Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nhận thức và hành vi phòng chống hivaids của người dân trên địa bàn thành phố hà nội + bảng hỏi + bảng phỏng vấn sâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.37 KB, 66 trang )

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
Lời Cảm ơn
Bài khóa luận “Nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của người dân trên
địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” được hoàn thành dựa trên cơ sở phân tích,
đánh giá bộ số liệu của dự án “Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS cho cộng
đồng và doang nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội do trung tâm Phát triển cộng đồng
và trẻ em (CDECC) trực thuộc hội Liên hiệp các khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành.
Qua đây tôi xin gửi cảm ơn chân thành tới tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn, phó giám đốc trung
tâm Phát triển cộng đồng và trẻ em cùng các chuyên viên trung tâm đã tạo điều kiện,
cung cấp những tài liệu liên quan giúp tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Qua bài khóa luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với
Ban chủ nhiệm khoa Xã hội học, các thầy cô trong và ngoài khoa, các bạn trong lớp K52
Xã hội học đã tận tình tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học chương
trình cử nhân xã hội học tại trường.
Cũng nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đặc biệt tới phó giáo sư, tiến sĩ
Hoàng Bá Thịnh đã tận tình, giúp đỡ và có những góp ý hết sức chân thành giúp tôi hoàn
thành bài khóa luận này!
Bài khóa luận chưa tránh khỏi được những hạn chế và thiếu sót rất mong nhận
được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, Ngày 25 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
1
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
Mục lục
Mục lục 2
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Câu hỏi nghiên cứu 6
3. Mục đích nghiên cứu 6


4. Mục tiêu nghiên cứu 7
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7
5.1. Đối tượng nghiên cứu 7
5.2. Khách thể nghiên cứu 7
5.3. Phạm vi nghiên cứu 7
6. Giả thuyết nghiên cứu 8
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
7.1. Phương pháp luận 9
7.2. Phương pháp nghiên cứu 9
8. Khung lý thuyết 9
NỘI DUNG CHÍNH 11
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 11
2. Lý thuyết tiếp cận: 12
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 14
4. Địa bàn nghiên cứu 16
5. Hệ thống khái niệm 17
Chương 2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống HIV/AIDS
(Giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến 2020) 23
KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 53
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI
AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
BCS Bao cao su
GMD Gái mại dâm
HIV Human Immuno-deficiency Virus (Virusgây suy giảm miễn dịch ở người)
IBBS Nghiên cứu Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh hoc HIV/STI tại Việt Nam
MSM (Men who have sex with men) Tình dục đồng giới nam
NXB Nhà xuất bản
STDs Sexually Transmited Diseases – bệnh lây truyền qua đường tình dục
STIs Sexually transmitted infections - Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
SAVY 1 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ nhất

________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
2
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
(2002 - 2003)
SAVY 2 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai (2008)
WHO Tổ chức Y tế thế giới
UNAIDS Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS
UN Tổ chức Liên Hiệp Quốc
UNGASS Phiên họp đặc biệt của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
3
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
Nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của người dân
trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm đang lan rộng và diễn biến hết sức phức tạp
ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Trải qua hơn 20 năm đấu tranh phòng, chống
HIV/AIDS, các quốc gia trên thế giới đã và đang phải đương đầu với một đại dịch có tính
chất hết sức nguy hiểm. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người mà còn
ảnh hưởng tới an ninh, sự phát triển và nòi giống của loài người. Hơn 20 năm đấu tranh
với đại dịch, tuy đã có những thành công nhất định nhưng ở bình diện chung và cấp độ
toàn cầu có thể thấy nhân loại chưa có khả năng ngăn chặn được tốc độ lây nhiễm
HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá nặng nề các khu vực ở châu
Phi và tiếp theo là châu Á. Một số nước châu Phi, vùng cận Sahara có tới hơn 50% bệnh
nhân nhập viện là do HIV/AIDS, tuổi thọ bình quân ở khu vực đó chỉ còn 40 tuổi; ở
nhiều nước, sự phát triển kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo cáo của
UNAIDS trong năm 2002 cho thấy các nước châu Phi đã có hàng triệu học sinh không

được tới trường do HIV/AIDS, số được đi học năm 2001 thấp hơn 20% so với năm 1998.
Nước láng giềng của Việt Nam là Campuchia cũng có tới hơn 12% bệnh nhân nằm viện
là do HIV/AIDS. (Bộ Y tế, Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020. Phê duyệt năm 2004 )
Tại Việt Nam, ca phát hiện dương tính với virut HIV đầu tiên được phát hiện vào
tháng 12 năm 1990. Qua hơn 20 năm căn bệnh thế kỉ này đã len lỏi từ thành thị, nông
thôn tới cả các vùng biên giới hải đảo xa xôi. Theo báo cáo của Cục phòng chống
HIV/AIDS - Bộ Y tế (VAAC) tính đến tháng 9 năm 2010 trên phạm vi toàn quốc đã phát
hiện được 180,312 người nhiễm HIV còn sống, trong đó 42,339 bệnh nhân đã chuyển
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
4
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
sang giai đoạn AIDS và số nạn nhân tử vong do AIDS là 48,368 trường hợp. 100% các
tỉnh thành phố với 97,8% số quận huyện và 74,8% số xã phường trên phạm vi cả nước đã
phát hiện các trường hợp dương tính với virut HIV. (Bộ Y tế, Báo cáo công tác phòng,
chống HIV/AIDS 9 tháng năm 2010. Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2011. Phê
duyệt tháng 9 năm 2010) Trong tuyên bố toàn cầu về HIV/AIDS, mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ (tháng 1-2/200) tổng thư ký Liên hợp quốc (UN) đã nhận định “Bằng cách
đem lại gánh nặng cho các dịch vụ y tế và xã hội, tạo ra hàng triệu trẻ em mồ côi và làm
mất đi các cán bộ y tế và giáo viên AIDS đang gây nên những khủng hoảng kinh tế và xã
hội mà đến lượt mình những khủng hoảng này lại đe dọa này lại đe dọa tới sự ổn định
của chính trị" Như vậy cả thế giới đã nhận thức được sâu sắc những mối nguy hiểm và sự
tàn phá hết sức to lớn của đại dịch HIV/AIDS đối với sự hòa bình, ổn định chính trị, an
ninh lương thực và phát triển kinh tế-xã hội của toàn thế giới.
Việt Nam cũng nhận thức được vấn đề này và luôn coi công tác Phòng chống
HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ trong tâm, chiến lược của quốc gia. Tháng 3
năm 2004 thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt
Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS năm 2010, tầm nhìn 2020” trong đó xác định
“HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con

người và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát triển
kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của quốc gia. Do đó, phòng, chống HIV/AIDS
phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải tăng cường phối
hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia.”
Cũng trong văn bản trên đã xác định mục tiêu đến năm 2020: “100% các đơn vị,
địa phương trên cả nước, đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trở thành một trong các
mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đơn vị và địa
phương.”
Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của cả nước, cùng
với sự phát triển của kinh tế xã hội tình hình tội phạm xã hội cũng như tình trạng nhiễm
HIV/AIDS ở đây cũng rất báo động. Theo thống kê, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS ở Hà Nội
đứng thứ hai của cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề nâng cao nhận thức
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
5
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
của người dân trong cộng đồng, đặc biệt là những nhóm người có nguy cơ cao như nhóm
nghiện chích ma túy, mại dâm, đồng tính về căn bệnh HIV/AIDS và cách phòng chống là
một trong những việc làm cấp bách và hết sức quan trọng.
Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài “Nhận thức và hành vi phòng chống
HIV/AIDS của cộng đồng dân cư tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” làm khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của người dân chịu tác động mạnh
mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng?
Kiến thức về HIV/AIDS của người dân là khá cao tuy nhiên áp dụng những kiến
thức đó vào thực tế còn hạn chế xuất phát từ tâm lý e ngại của người Á Đông?
Mức độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS của người dân còn khá cao do ảnh
hưởng tiêu cực của các hình thức truyền thông?
3. Mục đích nghiên cứu.

Tìm hiểu nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS người dân trên địa bàn
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS
của người dân
Đưa ra một sô khuyến nghị góp phần nâng cao hiểu quả công tác truyền thông
nhằm tăng cường và nâng cao sự hiểu biết của người dân trong cộng đồng về bản chất
bệnh HIV, cơ chế gây bệnh cũng như các con đường truyền nhiễm để từ đó người dân có
cánh phòng tránh phù hợp.
Góp phần để người dân có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh HIV/AIDS từ đó có
cách cư xử đúng đắn với người mắc bệnh góp phần phòng chống sự lây lăn của căn bệnh
nguy hiểm này trong cộng đồng.
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
6
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
4. Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của người dân tại Hà Nội về căn bệnh HIV/AIDS
và cách phòng, chống.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của người dân trong cộng đồng.
5.2. Khách thể nghiên cứu.
Người dân đang sinh sống, cư trú và làm việc trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu.
Nghiên cứu này tiến hành lấy mẫu và thu thập thông tin tại 4 phường của quận
Hoàng Mai bao gồm Phường Yên Sở, Hoàng Liệt, Lĩnh Nam và Trần Phú. Từ kết quả
phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu của 4 phường trên sẽ là cơ sở để nhìn nhận, đánh
giá tổng thể về nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của cộng đồng nhân dân

đang sinh sống, cư trú và làm việc trên địa bàn cả quận Hoàng Mai.
+ Thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện trong tháng 2-5/2011.
+ Mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 800 mẫu, bao gồm nam nữ độ
tuổi từ 15 – 60 với nhiều thành phần xã hội và nhóm nghề nghiệp khác nhau.
Bảng 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính
Giới tính Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Nam 418 52,2
Nữ 382 47,8
Tổng 800 100
Bảng 2: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Độ tuổi Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
7
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
15 -18
19 -30
31 - 40
41 - 50
51 tuổi trở lên
Tổng

Bảng 3: Cơ cấu mẫu theo địa bàn cư trú (xã/phường)
Xã/phường Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Hoàng Liệt 200 25
Lĩnh Nam 200 25
Yên Sở 200 25
Trần Phú 200 25
Tổng 800 100

6. Giả thuyết nghiên cứu
1. Đa số người dân nắm được những thông tin về HIV/AIDS tuy nhiên mức độ
hiểu biết của mọi người là khác nhau. Nhiều người vẫn có những nhìn nhận đánh giá sai
lầm về HIV/AIDS.
2. Nhận thức về căn bệnh HIV/AIDS của người dân trong các tầng lớp khác nhau
do công tác thông tin tuyên truyền về HIV/AIDS còn nhiều hạn chế.
3. Giữa nhận thức và hành vi thực hành các kiến thức về HIV/AIDS còn một
khoảng cách đáng kể.
4. Đa số người dân có cái nhìn cởi mở hơn đối với người nhiễm HIV/AIDS tuy
nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ có thái độ kì thị, tiêu cực với người nhiễm HIV/AIDS.
5. Để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch HIV/AIDS cần có sự phối hợp đồng bộ
của toàn thể hệ thống từ trung ương đến các bộ ban ngành và từ chính người dân trong
cộng đồng.
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
8
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác – Lênin, bao gồm Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cụ thể khách quan toàn diện được quan
tâm vận dụng một cách chặt chẽ
7.2. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.
Đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin định lượng được dùng
phổ biến trong các nghiên cứu nói chung và xã hội học nói riêng hiện nay. Trong phạm vi
nghiên cứu này tôi sử phiếu trưng cầu ý kiến có cấu trúc để hỏi và thu thập thông tin.
• Phương pháp phỏng vấn sâu.
Đây cũng là một trong những phương pháp thu thập thông tin định tính được dùng
rất phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học hiện nay. Đây là phương pháp thu thập

thông tin qua việc hỏi – đáp, tác động tâm lý – xã hội giữa người hỏi và người trả lời về
những thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Đây là phương pháp thông tin hết
sức quan trọng, bằng việc phỏng vấn sâu các đối tượng ta có thể tìm ra nhiều thông tin
hết sức hữu ích về bản chất vấn đề muốn nghiên cứu.
• Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp.
HIV/AIDS là đại dịch có sức ảnh hưởng rộng lớn đến tất cả các quốc gia trên thế
giới, chính vì vậy nó nhận được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá của nhiều
tổ chức, cá nhân và cộng đồng khoa học trên toàn thế giới. Chính vì thế các tài liệu liên
quan đến đề tài nghiên cứu này nói riêng cũng như vấn đề HIV/AIDS nói chung là khá
phong phú, đa dạng. Sử dụng các tài liệu thứ cấp của các nghiên cứu khác cho ta có cái
nhìn đa diện hơn về vấn đề muốn nghiên cứu từ đó đưa ra những đánh giá khách quan, cụ
thể và chính xác hơn.
8. Khung lý thuyết
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
9
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
Tình hình phát triển Kinh tế - xã hội
HIV/AIDS
Công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
Các phương
tiện truyền
thông
Nhà
trường
Gia
đình
Tổ chức,

đoàn thể
Khác
Nhận thức của người dân
Hành vi phòng chống HIV/AIDS
của người dân
10
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
1 Phương pháp luận:
Những lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đó bao gồm
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn và luôn trở
thành phương pháp luận chung nhất cho ngành khoa học xã hội.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là phương pháp khoa học để nhận
thức và lý giải các quá trình, hiện tượng của đời sống xã hội trong mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, có tính chất quy luật giữa chúng.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử được xác định là phương pháp luận cơ
bản trong đề tài nghiên cứu này bởi quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng:
phải nhận thức, giải quyết các sự vật, hiện tượng xã hội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Xem xét một vấn đề nào đó có tính lịch sử thì chúng ta cần có cái nhìn khách quan
hơn về vấn đề đó. Chúng ta sẽ nhìn nhận cả mặt tích cực và tiêu cực của nó trong đời
sống xã hội. Các hiện tượng đều liên quan chặt chẽ với nhau nên khi nhận thức, giải
quyết các hiện tượng xã hội cũng phải toàn diện. Khi nghiên cứu về nhận thức và hành vi
phòng chống HIV/AIDS của cộng đồng, do trong cộng đồng trình độ học vấn, sự hiểu
biết và nhận thức của nhiều tầng lớp nhân dân là khác nhau vì vậy cần phải quan tâm tới
các yếu tố ảnh hưởng, chi phối tới nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của họ.
Nhận thức là một quá trình lịch sử không phải là một thứ bất biến vì vậy quá trình nhận
thức của con người luôn luôn thay đổi theo thời gian, theo mức độ văn minh, tiến bộ của
nhân loại. Để con người thay đổi hành động trước hết phải làm cho họ thay đổi về mặt
nhận thức

________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
11
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
2. Lý thuyết tiếp cận:
2.1 Lý thuyết về hành động xã hội
Max Weber được xem là nhà xã hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm về hành
động xã hội. Theo Max weber, đối tượng đích thực của xã hội học là hành động xã hội.
Trong đó bất kỳ một hành động xã hội nào đều gắn với các chủ thể hành động là các cá
nhân. Hành động theo quan điểm của ông là hành vi con người khi và chỉ khi trong chừng
mực cá nhân đang hành động gắn một ý nghĩa chủ quan nào đó. Theo Weber, một hành
động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy,
và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào
chuỗi hành động đó. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể
có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết
quả của một quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội. Ông nhấn
mạnh đến động cơ bên trong của chủ thể như là nguồn lực của hành động. Ông nói:
chúng ta có thể nghiên cứu được các yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động.
Áp dụng vào đề tài này có thể thấy, nhận thức của mỗi cá nhân trong cộng đồng
đối với căn bệnh HIV/AIDS là khác nhau xuất phát từ trình độ học vấn, khả năng tiếp cận
và thu nhận thông tin của người đó vì vậy họ có các hành vi, hành động đối với căn bệnh
HIV/AIDS, với người nhiễm HIV cũng khác nhau. Xuất phát từ các động cơ bên trong
của mỗi cá nhân khi tiếp xúc với người nhiễm HIV là khác nhau, trong mối quan hệ này
mỗi hành động của người này luôn được người đó gán cho một ý nghĩa chủ quan nhất
định nào đó và luôn luôn tính đến phản ứng của đối phương vì vậy hầu hết đó là những
hành động xã hội.
Max weber cũng cho rằng: hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của các cá
nhân. Tính tích cực này bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định
hướng giá trị của chủ thể hành động.
Mọi hành động xã hội đều được động cơ thúc đẩy, dẫn dắt tạo ra các định hướng nhất

định để đạt được mục đích.
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
12
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
2.2Lý thuyết hành vi lựa chọn của G.Homans
Homans cho rằng cách lý giải hợp lý nhất đối với hiện tượng xã hội là cách giải
thích tâm lý học và các nguyên lý tâm lý học phải là những nguyên lý gốc của các khoa
học xã hội trong đó có xã hội học.
Homans tập trung chủ yếu vào các tương tác xã hội giữa các cá nhân và đưa ra một số
định đề cơ bản về hành vi của con người trong tương tác giữa các cá nhân:
Kết quả hành động càng có giá trị với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu
hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu. Nếu như mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẵn sàng bỏ
nhiều chi phí vật chất, tinh thần để đạt được nó.
Cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị kết quả của hành động đó và khả
năng đạt được nó là lớn nhất.
Như chúng ta đã biết, HIV/AIDS là một đại dịch đặc biết nguy hiểm đối với toàn
thể nhân loại. HIV/AIDS ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, giống nòi, suy giảm sự
phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Điều đặc biệt là cho tới nay dù cả thế giới đã có rất
nhiều cố gắng nhưng chúng ta vẫn chưa tìm được phương thuốc chữa trị tận gốc căn bệnh
này. Chính vì vậy trong một thời gian dài trong công tác truyền thông chúng ta đã thổi
phồng quá mức về sự nguy hiểm của HIV/AIDS, thường gắn HIV/AIDS là ăn chơi, trác
tán là bệnh hoạn, trụy lạc vì vậy gây ra tâm lý hoang mang cho cộng đồng. Chính điều
này làm cho mọi người luôn có cái nhìn ác cảm với HIV/AIDS, với những người có vi rut
HIV trong người thậm chí cả đối với những người làm các công tác liên quan đến
HIV/AIDS (Các bác sĩ, y tá điều trị cho người nhiễm HIV, những cán bộ tuyên truyền về
HIV/AIDS) điều đó vô hình là rào cản gây trở ngại đối với những nỗ lực ngăn chặn
những tác hại cũng như tốc độ lây lan của HIV/AIDS của các tổ chức phòng chống
HIV/AIDS trong nước và quốc tế.
________________________________________________________________________

Lớp K52 – Xã hội học
13
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Như trên đã trình bày, HIV là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên
thế giới tuy nhiên tại Việt Nam nghiên cứu về nhận thức và hành vi phòng chống
HIV/AIDS của người dân vẫn còn hạn chế và là một trong những mảng quan trọng còn bị
bỏ ngỏ. Sau đây là một trong những nghiên cứu có liên quan tới phạm vi nghiên cứu
trong đề tài này:
Nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ CARE quốc tế tại Việt Nam (1995) đã chỉ
ra 18 phát hiện quan trọng về công tác phòng chống HIV?AIDS tại Việt Nam. Ngoài ra,
trong nghiên cứu này cũng đưa ra khuyến nghị về công tác truyền thông phòng chống
HIV/AIDS. Theo đó, hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam mới
chỉ dừng lại ở các hoạt động diện rộng mà chưa thực sự quan tâm tới các hoạt động mang
tính chiều sâu trong khi đặc thù của việc phòng chống HIV/AIDS cần có các hoạt động
chiều sâu mới thức sự có kết quả cao nằm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng
trong việc phòng và chống HIV/AIDS.
Đề tài: “Khảo sát xã hội học về nhận thức, thái độ và hành vi của nhóm thanh
niên học sinh với HIV” do viện Xã hội học thực hiện tại Nha Trang tiến hành từ cuối năm
1994 tới đầu năm 1995. Đây là một trong những nghiên cứu được thực hiện trên quy mô
lớn và thời gian thực hiện tương đối dài, nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả khá xác thực
về thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của nhóm thanh niên, học sinh đối với
HIV/ADS. Tuy nhiên báo cáo cũng chỉ dừng lại ở việc miêu tả thực trạng mà chưa đưa ra
được những phương hướng giải quyết triệt để vấn đề cũng như các biện pháp để nâng cao
nhận thức cũng như kĩ năng phòng chống HIV?AIDS một cách tích cực cho nhóm đối
tượng này.
Xuất phát từ kết quả khảo sát đề tài do viện Xã hội học tiến hành tại Nha Trang kể
trên một số tác giả khác cũng xem xét vấn đề này trên một số khía cạnh khác: Đề tài
“Nhu cầu hiểu biết của tuổi trẻ từ các chương trình truyền thông về HIV/AIDS” của tác
giả Vũ Phạm Nguyên Thanh đăng trên tạp chí Xã hội học số 1 (53), 1996 tập trung vào

tìm hiểu nhu cầu hiểu biết của tuổi trẻ từ các chương trình truyền thông về HIV/AIDS
chủ yếu bằng việc thu thập và xử lý các số liệu định tính thông qua quá trình phỏng vấn
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
14
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
sâu và thảo luận nhóm của hơn 450 học sinh, sinh viên có độ tuổi từ 17 -29 tại thành phố
Nha Trang.Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nhu cầu của tuổi trẻ từ các chương trình
truyền thông phòng chống HIV/AIDS mà đề tài còn mở rộng ra khai thác những vấn đề
nhạy cảm hơn về tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn thông qua sự chia sẻ hết sức cởi mở
của những người tham gia. Cũng tập trung sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhưng đề
tài “Những ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với các chiến dịch truyền thông về
HIV/AIDS” của tác giả Vũ Nguyên cũng đăng trên tạp chí Xã hội học số 1 (53) 1996 lại
tập trung chủ yếu vào khai thác, nhìn nhận công tác truyền thông phòng chống
HIV/AIDS đối với tình hình tệ nạn xã hội thông qua lăng kính của những nhà lãnh đạo,
các cơ quan chức năng có liên quan trực tiếp đến HIV/AIDS nói riêng và tệ nạn xã hội
nói chung. Nghiên cứu này chỉ ra được phần nào thực trạng tệ nạn xã hội trên địa bàn,
nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề từ góc nhìn của các nhà quản lý.
Khuất Thu Hồng: Báo cáo kết quả cuộc khảo sát tìm hiểu kiến thức thái độ và
hành vi sức khỏe sinh sản vị thành niên (1999) được thực hiện theo yêu cầu của UNFPA
và sở giáo dục đào tạo tỉnh Khánh Hòa. Đây là một nghiên cứu được đầu tư bài bản và
khá hoàn chỉnh. Nghiên cứu này được thực hiện tại một số trường trường trung học cơ sở
(THCS) và trung học phổ thong (THPT) trên địa bàn tỉnh. Theo đó, báo cáo đưa ra những
số liệu khá trung thực và khách quan thể hiện mức độ hiểu biết, kiến thức và hành vi sức
khỏa sinh sản của lực lượng thanh thiếu niên trong độ tuổi vị thành niên trong đó một nội
dung quan trọng đề cập đến hiểu biết và thái độ của vị thành niên đối với HIV/AIDS.
Nhận thức và hành vi của thanh thiếu niên nông thôn kiếm sống ở các đô thị và
nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Đề tài này do viện nghiên cứu thanh thiếu niên thực hiện
được tiến hành tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này chỉ ra
hai nội dụng quan trọng và khả quan đó là: Hầu hết các thanh niên lao động thời vụ tại

các đô thị có nhận thức khá đầy đủ về các con đường lây nhiễm HIV đồng thời cũng
nhận thức được mức độ nguy hiểm, quy chế lây nhiễm và các biện pháp phòng chánh sự
lây nhiễm của căn bệnh thế kỷ này.
Một trong những nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi toàn quốc có liên quan
tới vấn đề HIV/AIDS là cuộc điều tra SAVY. SAVI là tên viết tắt tiếng Anh của chương
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
15
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
trình Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (Survey and
Assessment ò Vienamese Youth). Điều tra là kết quả của sự đầu tư và phối hợp chặt chẽ
giữa chính phủ Việt Nam gồm Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê và các cơ quan của Liên hợp
quốc (UN) bao gồm tổ chức Y tế thế giới (WHO) và quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF). Cuộc điều tra đươc tiến hành với 7584 thanh thiếu niên tuổi từ 14 – 25 tuổi
của 42 tỉnh thành phố trên phạm vi cả nước. Cuộc điều tra đề cập đến nhiều vấn đề thiết
thực tới cuộc sống của thanh thiếu niên Việt Nam trong đó có cả vấn đề HIV/AIDS. Kết
quả cuộc điều tra chỉ ra rằng có tới 97% thanh thiếu niên cho biết có nghe nói tới
HIV/AIDS. Tuy nhiên vẫn còn ¼ nhóm chưa bao gườ đi học không biết gì về HIV/AIDS.
Tuy mức độ nhận thức rất cao, nhưng mức độ chính xác của kiến thức lại chưa cao.
Khoảng 15% thanh thiếu niên trong mẫu điều tra vẫn cho rằng một người trông bề ngoài
khỏe mạnh thì không thể nhiễm HIV. Tỷ lệ này ở thanh thiếu niên dân tộc thiểu số là
35%.
1
Kế thừa những kết quả của cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và thanh niên
Việt Nam lần thứ nhất (SAVY 1) đến năm 2008 nước ta tiếp tục triển khai chương trình
Điều tra Quốc gia về Vị thanh niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) vẫn do
Bộ Y tế phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện trên toàn quốc. Theo đó, kết quả về
nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của vị thành niên và thanh niên Việt Nam
so với cuộc điều tra lần trước (SAVY 1) cũng có nhiều khả quan.
Như vậy có thể hoàn toàn khẳng định rằng vấn đề nhận thức và hành vi của các cá

nhân của các thành phần xã hội khác nhau về HIV/AIDS nhận được sự quan tâm chú ý
của rất nhiều người cũng như của nhiều ngành khoa học khác nhau của cả trong nước và
quốc tế. Điều này thể hiện sự quan tâm, nỗ lực và quyết tâm ngăn chặn sự lây lan, phát
triển của căn bệnh nguy hiểm này của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
4. Địa bàn nghiên cứu.
Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía đông nam thành phố Hà Nội, quận
được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 2003 của Thủ
1
Bộ Y tế, Báo cáo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần 1 (SAVY 1 năm 2004) .
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
16
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
tướng Chính phủ dựa trên diện tích và dân số của toàn bộ 9 xã: Định Công, Đại Kim,
Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và 55 ha
diện tích của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì cộng với diện tích và dân số của 5
phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà
Trưng. Quận Hoàng Mai có diện tích tự nhiên là 4.104,1 ha (41 km²) với tổng số dân là
214.759 người
2
. Về vị trí địa lý, quận Hoàng Mai phía đông giáp huyện Gia Lâm, tây và
nam giáp huyện Thanh Trì, bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng với 14 đơn
vị hành chính trực thuộc
3
.
Như vậy, quận Hoàng Mai là một trong những quận trẻ của thành phố Hà Nội.
Quận là cửa ngõ phía Đông của thành phố Hà Nội, là một trong những quận có tốc độ
phát triển kinh tế xã hội mạnh của thành phố. Trên địa bàn quận hiện nay đang có những
công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia, những khu công nghiệp lớn thu hút một lực lượng
công nhân, người lao động lớn từ khắp nơi trên tổ quốc về làm việc. Việc thu hút và giải

quyết việc làm cho một lực lượng lớn như vậy, bên cạnh việc nâng cao thu nhập, đời
sống người lao động thì cũng có những hệ lụy đi kèm đặc biệt là sự gia tăng của các loại
hình tệ nạn xã hội.
Một trong số những vấn đề xã hội cấp bách của tình hình tệ nạn xã hội hiện nay
của quận Hoàng Mai nói riêng và của tất cả các đô thị nói chung là tình hình ma túy, mại
dâm mà hệ lụy đi kèm của nó là sự tăng lên chóng mặt của những trường hợp nhiễm
HIV/AIDS. Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức, các biện phòng chống, ngăn ngừa sự
gia tăng, bùng phát căn bệnh này là một việc làm hết sức cấp bách.
5. Hệ thống khái niệm.
1. Một số hiểu biết chung về HIV/AIDS.
- HIV: Viết tắt của cụm từ (Human Insuffisance Virus) là virut gây ra
hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Virut HIV có dạng hình cầu, có gai kích thước rất
nhỏ (100-120 nm), không nhìn thấy được bằng kính hiển vi thông thường mà phải dùng
2
Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tổng cục thống kê.
3
WikiHanoi – Từ điển bách khoa mở Hà Nội.
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
17
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
kính hiển vi điện tử. HIV tàn phá các tế bào máu nhất định có tên gọi là CD4 hoặc tế bào
T. Các tế bào này rất quan trọng đối với sự hoạt động bình thường của hệ miễn dịch giúp
cơ thể chống lại bệnh tật. Khi hệ miễn dịch bị HIV xâm nhập, cơ thể một người sẽ dễ
dàng bị các bệnh nhiễm trùng do vi rút, vi khuẩn, ký sinh, nấm và các vi trùng khác gây
ra.
- AIDS: AIDS là chữ viết tắt của Acquired Immunodeficiency Syndrome
hay từ Acquired Immune Deficiency Syndrome hay còn gọi là ‘Hội chứng Suy giảm Miễn
dịch Mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm virut HIV khi hệ
thống miễn dịch của cơ thể người bệnh trở nên quá yếu không đủ sức chống lại các bệnh

nhiễm trùng cơ hội dẫn tới tử vong.
- Các giai đoạn phát triển của HIV/AIDS: 3 giai đoạn: Cửa sổ; HIV và
AIDS.
2. Khái niệm nhận thức
Theo từ điển tiếng Việt: “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện
hiện thực tư duy, là quá trình con người nhận biết được, hiểu biết thế giới khách quan
hoặc kết quả của quá trình đó. Nhận thức là nhận ra và biết được, hiểu được về ai đó, một
vấn đề hoặc hiện tượng nào đó”
4
.
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là một quá trình phản
ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, nhờ đó con người
tư duy và không ngừng tiến gần đến khách thể. Nhận thức là một quá trình đi từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng và đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực
hiện qua các giai đoạn từ thấp tới cao như sau:
+ Nhận thức cảm tính: Vận dụng cảm giác, tri giác, biểu tượng.
+ Nhận thức lý tính: Vận dụng khái niệm, phán đoán, suy lý.
4
Nguyễn Khắc Việt, Từ điển tiếng Việt, nxb Đà Nẵng 2006
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
18
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
+ Nhận thức trở về thực tiễn, là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức không
chỉ để giải thích thế giới mới mà để cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này
có chức năng chỉ đạo đối với thực tiễn. Sự nhận thức là quá trình vận động không ngừng,
vì nó gắn liền với hoạt động thực tiễn. Để tiến hành quá trình nhận thức, cần phải sử dụng
nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử và
logic, trừu tượng hóa, vận dụng con đường nhận thức đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ
trừu tượng đến cụ thể.

3. Khái niệm hành vi.
Theo Max Weber, hành vi xã hội là điểm xuất phát của mọi quá trình xã hội. Ông
định nghĩa: “ Hành động xã hội như là một hành vi khi một tác nhân hay những tác nhân
coi nó có ý nghĩa và một cách chủ quan
5

Trong lý thuyết hành vi của mình ông khẳng định: để hiểu được hành vi con người
thì điều quan trọng là phải nắm bắt được nội tâm của con người, chính những hiện tượng
bộc lộ ra bên ngoài là sự phản ánh hộp đen và coi như là cơ sở lý luận cho hộp đen đó.
Như vậy muốn hiểu biết một hiện tượng xã hội trước hết phải hiểu những hành vi cá
nhân tạo ra nó. Tại sao hành vi đó lại xảy ra với người đó, trong hoàn cảnh nào?
Hành vi cá nhân bao hàm các yếu tố bất biến của những bối cảnh xã hội khác
nhau, có thể tại những hằng số này thành bản tính con người nhưng chỉ hiểu được hành vi
cá nhân khi chúng tuân theo những hằng số ấy
6
.
Đương nhiên khi nói đến hành vi, hành động của một cá nhân hay một nhóm
người nào đó tồn tại trong một xã hội cụ thể ta nói đến những hành vi, hành động xã hội
của nhóm hay cá nhân đó mà thôi.
Hành vi xã hội (hành động của xã hội) là một hành vi hướng đến đích gắn về
nghĩa với hành vi, với các kỳ vọng được cảm nhận hau được phỏng đoàn của đối tác
5
Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, Xã hội học đại cương, NXB Khoa học xã hội 2003.
6
Nguyễn Khắc Viện, từ điển Xã hội học, NXB Hà Nội 1994
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
19
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
tương tác và được định hướng theo chuẩn mực và giá trị xã hội.

Theo định nghĩa rộng nhất thì mọi hành động của con người (tức là cả việc làm
một sản phẩm) không chỉ thể hiện một phản ứng với kích thích bên trong hay bên ngoài
(như các phản xạ, phản ứng được quy định bởi tâm lý) mà còn có thể gọi là hành động xã
hội.
Hành động xã hội được xác định trong mối liên hệ mang nghĩa của nó với các
người khác về truyền thống, cảm xúc, phù hợp về các giá trị và lợi ích (Weber) Mặc dù
về lý thuyết cá thể có khả năng xác lập tương đối tự lập ý nghĩa của hành động hoặc
thậm chí tạo ra nghĩa thì đa số vẫn chịu sự hướng dẫn của các định hướng ý nghĩa đó có.
Những định hướng ý nghĩa được nhập tâm hóa trong quá trình xã hội hóa này phù hợp
với các tiêu chuẩn của một sự kiện xã hội học mà DurKheim nêu ra: Ít hay nhiều chúng
xác định loại của hành động. Từ đó sinh ra các hình mẫu hành vi được chuẩn hóa và kiểm
soát về mặt xã hội mà quá trình của chúng được định trước bởi pháp lý, thói quen hứng
thú, phong tục tập quán.
Về mặt thực tiễn, thuyết hành vi có nhiệm vụ lớn là phải tham gia có tính cách cơ
bản vào việc nghiên cứu các khả năng và những vấn đề thay đổi hành vi cần thiết cho
việc giả thuyết những vấn đề cấp bách liên quan đến sự tồn tại của hệ thống chính trị
7
.
3. Khái niệm Thông tin.
Trong lĩnh vực truyền thông, thông tin hiểu theo nghĩa hẹp là nội dung của thông
điệp được truyền từ người phát tin tới người nhận tin.
Thông tin là biểu tượng được sử dụng trong giao tiếp để làm thay đổi nhận thức
của nhau. Nói một cách ngắn gọn thông tin là một điều gì được trao đổi để hiểu biết.
Thông tin có thể chứa đựng trong hệ thống các dữ liệu dưới dạng các ký tự, ngôn ngữ, lời
nói, hình ảnh. Thông tin là những gì được chứa đựng hay được ám chỉ trong hệ thống tín
hiệu, kí hiệu, ký tự.
7
Gunter Endruweit và Gisela Trommsdorff, Từ điển xã hội học, NXB Thế giới 2002.
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học

20
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
Thông tin là trao đổi tin tức, chia sẻ sự hiểu biết. Trong trường hợp này thông tin
là hoạt động thu, phát, xử lý phân tích nguồn dữ liệu, sự kiện, yếu tố để làm tăng sự hiểu
biết của con người
8
4 Khái niệm truyền thông.
Truyền thông là quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin và tương tác tạo ra sự hiểu
biết, thay đổi thái độ và hành vi theo một hướng xác định.
Truyền thông thay đổi hành vi là hoạt động truyền thông nhằm mục đích tuyên
truyền, vận động thay đổi hành vi của những người có quyền ra quyết định, tổ chức thực
hiện quyết định và những người tham gia thực hiện quyết định.
Đặc điểm của truyền thông.
+ Quá trình giao tiếp: Bất kỳ một quá trình truyền thông nào cũng là một quá
trình tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ sự hiểu biết, tình cảm của người này với một hay nhiều
người khác.
+ Quá trình thông tin: Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin từ người này
sang người khác để tạo ra sự hiểu biêt chung.
+ Quá trình tương tác: Truyền thông là quá trình tác động của người này tới người
kia mà kết quả là nhận thức, thái độ, hành vi của những người tham gia bị thay đổi theo
một hướng xác định
9
.
5. Khái niệm sức khỏe.
+ Một trong những khái niệm về sức khỏe được sử dụng một cách rộng rãi trên
phạm vi quốc tế đó là khái niệm về sức khỏe lý tưởng do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra ở
chương đầu tiên của Hiến chương Liên hợp quốc về Y tế. Theo tổ chức này sức khỏe là
tình trạng hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần là không có
bệnh tật hay tàn tật. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con
người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã

hội nào
8
Lê Ngọc Hùng, Thông tin – Giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS, NXB
KHXH 2008
9
Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, NXB Đại học Quốc gia 2008
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
21
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
Xã hội học về sức khỏe, bệnh tật và y học có đối tượng nghiên cứu là các cách
thức xác định xã hội về sức khỏe, về bệnh tật, về các thực hành xã hội gán với chúng và
sự vận động của các thiết chế chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là thiết chế y học.
Talcott Parsons xác định như sau: “Sức khỏe là một trong những điều kiện bắt
buộc đối với vận động của mọi hệ thống xã hội. Như vậy, tình trạng có quá nhiều bệnh tật
hoặc tình trạng sức khỏe quá thấp được xác định như là sự vận động của hệ thống. Trong
trường hợp như vậy, con người bị ngăn cản và khó có thể thực hiện được các chức năng
xã hội của mình.”
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
22
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
Chương 2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống
HIV/AIDS (Giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến 2020)
1. HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng
của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát
triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của quốc gia. Do đó, phòng, chống
HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải tăng
cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia.
2. Đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra sự phát

triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp và gián tiếp. Nhà
nước bảo đảm việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS từ nay đến
năm 2010 và sau 2010 phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước trong từng giai đoạn.
3. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách
nhiệm của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm HIV/AIDS
với gia đình, xã hội.
4. Việt Nam cam kết thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS
đã ký kết hoặc gia nhập. Bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia về phòng, chống
HIV/AIDS phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế.
5. Tăng cường hợp tác song phương, đa phương, mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế
với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống
HIV/AIDS.
6. Các hoạt động ưu tiên đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian
tới:
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
23
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
- Tăng cường thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi; phối hợp với các
chương trình khác để ngăn ngừa, giảm thiểu lây nhiễm HIV/AIDS;
- Đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại;
- Tăng cường tư vấn, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS;
- Tăng cường năng lực quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình.
Chương 3. Nhận thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của người dân trên địa
bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
3.1. Nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS.
Tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Y tế số 887/BC-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2010 tính đến ngày
30/9 /2010. Cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong

đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết được báo cáo là 48.368 người.
Cho đến nay, đã có trên 74% số xã, phường và 97,8% số quận huyện trong toàn quốc
đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số
người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất chiếm khoảng 23% số người nhiễm
HIV/AIDS được báo cáo của cả nước.
Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, toàn quốc đã phát hiện được 9.128 người
nhiễm HIV, 3.841 bệnh nhân AIDS và 1.498 người tử vong vì AIDS. Trong số người mới
được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng qua, thành phố Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất (1345
người), tiếp đến là Hà Nội (764), Điện Biên (743), Thái Nguyên (466)… Phân tích hình thái
nguy cơ lây nhiễm cho thấy , trong số những người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9
tháng đầu năm có 49% bị nhiễm qua đường máu, 38% qua đường tình dục, 3% qua đường mẹ
sang con và 10% không rõ đường lây. Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm 70,8% và nữ
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
24
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học _
chiếm 29,2%. Phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng qua là ở nhóm tuổi từ
20-39 (chiếm 82%), trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 3%.
10
Nhận thức của cộng đồng về HIV
1. Mức độ phổ biến của các thông tin về HIV trong cộng đồng
Số người Tỉ lệ
Đã nghe 800 100
Chưa nghe 0 0
Khó trả lời 0 0
Bảng 4: Mức độ phổ biến của các thông tin về HIV/AIDS trong cộng đồng
Một trong những mục tiêu Chiến lược Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
đến năm 2010 (được thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2004) là nâng cao nhận thức của
người dân về phòng tránh lây nhiễm HIV, sao cho 100% người dân thành thị và 80% người
dân khu vực nông thôn và miền núi có những hiểu biết chính xác về HIV/AIDS và biết cách

phòng tránh
11
. Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy mục tiêu trên của chúng ta đã được
thực hiện một cách nghiêm túc và thành công. Theo đó, 100 % (800 người được hỏi) cho rằng
đã từng nghe thấy các thông tin về HIV/AIDS. Trong cuộc điều tra quốc gia về thanh niên và
vị thành niên Việt Nam lần thứ nhất (SAVY 1) tiến hành trong 2 năm 2002 -2003 cho kết quả
là 97% thanh niên, vị thành niên có nghe tới các thông tin về HIV/AIDS. Đến chương trình
điều tra lần thứ 2 (2008) thì tỉ lệ này đã tăng lên 98%. Đây là một trong những nỗ lực cố gắng
hết mình của chính phủ trong công tác truyền thông phổ biến kiến thức về HIV/AIDS đến với
đông đảo quần chúng nhân dân. Bằng nhiều hình thức thông tin tuyên truyền với nhiều kênh
thông tin khác nhau trong những năm qua các thông tin về HIV/AIDS đã lien tục được truyền
tải và được đông đảo quần chúng nhân dân tiếp nhận một cách khá tích cực. Tuy nhiên, mức
10
Bộ Y tế, Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng năm 2010. Phương hướng,
nhiệm vụ chủ yếu năm 2011.
11
Chiến lược Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS tới năm 2010, tầm nhìn 2020. Bộ Y Tế 2004.
________________________________________________________________________
Lớp K52 – Xã hội học
25

×