Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường THPT tân an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.05 KB, 18 trang )

Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

MỤC LỤC
__________
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI CỦA TỔ NGỮ VĂN - TRƯỜNG THPT TÂN AN.
2.1. Thuận lợi……………………………………………………
2.2. Khó khăn……………………………………………………
2.3. Số liệu thống kê tình hình học sinh giỏi các năm qua ……
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………
3.2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của chuyên đề….
3.2.1. Phát hiện học sinh giỏi Văn……………………………………
3.2.1.1.Thế nào là học sinh giỏi Văn?...........................................
3.2.1.2. Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi Văn?..................
3.2.2. Hình thức tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi……..
3.2.2.1. Hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi…………….
3.2.2.2 . Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi………………………
3.2.3. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi…………………………
3.2.3.1. Giáo viên cung cấp cho học sinh những tên sách, danh mục sách,
lọai sách và yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác……….
3.2.3.2. Giáo viên bồi dưỡng yêu cầu học sinh phải có tinh thần tự học, tự
vận động là vấn đề quan trọng trong thời gian bồi dưỡng. Giáo viên phải có
biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học sinh…….

2
4
4
5
6


6
6
6
7
8
9
10
10
12

3.2.3.3. Giáo viên cung cấp tư liệu cho học sinh và yêu cầu học sinh sưu
tầm ghi chép vào một cuốn sổ riêng những lời nhận định, đánh giá sâu sắc,
độc đáo của các nhà văn, nhà thơ………………………………………….....

12

3.2.3.4. Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với chương
trình thi để giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các chuyên đề đó có
chiều sâu và rộng………………………………………………………………

14

3.2.3.5. Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, đề thi
tòan quốc qua một số năm để hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề, hiểu đề
nắm yêu cầu đề ra, định hướng lập ý và tìm ý cho một bài văn nghị
luận………………………………………………………………….
3.2.3.6. Ra đề làm bài văn trên lớp, kể cả bài viết ở nhà để học sinh viết
theo thời gian ấn định. ……………………………………………………….

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM……………………………………

5. KẾT LUẬN …………………………………………………….

NGUYỄN TOÀN PHONG

14
15
16
17

1


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Qua hơn 4000 nghìn năm lịch sử, cha ông ta rất coi trọng việc đào tạo,
bồi dưỡng nhân tài và đúc kết thành kinh nghiệm quý báu: “Hiền tài là
nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao,
nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”.
Nhận thức được vấn đề này, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận công lao
nhiều nhân tài đất Việt và coi việc đào tạo nhân tài là quốc sách của nhà
nước. Ngày nay vấn đề bồi dưỡng nhân tài được Đảng và Nhà nước hết sức
quan tâm. Văn kiện đại hội Đảng VIII đã nêu “Cùng với khoa học công
nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Văn kiện Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định “Phát triển giáo dục
và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song

trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục; và một
trong những niềm vinh dự, hạnh phúc nhất của cuộc đời người giáo viên là
đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi thì
ngòai năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của
người thầy là điều không thể phủ nhận được. Mỗi môn học trong nhà trường
việc học và dạy đều có đặc thù riêng của nó. Môn Văn cũng không ngoại lệ
đó. Phương pháp dạy và học Văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước
đến nay. Vậy học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu
quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn Văn khi đứng
lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới
có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiết dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều .
NGUYỄN TOÀN PHONG

2


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất
đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ
ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là làm thế nào cho
thật sự đạt kết quả tốt nhất trong khỏang thời gian ngắn ngủi? Làm sao để
các em phát huy hết năng lực của mình trên một thời gian làm bài trong mấy
giờ ấn định ? Làm thế nàơ để công lao vất vả của thầy và trò không bị uổng
phí ? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành
tích của nhà trường ? Đó là nỗi băn khoăn luôn thường trực trong suy nghĩ
của tổ Ngữ Văn chúng tôi trong những năm qua. Bằng tất cả mọi nỗ lực của
mình trong việc tìm tòi, thảo luận với các đồng nghiệp chung trường và các
trường bạn cùng với việc cọ xát trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi

dưỡng học sinh giỏi Văn qua một số năm học, chúng tôi mạnh dạn trao đổi,
chia sẻ một số suy nghĩ của mình qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh
nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân
An – Huyện Càng Long”

NGUYỄN TOÀN PHONG

3


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
CỦA TỔ NGỮ VĂN - TRƯỜNG THPT TÂN AN.
2.1. Thuận lợi:
- Các yếu tố chủ quan :
+ Ban Giám Hiệu - lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên
sâu sắc đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, luôn tạo điều kiện
thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị … để công tác bồi giỏi được thực
hiện đúng kế hoạch và tiến độ.
+ Các giáo viên trong tổ bộ môn đều dành nhiều thời gian và tâm
huyết để nghiên cứu đầu tư về chuyên môn, đặc biệt là công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi.
+ Các giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi luôn chịu
khó tìm tòi, tham khảo nhiều tài liệu, các tác phẩm văn học, các sách nghiên
cứu lý luận phê bình văn học, các sách báo khác, tiếp cận với các đề thi học
sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh
khác.v.v... có ghi chép, tích lũy,cập nhật kịp thời .Bên cạnh đó các giáo viên
còn thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp trong và ngòai trường để học hỏi
và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình bồi

dưỡng.
+ Đa số học sinh được chọn bồi dưỡng có ý thức học tập, rèn luyện
- Các yếu tố khách quan :
+ Chính quyền địa phương, hội khuyến học của xã, ban thường trực
Hội PHHS có sự quan tâm, ủng hộ về tinh thần, hỗ trợ kinh phí khen thưởng
…để công tác bồi dưỡng được thuận lợi.
+ Phòng Trung học – Sở Giáo Dục, Tổ nghiệp vụ … luôn có kế hoạch
định hướng, chỉ đạo , cung cấp một số tài liệu cho công tác bồi giỏi của Tổ
bộ môn ở trường
2.2. Khó khăn:
- Trường ở địa bàn vùng sâu , tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện còn
hạn chế. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và công tác bồi
dưỡng còn ít. Đồ dùng dạy học bộ môn Ngữ Văn chủ yếu là do giáo viên tự
sưu tầm, thiết kế và sử dụng.
- Công tác tuyển chọn học sinh giỏi Văn còn gặp nhiều khó khăn.Một số
học sinh giỏi một lúc nhiều bộ môn có ý thức coi nhẹ môn Văn, có học sinh
không được chọn vào đội tuyển các môn tự nhiên, ngoại ngữ… mới chịu vào
đội tuyển Văn. Bên cạnh đó còn có việc ban đầu học sinh đăng kí ôn thi môn
Văn, nhưng sau đó lại bỏ và chuyển sang môn khác. Đây là một yếu tố về tư
tưởng của học sinh trước tác động của xu hướng xã hội và nhiều yếu tố
khách quan khác.
NGUYỄN TOÀN PHONG

4


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

- Số tiết bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường còn ít.Trong khi cả học sinh
trường chuyên và không chuyên đều cùng thi chung một đề. Đó là một điều

bất lợi cho cả thầy và trò ở trường. Các em lại phải học nhiều môn nên việc
đầu tư thời gian tự bồi dưỡng ở nhà không được nhiều.
- Giáo viên phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình ở
những tiết dạy chính khóa nên bị hạn chế phần nào về điều kiện đầu tư về
chiều sâu trong về việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài của
học sinh giỏi. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy
như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như:
chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký hội đồng … đó là một thực tế do Ban
Giám Hiệu thường giao công tác kiêm nhiệm cho những giáo viên tốt, giỏi,
có uy tín.
- Kinh phí khen thưởng, phục vụ công tác bồi giỏi còn ít.
2.3. Số liệu thống kê tình hình học sinh giỏi các năm qua
Công tác bồi giỏi trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm :
TT NĂM HỌC
DỰ THI
ĐẠT GIẢI
GHI CHÚ
1
2000-2001
03
0
2
2001-2002
01
01
Giải 3 vòng tỉnh
3
2002-2003
02
01

Giải KK
4
2003-2004
03
0
5
2004-2005
05
02
Giải KK
6
2005-2006
04
02
Giải KK
7
2006-2007
06
03
Giải KK
8
2007-2008
04
02
Giải KK
9
2008-2009
06
0
Công tác bồi giỏi khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm :

TT NĂM HỌC
DỰ THI
ĐẠT GIẢI
GHI CHÚ
2009-2010
03
02
Giải Nhì vòng tỉnh
Bồi dưỡng thi vòng
quốc qia
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh
giỏi từ 2009 đến nay thì kết quả có sự thay đổi . Học sinh chủ động và lạc
quan khi tham gia vào đội tuyển, học tập có hứng thú và tin tưởng vào kết
quả khi làm bài. Chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của giáo viên bồi dưỡng. Có được 02 giải Nhì vòng tỉnh và được
chọn để bồi dưỡng vòng quốc gia đối với một trường còn non trẻ và chất
lượng đầu vào lớp 10 còn rất thấp là một điều đáng phấn khởi và khích lệ.

NGUYỄN TOÀN PHONG

5


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
3.1. Cơ sở lý luận:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng, khó
khăn nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc
biệt khác các học sinh khác về kiến thức, khả năng cảm thụ, khả năng tư duy

và nhất là khả năng viết. Như vậy tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi
giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường
trên lớp ,thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới
có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng
thú và tin tưởng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trau
dồi rất nhiều cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao mới có thể đáp ứng
được yêu cầu của công việc.
Với thời gian công tác giảng dạy và qua một số năm bồi dưỡng học
sinh giỏi lớp chúng tôi nhận thấy có một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi
giỏi là làm sao trong vài tháng ít ỏi mà có thể có được những thành công
nhất định. Tiếp thu ý kiến từ các Thầy đi trước và qua trao đổi một số trường
bạn trong và ngoài tỉnh, chúng tôi đã học hỏi được không ít kinh nghiệm quý
báu; nên với chuyên đề này chúng tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của
mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn
nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng
kiến kinh nghiệm .
3.2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của chuyên đề:
Biết rằng kiến thức, phương pháp để tiếp nhận và tìm hiểu văn học vô
cùng phong phú, khó có thể nói hết được. Mỗi giáo viên bồi dưỡng và người
tìm hiểu văn học đều có góc nhìn và cách cảm nhận riêng. Song trong khuôn
khổ sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi chỉ đưa ra một số vấn đề rút ra
được qua thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2.1. Phát hiện học sinh giỏi Văn
3.2.1.1.Thế nào là học sinh giỏi Văn?
Học sinh giỏi Văn trước hết phải là những học sinh
- Có niềm say mê, yêu thích văn chương.
- Có tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có
khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong
bài làm).


NGUYỄN TOÀN PHONG

6


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

- Có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống; có sự
hiểu biết rộng về con người và xã hội.
- Giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống.
- Có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào.
- Nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận.
3.2.1.2. Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi Văn?
Từ quan niệm về học sinh giỏi nói trên, việc phát hiện và bồi dưỡng
học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 10. Cơ sở của việc tuyển chọn
của chúng tôi là:
Thứ nhất, tìm hiểu kết quả của học sinh ở cấp THCS .
Thứ hai, chúng tôi xem bài viết đầu tiên của học sinh (đặc biệt là học
sinh lớp 10) như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu
của học sinh. Công việc của người thầy trong bài đầu tiên này là kiểm tra
chất giọng, chất văn, cách nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất
văn và ý văn trong một bài viết không phải nhiều. Những nhược điểm lộ ra ở
từng học trò phải được nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần phải
được ghi nhận và trân trọng. Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng
những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ... mà còn quan tâm đến những bài có
thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ độc đáo, sâu sắc... phải sửa kỹ, ghi chú
kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một
bài viết không thể đánh giá được năng khiếu học Văn, nhưng đó là sự khởi
đầu để định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài viết tiếp theo vì việc
tuyển chọn học sinh giỏi không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà phải theo

dõi cả quá trình học tập.
Khi phát hiện được những đối tượng học sinh có tiềm chất, chúng tôi
sẽ lưu ý, động viên, khuyến khích các em và có các hình thức bồi dưỡng
thích hợp trên lớp trong các tiết dạy chính khóa trước khi tuyển chọn chính
thức vào đội tuyển học sinh giỏi. Sau một thời gian theo dõi quá trình học
tập cùng với điều kiện xét tuyển chọn vào đội tuyển là các em phải có kết
quả học lực từ loại Khá trở lên và điểm trung bình môn Văn tối thiểu là 7.0.
Lúc đó các em sẽ chính thức vào đội tuyển học sinh Giỏi.
3.2.2. Hình thức tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
NGUYỄN TOÀN PHONG

7


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

3.2.2.1.Hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi
Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng thế hệ trước
muốn truyền lại kiến thức, kinh nghiệm về mọi mặt cho thế hệ sau một cách
tối ưu thì phải qua các hình thức giáo dục đào tạo thích hợp. Vì vậy đối với
học sinh giỏi cần phải có hình thức bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của các em, phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp ở bậc
THPT.
Các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi rất đa dạng phong phú song có
thể phân thành ba loại: Bồi dưỡng theo nhóm, bồi dưỡng trong các tiết dạy
chính khóa trên lớp và hình thức bồi dưỡng đặc biệt.

 Bồi dưỡng theo nhóm:
Phân loại sắp xếp học sinh theo các nhóm đặc biệt có sự tương đồng
về năng lực, thành tích, năng khiếu, hứng thú .... Các nhóm học sinh này có

sinh hoạt mỗi tuần một hoặc hai buổi.
* Ưu điểm:
- Hình thức bồi dưỡng này giảm bớt sự khác biệt giữa các cá nhân
trong nhóm, cho phép dễ áp dụng thử nghiệm các nội dung học ở mức độ
cao hơn. Học sinh được phát huy được hết khả năng nhận thức của mình.
Tạo nhiều cơ hội để kích thích học sinh trao đổi những năng lực, thành tích,
hứng thú và phán đoán.
- Thuận lợi trong việc tìm giáo viên phụ trách.
* Nhược điểm:
Nếu không quản lý tốt học sinh dễ rơi vào tình trạng quá sức hoặc học
lệch.

 Tổ chức trong lớp học bình thường
Giáo viên lựa chọn, điều chỉnh nội dung dạy học trên lớp để có sự
phân hoá, phù hợp với nhu cầu nhận thức của học sinh giỏi.
NGUYỄN TOÀN PHONG

8


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

* Ưu điểm:
- Việc cung cấp kiến thức để bồi dưỡng học sinh giỏi ngay trên lớp
học bình thường là trách nhiệm của mỗi giáo viên.
- Sự phát triển nhân cách của học sinh luôn có sự thay đổi nên lớp học
bình thường là chỗ dựa tốt nhất để tiếp nhận sự biến đổi đó và để bồi dưỡng
sự phát triển toàn diện.
- Sự sáng tạo và tư duy linh hoạt của học sinh giỏi có tác dụng kích
thích tốt đến chất lượng của học sinh toàn lớp.Học sinh giỏi có nhận thức

sâu sắc, sáng tạo hơn học sinh bình thường, nên luôn làm phong phú hơn
những tình huống diễn ra trên lớp, tạo không khí học tập và hứng thú dạy
học cho thầy và trò.
* Nhược điểm:
Giáo viên gặp khó khăn trong việc điều khiển lớp học nhiều trình độ,
ở thời điểm này chú ý tới đối tượng học sinh yếu thì học sinh giỏi bị bỏ rơi
và ngược lại.

 Hình thức bồi dưỡng đặc biệt:
Đối với những trẻ em có khả năng, trí tuệ đặc biệt có thể cho học sinh
nhảy lên các đơn vị kiến thức kế tiếp rút ngắn thời gian học, nhưng trong
thực tế trường hợp này rất ít.
Ngoài ra có thể tổ chức cho học sinh học theo tài liệu: giáo viên
hướng dẫn các em tham khảo tài liệu tự chọn và tự học ở nhà, nếu gặp khó
khăn thì giáo viên có thể giúp đỡ các em.
Mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm riêng. Thông thường
giáo viên sử dụng phối hợp hình thức bồi dưỡng theo nhóm và bồi dưỡng
ngay tại lớp bình thường để hạn chế các nhược điểm, phát huy các ưu điểm
của mỗi hình thức.
3.2.2.2 . Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi .
NGUYỄN TOÀN PHONG

9


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

* Phân công giáo viên thực hiện: Thông thường tổ Ngữ Văn chúng
tôi sẽ phân công 4 giáo viên đảm nhiệm công tác bồi giỏi. Mỗi giáo viên sẽ
phụ trách một phần, cuối cùng là 1 giáo viên tổng kết chung.

* Thời gian thực hiện : Bắt đầu từ cuối năm học , kéo dài suốt thời
gian trong hè và đến cuối tháng 10 của năm học sau.
Mỗi tuần lễ trong hè thực hiện 1-2 buổi, mỗi buổi khoảng 180 phút .
Tăng cường ôn luyện thời gian gần thi, mỗi tuần khoảng 2-3 buổi. Kết hợp
với thời gian học chính khóa để trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng cho học
sinh.
* Nội dung thực hiện :
- Về kiến thức : Văn học dân gian, Văn học viết ( tác giả, tác phẩm
các giai đoạn văn học : Từ TK X đến cuối TK XIX, đầu TK XX đến CM/8
1945, từ 1945 đến hết TK XX), lý luận văn học, thi pháp học …
- Kĩ năng làm văn : (lý thuyết và thực hành)
@ Kĩ năng hành văn : dùng từ, viết câu, dựng đoạn …
@Kĩ năng mở bài, kết bài, chuyển đoạn ….
@ Kĩ năng chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận.
@ Kĩ năng lập luận
@ Kĩ năng phần tích đề, lập ý , lập dàn bài….
@ Một số kiến thức bổ trợ để viết được bài văn hay.
3.2.3. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2.3.1. Giáo viên cung cấp cho học sinh những tên sách, danh mục
sách, lọai sách và yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác.
Đối với một học sinh giỏi thì yêu cầu kiến thức phải thực sự phong
phú và sâu rộng thì các em mới chủ động, mạnh dạn và linh hoạt trong làm
bài. Kiến thức mỏng và nghèo nàn thì không thể tránh khỏi những lúng túng,
ngượng ngập của bài viết. Các sách do giáo viên cung cấp , giới thiệu có thể
là các tác phẩm văn học của các tác giả lớn mà các em đã được học chính
khóa nhưng cần phải đọc nhiều ,biết rộng hơn rất nhiều so với nội dung học
ở sách giáo khoa.
NGUYỄN TOÀN PHONG

10



Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

Chẳng hạn như khi học Nam Cao, một học sinh giỏi văn không chỉ
biết tác phẩm Chí Phèo, Đời Thừa, Lão Hạc mà cần phải đọc rộng và am
hiểu thêm nhiều truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám và
cả sau đó. Ngòai việc nắm và cảm thụ tác phẩm văn học học sinh còn cần
phải đọc các sách nghiên cứu lý luận phê bình về văn học mới thực sự có
điều kiện thâm nhập một cách đầy đủ về tác phẩm đó.
Ví dụ khi học Thơ Mới với các bài thơ Vội vàng, Đây mùa thu tới,
Thơ duyên của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ dạ của
Hàn Mạc Tử giáo viên không thể không hướng dẫn học sinh đọc thêm các
tập thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám, tập thơ Lửa Thiêng của
Huy Cận, các tập thơ của Hàn Mặc Tử và cần đọc kỹ cuốn Thi nhân Việt
Nam của Hòai Thanh – Hòai Chân để học tập, cảm nhận những lời bình
giảng độc đáo, súc tích. Và còn nhiều những tài liệu nghiên cứu phê bình
của các tác giả nổi tiếng khác về văn học rất giá trị mà học sinh cần phải
đọc. Nói tóm lại không đọc hay đọc ít là một hạn chế rất lớn không tránh
khỏi đối với một học sinh giỏi.
Thao tác đọc tác phẩm văn học và các tài liệu nghiên cứu phê bình
văn học là một họat động cực kỳ quan trọng trong yêu cầu của công tác bồi
dưỡng. Giáo viên đặc biệt phải hết sức quan tâm đối với học sinh và phải có
cách đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh để các em có được những kiến
thức cần thiết trong quá trình làm bài. Nếu học sinh chưa có ý thức đọc theo
hướng dẫn thì giáo viên bồi dưỡng phải kiên quyết yêu cầu học sinh đọc.Và
giáo viên phải có cách kiểm tra để bắt buộc học sinh đọc và thấy được ích
ợi của việc đọc . Vì kiến thức văn học phong phú, vững vàng là cơ sở và nền
tảng đầu tiên để học sinh viết một bài văn tốt.
Ví dụ 1 :

Toàn bộ
truyện CHÍ
PHÈO
(1)
1

(Trích)
CHÍ PHÈO

Những bài
phân tích
về CHÍ PHÈO
(2)

Những tác phẩm khác
của Nam Cao cùng đề tài
(3)

NGUYỄN TOÀN PHONG

11


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

Ví dụ 2 :
Những bài
phân tích
về Truyện
Kiều (2)

2

Toàn bộ
Truyện
Kiều
(1)
Các đoạn
trích Truyện
Kiều
trong SGK
Những tác phẩm
khác
của Nguyễn Du
(3)

Những bài
viết
về Nguyễn
Du (4)
4

3.2.3.2. Giáo viên bồi dưỡng yêu cầu học sinh phải có tinh thần tự học,
tự vận động là vấn đề quan trọng trong thời gian bồi dưỡng. Giáo viên
phải có biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học
sinh.
Tự ôn và nắm vững lại kiến thức đã học, đã đọc ở các lớp dưới, đặc
biệt là học sinh giỏi 12 phải nắm vững kiến thức về văn học hiện đại ,trung
đại ở khối 11 và kể cả khối 10 .Những kiến thức lớp dưới quan trọng như thơ
mới, các tác giả như là Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng. Kiến thức
cơ bản là cái gốc cần thiết tối thiểu cho học sinh giỏi trước khi muốn học và

nghiên cứu những kiến thức có bề rộng và chiều sâu. Vì thời lượng bồi
dưỡng rất hạn chế, giáo viên bồi dưỡng không thể làm việc được tất cả, nên
phần ôn tập lại những kiến thức căn bản đã học những năm trước thì yêu cầu
học sinh phải tự thực hiện. Điều này không khó đối với một học sinh giỏi.
Khi giáo viên yêu cầu học sinh tự ôn tập, làm việc ở nhà thì giáo viên phải
có sự kiểm tra một cách chặt chẽ, thường xuyên xem học sinh đã có ý thức
học tập tốt chưa ? đã thực hiện và nắm các yêu cầu về kiến thức mà mình
dặn dò chưa ? nếu có học sinh chưa thực hiện đầy đủ, còn có những lỗ hổng
kiến thức thì giáo viên phải đôn đốc, nhắc nhở và có biện pháp cần thiết để
học sinh làm việc.
3.2.3.3. Giáo viên cung cấp tư liệu cho học sinh và yêu cầu học sinh
sưu tầm ghi chép vào một cuốn sổ riêng những lời nhận định, đánh giá
sâu sắc, độc đáo của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê
12
NGUYỄN TOÀN PHONG


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

bình văn học và những câu thơ, đọan thơ hay của nhiều tác giả văn học
qua các giai đọan văn học gắn với các chuyên đề mà giáo viên bồi dưỡng.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm ghi
chép từ trong sách vở, tài liệu những lời nhận định hay, những đánh giá độc
đáo, đặc sắc của những tác giả tên tuổi về tác phẩm văn học, về vấn đề mang
tính lý luận văn học, hay những câu thơ, đọan thơ, đọan văn hay của nhiều
tác giả được góp nhặt, sưu tầm gắn với các chuyên đề mà giáo viên bồi
dưỡng. Nội dung này giáo viên có thể yêu cầu học sinh ghi vào một cuổn tập
riêng để các em đọc lại nhiều lần và ghi nhớ. Những tư liệu này thật quý giá
đối với học sinh. Đôi khi các em có những ý tưởng, suy nghĩ nhưng chưa
biết cách diễn đạt nó một cách sắc nét, khúc chiết để tạo ấn tượng cho người

đọc. Vì vậy trích dẫn những tư liệu văn học như những câu thơ hay phù hợp
với nội dung vấn đề, những lời nhận định đánh giá hợp lý, đúng chỗ này sẽ
góp phần làm cho bài viết thêm khởi sắc và giàu sức thuyết phục.
Ví dụ như khi dạy chuyên đề về lý luận văn học, cụ thể là về vai trò
của văn học đối với cuộc sống, mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, vai
trò của người nghệ sĩ trong sáng tác văn chương, giáo viên bồi dưỡng yêu
cầu học sinh sưu tầm và chọn lọc những lời nhận định liên quan đến vấn đề
này và tìm được những lời nhận định có ý nghĩa và giá trị nhất. Giáo viên có
thể cung cấp cho học sinh một số lời nhận định sau:
- “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”
(Tố Hữu)
- “ Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học”
( Tố Hữu)
- “ Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”
( PusKin)
- “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
( Biêlinxki)
- “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.
Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của chặng đời sống
con người ta trên con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hòan thiện”
( Nguyễn Minh Châu)
……..
Những bài làm của học sinh giỏi muốn đạt giải cao thì bài viết phải có
nhiều yêu cầu khác nhau nhưng nhìn chung phải có phong cách, nét độc đáo, sự
sáng tạo và tạo được ấn tượng riêng, thể hiện được những điều mà học sinh
bình thường không thể có được. Vì vậy những lời nhận định đánh giá hay
những câu thơ, đọan thơ hay sẽ là những dẫn chứng lý lẽ thuyết phục như một
nốt nhấn, cũng có thể nó là một lời chốt lại vấn đề hoặc đó là lời dẫn nhập giới
thiệu vấn đề tạo không khí sinh động hấp dẫn hơn là cách giới thiệu hay một lời


NGUYỄN TOÀN PHONG

13


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

kết bình thường không ấn tượng gì mà thường thấy ở học sinh trung bình và
yếu.
3.2.3.4. Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với
chương trình thi để giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các
chuyên đề đó có chiều sâu và rộng.
Có giáo viên cho rằng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 thì rất khó đóan
được nội dung của đề ra vì chương trình rất rộng. Biết đề thi sẽ ra ở phần nào
mà bồi dưỡng cho học sinh. Đó chính là sự thật qua đề ra của một số năm. Bởi
vậy xác định nội dung ôn tập cho học sinh cũng là điều rất khó khăn của người
tham gia bồi dưỡng. Điều lo ngại nhất là sợ nội dung ôn tập bồi dưỡng cho học
sinh lại không đúng với đề ra. Tuy vậy mỗi giáo viên bồi dưỡng đều phải có
định hướng về kiến thức gắn với những chuyên đề ôn tập cụ thể để giúp học
sinh ôn tập có hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào suy nghĩ của từng giáo viên. Có
giáo viên chọn và xóay sâu vào chuyên đề này mà khai thác chưa kỹ ở chuyên
đề khác, hoặc cho rằng những chuyên đề kia là không quan trọng nên không
nhắc nhở học sinh chú ý. Tuy nhiên theo chúng tôi dù bồi dưỡng như thế nào
giáo viên cũng phải chọn ra một số chuyên đề mà mình thấy là có thể quy tụ
những nội dung kiến thức lớn và bao quát để học sinh nắm bắt.

Ví dụ như chuyên đề về Nam Cao và những sáng tác của Nam Cao.
Điều đầu tiên như đã nói ở phần trên là học sinh phải đọc rộng, nắm bắt
những kiến thức về tác phẩm của Nam Cao, hiểu và cảm nhận về nó cùng
với việc đọc những tài liệu nghiên cứu phê bình về Nam Cao đó là bước thứ

nhất. Sau đó giáo viên định hướng cho học sinh về hai mảng sáng tác lớn
của Nam Cao trước cách mạng tháng tám đó là đề tài về người trí thức tiểu
tư sản và người nông dân gắn với những tác phẩm cụ thể. Người trí thức thì
sống mòn mỏi, tha hóa về nhân cách, người nông dân thì sống nghèo khổ,
lầm than và sa vào bần cùng hóa, lưu manh hóa. Trên cơ sở những nội dung
đó giáo viên có thể giúp học sinh khai thác phân tích những hình tượng nhân
vật trong các truyện ngắn của Nam Cao để học sinh hiểu và nắm bắt kỹ nội
dung của vấn đề.
3.2.3.5. Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, đề thi
tòan quốc qua một số năm để hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề, hiểu
đề nắm yêu cầu đề ra, định hướng lập ý và tìm ý cho một bài văn nghị
luận.
Có kiến thức văn học và kỹ năng viết là cần thiết trong một bài văn
nghị luận, nhưng điều đó chưa đủ những yếu tố để đảm bảo thành công trong
một bài viết. Điều quan trọng trong một bài văn nghị luận là học sinh phải
xác định được yêu cầu của đề ra, định hướng, tìm ý và lập được dàn ý. Có
những học sinh tuy có kiến thức văn học rất phong phú nhưng khả năng
phân tích và hiểu đề chưa tốt cũng rất dễ dẫn đến việc lạc đề, viết tản mạn,
NGUYỄN TOÀN PHONG

14


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

lan man không hướng vào yêu cầu của đề ra. Đây là vấn đề thường thấy
trong việc làm văn của học sinh nói chung và của học sinh giỏi nói riêng.
Vậy để rèn luyện cho học sinh giỏi trong công tác bồi dưỡng về kỹ năng này,
giáo viên có thể chọn một số đề thi học sinh giỏi trước đây để giúp học sinh
luyện tập.

Những năm gần đây đề thi học sinh giỏi tỉnh có thêm một câu nghị
luận xã hội. Do đó việc định hướng, gợi mở, trang bị cho học sinh hiểu biết
thêm về những hiện tượng trong đời sống xã hội, về những tư tưởng đạo
lý… là một điều không thể thiếu. Giáo viên bồi dưỡng cũng cần phải chọn
lọc những đề nghị luận xã hội hay và có ý nghĩa sâu sắc để giúp học sinh
học tập. Ví dụ như :
“ Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
( Nguyễn Duy)
Anh ( chị) suy nghĩ như thế nào về tình mẫu tử qua mấy câu thơ trên.
Bên cạnh đó có thể cho học sinh tham khảo thêm một số đề nghị luận
ở dạng mở trong và ngoài nước. Ví dụ một số đề thi của Trung Quốc :
• Nhà tôi có khó khăn
• Nỗi buồn của tôi biết nói với ai
• Góc đẹp nhất trong vườn trường
• Một chuyến leo núi
• Bạn
• Ngọn đèn
• Tổ quốc trong lòng tôi
• Xin mẹ hãy yên tâm
• Tác hại của thuốc lá
• Con người phải có khí tiết
• Suy nghĩ từ ngọn lửa
• Thiếu tôi thì chợ vẫn đông sao ? ……
3.2.3.6. Ra đề làm bài văn trên lớp, kể cả bài viết ở nhà để học sinh viết
theo thời gian ấn định. Giáo viên chấm, phát hiện những ưu và nhược
điểm của mỗi học sinh. Chữa lỗi bài làm của học sinh cẩn thận, đầy đủ.
Giúp học sinh thấy và phát huy những mặt tốt và khắc phục được những
điểm còn hạn chế.
Giáo viên có thể dành một số buổi học ra đề bài để các em trong đội

tuyển làm từ 150-180 phút. Đây là cơ sở để giáo viên nắm bắt khả năng của
học sinh trên nhiều phương diện, từ cách hiểu đề, xác định yêu cầu của đề ra,
tìm ý và lập ý đến cách hành văn trong một bài làm cụ thể. Năng lực viết và
cảm thụ văn học của học sinh cũng bộc lộ rõ từ đây. Kết quả cuối cùng trong
15
NGUYỄN TOÀN PHONG


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

một quá trình học tập vất vả, gian khổ được thể hiện tất cả trên mấy trang
viết qua ba tiếng đồng hồ. Vì thế từ những bài làm đó giáo viên sẽ chấm và
chữa lỗi thật kỹ, nhận xét thật đầy đủ và thấu đáo bài làm của học sinh từ
góc độ về ý có đầy đủ, phong phú hay nghèo nàn hoặc thiếu ý. Từ cách diễn
đạt của học sinh cũng được thể hiện rõ ràng như viết câu, dùng từ, có trong
sáng gãy gọn chưa? Văn viết có trong sáng hình ảnh và cảm xúc chưa ? đến
cách trình bày, chữ viết có đúng và đạt yêu cầu thẩm mỹ không ? đến lỗi
chính tả cũng phải rất hạn chế trong bài làm. Thói quen viết tắt và viết chưa
đúng qui tắc của tiếng việt là điều rất nhỏ mà giáo viên đọc bài cũng phải hết
sức lưu tâm và nhắc nhở học sinh. Giáo viên phải nhận xét cụ thể từ ưu điểm
đến khuyết điểm của mỗi bài làm của các em để các em phát huy những mặt
mạnh và khắc phục những điểm hạn chế trong tòan bộ bài viết của mình.
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Về thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã
mang lại một kết quả dễ nhìn thấy. Phía giáo viên tham gia bồi dưỡng có
được sự chủ động mạnh dạn , ít gặp những lúng túng và vướng mắc như
trước đây khi chưa áp dụng chuyên đề. Chuyên đề đã tiết kiệm và rút ngắn
được nhiều thời gian trong một thời lượng cho phép bồi dưỡng là quá ngắn
mà vẫn đảm bảo được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em
tham gia kỳ thi học sinh giỏi.

Trong giới hạn của bài viết này này, chúng tôi xin đưa ra một vài suy
nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi để kết lại vấn đề như sau :
@ Thứ nhất, người giáo viên phải tạo được niềm tin cho học sinh.
Điều này rất quan trọng, bởi vì nếu học sinh có niềm tin ở người thầy của
mình thì mới tự nguyện, cố gắng đem hết sức mình để học tập, phấn đấu.
Chính niềm tin ở người thầy giúp học sinh có đủ nghị lực vượt qua mọi trở
ngại. Muốn vậy người thầy cần phải chứng tỏ năng lực thực sự của mình
trong mọi mặt, nhất là về chuyên môn. Không thể là sự khoe khoang, tâng
bốc mình mà phải bằng một quá trình học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, say mê, hy
sinh bền bỉ, bằng uy tín của mình trước học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
@ Thứ hai, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo và đức hy sinh của
người giáo viên. Phải nói rằng nếu làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà
không say mê thì hiệu quả sẽ không cao. Không những thế mà người thầy
cần truyền sự say mê đó cho nhiều học sinh. Người giáo viên làm sao cho
học sinh thấy được cái thú vị của những bài học... Hiện nay tài liệu có rất
nhiều và phong phú nhất là từ nguồn Internet , với phương tiện hiện đại giúp
học sinh có thể tự học, tìm tòi, phát hiện, song lại khó khăn cho người thầy
trong việc tìm ra những vấn đề mới mẻ để dạy cho học sinh. Những vấn đề
mới thầy dạy năm nay, thì năm sau lại trở thành cái cũ, có khi lại có ở một
16
NGUYỄN TOÀN PHONG


Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

tài liệu nào đó rồi, học sinh lớp trước truyền cho lớp sau và cũng không cần
thiết phải dạy nữa. Điều đó bắt buộc người thầy phải luôn luôn tìm tòi, khám
phá để tìm ra cái mới, có thế giờ dạy mới hấp dẫn được
Nhiều người không có thói quen cập nhật kiến thức và sáng tạo . Kết
quả là giáo viên chỉ sưu tầm tư liệu một cách máy móc, thiếu liên hệ thực tế,

không có tính thời sự. Dẫn đến học sinh phải học quá nhiều kiến thức chưa
được chắt lọc, dẫn tới bão hòa và gây tổn thương đến sự đam mê tìm hiểu
cái mới của các em.
@ Thứ ba, người giáo viên cần phải gần gũi, thân thiện với học sinh,
biết cách động viên kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh. Nếu
người thầy rời xa học sinh, không hiểu từng học sinh thì rất khó thành công
trong công tác bồi giỏi. Bởi vậy, người thầy không nên để xảy ra trường hợp
học sinh rất ngại gặp hoặc trao đổi với thầy.
5. KẾT LUẬN
Dạy học là một nghệ thuật. Có thể nói mục tiêu hướng tới và là niềm
hạnh phúc trong cuộc đời của người thầy là đào tạo bồi dưỡng được thật
nhiều học trò giỏi. Đó là tâm nguyện của chúng tôi cũng như bao nhiêu đồng
nghiệp khác.
Trên đây là những điều mà chúng tôi đã trải nghiệm qua thực tế giảng
dạy, đặc biệt là những suy nghĩ trăn trở rất nhiều trong thực tiễn công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi qua các năm học. Hy vọng rằng những nội dung trong
chuyên đề này sẽ là những thông tin để được các đồng nghiệp trao đổi, thảo
luận nhằm đúc kết thành những kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi, để chúng ta có thể làm tốt công việc này trong tinh
thần đổi mới ra đề và cách đánh giá môn Văn hiện nay của Bộ Giáo Dục.
Do thời gian có hạn mà kiến thức và sự cảm nhận văn học thì vô cùng
nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi rất
mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn!
Tổ Ngữ Văn – THPT Tân An
9 - 2010

NGUYỄN TOÀN PHONG

17



Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường THPT Tân An

TÀI LIỆU THAM KHẢO
____________________
1. 18 chuyên đề văn PTTH
– Nguyễn Thị Hòa, NXB TP. Hồ Chí Minh 1999
.
2. Bồi dưỡng và đánh giá học sinh giỏi môn Văn theo chương trình
mới.
– Đỗ Ngọc Thống
3. Các đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng môn Văn
– NXB Bộ Giáo Dục
4. Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông
– Trường CBQLGD& ĐT II
5. Một vài vấn đề tâm lý học trong quản lý trường học
– Hoàng Minh Hùng – Trường CBQLGD& ĐT II.
6. Muốn viết được bài văn hay
– Nguyễn Đăng Mạnh
7. Những bài làm làm văn chọn học sinh giỏi quốc gia
– Vũ Tiến Quỳnh

NGUYỄN TOÀN PHONG

18



×