Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Chuyên đề phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.49 KB, 21 trang )

Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN LẬP THẠCH
-------------***------------

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC
Người thực hiện : Nguyễn Thị Khánh
Chức vụ :

Giáo viên

Đơn vị : Trường THCS Dân tộc nội trú Lập Thạch- Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tên chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG BÀI TẬP DI
TRUYỀN ĐỘC LẬP VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT TRONG BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH 9
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 6 tiết
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh giỏi lớp 9

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch

1


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9
NĂM HỌC : 2013-2014



PHẦN I:MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vị trí hết sức trong hệ
thống tri thức khoa học của nhân loại,có ý nghĩa thiết thực với đời sống, kinh tế
và xã hội loài người.Trong hệ thống chương trình Sinh học cấp THCS nói chung
và Sinh học lớp 9 nói riêng, bên cạnh những kiến thức thuộc về lí thuyết được
mô tả còn có mảng kiến thức không kém phần quan trọng là bài tập sinh học.
Mặt khác sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao
vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền
với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học
sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Đồng thời việc tìm ra phương pháp
nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng. Nhiệm vụ của
người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri
thức cơ bản mà quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm
việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự chiếm lĩnh tri thức. Trong những năm qua
sự phát triển trí tuệ học sinh ngày càng tăng nhanh chóng, nhu cầu học tập các
môn học ngày càng nhiều. Bộ môn Sinh học trong nhà trường cũng không
ngừng bổ sung, đi sâu và mở rộng. Nhiều nội dung trước đây (từ năm 2005 trở
về trước) thuộc chương trình lớp 11 và 12 thì hiện nay (theo chương trình thay
sách giáo khoa từ 2002-2003) lại được đưa vào chương trình lớp 9. Chính vì vậy
bộ môn Sinh học lớp 9 không những được mở rộng về lí thuyết mà còn có nhiều
dạng bài tập nhằm kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức lí thuyết của học
sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường Dân tộc nội trú từ 6
năm nay, tôi nhận thấy học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng trong việc học
tập bộ môn. Phần lớn các em coi đây như một môn học phụ nên không dành
nhiều công sức học tập một cách nhiệt tình. Nhất là đối với lớp 9 lại là lớp cuối

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch

2


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

cấp trung học cơ sở,các em phải chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 trung học phổ
thông với ba môn công cụ là Ngữ văn,Toán và Tiếng Anh. Chính vì áp lực như
vậy nên dường như cả phụ huynh và học sinh đều không mấy chú ý đến bộ môn
Sinh học nói chung và chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Bên cạnh
đó thì yêu cầu giải bài tập trong đề thi học sinh giỏi các cấp lại rất cao, đặc biệt
là bài tập về các quy luật di truyền. Có thể nói không có đề thi học sinh giỏi nào
lại thiếu đi phần kiến thức này.
Bên cạnh đó khả năng tư duy, ghi nhớ của HS dân tộc còn rất hạn chế, HS
còn nhiều vướng mắc, lúng túng trong giải bài tập, đặc biệt là bài tập có sự tư
duy lôgic, cần sự tính toán nhanh nhạy hay những dạng bài tập na ná giống nhau
để đánh lừa thì học sinh còn hay bị nhầm lẫn, trong đó có dạng bài tập về di
truyền độc lập và di truyền liên kết. Vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây số lượng
học sinh của trường đạt giải cấp Tỉnh còn chưa nhiều. Để đạt được mục tiêu cao
trong bồi dưỡng học sinh giỏi thì vấn đề chọn phương pháp giảng dạy cho học
sinh ở đội tuyển là rất cần thiết và quan trọng.
Xuất phát từ thực trạng đó tôi muốn tìm một giải pháp giúp các em học
sinh không bị nhầm lẫn khi gặp dạng bài tập quy luật di truyền, đồng thời giúp
học sinh giải bài tập quy luật di truyền một cách tự tin và thành thục nên tôi
mạnh dạn viết chuyên đề: “Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập
và di truyền liên kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9”.


II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Thông qua bài giảng kiến thức cơ bản giúp học sinh hiểu và nắm vững,
khắc sâu kiến thức, hiểu và nhận dạng được bài tập di truyền độc lập và di
truyền liên kết. Đồng thời qua đó học sinh cũng khắc sâu kiến thức lí thuyết về
quy luật di truyền độc lập của Menđen và quy luật di truyền liên kết của
Moocgan.Cách giảng này khác với giảng dạy đại trà trên lớp.
- Coi đề tài là một tài liệu để nghiên cứu và tham khảo cho đồng nghiệp và
học sinh.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch

3


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

1. Đối tượng nghiên cứu
- Hướng dẫn học sinh phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập của
MenĐen và bài tập di truyền liên kết của Moocgan dựa trên cơ sở lí thuyết đã
học.
- Rèn kỹ năng giải bài tập di truyền độc lập và bài tập di truyền liên kết, từ đó
nâng cao khả năng tư duy trừu tượng và phân tích của học sinh.
2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Dân tộc nội trú Lập Thạch

- Giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 9.

IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trạng khi giảng dạy học sinh giỏi môn Sinh lớp 9 ở nội dung
quy luật di truyền độc lập của MenĐen và quy luật di truyền liên kết của
Moocgan.
- Phân tích kiến thức cơ bản là cơ sở cho việc xây dựng các phương pháp
giải bài tập cũng như cách nhận dạng bài tập để tránh nhầm lẫn.
- Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập của Menđen và di truyền
liên kết của Moocgan.
- Kiểm chứng các giải pháp đã đưa ra trong chuyên đề vào thực tiễn giảng
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài: SGK- SGV Sinh học 9, Cẩm
nang ôn luyện Sinh học, Phương pháp giải bài tập Sinh học...
2. Điều tra cơ bản
- Điều tra chất lượng học tập của học sinh:
+ Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 9

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch

4


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9


+ Hình thức kiểm tra: kiểm tra viết, ra bài tập về quy luật di truyền độc lập
của MenĐen và quy luật di truyền liên kết của Moocgan thông qua bài học, bài
kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết.
- Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên:
+ Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy môn Sinh học trong trường và một số
đồng nghiệp trường bạn.
+ Dự một số giờ thao giảng.
3. Phương pháp thực nghiệm
- Dạy trong thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi
- Lồng ghép dạy trong các tiết học về các thí nghiệm của MenĐen và
Moocgan.

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch

5


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

PHẦN II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức cơ bản
Trước hết HS cần phải hiểu được một số khái niệm cơ bản:
- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái màu sắc sinh lý của sinh
vật( ví dụ tóc xoăn, da đen, mắt nâu…)
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái đối lập nhau của cùng một
loại tính trạng( tóc xoăn và tóc thẳng; cao và thấp…)

- Nhân tố di truyền (gen): là nhân tố qui định tính trạng của sinh vật( ví dụ
gen A qui định thân cao; gen a qui định thân thấp)
- Tính trạng trội: là tính trạng được biểu hiện ngay ở đời F1 (P thuần chủng
tương phản) . Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện(ví dụ: P.
hoa đỏ x Hoa trắng,được F1 toàn hoa đỏ  Hoa đỏ là tính trạng trội. Cho F1 tự
thụ phấn ở F2 có cả hoa đỏ và hoa trắng  Hoa trắng là tính trạng lặn)
- Thể đồng hợp(hay thuần chủng): là cơ thể chứa KG mà mỗi cặp gen gồm
hai gen tương ứng giống nhau(ví dụ AA, aa, BB, bb, bbDD...).
- Thể dị hợp: là cơ thể chứa KG mà ít nhất có 1 cặp gen gồm hai gen tương
ứng khác nhau(ví dụ Aa, Bb,AaBbDd...)
- Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất ổn định qua
các thế hệ.
- Trội hoàn toàn: Trội hoàn toàn là hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn
cùng cặp gen với nó dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội (VD:A- hoa đỏ;
a- hoa trắng. KG Aa: hoa đỏ)
* Trong trường hợp trội hoàn toàn, nếu kết quả của một phép lai nào đó cho
là đồng nhất về kiểu hình thì sẽ có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
+ Đồng nhất về KH trội: (AA x AA; AA x Aa; AA xaa)
+ Đồng nhất về KH lặn: (aa x aa)
Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch

6


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

- Cách xác định một tính trạng nào đó là trội hay lặn:

+ Đối với Thực vật thì có 2 cách là: Cho cá thể đó tự thụ phấn hoặc cho 2
cá thể có cùng 1 kiểu hình đem giao phấn với nhau. Nếu thấy ở đời con ngoài
kiểu hình giống bố mẹ ban đầu còn xuất hiện thêm kiểu hình mới khác bố mẹ,
thì kiểu hình mới xuất hiện phải là tính trạng lặn(ví dụ P: Cao x Cao, mà ở F1 thu
được có cả cao và thấp thì thấp là tính trạng lặn) hoặc dùng dấu hiệu F1 tự thụ
phấn ở F2 tỉ lệ KH chiếm 3/4 là tính trạng trội; chiếm 1/4 là tính trạng lặn.
+ Đối với Động vật cho 2 cá thể có cùng KH giao phối với nhau và cũng
tương tự như trên.
- Lai phân tích: Là phép lai giữa 1 cơ thể mang tính trạng trội cần xác định
kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cơ thể trội đem lai có KG đồng hợp.
Nếu kết quả phép lai phân tính thì cơ thể trội đem lai có KG dị hợp.
VD: A- hoa đỏ
a- hoa trắng
P1: AA (Hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
G: A

P2: Aa (Hoa đỏ) x aa (Hoa trắng)

a

G: 1/2A,1/2a

FB: Aa (100% hoa đỏ)

a

FB: 1/2Aa : 1/2aa
(1 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng)


- Quy luật di truyền độc lập của MenĐen:
- Thí nghiệm: Men đen cho lai 2 dòng đậu Hà Lan thuần chủng về 2 cặp tính
trạng tương phản hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn thu được F 1 toàn hạt vàng,
trơn, cho F1 tự thụ phấn được F2 với tỉ lệ: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh,
trơn : 1 xanh, nhăn
- Cơ chế:
+ Có sự phân li độc lập của các gen trong giảm phân tạo giao tử
+ Có sự tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh
- Sơ đồ lai:
P:

Vàng, trơn
AABB

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

x

Xanh, nhăn
aabb
Trường THCS DTNT Lập Thạch

7


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

GP :


AB

F1 :

ab
AaBb

F1 x F1 : Vàng, trơn

( 100% Vàng, trơn)

x

Vàng, trơn

AaBb
G F1 :
F2 :

AaBb

AB, Ab, aB, ab
KG: 9 (A-B-)
KH:

9 vàng, trơn

AB, Ab, aB, ab
:


3 (A-bb)

:

3 (aaB-)

:

1aabb

: 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

- Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều
cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ
thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia
Hoặc: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình
phát sinh giao tử.
- Các tỉ lệ kiểu hình có thể có ở con lai:
+ Tỉ lệ:

100%

+ Tỉ lệ:

1:1

+ Tỉ lệ:

3:1


+ Tỉ lệ:

9:3:3:1

+ Tỉ lệ:

3:3:1:1

+ Tỉ lệ:

1: 1 : 1 : 1

- Quy luật di truyền liên kết của Moocgan:
- Nội dung: Là hiện tượng các gen cùng nằm trên một NST hình thành nhóm gen
liên kết, cùng phân li và cùng tổ hợp trong quá trình phát sinh giao tử và thụ
tinh. Số nhóm gen liên kết thường tương ứng với số NST đơn trong bộ NST đơn
bội của loài.
- Thí nghiệm: Moocgan cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh
dài với thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho ruồi đực F1 lai
phân tích với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được FB có tỉ lệ KH là: 1 xám, dài :
1 đen, cụt
- Giải thích: Khi cho ruồi đực F1 lai phân tích thì cơ thể cái đồng hợp tử lặn về 2
cặp gen chỉ tạo ra 1 loại giao tử, ruồi đực dị hợp về 2 cặp gen ttrong trường hợp
Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch

8



Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

này chỉ tạo ra 2 loại giao tử chứng tỏ 2 cặp gen này cùng tồn tại trên 1 NST và
liên kết hoàn toàn với nhau
- Cơ chế: Trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh, các gen nằm trên cùng
một NST phân li cùng nhau và tổ hợp cùng nhau tạo nhóm gen liên kết
- Sơ đồ lai:
P :

Xám, dài

x

Đen, cụt

AB
AB

GP :

ab
ab

AB

ab
AB
ab


F1 :
AB
ab

Lai phân tích đực F1 :
G F1 :

ab
ab

x

AB , ab
AB
ab

FB : KG :
KH :

(100% Xám, dài)

ab
:

1 xám, dài :

ab
ab

1 đen, cụt


- Các tỉ lệ kiểu hình có thể có ở con lai:
+ Tỉ lệ:

100%

+ Tỉ lệ:

1:1

+ Tỉ lệ:

3:1

+ Tỉ lệ:

1:2:1

2. Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên kết
2.1. Trường hợp 1: Nhận dạng dựa vào thông tin đề bài cho
- Khi đề bài cho biết các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST khác
nhau

Các gen di truyền độc lập.

- Khi đề bài cho biết các gen quy định tính trạng nằm trên cùng một cặp NST
các gen di truyền liên kết.
*) Phương pháp giải:
+ Bước 1: Xác định tương quan trội - lặn của từng tính trạng (nếu đề chưa
cho).

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch

9


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

+ Bước 2: Quy ước gen.
+ Bước 3: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trên từng tính trạng, sau đó
suy ra kiểu gen của bố, mẹ.
+ Bước 4: Viết sơ đồ lai minh họa và nhận xét kết quả.
*) Ví dụ minh họa:
Bài 1: Cho F1 giao phấn với 2 cây khác, thu được kết quả như sau:
- Với cây 1 thu được 75% cây cao quả đỏ và 25% cây cao quả vàng
- Với cây 2 thu được 75% cây cao quả đỏ và 25% cây thấp quả đỏ
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và các gen nằm trên các NST thường
khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.
Giải:
- Xét phép lai với cây 1
F2 cho tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng

nên phép lai là:

Bb x Bb (1)

nên phép lai là:


Aa x Aa (2)

- Xét phép lai với cây 2
F2 cho tỉ lệ 3 cao : 1 thấp

Từ (1) và (2) ta có F1 có kiểu gen: AaBb
F2 cho tỉ lệ 100% cây cao. Do F1 dị hợp về cặp gen Aa nên phép lai này chỉ có
thể là: AA x Aa
Vậy cây thứ 1 có KG là AABb . Sơ đồ lai:
F1 :

AaBb

G :

AB, Ab, aB, ab

x

AABb
AB, Ab

F2 : KG AABB : AABb : AaBB : AaBb : AABb : AAbb : AaBb : Aabb
KH 3 cao đỏ : 1 cao vàng
F2 cho tỉ lệ 100% quả đỏ. Do F 1 dị hợp về cặp gen Bb nên phép lai này chỉ có
thể là: BB x Bb
Vậy cây thứ 2 có KG là AaBB . Sơ đồ lai:
F1 :

AaBb


G :

AB, Ab, aB, ab

F2 :

x

AaBB
AB, aB

KG AABB : AaBB : AABb : AaBb : AaBB : aaBB : AaBb : aaBb
KH

3 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch 10


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

Bàì 2: Ở bướm tằm, hai tính trạng kén màu trắng, hình dài trội hoàn toàn so
với kén màu vàng, hình bầu dục. Hai gen qui định hai cặp tính trạng nói trên
nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. Đem giao phối riêng rẽ 5 bướm tằm
đực đều có kiểu hình kém màu trắng, hình dài với 5 bướm tằm cái đều có kiểu
hình kén màu vàng, hình bầu dục. Kết quả thu được :

- ở PL 1: 100% kiểu hình giống bố
- ở PL 2: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố còn xuất hiện thêm con có
KH kén màu trắng hình bầu dục
- ở PL 3: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố còn xuất hiện thêm con có
KH kén màu vàng hình dài
Giải:
Qui ước : A: kén màu trắng

a: kén màu vàng

B: hình dài

b: hình bầu dục

Bướm tằm bố trong 5 PL đều măng tính trạng trội, các bướm tằm mẹ đều có KH
kén màu vàng, hình bầu dục có KG

ab
, chỉ tạo ra 1 loại giao tử ab nên kiểu hình
ab

ở bướm tằm con phụ thuộc vào bố
1. Xét PL 1: toàn bộ con có KH giống bố suy ra bố chỉ tạo ra 1 giao tử AB nên
bố có KG là

AB
AB

Sơ đồ lai:
P


Trắng, dài

x

vàng, bầu dục

AB
AB

GP

ab
ab

AB

F1

ab
AB
ab

100% Trắng, dài

2. Xét PL 2:
Bên cạnh KH giống bố xuất hiện thêm KH kén trắng, hình bầu dục
- Để con có KH giống bố thì bố phải tạo ra giao tử AB
- Để con có KH kén trắng, hình bầu dục thì bố phải tạo ra giao tử Ab
Giáo viên Nguyễn Thị Khánh


Trường THCS DTNT Lập Thạch 11


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

Vậy bướm tằm bố có KG

AB
Ab

Sơ đồ lai:
P

Trắng, dài

x

vàng, bầu dục
ab
ab

AB
Ab

GP

AB, Ab


ab
AB
ab

F1

:

Ab
ab

50% Trắng, dài : 50% Trắng, bầu dục
3. Xét PL 3:
Bên cạnh KH giống bố xuất hiện thêm KH kén vàng, hình dài
- Để con có KH giống bố thì bố phải tạo ra giao tử AB
- Để con có KH kén vàng, hình dài thì bố phải tạo ra giao tử aB
Vậy bướm tằm bố có KG

AB
aB

Sơ đồ lai:
P

Trắng, dài

x

vàng, bầu dục
ab

ab

AB
aB

GP

AB, aB

F1

ab
AB
ab

:

aB
ab

50% Trắng, dài : 50% vàng, dài
*) Bài tập tự giải
Bµi 1: Cho 1 cá thể F1 lai với 3 cá thể khác:
a)Với cá thể thứ nhất đượcthế hệ lai, trong đó có 6, 25% kiểu hình cây thấp hạt
dài
b)Với cá thể thứ hai được thế hệ lai trong đó có 12,5% cây thấp hạt dài.
c)Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% cây thấp hạt dài. Cho biết
mỗi gen nằm trên 1 NST và quy định 1 tính trạng. Các cây cao là trội so với cây
thấp, hạt tròn là trội so với hạt dài. Biện luận và viết sơ đồ lai 3 trường hợp trên
Bµi 2: Ở ruồi giấm thân xám là tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, lông

ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông dài. các gen qui định tính trạng nằm
trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau .

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch 12


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

a)Xác định kiểu gen và kiểu số hình có thể có khi tổ hợp 2 tính trạng nói
trên và liệt kê.
b)Viết các loại giao tử có thể được tạo ra từ mỗi kiểu gen
Bµi 3: Ở 1 loài, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định
lông trắng, gen B quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với gen b quy định lông
thẳng. Các gen quy định tính trạng nằm trên các NST khác nhau.
Cho nòi lông đen, xoăn thuần chủng lai với nòi lông trắng, thẳng được F 1. Cho
F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của phép lai sẽ như thế nào?
2.2. Trường hợp 2: Nhận dạng dựa vào tỉ lệ kiểu hình đặc trưng ở con lai
- Nếu tỉ lệ kiểu hình ở con lai là: 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 3 : 3 : 1 : 1 hoặc 1 : 1 : 1 : 1
Di truyền độc lập
- Nếu tỉ lệ kiểu hình ở con lai là: 1 : 2 : 1

Di truyền liên kết

*) Phương pháp giải:
+ Bước 1: Xét sự phân li của từng cặp tính trạng ở đời con, sau đó suy ra
tính trạng trội lặn.
+ Bước 2: Quy ước gen

+ Bước 3: Biện luận tìm kiểu gen của bố mẹ.
+ Bước 4: Viết sơ đồ lai minh họa và nhận xét kết quả.
*) Ví dụ minh họa:
Bài 1: Ở đậu Hà Lan, cho 10 cây đậu có kiểu hình hoa đỏ, mọc ở thân, kiểu gen
giống nhau tự thụ phấn. Đời F 1 thu được 210 cây ho đỏ, mọc ở thân : 72 cây hoa
trắng, mọc ở thân : 69 cây hoa đỏ, mọc ở ngọn : 24 cây hoa trắng, mọc ở ngọn
a. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai
b. Nếu cây hoa đỏ, mọc ở thân của F 1 sinh ra từ phép lai trên lai phân tích thì
đời con lai sẽ như thế nào về KG và KH?
Giải:
a. Giải thích và lập sơ đồ lai:
- Xét tính trạng về màu sắc của hoa:
Đỏ : trắng = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li suy ra hoa đỏ là trội so với
hoa trắng. Qui ước :
A: hoa đỏ
a: hoa trắng
- Xét tính trạng về cách mọc của hoa:
Mọc ở thân : mọc ở ngọn = 3 : 1 .Đây là tỉ lệ của quy luật phân li suy ra tính
trạng mọc ở thân là trội so với mọc ở ngọn.
Qui ước: B: mọc ở thân
b: mọc ở ngọn
F1 thu được tỉ lệ xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 là tỉ lệ của phân li độc lập về hai cặp tính
trạng do đó P dị hợp về hai cặp gen AaBb
Sơ đồ lai:
P
AaBb
x
AaBb
Giáo viên Nguyễn Thị Khánh


Trường THCS DTNT Lập Thạch 13


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

G
F1

AB, Ab, aB, ab
AB, Ab, aB, ab
9(A-B-)
:
3(A-bb)
:
3(aaB-)
: 1aabb
9 hoa đỏ, mọc ở thân
3 hoa trắng, mọc ở thân
3 hoa đỏ, mọc ở ngọn
1 hoa trắng, mọc ở ngọn
Bài 2: Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài,
F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101
ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen,
cánh dài.
a. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2?
b. Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F 1 ở
trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám,
cánh ngắn
Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.

Giải:
a. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2.
- Xác định trội lặn:
Lai hai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F 1
thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Vậy tính trạng thân xám là tính trạng trội,
thân đen là tính trạng lặn, tính trạng cánh dài là tính trạng trội, cánh ngắn là tính
trạng lặn (theo quy luật phân ly của Menđen)
- Quy ước gen:
B: thân xám
b: thân đen
V: cánh dài
v: cánh ngắn
- Xét sự di truyền tính trạng màu sắc thân:
Ở F2 thân xám : thân đen = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen: Bb
SĐL:
P: Thân xám x
Thân xám
Bb
x
Bb
GP:
B;b
B;b
F1 : Tỉ lệ kiểu gen: 1BB : 2Bb : 1bb
Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân xám: 1 thân đen
- Xét sự di truyền tính trạng kích thước cánh:
Ở F2 cánh dài : cánh ngắn = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen Vv
SĐL:

P: Cánh dài

x
Cánh ngắn
Vv
x
Vv
GP: V ; v
V;v
F1 : Tỉ lệ kiểu gen: 1VV : 2Vv : 1vv
Tỉ lệ kiểu hình: 3 cánh dài: 1 cánh ngắn
- Xét sự di truyền đồng thời cả hai tính trạng:
Nếu các gen quy định tính trạng phân li độc lập thì:
(3 thân xám: 1 thân đen) (3 cánh dài: 1 cánh ngắn) =
9 thân xám, cánh dài: 3 thân xám, cánh ngắn: 3 thân đen, cánh dài: 1 thân đen,
cánh ngắn
Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch 14


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

Nhưng tỉ lệ đề bài là: 1thân xám, cánh ngắn: 2 thân xám, cánh dài: 1 thân đen,
cánh dài.
Vậy các gen không phân li độc lập mà di truyền liên kết.
- F1 dị hợp hai cặp gen, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:2:1, suy ra F 1 có kiểu
gen dị hợp tử chéo Bv
bV
- Bố mẹ thuần chủng
thân xám, cánh ngắn kiểu gen Bv ; thân đen, cánh dài có kiểu gen bV

Bv
bV
SĐL:
P:
thân xám, cánh ngắn x thân đen, cánh dài
Bv
bV
Bv
x
bV
GP:
Bv
bV
F1:
F1 x F1 :
GF1:

Bv
bV
( 100% thân xám, cánh dài)
thân xám, cánh dài x
thân xám, cánh dài
Bv
x
Bv
bV
bV
Bv ; bV
Bv ; bV


F2:
T LKG:

Bv
1

Bv
:

2

bV
:

1

Bv
bV
bV
TLKH: 1thân xám, cánh ngắn: 2 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh dài.
b. Chọn ruồi khác để khi lai với ruồi F 1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3
ruồi thân xám, cánh dài: 1 ruồi thân xám, cánh ngắn.
Thế hệ con có kiểu hình 100% thân xám mà ruồi F 1 có kiểu gen Bb, vậy ruồi
đem lai chỉ cho giao tử B, kiểu gen là BB.
Thế hệ con có tỷ lệ cánh dài: cánh ngắn= 3:1
suy ra cả bố và mẹ có kiểu gen Vv.
Vậy ruồi đem lai có kiểu gen là BV
(kiểu hình thân xám, cánh dài)
Bv
P:

thân xám, cánh dài x
thân xám, cánh dài
Bv
x
BV
bV
Bv
GP:
Bv ; bV
BV ; Bv
F1:
T LKG:

BV
1

Bv
:

1

BV
:

1

bV
:

1


Bv
Bv
bV
Bv
3 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh ngắn.

TLKH:
*) Bài tập tự giải
Bài 1: Cho các thỏ có cùng KG giao phối với nhau, thu được F1 như sau:
Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch 15


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

57 thỏ đen, lông thẳng : 20 thỏ đen, lông xù : 18 thỏ trắng lông thẳng: 6 thỏ
trắng lông xù . Biết mỗi gen qui định một tính trạng và nằm trên các nhiễm sắc
thể khác nhau.
a. Xác định tính trội lặn và lập sơ đồ lai
b. Cho thỏ trắng, lông thẳng giao phối với thỏ trắng lông xù thì kết quả như thế
nào?
Bài 2: Đem lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thì được F1 đồng loạt ruồi mình
xám cánh dài.
Cho F1 giao phối với nhau thu được F 2 với số lượng cá thể từng phân lớp
kiểu hình như sau:
251 ruồi mình xám, cánh cụt
502 ruồi mình xám, cánh dài

252 ruồi mình đen, cánh dài
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng mỗi gen quy định một
tính trạng, không có hiện tượng hoán vị gen
b. Cho F1 lai phân tích kết quả như thế nào?
Bài 3: Từ một phép lai giữa 2 cây người ta thu được:
- 120 cây có thân cao, hạt dài.
- 119 cây có thân cao, hạt tròn.
- 121 cây có thân thấp, hạt dài.
- 120 cây có thân thấp, hạt tròn.
Biết hai tính trạng thân cao và hạt dài là hai tính trạng trội.
Hãy giải thích kết quả để xác định kiểu gen và kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ
lai.
2.3. Trường hợp 3: Nhận dạng dựa vào tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành.
- Nếu tỉ lệ kiểu hình ở con lai = tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành

Di truyền

độc lập.
- Nếu tỉ lệ kiểu hình ở con lai �tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành

Di truyền

liên kết.
*) Phương pháp giải:
+ Bước 1: Xác định tương quan trội - lặn của từng tính trạng (nếu đề chưa
cho).
+ Bước 2: Quy ước gen.
+ Bước 3: Xét tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng. Sau đó tính tích các tỉ
lệ hợp thành rồi tìm ra quy luật di truyền chi phối.
+ Bước 4: Xác định kiểu gen của bố mẹ

+ Bước 5: Viết sơ đồ lai minh họa và nhận xét kết quả
Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch 16


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

*) Ví dụ minh họa:
Bài 1 : Đem lai 2 giống lúa thuần chủng thân cao, chín muộn với giống cây thân
thấp, chín sớm thu được F1 thân cao, chín muộn.
Cho F1 thụ phấn thu được F2 304 cây cao,chín muộn : 101 cây thấp, chín
sớm.
a. Biện luận lập sơ đồ lai từ F1 đến F2 để xác định kiểu gen và kiểu hình ?
b. Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả lai như thế nào?
Giải:
a) Biện luận và lập sơ đồ lai:
P t/c: thân cao, chín muộn x thân thấp, chín sớm
F1 : 100% thân cao, chín muộn
tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp
tính trạng chín muộn là trội hoàn toàn so với tính trạng chín sớm
Qui ước gen :
A: thân cao
a: thân thấp
B: chín muộn
b: chín sớm
- Xét tính trạng về chiều cao của cây:
ở F2 có:
Cao : thấp = 3 : 1 (1)

- Xét tính trạng về thời gian chín:
chín muộn : chín sớm = 3 : 1
(2)
Từ (1) và (2) ta có: (3 : 1) x ( 3: 1) = 9: 3: 3: 1 �3 : 1 (bài ra)
Các gen di truyền liên kết
AB
Kiểu gen của Pt/c là: thân cao, chín muộn :
AB
ab
thân thấp, chín sớm:
ab
Sơ đồ lai:
P

thân cao, chín muộn

x

thân thấp, chín sớm
ab
ab

AB
AB
GP

AB

ab
AB

ab

F1
F1 x F1 :

AB
ab

G F1 :

AB , ab

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

x

100% thân cao, chín muộn
AB
ab

AB, ab

Trường THCS DTNT Lập Thạch 17


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

F2 : KG :


1

KH :

AB
:
AB

1

3 thân cao, chín muộn
AB
ab

b) Lai phân tích F1 :

AB
:
ab

2

G F1 :

AB , ab

KH :

: 1 thân thấp, chín sớm


ab
ab

x

ab

AB
ab

FB : KG :

ab
ab

:

1 thân cao, chín muộn

ab
ab

: 1 thân thấp, chín sớm

Bài 2: Cho cặp bố mẹ thuần chủng quả tròn, hoa trắng lai với quả dài, hoa vàng
thu được F1 : 100% quả tròn, hoa vàng.
a) Xác định tính trạng trội, lặn
b) Cho F1nói trên lai phân tích thu được FB : 50% quả tròn, hoa trắng : 50%
quả dài, hoa vàng.
Biện luận và viết sơ đồ lai.

Giải:
*) Xét tính trạng trội lặn
Pt/c: quả tròn, hoa trắng

x quả dài, hoa vàng

F1 : 100% quả tròn, hoa vàng
Tính trạng quả tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng quả dài
Tính trạng hoa vàng là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng
a: quả dµi

Quy ước gen: A: quả tròn
B: hoa vàng

b: hoa trắng

*) Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng
- Tính trạng hình dạng quả:
Ở FB có: quả tròn: quả dài = 1 : 1
sơ đồ lai: Aa

x

là kết quả của phép lai phân tích

aa (1)

- Tính trạng màu sắc hoa:
Ở FB có: hao vàng : hoa trắng = 1 : 1
sơ đồ lai: Bb


x

là kết quả của phép lai phân tích

bb (2)

Từ (1) và (2) ta có: ( 1 : 1) x ( 1 : 1)= 1 : 1 : 1 : 1 �1 : 1 ( bài ra)
Các gen di truyền liên kết

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch 18


Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

Ab
Ab

Kiểu gen của Pt/c là:

aB
aB

x

Sơ đồ lai:
P:


quả tròn, hoa trắng

x

quả dài, hoa vàng

Ab
Ab
GP :

aB
aB

Ab

aB
Ab
( 100% quả tròn, hoa vàng)
aB

F1 :
Lai phân tích F1 :

Ab
aB

G F1 :

ab

ab

x
Ab , aB
Ab
ab

FB : KG :
KH :

ab
:

1 quả tròn, hoa trắng

aB
ab
: 1 quả dài, hoa vàng

*) Bài tập tự giải:
Bài 1: Ở một loài côn trùng, B quy định thân xám, b quy định thân đen, D quy
định mắt dẹt, d quy định mắt tròn. Cho bố mẹ thuần chủng lai với nhau thu được
F1 100% thân xám, mắt dẹt. Cho F1 giao phối với F1 thu được F2 có tỉ lệ: 75%
thân xám, mắt dẹt : 25% thân đen, mắt tròn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch 19



Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

PHẦN III: KẾT LUẬN
Trên đây tôi đã trình bày phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập
và di truyền liên kết trong lai 2 cặp tính trạng. Đây là dạng bài tập rất hay thi
trong khi đó học sinh khi gặp bài này lại rất dễ nhầm lẫn về quy luật di truyền chi
phối phép lai. Trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi tôi thấy đây là vấn đề
thường gặp ở học sinh và hầu hết các em rất khó xác định quy luật di truyền chi
phối, do đó tôi đã đưa ra các giải pháp để khắc phục. Sau một thời gian vận dụng,
tôi thấy phương pháp này đã thực sự có hiệu quả, học sinh đã hiểu bài và nhận
dạng được bài tập di truyền một cách thành thục. Minh chứng là từ năm học
2011- 2012 đến nay số lượng học sinh giỏi lớp 9 của trường đỗ giải Tỉnh nhiều
hơn và chất lượng giải cũng cao hơn ( Khi chưa áp dụng phương pháp này thì số
học sinh đạt giải cấp Tỉnh năm học 2009- 2010 và năm học 2010- 2011 chỉ là 1
học sinh đạt giải KK. Khi áp dụng thì năm học 2011- 1012 có 1 học sinh đạt giải
Nhì, năm học 2012- 2013 có 2 học sinh đạt giải KK, năm học 2013- 2014 có 2
học sinh đang theo học đội tuyển)
Với mong muốn như vậy chúng tôi đã cố gắng thể hiện một phần nào đó
trong chuyên đề. Chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự góp ý
của các đồng chí để chất lượng giảng dạy đội tuyển không ngừng được nâng cao,
đồng thời nâng cao chất lượng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp
tỉnh.
Lập Thạch, ngày 06 tháng 3 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Thị Khánh
Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch 20



Chuyên đề: Phương pháp nhận dạng bài tập di truyền độc lập và di truyền liên
kết trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh 9

Giáo viên Nguyễn Thị Khánh

Trường THCS DTNT Lập Thạch 21



×