Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

GA Tu chon Phuong phap lam van Thuyet minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.73 KB, 14 trang )

Phần II
Phương pháp làm văn thuyết minh
Tuần 11
Ngày soạn: 10/11/2007
Ngày dạy: 14/11/2007
Bài 1
Tìm hiểu chung về văn thuyết minh
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được thế nào là phương pháp thuyết minh, vai trò và đặc điểm của
văn bản thuyết minh.
- HS vận dụng vận dụng kiến thức để nhận biết các đoạn, văn bản thuyết
minh.
II. Chuẩn bị
GV soạn bài, bảng phụ…
III. Tiến trình lên lớp
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra
C. Bài mới:
Thuyết minh
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng
trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức
về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội
bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh có tính
chất tri thức, khách quan, thực
dụng.
- Là loại văn bản có khả năng
cung cấp tri thức xác thực, hữu
ích cho con người.
Văn bản thuyết minh


hay là một văn bản
trình bày rõ ràng,
hấp dẫn đặc điểm cơ
bản của đối tượng
thuyết minh.
Văn bản thuyết minh
có sử dụng ngôn
ngữ chính xác, cô
đọng, chặt chẽ, sing
động.
Lưu ý
a) Tri thức: Văn thuyết minh không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng.
b) Khách quan: Văn thuyết minh phải phù hợp với thực tế và không đòi
hỏi người làm bài phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình. (Người
viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt
cho đối tượng).
c) Thực dụng: Văn thuyết minh cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi
bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái không đẹp như tác
pham văn học.
Ví dụ văn bản thuyết minh
- Giấy thuyết minh sản phảm kèm theo sản phẩm đem bán,…
- Đoạn văn trong sách giáo khoa, sách trình bày các phương pháp khoa học…
- Lời giới thiệu các danh lam thắng cảnh…
So sánh
Thuyết minh Tự sự
Không có cốt truyện, sự việc, diễn
biến, nhân vật
- Có cốt truyện
- Có sự việc diễn biến
- Có nhân vật.

Thuyết minh Miêu tả
- Giới thiệu đối tượng giúp cho người
đọc hiểu.
- Sử dụng từ ngữ chính xác, rạch ròi.
- Tả cụ thể đối tượng giúp cho người
đọc cảm thấy.
- Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
Thuyết minh Nghị luận
Giải thích bằng tri thức khoa học: giải
thích bằng cơ chế, quy luật của sự vật,
cách thức sử dụng và bảo quản đồ
vật,...
Giải thích trong nghị luận: giải thích
bằng cách dùng lí lẽ, dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề.
Thuyết minh Biểu cảm
Không đòi hỏi người làm bài phải bộc
lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình.
- Gợi suy nghĩ, cảm xúc cho người
đọc, người nghe...
- Sử dụng nhiều biện pháp tư từ.
Thuyết minh Hành chính – công vụ
Giới thiệu, quảng cáo, trình bày ... để
mọi người thấy.
Bày tỏ nguyện vọng, thông báo của
người này với người kia, cấp này với
cấp kia...
Yêu cầu về bài văn thuyết minh
- Phải có tri thức, kiến
thức về đối tượng cần

thuyết minh.
- Không có tri thức thì
không thể làm văn
thuyết minh được. (Tri
thức có được là nhờ
học tập tích luỹ hằng
ngày, từ sách báo,...)
- Phải hiểu biết về đối
tượng thuyết minh:
+ Là cái gì ?
+ Có đặc điểm tiêu biểu
gì ?
+ Có cấu tạo như thế nào
?
+ Hình thành ra sao ?
+ Có giá trị, ý nghĩa gì
đối với con người ?
- Muốn có tri thức ta phải:
a) Quan sát: không chỉ là
nhìn, xem mà còn phải xét
để phát hiện đặc điểm tiêu
biểu.
b) Tra cứu từ điển, sách
giáo khoa, ...
c) Phân tích: Đối tượng
chia thành mấy bộ phận,
quan hệ giảư các bộ phận.
Tóm lại:
Muốn làm bài văn thuyết minh, cần phải nắm chắc được:
1. Bản chất của đối tượng thuyết minh.

2. Đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh.
Tuần 12 + 13
Ngày soạn: 10/11/2007
Ngày dạy: 14,27/11/2007
Bài 2
các kiểu văn bản thuyết minh
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được các kiểu văn bản thuyết minh thường gặp: trong nhà trừng và
trong đời sống xã hội.
- Biết phân biệt các kiểu văn bản thuyết minh; vận dụng kiến thức viết đoạn
văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị
GV soạn bài
III. Tiến trình lên lớp
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra
C. Bài mới:
Các kiểu văn bản thuyết minh
Trong nhà trường Trong đời sống
- Môn Toán: Đại số, Hình học...
- Môn Vật lí: Các định luật,...
- Môn Hoá học: Các thí nghiệm...
- Môn Sinh học: Thực vật, động vật,...
- Môn Địa lí: Tài nguyên, dân số,...
- Môn Lịch sử: Các triều đại, khởi
nghĩa.
- Môn Tn học: Phần mềm, phần cứng
- Môn Thể dục: Bóng đá, bóng
chuyền,...
- Môn Công nghệ: Mạch điện, may vá

- Môn Ngữ văn: Từ, ngữ, câu,...
- Giới thiệu một đồ dùng: bàn là điện
- Giới thiệu một tác phẩm văn học,
một thể loại văn học: thể thơ lục bát
- Giới thiệu một phương pháp (làm đồ
dùng học tập, thí nghiệm..)
- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
- Giới thiệu một loài hoa: mai, đào
- Giới thiệu một loài động vật: mèo.
trâu, ...
- Giới thiệu một sản phẩm: nón lá
- Giới thiệu một trò chơi: nhảy dây, ô
ăn quan,...
Các kiểu văn bản thuyết minh trong nhà trường
Môn Toán Chúng ta đã biết phép trừ là phép tính ngược của phép cộng,
phép chia là phép tính ngược của phép nhân. Sau khi biết phép
tính về luỹ thừa, việc đặt ra phép tính ngược của nó là điều hết
sức tự nhiên.
Nhiều học sinh sau khi học cách tính diện tích của hình vuông
đã đặt vấn đề ngược lại: nếu biết diện tích của một hình vuông thì
làm sao tính được cạnh của hình vuông đó ? Bài toán ngược này
khá phức tạp. Nếu diện tích hình vuông là 16, 15, 36, 64, 100
(đơn vị diện tích) thì ta tính nhẩm ngay được. Lờy bình phương
của các số nhân 2, 3, 4, 5, ... bình phươg của số nguyên nào
tương ứng với diện tích trên thì chính số nguyên đó là cạnh cua
hình vuông cần tìm. Nhưng nếu diện tích nằm giữa bình phương
hai số nguyên, chẳng hạn là 54, thì việc tính toán sẽ phức tạp hơn
nhiều. Ta có thể ước lượng: số cần tìm, bình phương lên bằng 54,
tức số đó lớn hơn 7 và nhỏ hơn 8. Người ta đã tìm ra phép tính
như vậy, đó là phép khai căn.

Môn Lí Từ thời xưa người ta đã biết sử dụng bơm nước để đưa nước
lên cao, nhưng người ta chưa biết nguyên nhân gây ra hiện tượng
đó là do áp xuất khí quyển.
Arixtot (nhà bác học Hi Lạp 287 – 212 trước Công nguyên),
đã giải thích nguyên tắc của bơm hút là do “thiên nhiên sợ chân
không”, nên khi kéo bít tông lên, nước tràn vào xi lanh để lấp đầy
khoảng chân không đó.
Về sau Tôrixenli, một học trò của Galilê đã dự đoán là nước
dâng lên trong bơm hút là do áp suất khí quyển. Paxcan (người
Pháp 1623 – 1678) đã làm lại thí nghiệm của Tôrixenli với thuỷ
ngân và với nước. Ông đã nhanh chóng xác định được áp suất khí
quyển. Ghêrich (1602 – 1678), thị trưởng thành phố Macđơbua ở
Đức, đã tiến hành những thí nghiệm có tác dụng củng cố công
trình nghiên cứu của Tôrixenli và Paxcan: ông lấy hai bán cầu
rồng, đường kính khoảng 28 cm, được mài nhẵn đến mức chỉ cần
bôi một lớp mỡ và úp vào nhau, thì hai bán cầu tạo thành một quả
cầu không để không khí lọt qua được. Sau đó, ông rút không khí
ra khỏi của cầu và đóng khoá lại. Hai đàn ngựa, mỗi đàn tám con,
đã rất khó khăn mới kéo lìa được hai bán cầu này ra.
Lịch sử khám phá ra áp suất khí quyển là một thí dụ về
thắng lợi của phương pháp thực nghiệm.
Môn Hoá Đốt đỏ than rồi đưa vào lọ khí oxi, than bùng cháy và có tia
lửa bắn ra. Sau khi than cháy hết, đổ nước vôi vào trong lọ. Nước
vôi vẩn đục, chứng tỏ có khí cacbonic mới tạo ra. Than đã hoá
hợp với õi và biến đổi thành khí cacbonic.
Nung nóng đường trắng trong ống nghiệm. Đường nóng chảy,
chuyển sang màu nâu rồi sẫm dần, đồng thời có hơi thoát ra. Một
phần hơi này ngưng lại thành những giọt nước trên thành ống.
Cuối cùng trong ống còn lại một chất rắn màu đen, vị nhạt, không
tan trong nước, đó là than. Đường đã bị phan huỷ thành nước và

than.
Bỏ vài mảnh kẽm vào cốc nước có chứa dung dịch axit
clohiđric. Mảnh kẽm nhỏ dần, đồng thời có bọt khí bay lên, đó là
khí hiđrô. Kẽm và axit clohiđric đã tác dụng với nhau và biến đổi
thành khí hiđrô và chất kẽm clorua (chất này tan vào dung dịch).
Nhận xét: Trong các hiện tượng trên có sự biến đổi chất này
thành chất khác có tính chất không giống chất ban đầu. Những
hiện tượng loại này là hiện tượng hoá học. Vậy hiện tượng hoá
học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới.
Môn Sinh
học
Lá cây có màu xnh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp.
Một milimét mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp
này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xnh của lá. ánh
sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng,
cam, đỏ. sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia ánh
sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu
nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta
mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá của
cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các
tia màu đỏ, nhưng không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu
lại, nên kết quả nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì...
Môn Địa

Sông Đà dài 910 km, từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây
bắc - đông nam, gần như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở
địa phận nước ta dài trên 500 km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy
qua một thung lũng giữa khối cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc
nên lắm thác ghềnh và đi qua những hẻm hùng vĩ. Đến Hoà Bình,
gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phái bắc rồi đổ vào sông Hồng ở

Trung Hà.
Môn Lich
sử
Nông Văn Vân là một tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức Tri
châu Bảo Lạc (thuộc tỉnh Hà Giang), do không chịu nổi sự chèn
ép của triều đình nhà Nguyễn, lại được Lê Văn Khôi (bấy giờ nổi
dậy ở Gia Định) vận động, năm 1833, Nông Văn Vân đã cùng
với Nguyễn Quang Khải (tri châu Đại Nam) nổi dậy. Cuộc khởi
nghĩa lan rộng khắp miền núi Việt Bắc [...]. Bọn quan tỉnh bị bắt
đã bị nghĩa quân thích vào mặt các chữ “quan tỉnh hay ăn hối lộ”
rồi đuổi về. Nông Văn Vân tự xưng là Tiết chế thượng tướng
quân. Hai lần, nhà Nguyễn cử hai đạo quân lớn, chia làm nhiêuf
đường khác nhau tấn công vào vùng đất của nghã quân nhưng
đều bị đánh bại [...]. Trong cuộc chiến đấu cuối cùng (năm 1835),
ông bị bao vây ở trong rừng nhưng vẫn kháng cự anh dũng. Quân
triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó,
khởi nghĩa bị dập tắt.
Môn Ngữ
văn
Nói và viết là hai dạng khác nhau của việc sử dụng ngôn ngữ;
vì vậy, lời nói khác bài viết.
Lời nói thường dùng những từ ngữ gợi cảm, từ ngữ đưa đẩy,
câu thường lượt bớt thành phần ...
Bài viết dùng những từ ngữ chính xác phù hợp với phong cách
văn bản và có thể dùng nhiều câu có kết cấu đầy đủ, câu dài để
diễn đạt một ý trọn vẹn.
Các kiểu văn bản thuyết minh trong đời sống xã hội
Giới thiệu
một đồ
dùng: bàn

là điện,...
Cấu tạo: Bàn là điện gồm các bộ phận sau:
a) Nguồn sinh nhiệt: Trong bàn là có một sợi dây điện trở
bằng hợp kim crôm-niken. Tuỳ theo từng hãng sản xuất mà sợi
dây này có dạng khác nhau. Có trường hợp dùng dây tiết diện
tròn quấn dưới dạng lò xo, được đặt cách điện với vỏ. Có trường
hợp sợi dây dẹt, quấn quanh tấm mi-ca và cách điện với vỏ.
b) Vỏ: Làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm. Mặt
dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.
c) Bộ phận phun hơi nước: Một số bàn là có bộ phận để phun
hơi nước vào vật được là. Bộ phận chứa nước nằm trong thân bàn
là. Khi cắm điện vào, bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước
phun ra ở các lỗ nằm tại mặt dưới bàn là.
d) Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: Bộ phận này gồm một rơ-le

×