Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số hình thức học tập tích cực trong việc đọc hiểu tác phẩm đọc thêm lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 16 trang )

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Tình hình thực tế
a. Đôi nét về tiết học đọc thêm.
Như chúng ta đã biết, bên cạnh việc học những tác phẩm đọc văn, học sinh còn phải
tiếp cận với những tác phẩm đọc thêm trong chương trình. Để có một cái nhìn cơ bản nhất về
tiết học đọc thêm, chúng ta sẽ có một sự đối chiếu cụ thể:
Ví dụ trong chương trình Ngữ Văn học kì I và học kì II lớp 11:
Yêu cầu * Bài đọc thêm:
* Bài đọc văn:
1. Về
a. “Khóc Dương Khuê” (Nguyễn
“Thương vợ” (Trần Tế Xương)
trọng
Khuyến)
1. Kiến thức
tâm kiến
1. Kiến thức
- Hình ảnh người vợ tần tảo,
thức kĩ
- Bài thơ là tiếng khóc chân thành, đảm dang, giàu đức hy sinh và
năng:
thuỷ chung của tình bạn gắn bó.
ân tình sâu nặng cùng tiếng
- Nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng cười tự trào của tác giả.
qua âm điệu da diết của thể thơ song - Phong cách thơ Tú Xương:
thẩt lục bát.
chân thành, lời thơ giản dị mà
2. Kĩ năng: đọc hiểu văn bản theo sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và
đặc trưng thể loại.
trào phúng.
Vịnh khoa thi hương (Trần Tế 2. Kĩ năng


Xương)
- Đọc hiểu theo đặ trưng thể
1. Kiến thức:
loại
- Sự xáo trộn của trường thi; quang
- Phân tích, bình giảng.
cảnh trường thi nhếch nhác, nhốn
nháo, ô hợp và thái độ của nhà thơ.
- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, âm
thanh tạo sắc thái trào lộng.
2. Kĩ năng: đọc hiểu bài thơ theo đặc
trưng thể loại.
b. Nhớ đồng (Tố Hữu), Tương tư
b. Từ ấy (Tố Hữu)
(Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh
1. Kiến thức
Thơ)
- Niềm vui và nhận thức mới về
1. Kiến thức:
lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc
- “Nhớ đồng”: nỗi nhớ cuộc sống
trong tình cảm,…của người
bên ngoài biểu hiện của niềm khát
thanh niên khi được giác ngộ lí
khao yêu cuộc sống; lựa chọn hình
tưởng cộng sản.
ảnh, miêu tả diễn biến tâm trạng
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng.
nhân vật trữ tình.
- “Tương tư”: tâm tư và khát vọng

của chàng trai về một tình yêu chung
thủy với tất cả niềm yêu thương,
trách móc, hờn giận, mong nỏi; chất
dân dã trong thơ Nguyễ Bính.
- “Chiều xuân”: cảnh chiều xuân
dưới ngòi bút Nh Thơ và tấm lòng thi
sĩ; trí tưởng tượng, năng lực miêu tả, 2. Kĩ năng: phân tích thơ trữ
tạo dựng bức tranh quê.
tình theo đặc trưng thể loại.
2. Kĩ năng: đọc hiểu bài thơ theo đặc


2. Về
phân
lượng
thời
gian

trưng thể loại.
a. “Khóc Dương Khuê”, “Vịnh
khoa thi hương”: Hơn 1 tiết học,
nhưng không quá 1,5 tiết (Hai tác
phẩm trên được ghép chung với tiết
đọc văn “Thương vợ”).
b. “Nhớ đồng”, “Tương tư”, “Chiều
xuân”: không quá 1 tiết học (ghép
chung tiết 85, 86 với bài “Từ ấy”)

a. “Thương vợ”: Ít nhất 1,5 tiết
(Theo phân phối chương trình,

ba tác phẩm trên nằm ở tiết
9,10,11).

b. “Từ ấy”: 1 tiết (tiết 85, 86
ghép chung với các bài đọc
thêm)
Như vây, qua sự đối chiếu hai trường hợp điển hình ở hai học kì trong chương trình
Ngữ Văn lớp 11 , ta có thể rút ra nhận xét:
- Dù là một tác phẩm đọc thêm nhưng yêu cầu về kiến thức, kĩ năng không phải là đơn giản.
Đồng thời, học sinh phải nắm được những yêu cầu cơ bản đó sau mỗi tiết học để làm nền
tảng cho sự phong phú của các đề kiểm tra, thi cử.
- Mặc dầu vậy nhưng phân lượng thời gian cho những tiết học đọc thêm ấy có phần hạn chế.
Chính vì thế nên việc học những tác phẩm đọc thêm đòi hỏi người học phải có một bước
chuẩn bị trước thật kĩ lưỡng không kém những tác phẩm đọc văn. Bên cạnh đó, người dạy
cũng cần có sự chuẩn bị thật chu đáo về các phương pháp để giúp học sinh nắm bắt kiến
thức.
a.
Tình hình học sinh
Để có cơ sở chắc chắn cho việc lựa chọn đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát lớp 11A11,
và 11A12 (71 học sinh) về tình cảm, thái độ đối với môn học. Đặc biệt hơn là quan điểm của
học sinh dành cho những tác phẩm đọc thêm. Thiết nghĩ, chính những vấn đề trên sẽ quyết
định cách học tập và kết quả học tập của học sinh. Kết quả khảo sát đó được ghi lại qua
những số liệu, thông tin sau:
Cách đo
Kết quả
Phần định lượng
Nhận xét của học sinh
Rất khó
7.0%
về mức độ khó, dễ của Khó

63.4%
môn Văn
Không khó
2.8
Không khó cũng không dễ
26.8%
Hoàn toàn không khó
0%
Tình cảm, thái độ của
Rất thích
11.3%
học sinh đối với môn
Thích
29.6%
Văn
Không thích
1.4%
Không thích cũng không ghét
57.7%
Hoàn toàn không thích
0%
Đánh giá của học sinh Rất quan trọng
5.7%
về vai trò của tác phẩm Quan trọng
15.4%
đọc thêm trong chương Bình thường
29.6%
trình
Không quan trọng
47.9%

Hoàn toàn không quan trọng
1.4%
Sự chuẩn bị của học
Dành rất nhiều thời gian
0%
sinh trước khi tìm hiểu Dành nhiều thời gian
12.7%
một tác phẩm đọc thêm Dành ít thời gian
63.4%
Dành rất ít thời gian
19.7%


Phần định tính

Hoàn toàn không dành thời
4.2%
gian
Những khó khăn em
- Nội dung khó hiểu, khó cảm nhận do
gặp phải khi tìm hiểu
cách xa thời đại.
các tác phẩm đọc thêm. - Khó nhận ra nghệ thuật của văn bản.
( điển tích, biện pháp tu từ,..)
- Hiểu được nội dung nhưng diễn đạt
không được rõ như ý mình muốn
- Hoặc không biết tìm hiểu như thế nào.
- Không có nhiều tư liệu
Sự lựa chọn của học
Hầu hết các em đều lựa chọn hình thức

sinh về hình thức học
học tập tích cực. Với các em, những hình
tập.
thức học tập đó sẽ gúp các em phát huy
năng lực bản thân, sự hứng thú,…

Hình ảnh minh họa

Kết quả khảo sát trên đã giúp tôi rút ra một số vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, đối với đại đa số học sinh thì Văn là một môn học khó. Các em thường than
phiền không biết diễn đạt vấn đề đó như thế nào. Hay làm sao để biết được nghệ thuật nào
được sử dụng trong câu thơ câu văn ấy, làm sao để hiểu sâu được một vấn đề mà tác phẩm
mang lại, sẽ bắt đầu phân tích từ đâu khi bắt gặp một tác phẩm,…Đặc biệt, một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến nhận xét đó của học sinh là các tác phẩm đọc thêm. Với các em,
những tác phẩm này thường ít tài liệu nghiên cứu. Trong sách giáo khoa lại không có mục
ghi nhớ nên các em khó định hướng nội dung khi tìm hiểu. Trong khi đó, có nhiều tác phẩm
sử dụng những hình thức nghệ thuật mang tính uyên bác (ước lệ, điển tích). Điển hình như ý
kiến bày tỏ của em Nguyễn Thành Thái lớp 11a11: “Em gặp nhiều khó khăn là không hiểu
được các từ Hán, không biết về những điển tích điển cố”. Như vậy, những nhận xét, những
lời giãi bày của các em cho chúng ta thấy rằng: năng lực diễn đạt, khả năng cảm thụ và lượng
kiến thức của từng em tuy có khác nhau nhưng còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, tôi


thiết nghĩ nên tạo một điều kiện tốt nhất để các em có cơ hội trao đổi những gì mình có được
với nhau. Điều đó chẳng những có thể hoàn thiện kiến thức bài học mà còn giúp các em cải
thiện những hạn chế của bản thân.
Thứ hai, trong tình cảm của các em thì Văn là một môn học bình thường. Điều này
cũng có nghĩa là các em thiếu sự yêu thích, thiếu sự hứng thú với môn học. Minh chứng cho
điều ấy, em Võ Thị Mỹ Phước lớp 11a11 đã chia sẻ: “Chương trình học khá khác với
chương trình em từng tiếp xúc. Em từng rất rất tự tin vào môn Ngữ Văn từ tác phẩm văn học

hay tác phẩm đọc thêm. Nhưng cảm xúc và cái nhạy cảm của em với môn Ngữ văn dường
như đã dần nhạt đi”. Học Văn cũng là học làm người. Quan trọng hơn, giữa nhận thức – tình
cảm và hành động luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau. Vậy, nhận thức, tình cảm ấy sẽ dẫn
đến một hành động học tập như thế nào? Chắc chắn rằng mỗi giáo viên chúng ta phải tìm ra
câu trả lời cho điều đó bằng những hình thức học tập có khả năng khơi gợi hứng thú, niềm
yêu thích trong mỗi học sinh.
Thứ ba, đối với các em, các tác phẩm đọc thêm có vai trò không quan trọng trong
chương trình. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể các em ít thấy sự xuất hiện
các tác phẩm đọc thêm trong các đề thi. Quan trọng hơn là do sự mâu thuẫn giữa dung lượng
thời gian và yêu cầu về kiến thức dành cho tác phẩm đọc thêm. Điều này đã chi phối cách
truyền đạt tác phẩm của giáo viên và việc tiếp thu của học sinh. Ví dụ như những chia sẻ của
em Thiên Phú lớp 11a12: “Hầu như là em cũng ít quan tâm đến các bài đọc thêm vì thấy nó
không có trong thi” hay em Ngọc Trúc lớp 11a11: “Giáo viên thường không giảng nhiều về
những bài đọc thêm nên phần lớn kiến thức về những bài đọc thêm em không có”. Chính
điều đó đã khắc sâu trong suy nghĩ của các em, học Văn chỉ để đi thi, không nói kĩ, không
giảng nhiều, không có trong đề thi thì không quan trọng. Nhưng nếu chỉ học để đi thi thì với
những đổi mới trong kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục ở những năm gần đây, tác phẩm đọc
thêm vẫn có khả năng ra đề. Tât nhiên chúng ta không thể dạy một tác phẩm đọc thêm như
một tác phẩm đọc văn. Nhưng làm thế nào để khắc sâu điều cốt lõi của văn bản trong đầu các
em mà vẫn đảm bảo dung lượng thời gian mới là điều quan trọng. Để làm được điều đó,
người giáo viên không thể áp đặt kiến thức một chiều.
Thứ tư, việc dành thời gian cho những tác phẩm đọc thêm của học sinh là rất ít. Điều
này có nghĩa là các em không hề xem qua tác phẩm hoặc nếu có xem thì cũng chưa có sự đầu
tư đúng mực. Chính vì lẽ đó nên kiến thức mà giáo viên cung cấp sẽ nhanh chóng bị lãng
quên và bài học làm người cũng chỉ có trong lớp học.
2. Kết luận
Xuất phát từ thực tế về dung lượng kiến thức và phân phối thời gian cho các tác phẩm đọc
thêm trong chương trình lớp 11.
Xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa vai trò của môn học và tình cảm, thái độ đối với việc học
Văn của học sinh.

Xuất phát từ cách nhìn nhận về vai trò của các tác phẩm đọc thêm cùng sự đầu tư cho
những tác phẩm này.
Và xuất phát từ những mong đợi mà mỗi học sinh đã chia sẻ.
Tôi nhận ra rằng, cần tạo cho học sinh một tình cảm thật sự cần thiết để làm động lực cho
các em trong học tập bộ môn cũng như giúp các em nhận ra vai trò không hề nhỏ của những
bài đọc thêm trong các kì thi, trong sự hoàn thiện tri thức. Để từ đó, các em có sự đầu tư
nhiều hơn, có thêm cơ hội để phát huy năng khiếu bản thân và được dịp học hỏi bạn bè. Đó
cũng chính là lí do tôi lựa chọn:
“Một số hình thức dạy học tích cực trong việc đọc hiểu các tác phẩm đọc thêm lớp 11”


II. “NHỮNG HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG VIỆC ĐỌC HIỂU CÁC
TÁC PHẨM ĐỌC THÊM LỚP 11”
1. Hình thức thảo luận nhóm:
a. Cách thực hiện:
Dựa theo đặc điểm nội dung bài học cũng như vấn đề cần giải quyết, giáo viên chia lớp
thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm sẽ giải quyết một vấn đề. Trong quá trình phân nhóm thảo luận
cần chú ý:
+ Mức độ kiến thức ở mỗi nhóm phải ngang nhau
+ Số lượng học sinh ở mỗi nhóm phải bằng hoặc cách nhau không quá xa.
+ Số lượng nhóm được quyết định tùy theo nội dung của vấn đề. Từ đó ta có thể có nhóm
nhỏ với 2 - 4 học sinh hoặc nhóm lớn hơn tính theo đơn vị tổ.
- Các nhóm thảo luận theo một mốc thời gian xác định mà giáo viên đặt ra. Trong
khoảng thời gian đó, giáo viên sẽ quan sát tiến trình làm việc của các nhóm và đôn
đốc kịp thời
- Sau đó, các nhóm sẽ thuyết trình kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. Trên cơ
sở đó giáo viên và các nhóm khác nhận xét, rút kiến thức.
Ví dụ: Chùm đọc thêm “Cha con nghĩa nặng” (Hồ Biểu Chánh), “Vi hành” (Nguyễn Ái
Quốc), “Tinh thần thể dục” (Nguyễn Công Hoan), theo phân phối chương trình, chùm
đọc thêm này được dạy trong hai tiết. Với đặc điểm đó, giáo viên có thể chia lớp thành 3

nhóm lớn, mỗi nhóm là một tác phẩm để thảo luận một số vấn đề chính:
- Những thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Nội dung chính của tác phẩm.
- Đặc điểm nghệ thuật nổi bật.
- Chọn và bình giảng một chi tiết hay mà nhóm thích.
Để học sinh có sự chuẩn bị, giáo viên sẽ giao việc cho các nhóm ở tiết học trước. Bắt tay
vào tiết học, các nhóm sẽ tập hợp những kiến thức đã chuẩn bị và việc thảo luận nhóm là
để chọn lọc những thông tin của các thành viên tạo thành sản phẩm của nhóm.
Các nhóm sẽ có thời gian 3-5 phút để làm việc. Sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
Các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi với nhóm về những vấn đề chưa hiểu. Dựa vào tất cả hoạt
động đó, giáo viên sẽ rút ra đơn vị kiến thức trọng tâm cho học sinh.
Hình ảnh minh họa


b. Nhận xét rút kinh nghiệm:
* Ưu điểm
Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến không chỉ trong môn Ngữ Văn mà
còn ở các môn học khác. Vì nó có khả năng phát huy tính tích cực, năng động của học
sinh cũng như rèn luyện năng lực hợp tác, làm việc tập thể. Đặc biệt hơn, với đặc điểm
của bài đọc thêm trong môn Ngữ Văn, phương pháp này còn được sử dụng rộng rãi ở các
thể loại: truyện, thơ,…Bên cạnh đó nó còn giúp học sinh tự khám phá kiến thức, góp
phần khắc sâu nội dung vấn đề. Hơn nữa, bằng việc thảo luận nhóm, mỗi thành viên sẽ
nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề được giao để từ đó xác định mình cần học
hỏi thêm những gì ở bạn. Đó là nền tảng quan trọng để các em bước vào các kì thi. Đồng
thời, phương pháp thảo luận nhóm còn rèn cho các em năng lực thuyết trình trước tập thể
cũng như khả năng giải quyết vấn đề.
* Hạn chế:
Bên cạnh những mặt đạt được, thảo luận nhóm còn có những hạn chế nhất định.
- Còn phụ thuộc nhiều vào không gian lớp học cũng như sỉ số lớp.
- Độ đồng đều trong việc nắm bắt kiến thức chưa thật cao.

2. Hình thức vẽ tranh
a. Cách thực hiện:
Đây là một phương pháp mà giáo viên sử dụng kết hợp với phương pháp làm việc nhóm
để học sinh cảm nhận một ý thơ, một hình ảnh nghệ thuật, nội dung bài thơ thông qua việc
phát thảo cảm nhận đó bằng một bức tranh. Từ đó các em sẽ thuyết trình, bình giảng về bức
tranh của mình. Đó cũng chính là cách để các em khám phá nội dung nghệ thuật của tác
phẩm.
Ví dụ: Với chùm đọc thêm “ Nhớ đồng” (Tố Hữu), “Tương tư” (Nguyễn Bính), “Chiều
xuân” (Anh Thơ), giáo viên sẽ chia lớp thành 3 nhóm lớn. Mỗi nhóm đảm nhận tìm hiểu một
tác phẩm. Sau đó, giáo viên chọn ra một nhóm tham gia vẽ tranh. Để đạt hiệu quả cao nhất,
giáo viên chia nhóm lớn đó thành nhiều nhóm nhỏ (2 - 4 học sinh) theo bố cục của bài thơ.
Mỗi nhóm nhỏ sẽ cảm nhận và phát họa nội dung bằng bức tranh theo cách hiểu của nhóm
mình. Cũng từ đó các em nắm bắt được đặc điểm nghệ thuật của đoạn thơ đó.
Hay với bài đọc thêm “Hương Sơn phong cảnh ca” (Chu Mạnh Trinh). Giáo viên sẽ giao
việc cho học sinh ở tiết học trước theo từng nhóm. Nhóm 1: giới thiệu tác giả và những kiến
thức về Hương Sơn. Nhóm 2: Kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Nhóm 3: vẽ tranh về cảnh đẹp Hương Sơn. Riêng nhóm 1,2 có thể chọn hình thức trình bày
bằng sơ đồ hoặc máy chiếu khi bước vào tiết học. Vào lớp, học sinh sẽ báo cáo kết quả. Từ
đó, giáo viên nhận xét và rút ra đơn vị kiến thức.


Hình ảnh minh họa

Học sinh vẽ tranh: “Hương Sơn phong cảnh ca” Học sinh vẽ tranh: “Vịnh khoa thi
hương”
(Chu Mạnh Trinh)
(Trần Tế Xương)
b. Nhận xét rút kinh nghiệm:
* Ưu điểm
- Đây là một phương pháp có khả năng phát huy cao độ năng khiếu, sở trường của học sinh

góp phần tạo tính hứng thú cho bài học.
- Được sử dụng rộng rãi cho các thể loại: thơ, văn xuôi,..
- Do được kết hợp với các phương pháp khác: làm việc nhóm, thuyết trình,..nên đồng thời
rèn luyện cho các em năng lực hợp tác, làm việc tập thể, sử dụng ngôn ngữ,…
- Để tạo thành bức tranh, các em phải có một sự lựa chọn hình ảnh, nội dung, nghệ thuật,..
Và như vậy đồng nghĩa với việc các em đã tự khám phá, cảm thụ, chiếm lĩnh kiến thức cho
riêng mình. Tất nhiên những kiến thức đó các em sẽ nhớ lâu hơn so với những kiến thức mà
các em tiếp nhận một cách thụ động.
* Hạn chế:
- Do không phải học sinh nào cũng có năng khiếu vẽ. Hơn nữa, từ việc cảm thụ tác phẩm đến
vẽ một bức tranh là hai công việc có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Vì vậy hình
thức trên chưa phát huy được đồng đều năng lực của học sinh.
- Còn mất nhiều thời gian chuẩn bị.
3. Hình thức diễn kịch.
a. Cách thực hiện:
Đây là một phương pháp được sử dụng phù hợp với các tác phẩm văn xuôi. Trên cơ sở
đọc, tìm hiểu lời thoại nhân vật cũng như nắm được đặc điểm tính cách, diễn biến tâm lí của
nhân vật đó, học sinh sẽ đóng vai và diễn lại một phần của đoạn trích, tác phẩm. Hoạt động
này được sử dụng có thể thay thế cho việc đọc văn bản.


Ví dụ: Với bài đọc thêm “Cha con nghĩa nặng” (Hồ Biểu Chánh), giáo viên sẽ chọn ra hai
học sinh có năng khiếu để diễn lại cảnh gặp gỡ giữa anh Sửu và Tí. Thông qua đó giáo viên
sẽ tiến hành các hoạt động tìm hiểu, khám phá kiến thức bài học.
Hình ảnh minh họa

b. Nhận xét rút kinh nghiệm:
*Ưu điểm:
- Phát huy năng khiếu biểu diễn, óc sáng tạo của học sinh.
- Tạo tính hứng thú rất cao trong việc khám phá, tìm hiểu bài

- Khắc phục tính chất sách vở khô khan, tái hiện lại một cách sinh động tác phẩm góp phần
kích thích tinh thần học tập của lớp.
*Hạn chế:
- Còn mất nhiều thời gian chuẩn bị.
- Chỉ phát huy được năng khiếu của một số học sinh.
4. Hình thức vẽ sơ đồ tư duy.
a. Cách thực hiện:
Với phương pháp này, giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng để tóm tắt lại cốt
truyện tác phẩm làm nền cho việc tìm hiểu bài hoặc đoạn trích hay thâu tóm mạch ý, tâm
trạng trong các tác phẩm trữ tình. Trên cơ sở đó, các em sẽ đọc sách giáo khoa, nắm vững nội
dung của vấn đề cần được vẽ sơ đồ. Từ đó, các em sẽ xác định nội dung trung tâm, ý chính, ý
phụ của vấn đề. Sau đó các em sẽ vẽ lại sơ đồ mối quan hệ của các nhân vật, các sự kiện
trong tác phẩm hay sơ đồ cho bố cục, nội dung bài thơ (văn bản dài),…. Việc làm này sẽ


giúp các em có cái nhìn tổng quát về tác phẩm, có cơ sở chắc chắn để tìm hiểu những đoạn
trích (văn xuôi)
Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ
tư duy để hệ thống những nội dung chính của bài học sau khi đã tìm hiểu bài.
Ví dụ: Khi tìm hiểu đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” (Hồ Biểu Chánh), để học sinh cảm
nhận được tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng giữa Tí và anh Sửu thì trước hết các em
phải nắm được toàn bộ cốt truyện của tác phẩm. Và như vậy giáo viên sẽ yêu cầu các em vẽ
lại sơ đồ cốt truyện của tác phẩm. Việc làm đó sẽ giúp nắm bắt tác phẩm, tìm hiểu nội dung
dễ dàng hơn.
Hay với bài thơ “Khóc Dương Khuê” (Nguyễn Khuyến), học sinh có thể vẽ lại sơ đồ mạch
nội dung của tác phẩm theo bố cục bài thơ. Việc làm này sẽ giúp các em có cái nhìn tổng
quát về tác phẩm đồng thời cũng nắm được nội dung, nghệ thuật cốt lõi của bài.
Hình ảnh minh họa

Học sinh vẽ sơ đồ tư duy cho tác phẩm “Khóc Dương Khuê” (Nguyễn Khuyến)

b. Nhận xét rút kinh nghiệm:
* Ưu điểm:
- Phát huy được tư duy sáng tạo cũng như năng lực liên tưởng của học sinh.
- Giúp những kiến thức bài học hệ thống, học sinh sẽ dễ nhớ bài và nhớ lâu hơn. Đặc biệt với
những bài học có nhiều ý lớn, ý nhỏ, vẽ sơ đồ còn giúp các em thấy được mối quan hệ giữa
các ý để có sự nắm bắt bài học tốt nhất.
- Bằng sự linh hoạt, khéo léo của người giáo viên cũng như đặc điểm của học sinh, phương
pháp này cũng có thể được sử dụng rộng rãi cho các thể loại, các thời điểm khác nhau của
tiết học: hoạt động tìm hiểu bài, củng cố,…
* Hạn chế:
Một mặt, sơ đồ tư duy giúp học sinh nhớ lâu, khái quát được ý chính nhưng đối với những
học sinh yếu thì việc triển khai ý còn gặp nhiều khó khăn.
5. Viết bài thu hoạch.
a. Cách thực hiện:


Dựa vào đặc điểm bài học, giáo viên sẽ soạn ra một số câu hỏi liên quan đến nội dung
cơ bản, nét đặc sắc về nghệ thuật,… của bài sau khi đã tiến hành hoạt động tìm hiểu kiến
thức. Từ đó yêu cầu các em viết thành một bài thu hoạch với cấu trúc cụ thể mà giáo viên đã
hướng dẫn trước để các em tự hệ thống, khẳng định lại lượng kiến thức mà mình đã nắm
được.
Sau thời gian xác định, giáo viên sẽ thu bài lại. Dựa vào kết quả bài làm để đánh giá mức độ
kiến thức học sinh nắm được.
Phương pháp này có thể được sử dụng với các phương pháp khác: hoạt động nhóm, thuyết
trình,…hoặc các em sẽ viết bài theo từng cá nhân.
Ví dụ: Khi tìm hiểu bài “Tương tư” (Nguyễn Bính), giáo viên sẽ soạn cho các em một số câu
hỏi để viết bài thu hoạch sau khi đã có hoạt động tìm hiểu bài trên lớp như sau:
1. Đọc bài thơ, theo em chàng trai có những cung bậc cảm xúc nào trong tình yêu?
Theo em, giong điệu thơ, hình ảnh so sánh,…trong tác phẩm có gì đặc biệt. Ý nghĩa?
2. Câu thơ: ‘Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người”
Theo em “một người” đứng ở hai đầu câu thơ như vậy có ngụ ý gì?
3. Theo Hoài Thanh, trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”. Qua bài
“Tương tư”, em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
Trên cơ sở các câu hỏi đó, các em sẽ tìm hiểu tài liệu. Từ đó viết thành bài thu hoạch để trả
lời các câu hỏi trên. Thông qua hoạt động đó, giáo viên đã giúp các em tự khám phá kiến
thức cũng như khắc sâu kiến thức mà mình có được.
b. Nhận xét rút kinh nghiệm:
*Ưu điểm:
- Phát huy tính tích cực, khả năng tự học của học sinh.
- Rèn luyện cho các em năng lực viết văn bản.
- Giúp học sinh làm quen với cách viết bài thu hoạch. Từ đó, các em sẽ không bỡ ngỡ khi
gặp ở các lớp cao hơn.
* Hạn chế:
- Nhiều bài thu hoạch, học sinh còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu trong cách diễn đạt.


III. KẾT QUẢ
Sau khi áp dụng những hình thức dạy học trên vào các tiết học đọc thêm, tôi đã tiến
hành khảo sát lớp 11a11 và 11a12. Kết quả đó được ghi lại bằng bảng số liệu, thông tin sau:
Cách đo
Kết quả
Mức độ kiến thức mà
Hiểu sâu
31%
học sinh nắm được
Khá sâu
45%
Trung bình
24%

Một ít
0%
Không hiểu gì
0%
Kích thích niềm yêu
Hoàn toàn đồng ý
31%
thích học môn Ngữ
Đồng ý
51%
Văn
Không phản đối cũng không
18%
đồng ý
Không đồng ý
0%
Hoàn toàn không đồng ý
0%
Giúp học sinh tự tin
Hoàn toàn đồng ý
23.9%
hơn trong quá trình
Đồng ý
59.2%
giao tiếp
Không phản đối cũng không
16.9%
đồng ý
Không đồng ý
0%

Hoàn toàn không đồng ý
0%
Học sinh có cơ hội tiếp Hoàn toàn đồng ý
33.8%
xúc, quan tâm chia sẻ
Đồng ý
60.6%
và hiểu các bạn nhiều
Phần định lượng
Không phản đối cũng không
5.6%
hơn
đồng ý
Không đồng ý
0%
Hoàn toàn không đồng ý
0%
Học sinh phát hiện ra
Hoàn toàn đồng ý
15.5%
khả năng, năng khiếu
Đồng ý
63.4%
riêng của mình và của Không phản đối cũng không
21.1%
bạn
đồng ý
Không đồng ý
0%
Hoàn toàn không đồng ý

0%
Phát huy khả năng tự
Rất cao
43.7%
học, tự tổ chức,…
Khá cao
40.8%
Trung bình
11.3%
Một ít
4.2%
Không phát huy gì
0%
Học sinh thấy được
Rất cao
19.7%
tính thực tiễn của môn Khá cao
55%
học trong đời sống
Trung bình
18.3%
Một ít
0%
Không phát huy gì
0%


Phần định tính

Hình ảnh minh họa


Những khó khăn học
sinh gặp phải khi thực
hiện các hình thức học
tập tích cực.

- Không có nhiều tư liệu.
- Mất nhiều thời gian.
- Một số học sinh của nhóm chưa tích cực,
độ đồng đều các thành viên còn thấp nên
khó làm việc.

Những thuận lợi của
học sinh khi tham gia
hình thức học tập tích
cực.

- Có cơ hội phát huy tính tự học, sáng tạo.
- Được dịp học tập trao đổi cùng bạn bè.
- Nắm được nội dung bài học mà không
phải ghi bài nhiều.
- Nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin.
Hầu như mỗi học sinh đều được tham gia
ít nhất là 2 hình thức và nhiều nhất là 4
hình thức.

Những hình thức học
tập tích cực mà mỗi
học sinh được tham
gia:

- Vẽ sơ đồ tư duy
- Diễn kịch
- Vẽ tranh
- Viết bài thu
hoạch
- Thảo luận nhóm
Nhận xét của học sinh
về tiết học

- Vui, sôi động.
- Rất hứng thú.
- Mang lại nhiều bổ ích.
- Có sự tương tác cao giữa các thành viên
trong lớp.


Từ kết quả trên, khi tiến hành đối chiếu với thực trạng ban đầu, tôi nhận ra mình đã đạt được
một số thành công nhất định. Cụ thể:
Trước hết, với các em, thông qua việc tham gia các hình thức dạy học tích cực ở những
bài đọc thêm thì Văn không còn là một môn học khó nữa. Nếu kết quả khảo sát ban đầu cho
ta thấy có hơn 60% học sinh than phiền không hiểu nội dung, nghệ thuật của bài, không cảm
nhận được mạch ngầm văn bản thì qua quá trình tương tác cùng nhau kết quả đó đã thay đổi.
Có 31% học sinh đánh giá hiểu sâu nội dung bài qua các hoạt động và 45% học sinh hiểu khá
sâu. Đây là kết quả của quá trình tự học, tự nghiên cứu và quan trọng hơn đó là kết quả của
sự tương tác trao đổi, bổ sung kiến thức cùng nhau.
Như ta đã biết, mỗi học sinh đều có những khả năng cảm nhận , phát hiện riêng. Quan trọng
hơn, sự cảm nhận, phát hiện ấy lại diễn ra ở những học sinh có cùng độ tuổi, có sự phát triển
gần nhau về đặc điểm tâm sinh lí. Vì thế, diễn đạt và cách hiểu của mỗi em khi có cơ hội tác
động với nhau sẽ giúp cho mỗi cá nhân tiếp thu bài dễ hơn, nắm bắt vấn đề nhanh hơn. Nói
đúng hơn, những hình thức học tập tích cực đã tạo cơ hội cho các em tự khám phá, chiếm

lĩnh kiến thức cho riêng mình. Điều này giúp những kiến thức mà các em có sẽ được nhớ lâu
hơn.
Thứ hai, những hình thức dạy học tích cực trên đã kích thích niềm yêu thích, say mê
của các em khi học Văn. Có 31% học sinh hoàn toàn đồng ý và 51% học sinh đồng ý về vấn
đề này. Mỗi ngày, học sinh phải tiếp thu một lượng kiến thức rất lớn cho nhiều môn học. Áp
lực học tập luôn đè nặng trên vai của các em. Điều đó dễ làm các em mệt mỏi, chán nản và
dễ bị những rào cản tâm lí nhất định. Và như vậy, nếu chúng ta áp đặt kiến thức một chiều,
các em thường chán nản và cảm thấy nặng nề trong tiết học. Vì thế, khi được tham gia các
hình thức học tập tích cực, được thể hiện sản phẩm của chính mình, được xem những điều
hay và lạ từ những người bạn trong lớp mình các em sẽ hứng thú, hăng say và khả năng bị ức
chế tâm lí là rất thấp. Điển hình như chia sẻ của em Hải Yến lớp 11A11: tiết học “rất tuyệt
vời, hay”, “các bạn diễn rất hay, tranh rất đẹp”. Hay ý kiến của em Thiên Phú lớp 11A12: tiết
học “vui vẻ, nhớ bài lâu”, “Cần cố gắng phát huy hình thức học tập này vì như xưa thì giáo
viên chép và học sinh ghi làm cho tiết học rất chán”
Thứ ba, tự tin hơn khi phát biểu, có cơ hội phát huy năng khiếu, sở trường của mình và
phát hiện khả năng của bạn là kết quả không thể phủ nhận được của những hình thức học tập
này. Học sinh thường e ngại, rụt rè trước tập thể. Các em sợ nói sai, sợ bị la, sợ bạn chê cười.
Những nỗi sợ ấy thường làm các em ngồi im lặng tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Thế
nhưng, khi người giáo viên tạo được cơ hội để các em thể hiện, động viên, khích lệ kịp thời,
tạo môi trường để các em tiếp xúc, quan tâm, chia sẻ và hiểu các bạn của mình thì nỗi sợ đó
sẽ dần được xóa đi. Có 23.9% học sinh hoàn toàn đồng ý và 59,2% học sinh đồng ý là mình
đã tự tin hơn khi tham gia hoạt động.
Bên cạnh đó, chúng ta vẫn thấy có rất nhiều học sinh có năng khiếu và muốn được thể hiện
năng khiếu đó trước bạn bè. Vì vậy, nếu tiết học không tạo điều kiện để học sinh phát huy sẽ
dễ làm các em nhàm chán. Thay vì là thế, chúng ta hãy để học sinh có thêm một vai trò mới:
vai trò người cộng tác bên cạnh vai trò người học như trước nay. Với vai trò này, có 15.5%
học sinh hoàn toàn đồng ý và 63.4% học sinh đồng ý về hiệu quả phát huy năng khiếu của
mình, biết sở trường của bạn khi tham gia các hình thức học tập tích cực qua việc đọc hiểu
tác phẩm đọc thêm lớp 11.
Thứ tư, đứng trước yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, yêu cầu quan tâm rèn luyện các

kĩ năng cho học sinh trong tiết học thì những hình thức học tập trên đã giúp học sinh phát
huy khả năng tự học và sáng tạo, tự tổ chức của mình cũng như học tập của bạn. Có 43.7%


học sinh thừa nhận, những hình thức học tập này đã phát huy khả năng tự học, tự tổ chức,
sáng tạo ở mức độ rất cao và 40.8% là khá cao.
Để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh để trình bày trước lớp, mỗi nhóm học sinh phải tự tổ
chức, phân chia công việc cụ thể cho các thành viên. Hơn nữa, mỗi sản phẩm mà các em thể
hiện đều là kết quả của quá trình sáng tạo, trải nghiệm tác phẩm. Ví dụ, khi muốn vẽ một bức
tranh về phong cảnh Hương Sơn, các em phải có sự chuẩn bị, tìm hiểu về tác phẩm. Từ đó,
kết hợp với năng lực liên tưởng, tưởng tượng để có thể phát họa bức tranh theo nội dung văn
bản. Hay muốn diễn lại đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” (Hồ Biểu Chánh) bản thân mỗi
“nghệ sĩ” phải có sự nghiên cứu để hiểu nội dung văn bản và quan trọng là nắm được đặc
điểm tâm lí của từng nhân vật. Khi làm được những công việc đó thì đồng thời các em đã tự
chiếm lĩnh văn bản một cách sâu sắc.
Cuối cùng, học sinh có thể vận dụng những kĩ năng mình có được vào đời sống khi
tham gia các hình thức học tập tích cực ở các bài đọc thêm lớp 11. Đó là kĩ năng thuyết trình,
kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự tổ chức, kĩ năng tự học và sáng tạo,….Có 19.7% học sinh
đánh giá hiệu quả vận dụng vào đời sống của các hình thức học tập tích cực trên ở mức độ
rất cao và 55% là khá cao.
Bên cạnh đó, với đặc trưng của bài đọc thêm, những hình thức trên vừa giúp tôi tiết
kiệm thời gian lại vừa tận dụng được những sản phẩm của học sinh trong quá trình dạy học
của mình.
Tất cả những điều nói trên một lần nữa được cụ thể hóa trong bài kiểm tra 15’ lần 1 ở
lớp 11. Dựa vào ma trận của đề kiểm tra, với các năng lực cụ thể: nhận biết, thông hiểu, vận
dụng sáng tạo, bằng những tỉ lệ điểm số nhất định nó sẽ phản ánh kết quả của những hình
thức dạy học mà tôi đã áp dụng trong tiết đọc hiểu văn bản đọc thêm lớp 11.
- Đề minh họa:
Họ và tên:…………………..
Kiểm tra 15’ lần 1

Lớp:……………
Môn Ngữ Văn lớp 11. Năm học 2016 -2017
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”
(“Vịnh khoa thi hương” – Trần Tế Xương)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản (1điểm)
Câu 2: Tìm những từ láy thể hiện sự miêu tả của tác giả đối với những nhân vật được nói đến
(1điểm)
Câu 3: Xác định nội dung của văn bản (2điểm)
Câu 4: Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ in đậm và nêu tác dụng
(2điểm)
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn nêu lên cảm nhận của em về hai câu thơ sau: (4điểm)
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”
- Kết quả:


Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

% trên trung bình lớp

11a11
100%
92,1%
86.8%

% trên trung bình lớp
11a12
100%
84.8%
78.8%

Ở những câu thông hiểu, còn một số học sinh chưa đạt điểm trên trung bình. Nhìn
chung các em thiếu nội dung về tư tưởng tình cảm của tác giả hoặc bỏ sót một biện pháp
tu từ. Riêng câu hỏi vận dụng, học sinh thường vướng lỗi không đảm bảo cấu trúc đoạn
văn. Thế nhưng trên tinh thần chung các em nắm được khá tốt nội dung cơ bản của bài
học. Đồng thời, kĩ năng đọc hiểu văn bản nhìn chung khá vững.
Như vậy, thông qua việc tham gia vào các hoạt động học tập, mỗi học sinh sẽ nhận ra
rằng những bài học đạo đức làm người không phải chỉ có ở những tác phẩm đọc văn. Bên
cạnh đó, kiến thức mà các em có được trong các tác phẩm đọc thêm sẽ là nguồn tài liệu
vô giá cho việc phân tích, bình giảng một vấn đề có liên quan ở các tác phẩm đọc văn.
Đồng thời, qua đây các em còn được rèn luyện thêm kĩ năng đọc hiểu văn bản cũng như
những kĩ năng mềm mà các em hoàn toàn có thể ứng dụng vào đời sống. Chính vì những
lẽ đó, tác phẩm đọc thêm không thể là những tác phẩm có vai trò không quan trọng được.


IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
- Với những phương pháp trên, tôi hoàn toàn có thể sử dụng cho các bài đọc văn trong
chương trình.
- Hơn nữa, những phương pháp ấy cũng không phải chỉ phù hợp cho chương trình lớp
11 mà cũng hoàn toàn có thể sử dụng cho khối lớp 10, 12

- Bên cạch đó, những phương pháp: thảo luận nhóm, viết bài thu hoạch, vẽ sơ đồ tư duy
cũng có thể được sử dụng cho những môn học khác như Sử, Sinh, Địa,…
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy đầy đủ các năng lực học tập của học
sinh là một nhu cầu bức thiết của xã hội hiện nay. Đứng trước nhu cầu đó, người giáo viên
phải phát huy được các năng lực của học sinh bằng các phương pháp học tập tích cực. Để từ
đó các em có thể giải quyết những vấn đề trong cấu trúc của các đề kiểm tra, thi cử hiện nay
hay những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Và trên đây là những hình thức của phương
pháp dạy học tích cực mà tôi đã áp dụng và thấy có nhiều kết quả như mong muốn. Nó là
quá trình tích lũy từ kinh nghiệm của bản thân, đồng nghiệp. Chắc chắn rằng, trong quá trình
dạy các tác phẩm đọc thêm, tôi sẽ áp dụng các hình thức học tập này. Và tất nhiên tôi sẽ
nghiên cứu để có thể sử dụng rộng hơn.
Hơn bao giờ hết, đổi mới phương pháp là điều quan trọng nhưng những phương pháp dạy
học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là phương pháp quan trọng
trong dạy học. Nói như thế có nghĩa là bên cạnh việc sử dụng các phương pháp trên, người
giáo viên vẫn không thể loại bỏ các phương pháp học truyền thống. Hơn nữa, không có một
phương pháp nào toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Vì vậy, để phát
huy tốt ưu điểm của từng phương pháp người giáo viên vẫn phải kết hợp nhiều phương pháp
trong khi giải quyết một vấn đề.
2. Kiến nghị:
Trong quá trình thực hành các phương pháp trên, tôi có một số kiến nghị như sau:
- Nhà trường cần có sự cân đối trong việc sắp xếp, tổ chức lớp. Nếu lớp học quá đông thì
việc tổ chức thực hiện những phương pháp trên gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc năng lực học
tập của học sinh chênh lệch khá xa cũng sẽ rất khó cho việc thực hành.
- Nếu có điều kiện, nhà trường cần trang bị những trang thiết bị máy móc cho các phòng học
để thuận lợi hơn cho quá trình giảng dạy, học tập.
- Nhóm bộ môn, Tổ bộ môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của
mình nhằm giúp cho những phương pháp trên được hoàn thiện, phong phú hơn.




×