Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Điện tử viễn thông de cuong thiet bi dau cuoi khotailieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.85 KB, 21 trang )

PHẦN I: ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Câu 1: Các ứng dụng của NFC:
-

-

-

-



Kết nối với các thiết bị điện tử ( nhận dạng, đăng nhập hệ thống, sử dụng các phương
tiện công cộng, kết nối giữa các ĐTDĐ để chia sẻ tệp tin, chơi game giữa 2 ĐTDD, kết
nối bluetooth và Wifi…)
Truy cập nội dung số ( dùng ĐTDD có hỗ trợ NFC để lấy thông tin từ các áp phích)
Giao dịch thương mại điện tử ( thanh toán thay thẻ, mua vé…)
Câu 2: Một số phương pháp điều chế tín hiệu được dùng trong điện thoại di động
và Wifi:
- Trong thông tin di động sử dụng điều chế GMSK, là một trong những phương pháp
điều chế 4 mức, thực chất là MSK nhưng tín hiệu trước khi đưa vào điều chế được đưa
qua bộ lọc Gauss.
- Trong Wifi sử dụng kỹ thuật điều chế OFDM ( ghép kênh phân chia theo tần số trực
giao) là một trường hợp đặc biệt của phương pháp điều chế đa sóng mang, trong đó các
sóng mang phụ trực giao với nhau.
Câu 3: Thiết bị GPS cần tối thiểu mấy vệ tinh và vệ tinh lại nào để xác định được
vị trí của thiết bị:
Thiết bị GPS cần tối thiểu 3 vệ tinh để xác định kinh độ và vĩ độ của thiết bị, các vệ tinh
sử
dụng là vệ tinh GPS.
Câu 4: Số điểm ảnh có ảnh hưởng đến bản in như thế nào:


Số điểm ảnh làm ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị của bản in, số điểm ảnh càng lớn
thì
chi tiết bản in càng rõ nét và ngược lại nếu số điểm ảnh thấp thì bản in mờ và ko rõ nét
các chi tiết.
Câu 5: Phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa việc định vị qua vệ tinh (ko
dùng sóng điện thoại) và định vị qua nhà mạng (dùng sóng điện thoại)
Giống: có thể định vị được vị trí của thiết bị thông qua ít nhất 3 vệ tinh hoặc 3 nhà trạm
di động.
Khác: định vị bằng vệ tinh có độ chính xác cao có độ chính xác trung bình trong vòng
15m, và có thể định vị ở mọi nơi trên trái đất miễn sao có sóng vệ tinh.
Định vị bằng sóng điện thoại có độ chính xác không cao, cần phải có database để phân
tích các thông số tọa độ, và chỉ có thể định vị ở nơi có sóng điện thoại.
Câu 6: Trong thông tin di động thu phân tập có tác dụng gì?:
1


-

-

-

-

-

-

-


Dùng để nâng cao độ tin cậy của việc truyền tín hiệu bằng cách truyền một tín hiệu
giống
nhau trên nhiều kênh truyền khác nhau để đầu thu có thể chọn trong số những tín hiệu
thu được hoặc kết hợp những tín hiệu đó thành một tín hiệu tốt nhất. Việc này nhằm
chống lại fading và nhiễu là do những kênh truyền khác nhau sẽ chịu fading và nhiễu
khác nhau.
câu 7: Ưu điểm của nguồn xung so với nguồn ổn áp thường:
Khả năng cho hiệu suất đầu ra cao, tổn hao thấp, chống nhiễu tốt, ổn định được điện áp
đầu ra khi đầu vào thay đổi, cho nhiều đầu ra khi với một đầu vào, kích thước và trọng
lượng nhỏ so với transformer( biến áp), có khả năng cung cấp dòng và áp lớn…
Câu 8 :Những điểm màu trên màn hình cấu tạo như thế nào?
Mỗi điểm ảnh cấu tạo từ 3 điểm màu khác nhau là xanh lá G, đỏ R, xanh dương B, tùy
vào
cường độ của mỗi màu RGB mà sẽ cho ra những màu của điểm ảnh khác nhau.
câu 9: Tại sao mất điện đột ngột ổ cứng hay bị hỏng
Khi mất điện đột ngột mà motor trong ổ cứng quay với tốc độ cao ( 5400 vòng/ phút,
7200 vòng/phút…) bị giảm tốc đột ngột khi đang truy xuất dữ liệu thì sẽ gây lỗi cấu trúc
đĩa cứng, lỗi dữ liệu,lỗi bad sector hoặc hỏng motor => ổ cứng hỏng.
câu 10: Độ lợi của anten ảnh hưởng đến công suất phát của wifi ntn?
Độ lợi của anten làm tăng công suất phát cho wifi cứ tăng độ lợi 3dB thì công suất của
anten tăng gấp đôi.
câu 11 : Tại sao loại có 2 anten đặt cách nhau số nguyên lần bước sóng có thể giảm
fading
Khi sử dụng 2 anten là một kỹ thuật phân tập không gian ( phân tập anten) giúp bên thu
thu được nhiều bản sao của cùng 1 tín hiệu, tín hiệu thu là sự kết hợp hợp lý của các
phiên bản tín hiệu khác nhau sẽ ít bị ảnh hưởng fading đa đường hơn so với từng phiên
bản riêng lẻ, số nguyên lần bước sóng là để khi truyền biên độ sóng (cường độ tín hiệu)
được tăng cường lẫn nhau => giảm fading ( fading đa đường).
câu 12: Chức năng DHCP của router wifi được sử dụng trong trường hợp nào?
Giao thức cấu hình địa chỉ IP động, tự động cấp phát địa chỉ IP cho các máy trạm

(client) khi kết nối vào mạng, quản lý và thu hồi IP nhằm mục đích tránh trùng lặp địa
chỉ IP giữa các client do cấu hình thủ công, giảm thiểu chi phí, thời gian cấu hình khi có
nhiều client.
PHẦN II: CHỦ ĐỀ CÁC NHÓM
2


I.

CAMERA
Câu 1: Số “chấm” của CCD (Change Couled Device)trong camera thể hiện điều
gì?.

 Trả lời:Đó là độ phân giải hay là số điểm ảnh (pixel) trên CCD, cũng chính là độ phân

giải của hình ảnh sau khi tái tạo được qua CCD. Hình ảnh có độ phân giải (Resolution)
càng cao thì càng sắc nét và màu sắc càng chính xác. Và khi đó, dung lượng file cũng sẽ
tăng theo, đòi hỏi nhiều bộ nhớ và đĩa cứng hơn.
Câu 2: Camera quay được trong ban đêm với ban ngày khác nhau như thế nào?.
 Trả lời: Camera quay được ban đêm thì nó được trang bị thêm đèn hồng ngoại ( IR

LED) để có thể nhìn mọi vật trong bóng tối, khi quay ban đêm hình ảnh thu được là ảnh
đen trắng dù camera của bạn hiện đại đến đâu đi chăng nữa.
Câu 3: Bộ dao động nội OSC trong camera để làm gì?.
 Trả lời: Nó dùng để tạo xung đồng hồ( clock) cung cấp cho các khối khác: khối xử lý

tín hiệu số, khối vi xử lý, khối format… để cho các khối đó hoạt động một cách đồng
bộ (synchronous), ăn khớp với nhau.
Câu 4: Tiêu cự f của camera cho biết điều gì?.
 Trả lời: Đó là tiêu cự của ống kính trong camera, nó liên quan đến góc quan sát (góc


mở dọc, góc mở ngang) của camera. Tùy vào từng ứng dụng mà bạn chọn loại camera
có góc quan sát là bao nhiêu độ. Các nhà sản xuất thường không ghi góc mở, mà ghi
thông số tiêu cự ống kính f thay cho góc mở.
II. ĐIỆN THOẠI BÀN
1. Ưu, nhược điểm của điện thoại để bàn.
 Ưu điểm:
• Giá cước rẻ, chất lượng tín hiệu tốt, được sử dụng rộng dãi trong các cơ quan, doanh
nghiệp, tổ chức.
• Có nhiều dịch vụ ưu việt :Dịch vụ điện thoại hội nghị (có thể nói chuyện với 2 thuê bao






2.

cùng 1 lúc). Dịch vụ chuyển cuộc gọi(chuyển số máy của mình sang một máy khác là
máy cố định khác hay ĐTDĐ để nghe cuộc gọi đến khi phải đi ra ngoài)…
Ít bị hư hỏng, chi phí lắp đặt thấp.
Nhượcđiểm:
Yêu cầu phải có đường kết nối trực tiếp và dành riêng cho mỗi điểm đầu cuối
Không có tính di động
Tốn điện để duy trì hoạt động
Nếu sự khác nhau giữa chế độ Pulse và Tone
3


-


3.




4.
-

5.


o
o
6.
7.
8.

9.


Chế độ Pulse nhận dạng phím số bằng xung, thời gian của 1 xung là 100ms. Số 1 là 1
xung, số 2 là 2 xung… số 0 là 10 xung.
Chế độ Tone (DTMF) nhận dạng phím số bằng tín hiệu đa tần, ấn 1 số sẽ có tín hiệu
của 1 cặp âm tần gửi về tổng đài. Thời gian của 1 số là 50ms, thời gian chờ giữa 2 số là
50ms.
Nêu nguyên lý hoạt động của điện thoại bàn
Thành phần cơ bản của 1 hệ thống điện thoại là:
Điện thoại
Hệ thống tổng đài

Hệ thống Antenna
Hệ thống truyền dẫn
Dựa trên hệ thống đó, điện thoại bàn hoạt động theo nguyên lý biến đổi dòng điện
chạy trong mạch thoại.
Tại sao nguồn điện mà tổng đài cung cấp cho điện thoại lại là nguồn -48V
Để tránh suy hao tín hiệu trên đường chuyền, tín hiệu truyền đi chỉ cần nguồn rất nhỏ,
nhưng để truyền được đi xa ổn định người ta dung nguồn 48V. Cấp nguồn âm là để
tránh hiện tượng ăn mòn điện hóa.
Tín hiệu thoại được truyền trong mạng thoại phụ thuộc vào những yếu tố nào.
Những điều kiện để có một cuộc thoại thành công
Tín hiệu phụ thuộc vào: Tín hiệu đầu vào, đường truyền (chất lượng đường dây), suy
giảm cường độ tín hiệu, nhiễu
Điều kiện để có 1 cuộc thoại thành công
Cả 2 điểm đầu cuối đều rảnh
Có đường kết nối dành riêng
Dòng điện trong mạch thay đổi theo lời thoại. Đó là nguyên lý cơ bản của các mạch
thoại.
Các khối chức năng trong điện thoại bàn: Gồm 4 khối: Khối báo chuông, khối giao
tiếp đường dây, khỗi giải mã bàn phím, khối mạch đàm thoại.
Mạch vòng nội hạt là gì: Là 2 đường dây cân bằng nối giữa tổng đài điện thoại và máy
điện thoại. Một nguồn chung của tổng đài cung cấp nguồn -48VDC cho mỗi vòng thuê
bao. Hai dây dẫn là Tip và Ring, đường Ring có điện thế -48V đối với Tip, Tip được nối
đất ở tổng đài.
Các loại tín hiệu giữa tổng đài và thuê bao điện thoại bàn:
Tín hiệu chuông: Xoay chiều AC hình sin thường 25Hz, có thể cao hơn 60Hz hoặc

thấp hơn đế 16Hz, phát theo nhịp 2s, ngưng 4s.
 Tín hiệu mời quay số: 350Hz~440Hz phát liên tục
 Tín hiệu báo bận: Xoay chiều dạng xung, tổng hợp bởi 2 âm có tần số 480Hz và
620Hz, phát theo nhịp 0,5s, ngưng 0,5s.

4


 Tín hiệu chuông hồi tiếp: Xoay chiều dạng xung, tổng hợp bởi 2 âm có tần số 440Hz
III.
1.
-

2.
-

3.

và 480Hz, phát theo nhịp 1s, ngưng 3s.
FAX
.CCD trong fax là gì?chức năng của CCD.
Trả lời: CCD là viết tắt của Charge Coupled Devices,là các dãy tụ điện MOS,có chức
năng thay thế cho dây điốt quang. Những tụ điện này là các phần tử nhớ mà sự có hay
không có điện tích biểu thị cho các bit 1/0.Điện tích nạp vào có thể dịch chuyển từ tụ
điện kế tiếp tương tự sự chuyển dịch mức logic trong bộ ghi dịch.
Máy tính bàn(PC) có thể nhận được FAX không?
Trả lời: PC có thể nhận và gửi được Fax,với điều kiện máy vi tính của bạn cần phải
được cài đặt Modem và cài đặt chương trình Fax. Modem có 2 loại, loại gắn bên trong
máy vi tính (Internal) và loại để bên ngoài (External).Còn với laptop thì thường đã được
tích hợp sẵn.
Xu thế phát triển của máy Fax trong tương lai.
Trả lời: Khi mới phát triển,máy Fax được kì vọng là 1 “người khổng lồ” trong lĩnh vực
truyền thông tin do 1 số ưu điểm nó mang lại.Song do sự phát triển vô cùng mạnh mẽ
với tốc độ chóng mặt của internet và dịch vụ của nó.Máy Fax đã không còn được sử
dụng phổ biến.Giờ đây Fax chỉ là 1 chức năng được tích hợp trong máy in đa chức năng

chứ không được xem là 1 loại máy độc lập nữa.
4. Mạch khuếch đại công suất trong máy Fax để làm gì: Mạch khuếch đại công suất
có nhiệm vụ tạo ra công suất đủ lớn để nung nóng điện trở nhiệt nóng chảy mực in lên
giấy.
5. Các bước thực hiện khi kết nối và truyền thông tin giữa 2 máy Fax:

 Máy A quay số đến máy B và chờ nhấc máy
 Khi máy B nhấc máy: máy A truyền chuỗi xung có tần số 2,1Khz trong khoảng thời

gian 3 giây để xác định với máy B “Đây là máy FAX”
 Máy A trao đổi cấu hình truyền nhận với máy B: bao gồm chuẩn truyền, tốc độ truyền,





IV.
-

….
Máy B xác nhận thông tin
Máy A bắt đầu quá trình truyền dữ liệu
Máy A báo với máy B kết thúc quá trình truyền dữ liệu
Máy B xác nhận kết thúc dữ liệu
Máy A và B cùng gác máy
LOA
Câu 1: Loa Bass và loa Treble khác nhau ở điểm gì? Tại sao có sự khác nhau đó?
Bass : còn gọi là LO, chỉ định cho tinh chỉnh tiếng trầm.(trong khoảng dưới 500hz)
Treble : còn gọi là HI, chỉ định cho tinh chỉnh tiếng bổng.(trong khoảng trên 5Kz)
5



Câu 2: Có thể bỏ được khối hồi tiếp âm trong sơ đồ khối mạch khuếch đại công
suất không? Tại sao?
- Không thể bỏ được khối hồi tiếp âm vì khối này đảm nhiệm chức năng giữ cho mạch ổn
định ( ổn định hệ số khuếch đại điện áp hoặc dòng điện ) và giảm méo tín hiệu.
Câu 3: Đặc điểm nào của loa quyết định giá thành?
- Loa tốt sẽ không làm méo tiếng nhiều khi âm lượng lớn hơn (chênh lệch giữa âm thanh
nguồn và âm thanh tái tạo càng nhỏ càng tốt dù độ méo tiếng bằng 0 vẫn là con số mơ
ước của các nhà sản xuất). Điều này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chất liệu làm loa
phải rất tốt để màng loa khi rung mạnh không bị uốn cong , dây loa dẫn tín hiệu thông
suốt và đây chính là nơi đầu tư tiền bạc, công sức nhiều nhất
- Ngoài ra, loa tốt còn có mạng lưới chia đường tiếng rất tinh tế để tín hiệu đi tới nơi cần
đến. Điều này cũng đồng nghĩa với giá thành cao hơn.
Câu 4: Cấu tạo chung của lòa bao gồm những gì:
-

Bao gồm : khung, viền, màng loa, mạng nhện, nam châm, cuộn dây, nắp che.
Câu 5: Tác dụng của mạng nhện trong loa điện động?

-

Đưa cuộn dây về vị trí cân bằng để sẵn sàng cho lần dao động( chuyển động vào /ra)
tiếp theo, giữ cho cuộn dây dao động trong khe từ của nam châm không bị chạm.
Câu 6: Các đặc tính chính của loa: Công suất danh định, điện áp danh định, trở kháng
danh định, thanh áp của loa, đáp tuyến tần số, độ méo không đường thẳng, búp hướng
của loa, hiệu suất của loa.
Câu 7: Thanh áp của loa là gì:

-


Thanh áp của loa biểu thị độ nhạy của loa. Với cùng một công suất âm tần cung cấp cho
loa, loa nào có thanh áp lớn hơn thì độ nhạy cao hơn. Độ nhạy của loa được đánh giá
bằng thanh áp chuẩn của loa. Thanh áp chuẩn của loa đo ở điểm trên trục loa cách
miệng loa 1m, khi đưa vào loa công suất 0,1VA. Thanh áp tính theo đơn vị m bar.
Câu 8: Độ nhạy(Sensitivity) của loa là gì: Là công suất của loa (dB) đo được ở
khoảng cách 1 mét trước mặt loa khi cung cấp tín hiệu có công suất 1 watt với tần số
1KHz. Thông số về độ nhạy của loa sẽ cho ta biết công suất tối thiểu của ampli để phối
ghép với loa. Thông thường độ nhạy càng cao thì công suất của ampli cung cấp để đạt
được công suất loa là X (dB) nào đó càng thấp.
Câu 9: Đáp tuyến tần số của loa cho biết điều gì?.

6


-

Cho biết dải tần số âm thanh của loa có thể tái tạo và phát ra được, ứng với công suất
âm thanh đầu ra của loa (dB) trên dải tần đó với một công suất đầu vào xác định, là một
thông số quan trọng khi chọn loa, đáp tuyền tần số rộng thì âm thanh được tái tạo càng
trung thực.
Câu 10: Phân loại loa gồm các loại nào?, loa nào cho chất lượng âm thanh tốt
nhất?: Loa điện động, loa điện từ, loa sứ điện áp, loa nén. Loa điện động cho chất
lượng âm thanh tốt nhất, được dùng phổ biến trong các máy thu thanh, ghi âm, thu hình,
trong mạng lưới truyền thanh, trang âm.
Câu 11: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa điện động:

 Cấu tạo: 1. Nam châm dạng hình trụ tròn rỗng, 2. Cuộn dây động quấn trên một

khoanh giấy nằm trong khe từ hình nhẫn, 3. Trụ sắt non, tạo với nam châm 1 khe từ

trường hình nhẫn khá mạnh, 4. Màng giấy ( nón loa) gắn liền với cuộn dây và mạng
trong, 5. Sườn loa, 6. Mạng nhện có một vài nếp nhăn và giữ cho nón loa nằm trong
giữa và cuộn dây loa dao động trong khe từ không bị chạm, 7. Các nếp nhăn của loa.
 Nguyên lý hoạt động: Cuộn dây động của loa nằm trong từ trường của nam châm có
cực bắc (N) ở trong lòng cuộn dây, cực nam (S) ở vòng chung quanh cuộn dây. Khi
dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây động của loa thì nó sinh ra một từ trường biến đổi.
Cuộn dây động nằm trong từ trường biến đổi thì sẽ di chuyển dọc theo khe theo quy luật
bàn tay trái.
Nếu từ trường của nam châm toả ra chung quanh và dòng điện chạy theo chiều mũi tên,
thì theo quy luật bàn tay trái cuộn dây động của loa sẽ bị kéo xuống. Khi dòng điện đổi
chiều, nghĩa là dòng điện chạy theo chiều mũi tên đứt đoạn thì theo quy luật bàn tay trái,
cuộn dây động của loa sẽ bị kéo lên. Do đó, khi dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây
động thì cuộn dây sẽ rung theo nhịp điệu đó. Rung động này truyền sang màng loa, làm
cho màng loa rung động, nên tai nghe được âm thanh. Nón loa càng rộng thì âm thanh
càng trầm.
V. MÁY IN LASER
1. Giải thích quá trình hồi áp?
 Trả lời: Mạch hổi tiếp bao gồm các mạch: Lấy mẫu, so quang, sửa sai có nhệm vụ hồi
2.

3.


tiếp điện áp đầu ra về để điều chỉnh đèn công suất theo hướng tự ổn định điện áp ra.
Nguyên lí khối lấy mẫu?
Trả lời: Để so sánh dòng điện ra với dòng điện vào nhằm ngăn ngừa xung đột.
Tác dụng khối so quang?
Trả lời: Mạch hồi tiếp so quang nhằm tăng cường độổn định cho điện áp ra khi dòng tải
của máy thay đổi đột ngột, ví dụ khi mô tơchính khởi động, dòng tải của máy có thể
7



tăng lên gấp đôi trong một vài giây,nếu mạch nguồn không tốt có thể gây sụt áp trong
thời điểm đó.
4. Tại sao cần tạo ra dòng điện DC 300v để cho vào biến áp xung?
 Trả lời:Khối nguồn của máy in Laser hoạt động theo nguyên lý nguồn xung, điện áp
AC 220V đầu vào được đổi thành điện áp DC300V sau đó cho ngắt mở ởtần số cao để
tạo ra dòng điện biến thiên đi qua biến áp xung, biến áp xung sẽghép giữa sơ cấp và thứ
cấp để lấy ra nguồn điện áp thấp, điện áp này đượcchỉnh lưu và lọc để lấy ra nguồn 24V
cấp cho phụ tải.

5. Số điểm ảnh ảnh hưởng đến bản in như thế nào?

Trả lời: Số điểm ảnh ảnh hưởng đến độ sắc nét của bản in, thường được tính dpi ( dot
per inch) – số điểm ảnh trên 1 inch vuông, số điểm ảnh càng cao thì bản in càng sắc nét
và ngược lại, ảnh hưởng đến tốc độ in, lượng mực in sử dụng.
6. Các khối cơ bản của một máy in laser?
- Khối nguồn, khối quang, khối điều khiển, khối cơ, khối data, khối sấy.
7. Trong máy in linh kiện nào quan trọng nhất quyết định đến chất lương bản in?
- Trống ( drum), bản in đẹp – xấu – mở, in lem… là do linh kiện này gây ra.
8. Nguyên tắc cơ bản của máy in dựa trên hiện tượng gì?
- Dựa trên công nghệ ghi ảnh bằng hiện tường điện quang.
9. Quy trình hoạt động của 1 máy in laser?.
- Gồm 6 bước là:
 Làm sạch: làm sạch trống để tiếp nhận ảnh.
 Tích điện cho trống: Tích điện bằng cách ion hóa không khí tích điện tích âm lên

trống.
 Chép: Tia laser phóng điện tích âm một chiều lên trống, tạo ra 1 ảnh ẩn.
 Rửa ảnh: Ảnh ẩn này được rửa để thành 1 ảnh có thế nhìn thấy, mực in được hút về

rulo rửa ảnh.
 Chuyển ảnh nên giấy : khi giấy áp nên trống thì ảnh được chuyển sang giấy nhờ
lực hút từ điện tích dương cấp ở mặt bên sẽ hút mực từ trống sang.
 Định hình: còn gọi là nung chảy, 1 roulo tạo nhiệt độ cao 180 độ nung chảy cac hạt
mực để nó bám vào giấy.
8


VI.

NFC
1. Vì sao phạm vi hoạt động của NFC ngắn (<=4cm)?
 Trả lời: Để NFC hoạt động, chúng ta buộc phải có 2 thiết bị, 1 là thiết bị khởi tạo

2.

3.



(initiator)
và thiết bị thứ 2 là mục tiêu (target).Target của NFC sẽ không cần điện năng, năng
lượng để nó hoạt động lấy từ thiết bị initiator.Chúng ta vẫn có thể dùng giao tiếp này
cho một khoảng cách xa hơn nhưng sẽ rất tốn năng lượng, điều đó không hề tốt chút nào
cho một thiết bị di động, và NFC chỉ cho phép hoạt động trên một khoảng cách rất ngắn
cũng vì lý do này.
Công nghệ NFC sử dụng loại điều chế nào ?
Trả lời: PSK
Các chế độ hoạt động của NFC?
Trả lời: Hai chế độ

Chủ động:Cả hai thiết bị khởi tạo và mục tiêu đều luân phiên tạo ra trường RF riêng của

chúng.
• Thụ động:Thiết bị khởi tạo cung cấp một trường mang RF và thiết bị mục tiêu sẽ sử
4.

5.







dụng nó để trả lời.
Vì sao thiết bị NFC thụ động lại không cần cấp nguồn?
Trả lời: Vì nó sử dụng nguồn nuôi của thiết bị khởi tạo (initiator).
Nêu 1 vài ứng dụng NFC?
Trả lời:
Dùng điện thoại di động có hỗ trợ NFC để lấy thông tin từ các áp phích thông minh.
Thiết lập mạng không dây tại gia đình chỉ cần 1 cú chạm từ ĐTDD có NFC.
Ra lệnh in cho chiếc máy ảnh số có tích hợp NFC.
Chia sẻ dữ liệu giữa 2 thiết bị có tích hợp NFC.
Tìm hiểu thông tin, trả tiền mua sản phẩm chỉ cần chạm nhẹ chiếc ĐTDD tích hợp NFC

vào món hàng.
6. . NFC là thiết bị truyền tin, vậy nó truyền tin như thế nào?
 trả lời: mã hóa tín hiệu, rồi truyền tin bằng sóng mang RF trong khoảng cách ngắn.
7. . Phương thức mã hóa NFC khi truyền dữ liệu?
 trả lời: bằng phương thức AFK và FSK.

8. Tại sao dải tần hoạt động nhỏ lại có lợi?
 trả lời: tiết kiệm năng lượng và giảm suy hao, đồng thời chỉ cần bộ phát nhỏ.
9. NFC sử dụng hình thức thanh toán nào?
 trả lời: lien kết với ngân hàng như 1 thẻ thanh toán điện tử bình thường
10. . điện thoại cần có cấu hình như thế nào để có thể sử dụng NFC?
 trả lời: Chỉ cần tích hợp chip NFC.
11. khi truyền dữ liệu ở tần số 13,56 MHz mà trong dải tần số của sóng nào đó có chứa
tần số này thì NFC sẽ xử lý như thế nào để không bị truyền nhầm?
 trả lời: do NFC không hỗ trợ bảo mật nên khi bị trùng tần số như vậy, dễ dẫn đến nhiễu.
9


12. NFC là gì,NFC hoạt động ở tần số nào, tốc độ truyền dữ liệu là bao nhiêu?.
- NFC là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng 4 cm, sử dụng
cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có khi tiếp xúc trực tiếp hay
để gần nhau. NFC hoạt động ở tần số 13,56 Mhz, tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa
424Kbps.
13. Một hệ thống NFC gồm những thiết bị nào?.
- Gồm 2 thiết bị INITIATOR và TARGER, trong một số trường hợp vai trò của 2 thiết
bị là như nhau. INITIATOR là thiết bị chủ động ( Active) tạo ra trường RF, còn
TARGER là thiết bị thụ động ( Passive).
14. Nêu ưu điểm và nhược điểm của công nghệ NFC
 Ưu điểm: Giúp cuộc sống tiện nghi, giá thành thấp, tiện lợi, dễ sử dụng, thiết lập kết

nối nhanh, tốc độ chấp nhận được.
 Nhược điểm: Phạm vi hoạt động ngắn, khó đưa vào sử dụng ở các nước đang phát
triển, các nguy cơ về bảo mật (nguy cơ đánh cắp thông tin, nguy cơ bị chỉnh sửa dữ liệu,
nguy cơ thất lạc…).
VII. ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
1) Chân tiếp xúc của nguồn với máy là những chân nào?tại tao lại là 3

 Trả lời : Điện áp V.BAT cấp nguồn trực tiếp vào 3 Ic đó là IC nguồn, IC công suất phát

2)









IC rung chuông Led ứng với 3 chân tiếp xúc với nguồn là chân
VĐK1,VĐK2,VĐK3.
Tại sao là 3 chân ấy vì: Mỗi chân có điện áp riêng và cung cấp cho từng bộ phận khác
nhau trong điện thoại.
Sim với máy giao tiếp với nhau như thế nào?làm sao để nhận dạng số thuê bao
SIM chính là 1 chiếc thẻ nhớ có các chức năng
Khóa nhận thực
Khóa mật mã
Nhận dạng quốc tế
Nhận dạng tạm thời
Vùng định vị
Số điện thoại
Sim giao tiếp với điện thoại thông qua 1 chương trình do con người tạo ra (chủ yếu là

các thao tác đóng mở logic có trước có sau)
3) Điện thoại di động có sử dụng quay số ko? Giống và khác gì so với quay số cố định
4) IMEI là viết tắt của từ gì và nghĩa của nó như thế nào?
10



-

International Mobile Equipment Identity: mã số nhận dạng quốc tế của từng điện
thoại di động.
5. Các khối chính trong điện thoại di động?.
- Gồm 3 khối chính đó là : khối nguồn, khối điều khiển, khối thu – phát tín hiệu.
6. Điều khiển công suất của máy di động nhằm mục đích gì?.
- Để giảm thiểu công suất phát của máy di động khi không cần thiết để tiết kiệm năng
lượng tiêu thụ cho pin.
- Giảm được nhiễu cho các kênh tần số lân cận.
- Giảm ảnh hưởng sức khỏe cho người sử dụng.
7.Tách sóng điều pha trong điện thoại di động là gì?
- Mạch tách sóng điều pha để lấy ra các tín hiệu số từ tín hiệu trung tần IF đầu vào,
mạch tách sóng điều pha nằm trong IC cao trung tần.
8. Bộ dao động nội VOC trong điện thoại dùng để làm gì?
- Dùng để tạo ra dao động nội sau đó trộn với tín hiệu cao tần đầu vào để lấy ra tín hiệu
trung tần IF, tần số IF bằng hiệu 2 tần số trên.
9. Nói rõ về hiện tượng chai pin? Nguyên nhân?

-

Việc chai pin là điều tất yếu trong quá trình sử dụng, mỗi viên pin trên thiết bị di động
hiện nay thường có tuổi thọ khoảng vài trăm cho tới nghìn “vòng” (tính từ 100% xuống
0%), thấp hơn nếu người dùng không đúng cách như sạc quá lâu, để pin kiệt,… Các nhà
khoa học cho biết, nguyên nhân làm tuổi thọ pin giảm chính là do sự xói mòn ở cực của
pin. Kim loại bị sói mòn ở cực âm và hình thành nên muối ở cực dương trong quá trình
sử dụng. Sự sói mòn này xả ra ngay từ khi viên pin được đưa vào sử dụng khiến nó bị
giảm tuổi thọ.

VIII. ROUTER, ROUTER WIFI

1) Router wifi và modem wifi khác nhau như thế nào? Khi nào cần dùng router wifi
2)



và khi nào dùng modem wifi?
Modem wifi chuyển đổi:tương tự - số- sóng điện từ
Router wifi chuyển đổi:số - sóng điện từ
Router và modem đều phát sóng wifi nhưng modem wifi thì kết nối trực tiếp đến nhà
cung cấp còn router wifi lại kết nối trực tiếp với modem.
Chức năng cơ bản của router wifi là gì ?
Trả lời : Chọn đường đi tốt nhất và chuyển gói dữ liệu và thu phát wifi
Router có chức năng gửi các gói dữ liệu mạng giữa 2 hoặc nhiều mạng, từ một tới nhiều

điểm đích đến cuối cùng từ router
• Giúp kết nối máy tính với internet mà không cần dây cắm
3) Một router wifi có bao nhiêu người dùng?
11


 Router wifi không hạn chế người dùng,nếu càng nhiều người dùng thì tốc độ vào mạng
4)
-

5)









6)


sẽ châm đi
Thay vì kết nối máy vào cổng LAN modem ,ta kết nối vào LAN của router wifi thì
tốc độ có suy giảm không?
Tùy thuộc vào số lượng máy tính kết nối với router wifi, nếu số lượng nhiều đương
nhiên là tốc độ chậm, còn nếu chỉ có một máy tính kết nối cổng Lan của router mà
không có máy tính nào kết nối qua wifi của router thì tốc độ cũng giống như ta cắm vào
modem.
Ưu nhược điểm của router wifi?
Ưu điểm:
Có thể truy cập mạng bất cứ đâu có sóng wifi
Nhiều người dùng có thể truy cập đồng thời
Nhược điểm:
bảo mật kém
Dễ bị nhiễu bởi môi trường ngoài
Tốc độ thấp hơn mạng có dây
Phạm vi truyền tín hiệu tốt trong khoảng vài trục mét không phù hợp với các tòa nhà lớn
Chọn cổng địa chỉ cho WAN là 192.168.1.x và chọn cổng địa chỉ cho LAN cho
router wifi là 192.168.0.(1-254). Có thể chọn địa chỉ khác được không?
Có thể chọn địa chỉ khác, chú ý rằng các địa chỉ LAN thì không được trùng với địa chỉ

IP của modem
7) Một router wifi có bao nhiêu người dùng?

 Router wifi không hạn chế người dùng,nhiều người dùng thì tốc độ vào mạng sẽ châm
đi
8) cổng LAN để làm gì ?
 LAN: Thường là một trong nhiều kiểu kết nối khác nhau của mạng Ethernet hay Token
Ring. Những cổng giao tiếp này có chip điều khiển cung cấp kết nối logic giữa Router
với phương tiện truyền dẫn. Cổng giao tiếp LAN có thể được lắp cố định hoặc được lắp
đặt thêm
9. Router là thiết bị thuộc lớp nào trong mô hình OSI, mục đích chế tạo router?.
- Router là thiết bị mạng hoạt động ở lớp 3 ( network layer) trong mô hình OSI, nó được
chế tạo với 2 mục đích:
 Phân cách các mạng máy tính thành các segment riêng biệt để giảm hiện tượng đụng độ,
giảm broadcast hay thực hiện chức năng bảo mật.
 Kết nối các mạng máy tính hay các user với mạng máy tính ở khoảng cách xa thông qua
các đường truyền thông: điện thoại ISDN, X25…
10. Quá trình định tuyến 1 gói tin ( packet) trong router được thực hiện thế
nào?
12


- Đọc packet.
- Gỡ bỏ dạng format quy định bởi protocol nơi gửi.
- Thay thế phần gỡ bỏ đó bằng format của protocol của đích đến.
- Cập nhật thông tin về việc chuyển dữ liệu : địa chỉ, trạng thái của nơi gửi, nơi
nhận.
- Gửi packet đến nơi nhận qua đường truyền tối ưu.
11. Phân biệt ROM, RAM, NVRAM trong router?.
 ROM: là nơi lưu trữ đoạn mã của chương trình kiểm tra khi khởi động. Nhiệm vụ chính

là kiểm tra phần cứng khi khởi động.
 RAM: Lưu giữ các bảng định tuyến, các vùng đệm, tập tin cấu hình khi chạy, và cung

cấp hàng đợi cho các gói dữ liệu.
 NVRAM: Non-volative Random-access Memory là bộ nhớ không bị mất dữ liệu khi
mất nguồn, dùng để lưu tập tin cấu hình khởi động ( starup – configure).
12. Các cổng giao tiếp của bộ định tuyến là những cổng nào?.
 Giao tiếp WAN ( cổng serial): đảm bảo các kết nối diện rộng thông qua các phương

thứ thức truyền thông khác nhau: X25, ISDN, ATM, xDSL…
 Giao tiếp LAN: đảm bảo cho các kết nối mạng cục bộ, kêý nối đến các vùng cung cấp
dịch vụ trên mạng ( Ethernet, FastEthernet…)
 Cổng console: được sử dụng để cấu hình bộ định tuyến.
 Cổng AUX: được sử dụng để quản lý và cấu hình cho bộ định tuyến thông qua 1
modem dự phòng cho cổng console, giao diện cổng này là RJ45.
13. Giao thức ARP, tại sao lại cần sử dụng ARP?.
- Trong hệ thống mạng máy tính có 2 loại địa chỉ được gán cho máy tính là địa
chỉ logic: IP,IPX… không cố định, có thể thay đổi và địa chỉ vật lý MAC là địa chỉ cố
định và duy nhất của phần cứng. Vì vậy để các máy liên lạc được với nhau trong môi
trường mạng ta phải có một cơ chế diễn giải địa chỉ IP và địa chỉ MAC, đó giao thức
ARP( Adress Resolution Protocol)
14. Địa chỉ IP là gì?
- Địa chỉ IP (Internet Protocol Address) là chuỗi số có chiều dài 32 bit (IPv4) hoặc 128
bit (IPv6) dùng để định danh một thiết bị mạng trên hệ thống mạng giúp chúng nhận
diện và liên lạc với nhau. Trong một mô hình mạng, mỗi địa chỉ IP là duy nhất đối với
một thiết bị mạng.
13


15. Subnetmask là gì?
- Một địa chỉ IP được chia làm 2 phần: NetID và HostID ( NetID dùng để xác định số
mạng, HostID dùng để xác định số máy). Subnet mask được áp dụng vào để xác định
địa chỉ đường mạng ( NETID) và dùng để chia mạng con.

16. Hoạt độngcủa router?
- Các router luôn luôn truyền thông tin về bảng chỉ đường trên mạng qua đó router khác
sẽ cập nhận bảng chỉ đường của mình.
17. router mạng và router wifi khác nhau như thế nào?
- 2 cái này hầu như là giống nhau nhưng cái router wifi nó sẽ có them bộ phát wifi nữa
18. Quá trình tìm đường của router như thế nào?
- Khi xử lý một gói tin Router phải tìm được đường đi của gói tin qua mạng.Để làm được
điều đó Router phải tìm được đường đi tốt nhất trong mạng dựa trên các thông tin nó có
về mạng, thông thường trên mỗi Router có một bảng chỉ đường (Router table). Dựa trên
dữ liệu về Router gần đó và các mạng trong liên mạng, Router tính được bảng chỉ
đường (Router table) tối ưu dựa trên một thuật toán xác định trước.
19. Định tuyến là gì?
Định tuyến đơn giản chỉ là tìm đường đi từ mạng này đến mạng khác
-

-

-

20. Tại sao nên sử dụng router
Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi qua Router
cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó. Router thường
được sử dụng trong khi nối các mạng thông qua các đường dây thuê bao đắt tiền do nó
không truyền dư lên đường truyền.
Router có thể dung trong một liên mạng có nhiều vùng, mỗi vùng có giao thức riêng
biệt.
Router có thể ác ịnh được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ an toàn của
thông tin được đảm bảo hơn.
Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân chuyển các đường có thể gây nên tình
trạng tắc nghẽn của mạng thì các Router có thể được cài đặt các phương thức nhằm

tránh được tắc nghẽn.
21. Nguyên lý hoạt động trên mạch
ban đầu dòng điện vào thì nó sẽ đi qua khối nguồn(power supply) sẽ cũng cấp điện cho
các bộ phận như ram, rom hoặc các chip hoạt động qua các biến áp(isolation trans
formers) có tín hiệu đivào cổng WAN Port sẽ qua bộ qua các biến áp(isolation
transformers) để biến đổi tín hiệu sau đó sẽ vào controller chip sẽ thực hiện các tập lệnh
hoạt động như định tuyến,điều khiểnvà phân chia cac công sau đó sẽ được lưu vào Rom
còn Ram nó sẽ lưu các bản định tuyến
22. Cơ chế NAT trong Router là gì?.
14


- NAT hay còn gọi là Network Address Translation được phát minh nhằm giải quyết các
vấn đề về thiếu hụt địa chỉ IP, được thiết kế để tiết kiệm Public IP, giúp cho các máy
tính trong mạng LAN có thể cùng truy cập internet khi chỉ có 1 địa chỉ Public IP do ISP
cung cấp. Hoạt động của nó là dịch toàn bộ địa chỉ private IP thành 1 Public IP ( dịch
thành 1 Public IP giống nhau chỉ khác nhau về port number) giúp các máy trong mạng
LAN truy cập được internet đồng thời khi chỉ có 1 pulic IP do ISP cấp.
23. Các phương thức định tuyến trong router?.
 Định tuyến tĩnh: do người dùng chỉ định
 Định tuyến động: tự động cập nhật lại
 Định tuyến phân tán: không cần biết thông tin của tất cả mạng,chỉ biết thông tin của
nút liền kề.( thuật toán Distance vector)
 Định tuyến cục bộ: Sử dụng tất cả thông tin về tổng thể mạng, cần thu thập thông tin
của tất cả các node ( thuật toán Link-state)
 Định tuyến phân cấp: nhằm giảm bớt gánh nặng chon toàn bộ hệ thống lớn trên thế
giới.
24. Nêu một số giao thức định tuyến trong Router?.
- Distance vector Protocols: RIPv1, RIPv2, IGRP, EIGRP.
- Link-state Protocols: IS-IS, OSPF.

- Exterior Gateway Protocols: BGP.
IX. MÁY CHIẾU
1) Đèn halogen khác gì đèn sợi đốt bình thường?Có thể thay thế được không?
 Trảlời: không thể thay thế đèn halogen bằng đèn sợi đốt bình thường được. bởi vì đèn

sử dụng trong máy chiếu phải là đèn cho ta công suất thật cao để tạo ra nguồn ánh sáng
trắng, đèn halogen là đèn có công suất cao cho ta được ánh sáng gần giống với ánh
sáng trắng nhất. còn đèn sợi đốt bình thường không cho ta được ánh sáng giống ánh
sáng trắng.
2) Thấu kính sử dung trong máy chiếu là thấu kính gì?
Trảlời: thấu kính sử dụng trong máy chiếu là thấu kính hội tụ.
3) Dùng ba thấu kính đỏ ,xanh,xanh lục 3 thấu kính này có tỉ lệ chiết suất thế nào?

Hay dung thấu kính có chiết suất thế nào cũng được? Đèn chiếu dễ bị cháy do nó
sử dụng ở công suất cao ,vậy mức công suất cần được sử dụng là bao nhiêu?
 Trảlời: Cụ thể tỉ lệ chiết suất như thế nào thì phụ thuộc vào tỉ lệ chiết suất của màu này
đối với màu kia. Mình nghĩ là mỗi thấu kính có một chiết suất riêng.Vì thế ko thể dung
tùy tiện thấu kính nào cũng được. ta sử dụng 3 thấu kính đó vì 3 màu đỏ, xanh, xanh lục
15


là 3 màu cơ bản để tạo ra ánh sáng trắng. hay tỉ lệ trộn màu của 3 màu này cho ta những
màu khác nhau. Nên cho ta hình ảnh nhiều màu sác.
- Mức công suất cần được sử dụng cần phải phù hợp vì đèn phải có công suất thật cao
phát ra ánh sáng gần giống với ánh sáng trắng nhất.
4) Nguyên lí lấy nét ở máy chiếu ?
 Trảlời: ta điều chỉnh nút FOCUS trên máy chiếu chức năng của phím này là điều
chỉnh tiêu cự cho máy (điều chỉnh cho ảnh chiếu rõ nét trên màn)
5) Tại sao điều chỉnh máy chiếu xa gần thì ảnh hiển thị trên đó lớn nhỏ đi?
 Trảlời: khi ta điều chỉnh máy chiếu xa hay gần chính là ta đang điều chỉnh khoảng cách

giữa tiêu cự với thấu kính.Đấy chính là đặc điểm của thấu kính hội tụ được dung trong
máy chiếu.
6) nếu máy chiếu sử dụng wireless network thì máy chiếu két nối và hoạt động như
thế nào.
 Trảlời: mối máy chiếu có 1 địa chỉ IP riêng ứng với số hiệu của máy. Chúng ta sẽ đánh
địa chỉ IP vào trình duyệt wed. ở đó có số hiệu của máy ở đấy. sau đó download để tải
phần mềm, chọn phần mềm tương thích với hệ điều hành đang dùng. Ta cài đặt trong đó
sẽ có 1 IP. Nghĩa là máy chiếu với phần mềm wireless kết nối thong qua địa chỉ IP của
máy chiếu và phần mềm.
7) Trong LCD có ba tấm kính đỏ ,xanh ,xanh lục vậy tại sao lại là ba màu này ,có thể
thay thế bằn các tấm kính có màu khác hay không?
 Trảlời: không thể thay thế 3 tấm kính này bằng tấm kính màu khác được. bởi vì đó là
3 màu cơ bản để tạo ra ánh sáng trắng. hay nói cách khác ánh sáng phát ra từ đèn máy
chiếu được tạo từ 3 màu cơ bản đỏ, xanh, xanh lục. tỉ lệ trộn màu của 3 màu này sẽ cho
ta những hình ảnh nhiều màu sắc.
X. MODEM, MODEM WIFI
1) Modem wifi và router wifi khác nhau như thế nào ?
 Trả lời :
• Modem là bộ điều chế và giải điều chế để biến đổi các tín hiệu số thành tín hiệu tương

tự và ngược lại trên mạng thọai. Tín hiệu số từ máy tính đến Modem, được Modem biến
đổi thành tín hiệu tương tự để có thể đi qua mạng thoại. Tín hiệu này đến Modem và
được biến đổi ngược lại thành tín hiệu số đưa vào máy tính..
• Modem wifi : không có chức năng định tuyến, không cấu hình được giao thức định
tuyến,
cũng như nhiều tính năng khác của router, chỉ có tác dụng kết nối đến ISP và làm
gateway cho mạng kết nối ra ngoài.

16



• Router wifi : có chức năng định tuyến (tìm đường) và chuyển mạch các gói tin từ các

môi trường khác nhau, có thể cấu hình được giao thức định tuyến.
2) Ưu điểm của hệ thống anten MIMO ? Kĩ thuật đa phân chia theo không gian sử
dụng trong hệ thống anten MIMO là gì ?
 Trả lời :
• Ưu điểm của MIMO : Hệ thồng anten MIMO giúp làm tăng tốc độ truyền lên nhiều lần
thông qua kỹ thuật đa phân chia theo không gian (spatial multiplexing). Ngoài ra,
MIMO còn giúp cải thiện phạm vi phủ sóng và độ tin cậy (giảm tỉ lệ lỗi) của thiết bị
thông qua một kỹ thuật được gọi là phân tập không gian (spatial diversity).
• Kĩ thuật đa phân chia theo không gian (spatial multiplexing) : chia một chuỗi dữ liệu

3)

4)

5)



thành nhiều chuỗi dữ liệu nhỏ hơn và phát nhiều chuỗi nhỏ song song đồng thời trên
cùng một kênh - tương tự như việc phân các làn xe trên xa lộ , qua đó giúp làm tăng tốc
độ truyền.
Trong phần cấu hình modem wifi,có đoạn trong mục ISP Connection Type
chọn PPPoE/PPPoA. Vậy PPPoE/PPPoA ở đây là gì ?
Trả lời :
Point-to-Point Protocol (hoặc PPP) là một giao thức được hình thành bởi sự đóng gói
dữ liệu của gói tin PPP trong gói tin Erthernet, thường được dùng để thiết lập liên kết
client – server, từ nhiều máy chủ có thể kết nối với nhà cung cấp dịch vụ, được sử dụng

chủ yếu với các dịch vụ DSL, nơi người dùng cá nhân kết nối với modem DSL qua
Erthernet. PPPoE dùng trong Erthernet, PPPoA dùng trong mạng ATM
Vì sao địa chỉ truy cập vào modem lại là 192.168.1.1 mà không phải địa chỉ khác ?
Trả lời :
Ở dưới đáy mỗi sản phẩm nhà sản xuất thường ghi địa chỉ IP, user, password để ta có
thể cấu hình cho nó. Mặc định là như trên và ta có thể truy cập vào modem và đổi địa
chỉ IP, user, password theo ý mình.
6. Trong phần hoạt động chức năng của modem wifi thì địa chỉ vật lý MAC ở đây
là gì ?

 Trả lời :
• Địa chỉ MAC là địa chỉ vật lý của card mạng, được xác định duy nhất trên toàn thế giới.

Mỗi khi một nhà sản xuất chế tạo ra 1 card mạng, phải định địa chỉ MAC duy nhất cho
nó. Địa chỉ MAC được biểu diễn bằng một số nhị phân 48 bit (hoặc viết ngắn gọn là 12
số hexa). Trong đó 24 bit đầu là mã số của công ty sản xuất Card mạng đó, còn 24 bit
sau là số seri của từng Card mạng đối với một hãng sản xuất. Như vậy người ta bảo đảm
không có hai Card mạng nào trùng nhau về địa chỉ vật lý, người dùng không thể thay
đổi được địa chỉ MAC của card mạng (Tuy nhiên có thể giả mạo được).
17


• Địa chỉ MAC là địa chỉ quan trọng nhất để trao đổi dữ liệu. Địa chỉ IP chỉ có ý nghĩa

-

-

-


logic để tìm đường đến thiết bị mạng nào đó (do hiện trạng có quá nhiều mạng liên kết
với nhau trong khi địa chỉ MAC không có sự gần gũi nhau để nhận biết vị trí được). Khi
các thiết bị mạng "nói chuyện" thật sự với nhau, chúng chỉ hiểu địa chỉ MAC. Nếu địa
chỉ MAC không đúng thì không thể có địa chỉ IP.
7. Modem sử dụng phương pháp điều chế nào?
- Sử dụng kết hợp điều chế pha và điều biên QAM 64/256, hiện nay modem ADSL một
số loại dùng kỹ thuật điều chế đa sóng mang ( multi- carrier modulation) sử dụng mã đa
tần rời rạc ( Discrete Multi-Tone).
8. Modem là thiết bị thuộc lớp mấy trong mô hình OSI?.
- Là thiết bị thuộc lớp 1 tức lớp vật lý ( physical layer) trong mô hình OSI.
9. Modem khác router như thế nào?
Modem là thiết bị điều chế và giải điều chế
Router là một thiết bị mạng máy tính dung để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng
và đến các đầu cuối, thông qua một tiến trình router có thể kết nối nhiều mạng khác
nhau mà modem không làm được.
10. Modem đặc chủng VG được dùng ở đâu?
Được dùng trong các hệ thống không giới hạn cự ly truyền,chi phí của nó rất cao và
bảo trì khá phức tạp
11. Modem nào nhiều người dùng ?
Cũng tùy theo thị trường nhưng nếu như sinh viên thì thường dùng loại modem TPLink.
XI. CHUỘT

1. Sự khác nhau chính giữa chuột laze, chuột quang và các loại còn lại .Laze khác

Chuột quang thường ở điểm nào?
 Trảlời: Có 3 lọai chuột đc bán trên thị trường:chuột quang( phổ biến nhất),chuột
laser( ít phổ biến hơn do đắt tiền),chuột bi(chuột này dần it phổ biến do hiệu quả sử
dụng thấp).Chuột bi là loại chuột cơ học dùng con lăn xác định vị trí điểm.Chuột laser
và chuột quang đều sử dụng công nghệ dung chum ánh sáng để theo dõi sự di chuyển.2
loại này khác nhau chủ yếu ở chỗ cơ chế hoạt động của bộ cảm ứng.Chuột laser thì sử

dụng chum ánh sáng laser tần số cao để thay cho diot phát quang để theo dõi sự di
chuyển. Chuột quang thi sử dụng diot phát quang chiếu xuống bề mặt tiếp xúc. chuột
quang thông thường chỉ thu đc những tia phản xạ qua thấu kính đến bộ cảm biến. Bộ
cảm biến phân tích những bức ảnh chụp khác nhau để đưa ra cấu trúc hình ảnh của bề
18


mặt.Những mặt tiếp xúc như kính,gương,các loại vật liệu có bề mặt kô đồng nhất
(gốm,cẩmthạch) làm cho chuột quang khó hoạt động.Đối với chuột laser thì ánh sáng
laser là dạng ánh sáng đồng nhất, chính vì vậy nó rất nhạy và chính xác.các cảm biến sẽ
phân tích một cách liên tục các hình ảnh nhận được tạo ra các tín hiệu liên tục và không
bị nhiễu giúp cho con trỏ luôn được định vị chính xác.
2. Tại sao chuột quang không di chuyển được trên mặt kính?
 Trảlời: Theo đúng như nguyên lý làm việc phụ thuộc vào tính chất quang học (Một
điốtphátquang (LED) sẽ phát ra ánh sáng qua một hệ phản chiếu (giốngnhưlăngkính) để
chiếu xuống bề mặt di chuyển của chuột (mặt bàn, các bàn di chuột), một thiết bị cảm
biến sẽ ghi nhận lại sự phản xạ các ánh sáng đó để có thể nhận biếtđược sự di chuyển
của chuột bởi sự di chuyển của các vật trên bề mặt bàn di được phản xạ ánh sáng vào
phần cảm biến (senser). Như vậy thì toàn bộ nguyên lý làm việc của chuột quang dựa
vào các nguyên lýcủaquanghọc.
 Do có thể cảm nhận được những sự di chuyển rất nhỏ bởi hình ảnh phản chiếu ánh sáng
bị thay đổi nên chuột quang học có độ phân giải cao hơn so với chuột sử dụng bi.) Một
số mặt bàn bằng kính hoặc có tính chất của gương-kính sẽ làm chuột quang không hoạt
động được. Tương tự như vậy đối với một số chất liệu hoặc cấu tạo phân tán phản xạ
ánh sáng nhìn thấy phát tán ra các hướng khác nhau cũng không phù hợp với chuột
quang (ví dụ bề mặt sợi vải mịn...).
 Câu 3: Chuột quang hoạt động ở tần số bao nhiêu?
 Trả lời: Chuột quang hoạt động ở khoảng tần số từ 125 tới 1000Hz. Nó được gọi là
Polling Rate (tần số lấy mẫu). Như vậy, Polling Rate càng cao thì khoảng thời gian trễ
từ lúc bạn rê chuột cho tới khi con trỏ di chuyển trên màn hình càng thấp.Tuyvậy, tần số

quá cao sẽ khiến CPU phải xử lý nhiều dữ liệu do chuột truyền về hơn, và do đó có thể
gây ảnh hưởng tới hiệu năng xử lý.

1.
-

XII. Màn hình LCD
Chuẩn màn hình thường thể hiện độ phân giải tối đa của màn hình, vậy hiện nay
tivi có những chuẩn màn hình nào?
Hiện nay có 3 chuẩn màn hình Tivi là SD, HD và Full HD.
Chuẩn SD là chuẩn có độ phân giải thấp từ 800x600 trở xuống, hiện chuẩn SD của
Truyền hình có độ phân giải là 720x567.
Chuẩn HD thường có độ phân giải cao từ 1280 x 720 trở lên.
Chuẩn Full HD là chuẩn đạt đến độ phân giải 1920x1080.
Chú thích:
SD (Simple Definition) - Độ phân giải chuẩn.
HD (High Definition) - Độ phân giải cao
19


2. Tại sao mànhình LCD có thể cho 16 triệu màu?
- Độ sâu của mầu càng cao thì mầu sắc càng rực rỡ, thông thường một màn hình sử dụng
-

-

3.
-

từ 24 bít mầu (8 bit =1 điểm mầu) trở lên là có thể cho 16,7 triệu mầu.

Mỗi điểm ảnh chỉ có 3 mầu cơ bản là R (Red), G (Green) và B (Blue) thế nhưng nó có
thể hiển thị ra hàng triệu mầu là do người ta thay đổi cường độ sáng của các điểm mầu
trên rồi pha trộn chúng vào nhau, nếu mỗi điểm mầu sử dụng một byte hay 8 bít để lưu
thông tin về ánh sáng thì nó có thể thay đổi được 2^8 = 256 mức sáng.
Một điểm ảnh có 3 điểm mầu nên cần đến 24 bít và nó có thể hiển thị được số mầu sắc
bằng tích các mức sáng của các điểm mầu tức là bằng : 256 x256 x 256 = 16.777.216
mầu ( ta thường làm tròn khoảng 16 triệu mầu)
Điểm chết trên màn hình LCD xuất hiện là do đâu?
Trả lời: là do bị chết các transistor điều khiển các điểm mầu trên màn hình, khiến cho

các điểm màu đó không thay đổi được độ sáng khi có tín hiệu điều khiển tới.
4. Màn hình tivi bị nhòe khi gặp trời mưa hay nồm là do đâu?
5. Trả lời: thời tiết ảnh hưởng tới tín hiệu đến ,các giắc cắm, đầu nối bị han, rỉ sét làm cho
tín hiệu bị nhiễu dẫn tới màn hình bị nhòe. Cách khắc phục: đánh sạch rỉ sét, tăng tiếp
xúc cho các đầu nối, hoặc để tivi ở chế độ stand by.
Nguồn ATX
1. Đèn công suất là gì? Tác dụng của nó như thế nào trong bộ nguồn ATX?

VII.

Trảlời:
-

1.

-

-



-

Đèn công suất là các tranzito cùng loại, có thể là BJT hoặc MOSFET.
Tác dụng của nó trong nguồn ATX là: Ngắt mở theo xung kích thích, nhằm tạo ra dòng
điện không liên tục trên biến áp chính để lợi dụng hiện tượng cảm ứng điện từ tạo ra
điện áp cảm ứng trên thứ cấp.
Tại sao lại có nhiều nguồn chính như vậy? Nếu dung tổng hợp 1 nguồn thì xảy ra
hiện tượng gì?
Trảlời:
Nguồn ATX có nhiều nguồn chính là vì: Nguôn ATX thường dung trong các máy tính,
cung cấp điện áp cho main, ổ cứng, ổ đĩa … Vì nhiều tải với các điện áp định mức khác
nhau nên nguồn ATX mới cần nhiều nguồn chính.
Nếu dung tổng hợp 1 nguồn thì chỉ có duy nhất 1 mức điện áp đầu ra.Vì chỉ có 1mức
điện áp đầu ra nên chỉ có 1 số tải mới hoạt động tốt còn 1 số tải không hoạt động hoặc
hoạt động không ổn định dẫn đến thiết bị nhanh hỏng.
Bộ OSC có chức năng gì?
chức năng của OSC: OSC là IC tạo dao động, nguồnVcccho IC nàylà 12V do nguồn cấp
trước cung cấp, IC này hoạt động khi có lệnh P.ON = 0V ,khi IC hoạt động sẽ tạo ra dao
20


động dạng xung ở hai chân 1, 2 và được khuếch đại qua hai đèn Q3 và Q4 sau đó ghép
qua biến áp đảo pha sang điều khiển hai đèn công suất hoạt động.chức năng là điều chế
độ rộng xung cho phù hợp với điện áp và công suất ra cho phù hợp với tải.
- IC trong bộ OSC là IC tạo dao động họ 494 hoặc ic dao động họ 7500.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------THE END

21




×