng trong lịch sử phát triển loài người, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và
lịch sử đấu tranh giai cấp. Nội dung của hai bản Tuyên ngôn có tiến bộ, tích cực
được đông đảo nhân dân thế giới thừa nhận. Nó đã trở thành di sản tinh thần của
nhân loại, thành niềm tự hào của người Pháp, người Mỹ. Bác đã tạo được một
cơ sở lí luận vững chắc cho bài văn nghị luận của mình. Nói cách khác, chân lí

của TNĐL có ý nghĩa phổ quát đối với toàn thế giới chứ không chỉ đối với người
Việt Nam.
13


- Phần kết thúc: Để khẳng định quyền hưởng tự do độc lập của người Việt
Nam, Người cũng đã đưa ra những lí lẽ hết sức xác đáng. Đó là các nguyên tắc
dân tộc bình đẳng đã được các nước đồng minh thừa nhận ở Tê- hê- răng và Cựu
Kim Sơn.
c/ Dẫn chứng:
Hỗ trợ cho những lí lẽ xác đáng là một hệ thống dẫn chứng mẫu mực.
Những dẫn chứng mà người viết đưa ra vừa xác thực,vừa tiêu biểu toàn diện.
* Biểu hiện:
+ Chẳng hạn để chứng minh những hành động của TD Pháp là trái lẽ phải
để vạch trần chiêu bài khai hóa của chúng. HCM đã chọn hai lĩnh vực kinh tế và
chính trị, lấy dẫn chứng bằng chính sách của nhà nước thực dân. Về chính trị TD
Pháp tước đoạt quyền tự do dân chủ của người Việt Nam, thi hành luật pháp dã
man, đàn áp và khủng bố, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc dân ta bằng rượu
cồn, thuốc phiện. Bên cạnh tội ác ghê tởm về chính trị là 4 tội ác cực kì dã man
về kinh tế: chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, chúng giữ độc quyền kinh tế, đặt
ra nhiều thứ thuế, chèn ép các nhà tư bản dân tộc. Chỉ qua hai lĩnh vực chính trị,
kinh tế đã đủ để tố cáo tội ác của thực dân mọi phương diện của đời sống xã hội
Việt Nam đều in dấu tội ác của TD Pháp. Chúng hoàn toàn không có công khai
hóa trong hơn 80 năm đô hộ thống trị, chúng đã áp bức bóc lột tàn tệ làm cho
Đông Dương suy kiệt.
+ Hoặc chỉ phủ định công lao bảo hộ của TD, HCM cũng đã đưa ra những
bằng chứng không thể chối cãi, không thể phủ nhận bởi nó là sự thật lịch sử, sự
thật trong 5 năm TD Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật, gây ra hậu quả
khủng khiếp 1/10 dân số chết đói.
d/Văn phong

Lời văn trong TNĐL cũng đã để lại những ấn tượng đậm nét với người
nghe, người đọc. Lời văn vừa sắc sảo về lí trí, vừa nồng nhiệt về tình cảm, đồng
thời sống động trong hình ảnh, chọn lọc về ngôn từ.
* Biểu hiện:
+ Khi tố cáo tội ác của thực dân đối với nhân dân ta trong gần 100 đô hộ,
người viết đã sử dụng một loạt câu văn ngắn, mỗi câu văn như chất chứa, dồn
nén bao căm hận sôi trào: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng tắm
những cuộc khởi trong những bể máu, chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính
sách ngu dân . Mỗi câu văn đều bắt đầu bằng đại từ chúng đi kèm với đại từ
chúng là những động từ biểu thị những hành động dã man giáng xuống đầu nhân
dân ta, dân tộc ta, giống nòi ta. Mỗi câu văn giống như một nhát búa tạ, lớp vỏ
bọc khai hóa mà thực dân đang dùng để che đậy những hành động dã man.
14


+ Lời văn trong TNĐL rất giàu hình ảnh. Chẳng hạn để vạch trần tội ác
của thực dân , HCM viết: chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể
máu. Những hình ảnh cụ thể, chính xác đã tác động rất lớn đến tình cảm của
người đọc.Ta như nghe thấy lời vạch tội giặc Minh đầy hờn căm của Nguyễn
Trãi khi xưa: Nướng dân trên ngọn lửa hung tàn/ vùi con đỏ xuống dưới hầm
tai vạ...
+ Bản Tuyên ngôn đã vạch rõ sự thật- cái được gọi là bảo hộ bằng những
câu văn giàu hình ảnh: Quỳ ngồi, đầu hàng mở cửa nước ta nước Nhật, người
viết không hề che giấu thái độ mỉa mai, khinh bỉ của mình. Nhờ những hình ảnh
này mà những tư thế đê hèn của thực dân hiện ra sống động, rõ nét.
+ Sử dụng từ ngữ: HCM khi viết TNĐL đã chứng tỏ khả năng sử dụng từ
ngữ chọn lọc, chính xác ( phân tích các cụm từ thoát ly hẳn, xóa bỏ hết, xóa bỏ
tất cả, quan hệ thực dân, ký về nước Việt Nam ).
+ Trong TNĐL ta còn có thể bắt gặp những câu văn ngắn gọn, hàm súc Pháp
chạy Nhật hàng vua Bảo đại thoái vị. Câu văn chín chữ giản dị mà chính xác,

giàu tính hình tượng, đồng thời rất mực hàm súc, chỉ có chín chữ đi chọn gần
100 năm lịch sử, khái quát những sự kiện trọng yếu của dân tộc, gợi ra tư thế
thất bại thảm hại của kẻ thù.
Những câu văn như thế còn để lại dư âm trong lòng người đọc. TNĐL xứng
đáng là áng văn chính luận mẫu mực của thời đại mới, người viết đã dàn dựng
được một hệ thống lập luật chặt chẽ, đưa ra những lý lẽ xác đáng và những bằng
chứng không ai chối cãi được.Văn phong của TNĐL giàu giá trị thẩm mỹ tác
động rất lớn đến tình cảm, cảm xúc của người đọc.
Mở rộng : Thành công này có được là do ở HCM có một tầm tư tưởng văn
hóa lớn, do ông không chỉ là một nhà chính trị tài ba mà còn là cây bút chính
luận bậc thầy. Tác phẩm vừa là kết quả của tài năng nghệ thuật, vừa là bằng
chứng của trí tuệ lớn, của một lòng yêu nước cao cả.
3. Bình luận
- Hai ý kiến không mâu thuẫn mà thống nhất. Ý kiến đề cập đến những
phương diện khác nhau về giá trị của bản Tuyên ngôn. Ý kiến thứ nhất nhấn
mạnh đến giá trị lịch sử, ý kiến thứ hai khẳng định giá trị văn chương của
TNÐL.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp
người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của bản của tác phẩm. Tuyên ngôn
Độc lập thực sự không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là áng văn
chính luận hay, cấu trúc chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực và ngôn từ
chọn lọc. Giọng văn hùng hồn, đanh thép nhằm tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực
15


dân Pháp, vừa thống thiết, trữ tình bộc lộ khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của
tác giả với toàn dân tộc Việt Nam.
III. KẾT BÀI
Lịch sử đã lùi xa nhưng TNĐL vẫn sẽ mãi được gìn giữ trân trọng, nếu
người ta gọi Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là thiên cổ hùng văn thì ta cũng

có thể nói như thế về TNĐL
của HCM. Đó là một văn kiện lịch sử của mọi thời đại và cũng là áng
văn chính luân mẫu mực, đặc sắc có giá trị bất hủ không chỉ với Việt Nam mà
với cả nhân loại tiến bộ.
MA TRẬN ĐỀ 3
Mức độ
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Nhận diện
đúng và
biết cách
làm dạng
bài nghị
luận hai ý
kiến bàn về
hình tượng
văn học.

Hiểu được
hai ý kiến
đưa ra trong
đề bài là hai

đặc điểm nổi
bật của con
Sông Đà:
hung bạo và
thơ mộng,
trữ tình.

Vận dụng
các thao tác
lập luận,
kiến thức về
tác phẩm để
làm sáng tỏ
hai ý kiến đã
nêu ra trong
đề bài.

Đưa ra nhận
xét, đánh giá
của cá nhân về
hai đặc điểm
của Sông Đà để
thấy được
phong cách
nghệ thuật độc
đáo của nhà
văn Nguyễn
Tuân.

0,5


0,5

2,5

0,5

4,0

12,5%

12,5%

62,5%

12,5%

100%

Chủ đề

Nghị luận hai
ý kiến bàn về
hình tượng
con Sông Đà
(Người lái đò
Sông ĐàNguyễn Tuân)

Số điểm:
Tỉ lệ:


ĐỀ 3
Về hình tượng con Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà( trích
Người lái đò Sông Đà- Nguyễn Tuân) có ý kiến cho rằng: Con Sông Đà là một
loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Con
Sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một cố nhân, như một nhân
tình chưa quen biết.
16


Từ cảm nhận về hình tượng con Sông Đà, anh/ chị hãy làm sáng tỏ hai ý
kiến trên.
Hướng dẫn làm bài
A. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Vấn đề cần nghị luận: Bàn luận sự hung bạo, dữ dằn và vẻ đẹp trữ tình,
thơ mộng của Sông Đà.
- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Người lái đò Sông Đà
B. LẬP DÀN Ý
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
+ Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Nói
đến ông là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn tài hoa, uyên bác và có một cách
diễn đạt rất độc đáo.
+ Người lái đò Sông Đà là thiên tùy bút đặc sắc in trong tập Sông Đà, xuất bản
năm 1960 của Nguyễn Tuân. Trong thiên tùy bút này, Nguyễn Tuân không chỉ ca
ngợi con người lao động Tây Bắc thứ vàng mười đã qua thử lửa mà còn phát
hiện và ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của con Sông Đà: vừa dữ dội hung bạo, vừa thơ
mộng, trữ tình.
- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến(...)

III. THÂN BÀI
1. Giải thích
- Con Sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm ->Tính cách
hung bạo của Sông Đà.
- Con Sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một cố nhân, như một
nhân tình chưa quen biết ->Vẻ nđẹp trữ tình của con Sông Đà.
=> Đây là hai nét tính cách thống nhất vừa hunh bạo, dữ dội lạivừa thơ mộng,
trữ tình của con Sông Đà.
2. Cảm nhận hình tượng con Sông Đà
a. Sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm
- Vách đá: Đá bờ sông dựng vách thành và những bức thành vách đá cao chẹt
chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách:
+ Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời
+ Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném
hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách…
+ Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy
mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào
17


trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
-> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như
Nguyễn Tuân luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng đầy ăm ắp để tìm
cho được một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.
- Gió, sóng nước trên sông Đà: Dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm ... Bằng lối viết tài hoa, nhữngcâu
văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con Sông
Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người.
- Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: nước ở đây thở và kêu như cửa cống
cái bị sặc,chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên... những cái hút nước lôi tuột bè gỗ

xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác.
Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với
những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.
- Âm thanh thác nước Sông Đà:
+ Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi
thật hùng tráng bài ca của gió, thác xô sóng đá.
+ Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc ca như đang oán trách, van xin, khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ,
các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh
điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: nó rống lên như tiếng một
ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa… rừng
lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng… -> Sự liên tưởng vô cùng
phong phú, âm thanh của thác nước Sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không
khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử.
Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, Nguyên Tuân quả là đã chơi ngông lắm
trong nghệ thuật.
- Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những
hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để
thổi hồn vào từng thớ đá: Cả một chân trời đá … mặt hòn nào trông cũng ngỗ
ngược, nhăn nhúm, méo mó -> Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn
của Nguyễn Tuân, chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ
với ba trùng vi thạch trận:
+ Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì hất hàm đứa thì thách thức, mặt
nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo, sóng nước đá trái, thúc gối vào bụng vào
hông thuyền…
+ Trùng vi thạch trận thứ II: Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều
cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn…
18



+ Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng
chết, luồng sống ở ngay giữa.
-> Con Sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì kẻ thù số một của con người.
Nhưng cũng chính từ hình ảnh con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật
tài hoa, tài tử và cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút VN.
b. Con sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một cố nhân, như một
nhân tình chưa quen biết.
- Sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay
nhìn xuống, con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc
ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo …
- Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa:
+ Mùa xuân xanh màu ngọc bích, khác với sông Gâm, sông Lô màu xanh canh
hến.
+ Mùa thu nước sông lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa …
-> Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.
-Nguyễn Tuân nhìn Sông Đà như một cố nhân như một tình nhân chưa quen
biết với những cảnh quan hai bên bờ cực kì gợi cảm: lá non nhú trên những
nương ngô, những con hươu, cúi đầu gặm những áng cỏ sương …
- Dòng Sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: Bờ
sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích
tuổi xưa… lặng tờ như từ Lí, đời Trần, đời Lê.
Nghệ thuật
- Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức phong phú về nhiều mặt để miêu tả con
Sông Đà đem đến cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lý thú.
- Miêu tả con Sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng những kiến thức của nhiều ngành
nghệ thuật khác nhau, lối ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất
ngờ và thú vị.
- Khi miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sống động,
giàu hình ảnh và có sức gợi cao. Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, co duỗi nhịp
nhàng, có lúc hối hả, gân guốc, có lúc chậm rãi trữ tình.

3. Bình luận
Hai ý kiến đều đúng, tuy là hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà
bổ sung cho nhau; giúp người đọc nhìn nhận toàn diện và thống nhất về hình
tượng con Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Cảm nhận và miêu tả con Sông
Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của mình. Hình
tượng Sông Đà chính là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của
người lao động trong chế độ mới.
19


III. KẾT BÀI.
Hai ý kiến trên giúp ta hiểu rõ hơn tùy bút Người lái đò Sông Đà. Tùy bút
khép lại nhưng vẫn mở ra cho ta nhiều suy nghĩ khác nhau. Đó là sự đánh dấu
cho sự phát triển văn học nước nhà.
MA TRẬN ĐỀ 4
Mức độ
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Nhận diện
đúng và
biết cách
làm dạng
bài nghị
luận hai ý

kiến bàn về
hình tượng
văn học.

Hiểu được
hai ý kiến
đưa ra trong
đề bài là hai
đặc điểm nổi
bật của
người lái dò
sông Đà

Vận dụng
các thao tác
lập luận,
kiến thức về
tác phẩm để
làm sáng tỏ
hai ý kiến đã
nêu ra trong
đề bài.

Đưa ra nhận
xét, đánh giá
của cá nhân về
hình tượng
ông lái đò để
thấy được
phong cách

nghệ thuật độc
đáo của nhà
văn Nguyễn
Tuân.

0,5
12,5%

0,5
12,5%

2,5
62,5%

0,5
12,5%

Cộng

Chủ đề
Nghị luận hai
ý kiến bàn về
hình tượng
con Sông Đà
(Người lái đò
Sông ĐàNguyễn Tuân)

Số điểm:
Tỉ lệ:


ĐỀ 4
Bàn về hình tượng ông đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của
Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Thứ vàng mười đã qua thử lửa là cốt cách
nghệ sĩ của ông đò.Ý kiến khác lại khẳng định: Phẩm chất anh hùng của người
lao động này mới thực là thứ vàng mười của con người Tây Bắc.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng ông lái đò, anh/chị hãy bình luận
những ý kiến trên.
A. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng ông lái đò.
- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Người lái đò Sông Đà
B. LẬP DÀN Ý
I. MỞ BÀI.
20

4,0
100%


- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, có phong cách tài hoa, độc đáo, có
nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện tại Việt Nam.
- Tùy bút Người lái đò Sông Đà là một trong những tác phẩm đặc sắc của
Nguyễn Tuân in trong tập Sông Đà (1960). Ở thiên tùy bút này tác giả đã xây
dựng được hình tượng đáng nhớ đó là người lái đò.
II. THÂN BÀI
1.Giải thích
- Thứ vàng mười đã qua thử lửa: Là thứ vàng quý giá đã được tôi luyện,
chắt lọc công phu, không bị lẫn tạp chất. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Tuân
muốn ca ngợi những phẩm chất, giá trị cao đẹp của con người.
- Cốt cách nghệ sĩ: vẻ đẹp tài hoa, xuất chúng, điều luyện của con người.

Theo quan niệm của Nguyễn Tuân: Nét nghệ sĩ của con người không chỉ thể
hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn trong nhiều lĩnh vực hoạt động
khác nữa. Khi con người đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc của mình là
khi họ bộc lộ nét tài hoa, nghệ sĩ. Ông đò là một nghệ sĩ tài hoa với nghệ thuật
chèo thuyền vượt thác hết sức cao cường.
- Phẩm chất anh hùng: Vẻ đẹp kiên cường, dũng mãnh, gan dạ vượt lên
hoàn cảnh khó khăn, thử thách.Trong thiên tùy bút, phẩm chất anh hùng của ông
đò bộc lộ ngay ở cuộc sống lao động thường ngày trong trận chiến ác liệt với Đà
giang.
Đây là hai nhận xét khái quát về hai phẩm chất cao đẹp của hình tượng ông
đò.
2.Cảm nhận hình tượng ông đò
* Thứ vàng mười đã qua thử lửa là cốt cách nghệ sĩ của ông đò
- Để có thể chiến thắng dòng thác Sông Đà, ông đò đã có sự chuần bị chu
đáo, nắm chắc tình hình của đối phương bởi biết mình biết người, trăm trận trăm
thắng. Ông hiểu biết tường tận về tính nết của dòng sông nắm chắc binh pháp
của thần ông thần đá thuộc quy luận phục kích của lũ đã nơi ải nước hiểm trở.
Ông lão đã biết từng cửa tử, cửa sinh trên thạch trận Sông Đà.
- Từ đó ông đò đã chủ động chỉ huy cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn
ngoan.
+ Ông đã vượt qua vòng trùng vi thạch trận thứ nhất bằng chính kinh
nghiệm của một vị thuyền trưởng lão luyện, dày dạn trên sông nước với tiếng
chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái.
+ Bằng sự thông minh sáng suốt đổi luôn chiến thuật đã giúp ông đò đưa
con thuyền vượt qua trùng vây thứ hai.
21


+ Tay lái ra hoa khiến con thuyền như mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi
nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được, vượt qua trùng vây thứ ba,

vậy là hết thác.
- Ông có một phong thái ung dung, lịch lãm biết nhìn những thử thách đã
qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn.
* Phẩm chất anh hùng của người lao động này mới thực là thứ vàng mười của
con người Tây Bắc.
- Ông lái như một vị tướng tài ba tung mình giữa trận đồ bát quái với
nhưng tên tướng đá hết sức nguy hiểm.
- Tinh thần dũng cảm kiên cường đã giúp ông kìm nén nỗi đau về thể xác
do cuộc vật lộn với thác dữ hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái.
- Người lái đò đã chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà vô
cùng chuẩn xác đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên
mà chặt đôi ra để mở đường tiến.
* Nghệ thuật
Góp phần làm nên thứ vàng mười đã qua thử lửa ấy, Nguyễn Tuân đã
dụng công tạo ra tình huống đầy thử thách; huy động vốn hiểu biết uyên bác
về nhiều lĩnh vực, vốn ngôn ngữ phong phú, chính xác, sử dụng phối hợp
các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa... Vì vậy, hình tượng ông đò hiện lên thật
sống động, hấp dẫn.
3. Bình luận hai ý kiến.
- Hai ý kiến đều đúng, cùng bổ sung hoàn thiện vẻ đẹp của ông đò với sự
hài hòa giữa cốt cách tài hoa nghệ sĩ và phẩm chất anh hùng được tôi luyện
trong những lần vượt thác đầy hiểm nguy. Thứ vàng mười đã qua lửa của con
người Tây Bắc đã được tạo từ hai phẩm chất trên.
- Qua hình tượng này tác giả phát biểu quan niệm mới về chủ nghĩa anh
hùng: anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà có cả ngay trong cuộc
sống lao động đời thường.

22



MA TRẬN ĐỀ 5
Mức độ
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Nhận diện
đúng và
biết cách
làm dạng
bài nghị
luận hai ý
kiến bàn vẻ
đẹp tình
yêu trong
bài SóngXuân
Quỳnh.

Hiểu được
hai ý kiến
đưa ra trong
đề bài là hai
nét truyền
thống và
hiện đại của
tình yêu

trong bài
thơ.

Vận dụng
các thao tác
lập luận,
kiến thức về
tác phẩm để
làm sáng tỏ
hai ý kiến
được đưa ra
trong đề bài.

Đưa ra nhận
xét, đánh giá
của cá nhân về
hai ý kiến, chỉ
ra nét riêng của
thơ Xuân
Quỳnh, có liên
hệ xác đáng với
tình yêu tuổi
trẻ hiện đại.

0,5

0,5

2,5


0,5

12,5%

12,5%

62,5%

12,5%

Cộng

Chủ đề

Nghị luận hai
ý kiến bàn về
vẻ đẹp của
tình yêu trong
Sóng- Xuân
Quỳnh.

Số điểm:
Tỉ lệ:

4,0
100%

ĐỀ 5
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Tình yêu của người
phụ nữ trong bài thơ vẫn vẹn nguyên những biểu hiện muôn đời của tình yêu

truyền thống. Ý kiến khác lại khẳng định: Tình yêu ấy mang tính chất hiện đại
của tình yêu hôm nay.
Bằng cảm nhận về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ Sóng, anh/chị
hãy bình luận các ý kiến trên, từ đó liện hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay.
Hướng dẫn làm bài
A. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Vấn đề cần nghị luận: Tình yêu mang tính chất hiện đại và truyền thống trong
bài thơ Sóng
- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi dẫn chứng: Bài thơ Sóng và thơ văn Xuân Quỳnh.
B. LẬP DÀN Ý
I. MỞ BÀI
23


- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời
chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn
người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát
vọng đời thường.
- Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển
Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh,
đồng thời là một trong những bài thơ tình hay nhất trong nền văn học Việt Nam.
- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến(…)
II. THÂN BÀI
1. Giải thích
- Tính chất truyền thống của tình yêu muôn đời: có từ xưa, được bảo tồn trong
cuộc sống hiện đại, trở thành nét đặc trưng về tinh thần, văn hóa của cộng đồng,
dân tộc…
- Tính hiện đại như tình yêu hôm nay: thời đại ngày nay, con người có đời sống
văn hóa, tinh thần tự do, dân chủ, không bị ràng buộc bởi những hệ tư tưởng

phong kiến.
- Hai ý kiến đề bài đưa ra đều đúng, bổ sung cho nhau, làm nên vẻ đẹp hoàn
thiện của tình yêu mà Xuân Quỳnh muốn thể hiện.
2. Phân tích, chứng minh
a. Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ vẫn vẹn nguyên những biểu hiện
muôn đời của tình yêu truyền thống.
- Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách: (nỗi nhớ tràn ngập không gian, thời
gian; cả ý thức lẫn vô thức: cả trong mơ còn thức )
- Tình yêu gắn liền với sự chung thủy: Với em không chỉ có phương Bắc,
phương Nam mà còn có cả phương anh. Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là
không gian của tương tư.
- Tình yêu gắn với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như
sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, người phụ nữ trên
hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập
bến.
b. Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính hiện đại như tình
yêu hôm nay
- Tình yêu là trạng thái tâm lí phong phú, đa dạng, luôn chứa đựng những biến
động, thao thức thất thường, vừa nồng nàn, táo bạo, tha thiết, vừa tỉnh táo, đắm
say Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ...

24


- Trong tình yêu người phụ nữ không cam chịu, nhẫn nhục mà luôn chủ động,
khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt, đồng cảm, bao dung Sông không
hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể
- Dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng
lớn của cuộc đời Làm sao được tan ra/.../ Để ngàn năm còn vỗ
Nghệ thuật

- Bài thơ có âm hưởng vừa dạt dào, sôi nổi, vừa êm dịu, lắng sâu. Kết cấu song
trùng hai hình tượng sóng và em giúp người phụ nữ biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn và
những quan niệm về tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa sâu sắc, mang tính
truyền thống.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách ngắt nhịp linh hoạt, nghệ thuật so sánh,
nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng sáng tạo, tài hoa.
Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay
- Tuổi trẻ hôm nay vẫn phát huy được những vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ
như :
+ Sự thuỷ chung trong tình yêu
+ Niềm khát khao, tin tưởng vào một tình yêu đích thực
+ Chủ động vươn tới một tình yêu tốt đẹp
- Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ các bạn trẻ có quan niệm sai lầm trong tình yêu.
Họ sống thực dụng, không trân trọng những giá trị truyền thống đẹp đẽ của tình
yêu.Cần phải phê phán hiện tượng này.
3. Bình luận
- Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong
tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ,
hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân
Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác, quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có
cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài
thơ Sóng nói riêng tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả.
- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài
thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm.
Sóng xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của của Xuân Quỳnh nói
riêng và thơ tình hiện đại Việt Nam nói chung.

III. KẾT BÀI
Hai ý kiến tưởng trái chiều nhưng góp phần bổ sung cho nhau để làm nổi
bật nét độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng. Mang trong mình vẻ

25


×