Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 198 trang )

Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ,
nhôm
HÓA HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN
6 dạng bài tập Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm trong đề thi Đại học có giải chi tiết
Dạng 1: Tính chất chung của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
Dạng 3: Nhận biết, điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
Dạng 4: Bài toán xác định tên kim loại
Dạng 5: CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Dạng 6: Tính lưỡng tính của nhôm
Dạng 7: Phản ứng nhiệt nhôm
Dạng 8: Các dạng bài tập về muối cacbonat
Dạng 9: Các dạng bài tập về nước cứng
Bài tập trắc nghiệm
100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết
(cơ bản – phần 1)
100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết
(cơ bản – phần 2)
100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết
(cơ bản – phần 3)
100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết
(nâng cao – phần 1)


100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết
(nâng cao – phần 2)
100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết
(nâng cao – phần 3)
Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ,
nhôm
6 dạng bài tập Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm trong đề thi Đại học có giải chi tiết


Dạng 1: Nước cứng và làm mềm nước cứng
Phương pháp :
Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng
Phân loại:
- Nước có tính cứng tạm thời: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2
.
- Nước có tính cứng vĩnh cửu: muối SO42-, Cl-của Ca2+ và Mg2+
- Nước có tính cứng toàn phần : tạm thời + vĩnh cửu
Cách làm mềm nước cứng
- Phương pháp kết tủa:
- Phương pháp trao đổi ion
Ví dụ 1 : Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nước cứng là nước có chứa các muối CaCl2, MgCl2,…
B. Nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+, Mg2+


C. Nước trong tự nhiên đều là nước cứng vì có chứa cation Ca2+, Mg2+
D. Nước khoáng đều là nước cứng
→ Đáp án B
Ví dụ 2 : Trong cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+;
0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc là:
A. Nước mềm
B. Nước cứng tạm thời
C. Nước vĩnh cửu
D. Nước cứng toàn phần
→ Đáp án D
Ví dụ 3 : Cho các phản ứng mô tả phương pháp khác nhau để làm mềm nước
cứng ( dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+) như sau:

Phương pháp nào có thể áp dụng với nước có tính tạm thời?

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (2)

Hướng dẫn giải :
→ Đáp án

D. (1), (2), (3), (4)


Dạng 2: Hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm tác dụng với nước
Phương pháp :
Cho kim loại kiềm, kiềm thổ vào nước thu được dung dịch chứa ion H+
Phương trình phản ứng
M + H2O → M+ + OH- + 1/2 H2
M + 2H2O → M2+ + 2OH- + H2
Nhận thấy: n2OH- = 2nH2
Nếu có kim loại Al thì OH- tác dụng với Al
Al + H2O + OH- → AlO2- + 3/2H2
Ví dụ 1 : Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng nước dư thì
thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V
lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích
đo trong cùng điều kiện)
A. 39,87%

B.77,31%

C. 49,87%


D.29,87%

Hướng dẫn giải :
Ta thấy lượng H2 sinh ra khi tác dụng với H2O ít hơn so với lượng H2 khi tác dụng
với NaOH ⇒ Khi tác dụng với H2O, Al còn dư:
nNa = 2a (mol); nAl = b (mol)


→ Đáp án D
Ví dụ 2 : Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml
dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn . m là:
A. 4,02

B. 3,42

C. 3,07

D. 3,05

Hướng dẫn giải :
Ta có pH = 13⇒pOH = 14 – 13 =1


⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,1 . 0,5 = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
Ta có: m(bazơ) = m(kim loại) + mOH- = 2,22 + 0,05 .17 = 3,07 g
→ Đáp án C
Ví dụ 3 : Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau:
- Cho phần 1 vào dung dich KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng H2O dư thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam
hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít
khí H2 (đktc).
Khối lượng tính theo gam cả K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:
A. 0,39; 0,54; 1,40
B. 0,78; 0,54; 1,12
C. 0,39; 0,54; 0,56
D. 0,78; 1,08; 0,56
Hướng dẫn giải :
Ta thấy lượng H2 sinh ra khi tác dụng với H2O ít hơn so với lượng H2 khi tác dụng
với KOH ⇒ Khi tác dụng với H2O, Al còn dư
Gọi số mol K, Al, Fe trong mỗi hợp lần lượt là: x, y, z (mol)

nH2 = 2x = 0,02 ⇒ x = 0,01, thay vào (1) ⇒ y = 0,02
Hỗn hợp Y gồm Al dư và Fe phản ứng với HCl


nAl dư = y – x = 0,01 mol
nH2 = 1,5nAl dư + nFe = 0,025 ⇒ z = 0,01
Vậy mK = 0,39g; mAl = 0,54g; mFe = 0,56g
→ Đáp án C
Dạng 3: Bài toán về tính lưỡng tính của nhôm, hợp chất của nhôm
Phương pháp :
- Al, Al2O3, Al(OH)3 ngoài tác dụng với axit còn có khả năng phản ứng với dung
dịch kiềm.
- Khi cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ mol mà phản ứng
xảy ra theo thứ tự:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 (1)
Nếu OH- dư tiếp tục xảy ra phản ứng:
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + H2O (2)

- Dung dịch muối có khả năng tác dụng với axit tạo kết tủa:
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3
Các dạng bài thường gặp:
- Nếu tính được tỉ lệ = T
+ T ≤ 3 ⇒ Al3+ dư ⇒ chỉ xảy ra phản ứng (1) và tạo kết tủa
nOH- = 3n↓
+ T ≥ 4⇒ OH- dư sau phản ứng (1) và đủ hoặc dư phản ứng (2) do đó kết tủa bị
hòa tan hết, không tạo kết tủa


+ 3 < T < 4 ⇒ Xảy ra cả phản ứng (1) và (2): Kết tủa tạo ra ở phản ứng (1) và bị
tan 1 phần ở phản ứng (2)
nOH- = 4nAl3+ - n↓
- Nếu bài toán cho n↓ và nAl3+
+ n↓ = nAl3+ ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)
+ n↓ ≠ nAl3+
TH1: Al3+ dư, chỉ xảy ra phản ứng (1) ⇒ nOH- = 3n↓
TH2: OH- dư sau phản ứng (1) ⇒ xảy ra phản ứng (2) và kết tủa bị hòa ton 1 phần
- Khi cho từ từ OH- vào dung dịch Al3+, dựa vào số liệu và hiện tượng để xét các
trường hợp trên để giải toán
Chú ý:
+ Lượng OH- lớn nhất khi OH- dư và hòa tan kết tủa:
nOH- = 4nAl3+ - n↓
+Lượng kết tủa lớn nhất khi kết tủa sinh ra chưa bị hòa tan:
n↓ = nAl3+
+ Khi cho từ từ H+ ( hoặc sục khí CO2) vào dung dịch chứa AlO2- ( hay
Al(OH)4-) thì các phản ứng xảy ra theo thứ tự
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3 (3)
Sau đó H+ dư xảy ra phản ứng:
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O (4)

Tùy vào tỉ lệ số mol của AlO2- và H+ mà có thể kết tủa lại hoặc tạo kết tủa và kết
tủa tan


+ Nếu AlO2- dư ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (3)
nH+ = n↓
+ Nếu H+ dư, tạo kết tủa rồi kết tủa lại tan một phần ⇒ Xảy ra cả phản ứng (3)
và (4)
nH+ = 4nAlO2- - 3n↓
Ví dụ 1 : Cho V ( lít) dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 200ml dung dịch Al(NO3)3
0,75M thu được 7,8g kết tủa. Vậy giá trị của V là:
A. 0,3 và 0,6
B. 0,3 và 0,7
C. 0,4 và 0,8
D. 0,3 và 0,5
Hướng dẫn giải :
n↓ = nAl(OH)3 = 7,8/78 = 0,1 mol
nAl3+ = 0,75.0,2 = 0,15 ≠ n↓
⇒ TH2: Al3+ dư ; nOH- = 3n↓ = 0,3⇒ nBa(OH)2 = 0,15⇒ V = 0,3
⇒ TH2: OH- dư hòa tan một phần kết tủa
nOH- = 4nAl3+ - n↓ = 0,5 ⇒ nBa(OH)2 = 0,25 ⇒ V = 0,5
→ Đáp án D
Ví dụ 2 : Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al 2(SO4)3. Số mol
kết tủa thu được là:
A. 0,2

B. 0,15

Hướng dẫn giải :


C. 0,1 D. 0,05


nAl3+ = 0,2
nOH- : nAl3+ = 0,7 : 0,2 = 3,5
⇒ Tạo kết tủa Al(OH)3 và kết tủa tan một phần
nOH- = 4nAl3+ - n↓ ⇒ n↓ = 4.0,2 – 0,7 = 0,1 mol
→ Đáp án C
Ví dụ 3 : Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH
0,5M thì lượng kết tủa là 15,6g. Gía trị lớn nhất của V là:
A. 1,8

B. 2.4

C. 2

D. 1,2

Hướng dẫn giải :
nAl3+ = 0,3 ≠ n↓ = 15,6:78 = 0,2
OH- lớn nhất khi: nOH- = 4nAl3+ - n↓ = 1 mol
⇒ V = 2 lít
→ Đáp án C
Ví dụ 4 : Cho 2,7g Al vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch A.
Thêm từ từ 100ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 5,46g kết tủa. Nồng
độ của HCl là:
A. 2,5 và 3,9
B. 2,7 và 3,6
C. 2,7 và 3,5
D. 2,7 và 3,9

Hướng dẫn giải :
nAl = 0,1; nNaOH = 0,3


Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2
⇒ nNaOH dư = 0,2 mol; nAlO2- = 0,1 mol
nAl(OH)3 = 5,46 : 78 = 0,07 ≠ nAlO2⇒ TH1: H+ thiếu AlO2- vẫn còn dư
nH+ = nOH-dư + n↓ = 0,2 + 0,07 = 0,27 ⇒ CM HCl = 2,7M
⇒ TH2: tạo Al(OH)3 và bị hòa tan một phần bởi H+
nH+ = nOH-dư + 4nAlO2- - 3n↓ = 0,2 + 4.0,1 – 3.0,07 = 0,39
CM HCl = 3,9M
→ Đáp án D
Dạng 4: Bài toán CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ
Phương pháp :
OH- + CO2 → CO32- + H2O (1)
OH- + CO2 → HCO3- (2)
Lập tỉ số: K =
Nếu : K ≥ 2: Chỉ tạo muối cacbonat (CO32-), chỉ xảy ta phản ứng (1)
K ≤ 1: Chỉ tạo axit (HCO3-), chỉ xảy ra phản ứng (2)
1 < K < 2: tạo ra hỗn hợp muối ( HCO3- và CO32-) xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)
Lưu ý: Với những bài toàn không tính được K, ta phải dựa vào dữ kiện đề bài để
tìm ra khả năng tạo muối như:
+ Hấp thu CO2 vào chỉ dung dịch bazơ dư ⇒ chỉ tạo muối CO32+ Hấp thu CO2 dư vào chỉ dung dịch bazơ ⇒ chỉ tạo muối HCO3-


+ Nếu dung dịch sau phản ứng thêm OH - vào lại sinh ra CO32- ( hoặc đun nóng )
⇒ Trong dung dịch có HCO3-:
HCO3- + OH- → CO32-

+ Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải

Ví dụ 1 : Hấp thụ hoàn toàn 4,48l khí CO 2 ở (đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp
gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Gía trị của m là:
A. 19,70

B. 17,73

C. 9,85

D. 11,82

Hướng dẫn giải :
nCO2 = 0,2 mol; nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,25 mol
1 < nOH- : nCO2 < 2 ⇒ Tạo hỗn hợp muối CO32- và HCO3CO2 + OH- → HCO3- (1)
x

x

x

CO2 + 2OH- → CO32- (2)
y

2y

y

nCO2 = x + y = 0,2
nOH- = x + 2y = 0,25
⇒ x = 0,15; y = 0,05
Ba2+ + CO32- → BaCO3

0,1 0,05


⇒ nBa2+ = nCO32- = 0,05 ⇒ m = 0,05 .197 = 9,85g
→ Đáp án C
Ví dụ 2 : Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3g kết tủa. Lọc
tách kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thu được thêm 2g kết tủa nữa. Gía trị của a
là:
A. 0,05 mol

B. 0,06 mol

C. 0,07 mol

D. 0,08 mol

Hướng dẫn giải :
nCaCO3 lúc đầu = 0,03 mol
Đun thêm nước lọc lại thu được kết tủa → trong dung dịch có muối HCO3nCaCO3 thêm = nCO32- = 0,02

Bảo toàn C: nCO2 = nCaCO3 lúc đầu + nHCO3- = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol
→ Đáp án C
Ví dụ 3 : Sục CO2 vào dũng dịch hỗn hợp gồm và KOH ta quan sát hiện tượng
theo đồ thị hình bên (số liệu được tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là?

A. 0,10

B. 0,11

C. 0,13


D.0,12

Hướng dẫn giải :
Quan sát đồ thị ta thấy số mol CO2 =0,15 thì kết tủa max


⇒ nCa(OH)2=nCaCO3 max=0,15 mol
nCO2 hòa tan kết tủa = 0,5 – 0,45 = 0,05 mol
CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
0,05



0,05 (mol)

⇒ nCaCO3 bị hòa tan = 0,05 mol
⇒ nCaCO3 còn lại = x = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol
→ Đáp án A
Dạng 5: Bài toán về muối cacbonat
Phương pháp :
Với muối cacbonat ta thường gặp hai dạng bài:

Chú ý :
- Khi cho từ từ HCl vào hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat phản ứng xảy ra
theo trình tự:
Đầu tiên: H+ + CO32- → HCO3Sau đó: H+ + HCO3- → CO2 + H2O
- Khi cho từ từ hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat vào dung dịch HCl, xảy
ra đồng thời theo đúng tỉ lệ của 2 muối để tạo khí CO2



Ví dụ 1 : Nung nóng 100g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không
đổi thu được 69kg hỗn hợp rắn. % khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp là:
A. 80%

B. 70%

C. 80,66%

D. 84%

Hướng dẫn giải :

→ Đáp án D
Ví dụ 2 : Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung
dịch chưa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol
CO2 là:
A. 0,03

B. 0,01

C. 0,02

D.0,015

Hướng dẫn giải :
nHCl = 0,03 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,02 mol
Khi cho từ từ HCl vào dung dịch xảy ra phản ứng theo thứ tự:
H+ + CO32- → HCO30,02


0,02

0,02 (mol)

nH+ còn = 0,01 mol; nHCO32- = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol
H+ + HCO3- → CO2 + H2O
0,01

0,04


⇒ nCO2 = nH+ = 0,01 mol
→ Đáp án B
Ví dụ 3 : Nhỏ từ từ 200ml dung dịch X (K 2CO3 1M và NaHCO3 0,5M) vào
200ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 thu được là:
A. 4,48l

B. 5,376l

C. 8,96l

D. 4,48l

Hướng dẫn giải :
nCO32- = 0,2 mol; nHCO3- = 0,1 mol; nH+ = 0,4 mol
nCO32- : nHCO3- = 2:1
⇒ 5H+ + 2CO32- + HCO3- → 3CO2 + 3H2O
0,4

0,2


0,1

⇒ H+ hết; nCO2 = 3/5 nH+ = 0,24 ⇒ VCO2 = 5,376 lít
→ Đáp án B
Dạng 6: Phản ứng nhiệt nhôm (Cho bột Al tác dụng với oxit kim loại)
Phương pháp :
2yAl + 3MxOy → yAl2O3 + 3Xm
M là các kim loại có tính khử trung bình và yếu
Thường gặp: 2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe
Các trường hợp có thể xảy ra:
- Hiệu suất phản ứng H= 100% ( phản ứng xảy ra hoàn toàn) . Nếu cho sản phẩm
tác dụng với dung dịch kiềm có H2 thoát ra, thì sản phẩm có Al dư, Fe và Al2O3
- Nếu H < 100% ( phản ứng không hoàn toàn). Khi đó hỗn hợp sau phản ứng gồm:
Al, FexOy, Al2O3, Fe.


Ví dụ 1 : Nung hỗn hợp gồm 10,8g Al và 16,0g Fe2O3 ( trong điều kiện không có
không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng
kim loại trong Y là:
A. 5,6g

B. 22,4g

C. 11,2g

D. 16,6g

Hướng dẫn giải :
nAl = 0,4; nFe2O3 = 0,1 mol

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
⇒ nAl dư = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol
⇒nFe = 2 nFe2O3 = 0,2
⇒mkl = mAl + mFe = 0,2.27 + 0,2.56 = 16,6g
→ Đáp án D
Ví dụ 2 : Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và Fe 2O3 ( trong điều kiện không có
không khí). Nếu cho những chất sau phản ứng tác dụng với NaOH dư sẽ thu được
0,3mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H 2.
Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là:
A. 0,3

B. 0,4

C. 0,25

D. 0,6

Hướng dẫn giải :
Cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với NaOH → H2
⇒ Trong hỗn hợp có Al dư; nAl = 2/3nH2 = 0,2 mol
Cho tác dụng với HCl: nH2 = 3/2 nAl + nFe⇒ nFe = 0,1 mol
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
0,1 ←

0,1 ( mol)


⇒ nAl = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol
→ Đáp án A
Ví dụ 3 : Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56

gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2) , sau khi phản ứng kết thúc , thu được
hỗn hợp X . Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được 2,016 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn
bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH đặc , nóng , sau phản ứng kết thúc thì số
mol NaOH đã phản ứng là :
A. 0 ,06 mol

B. 0,14 mol

Hướng dẫn giải :

→ Đáp án C

C. 0,08 mol

D. 0,16 mol


Dạng 1: Tính chất chung của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
Lý thuyết và Phương pháp giải
Đề làm tốt dạng bài này cần nắm vững các tính chất vật lý, hóa học và phương
pháp điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và các hợp chất của chúng.
Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?
A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
B. Khối lượng riêng nhỏ.
C. Độ cứng giảm dần từ Li đến Cs
D. Mạng tinh thể của kim loại kiềm là lập phương tâm diện.
Bài 2: Chọn phát biểu đúng:
A. Dung dịch Na2CO3 có tính kiềm mạnh.
B. Dung dịch Na2CO3 có môi trường trung tính có Na2CO3 là muối trung hòa.

C. Dung dịch chứa Na2CO3 có môi trường axit do Na2CO3 là muối của axit yếu.
D. Na2CO3 dễ bị phân hủy khi đung nóng.
Bài 3: Để bảo quản kim loại kiềm người ta thường làm như thế nào?
A. Để trong bình kín.
B. Để trong bóng tối.
C. Ngâm trong dầu hỏa.
D. Để nơi thoáng mát.
Bài 4: Trường hợp nào sau đây không có sự tạo thành Al(OH)3:
A. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3


B. Cho Al2O3 vào nước.
C. Cho Al4C3 vào nước.
D. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
Bài 5: Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là
A. Thủy luyện
B. Điện phân dung dịch
C. Nhiệt luyện
D. Điện phân nóng chảy.
Bài 6: Phát biểu nào không đúng?
A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HCl.
B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.
C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.
D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Bài 7: Phản ứng điều chế NaOH trong công nghiệp là:
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
B. 2NaCl + 2H2O →2NaOH 2 Cl2 + H2
C. Na2O + H2O → 2NaOH
D. Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4.
Bài 8: Phản ứng nhiệt phân nào sau đây không xảy ra?

A. Mg(OH)2 → MgO + H2O


B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
C. K2CO3 → K2O + CO2
D. 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2
Bài 9: Cho viên Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng quan sát được là:
A. Bọt khí.
B. Bọt khí và kết tủa màu xanh.
C. Kết tủa màu đỏ.
D. Bọt khí và kết tủa màu đỏ.
Bài 10: Cho dần dần đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO 2, hiện tượng
quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, kết tủa không tan.
B. Không có hiện tượng.
C. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, sau đó kết tủa tan một phần.
D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, sau đó kết tủa tan hết.
Bài 11: Chỉ ra phát biểu sai.
A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
B. Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần từ Be đến Ba.
C. Ở nhiệt độ thường Be không phản ứng với nước còn Mg thì phản ứng chậm.
D. Các kim loại kiềm thổ đều nhẹ hơn nhôm.
Bài 12: Cho các chất: NaHCO3 , CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất
tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là:


A. 4

B. 5


C. 3

D. 6

Bài 13: Phản ứng giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động là:
A. CaCO3 → CaO + CO2
B. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
D. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Bài 14: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2, Ca(NO3)2,
NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra
kết tủa là:
A. 4

B. 7

C. 5

D. 6

Bài 15: Chất nào sau đây làm mềm nước vĩnh cửu (chứa CaCl2, MgSO4)?
A. Ca(OH)2
B. Na2CO3
C. NaOH
D. H2SO4
Bài 16: Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư, sau đó lại đun
nóng dung dịch sản phẩm thu được. Vậy hiện tượng quan sát được là:
A. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tăng dần đến cực đại.
B. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, khi đun nón dung
dịch thì kết tủa lại xuất hiện.

C. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch có màu
xanh, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra.


D. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch trở nên
trong suốt, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra.
Đáp án và hướng dẫn giải
1-D

2-A

3-C

4-B

5-D

9-B

10 - D

11 - D

12 - B

13 - C

Bài 1:
Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm khối.
Bài 4:

Al2O3 không tan trong nước
PT: AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl
12H2O + Al4C3 → 4Al(OH)3 + 3CH4
2AlCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Bài 6:
Be không tác dụng với nước.
Bài 9:
PT: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Bài 10:
PT: HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl


Al(OH)3 + 3HCl (dư) → AlCl3 + 3H2O.
Bài 11:
Ba nặng hơn Al vì có D = 3,5g/cm3 > DAl = 2,7g/cm3 .
Bài 12:
Các chất: NaHCO3, Al(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl tác dụng được với dung dịch
NaOH loãng ở nhiệt độ thường:
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
HF + NaOH → NaF + H2O
Cl2 + NaOH → NaClO + NaCl + H2O
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
Bài 14:
Các phản ứng tạo kết tủa:
Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + H2O
Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3
Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 ↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → 4 ↓ + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O
Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2CO2 + 2H2O
Bài 16:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O


CO2 + H2O + CaCO3 ↓ → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 −tº→ CaCO3 + CO2↑ + H2O
Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Để làm tốt dạng bài tập này cần nằm vững tính chất hóa học của đơn chất, hợp
chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và sự chuyển hóa giữa chúng. Đặc biệt
lưu ý đến các tính chất đặc biệt như tính lưỡng tính của nhôm, trình tự phản ứng
của các chất. Cần xác định loại phản ứng, có sự thay đổi số oxi hóa hay không để
lựa chọn chất cần phản ứng cho thích hợp.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Chọn X, Y, Z, T, E- theo đúng trật tự tương ứng trong sơ đồ sau:

Hãy viết các phản ứng theo sơ đồ trên.
Hướng dẫn:
Phản ứng
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H_2
AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2+ 3NaCl + 2H2O
NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
2Al(OH)3 −tº→ Al2O3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O



×