Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Độ chênh giữa nhận thức và hành vi: một phân tích về sử dụng bao cao su của phụ nữ mại dâm (qua phân tích số liệu gốc của dự án Phòng lây nhiễm HIV tại 7 tỉnhthành phố Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

NGUYỄN KIM OANH

ĐỘ CHÊNH GIỮA NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI:
MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỬ DỤNG BAO CAO SU
CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM
(Qua phân tích số liệu gốc của dự án Phòng lây nhiễm HIV
tại 7 tỉnh/thành phố Việt Nam)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

NGUYỄN KIM OANH

ĐỘ CHÊNH GIỮA NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI:
MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỬ DỤNG BAO CAO SU
CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM
(Qua phân tích số liệu gốc của dự án Phòng lây nhiễm HIV
tại 7 tỉnh/thành phố Việt Nam)
Chuyên ngành Xã hội học
Mã số 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG BÁ THỊNH

Hà Nội – 2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình
của các thầy cô trong khoa Xã hội học, đặc biệt là PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh –
người thầy đã trực tiếp gợi ý đề tài và hướng dẫn những bước đầu tiên cũng như
trong suốt quá trình hoàn thiện Luận văn này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên lớp cao học Xã hội
học, khoá 2007 - 2010 đã giúp tôi trong việc tìm kiếm tài liệu và thu thập thông tin
trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Môi trường
và Sức khỏe đã cho phép tôi sử dụng bộ số liệu dự án Trung tâm thực hiện, và cung
cấp rất nhiều tài liệu khác liên quan đến Luận văn. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến tất
cả các đồng nghiệp tại Trung tâm đã giúp đỡ và động viên tinh thần trong quá trình
hoàn thành Luận văn.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, mô tả, phân tích độ chênh giữa kiến thức và
hành vi sử dụng bao cao su ở nhóm phụ nữ mại dâm, nhưng do hạn chế về thời gian
và năng lực nên đề tài không thể được phân tích một cách toàn diện và không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn
để luận văn này được hoàn thiện tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2012

Học viên Nguyễn Kim Oanh


i


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .....................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................5
6. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................5
7.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................5
7.2.Đặc điểm mẫu nghiên cứu .............................................................................9
7.3. Phương pháp xử lý thông tin ......................................................................10
7.4. Phương pháp phân tích thông tin ................................................................10
8. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................10
9. Khung lý thuyết ...............................................................................................11
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH ...........................................................................12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................12
1.1. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận .....................................................................12
1.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................12
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận ....................................................................................13
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................16
1.2.1. Quan điểm của Nhà nước về công tác phòng chống HIV/AIDS.............16
1.2.2. Tình hình hoạt động mại dâm ở nước ta những năm gần đây .................17
1.2.3. Tình hình nhiễm HIV ở nhóm đối tượng PNMD hiện nay .....................20
1.2.4. Tình hình sử dụng bao cao su ở nhóm PNMD trong phòng chống
HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam ................................................................23
1.3. Các khái niệm công cụ .................................................................................29

CHƢƠNG 2. NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG BAO CAO SU KHI
QUAN HỆ TÌNH DỤC CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM..........................................33

ii


2.1. Nhận thức của phụ nữ mại dâm về các vấn đề liên quan đến BCS .........33
2.1.1. Nhận thức về lợi ích của bao cao su ........................................................33
2.1.2. Nhận thức về thời điểm dùng BCS khi QHTD........................................36
2.1.3. Nhận thức về đối tượng cần sử dụng BCS khi QHTD ............................37
2.2. Hành vi sử dụng BCS của nhóm PNMD và một số yếu tố liên quan.......42
2.2.1. Hành vi sử dụng BCS ..............................................................................42
2.2.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng BCS ở PNMD ..................43
CHƢƠNG 3. ĐỘ CHÊNH GIỮA NHẬN THỨC - HÀNH VI VÀ CÁC TRỞ
NGẠI ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG BAO CAO SU ....................................48
3.1. Độ chênh giữa nhận thức và hành vi sử dụng BCS ...................................48
3.1.1. Nhận thức về lợi ích của BCS và hành vi sử dụng BCS .........................48
3.1.2. Nhận thức về thời điểm dùng BCS và hành vi sử dụng BCS ..................50
3.1.3. Nhận thức về đối tượng phải dùng BCS và hành vi sử dụng BCS ..........52
3.2. Những trở ngại đối với hành vi thƣờng xuyên sử dụng BCS ...................53
3.2.1. Quan niệm sai lầm về lây truyền HIV .....................................................53
3.2.2. Nhận thức hạn chế về nguy cơ cá nhân và ở nhóm khách hàng ..............55
3.2.3. Thái độ của bạn tình trong việc quyết định sử dụng BCS .......................55
3.2.4. Khó khăn khi thương lượng với bạn tình về việc sử dụng BCS..............57
3.2.5. Nỗi lo bị mất người yêu hay bạn tình thường xuyên ...............................57
3.2.6. Bao cao su không sẵn có ..........................................................................58
3.2.7. Tiếp cận với đồng đẳng viên....................................................................59
KẾT LUẬN ..........................................................................................................62
1. Kết luận ............................................................................................................62
2. Khuyến nghị .....................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................65
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN CHỊ EM ..................................................69
PHỤ LỤC 2: KHUNG PHỎNG VẤN SÂU ......................................................82

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS : Acquired Immuno Deficiency Syndrom
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BCS : Bao cao su
ĐĐV : Đồng đẳng viên
HIV : Human Immuno-deficiency Virus
Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
BLTQĐTD : Bệnh lây truyền qua đường tình dục
MDĐP : Mại dâm đường phố
MDNH : Mại dâm nhà hàng
PNMD : Phụ nữ mại dâm
PVS : Phỏng vấn sâu
QHTD : Quan hệ tình dục
UNAIDS : United Nations Programe on HIV/AIDS
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
WHO : World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1. Đặc điểm cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................9
Bảng 2.2.Mối liên quan giữa tỷ lệ PNMD biết về tác dụng của BCS với trình độ học
vấn, khu vực hành nghề ......................................................................35
Bảng 2.4. Mối liên quan giữa tỷ lệ PNMD biết về thời điểm dùng BCS và trình độ
học vấn, khu vực hành nghề .................................................................37
Bảng 2.6. Mối liên quan giữa tỷ lệ PNMD biết về đối tượng cần phải dùng BCS với
trình độ học vấn, khu vực hành nghề ...................................................40
Bảng 2.8. Mối liên quan giữa tỷ lệ PNMD sử dụng BCS trong lần tiếp khách gần
đây nhất với trình độ học vấn, khu vực hành nghề ..............................44
Bảng 2.10. Mối liên quan giữa tỷ lệ PNMD sử dụng BCS trong 6 tháng gần thời
điểm điều tra và trình độ học vấn, khu vực hành nghề ........................46
Bảng 3.1. Mối liên quan giữa hiểu biết của PNMD về tác dụng của BCS và hành vi
sử dụng BCS trong lần tiếp khách gần đây nhất ..................................48
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa hiểu biết của PNMD về tác dụng của BCS và hành vi
sử dụng BCS trong 1 tháng trước thời điểm điều tra ...........................49
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa hiểu biết của PNMD về tác dụng của BCS và hành vi
sử dụng BCS trong 6 tháng trước thời điểm khảo sát ..........................49
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa hiểu biết của PNMD về thời điểm dùng BCS và hành
vi sử dụng BCS trong lần tiếp khách gần đây nhất ..............................50
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa hiểu biết của PNMD về thời điểm dùng BCS và hành
vi sử dụng BCS trong 1 tháng trước thời điểm khảo sát ......................51
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa hiểu biết của PNMD về thời điểm dùng BCS và hành
vi sử dụng BCS trong 6 tháng trước thời điểm khảo sát ......................51
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa hiểu biết của PNMD về đối tượng phải dùng BCS và
hành vi sử dụng BCS trong lần tiếp khách gần đây nhất .....................52
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa hiểu biết của PNMD về đối tượng phải dùng BCS và
hành vi sử dụng BCS trong 1 tháng trước thời điểm điều tra ..............52

v



Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hiểu biết của PNMD về đối tượng phải dùng BCS và
hành vi sử dụng BCS trong 6 tháng trước thời điểm điều tra ..............53

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số người nhiễm HIV/AIDS, tử vong do AIDS năm 2010, 2011. ........21
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ % PNMD biết về tác dụng của BCS ...........................................33
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ % PNMD biết về thời điểm dùng BCS khi QHTD .....................36
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ % PNMD xác định đối tượng phải dùng BCS ............................38
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ % PNMD xác định đúng đối tượng phải dùng BCS theo tỉnh ....39
Biểu đồ 2.5. Hành vi sử dụng BCS của PNMD khi QHTD ......................................42
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ % PNMD sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất, theo tỉnh
..............................................................................................................45

Biểu đồ 3.1. Hiểu biết của PNMD về dùng BCS đối với các kiểu quan hệ tình dục
khác nhau..............................................................................................54
Biểu đồ 3.2. PNMD tự đánh giá về nguy cơ lây nhiễm HIV của bản thân...............55
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ PNMD kiên quyết từ chối QHTD với khách hàng không muốn sử
dụng BCS .............................................................................................56

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại dịch HIV/AIDS đã thực sự trở thành mối hiểm họa đối với cả loài người.
Tính đến nay, nhân loại đương đầu với AIDS đã ba thập kỷ. Nhiều thành tựu về y

học, xã hội học và tuyên truyền giáo dục đã đạt được những thành tựu quan trọng
trong lĩnh vực phòng chống AIDS. Thế nhưng, những nỗ lực ấy vẫn chưa đủ sức để
ngăn chặn sự tấn công của HIV, đến nay HIV vẫn lan nhiễm ở hầu hết các nước trên
thế giới [15].
Theo báo cáo của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2006, thế giới đã có thêm
3,8 triệu người mới nhiễm HIV, 2,9 triệu người chết do AIDS. Tổng số người
nhiễm HIV/AIDS còn sống trên toàn cầu đến cuối năm 2006 là 39,5 triệu người [6],
[12]. Việc sử dụng chung kim tiêm có HIV và quan hệ tình dục không an toàn là
những nguyên nhân chủ yếu làm lây lan đại dịch này trên toàn thế giới.
Việt Nam là một trong nhiều nước của khu vực Đông Nam Á có dịch HIV
phát triển mạnh và tập trung ở các đối tượng có nguy cơ cao gồm tiêm chích ma tuý
(TCMT) và phụ nữ mại dâm (PNMD). Đáng báo động hơn là hiện nay đã xuất hiện
nhóm PNMD có TCMT. Đây là nhóm “bắc cầu” đặc biệt có thể làm cho tình trạng
lây lan HIV ra cộng đồng trở nên nhanh hơn qua quan hệ tình dục (QHTD) với
khách làng chơi. Thêm vào đó tỷ lệ người tiêm chích ma túy có QHTD với phụ nữ
mại dâm khá cao (11,4% - 57,3%) [5].
Theo các nhà nghiên cứu thì việc dùng bao cao su đúng cách là chiến lược
hiệu quả nhất để ngăn sự truyền nhiễm của HIV và các bệnh lây qua đường tình dục
[24]. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy tỷ lệ sử dụng bao cao su (BCS) trong các lần
quan hệ của phụ nữ mại dâm trong những năm gần đây có tăng nhưng vẫn chỉ dừng
lại ở mức 50 – 56% [10]. Như vậy là cùng với sự phát triển của kinh tế đã kéo theo
các tệ nạn xã hội trong đó có nạn mại dâm làm cho dịch HIV/AIDS càng lây lan
mạnh ở nước ta [2]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhận thức và hành vi của nhóm

1


đối tượng PNMD trong việc sử dụng BCS phòng chống HIV/AIDS là vấn đề cấp
thiết để từ đó có những biện pháp nâng cao nhận thức cũng như ý thức sử dụng

BCS của nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu giữa
kiến thức và hành vi của nhóm đối tượng này có sự khác biệt như thế nào? Chính vì
vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Độ chênh giữa nhận thức và hành vi:
một phân tích về sử dụng bao cao su của phụ nữ mại dâm” qua phân tích số liệu gốc
của dự án Phòng lây nhiễm HIV tại 7 tỉnh/thành phố Việt Nam nhằm trả lời cho câu
hỏi này.
2. Ý nghĩa của đề tài

2.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu “Độ chênh giữa nhận thức và hành vi: một phân tích về
sử dụng bao cao su của phụ nữ mại dâm” sử dụng cách tiếp cận và kết hợp tổng
thể các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Qua đó nhằm phân tích và làm rõ độ
chênh giữanhận thức và hành vi sử dụng BCS của đối tượng nguy cơ cao là nhóm
phụ nữ mại dâm. Kết quả nghiên cứu đạt được mang ý nghĩa lý luận quan trọng,
khẳng định tính hợp lý và ý nghĩa của việc vận dụng lý thuyết hành vi, lý thuyết
ngưỡng tình huống trong nghiên cứu xã hội học.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ góc độ tiếp cận xã hội học, chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ góp thêm tiếng nói vào vấn đề HIV/AIDS ở nhóm phụ nữ mại dâm, cũng như
góp phần vào chiến dịch phòng chống HIV/AIDS của toàn xã hội. Trước tình hình
dịch HIV/AIDS đang lây lan nhanh chóng ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế
giới, thông qua việc phân tích sự khác biệt giữa nhận thức và hành vi sử dụng BCS
khi QHTD của nhóm phụ nữ mại dâm, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm
nâng cao hơn nữa ý thức sử dụng BCS khi QHTD của phụ nữ mại dâm để phòng
chống HIV/AIDS lây lan trong cộng đồng.

2



3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu độ chênh (hay sự khác biệt) giữa nhận thức
và hành vi sử dụng BCS của phụ nữ mại dâm qua việc phân tích số liệu của 7
tỉnh/thành phố trên cả nước.

3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi sử dụng BCS ở PNMD.
- Phân tích độ chênh giữa nhận thức và hành vi sử dụng BCS của PNMD.
- Phân tích một số yếu tố gây trở ngại đối với hành vi sử dụng BCS ở nhóm PNMD.
- Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa ý thức sử dụng BCS trong
phòng chống HIV/AIDS của PNMD.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu


Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi sử dụng BCS ở

PNMD
Tác giả phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức của PNMD về các nội
dung: tác dụng của BCS, thời điểm dùng BCS và những đối tượng cần phải dùng
BCS khi có QHTD.Về hành vi, tác giả phân tích theo hành vi sử dụng BCS trong
lần tiếp khách gần đây nhất, trong 1 tháng qua và trong 6 tháng qua. Một số yếu tố
liên quan phân tích trong nghiên cứu này gồm độ tuổi, trình độ học vấn và khu vực
hành nghề…


Phân tích độ chênh giữa nhận thức và hành vi sử dụng BCS của PNMD:


Phân tích độ chênh giữa hiểu biết của PNMD về tác dụng của BCS, thời điểm dùng
BCS và những đối tượng cần sử dụng BCS khi QHTD với hành vi sử dụng BCS
trong lần QHTD gần đây nhất, trong 1 tháng qua và trong 6 tháng qua. Độ chênh
này được phân tích bằng cách xét tương quan giữa nhận thức và hành vi sử dụng
BCS của PNMD qua tỷ suất chênh OR và giá trị p.

3


Để tính toán sự tương quan, số liệu thu thập được trình bày thành bảng tiếp
liên (2 x 2) như sau:

Kiến thức đúng
Kiến thức sai

Hành vi
đúng
a
c

Hành vi sai
b
d

Để phân tích và đo lường độ chênh giữa kiến thức và hành vi, tác giả dựa vào
tỷ suất chênh OR (Odds Ratio). Cách tính: OR =ad/bc. Để xem xét sự kết hợp này
có ý nghĩa hay không có ý nghĩa thống kê, tác giả tính khoảng tin cậy của OR (
95%CI hoặc 99%CI) và kiểm định bằng test Chi-square (2) - kiểm định giả thuyết
thống kê (hypothesis testing), p-value, với mức độ ý nghĩa 0,05; 0,01; 0,001, p càng
nhỏ thì sự khác biệt càng lớn.



Phân tích các yếu tố cản trở hành vi sử dụng BCS của PNMD qua phân tích

thông tin thu được từ các PVS (chỉ ra các yếu tố khách quan, chủ quan...)
- Phân tích các yếu tố khách quan: các nguyên nhân xã hội…
- Phân tích các yếu tố chủ quan từ phía PNMD:


Đưa ra các khuyến nghị nhằm làm tăng ý thức sử dụng BCS của PNMD

4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Độ chênh giữa nhận thức và hành vi sử dụng BCS của phụ nữ mại dâm.

4.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm đối tượng nguy cơ cao về lây nhiễm HIV/AIDS: Phụ nữ mại dâm bao gồm
nhóm mại dâm đường phố và mại dâm nhà hàng.

4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài sử dụng số liệu gốc của cuộc điều tra “Đánh giá kết
thúc dự án Phòng lây nhiễm HIV” được thực hiện tại 7tỉnh/thành phố đại diện cho

4


các vùng miền trên cả nước là Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ
Chí Minh, Cần Thơ và An Giang.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2012.
- Thời gian điều tra thực địa: từ tháng 2 đến tháng 5/2009.


5. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
- Những yếu tố nào liên quan đến kiến thức và hành vi sử dụng BCS của PNMD?
- Giữa kiến thức và hành vi sử dụng BCS của nhóm PNMD có độ chênh như thế nào?
- Những yếu tố nào cản trở hành vi sử dụng BCS của nhóm đối tượng này?
- Cần có những giải pháp gì để nâng cao nhận thức và duy trì ý thức sử dụng BCS
của PNMD?

6. Giả thuyết nghiên cứu
- Độ tuổi, trình độ học vấn và khu vực hành nghề là những yếu tố có ảnh hưởng
nhất định đến kiến thức và hành vi sử dụng BCS ở nhóm PNMD.
- Có độ chênh tương đối giữa nhận thức và hành vi dụng BCS của PNMD: Mặc dù
có kiến thức khá tốt nhưng hành vi sử dụng BCS của PNMD không như mong đợi,
đặc biệt, PNMD rất ít sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình thường xuyên (quan hệ
tình dục nhiều lần có trả tiền), chồng hay người yêu.
- Có rất nhiều yếu tố cản trở hành vi sử dụng BCS của PNMD như khách hàng
không muốn dùng, do PNMD thiếu kỹ năng thuyết phục khách hàng,…

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập thông tin
7.1.1. Phân tích tài liệu
Phương pháp này nhằm thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp về các vấn đề liên quan
đến nội dung nghiên cứu.

5


a. Thông tin sơ cấp
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp chọn mẫu được tác giả

sử dụng trong đề tài này một cách gián tiếp vì tác giả đã sử dụng số liệu gốc thu
được từ cuộc điều tra “Đánh giá kết thúc dự án Phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam”
của Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường
và Sức khỏe phối hợp với Viện Xã hội học Việt Nam thực hiện vào tháng 2 đến
tháng 5 năm 2009 tại 7 tỉnh, thành phố: các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Ninh, An Giang, Cần Thơ dưới sự tài trợ của tổ
chức DFID tại Việt Nam. Tác giả luận văn đã trực tiếp tham gia từ khâu chuẩn bị đề
cương, bộ công cụ đến phỏng vấn bằng bảng hỏi và nhập liệu cho đề tài. Đồng thời,
tác giả cũng được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài trong việc sử dụng một phần số
liệu của nghiên cứu cho luận văn. Bộ câu hỏi của cuộc điều tra bao gồm 94 câu,
trong đó, tác giả đã sử dụng các câu hỏi C1-C5, C20-C28, C44-C46, từ C91 đến
C94 (Bộ câu hỏi đính kèm trong phụ lục).

b. Thông tin thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng để có những thông tin bổ trợ, đồng thời cũng
được sử dụng như một phương tiện cho việc kiểm tra kết quả nghiên cứu. Tài liệu
được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là: các bài viết chuyên ngành, các báo
cáo, kết quả điều tra khảo sát, các số liệu có liên quan đến công tác phòng chống
HIV/AIDS trong thời gian từ năm 2006 đến nay.

7.1.2. Phỏng vấn sâu
Ngoài số liệu định lượng sử dụng từ cuộc điều tra, tác giả đã thực hiện thêm
10 cuộc PVS tại Quảng Ninh và Cần Thơ nhằm phục vụ riêng cho đề tài luận văn
của mình (5 phụ nữ mại dâm đường phố và 5 phụ nữ mại dâm nhà hàng). Mục đích
của các thông tin PVS nhằm tìm hiểu thông tin: họ có hiểu biết như thế nào về việc
sử dụng BCS trong phòng chống HIV/AIDS? Họ nhìn nhận về việc sử dụng BCS

6



như thế nào? Giữa nhận thức và hành vi sử dụng BCS có sự khác biệt như thế nào
và các yếu tố nào tác động đến sự khác biệt đó?...

7.1.3. Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Thực tế, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng trong đề tài này
một cách gián tiếp vì đề tài sử dụng số liệu của cuộc điều tra “Đánh giá kết thúc dự
án Phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và
Sức khỏe phối hợp với Viện Xã hội học Việt Nam thực hiện tại 7 tỉnh/thành phố.
Cỡ mẫu và phương phápchọn mẫu mà cuộc điều tra này đã thực hiện được tác giả
mô tả lại như sau:
Cỡ mẫu cho nhóm PNMD tại từng tỉnh được tính bằng công thức:

Trong đó:
thiết

Ζ12α / 2 .p(1 - p)
n
d2

n:

là cỡ mẫu tối thiểu cần

Z = 1,96

(Độ tin cậy với  = 0,05)

p = 0,8

(Tỷ lệ đối tượng PNMD có sử dụng BCS)


d = 0,1

(Sai số cho phép 10%)

Thay vào công thức ta được n = 61, nhân với hiệu số thiết kế =1,5 (do chọn
mẫu phân tầng) ta sẽ có tổng số mẫu cần thiết cho nhóm PNMD là 92. Như vậy cỡ
mẫu nghiên cứu phụ nữ mại dâm tại mỗi tỉnh/TP là: 92 phụ nữ mại dâm, trong đó
chọn 46 phụ nữ mại dâm nhà hàng và 46 phụ nữ mại dâm đường phố. Tổng số mẫu
nghiên cứu cho cả 7 tỉnh/TP là 92 x 7 = 644 người chia đều cho hai nhóm đối
tượng. Trên thực tế, tác giả nghiên cứu đã phỏng vấn được 56 phụ nữ mại dâm nhà
hàng và 45 phụ nữ mại dâm đường phố.
Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn:
- Chọn tỉnh: điều tra đánh giá được tiến hành trên địa bàn 7 tỉnh/thành phố
tham gia dự án (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh, Cần Thơ và An Giang).

7


- Chọn quận/huyện: Tại mỗi tỉnh/thành phố điều tra, thảo luận với cán bộ địa
phương và cán bộ dự án để có được danh sách tất cả các quận huyện được coi là
“điểm nóng” của tỉnh, tập trung nhiều đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Tiến hành
chọn ngẫu nhiên 3 quận/huyện được chọn trong danh sách tại mỗi tỉnh/thành phố
bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Như vậy tại 7 tỉnh/TP sẽ có 21 quận/huyện tham
gia vào cuộc nghiên cứu này.
- Chọn đối tượng điều tra bằng phương pháp chọn mẫu chùm:
+ Chọn chùm:
Tại mỗi tỉnh/thành phố điều tra, nhóm nghiên cứu cùng với cán bộ dự
án/địa phương tiến hành lập bản đồ xã hội các tụ điểm của nhóm quần thể nghiên

cứu (PNMD).
Đơn vị mẫu hay chùm được xác định bao gồm 3 đối tượng nghiên cứu trở
lên. Thông qua phỏng vấn và quan sát, điều tra viên ước lượng được số chùm trung
bình tại tụ điểm. Việc lập bản đồ được thực hiện với sự hỗ trợ của dự án địa phương
và được mở rộng qua tìm hiểu, tham vấn, quan sát địa bàn. Quá trình lập bản đồ
được kết thúc khi không còn tụ điểm nào được xác định thêm. Các thông tin của
mỗi tụ điểm bao gồm địa chỉ, các dấu hiệu đặc biệt để nhận biết và ước tính số
lượng đối tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ. Các thông tin về các tụ điểm với
ước lượng trung bình số đối tượng nghiên cứu được tập hợp để lựa chọn số chùm
vào nghiên cứu cho phù hợp với tổng cỡ mẫu đã tính tại mỗi tỉnh/thành phố.
+ Chọn cá thể trong mỗi chùm:
Sau khi hình thành các tụ điểm và phân đối tượng điều tra thành các chùm trong
mỗi tụ điểm, điều tra viên tới mỗi tụ điểm và tiến hành phỏng vấn. Trong trường hợp
số lượng đối tượng nhiều hơn cỡ mẫu yêu cầu, thì đối tượng được lựa chọn một cách
ngẫu nhiên để phỏng vấn, sau đó sử dụng phương pháp hòn tuyết lăn để chọn đối tượng
tiếp theo. Nếu không, toàn bộ số đối tượng có mặt tại tụ điểm trong thời gian đó được
lựa chọn. Trong trường hợp nếu không đạt được cỡ mẫu tại thời điểm đó, nhóm nghiên
cứu quay lại tụ điểm này vào thời điểm khác để tiếp tục phỏng vấn cho đến khi đạt

8


được cỡ mẫu phân bổ cho tụ điểm đó. Tất cả đối tượng đều được giải thích về mục đích
phỏng vấn và nếu đồng ý tham gia nghiên cứu mới được lựa chọn.

7.2.Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1. 1. Đặc điểm cỡ mẫu nghiên cứu
Thông tin

Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Đà nẵng TPHCM Cần thơ An Giang Tổng


Tuổi
<20
20-24
25-29
>=30
Trình độ văn hóa
Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Phổ thông trung học
THCN, CĐ, ĐH
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn
Đang có chồng
Đã ly dị
Đã ly thân
Góa chồng
n

0,0
12,0
35,9
52,2

1,1
15,2
28,3
55,4


5,4
27,2
26,1
41,3

2,2
33,7
30,4
33,7

1,1
33,7
28,3
37,0

10,9
25,0
27,2
37,0

10,9 4,5
37,0 26,2
32,6 29,8
19,6 39,4

3,3
9,8
47,8
37
2,2


1,1
14,1
54,3
28,3
2,2

0,0
6,5
46,7
44,6
2,2

0,0
5,4
63
28,3
3,3

3,3
25
53,3
18,5
0,0

5,4
43,5
44,6
6,5
0,0


12,0 3,6
58,7 23,3
27,2 48,1
2,2 23,6
0,0 1,4

32,6
34,8
20,7
8,7
3,3
92

30,4
31,5
27,2
2,2
8,7
92

43,5
19,6
26,1
4,3
6,5
92

64,1
8,7

25
1,1
1,1
92

52,2
18,5
23,9
2,2
3,3
92

42,4
16,3
39,1
0,0
2,2
92

51,1 45,2
19,6 21,3
27,2
27
1,1 2,8
1,1 3,7
92 644

Về độ tuổi: 60,6% PNMD được phỏng vấn ở độ tuổi dưới 30, trong đó có gần
một phần ba (30,7%) đối tượng ở độ tuổi dưới 25 tuổi và có một tỷ lệ nhỏ đối tượng
dưới 20 tuổi (4,5%).

Về trình độ học vấn: Phần lớn đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn
trung học cơ sở trở xuống (75,0%). Trong đó vẫn còn tới 23,3% số đối tượng được
phỏng vấn chỉ có trình độ tiểu học và 3,6% đối tượng không biết chữ. Chỉ 1,4% đối
tượng có trình độ từ THCN trở lên.

9


Về tình trạng hôn nhân: Có gần 1 nửa số đối tượng (45,2%) chưa lập gia
đình, khoảng một phần ba (33,5%) đối tượng hiện đã ly dị, ly thân hoặc góa chồng.
Có tới 21,3% đối tượng cho biết hiện mình đang có chồng.

7.3. Phương pháp xử lý thông tin
Một số phần mềm và công cụ kỹ thuật chính được sử dụng trong nghiên cứu
để xử lý thông tin sơ cấp thu thập được là: Excel, SPSS.

7.4. Phương pháp phân tích thông tin
- Thống kê mô tả: Được sử dụng để phân tích một số chỉ báo về nhận thức và
hành vi sử dụng BCS của PNMD.
- Phân tích tương quan: Được sử dụng để phân tích độ chênh giữa nhận thức
và hành vi cũng như mối tương quan giữa nhận thức và hành vi vi sử dụng BCS của
PNMD với các đặc điểm cơ bản.

8. Hạn chế của nghiên cứu
Do đặc tính của đối tượng khó tiếp cận, tác giả nghiên cứu và nhóm cán bộ
điều tra gặp nhiều khó khăn để tiếp xúc và tìm hiểu đối tượng với thời gian hạn chế.
Mặt khác, các thông tin cần khai thác là những thông tin nhạy cảm nên đối tượng có
thể không hợp tác. Khó chọn được một mẫu đại diện cho các PNMD để tiến hành
các nghiên cứu đánh giá. Đối tượng không có nơi ở cố định, khó khăn cho nghiên
cứu viên trong quá trình làm việc tại thực địa.

Với sự hỗ trợ tích cực của các đồng đẳng viên, các hạn chế trong việc tiếp
cận đối tượng đích đã được giải quyết. Nhờ có sự giải thích chi tiết của các đồng
đẳng viên, các đối tượng đã tham gia vào cuộc phỏng vấn một cách thoải mái và
hợp tác trong việc giới thiệu các đối tượng tiếp theo cho nhóm nghiên cứu.

10


9. Khung lý thuyết

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI

Trình độ
học vấn

Tuổi

Đặc điểm
hành nghề

Tiếp cận
đồng đẳng
viên

Thái độ
của bạn
tình

ĐỘ CHÊNH GIỮA NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI
SỬ DỤNG BCS CỦA PNMD


Nhận
thức
đúng

hành vi
đúng

Nhận
thức
đúng

hành vi
sai

Nhận
thức
sai

hành vi
đúng

11

Nhận
thức
sai

hành vi
sai



PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận
1.1.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên sự tiếp cận xã hội học về sai lệch xã hội.
Những hành vi phù hợp với chuẩn mực của xã hội được gọi là hành vi chuẩn mực,
những hành vi không phù hợp với chuẩn mực gọi là hành vi sai lệch. Dưới góc độ
xã hội học, sự rối loạn xã hội chính là nguyên nhân của hành vi lệch chuẩn.
Cho đến nay đã có rất nhiều cách lý giải về các hiện tượng sai lệch [38].
Trong đó, khuynh hướng lý thuyết cấu trúc chức năng là một trong những cách
tiếp cận có nhiều ảnh hưởng nhất. Các nhà xã hội học theo khuynh hướng chức
năng nhìn nhận hiện tượng sai lệch như là hệ quả của áp lực từ hệ thống xã hội.
Theo cách tiếp cận này, sự không tương thích giữa mục tiêu giá trị và cách thức,
biện pháp thực hiện thành công mục tiêu đó sẽ tạo ra động lực khuyến khích hành
vi sai lệch ở một bộ phận thành viên trong xã hội. Theo nhà xã hội học Pháp nổi
tiếng Émile Durkheim, các biểu hiện sai lệch sẽ xuất hiện khi trong xã hội tồn tại
tình trạng Anomie - tức là sự rối loạn/thiếu vắng các chuẩn mực định hướng hành
vi của con người. Khi đó, con người trở nên mất phương hướng, tiêu cực và họ có
khả năng thực hiện hành vi sai lệch. Tình trạng Anomie (Menton) không chỉ là sự
thiếu vắng/rối loạn chuẩn mực mà nó còn là những áp lực, sức ép đến hành vi của
cá nhân khi các chuẩn mực vốn đã được chấp nhận rộng rãi tỏ ra không phù hợp
với thực tế xã hội.
Mại dâm là sự cung cấp hành vi tình dục ngoài phạm vi vợ chồng. Đó là một
hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện của sự lệch lạc về chuẩn mực xã hội. Theo
Durkheim thì tệ nạn mại dâm cũng giống như nạn tự sát, là dấu hiệu của một xã
hội rối loạn kỷ cương và suy đồi về đạo đức.

12



Karl Marx và Lenin, cha đẻ và lãnh tụ của chủ nghĩa xã hội, xem mại dâm là
sự buôn bán xác thịt con người, phản ánh sự tha hóa đạo đức và áp bức bóc lột xuyên
suốt lịch sử từ chế độ nô lệ, phong kiến cho tới chủ nghĩa tư bản, là điều cần phải xóa
bỏ trong xã hội Xã hội chủ nghĩa vốn chú trọng đạo đức và công bằng [34].
Về mặt đạo đức và văn hóa, mại dâm vừa là sản phẩm, vừa là tác nhân thúc
đẩy chủ nghĩa hưởng thụ, sự "tiền tệ hóa giá trị đạo đức và nhân phẩm". Tại đó con
người sùng bái đồng tiền một cách mù quáng, thèm khát vô độ dục vọng bản năng
mà sẵn sàng vứt bỏ những giá trị về nhân phẩm, danh dự, rằng chỉ cần có tiền thì
ngay cả thân thể con người cũng trở thành hàng hóa mua bán. Hành vi tình dục của
con người bị mất hết những giá trị thiêng liêng và khuôn khổ đạo đức. Tóm lại, mại
dâm là hành vi chà đạp lên phẩm giá con người, đưa tới sự băng hoại đạo đức lối
sống của xã hội, sự "thú tính hóa" hoạt động tình dục của con người, làm sụp đổ
những giá trị vềhôn nhân, tình yêu và lòng chung thủy.
Các hành vi sai lệch xã hội đều gây ra những hậu quả xấu cho cá nhân và xã
hội, làm suy thoái nhân cách, do đó, cần ngăn ngừa uốn nắn giáo dục để con người
có hành vi phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

1.1.2. Lý thuyết tiếp cận
- Mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief model)
Đây là một mô hình thuộc trường phái Tâm lý học nhận thức (Cognitive
Psychology) trong đó các quá trình nhận thức của con người đóng vai trò quan trọng
trong việc lý giải hành vi.

13


Mô hình niềm tin sức khỏe
(Becker, 1974)


Độ tuổi, trình độ học vấn, đặc
điểm hành nghề, tính cách, hoàn
cảnh, hiểu biết về phòng bệnh

Nhận thức về
sự nhạy cảm
với bệnh
Nhận thức về
sự trầm
trọng của
bệnh

Nhận thức về mối đe dọa của bệnh

Nhận thức lợi ích phòng bệnh
so với những trở ngại khi thay
đổi hành vi

Khả năng thay đổi hành vi
(khả năng thực hiện hành vi
phòng bệnh)

Động lực cho hành vi
- Giáo dục
- Các biểu hiện của bệnh
- Chứng kiến từ bạn bè xung quanh
- Thông tin từ các phương tiện truyền thông
đại chúng


Theo mô hình này con người quyết định thực hiện một hành vi phòng bệnh
hay không, sẽ tùy thuộc vào nhận thức:
- Thứ nhất là nhận thức về mối đe dọa của bệnh. Trong đó có nhận thức về
mức độ trầm trọng của bệnh, về mức độ cảm nhiễm bệnh và cuối cùng là các nhắc
nhở dưới nhiều dạng (thấy người khác bệnh, nhắc nhở của y tế,...).
- Thứ hai là nhận thức về những lợi ích và những trở ngại trong việc thực hiện
hành vi.
Mô hình này dẫn đến một cách tiếp cận giáo dục sức khỏe thông qua những
thông tin về sự nguy hiểm của bệnh bên cạnh việc phân tích lợi hại và thường xuyên
nhắc nhở.

14


- Lý thuyết ngưỡng tình huống
Cách tiếp cận đối với hành vi trong mối quan hệ với nhận thức được đặt ra từ
khi LaPierre (1934) phát hiện ra rằng nhận thức và hành vi của con người ta dường
như có sự không tương ứng/không nhất quán (inconsistence). Campbell (1961) cho
rằng để chuyển hóa nhận thức thành hành vi tương ứng thì con người luôn phải vượt
qua các ngưỡng tình huống do bối cảnh tạo ra. Hành vi sử dụng BCS ở nhóm
PNMD cũng có những ngưỡng nhất định do có rất nhiều yếu tố khác tác động vào.
Nếu không vượt qua được các ngưỡng này thì dù cho họ có kiến thức đúng đắn đến
đâu cũng không thể có hành vi đúng.
- Lý thuyết hành vi:
Hành vi là tổng thể chuỗi dài các phản ứng, là đời sống thực của con người
Không mô tả giảng giải các trạng thái ý thức mà quan tâm đến hành vi tồn tại người.
Quan sát các sự kiện này hay sự kiện kia nhằm mục đích thích nghi với môi trường
xung quanh.
Thuyết hành vi (Behaviorism): Đây là một trường phái tâm lý học giải thích
về hành vi chỉ dựa trên những quan sát hành vi thấy rõ (overt behaviors) hơn là dựa

vào những quá trình nhận thức diễn ra bên trong não hay là những hành vi không
thấy rõ (covert behaviors). Có 2 luận thuyết Hành vi:
- Điều kiện hóa cổ điển (Classical conditioning): Luận điểm cơ bản là hành
vi trong đó có hành vi sức khỏe là kết quả của quá trình thành lập của phản xạ có
điều kiện. Đây là giải thích khoa học của các hành vi lặp đi lặp lại hay thói quen.
Ví dụ: Một PNMD luôn được nhắc nhở sử dụng BCS đến khi sử dụng nó
như một thói quen mỗi khi tiếp khách, nếu không sử dụng sẽ cảm thấy khó chịu,
thiếu an toàn.
Mô hình cơ bản là S --> R
S (stimulate) : Kích thích,

15


R (response, result) : Đáp ứng, kết quả.
- Điều kiện hóa từ kết quả (Operant conditioning): Xét một PNMD nào đó có
hành vi sử dụng BCS do ngẫu nhiên hoặc đột khởi. Sau đó người ấy có những cảm
nhận về kết quả của hành vi sử dụng BCS. Nếu cảm nhận hành vi sử dụng BCS là
dễ chịu người đó sẽ có khuynh hướng tái lập hành vi đó, ngược lại nếu khó chịu sẽ
có khuynh hướng tránh hành vi đó đi.
Mô hình cơ bản là R --> S
Đặc biệt đối với những hành vi sử dụng chất gây nghiện có một động lực kép
khiến người nghiện bị thôi thúc mạnh mẽ phải tiếp tục hành vi đó là họ phải thực
hiện hành vi để có được những khoái cảm do chất gây nghiện mang lại đồng thời để
tránh những khó chịu do không sử dụng gây ra.

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Quan điểm của Nhà nước về công tác phòng chống HIV/AIDS
Nhà nước đóng vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống HIV/AIDS,
nhằm huy động được các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện pháp luật phòng,

chống HIV/AIDS theo hướng xã hội hoá, phù hợp với Nghị quyết số 36/2004/QĐTTg ngày 17/3/2004 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Nghị quyết này cũng đã nêu rõ: HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối
hiểm họa đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của
dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hoá trật tự và an
toàn xã hội của quốc gia [22]. Do đó, phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là
nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải tăng cường phối hợp liên ngành
và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia.
Pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam có nhiều quy định cho
các chủ thể và các đối tượng khác tham gia vào quá trình thực hiện phòng, chống

16


×