Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Ảnh hưởng của sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người có HIV tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.98 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

1


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bạn hay gia đình bạn đã bao giờ bị kỳ thị, phân biệt đối xử chưa? Nếu
bị kỳ thị, phân biệt đối xử bạn hay gia đình bạn sẽ cảm thấy như thế nào?.
Đã có rất nhiều bằng chứng mới được thu thập về việc nhiều người nhiễm
HIV còn đang bị cô lập và chối bỏ ngay trong chính gia đình của mình, cũng
như trong cộng đồng và các mối quan hệ xã hội. Các bằng chứng cũng cho thấy
việc phát hiện nhiễm HIV có thể dẫn đến bị mất việc làm, mất quyền sở hữu tài
sản, và không được nhận vào trường học. Người nhiễm HIV còn bị bạo hành, bị
từ chối cung cấp các dịch vụ y tế hay dịch vụ trợ giúp xã hội, và gặp khó khăn
trong việc tiếp cận trợ giúp pháp lý.
Hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, bên cạnh nhiều thành tựu
đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS thì tình trạng kỳ thị và phân biệt đối
xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều quốc
gia trên thế giới.Một số quốc gia vẫn còn những quy định cấm người nhiễm HIV
nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành
giới liên quan đến HIV/AIDS.Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những rào
cản quan trọng khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người
nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong
đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị HIV.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông-thay đổi
hành vi liên quan đến HIV/AIDS được triển khai rộng rãi.Nhân dân đã có thông
tin, hiểu biết về HIV/AIDS, ví dụ HIV/AIDS là gì, các đường lây nhiễm
HIV/AIDS... nhờ đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với HIV/AIDS đã
được cải thiện rõ rệt.Tuy nhiên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người
nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm
ngầm đến công khai, thô bạo. Những người nhiễm HIV/AIDS vẫn phải ăn riêng,


ở riêng, miễn cưỡng giao tiếp, một số nhân viên y tế cũng ngại hoặc miễn cưỡng
khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, bị xa lánh, đưa vào các cơ sở
tập trung…Trong đó, Thành phố Hà Nội là một trong số những thành phố có số
người nhiễm HIV/AIDS cao và tại đây sự phân biệt kỳ thị với người có HIV
diễn ra mạnh mẽ.
Vì lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà nhiều người, đặc biệt là những nhóm
người nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm HIV/AIDS, khiến cho việc phát
hiện HIV rất khó khăn. Khi bị nhiễm HIV mà không được phát hiện thì sẽ rất
2


nguy hiểm, gây lây nhiễm HIV cho người khác trong xã hội.Kỳ thị và phân biệt
đối xử không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người nhiễm HIV hoặc những người
có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, mà còn tiếp tay cho HIV âm thầm lây lan
trong cộng đồng. Những người nhiễm HIV e sợ thái độ kỳ thị hoặc bị phân biệt
đối xử sẽ tránh né xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp dự phòng lây
nhiễm HIV. Sợ hãi không dám xét nghiệm HIV đồng nghĩa với việc họ có thể vô
tình làm lây lan HIV sang người thân hoặc những người khác trong cộng đồng.
Do vậy, từ chỗ lẽ ra chỉ có một người nhiễm HIV nhưng do không biết tình trạng
nhiễm của bản thân, nên đã để HIV lây lan. Điều này xảy ra khi người dân sợ
hãi giấu diếm không dám xét nghiệm HIV vì sợ không biết sẽ bị đối xử thế nào
khi có kết quả xét nghiệm dương tính.Kỳ thị và phân biệt đối xử còn là rào cản
to lớn đối với việc hưởng đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV, bao gồm
quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người không nhiễm HIV. Trong
khi đây là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật thừa nhận và bảo
vệ.
Là một nhân viên công tác xã hội tương lai, em hy vọng trên thế giới nói
chung hay ở Việt Nam nói riêng sẽ không còn tình trạng xa lánh và kỳ thị với
những người có HIV nữa. Những nhà công tác xã hội nói riêng cũng như cả
cộng đồng nói chung hãy cùng nhau chung sức xóa bỏ đại dịch HIV/AIDS,cùng

nhau xây dựng một xã hội ngày càng tươi đẹp. Vì vậy, em xin chọn vấn đề "
Ảnh hưởng của sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người có HIV tại
Thành phố Hà Nội " làm đề tài tiểu luận của mình.
I. Cơ sở lí luận
1. Những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
1.1. Khái niệm và một số đặc điểm về HIV
- Khái niệm về HIV: HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human
Immunodeficiency Virus" là loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân
gây bệnh.

3


Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV
- Một số đặc điểm cơ bản của HIV :
+ Về cấu tạo
Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nanomét
(01 nanomét chỉ nhỏ bằng 01 phần tỷ mét). Nhờ kích thước nhỏ bé này HIV có
thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể qua cả
niêm mạc.
Bề mặt của HIV có rất nhiều gai nhú, các gai nhú này giúp nó dễ dàng bám
và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu - những tế bào vốn có chức năng
bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
+ Một số đặc điểm lý hóa
Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép. Chính lớp vỏ kép này giúp cho
HIV giữ được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi khi nó ở ngoài cơ
thể. Nhờ đó HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần, nhất
là khi nó nằm trong các mẫu máu dính trong các bơm kim tiêm đã sử dụng.
HIV có thể tồn tại ở trong xác cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng

24 giờ. Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV. Tuy nhiên,
khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông
thường HIV lại bị tiêu diệt. Ví dụ: HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn
70 độ, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%... Do vậy, nếu ta ngâm dụng cụ
tiêm, chích trong cồn 70 độ hoặc quần áo, đồ vải có dính máu nhiễm HIV vào
dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 1% trong 30 phút... là có thể tiêu diệt được
HIV. Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết. Do
vậy, nếu chúng ta luộc các dụng cụ phẫu thuật, tiêm, chích... (bằng thuỷ tinh hay
kim loại) 20 phút kể từ khi nước sôi trước mỗi khi sử dụng thì đã có thể diệt
được HIV...
1.2 Khái niệm về AIDS
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
4


Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do HIV gây ra,
thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể
dẫn đến tử vong.
AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi
người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tuỳ theo loại bệnh
nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải và khả năng chống đỡ của hệ miễn
dịch mỗi người.
1.3 Cơ chế hoạt động của HIV/AIDS
Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực
lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm
nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ
thể.
Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm
thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có
nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ

thể.
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là
lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch
cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở.
HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị
suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con
người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng,
siêu vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư
“mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm... và dẫn đến tử vong.
1.4. Các con đường lây truyền HIV/AIDS
Trong cơ thể người nhiễm, người ta đã tìm thấy HIV có ở phần lớn các dịch
của cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu,
sữa mẹ... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong
máu, dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) và trong sữa
của người nhiễm HIV mới có đủ lượng HIV có thể làm lây truyền HIV từ người
nọ sang người kia.
Do đó, trên thực tế chỉ có 3 đường (phương thức) làm lây truyền HIV sau:
- Đường máu;
- Đường tình dục;
- Đường truyền từ mẹ sang con;
5


* Ngoài ra còn có một số đường không làm lây truyền HIV/AIDS
HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, như:
- Các hành vi giao tiếp thông thường;
- Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi;
- Cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao
thông, cùng đi chợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng...;
- Dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng. . .

- Muỗi và các côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV...
Như vậy, chúng tacó thể sống, làm việc, học tập... chung với người nhiễm
HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV nếu ta không có sự tiếp xúc trực tiếp với
máu, dịch sinh dục và các dịch sinh học khác của họ.
1.5. Cách phòng tránh
*

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

_ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục
+ Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng, không quan hệ tình dục
bừa bãi.
+ Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị
nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân
bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.
+ Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình
dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do
nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
_ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu
+ Không tiêm chích ma túy.
+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu
và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
+ Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm.
Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu,...
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
6


+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
_ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con

+ Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV
sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
+ Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách
phòng lây nhiễm HIV cho con.
+ Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
2. Công tác xã hội với người có HIV
2.1 Vai trò của công tác xã hội với người nhiễm HIV
Khái niệm công tác xã hội với người nhiễm HIV/AIDS: Là sự vận dụng các
lý thuyết về HIV/AIDS, người có HIV/AIDS nhằm khôi phục chức năng xã hội,
giải quyết các vấn đề liên quan đến người có HIV/AIDS. Can thiệp, trợ giúp cá
nhân, nhóm người có HIV/AIDS thoả mãn các nhu cầu. Đồng thời, ngăn chặn sự
lây lan của HIV.
*Vai trò của nhân viên xã hội với người có HIV :
-

Vai trò nhà tham vấn tâm lý

-

Vai trò người biện hộ

-

Vai trò người vận động nguồn lực

-

Vai trò là người kết nối

-


Vai trò là người tạo sự thay đổi

-

Vai trò là người chăm sóc, trợ giúp
2.2 Những hoạt động dịch vụ trợ giúp
* Chương trình thông tin giáo dục, truyền thông
Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông (IEC) và truyền thông thay
đổi hành vi (BCC) đã được triển khai trên toàn quốc với sự tham gia của các bộ,
ban ngành, đoàn thể, bằng nhiều hình thức đa dạng. Tạp chí, báo in, tờ tin, panô,
7


áp phích, khẩu hiệu và các tờ rơi về HIV/AIDS đã được phân phát cho những
người dân trong cộng đồng. Các hoạt động IEC/BCC được triển khai bao gồm
đào tạo tập huấn, giáo dục đồng đẳng cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao, tư
vấn trực tiếp và qua đường dây nóng, các cuộc thi hiểu biết về HIV/AIDS, các
buổi tọa đàm mang tính chất giáo dục, triển lãm ảnh và các câu chuyện về
HIV/AIDS, các bài báo viết mang tính giáo dục, hướng dẫn thay đổi hành vi
ngày một nhiều hơn trên các báo viết, báo điện tử, báo nói, báo hình, các phóng
sự truyền hình, toạ đàm truyền hình và những bộ phim truyền tải nhiều thông
điệp dự phòng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS với sự tham gia của người nhiễm
HIV/AIDS trong công tác phòng chống HIV/AIDS được phát sóng trên Đài
truyền hình Trung ương và các Đài truyền hình địa phương...
* Chương trình can thiệp giảm tác hại
Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV đã được tiến
hành ở tất cả các tỉnh/thành phố của cả nước, trong đó 60/63 tỉnh/thành phố triển
khai được hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm (Gia Lai,
Kom Tum và Bạc Liêu chưa triển khai) và 63/63 tỉnh/thành phố triển khai cung

cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su (BCS).
* Chương trình giám sát, theo dõi và đánh giá
Các hoạt động gồm thu thập chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc (thực
hiện từ năm 2008), theo dõi sự xuất hiện của HIV kháng thuốc ở những người
đang điều trị ARV phác đồ bậc 1 và điều tra ngưỡng HIV kháng thuốc: Đánh giá
tình trạng HIV kháng thuốc trong cộng đồng.
* Chương trình chăm sóc và điều trị cho người HIV/AIDS
Một loạt các văn bản Chính sách và pháp luật đã được tập trung xây dựng
và ban hành nhằm đảm bảo cho Quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc và điều trị của
người nhiễm HIV/AIDS. Hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết
lập từ Trung ương đến địa phương. Tùy thuộc vào tình hình dịch HIV/AIDS,
nhiều tỉnh, thành phố đã có các mô hình chăm sóc và điều trị toàn diện, liên tục
tại tuyến huyện. Với nỗ lực từ Chính phủ và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế,
số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV liên tục tăng.
* Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
8


Nhằm giảm tối đa tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ đồng thời cải thiện chất
lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong những năm qua Chính
phủ đã xác định Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những
can thiệp ưu tiên trong chương trình Phòng, chống HIV/AIDS.
Các dịch vụ về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đang được cung
cấp bao gồm:
+Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai
+ Cung cấp thuốc ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
+ Cung cấp sữa ăn thay thế sữa mẹ
+ Chuyển tiếp dịch vụ sau sinh: Chăm sóc và điều trị tiếp tục cho mẹ
nhiễm HIV, chăm sóc và theo dõi trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV tại các cơ sở chăm
sóc nhi khoa.

* Phòng chống các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục
Nhiều hoạt động khác nhau đã được triển khai nhằm giảm tỉ lệ nhiễm STI
như tổ chức các hoạt động IEC/BCC về dự phòng lây nhiễm STI cho cả các
nhóm đối tượng đích có hành vi nguy cơ cao và nhân dân trong cộng đồng; nâng
cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế làm việc trong hệ thống quản lý STI;
tăng cường hệ thống giám sát STI lồng ghép với chương trình chăm sóc sức
khỏe sinh sản, cùng với việc cung cấp trang thiết bị, bộ xét nghiệm và các loại
thuốc điều trị.
2.3. Tham vấn cho người có HIV
Tham vấn người nhiễm HIV/AIDS là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong
đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp
để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với người nhiễm HIV hoặc gia đình
họ nhằm giúp cá nhân và gia đình người nhiễm HIV thay đổi cảm xúc, suy nghĩ,
hành vi và sống tích cực, giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và những người
xung quanh.
Sự can thiệp khía cạnh tâm lý xã hội với các nhà chuyên môn sẽ góp phần
thúc đẩy tiến độ điều trị HIV. Các chuyên gia tham vấn với các hình thức tham
vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tham vấn gia đình có thể hỗ trợ và cung cấp kiến
thức, kỹ năng cho cá nhân và gia đình cách thức đối phó với bệnh tật và vượt
qua cơn khủng hoảng bởi vì HIV. Tham vấn tâm lý có thể làm giảm tỷ lệ mắc
các bệnh tâm thần như trầm cảm, giúp bệnh nhân vượt qua tình trạng khủng
hoảng (có thể có) sau khi kết quả chẩn đoán dương tính và tự điều chỉnh trạng
thái tâm lý sau đó. Việc hỗ trợ tâm lý liên tục trong suốt quá trình điều trị sẽ giúp
9


người nhiễm HIV có thể sống hòa bình với tình trạng mãn tính của HIV, nâng
cao nghị lực trong quá trình bệnh tiến triển, ngay cả khi chuẩn bị ra đi họ cũng
biết cách ứng phó, xử lý các vấn đề một cách thoải mái, thanh thản.
Bên cạnh đó HIV thường đi cùng với thành kiến, kỳ thị đối với người

nhiễm HIV. Họ có cảm giác tội tỗi và sợ sự cô lập, kỳ thị của người xung quanh
hơn là bệnh tật thể chất gây bởi HIV. Hỗ trợ tâm lý xã hội giúp bệnh nhân đối
phó với những vấn đề này hiệu quả hơn và tích cực tham gia vào quá trình bàn
bạc, tìm kiếm nguồn lực và ra quyết định trong quá trình điều trị HIV. Nếu
không có hỗ trợ tâm lý xã hội, sợ hãi, thành kiến, và các cảm xúc tiêu cực khác
sẽ áp đảo ngay cả những người mạnh mẽ nhất, khiến cho cuộc sống với HIV
thậm chí còn khó khăn hơn nhiều.
Khi mắc HIV cá nhân còn phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề xã hội khác
khiến cho tâm lý họ càng trở nên căng thẳng và khó khăn làm chủ được cuộc
sống của bản thân cũng như gia đình mình. Đó là các vấn đề như: mất việc, giảm
thu nhập, và tốn kém cho chi phí chăm sóc sức khỏe, do không có nguồn thu
nhập vấn đề nhà cửa cũng gặp khó khăn, chế độ dinh dưỡng kém và còn nhiều
vấn đề hệ lụy khác. Vì vậy tham vấn cho người có HIV là rất cần thiết.
II. THỰC TRẠNG, ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KỲ THỊ ĐỐI VỚI NGƯỜI
CÓ HIV/AIDS TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
* Một số khái niệm liên quan
• Kỳ thị là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay không tôn trọng một cá nhân
hoặc một nhóm người nào đó vì cho là những người này có những khác biệt với
các chuẩn mực thông thường của xã hội.
• Kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay
không tôn trọng một người nào đó vì biết họ bị nhiễm HIV hoặc nghi ngờ họ bị
nhiễm HIV. Có thể đó là thái độ miệt thị, xa lánh, từ chối tiếp xúc, khinh bỉ đối
với những người nhiễm HIV/AIDS.
• Phân biệt đối xử là hành vi, hành động xảy ra nhằm đối xử khác biệt (với mức
độ kém hơn) với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó so với chung của tập
thể và xã hội.
• Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là hành vi hoặc hành động xa lánh,
từ chối, phân biệt, trừng phạt, phỉ báng và hạn chế quyền của họ, dựa vào tình
trạng nhiễm HIV (chính xác hoặc nghi ngờ) của họ.
1. Tình hình HIV/AIDS và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS trên

thế giới
Trong 40 năm qua, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu
10


người trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính
đến cuối năm 2017, khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV.
Trong năm 2017, đã có 940.000 người thiệt mạng trên thế giới do các nguyên
nhân liên quan đến HIV và 1,8 triệu ca nhiễm mới. Trong khi đó, 59% số người
lớn và 52% số trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị liệu pháp kháng
retrovirus (ARV) suốt đời. Ghi nhận những tiến bộ trong nỗ lực ngăn chặn lây
nhiễm HIV/AIDS, nhưng theo ông Michel Sidibe, Giám đốc Chương trình phối
hợp của Liên hiệp quốc (LHQ) về HIV/AIDS (UNAIDS), cuộc chiến này đang ở
thời điểm gian nan vì hàng năm vẫn có bệnh nhân nhiễm mới.
UNAIDS cảnh báo cuộc chiến này đang chững lại trong khi những cam kết
đối với các đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV nhất chưa được thực thi. Ông Michel
Sidibe còn cho biết, sự thiếu hụt ngân sách cho cuộc chiến chống HIV/AIDS
đang gây trở ngại trong việc xóa sổ căn bệnh này trên toàn cầu. Khu vực Tây và
Trung Âu và Bắc Mỹ đạt nhiều thành công nhất trong cuộc chiến này với tỷ lệ
78% số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị y tế, nhưng sự cải thiện chưa thấy
rõ tại các nước Trung Đông và Bắc Phi khi chưa tới 25% số người nhiễm bệnh
được điều trị. Khu vực này cũng chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên
toàn cầu. Để duy trì sự tiến bộ và đạt mục tiêu có 90% bệnh nhân HIV/AIDS
được điều trị thuốc ARV vào năm 2020, mỗi năm, tổ chức này cần thêm 7 tỷ
USD cho việc phòng, chống lây nhiễm virus HIV và điều trị cho các bệnh nhân.
Trong năm ngoái, khoảng 21,3 tỷ USD đã được giải ngân cho các chương trình
phòng chống HIV/AIDS tại các nước thu nhập thấp và trung bình.
Bên cạnh đó, dù đã có nhiều hoạt động tuyên truyền nhưng nhiều người
tiếp tục mất việc vì nhiễm HIV. Nghiên cứu mới nhất vừa được Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) và Mạng lưới Toàn cầu của Người sống với HIV (GNP+)

công bố, cho thấy mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong việc điều trị, cho phép
người có HIV có thể làm việc, song họ vẫn tiếp tục phải chịu phân biệt đối xử
khi tìm kiếm và giữ việc làm. Báo cáo dựa trên các cuộc điều tra do 13 nhóm
quốc gia trên toàn thế giới tiến hành với hơn 100.000 người sống chung với
HIV. Tỷ lệ những người đã làm việc nhưng bị mất việc làm hoặc mất nguồn thu
nhập do sự phân biệt đối xử của chủ hoặc đồng nghiệp dao động từ 13% ở Fiji
đến 100% ở Đông Timor. Trong bối cảnh đó, báo cáo cũng cho biết, nhiều người
không muốn tiết lộ tình trạng HIV của họ với chủ sử dụng lao động hoặc thậm
chí là đồng nghiệp.
Theo các dữ liệu mới nhất về HIV và tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm
11


việc cung cấp trong báo cáo, những người sống chung với HIV đang thất nghiệp
chiếm tỷ lệ cao, từ khoảng 7% số người được phỏng vấn ở Uganda cho đến 61%
ở Honduras. 10 trong số 13 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp từ 30% trở lên trong số
những người được hỏi. Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy, những người trẻ sống
chung với HIV có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều, phụ nữ sống chung với HIV
cũng ít có khả năng được tuyển dụng hơn nam giới có HIV do công việc nội trợ
và việc gia đình không được trả lương. Tình trạng phụ nữ thiếu thu nhập độc lập
cũng rất phổ biến, có nghĩa là phụ nữ sống chung với HIV không được hưởng
quyền tự chủ kinh tế ở mức tương đương với nam giới. Thất nghiệp giữa những
người chuyển giới sống chung với HIV vẫn còn cao ở các quốc gia.
2. Tình hình và sự phân biệt đối xử với người có HIV ở Việt Nam
Ngày 19/1/2018,Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra tại Hội
nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu năm 2018 hiện số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống là
209.450 nghìn người. Trong đó 90.100 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn
AIDS; số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là
94.620 người. Tiếp tục khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% và

giảm số người nhiễm mới. Về công tác phòng, chống HIV/AIDS, mở rộng và
nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, toàn quốc
đã có 294 cơ sở điều trị methadone với 52,8 nghìn bệnh nhân. Đạt 65,2% chỉ
tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg, tiếp tục mở
rộng cấp phát thuốc tại 216 điểm tại tuyến xã của 23 tỉnh, cấp phát thuốc cho
22% tổng số bệnh nhân đang điều trị Methadone. Bộ Y tế đang triển khai kế
hoạch điều trị bằng thuốc Buprenophine, dự kiến năm 2018 sẽ thực hiện tại các
tỉnh miền núi Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An.
Trong năm 2017, Bộ Y tế đã triển khai điều trị ARV ở tất cả 63
tỉnh/thành phố với 401 phòng khám điều trị ngoại trú ARV, triển khai cơ sở cấp
phát thuốc điều trị ARV tại 562 trạm y tế, trong trại giam. Triển khai chuyển
giao và kiện toàn các cơ sở điều trị ARV trên toàn quốc tiến tới kê đơn điều trị
ARV bằng BHYT từ tháng 01/2018”. Bên cạnh đó, đã có 271 phòng khám điều
trị ngoại trú đã tiến hành thanh toán các phí dịch vụ, thuốc liên quan đến điều trị
ARV cho bệnh nhân (chiếm 37,7%). Thực hiện Quyết định số 2188/QĐ-TTg
ngày 15/11/2016, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế tăng
đáng kể, từ 50% vào tháng 10/2016 lên 82% vào tháng 9/2017. Toàn quốc hiện
có 1.345 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, có 136 phòng
12


xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính tại 63
tỉnh, thành phố, có 1.250 phòng xét nghiệm sàng lọc HIV ở tất cả các huyện trên
toàn quốc.
Ngày 24 tháng 8 năm 2018 tại Nghệ An, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ
Y tế đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu
năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2018. Báo cáo kết quả công tác
phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2018, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long
đã nêu bật các kết quả đã đạt được: Trong 6 tháng đã phát hiện thêm 3.500
trường hợp nhiễm HIV trong cả nước. So với cùng kỳ năm 2017, số trường hợp

nhiễm HIV mới phát hiện giảm khoảng 3%; số trường hợp AIDS giảm khoảng
27%. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người nhiễm HIV trong cộng đồng có thể vẫn chưa
được phát hiện như “sự kiện” tại tỉnh Phú Thọ vừa qua. Tỷ lệ nhiễm HIV gia
tăng trở lại trong nhóm nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và
cả phụ nữ bán dâm. Một điểm đáng lưu ý là sự gia tăng số người sử dụng ma túy
tổng hợp dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn có
khả năng dẫn đến nguy cơ đợt dịch mới xuất hiện trong nhóm trẻ.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, nhiều hoạt động đã được tiến hành từ việc
ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật cũng như hướng dẫn chuyên
môn về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
cũng được đẩy mạnh thông qua các hình thức xét nghiệm HIV tại cộng đồng, xét
nghiệm trong các cở sở y tế cả của nhà nước lẫn cơ sở y tế tư nhân với hơn 1,4
triệu người được tư vấn xét nghiệm. Các hoạt động can thiệp và dự phòng lây
nhiễm HIV vẫn được duy trì thông qua hoạt động phân phát bơm kim tiêm, bao
cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và hiện nay
Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang chuẩn bị cho thí điểm điều trị nghiện bằng
thuốc Buprenorphine. Điều trị ARV cho khoảng 130.000 bệnh nhân HIV và mở
rộng việc xét nghiệm tải lượng vi rút như xét nghiệm thường quy. Việc mở rộng
bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng
đang được các địa phương đẩy mạnh với tỷ lệ chung tại 63 tỉnh với khoảng 85%
người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế…
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên công tác phòng,
chống HIV/AIDS cũng đang gặp rất nhiều khó khăn: Việc xét nghiệm phát hiện
HIV ngày càng khó, tỷ lệ dương tính thấp; độ bao phủ của các hoạt động xét
nghiệm HIV, can thiệp giảm tác hại và điều trị ARV vẫn còn thấp, độ bao phủ
của truyền thông cũng giảm; bệnh nhân bỏ điều trị Methadone có xu hướng gia
tăng. Kinh phí cấp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cấp muộn; sự thay
13



đổi về tổ chức khi sáp nhập Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật làm ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS.
3. Tình hình và sự phân biệt đối xử với người có HIV tại Thành phố Hà Nội
Sáng ngày 25/1, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng,
chống HIV/AIDS năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Tham dự hội
nghị có TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS, Bộ Y tế; PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.
Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số trường hợp
nhiễm HIV/AIDS còn sống là 19.637 người; số người nhiễm HIV/AIDS đã tử
vong là 5.938 người; 76,3% số người nhiễm HIV trong độ tuổi từ 25 - 49; 100%
quận, huyện, thị xã có người nhiễm HIV, 554/584 xã, phường, thị trấn đã phát
hiện người nhiễm HIV (chiếm tỷ lệ 94,9%); 50,6% tỷ lệ người nhiễm lây truyền
qua đường máu, 48,7% người nhiễm lây truyền qua đường tình dục.Ngành y tế
đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về HIV/AIDS như: treo băng rôn, khẩu hiệu, mít tinh, diễu hành; đưa tin
trên các phương tiện thông tin đại chúng; sản xuất, phát hành một số ấn phẩm
thông tin (1.920 đĩa CD, phát 12.000 tạp chí AIDS và cộng đồng...). Đặc biệt,
phối hợp tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông cập nhật kiến
thức phòng, chống HIV/AIDS tại 10 sở, ban, ngành, đoàn thể. Ngành cũng đã
triển khai hội thảo “Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng, lây nhiễm
HIV/AIDS, phân biệt đối xử và một số yếu tố liên quan của người dân từ 15 - 49
tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2017”. Kết quả, 47,9% người dân trong độ tuổi
có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS.
Hiện nay, Hà Nội đã mở rộng diện sàng lọc HIV tại các phố, phường và kết
hợp với các tổ chức phi Chính phủ thực hiện xét nghiệm HIV tại cộng đồng.Phát
biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ông Lê Hồng Sơn cho
biết, thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực tổ
chức triển khai các chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời

thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn 2030 của Chính phủ cùng nhiều hoạt động khác.Bên cạnh đó,
xây dựng các mô hình truyền thông, thiết lập các mạng lưới can thiệp, tập trung
vào 3 nhóm người có hành vi nguy cơ (người nghiện ma túy, người có hành vi
mua/bán dâm, người có quan hệ tình dục đồng giới); thực hiện có hiệu quả
chương trình 100% bao cao su, chương trình kim tiêm sạch và chương trình điều
14


trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone...
Để hưởng ứng Chiến dịch Phòng, chống AIDS toàn cầu, Ngày Thế giới
phòng, chống AIDS (1/12) và Tháng Hành động quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS năm 2018 với chủ đề "Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu
90-90-90 vào năm 2020" (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh
của mình - 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV - 90% số
người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống
khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác), Phó Chủ tịch
UBND Thành phố Hà Nội đề nghị các cấp, ngành của thành phố tiếp tục nâng
cao nhận thức về phòng, chống HIV/AIDS.Tăng cường đầu tư cho công tác
phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn ngân sách địa phương, bảo đảm ngân sách
hằng năm cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là cung cấp các dịch
vụ điều trị bằng thuốc kháng vi rút cho người nhiễm HIV/AIDS, điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.Bên cạnh đó, cần triển khai chuẩn bị
các điều kiện cần thiết cho việc chi trả dịch vụ điều trị HIV/AIDS từ Quỹ Bảo
hiểm y tế.
“Mỗi nhà lãnh đạo, mỗi tổ chức xã hội, mỗi gia đình, cộng đồng cần tăng
cường sự hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với
người bị nhiễm HIVAIDS. Tạo điều kiện cho họ chủ động tham gia vào các hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao ý thức phòng lây nhiễm cho gia
đình và cộng đồng”, ông Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.

Ngành Y tế Thủ đô cần tăng cường cung cấp các dịch vụ để đáp ứng các
nhu cầu cấp thiết bảo đảm quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ,
điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV của tất cả mọi người; chú trọng triển khai
các mô hình, các dịch vụ cho những nhóm đối tượng khó tiếp cận như nhóm di
biến động, nam quan hệ tình dục với nam, người chuyển giới để đảm bảo không
ai bị bỏ lại phía sau.
4. Nguyên nhân của sự kì thị đối với người có HIV
Kỳ thị và phân biệt đối xử là một vòng luẩn quẩn vì những quan niệm
không đầy đủ của mọi người. Vì HIV/AIDS thường có liên quan đến những
hành vi không được chấp nhận (tệ nạn xã hội), nên những người nhiễm HIV bị
phân biệt đối xử vì bị gán cho là thuộc nhóm người sống lệch chuẩn. Những
người này lại bị kỳ thị nhiều hơn vì bị coi là đã làm lây lan HIV/AIDS.
Có rất nhiều lý do làm cho vòng tròn này thêm luẩn quẩn. Những lý do bao
15


gồm do bản chất của bệnh, thiếu kiến thức, truyền thông thiếu chính xác về HIV,
trình độ văn hóa và do sự bất bình đẳng về giới... Sau đây là những nguyên nhân
chính:
- Do bản chất tự nhiên của bệnh
HIV là một bệnh chết người chưa có thuốc chữa và vác xin phòng bệnh. Vì
tính chất nguy hiểm của bệnh và khả năng lây truyền HIV làm cho mọi người có
xu hướng phản ứng lại nỗi sợ hãi bằng cách tự tách mình ra và đổ lổi cho người
khác. Điều này có thể gây căng thẳng tâm lý và cô lập cho người nhiễm
HIV/AIDS, cho gia đình và bạn bè của họ.
- Do thiếu hiểu biết
Kỳ thị và phân biệt đối xử có một nguyên nhân cơ bản là do thiếu hiểu biết,
hoặc hiểu biết không đúng về HIV/AIDS. Có hai nhận thức sai khá phổ biến về
HIV/AIDS, đó là:
Thứ nhất: Chỉ có những người nghiện chích ma túy hoặc quan hệ mại dâm

mới có nguy cơ nhiễm HIV. Sự thật, mặc dù hơn 60% những người nhiễm HIV
bị lây qua tiêm chích ma tuý, nhưng điều này không có nghĩa là chỉ có những
người tiêm chích ma tuý hay quan hệ mại dâm mới bị nhiễm HIV/AIDS. Tất cả
mọi người đều có nguy cơ nhiễm HIV.
Thứ hai: HIV là bệnh rất dễ lây; HIV nghĩa là chết.
- Do truyền thông không chính xác về HIV/AIDS
Trong một thời gian dài, việc tuyên truyền về HIV/AIDS thường theo cách
hù dọa mọi người (chết chóc, đầu lâu xương chéo, hình ảnh lở loét toàn thân,
gầy trơ xương….) hoặc ngụ ý HIV có liên quan đến tệ nạn xã hội như mại dâm,
tiêm chích ma túy. Việc tuyên truyền như vậy đã khiến mọi người sợ hãi và điều
này dẫn đến kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS. Những hiểu biết sai, truyền thông không đúng về HIV/AIDS làm
cho người ta sợ hãi, coi thường người nhiễm, không nhìn nhận họ là người bệnh,
là thành viên của gia đình, cộng đồng và không giúp đỡ họ.
- Do đặc điểm trình độ văn hóa
Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là một tệ nạn, hoặc nhẹ hơn cũng là
hậu quả của tệ nạn xã hội. Những người nhiễm HIV/AIDS thường bị cho là có
lối sống không lành mạnh và không sống theo chuẩn mực xã hội. Nhiễm
HIV/AIDS có liên quan đến những hành vi bị lên án như tiêm chích ma túy,
quan hệ mại dâm, đồng tính luyến ái. Việc nhìn nhận người nhiễm là ''đáng đời”
(như mại dâm, tiêm chích, đồng tính quyến ái nam) hay ''đáng thương'' (như trẻ
bị mẹ truyền HIV) càng làm cho kỳ thị và phân biệt đối xử thêm trầm trọng.
16


- Do những chính sách hay quy định chưa hợp lý
Những qui định của luật pháp hay các chính sách đề ra nhằm bảo vệ sức
khỏe cộng đồng đôi khi vô tình lại làm tăng kỳ thị với người nhiễm HIV. Ví dụ
như những qui định về các nghề mà người nhiễm HIV không được làm hay việc
yêu cầu xét nghiệm bắt buộc với phụ nữ có thai...đã tạo ra một sự phân biệt đối

xử với những người ''chẳng may'' bị phát hiện nhiễm HIV.
5. Biểu hiện của sự kì thị đối với người có HIV
Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô
bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ
khác nhau
* Tại các cơ sở y tế
- Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS
- Trì hoãn điều trị, chậm phục vụ (bắt phải chờ đợi lâu, yêu cầu đến vào lần
khác).
- Thoái thác, giải thích rằng lấy làm tiếc vì lý do nào đó (nhưng không từ
chối thẳng thừng, như giới thiệu đến cơ sở khác, lấy lý do không đủ điều kiện
nhập viện).
- Đùn đẩy bệnh nhân giữa các cán bộ y tế, giữa các khoa, giữa các bệnh viện.
- Xét nghiệm HIV nhiều lần trong khi không cần thiết.
- Chỉ cho nhập viện và điều trị khi kèm theo điều kiện (phải tham gia
nghiên cứu nào đó hoặc nhận điều trị thử).
- Hạn chế tiếp cận các nơi công cộng như nhà vệ sinh, nhà ăn v.v, trong
bệnh viện.
- Cho xuất viện sớm.
* Tại gia đình và cộng đồng
- Miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV/AIDS (lảng tránh, không bắt
tay, không muốn nói chuyện…).
- Quan hệ căng thẳng, từ chối, lảng tránh hoặc ly thân.
- Cho ăn, ở riêng.
- Không muốn (hoặc cấm) dùng chung các vật dụng phục vụ công cộng,
như cho giải trí, thể thao, nhà vệ sinh, nhà ăn tập thể …
- Hạn chế tiếp xúc (hoặc cấm) với con cái, người thân, họ hàng.
- Hạn chế hoặc cấm đến một số nơi nào đó mà những người khác đến
được.
17



- Không muốn tang lễ được diễn ra như những người bình thường hoặc
không cho tổ chức tang lễ, không đến dự tang lễ...
* Tại nơi làm việc
- Xa lánh, ngại tiếp xúc.
- Xét nghiệm HIV khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao động (nhưng
không nói là để xét nghiệm HIV).
- Cho nghỉ ốm, nghỉ việc (vẫn trả lương hoặc không trả lương) khi người
lao động bị nhiễm HIV nhưng vẫn còn khả năng lao động.
- Dùng bồi thường vật chất để thuyết phục người nhiễm HIV xin nghỉ việc.
- Bắt buộc thôi việc.
- Cắt giảm các quyền lợi bảo hiểm y tế.
- Hạn chế tiếp cận các địa điểm công cộng ở nơi làm việc.
- Thay đổi công việc không vì lý do sức khỏe hoặc phòng ngừa lây nhiễm.
* Tự kỳ thị của người nhiễm HIV/AIDS
- Thấy mình có lỗi
- Ghét bỏ bản thân
- Cho rằng người khác không chấp nhận mình, xét đoán mình
- Thu mình, xa lánh người thân, bạn bè, người quen
- Chán nản, không chăm sóc bản thân, bất cần
6. Hậu quả của sự kì thị đối với người có HIV
Nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng
làm việc, sinh sống bình thường nếu được chăm sóc tốt. Nếu phải chịu sự kỳ thị
và phân biệt đối xử thì người bệnh gặp rất nhiều rào cản trong việc cải thiện sức
khỏe. Họ bị hậu quả cả về thể chất và tinh thần, bị cô lập trong cộng đồng, bị tổn
thương, hạn chế/mất một số quyền công dân, không có điều kiện tiếp cận với các
dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị để bảo vệ họ và những người khác và làm
tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Người nhiễm rất cần sự hỗ trợ của gia đình và xã hội. Nếu tình trạng kỳ thị

và phân biệt đối xử xảy ra, họ gần như bị mất đi chỗ dựa cả về vật chất và tinh
thần, làm cho họ bị mất hết lòng tự trọng, bị trầm cảm và giận dữ, vì vậy dễ có
những hành vi và lối sống không an toàn, hoặc không quan tâm đến sức khỏe
của họ. Những điều này có thể làm cho HIV lây lan nhanh hơn trong cộng đồng.
Dưới đây là một vài hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
18


* Hậu quả đối với cá nhân và gia đình người có HIV
- Suy sụp về tinh thần, gia đình tan vỡ và bị cô lập khỏi
Từ khi nhận kết quả nhiễm HIV, những người bị nhiễm HIV/AIDS đã bị rơi
vào tình trạng tâm lý thất vọng, đau khổ tột cùng và cơ thể bị suy sụp hoàn toàn.
Trong hoàn cảnh đó, hơn bao giờ hết họ rất cần được sự cảm thông, lòng bao
dung, sự chia sẻ từ phía người thân và cộng đồng. Nhưng ngược lại, họ bị kỳ thị
và phân biệt đối xử, nên đã mất đi chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần, dẫn đến
bi quan, chán nản, bế tắc và có thể phải rời bỏ làng xóm, quê hương đi phiêu bạt
hoặc nhiều người có ý định tự tử. Bên cạnh đó, người nhiễm HIV bị qui kết liên
quan đến hành vi tình dục không an toàn, nên một người khi phát hiện bị nhiễm
HIV, có thể nảy sinh những mâu thuẫn do sự nghi kỵ giữa hai vợ chồng, không
tin tưởng và xúc phạm của chính những người thân yêu nhất là vợ, chồng hay
người yêu của người bị nhiễm. Ngoài mâu thuẫn vợ chồng, các thành viên trong
gia đình phải gánh chịu các nỗi đau do có người thân bị nhiễm HIV và sự xấu hổ
với hàng xóm, bạn bè, cộng đồng, dẫn tới sự phân tách giữa người nhiễm
HIV/AIDS với những thành viên trong chính gia đình họ hoặc hoặc rạn nứt về
tình cảm. Hơn thế, do bị kỳ thị phân biệt đối xử mà những người nhiễm HIV có
thể mất đi các mối quan hệ của họ trong cộng đồng và xã hội.
- Hạn chế một số quyền công dân của bản thân người nhiễm và con cái họ
Theo Luật phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm HIV cũng có
quyền sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội, được điều trị và chăm sóc sức

khỏe, học văn hóa, học nghề, làm việc, v.v… giống với bất cứ công dân Việt
Nam nào. Tuy nhiên, khi một người bị nhiễm HIV/AIDS, nếu bị kỳ thị và phân
biệt đối xử, có thể họ sẽ mất hết cơ hội hoặc ít có cơ hội được hưởng những
quyền lợi đó trong khi họ vẫn có đủ sức khỏe và vẫn còn khả năng cống hiến
cho gia đình, xã hội nhiều năm sau khi bị nhiễm. Thậm chí con em của những
người nhiễm HIV cũng có thể phải chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử.
Một vấn đề rất quan trọng liên quan đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử ảnh
hưởng đến quyền cơ bản của mỗi công dân, đó là việc những người bị nhiễm
HIV có thể bị tước quyền làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ, họ bị tước quyền
sử dụng, thừa kế tài sản, đặc biệt đối với phụ nữ nhiễm HIV…
- Khả năng của người nhiễm HIV không được phát huy
Khi một người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử, do tâm lý lo sợ bị
lây nhiễm HIV từ đồng nghiệp bị nhiễm HIV, nhiều người nhiễm HIV bị cơ
19


quan, xí nghiệp cho thôi việc (một cách chính thức hoặc không chính thức),
trong khi họ vẫn còn sức khỏe, vẫn có thể làm việc để đóng góp cho xã hội.
Chưa kể, chính sự kỳ thị, phân biệt đối xử và không cảm thông của đồng nghiệp
cùng với tâm lý tự ti, mặc cảm, bi quan của bản thân…đã làm cho những người
nhiễm HIV mất hết niềm tin và nhiệt huyết trong công việc dù họ vẫn được đi
làm. Điều này dẫn đến hậu quả tất yếu là đất nước đã mất đi nguồn lực lớn là
những người nhiễm HIV, cả về mặt số lượng và chất lượng, trong đó có cả
những người có trình độ, tay nghề và kỹ năng cao. Tuy nhiên, nếu những người
nhiễm HIV sống khép kín, thu mình lại, không giao tiếp với mọi người và không
muốn hoặc không dám tham gia các hoạt động của nhóm đồng đẳng do bị (hoặc
sợ bị) kỳ thị và phân biệt đối xử, sẽ mất đi một lực lượng tham gia phòng chống
cũng như chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả.
- Ảnh hưởng đối với kinh tế gia đình người nhiễm HIV
Đối với những người làm việc tại các cơ quan/công ty (nhà nước hoặc tư

nhân), như đã mô tả, do bị kỳ thị và phân biệt tại nơi làm việc nên có thể bị mất
việc làm, làm việc không hiệu quả, hoặc bị chuyển đến chỗ làm có thu nhập thấp
hơn. Đối với những người làm dịch vụ, do bị kỳ thị và phân biệt đối xử, nhiều
người bị phát hiện nhiễm HIV đã bị cộng đồng tẩy chay, từ chối các dịch vụ mà
họ đang cung cấp (bán hàng ăn, bán đồ sinh hoạt, cắt tóc, làm móng tay…), làm
cho họ bị thất thu. Chưa kể, những người bị nhiễm HIV đi xin việc mới cũng vô
cùng khó khăn nếu họ không giấu được tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Hậu
quả là những người nhiễm HIV, bị giảm khả năng kiếm sống một cách đáng kể
do sự kỳ thị và phân biệt đem lại, làm kinh tế gia đình bị giảm sút, ảnh hưởng cả
đến chất lượng sống và chăm sóc y tế cho bản than người nhiễm và gia đình họ.
- Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế
Vì sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS thường né
tránh tiếp xúc với mọi người, do đó cán bộ y tế khó có thể gặp gỡ và tư vấn cho
họ về kỹ năng phòng tránh lây nhiễm HIV cho người khác.
Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV có xu hướng che
dấu tình trạng nhiễm của bản thân và không tiếp cận với các chương trình chăm
sóc điều trị sớm. Có thể làm mất hoặc bỏ lỡ cơ hội được điều trị và làm giảm
hiệu quả của việc điều trị (dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con).
Do cố giấu tình trạng nhiễm HIV nên họ chỉ đến cơ sở y tế khi sức khỏe đã
quá yếu, khi đó giá thành điều trị trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều (các nhiễm trùng
20


cơ hội nặng và phức tạp, đồng nhiễm) và tỷ lệ thành công khi điều trị cũng hạn
chế hơn.
Do bị mất thu nhập, nên những người nhiễm HIV sợ đến bệnh viện do phải
chi trả các dịch vụ y tế và các chi phí liên quan.
Những tình trạng trên không chỉ hạn chế sự tiếp cận của người nhiễm HIV
với các dịch vụ y tế mà còn gây khó khăn cho các hoạt động phòng chống
HIV/AIDS.

* Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV đã gây hậu quả trở
lại đối với chính cộng đồng và xã hội.
- Tạo nguy cơ làm tăng nhanh sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng
Những người nhiễm HIV thường có tâm lý lo sợ bị mọi người kỳ thị và
phân biệt đối xử nên có thể che giấu tình trạng bệnh tật của mình, họ có mặc
cảm tự ti, hạn chế tiếp xúc với mọi người, từ chối tiếp cận với các nhân viên y
tế, không đi xét nghiệm hoặc đến các cơ sở y tế để tư vấn, khám chữa bệnh.
Thậm chí nhiều người còn giấu tình trạng nhiễm HIV với cả người yêu hoặc
chồng/vợ của họ, và quan hệ tình dục bình thường, không áp dụng các biện pháp
phòng tránh lây nhiễm. Hậu quả là bạn đời và con của những người này có thể
bị lây nhiễm HIV do không được phòng tránh, phát hiện và điều trị kịp thời. Bên
cạnh đó, những người tự đánh giá được nguy cơ lây nhiễm HIV cao của bản
thân, không muốn đi xét nghiệm HIV do sợ biết tình trạng huyết thanh của mình
và sợ lộ thông tin sẽ bị kỳ thị, xa lánh. Chính sự tự giấu mình này làm cho họ có
ít cơ hội nhận được thông tin chính xác về HIV/AIDS, các kỹ năng phòng chống
AIDS, tiếp cận các dịch vụ. Đặc biệt kỳ thị và phân biệt đối xử làm giảm khả
năng áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh cho người khác (tình dục an toàn,
dùng bơm kim tiêm an toàn.
Mặt khác, nhiều người cho rằng đã nhiễm HIV thì coi như cuộc đời chấm
dứt, thêm vào đó không nhận được sự thông cảm, chia sẻ từ phía cộng đồng sẽ
khiến họ bi quan, chán nản, tuyệt vọng, từ đó dẫn đến hành động tự hủy hoại
bản thân, bất cần, hay có những hành động “trả thù đời”.
- Ảnh hưởng đến lập kế hoạch, tư vấn và can thiệp, chăm sóc y tế và tôn
kém về kinh tế
Kỳ thị và phân biệt đối xử làm cho người nhiễm HIV sợ hãi và tránh tham
gia vào các hoạt động phòng chống AIDS hay các hoạt động nghiên cứu. Do khó
21



tiếp cận với những người nhiễm HIV nên không thể quản lý và cung cấp các
dịch vụ y tế cho họ, cũng như các nhà quản lý không biết được chính xác số ca
mắc bệnh, khó ước tính và dự báo chính xác về tình hình dịch HIV/AIDS. Do
vậy, việc triển khai các kế hoạch và chương trình quốc gia phòng chống
HIV/AIDS sẽ rất khó khăn, nhiều khi lãng phí tiền của và không thực hiện được
mục tiêu đề ra.
Thêm vào đó, tình trạng ít người đi làm xét nghiệm HIV dẫn đến những
thông tin về tình hình nhiễm và các yếu tố nguy cơ không được đánh giá đúng
mức, bị sai lệch và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự báo, nghiên cứu, lập kế
hoạch, và quản lý chương trình. Kế hoạch dựa trên những thông tin không đầy
đủ và chính xác sẽ làm giảm hiệu qủa của chương trình, lãng phí tiền của và đặc
biệt là không ngăn chặn được sự lây lan của HIV.
7. Giải pháp giảm thiểu sự kì thị đối với người có HIV
Xóa bỏ tận gốc sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là
điều vô cùng khó khăn vì bị chi phối bởi các chuẩn mực về văn hóa và xã hội.
Do vậy, việc này không thể thành công nếu thiếu sự nỗ lực tham gia của từng cá
nhân, các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và của toàn xã hội.
* Hỗ trợ giảm tự kỳ thị
- Tham vấn cho người sống chung với HIV/AIDS
+ Tham vấn người nhiễm HIV/AIDS là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong
đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp
để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với người nhiễm HIV hoặc gia đình
họ nhằm giúp cá nhân và gia đình người nhiễm HIV thay đổi cảm xúc, suy nghĩ,
hành vi và sống tích cực, giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và những người
xung quanh.
+ Tham vấn cho người nhiễm HIV nhằm:
. Giảm bớt cảm xúc tiêu cực, tăng cường sự lạc quan, phát triển niềm tin
vào cuộc sống ở người nhiễm HIV.
. Tăng cường hiểu biết về bản thân và nguồn lực của họ.
. Nâng cao sự tự tin, có khả năng đưa ra những quyết định lành mạnh, thực

hiện các quyết định một cách hiệu quả như: ra quyết định đi xét nghiệm, quyết
định sử dụng các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm...
. Tăng cường khả năng ứng phó với vấn đề liên quan tới HIV/AIDS: ứng
phó với sự kỳ thị, ứng phó với những cảm xúc tiêu cực để hoà nhập với cộng
đồng.
22


. Giúp cá nhân nhận thức được những hành vi có nguy cơ cao gây lây
nhiễm để bảo vệ mình và người khác xung quanh.
. Giúp người thân hiểu, đồng cảm và chia sẻ, trợ giúp người nhiễm HIV trong
sinh hoạt. Lao động, học tập và ra quyết định liên quan tới cuộc sống của họ.
* Hỗ trợ sinh kế
- Hướng nghiệp, dạy nghề, hỗ trợ việc làm
Nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, một số địa phương đã triển khai dự
án hỗ trợ, tạo nghề tìm việc cho người nhiễm HIV. Nhiều người nhiễm HIV đã
được hướng nghiệp, hỗ trợ toàn bộ kinh phí học nghề và tạo việc làm theo nhu
cầu và mức độ phù hợp với khả năng và sức khỏe như: Sửa chữa ô tô, cắt tóc,
nấu ăn, vẽ móng ngệ thuật, cắt may...
Tuy nhiên, để hoạt động tạo việc làm cho người nhiễm HIV được bền
vững, vẫn cần làm tốt công tác tuyên tuyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng
nhằm giảm sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đặc biệt, đã đến lúc, cần
có những chính sách cụ thể hơn về vấn đề tạo nghề, tìm việc cho người nhiễm
HIV. Nếu không có thu nhập ổn định, bị đẩy vào hoàn cảnh khốn khó, họ dễ
dàng có các hành vi không an toàn. Như vậy dịch HIV/AIDS có nguy cơ lây lan
rộng ra cộng đồng. Công tác phòng, chống đại dịch này ắt sẽ gặp khó khăn hơn
gấp bội.
- Biện hộ, vận động nguồn lực
+ Biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt là đối
với những người bất lợi thế; thúc đẩy công bằng xã hội cho tất cả những người

bất lợi thế trong cộng đồng.
+ Vai trò của nhà nước
Nhà nước tích cực chủ động trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS và
cam kết thực hiện những mục tiêu mới về HIV/AIDS: Tăng cường nỗ lực để loại
trừ HIV/AIDS.
+ Vai trò của cộng đồng
Bên cạnh những khó khăn khi là người nhiễm HIV, thì ngày càng có nhiều
người, nhiều nhóm tự lực đã đoàn kết, chứng tỏ được năng lực thực sự vững mạnh.
Qua đó, cá nhóm vận động và tiếp cận được với nhiều nguồn lực hỗ trợ, được sự
ủng hộ của chính quyền, các tổ chức, ban ngành trong cá hoạt động của mình.
* Truyền thông giảm kỳ thị với người sống chung với HIV/AIDS
23


- Mục tiêu
Truyền thông giáo dục phòng chống HIV/AIDS và kỳ thị có mục tiêu
chung là nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích
cực trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử
với người có và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Truyền thông giáo dục phòng chống HIV/AIDS và kỳ thị hướng tới ba mục
tiêu cụ thể:
+ Thay đổi nhận thức: cung cấp thông tin, chia sẻ kiến thức cho người
dân giúp cho người dân hiểu và nhận thức được các vấn đề liên quan đến
HIV/AIDS và giảm kỳ thị
+ Thay đổi thái độ: người dân có thái độ quan tâm, có quan điểm đồng
tình với các vấn đề trong truyền thông
+ Thay đổi hành vi: người dân có những hành động tích cực trong phòng
chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị.
III. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ
HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI CÓ HIV/AIDS.

1. Một số kỹ năng cơ bản của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ đối với
người có HIV
 Kỹ năng tiếp cận, tạo dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ với người nhiễm
HIV và gia đình họ
 Kỹ năng thu thập thông tin qua quan sát, tiếp xúc với người nhiễm HIV và gia
đình họ
 Kỹ năng tham vấn tâm lý và xử lý khủng hoảng cho người nhiễm HIV và gia
đình họ
 Kỹ năng thấu hiểu
 Kỹ năng truyền thông của nhân viên xã hội
 Kỹ năng huy động, liên kết nguồn lực và giải quyết vấn đề của người nhiễm
HIV
 Kỹ năng ghi chép, quản lí hồ sơ của người nhiễm HIV
2. Một số kỹ năng truyền thông để giảm thiểu, ngăn chặn sự kỳ thị và phân
biệt đối xử đối với người có HIV






Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết : đối thoại, thuyết trình...
Kỹ năng truyền thông bằng hình ảnh trực quan : áp phích, tờ rơi, khảu hiệu...
Kỹ năng truyền thông bằng hoạt động sân khấu hóa
Kỹ năng thu hút sự tham gia của người nhiễm HIV
Kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông để giảm thiểu sự kỳ thị, phân biệt với
24


người nhiễm HIV

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Với các cơ quan chức năng, nhà nước
 Thường xuyên tổ chức các buổi cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về
phòng, chống HIV/AIDS tới mọi đối tượng, trong đó phải kết hợp giữa tuyên
truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng,
chống HIV/AIDS với tuyên truyền về tác hại, hậu quả và các biện pháp phòng,
chống HIV/AIDS.
 Thường xuyên tổ chữ các buổi tập huấn, chia sẻ luật pháp quy định những quyền
lợi của những người có HIV/AIDS được hưởng, lan tỏa thông điệp chống kỳ thị
và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS.
 Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi
người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và chống
phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS.
 Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến
mức tối đa sự lây truyền của HIV và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức
khỏe người bệnh AIDS.
 Kết hợp chặt chẽ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động phòng,
chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
 Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác
quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Với nhà trường
 Nâng cao, cải tiến phương thức dạy để đào tạo ra những nhân viên công tác xã
hội tương lai có kiến thức kỹ năng chuyên môn cao.
 Cung cấp nhiều kiến thức thực tế và kinh nghiệm thực tế cho sinh viên hơn.
 Thường xuyên mở các buổi đi thực hành để sinh viên có thêm kiến thức và kinh
nghiệm.
 Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức liên quan HIV và tuyên truyền về chống
phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS
3. Với nhân viên công tác xã hội
 Nhân viên công tác xã hội biết vận dụng kỹ năng chuyên môn vào giải quyết vấn

đề hơn, cần phát huy năng lực sáng tạo, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ, giúp đỡ
người có HIV được đảm bảo quyền lợi họ được hưởng.
• Nhân viên xã hội cần kết hợp chặt chẽ với gia đình hoặc những người liên quan
để chăm sóc và điều trị cho người có HIV hiệu quả hơn.
• Không ngừng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
25


×