Tải bản đầy đủ (.docx) (163 trang)

Phương pháp giải các dạng bài tập chương đại cương về kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 163 trang )

Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Đại cương về kim loại
HÓA HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN
5 dạng bài tập về kim loại trong đề thi Đại học có giải chi tiết
Dạng 1: Tính chất chung của kim loại
Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại
Dạng 3: Các dạng bài tập về dãy điện hóa kim loại và pin điện hóa
Dạng 4: Phương pháp giải các bài toán về kim loại
Dạng 5: Kim loại tác dụng với dung dịch axit
Dạng 6: Kim loại tác dụng với dung dịch muối
Bài tập trắc nghiệm
80 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (cơ bản – phần 1)
80 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (cơ bản – phần 2)
100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1)
100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2)
100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3)


Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Đại cương về kim loại
5 dạng bài tập về kim loại trong đề thi Đại học có giải chi tiết
Dạng 1: Kim loại tác dụng với axit
-Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt
động hóa học sẽ phản ứng sinh ra muối + khí H2
-Với H2SO4 đặc nóng, HNO3: Hầu hết các kim loại ( trừ Au, Pt) bị oxi hóa lên
mức oxi hóa cao nhất
-Al, Cr, Fe bị thụ động bởi HNO3, H2SO4 đặc nguội
Chú ý:
+ Nên sử dụng phương trình ion để giải các bài toàn
+ Với dạng bài này nên vận dụng các định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn e
để giải toán
+ Khi NO3- trong môi trường axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3
Ví dụ 1 : Hỗn hợp X gồm Cu và kim loại M hóa trị II. Cho X tác dụng với dung


dịch HCl dư thu được 11,2l khí (đktc), chất rắn Y nặng 10g và dung dịch Z. Thêm
NaOH dư vào Z thu được kết tủa T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được
20g chất rắn. Kim loại M và khối lượng hỗn hợp X là:
A. Mg và 30g

B. Mg và 22g

Hướng dẫn giải :

C. Fe và 38g

D. Zn và 42,5g


→ Đáp án B
Ví dụ 2 : Cho a gam bột nhôm tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu
được 0,896l (đktc) khí X gồm N2O và NO có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 18,5.
Gía trị của a là:
A. 19,80g

B. 18,90g

C. 1,98g

D. 1,89g

Hướng dẫn giải :
Dựa vào sơ đồ đường chéo ta tính được nN2O = nNO = 0,02 mol
ne nhận = 8nN2O + 3nNO = 0,22mol = ne nhận = 3nAl
⇒ a = mAl = 1,98

→ Đáp án C
Ví dụ 3 : Cho m gam bột Fe vào 800ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M
và H2SO4 0,25M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn
hợp bột kim loại và V lít khí NO( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Gía trị m và V
lần lượt là:
A. 17,8 và 4,48

B. 17,8 và 2,24

C. 10,8 và 4,48

D. 10,8 và 2,24

Hướng dẫn giải :


→ Đáp án B
Dạng 2: Kim loại tác dụng với muối
Phương pháp :
- Kim loại N có tính khử mạnh ( đứng trước) và không tan trong nước đẩy được
kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi muối
- Trường hợp hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với hỗn hợp nhiều muối, thì phản
ứng xảy ra ưu tiên theo thứ tự ưu tiên: chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử
mạnh trước để tạo ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yêu hơn ( hay ưu tiên kim
loại mạnh phản ứng với muối của kim loại yếu trước)


Lưu ý: Trong các bài toán thường sử dụng dữ kiện tăng ( giảm) khối lượng kim
loại sau phản ứng


Ví dụ 1 : Nhúng một lá kim loại M ( hóa trị II) nặng 56g vào dd AgNO 31M sau
một thời gian lấy lá kim loại M ra rửa sạch sấy khô cân lại thấy khối lượng kim
loại nặng 54g và thấy thể tích dung dịch AgNO3 dùng hết 200ml . Kim loại M là:
A. Mg

B. Zn

C. Cu

D. Fe

Hướng dẫn giải :
M + 2AgNO3 → M(NO3)2 + 2Ag
nAgNO3 = 0,2 mol =nAg ⇒ nM = 0,1 mol
mkim loại giảm = mM pư – mAg sinh ra = 0,1.M – 0,2.108 = 2
⇒ M = 64 (Cu)
→ Đáp án C
Ví dụ 2 : Cho hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe vào dung dịch Y gồm 2 muối
Cu(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn Z gồm 3 kim loại. 3 kim loại
đó là:
A. Al, Fe, Cu
B. Al, Fe, Cu
C. Ag, Cu, Fe
D. Cu, Ag, Fe


Hướng dẫn giải : Sau khi Al phản ứng hết với muối thì Fe sẽ phản ứng vì Z gồm
3 kim loại nên Fe dư và 2 kim loại được đẩy ra khỏi muối là Ag và Cu
→ Đáp án D
Ví dụ 3 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml

dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và
dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các
phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5 trong các
phản ứng. Giá trị của m là
A. 34,10.

B. 28,70.

C. 29,24.

D. 30,05.

Hướng dẫn giải :

→ Đáp án D
Dạng 3: Dạng bài về nhiệt luyện
Phương pháp :
Sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố
CO + [O] → CO2


H2 + [O] → H2O
Ta thấy: n[O] oxit = nCO2 hoặc n[O] oxit = nH2O
Chú ý : CO, H2 chỉ khử được các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt
động hóa hóa học
Ví dụ 1 : Cho luồng khí CO ( dư) đi qua 9,1g hỗn hợp gồm CuO và Al 2O3 nung
nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3g chất rắn. Khối lượng CuO có
trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 0,8g


B. 8,3g

C. 2,0g

D. 4,0g

Hướng dẫn giải :
mc/r giảm = 9,1 – 8,3 = 0,8g
Al2O3 không bị khử ⇒ mc/r giảm = mO(CuO) = 0,8g
n[O] = nCuO = 0,05 ⇒ mCuO = 4g
→ Đáp án D
Ví dụ 2 : Dẫn luồng khí CO dư qua ống đựng một bột oxit sắt ( Fe xOy) ở nhiệt độ
cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84g sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi
trong dư thì thu được 2g kết tủa. Công thức phân tử của FexOy là:
A. Fe3O4
B. FeO
C. Fe2O3
D. Fe2O
Hướng dẫn giải :
n↓ = nCO2 = nO oxit = 0,02mol
nFe = 0,015
x : y = nFe : nO = 0,015 : 0,02 = 3:4 ⇒ Fe3O4


→ Đáp án A
Ví dụ 3 : Cho một luồng CO qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp X gồm FeO và
Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn Y gồm 4 chất, nặng
4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được
9,062 gam kết tủa. Khối lượng của FeO và Fe 2O3 trong 0,04 mol hỗn hợp X lần
lượt là:

A. 0,72 gam và 4,6 gam.
B. 0,84 gam và 4,8 gam.
C. 0,84 gam và 4,8 gam.
D. 0,72 gam và 4,8 gam.
Hướng dẫn giải :
nBaCO3 = nCO2 = nCO = nO(oxit) = 0,046 mol
mX = mY + mO(oxit) = 4,784 + 0,046.16 = 5,52g
Ta có: nFeO + nFe2O3 = 0,04
mFeO + mFe2O3 = 5,52g
⇒ nFeO = 0,01; nFe2O3 = 0,03 mol
⇒ mFeO = 0,72g ; mFe2O3 = 4,8g
→ Đáp án D
Dạng 4: Kim loại tác dụng với nước
Phương pháp :
- Cho kim loại kiềm, kiềm thổ vào nước thu được dung dịch chứa ion OH- Phương trình phản ứng
M + H2O → M+ + OH- + 1/2H2


M + 2H2O → M2+ + 2OH- + H2
- Nhận thấy: nOH- = 2nH2
- Nếu có kim loại Al thì OH- tác dụng với Al
Al + H2O + OH- → AlO2- + 3/2H2
Ví dụ 1 : Hòa tan hoàn toàn 8,94g hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thu được
dung dịch X và 2,688l H 2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H 2SO4, tỉ lệ mol tương
ứng là 4:1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối
được tạo ra là:
A. 13,70g

B. 18,46g


C. 12,78g

D. 14,62g

Hướng dẫn giải :
Ta có nH2 = 0,12 mol ⇒ nOH- = 2nH2 = 0,24 mol
Ta có: nOH- = nH+ = nHCl + 2 nH2SO4 = 0,24
Mà nHCl : nH2SO4 = 4 : 1
⇒ nHCl = 0,16mol; nH2SO4 = 0,04
mmuối = mkim loại + mgốc axit = mkim loại + mSO42- + mClmmuối = 8,94 + 0,04.96 + 0,16.35,5 = 18,46g
→ Đáp án B
Ví dụ 2 : Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước
dư. Sau khi phản ứng xảy ra hòa toàn, thu được 8,96l khí H 2 ( ở đktc) và m gam
chất rắn không tan. Gía trị của m là:
A. 10,8

B. 5,4

Hướng dẫn giải :

C. 7,8

D. 43,2


→ Đáp án B
Dạng 5: Điện phân
Phương pháp : Viết đúng phương trình điện phân: Cần phải nắm vững các quá
trình xảy ra ở các điện cực. Nên làm theo thứ tự:
- Viết phương trình điện li để xác định những ion có trong dung dịch điện phân

- Viết các quá trình ở các điện cực:
+ Ở cực dương anot ( +): Thứ tự mất e: Trước tiên anion gốc axit không có oxi
(Cl, Br,…) sau đó đến H2O
H2O → 1/2O2 + H+ + 2e
+ Ở cực âm catot (-): Thứ tự nhận e: Trước tiên các cation kim loại M n+ ( Kim
loại M yếu hơn Al), sau đó đến H2O
H2O + e → 1/2H2 + OH-


- Sau đó tổ hợp các quá trình xảy ra ở các điện cực ta được phương trình điện
phân
Chú ý :
Nếu ở cực âm catot có nhiều cation kim loại ( kể cả H +) thì sự nhận e ưu tiên xảy
ra đối với cation có tính oxi hóa mạnh hơn
Do bản chất của phản ứng điện phân là oxi hóa – khử nên khi giải toán có thể vận
dụng phương pháp bảo toàn e
Phương pháp điện phân dung dịch muối được dùng để điều chế kim loại có tính
khử trung bình hay yếu ( kim loại sau Al)
Xác định khối lượng các chất thu được ở điện cực theo công thức Faraday: m =
(A.I.t)/(n.F)
Trong đó: m: Khối lượng chất thu được ở điện cực (g)
A: Khối lượng mol nguyên tử của các chất thu được ở điện cực
n: Số e mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận
I: Cường độ dòng điện (A)
t: Thời gian điện phân ( s)
F: Hằng số Faraday = 96500 culông/mol
Số mol electron cho ( nhận): ne = It/F
Ví dụ 1 : Điện phân 400ml dung dịch 2 muối KCl và CuCl 2 với điện cực trơ và
màng ngăn cho đến khi ở anot thoát ra 3,36l khí (đktc) thì ngừng điện phân. Để
trung hòa dung dịch sau điện phân cần 100ml dung dịch HNO 3 0,6M. Dung dịch

sau trung hòa tác dụng AgNO3 dư sinh ra 2,87g kết tủa trắng. Nồng độ mol của
mối muỗi trong dung dịch trước điện phân là:
A. [CuCl2] = 0,3M; [KCl] = 0,02M
B. [CuCl2]=0,25M; [KCl] = 3M


C. [CuCl2] = 2,5M; [KCl]=0,3M
D. [CuCl2]=0,3M; [KCl]=0,2M
Hướng dẫn giải : D
(K): K+, Cu2+, H2O

(A): Cl-, H2O

Dung dịch sau khi điện phân được trung hòa bằng HNO3; nHNO3 = 0,06
⇒ Ở (K) sau khi Cu2+ điện phân hết, xảy ra sự điện phân của H2O
Cu2+ +2e → Cu
H2O + e → OH- + 1/2H2
nOH- = nHNO3 = 0,06 mol
Dung dịch sau điện phân tạo kết tủa với AgNO3, nAgCl = 0,02 mol
⇒ Ở (A) Cl- chưa bị điện phân hết
Khí thoát ra ở (A) là Cl2, n Cl2 = 0,15mol
2Cl- → Cl2 + 2e
ne cho = 2nCl2 = 0,3 = ne nhận = nOH- + 2nCu2+
⇒ nCu2+ =nCuCl2= 0,12mol ⇒ [CuCl2] = 0,12 : 0,4 = 0,3M
nCl- = 2 nCl2 + nAgCl = 0,32 = nKCl + 2 nCuCl2
⇒ nKCl = 0,08 ⇒ [KCl] = 0,08 : 0,4 = 0,2M
→ Đáp án D
Ví dụ 2 : Điện phân điện cực trơ dung dịch chứa 0,02 mol NiSO 4 với cường độ
dòng điện I = 5A trong 6 phút 26 giây. Khối lượng catot tăng lên bao nhiêu gam
A. 0,02g


B. 0,25g

Hướng dẫn giải :

D. 0,75g

D. 0,59g


→ Đáp án D
Ví dụ 3 : Điện phân dung dịch chứa 0,02 mol FeSO 4 và 0,06 mol HCl với cường
độ dòng điện I = 1,34A trong 2 giờ (điện cực trơ có màng ngăn). Bỏ qua sự hoà
tan của khí clo trong H2O, coi hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng kim loại
thoát ra ở catot và thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot là:
A. 1,12 gam và 0,896 lít.
B. 0,56 gam và 0,448 lít.
C. 5,6 gam và 4,48 lít.
D. 11,2 gam và 8,96 lít.
Hướng dẫn giải :


→ Đáp án A
Dạng 1: Tính chất chung của kim loại
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Lưu ý:


Viết cấu hình electron (hoặc cấu hình electron lớp ngoài cùng) của nguyên tử

kim loại, sau đó xác định nguyên tắc:
Số thứ tự ô nguyên tố = số điện tích hạt nhân = số e = Z.
Số thứ tự chu kì = số lớp electron.
Nhóm:
+ Nếu electron cuối cùng thuộc phân lớp s (hoặc p) thì thuộc nhóm A (phân
nhóm chính). Lúc đó, số thứ tự nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng.
+ Nếu electron cuối cùng thuộc phân lớp d (hoặc f) thì thuộc nhóm B (phân
nhóm phụ). Lúc đó, số thứ tự nhóm B bằng số electron ở lóp ngoài cùng cộng
thêm số electron ở phân lớp d không bão hòa sát lớp ngoài cùng.
Chú ý:
- Lớp ngoài dạng (n – 1)d 4ns2 thì chuyển thành (n-1)d5ns1 (cấu hình bán bão
hòa).
- Lớp ngoài dạng (n-1)d9ns2 thì chuyển thành (n-1)d10ns1.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Ion M2+, X- đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Hãy cho
biết phân tử được tạo bởi M2+ và X-?
Hướng dẫn:
+ M → M2+ + 2e ⇒ M có cấu hình electron là:
1s22s22p63s23p64s2 (ZM = 20 ⇒ Ca)
+ X + 1e → X- ⇒ X có cấu hình electron là:
1s22s22p63s23p5 (ZX = 17) ⇒ X là Cl ⇒ phân tử CaCl2.
Bài 2: Nguyên tố Cu có số hiệu nguyên tử là 29, lớp electron ngoài cùng có 1e.
hãy cho biết:


a) Cấu hình electron của nguyên tử Cu và của các ion Cu+, Cu2+.
b) Vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn.
Hướng dẫn:
a) Cấu hình electron của nguyên tử Cu và của các ion Cu+, Cu2+
Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1

Cu+: 1s22s22p63s23p63d10
Cu2+: 1s22s22p63s23p63d9
b) Vị trí Cu: nằm ở ô số 29, chu kì 4 nhóm IB.
Bài 3: Ion R+ có cấu hình electron là 1s 22s22p6. Hãy xác định vị trí của nguyên tố
R trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Hướng dẫn:
Từ R → R+ + 1e ⇒ R có cấu hình electron là: 1s22s22p63s1
Có 3 lớp electron nên thuộc chu kì 3, có electron cuối cùng thuộc phân lóp s
nên thuộc nhóm A và có 1 electron hóa trị nên thuộc nhóm I.
Bài 4: Hãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử sau đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa
của các ion kim loại:
(1): Fe2+/Fe

(2): Pb2+/Pb

(5): Na+/Na

(6): Fe3+/Fe2+

(3): 2H+/H2
(7): Cu2+/Cu

A. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4)
B. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5)
C. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7)
D. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4)
Hướng dẫn:

(4): Ag+/Ag



Đáp án D

B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cation X2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p 6. Hãy xác định
vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
A. Nhóm IIA, chu kì 4
B. Nhóm IIIA, chu kì 4
C. Nhóm IIIA, chu kì 2
D. Nhóm IIA, chu kì 6
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Từ X → X2+ + 2e ⇒ R có cấu hình electron là:1s22s22p63s23p64s2: có 4 lớp
electron nên thuộc chu kì 4; có electron cuối cùng thuộc phân lớp s nên thuộc
nhóm A và có 2 electron hóa trị nên thuộc nhóm II.
Bài 2: Có thể dùng axit nào sau đây để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm: Al, Fe,
Pb, Ag?
A. HCl


B. HNO3 loãng
C. H2SO4 loãng
D. H2SO4 đặc nguội.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 3: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?
A. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu .
B. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe.
C. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+.
D. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu.

Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Bài 4: Cho 2 phương trình ion rút gọn
M2+ + X → M + X2+
M + 2X3+ → M2+ + 2X2+
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tính khử: X > X2+ > M.
B. Tính khử: X2+ > M > X.
C. Tính oxi hóa: M2+ > X3+ > X2+.
D. Tính oxi hóa: X3+ > M2+ > X2+.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D


Bài 5: Có thể dùng dung dịch muối nào sau đây để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp
gồm: Al, Fe, Pb, Cu?
A. Cu(NO33)2
B. Pb(NO3)2
C. AgNO3
D. Al(NO3)3
Hiển thị đáp án
Đáp án:C
Bài 6: Hầu hết kim loại đều có ánh kim vì
A. Các ion dương trong kim loại hấp thụ tốt những tia sáng có bước sóng mà
mắt ta có thể thấy được.
B. Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể nên dễ hấp thụ các tia sáng.
C. Mây electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt các tia sáng có bước sóng
mà mắt ta thấy được.
D. Tinh thể kim loại đa số ở thể rắn, có hình thể đồng nhất nên phản xạ tốt các
tia sáng chiếu tới tạo vẻ sáng lấp lánh.

Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Bài 7: Chất nào cứng nhất?
A. Cr
B. W
C. Ti
D. Kim cương
Hiển thị đáp án


Đáp án: D
Bài 8: Có dung dịch FeSO4 lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản nhất để loại tạp
chất là:
A. Cho 1 lá đồng vào dung dịch
B. Cho 1 lá sắt vào dung dịch
C. Cho 1 lá nhôm vào dung dịch
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH) 2 rồi hòa
tan tủa vào dung dịch H2SO4 loãng.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 9: Tính chất chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là:
A. Có phát sinh dòng điện
B. Electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng
C. Nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng nhanh.
D. Đều là các quá trình oxi hóa - khử.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Bài 10: Chất nào sau đây có thể oxi hóa Zn thành Zn2+?
A. Fe
B. Ag+

C. Al3+
D. Ca2+
Hiển thị đáp án
Đáp án: B


Bài 11: Dùng phản ứng của kim loại với dung dịch muối không thể chứng minh
A. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.
B. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+.
D. K có tính khử mạnh hơn Ca.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Bài 12: Điểm khác nhau giữa kim loại và hợp kim.
A. Kim loại là đơn chất . Hợp kim là hỗn hợp hay hợp chất
B. Kim loại có điểm nóng chảy cố định. Hợp kim có điểm nóng chảy thay đổi
tuỳ theo thành phần.
C. Kim loại dẫn điện . Hợp kim không dẫn điện
D. A,B đều đúng
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Nắm chắc các tính chất hóa học chung và các tính chất đặc trưng của từng
nhóm kim loại để vận dụng viết phương trình phản ứng.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:



Hướng dẫn:
(1) 2Fe + Cl2 → 2FeCl3
(2) 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
(3) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + NaCl
(4) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
(5) 2Fe(OH)3 −tº→ Fe2O3 + 3H2O
(6) Fe2O3 + 2Al −tº→ 2Fe + Al2O3
Bài 2: Hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:

Cho biết: A1 là oxit kim loại A có điện tích hạt nhân là : 3,2.10 -18 Culong; B1 là
oxit phi kim B có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2s22p2
Hướng dẫn:
Số điện tích hạt nhân của A = (3,2.10-18)/(1,6.10-19) = 20(Ca)
Vậy A1 là CaO.
B ở chu kì 2, nhóm IV A ⇒ (B là cacbon). Vậy B1 là CO2
Các phản ứng:


Bài 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

Hướng dẫn:


B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cho các chất sau: Fe, FeCl2, FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeO, Fe2O3. Những
chất có cả tính oxi hóa và tính khử là:
A. Fe, FeO, Fe2O3.

B. FeO, FeCl2, FeSO4.


C. Fe, FeCl2, FeCl3.

D. Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 2: Cho sơ đồ sau:
Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl3.
Số phương trình phản ứng oxi hóa - khử trong dãy là:
A. 3

B. 4

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

C. 5

D. 6


Những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa – khử
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3
2Fe(OH)3 −tº→ Fe2O3 + 3H2O
Fe2O3 + 2Al −tº→ 2Fe + Al2O3
Fe + Cl2 → FeCl3
Bài 3: Phương trình phản ứng nào sau đây viết sai?
A. FeCO3 + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + CO2 + H2O

B. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
C. 2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2
D. Fe2O3 + 6HNO3 đặc −tº→ 2Fe(NO3)3 + 3H2O.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO + 3CO2
Bài 4: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng dư chất nào sau
đây?
A. Mg

B. Cu

C. Ba

D. Na

Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Bài 5: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2,
Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số
phản ứng oxi hóa - khử là:


×