Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

SKKN HƯỚNG dẫn học SINH xây DỰNG “CHIẾN lược học tập môn TIẾNG ANH” ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.67 KB, 31 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

------------------

Đề tài:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÂY DỰNG
“CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH”
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bố Trạch, 01/ 2019
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

------------------

Đề tài:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÂY DỰNG
“CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH”
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Đặng Thị Dương
Chức vụ: Giáo viên - Tổ Ngoại ngữ
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi

Bố Trạch, 01/ 2019


2


I.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Trong Quyết định số 1400/QĐ-TTG ngày 30/9/2008 về việc phê duyệt Đề án
"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020",
mục tiêu chung của đề án đã được nêu rõ là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học
ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một
bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất
là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt
nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập,
tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ,
đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” Điều đó đã cho thấy vai trò to
lớn của việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tại các trường phổ thông trong cả nước, Tiếng Anh là ngoại ngữ được đưa vào
giảng dạy phổ biến nhất, đây cũng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Tiếng Anh chính là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh
thổ, là ngôn ngữ chính thức của khối E.U, và là ngôn ngữ thứ ba được nhiều người
sử dụng nhất .Tầm quan trọng của nó, không một quốc gia nào có thể chối cãi
được.
Trong hệ thống giáo dục của nước ta, môn Tiếng Anh được xem là một trong
những môn học quan trọng hàng đầu. Trong nhiều năm, đây là môn thi bắt buộc
trong kì thi tốt nghiệp các cấp, đồng thời cũng là môn học tiên quyết để xét tốt
nghiệp cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng. Nếu không giỏi tiếng Anh,

chắc chắn kết quả học tập chung của học sinh, sinh viên sẽ gặp không ít trở ngại.
Tuy nhiên, hầu như các em học sinh đều hiểu được sự quan trọng của việc dạy
và học môn Tiếng Anh nhưng không phải học sinh nào cũng có thể học tập tiếng
Anh một cách có hiệu quả, đặc biệt là đối với các đối tượng học sinh ở vùng khó
3


khăn . Tuy nhiên, theo thống kê của Trường THPT Nguyễn Trãi, trong kì thi
THPTQG vừa qua,điểm trung bình của môn Tiếng Anh chỉ có 3,4 điểm. Vậy, tại
sao điểm lại thấp một cách đáng ngại như vậy? Có nhiều lý do đưa ra để trả lời cho
câu hỏi này: Thứ nhất, nhiều người cho rằng học ngôn ngữ cũng là một năng khiếu;
Thứ hai, việc thiếu môi trường để giao tiếp khiến các em không có nhiều cơ hội vận
dụng những gì mình đã học; Thứ ba, rất nhiều em học sinh trung học phổ thông bị
hổng kiến thức từ các cấp dưới, việc tiếp cận kiến thức mới kết hợp với kiến thức
cũ khiến các em bối rối, không biết phải bắt đầu từ đâu. Riêng bản thân mình, tôi
không hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại khách quan của hai yếu tố năng khiếu và môi
trường, nhưng tôi không cho rằng hai yếu tố này là điều quyết định cho hiệu quả
của việc học tiếng Anh. Còn đối với yếu tố thứ ba, bản thân người học đã không
xác định được vị trí của mình trên chặng đường tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ, đây
mới điều yêu cầu một giáo viên trung học phổ thông cần quan tâm tháo gỡ. Điều
quan trọng là phương pháp học tập mà trong đó nhân tố quyết định chính là người
học.
Vậy, đâu là phương pháp học hiệu quả nhất? Câu trả lời một lần nữa lại phụ
thuộc vào bản thân người tiếp cận ngôn ngữ. Chính người học phải tự tìm hiểu bản
thân mình đang đứng ở vị trí nào, mục tiêu môn học của mình là gì để đề ra chiến
lược học tập cho riêng mình.
Nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể học Anh ngữ như một ngôn ngữ
thứ hai một cách có hệ thống và hiệu quả, giúp các em tiếp cận với môn học một
cách dễ dàng hơn, tôi xin đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN
HỌC SINH XÂY DỰNG “CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH” Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. Phương pháp này chỉ rõ các chiến lược
đã được những học sinh giỏi Anh ngữ áp dụng để nâng cao kiến thức cũng như các
kĩ năng học tiếng. Phương pháp này đồng thời cũng giúp học sinh tự nhận thức
được mức độ hiểu biết trong môn Tiếng Anh của bản thân mình.
4


2. Điểm mới của đề tài.
Đề tài được thực hiện đối với đối tượng là học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Trãi.
Điểm mới của đề tài là đưa ra các bước cụ thể giúp học sinh có thể tự mình xây
dựng được chiến lược học tập môn Tiếng Anh một cách hiệu quả. Học sinh sẽ tự
mình xác định mục tiêu học tập, những điểm yếu trong kiến thức cũng như kĩ năng
đối với môn Tiếng anh. Học sinh phải biết được mình đang ở vị trí nào và cần
những gì để có thể tiến bộ trong khoảng thời gian nhất định. Từ đó, học sinh tự tạo
nên các mục tiêu cụ thể, rõ ràng đồng thời lập ra kế hoạch học tập phù hợp cho
môn học để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra.

5


II.

PHẦN NỘI DUNG

1. Thực trạng
1.1.Thuận lợi:
Trường THPT Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn có du lịch ngày càng phát triển,
cho nên hầu hết các em học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học tập môn
tiếng Anh trong nhà trường và tầm quan trọng của ngôn ngữ này trong xã hội. Bản

thân các em học sinh cũng luôn mong muốn cải thiện được kết quả học tập của
mình sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Được sự phân công giảng dạy của tổ chuyên môn, bản thân tôi có cơ hội tiếp
cận được với nhiều đối tượng học sinh để đưa ra những nhận định ban đầu cho việc
gợi mở ý tưởng thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp trong công tác giảng dạy, học tập, sự đóng góp ý
kiến kinh nghiệm của các em học sinh có thành tích cao trong môn học cũng đã góp
phần không nhỏ giúp tôi tổng hợp các phương pháp một cách hiệu quả và khả thi.
Việc phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin cũng là một thuận lợi to lớn
cho tôi trong việc tham khảo tài liệu, sách báo và những nghiên cứu liên quan đến
vấn đề này.
1.2.Khó khăn:
Khó khăn đầu tiên cũng là một trong những khó khăn cơ bản nhất là sự chênh
lệch về năng lực tiếng của các em học sinh trong cùng một lớp học. Các em học
sinh trung học phổ thông đến từ các trường trung học cơ sở khác nhau, trong đó có
những vùng đặc biệt khó khăn, cách tiếp cận môn học của mỗi em một khác, do đó,
khả năng sử dụng tiếng của các em có sự khác biệt rõ rệt.
Thứ hai, một lượng lớn học sinh hổng kiến thức các cấp dưới nên có tư tưởng
học mãi cũng không hấp thu được, sinh ra tư tưởng lơ là cũng như không quan tâm
đến việc học trên lớp.
Thứ ba, Tiếng Anh vốn là môn học đòi hỏi sự giao tiếp nhiều, lứa tuổi trung
học phổ thông lại là lứa tuổi biến động về tâm lý, một số em có khuynh hướng cởi
6


mở, muốn chia sẻ quan điểm của mình, nhưng ngược lại, một số em rụt rè, khép
kín, không muốn hợp tác trong quá trình học tập. Chẳng hạn, khi giáo viên đưa ra
một vấn đề cần phân tích, đưa ra ý kiến nhận xét đồng tình hay không đồng tình,
các em có ý tưởng nhưng ngại phát biểu.
2. Giải pháp

Ngay từ đầu, giáo viên cần phải định hướng rõ ràng cho học sinh về những
chiến lược mà các em phải thực hiện để củng cố cũng như nâng cao kiến thức của
bản thân mình. Đây là điều quan trọng vì nó quyết định thái độ học tập của mỗi học
sinh trong suốt năm học. Các chiến lược đưa ra là:
2.1.Chiến lược thứ nhất: Nhận diện bản thân
Cổ nhân có câu: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Muốn học tốt Tiếng
Anh, trước tiên học sinh cần phải tìm hiểu bản thân mình xem khả năng của mình
đến đâu, và mình có phải là một người học tốt ngoại ngữ hay chưa. Để làm được
điều đó, nhóm nghiên cứu của Phó giáo sư Naiman (1978) đã đưa ra phiếu điều tra
dành cho người học như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO NGƯỜI HỌC GIỎI NGOẠI NGỮ
Khoanh tròn câu trả lời miêu tả cách tiếp cận với việc học ngôn ngữ của bạn:
A = always (luôn luôn)

O = often (thường)

S = sometimes (thỉnh thoảng)

R = rarely (hiếm khi)

N = never (không bao giờ)
Một người học giỏi ngoại ngữ cần tìm thấy cho mình một kiểu học phù hợp với
bản thân
1. Tôi cố gắng để đạt được một điều gì đó trong mỗi
tình huống học tập ngay cả khi tôi không thích nó
2. Tôi chọn những tình huống học tập phù hợp với

A

O


S

R

N

A
O
S
R
N
mình
Người học giỏi ngoại ngữ luôn chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học
tập ngôn ngữ
3. Ngoài lớp học, tôi tạo ra những hoạt động, tình
7

A

O

S

R

N


huống giúp tôi sử dụng và học ngoại ngữ

4. Khi đã có sẵn ý tưởng, tôi lựa chọn các hình thức
học tập
5. Tôi tìm hiểu những vấn đề đặc biệt của riêng mình
6. Tôi cố gắng làm điều gì đó hòng tháo gỡ những
vấn đề của mình
7. Tôi làm những điều mà trước đó bản thân không
thường làm để nâng cao hiểu biết về môn Tiếng

A

O

S

R

N

A

O

S

R

N

A


O

S

R

N

A

O

S

R

N

Anh
Người học giỏi ngoại ngữ cố gắng tìm hiểu xem ngôn ngữ vận hành như thế
nào
8. Tôi quan tâm đặc biệt đến ngữ âm
A
O
9. Tôi quan tâm đặc biệt đến ngữ pháp
A
O
10.Tôi quan tâm đặc biệt đến từ vựng
A
O

Người học giỏi ngoại ngữ hiểu rằng ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
11.Tôi cố gắng phát triển những kỹ thuật để luyện tập
A
O
kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết
12.Tôi cố gắng phát triển những kỹ năng để cải thiện
A
O
ngữ âm, ngữ pháp, và từ vựng
Một người học giỏi ngoại ngữ giống như một thám tử giỏi
13.Tôi giống như một thám tử. Tôi tìm kiếm những

S
S
S

R
R
R

N
N
N

S

R

N


S

R

N

manh mối có thể giúp tôi hiểu rõ ngôn ngữ vận

A

O

S

R

N

hành thế nào
14.Khi tôi không biết rõ điều gì, tôi phán đoán
15.Tôi nhờ người khác sửa lỗi nếu tôi sai lầm
16.Tôi so sánh những điều tôi nói với những điều

A
A

O
O

S

S

R
R

N
N

A

O

S

R

N

người khác nói để nhìn nhận xem mình đã sử dụng

tiếng Anh đúng cách chưa
17.Tôi suy nghĩ về những điều tôi vừa học
A
O
S
R
N
Người học giỏi ngoại ngữ học cách suy nghĩ bằng ngoại ngữ mình đang học
18.Tôi cố gắng suy nghĩ bằng tiếng Anh
A

O
S
R
N
Người học giỏi ngoại ngữ cố gắng vượt qua cảm giác của sự thất bại và thiếu tự
tin
19.Tôi vượt qua cảm giác thất bại và sự thiếu tự tin
8

A

O

S

R

N


của bản thân
20.Tôi tự cười nhạo lỗi lầm của mình
A
O
S
R
N
Khi hoàn thành phiếu điều tra này, học sinh cố gắng xem xét kỹ lưỡng để tạo
cho mình một bản kế hoạch năng động và hiệu quả để nâng cao khả năng sử dụng
tiếng Anh của mình.

2.2.Chiến lược thứ hai: Học cách học Tiếng Anh.
Khi học sinh đã nhận thấy khả năng của mình, giáo viên tiếp tục chia quá trình
học thành nhiều giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, giáo viên đưa ra cho học sinh các
phiếu tự đánh giá bao gồm những câu hỏi, khi trả lời các câu hỏi này, học sinh sẽ
biết cách tự khám phá phong cách học của bản thân, đồng thời định hướng cho các
chiến lược học tập của mình một cách khoa học, có hệ thống và rõ ràng.
Để kiểm soát việc học của mình đã đạt những kết quả gì và có đi đúng hướng
hay không, giáo viên hướng dẫn học sinh lập chiến lược học tập môn Tiếng Anh
theo từng giai đoạn.
2.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho việc học ngôn ngữ
Giai đoạn này bao gồm sáu phần mà các mục tiêu để chuẩn bị cho học sinh
khi bước vào năm học và tạo cơ hội cho các em cân nhắc những yếu tố có thể tác
động đến quá trình học của mình. Đồng thời, bước này cung cấp những thông tin
cần thiết cho cả giáo viên và học sinh có thể cùng nhau vạch rõ lộ trình sang giai
đoạn 2.
Stage 1: Preparation for language learning
What do you expect from your course in this school year?
What sort of language learner are you?
Why do you need or want to learn English?
How do you organize your learning?
How motivated are you?
What can you do in a self-access centre?
9


2.2.1.1. What do you expect from your course in this school year?
(Em mong muốn điều gì đối với môn học trong năm học
này?)
Câu hỏi này đặt ra nhằm giúp học sinh cân nhắc nguyện vọng và thái độ của
mình đối với môn học trong năm học mới. Từ đó, các em đề xuất một số mục tiêu

cũng như phương pháp của chính bản thân mình để đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ: Một học sinh có học lực yếu, điểm trung bình môn Tiếng Anh của em
là 4.5, điều em mong muốn là trong học kì I, điểm của em đạt ít nhất 5.8 (đạt mức
trung bình), và sang học kỳ II đạt mức 6.8 (đạt mức khá), và điểm trung bình môn
cả năm là 6.5 (đạt mức khá). Em sẽ ghi rõ những mong muốn trên vào phiếu và ghi
nhận chúng như là những mục tiêu của từng học kì và cả năm học. Sau đó em sẽ
tính toán xem số điểm em cần đạt cho mỗi bài kiểm tra 45 phút, 15 phút và vấn đáp
là bao nhiêu. Học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn rõ lộ trình theo phân phối
chương trình để chủ động rèn luyện và ôn tập. Bản thân em học sinh đó phải đưa ra
những biện pháp để đạt được những điểm số đó như: tập trung nghe giảng, ghi
chép, làm bài tập, rèn luyện, tham khảo, học nhóm… Nếu một điểm số trong các
bài kiểm tra không đạt mục tiêu đề ra, em phải tìm ra biện pháp để điều chỉnh cho
những bài kiểm tra sau.
2.2.1.2. What sort of language learner are you? (Em thuộc đối tượng
người học nào?)
Lúc này học sinh sẽ phải xác định cho mình phong cách học tập (learning
styles). Các nhà khoa học đã phân tích, có 3 nhóm đối tượng người học theo 3
phong cách học: nhóm Nhìn (Visual learners), nhóm Nghe (Audiotory learners), và
nhóm Vận động (Kinesthetic learners).
 Nhóm Nhìn: là nhóm người học bằng cách đọc và nhìn các hình ảnh
minh họa trực quan. Bởi vì họ thích tự đọc sách hơn là nghe giảng nên

10


họ sẽ dễ nhớ bài học hơn khi ghi chép thật nhiều để đọc lại sau buổi
học.
 Nhóm Nghe: là nhóm người thích học bằng cách nghe và thảo luận. Bởi
vì họ thích nghe giảng hơn đọc sách nên họ sẽ thích đọc hơn nếu được
nghe giáo viên giới thiệu qua những phần hấp dẫn của bài học.

 Nhóm Vận động: là nhóm thích học thông qua các hoạt động cụ thể. Bởi
vì họ thích học bằng những trải nghiệm của chính họ nên họ sẽ thích
nghe giảng và đọc sách hơn nếu họ được thuyết phục rằng bài học đó sẽ
có ích cho một công việc cụ thể mà họ sẽ làm.
(Để hiểu rõ hơn về 3 nhóm đối tượng người học này và phương pháp học hiệu
quả cho từng đối tượng, xem Phụ lục 1)
2.2.1.3. Why do you need or want to learn English? (Tại sao em lại
cần hay muốn học Tiếng Anh?)
Mục đích của câu hỏi này để giúp học sinh phân tích và phân cấp những đòi
hỏi của bản thân các em nhằm cân nhắc, chọn lựa xem đâu là mục tiêu lâu dài, đâu
là mục tiêu ngắn hạn.
Từ câu hỏi này, giáo viên sẽ nhận được từ học sinh vô số câu trả lời khác
nhau. Có những lý do rất cụ thể, mang tính định hướng lâu dài: để đi du học, để xin
được việc làm ở các công ty lớn, công ty nước ngoài, để giao tiếp tốt, để làm công
cụ nâng cao kiến thức…; có những lý do rất thực tế, gần gũi: để xem các chương
trình truyền hình nước ngoài, để nghe các ca khúc tiếng Anh, để đọc sách báo tiếng
Anh…; cũng có những lý do không bắt nguồn từ bản thân các em: vì trong chương
trình phổ thông, môn Tiếng Anh là môn học bắt buộc, vì bố mẹ muốn em học tiếng
Anh… Thậm chí khi đặt ra câu hỏi này, tôi còn nhận được câu trả lời: để hiểu các
nhiệm vụ trên các games online mà các em yêu thích.
Tùy vào mỗi mục đích học mà mỗi em học sinh sẽ đề ra một mục tiêu học tập
cao thấp khác nhau. Dù mục tiêu lớn hay nhỏ, chỉ cần đạt được mục tiêu đó, chứng
tỏ sự nỗ lực của các em đã có kết quả đáng ghi nhận.
11


Ví dụ: Nếu mục đích của học sinh là để đi du học, em cần đưa ra những mục
tiêu cao và khắt khe về điểm số, kỹ năng giao tiếp, và thậm chí cả những chứng chỉ
như IELTS, TOEFL, điều này không hề là quá xa vời bởi ở lứa tuổi trung học phổ
thông, học sinh đã cần định hướng ngành học, những điều kiện tiên quyết này là

cần thiết để học sinh có thể trang bị cho mình trong quá trình chuẩn bị thủ tục xin
học ở các trường học nước ngoài. Trong khi đó, nếu một học sinh khác có lý do đơn
giản là đủ điểm môn Tiếng Anh để không bị khống chế khi xét điểm lên lớp thì mục
tiêu của em này cơ bản là điểm số, mục tiêu của em đưa ra sẽ nhẹ hơn, đó là nắm
được kiến thức cơ bản, vận dụng công thức ngữ pháp và từ vựng để làm bài tập, cải
thiện điểm khi kiểm tra.
2.2.1.4. How do you organize your learning? (Em tổ chức việc học
của mình như thế nào?)
Câu hỏi này khuyến khích học sinh tự tìm cho mình một phương án học tập
khả thi cho mình, cách sắp xếp tài liệu và đồ dùng học tập sao cho thuận tiện và
hiệu quả, cách sử dụng và phân bổ thời gian hợp lý cho việc học ngoại ngữ bằng
cách thiết lập thời gian biểu học tập.
Giáo viên yêu cầu học sinh lập thời gian biểu trong tuần, ghi rõ một cách trung
thực số thời gian mà em đang dành để học môn Tiếng Anh, sau đó tự nhận định
xem mình đã phân bổ thời gian hợp lý chưa. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh lập
một bản thời gian biểu khác theo kế hoạch mà các em dự định sẽ tiến hành trong
thời gian tới sao cho có hiệu quả hơn thời gian biểu hiện tại. Đồng thời, học sinh
cũng cần liệt kê ra những tài liệu hay đồ dùng học tập bổ trợ cho các em trong quá
trình học tiếng, chẳng hạn như: từ điển, bảng động từ bất quy tắc, sách tham khảo,
đĩa nghe, vở ghi chép, bút màu, bút đánh dấu, các trang mạng sinh ngữ… Từ đó,
giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng những đồ dùng này một cách hiệu quả
và khoa học.
Ví dụ: Một học sinh lập ra bảng thời gian biểu học môn Tiếng Anh như sau:
Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4
12


Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7 Chủ nhật


7:00 – 11:00
9:00 – 11:00
11:00 – 13:00
13:00 – 15:00

Học
chính
khóa

Học
chính
khóa

Học
chính
khóa

Học
chính
khóa

Học
chính

khóa

Học
chính
khóa

Luyện
nghe

Làm
bài
đọc

Học
nhóm
luyện nói

15:00 – 17:00
17:00 – 19:00

Làm
Học từ
Làm
Học từ
Làm
Học từ Làm bài
bài tập vựng
bài tập
vựng
bài tập vựng

tập ngữ
ngữ
ngữ
ngữ
pháp
pháp
pháp
pháp
19:00 – 21:00 Luyện
Làm
Luyện
Luyện
nghe
bài đọc
viết
viết
Sau 21:00
Nhìn vào thời gian biểu, có thể nhận thấy học sinh này chú trọng vào việc học
ngữ pháp và từ vựng hơn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là dành ít thời
gian cho việc rèn luyện kỹ năng nói. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách phân bổ
lại thời gian biểu sao cho hợp lý tùy vào khả năng học của mỗi em học sinh. Chẳng
hạn việc học từ vựng nên được rèn luyện hàng ngày, thay vì dành 2 tiếng đồng hồ
mỗi buổi tối thứ 3, 5, 7 để học từ, học sinh có thể giảm xuống 1 tiếng nhưng học tất
cả các buổi trong tuần, hoặc dàn trải ra nhiều thời gian khác trong ngày sẽ hiệu quả
hơn.
2.2.1.5. How are you motivated? (Em được thúc đẩy như thế nào?)
Khi đặt ra câu hỏi này, người giáo viên đã khuyến khích học sinh phát triển
những động lực cho bản thân mình để “giữ lửa” cho niềm đam mê học tập. Những
động cơ mạnh mẽ, tính quyết đoán, lòng nhiệt tình, bền bỉ trong mỗi cá nhân được
xem là những nhân tố quyết định cho việc học ngôn ngữ. Một khi duy trì được

những nhân tố đó của bản thân, bất cứ một người học nào cũng có thể đạt được kết
quả học tập mà họ mong đợi. Xin đưa ra lời trích dẫn từ một em học sinh giỏi ngoại
ngữ 12 tuổi, Cédric: “Écouter les conseils qu'on vous donne, travailler et ne pass

13


se désespérer quand ca ne va pas!” (Hãy lắng nghe những điều mà bạn được
khuyên, cứ học tập đi và đừng nản chí nếu mọi thứ không như bạn mong muốn!”)
Những động cơ để học tiếng có thể xuất phát từ bản thân mỗi học sinh, cũng
có thể là sự tác động tích cực bên ngoài, chẳng hạn như điểm số, điểm cộng của
giáo viên, hay những phần thưởng xứng đáng từ phụ huynh nếu các em đạt kết quả
tốt trong học tập.
Ví dụ: Học sinh viết câu trả lời vào phiếu “Hè này em sẽ được đi du lịch ở
Nha Trang nếu điểm tổng kết môn Tiếng Anh của em tăng từ mức trung bình lên
khá”. Khi viết ra động lực của mình, sức mạnh tinh thần để hoàn thành mục tiêu
của mỗi em cũng sẽ tăng lên đáng kể.
2.2.1.6. What can you do in a self-access centre? (Em có thể làm
được những gì trong góc tự học?)
Đây là phần tự chọn, tùy vào điều kiện học tập của mỗi học sinh, mỗi em sẽ
thích ứng với mỗi điều kiện học cũng như năng lực tự học và khai thác chúng thành
những tiềm năng sẵn có của mình để học tập.
2.2.2. Giai đoạn 2: Rèn luyện kỹ năng
Khi bước vào giai đoạn này, các em cần phải hiểu rằng học ngôn ngữ là để
giao tiếp, dù với mục đích nào đi chăng nữa thì cách đánh giá một người học ngoại
ngữ cũng là thông qua cách giao tiếp của họ, sự thể hiện kỹ năng của họ thông qua
giao tiếp, cách đánh giá trên thang điểm của giáo viên cũng thông qua những tiêu
chí trên.
Để không gây áp lực cho học sinh, người giáo viên cần giúp các em cảm thấy
thoải mái khi bắt tay vào rèn luyện các kỹ năng. Học sinh có thể liên tưởng việc

học ngoại ngữ với cách mình đã học tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ, tức là khuyến khích
học sinh học tiếng theo bản năng. Khi bắt đầu học nói, đứa trẻ được NGHE người
lớn nhắc đi nhắc lại nhiều lần những từ muốn dạy cho chúng, sau đó chúng LẶP
LẠI những từ đó, quen dần, chúng biết NÓI những từ đó trong những tình huống
phù hợp. Khi học tiểu học, thầy cô giáo viết những chữ đầu tiên lên bảng cho học
14


sinh NHÌN, sau nhiều buổi, khi nhìn thấy những chữ ấy, đứa trẻ có thể ĐỌC chúng.
Sau cùng, đứa trẻ VIẾT những chữ cái, rồi đến những từ đơn giản, phức tạp. Lớn
hơn nữa, đứa trẻ học NGỮ PHÁP, tiếp cận cách phân tích cấu trúc câu, cách dùng
từ để viết thành câu, đoạn văn, và cả bài văn. Đó là học theo BẢN NĂNG TIẾP
CẬN NGÔN NGỮ. Các em học sinh của chúng ta khi học ngoại ngữ vẫn theo lối
mòn xưa cũ là học NGỮ PHÁP trước (thường là học các thì), sau đó đến học VIẾT
câu, rồi ĐỌC, bỏ rất ít thời gian ra để NÓI, và hầu như rất ít khi luyện NGHE (trừ
các buổi học nghe trên lớp). Có thể nói các em đang đi ngược lại với bản năng, nên
việc tiếp cần ngôn ngữ của các em gặp không ít trở ngại.
Giai đoạn này, giáo viên cũng đưa ra một phiếu đánh giá yêu cầu học sinh
hoàn thành bằng những ý kiến cảm nhận một cách trung thực của mình:

Stage 2:
Skill training

Skills
Extending

How What
do you do you
feel
know

…?
…?

Step1

Step2

How What How do
well do you
you
are
need
prefer
you
to do
to
doing? next?
learn/
practise
…?
Step3 Step4
Step5

Do you
need to
build up
your
confidence
?


How do
you
organise
…?

Step6

Step7

vocabulary
Dealing with
grammar
Reading
Speaking
Listening
Writing
2.2.2.1. Bước 1: How do you feel…?
Học sinh trung học đã có thể đưa ra những nhìn nhận rõ ràng về những điều
đúng sai trong quá trình học tập của bản thân nhưng lại không hiểu lý do của những
điều này, do đó cũng không biết làm cách nào để tháo gỡ những rắc rối mà mình
15


gặp phải. Mục đích của bước này là giúp học sinh có cơ hội xem xét những thái độ
khác nhau đối với việc dạy và học ngoại ngữ, mà chủ yếu là thái độ của chính bản
thân học sinh đó. Đồng thời học sinh cũng có dịp cân nhắc mối quan hệ mật thiết
giữa thái độ học tập của mình với kết quả của nó.
2.2.2.2. Bước 2: What do you know …?
Mục đích của bước này là cho học sinh kiến thức cơ bản mà các em có thể vận
dụng vào việc học bằng cách cung cấp những thông tin đặc thù để rèn luyện cho

mỗi kỹ năng.
Với một khởi đầu đầy quyết tâm ở Bước 1, học sinh tiếp tục khai thác tiềm
năng của bản thân với câu hỏi “Em biết được gì về….?”
Khi trả lời câu hỏi này, học sinh sẽ phải quan tâm xem:
-

Bằng cách nào để mở rộng vốn từ vựng? Học sinh cần lưu ý rằng khi học từ

vựng, các em không chỉ học nghĩa của từ mà còn phải biết cách phát âm, chính
tả, từ loại, các từ liên quan, từ gia đình (family words), các từ đi kèm, ngữ cảnh
sử dụng, từ đồng nghĩa và trái nghĩa... Tốt nhất học sinh nên học từ theo chủ đề,
không nên quá ôm đồm, theo kinh nghiệm của nhiều người thì ở mức độ học
sinh trung học phổ thông, mỗi ngày các em chỉ cần học từ 3 đến 5 từ một cách
kiên trì từ ngày này qua ngày khác.
Ví dụ: Khi học bài học về chủ đề SPACE CONQUEST (Chinh phục vũ trụ),
học sinh tiếp cận với từ ASTRONAUT, các em cần biết đây là danh từ có nghĩa
tiếng Việt là “nhà du hành vũ trụ”, cách phát âm là /ˈæstrənɔ:t/, từ đồng nghĩa là
“cosmonaut”, một số từ gia đình với nó là astrology, astrological, astronautrical,
astronautics...
- Bằng cách nào để đối phó với ngữ pháp? Khi học ngữ pháp, học sinh cần
chú ý quan sát và hiểu rõ quy luật của các dạng cấu trúc, cần ghi chép cẩn thận
các công thức và các dấu hiệu nhận biết chúng. Bởi ngữ pháp là phần khá cứng
nhắc nên trong lúc học, các em nên học kèm với những ví dụ ngắn gọn, vui nhộn

16


và dễ nhớ. Bên cạnh đó, việc kết hợp với làm bài tập cũng đem lại những hiệu
quả rất rõ rệt giúp các em mau nắm bài.
Ví dụ: Khi muốn nhớ ở thì hiện tại đơn, ngôi thứ 3 số ít, những động từ tận

cùng phải thêm “s” hoặc “es”, để nhớ các trường hợp thêm “es” (O, CH, SH, X,
S, Z) giáo viên thử ghép những chữ cái này thành một hệ thống những chữ bắt
đầu của một câu mà các em thích, chẳng hạn như “O CHanh SHợ Xấu, Sợ Zà”
hoặc “Súng Xả Ông CHẳng SHợ Zì”, thì mọi chuyện đơn giản hơn hẳn.
- Thế nào là kỹ năng đọc? Đây là kỹ năng nhập thông tin (input). Kĩ năng đọc
được chia thành nhiều kỹ năng nhỏ chẳng hạn như scanning, skimming, deal
with new words, reference… (Các bài tập trong sách giáo khoa trung học phổ
thông đã được thiết kế để các em dần dần trải nghiệm những kỹ năng này). Để
học đọc tốt, học sinh cần tìm hiểu chủ đề bài đọc trước và chuẩn bị cho mình
một vốn từ vựng về chủ đề đó trước khi đọc. Kỹ năng đọc đòi hỏi học sinh phải
tư duy bằng Anh ngữ, chính vì vậy, giáo viên không khuyến khích học sinh phải
dịch hết văn bản rồi mới trả lời câu hỏi, tuy nhiên, học sinh cũng cần phải hiểu
nghĩa của ít nhất 65% số từng vựng trong bài thì mới có thể làm tốt bài đọc
được. Một khi học sinh đọc một chủ đề hoàn toàn xa lạ, với vô số những từ mới,
các em sẽ nhanh chóng bị choáng ngợp và nản chí. Tuy nhiên, chương trình học
phổ thông đưa ra những chủ đề khá quen thuộc với các em, điều các em cần là
quan tâm đến vốn từ, chuẩn bị từ vựng về mỗi chủ đề (tất nhiên là không đọc
trước bài đọc làm giảm hiệu quả của mục đích tiết học) để không bị rơi vào tình
trạng hoang mang ngay khi bắt đầu đọc bài.
- Thế nào là kỹ năng nghe? Tương tự như kỹ năng đọc, nghe cũng là kỹ năng
nhập thông tin (input). Đây được xem là kỹ năng khó cải thiện nhất bởi nhiều
yếu tố người học không chủ động kiểm soát được (tiếng địa phương, chất lượng
âm thanh, từ mới, tốc độ bài nghe…). Khi rèn luyện kỹ năng này, học sinh nên
thực hiện thường xuyên và kiên trì, để tránh nhàm chán, các em có thể luyện
nghe bằng cách xem các chương trình giải trí nước ngoài có phụ đề Anh ngữ
hoặc không có phụ đề. Đặc biệt, khi nghe một đoạn văn bản dài, nếu cố gắng nhớ
17


lại xem mình đã nghe những gì và ghi chép lại đầy đủ, các em sẽ bỏ qua phần

tiếp theo của văn bản và rất khó để theo dõi kịp những thông tin còn lại, chính vì
vậy, luyện tốc ký và viết tắt cũng là điều khá bổ ích khi làm bài tập nghe.
Ví dụ: Khi nghe câu: “Vietnam ranks second only to China for growth in the
number of telephone subscribers. (Tiếng Anh 11, Unit 9, C. Listening, trang
105), học sinh chỉ cần ghi nhanh là: “VN rank 2nd < CN 4 gro in No! of tele sub,
ʘ 30 ctrs in world hav > 2mls tele sub.” Khi nghe hết toàn bộ văn bản và có thời
gian, học sinh sẽ điều chỉnh và sàng lọc thông tin sao cho phù hợp với yêu cầu đề
bài.
- Thế nào là kỹ năng nói? Đây là kỹ năng xuất thông tin (output). Khó khăn
lớn nhất của giáo viên khi hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng này một phần
do yếu tố tâm lý của lứa tuổi, nhiều em rất ngại phát biểu ý tưởng trước đám
đông, thậm chí bằng tiếng Việt, điều này đòi hỏi ở người giáo viên một sự cởi
mở, tế nhị và gần gũi, giúp các em vượt qua mặc cảm tự ti để mạnh dạn phát
triển ý tưởng. Để rèn luyện tốt kỹ năng này, học sinh cần xác định phát ngôn
bằng suy nghĩ Anh ngữ chứ không phải là dịch ý tưởng tiếng Việt sang tiếng
Anh, do đó các em cần trang bị cho mình vốn từ (bằng phương pháp đọc) về các
chủ đề cần nói, lập dàn ý trước khi nói và luyện tập thường xuyên theo cặp đôi
hoặc theo nhóm, hoặc tham gia các câu lạc bộ Anh ngữ để có thể bạn bè có thể
giúp đánh giá kỹ năng của mình. Luyện phát âm và ngữ điệu (bằng phương pháp
nghe) cũng là điều học sinh cần hoàn thiện để bổ trợ cho việc học nói. Khi rèn
luyện kỹ năng này, học sinh nên xác định điều quan trọng là ý tưởng và lối diễn
đạt chứ không nên đè nặng tâm lý lên vấn đề ngữ pháp.
Ví dụ: Cùng một câu nói “You’re intelligent.” nhưng người Anh lại diễn tả
thái độ khác nhau tùy vào ngữ điệu. Nếu phát ngôn trên được hạ giọng ở cuối
câu, nghĩa là người nói đang khen ngợi: “Bạn thông minh đấy!”. Ngược lại, nếu
phát ngôn trên được lên giọng ở cuối câu thì rõ ràng đây là một lời mỉa mai:
“Bạn khôn gớm nhỉ!”. Do đó, học sinh cần chú ý đến ngữ điệu, một yếu tố vô
cùng quan trọng của tiếng Anh.
18



-

Thế nào là kỹ năng viết? Đây cũng là một kỹ năng xuất thông tin (output),

nhưng không giống như kỹ năng nói, khi viết, học sinh có nhiều thời gian để trau
chuốt câu chữ hơn nên có thể tự luyện tập hàng ngày ở nhà. Việc chăm chỉ luyện
đọc cũng giúp các em có thêm vốn từ vựng và mẫu câu hay cho việc luyện viết.
Ngoài ra, tập viết nhật ký bằng tiếng Anh cũng là một cách hay giúp các em cải
thiện kỹ năng của mình.
(Tìm hiểu thêm thông tin tại: )
2.2.2.3. Bước 3: How well are you doing?
Bước này rèn luyện cho học sinh cách đánh giá khả năng của mình trong quá
trình học tiếng.
Khi học sinh nắm được những khái niệm, cách thức và yêu cầu đối với mỗi kỹ
năng ngôn ngữ, các em sẽ tiến hành thẩm định lại khả năng sử dụng ngôn ngữ của
mình. Nghĩa là các em xác định xem thế mạnh của mình là kỹ năng nào, em có thể
làm tốt đến đâu, và đâu là điểm yếu cần phải khắc phục.
Ví dụ: một em học sinh nhận định khả năng nghe của mình là nghe và hiểu
một số ca khúc tiếng Anh với tiết tấu chậm, nhưng không hát theo được vì khả năng
phát âm kém.
2.2.2.4. Bước 4: What do you need to do next?
Bước này khuyến khích học sinh thiết lập những mục tiêu ngắn hạn để dần
dần tiến đến mục đích cuối cùng của quá trình rèn luyện mà các em mong đợi trong
cả năm học. Điều này đòi hỏi học sinh phải tính toán hài hòa sao cho mục tiêu
không vượt quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của mình. Tối nhất các em nên
ghi chép những việc mình cần làm và rà soát lại những công việc đó xem đã hợp lý
chưa. Chẳng hạn, một em học sinh có học lực yếu không nên đặt ra mục tiêu quá
cao là trở thành học sinh giỏi ngay cuối năm học, bởi việc lấp đầy kiến thức vào
những “lỗ hổng” không phải là điều có thể thực hiện được trong thời gian ngắn.

19


Ví dụ: Một em học sinh đưa ra mục tiêu là cuối năm học đạt điểm khá môn
Tiếng Anh (ít nhất trung bình môn đạt 6.5), vậy em có thể lập ra một bảng mục tiêu
như sau:
Bài kiểm tra 45 phút: 5.0, 7.0
Học kì I: 6.0

bài kiểm tra 15 phút: 5.0, 6.0, 7.0, 8.0
Bài kiểm tra miệng: 8.0

Cả năm: 6.5

Bài kiểm tra 45 phút: 7.0, 8.0
Học kì II: 7.0

Bài kiểm tra 15 phút: 6.0, 7.0, 8.0, 9.0
Bài kiểm tra miệng: 8.0

2.2.2.5. Bước 5: How do you prefer to learn/ practise …?
Mục đích của bước này là hướng dẫn học sinh cân nhắc tiềm năng của hàng
loạt những chiến lược mà các em đã đề ra để xác định xem đâu là chiến lược phù
hợp nhất đối với mình.
Dựa vào kiểu học, thế mạnh, điểm yếu, điều kiện học tập, mục tiêu mà học
sinh đã xác định ở các giai đoạn trước, lúc này mỗi em có thể dễ dàng chọn cho
mình một chiến lược phù hợp, thuận tiện cho mình để có thể học tốt môn Tiếng
Anh.
2.2.2.6. Bước 6: Do you need to build up your confidence?
Mục đích của bước này là nâng cao sự tự tin của học sinh để các em có thể

được trang bị đầy đủ để có thể ứng phó với những tình huống đòi hỏi sự trải
nghiệm. Để làm được điều này không phải đơn giản bởi mỗi em học sinh có một
các tính khác nhau. Cách tốt nhất để giúp các em xây dựng sự tự tin cho bản thân là
đọc sách để nâng cao kiên thức, học từ vựng để tăng cường vốn liếng giúp sử dụng
từ một cách linh hoạt, lắng nghe để cải thiện lỗi phát âm, học theo nhóm bạn để dễ
dàng chia sẻ và đánh giá. Vai trò của người giáo viên lúc này rất quan trọng, đó là
hỗ trợ các em, không chăm chăm vào những lỗi sai để khiển trách mà cần khuyến
khích và có những lời ngợi khen đúng lúc.
2.2.2.7. Bước 7: How do you organise …?
20


Mục đích của bước này là giúp học sinh có khả năng thiết lập nhiều cách khác
nhau để sắp xếp việc học và chọn lựa cách mà các em thích. Đây là bước cuối cùng
của giai đoạn hai, sau khi học sinh đã nắm khá rõ về năng lực, sở trường, điều kiện
thuận lợi và bất lợi trong quá trình học tiếng của bản thân mình. Việc của các em
lúc này là sắp xếp lại những gì mình đã lựa chọn, thu thập được một cách hợp lý và
khoa học.
2.3.Chiến lược thứ ba: Đánh giá năng lực học tiếng
Sau nửa học kỳ, học sinh có thể tiến hành chiến lược thứ hai này để đánh giá
lại năng lực học tiếng của mình để có thể điều chỉnh các phương pháp học cho hợp
lý.
“Bảng tự đánh giá” sau đây giúp học sinh tự khám phá năng lực sử dụng
tiếng của mình sau một quá trình học tập:
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT MÌNH ĐÃ HỌC ĐƯỢC ĐẾN ĐÂU?
Nhìn vào bảng sau, dưới mỗi kỹ năng, em sẽ thấy những con số từ 1 đến 5.
Khoanh tròn con số ám chỉ mức độ mà em cần mình hoàn thiện nhất.
1 là mức độ cao nhất mà em có thể đạt được.
5 nghĩa là ở chủ điểm này, em thấy khó cải thiện nhất.

2, 3, 4 là các mức độ giữa 1 và 5.
Ngữ pháp
1

Từ vựng
1

Nghe
1

Nói
1

Đọc
1

Viết
1

Ngữ âm
1

2

2

2

2


2

2

2

3

3

3

3

3

3

3

4

4

4

4

4


4

4

5

5

5

5

5

5

5

Bây giờ, em hãy viết ra một danh sách thứ tự ưu tiên các kỹ năng mà em cần
hoàn thiện nhất.
21


(Ví dụ: Nếu em nghĩ mở rộng vốn từ vựng là điều em cần cải thiện nhất, đó sẽ
là ưu tiên số 1)
1
2
3
4
5

6
7
Bây giờ, hãy suy nghĩ về việc em cần bao nhiêu thời gian để cải thiện những
điều trên. Hãy trung thực, đừng nói em sẽ bỏ ra 8 tiếng mỗi ngày để học nhưng trên
thực tế em chỉ dùng có 4 tiếng.
Tiếp theo, hãy đặt ra cho mình một mục tiêu, hoặc chia mục tiêu đó ra thành
hai hoặc ba mục tiêu nhỏ.
Cuối cùng, em hãy nhờ thầy cô giáo xem bản chiến lược của mình và giúp em
lên kế hoạch xem mình phải làm gì để cải thiện khả năng của mình. Ghi chép lại
những lời khuyên mà em nhận được, bắt tay ngay vào thực hiện.
Sau 4 tuần, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh lập một BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ mới
và so sánh với bản ban đầu để xem sự khác và giống nhau. Điều này giúp học sinh
đánh giá xem mình đã đi đúng hướng hay chưa, và các em có thể nhìn thấy ngay
những mặt tiến bộ của mình, những thành quả đó cũng là động lực để các em tiếp
tục phấn đấu cho đến cuối năm học và cả trong suốt một quá trình lâu dài về sau
của việc nghiên cứu ngôn ngữ.
3. Hiệu quả
Tôi đã áp dụng những phương pháp trên cho các em học sinh lớp 11A5, một
trong ba lớp trong khối lớp 11 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy (11A10, 11A5 và
11A7) tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi. Ở đầu năm học, lớp 11A7 và
11A5 có đối tượng học sinh khá đều nhau về chất lượng đầu vào, có xuất phát điểm
khá thấp, đa phần là học sinh ở mức độ trung bình yếu. Riêng lớp 11A10, do từ đầu
là lớp chọn nên chất lượng đầu vào cao hơn cũng như số lượng học sinh khá môn
22


Tiếng Anh nhiều hơn.(cho nên tôi xin không đưa vào bảng so sánh đối với 2 lớp
còn lại).
Tôi tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình theo từng giai đoạn
và theo dõi các em học sinh trong lớp 11A5 trong suốt Học kì I. Sau khi kết thúc

học kì I, tôi so sánh với lớp11A7 (không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm) và nhận
được kết quả như sau:
Lớp
Tiêu chí đánh giá
Thái độ học tập tích cực, sôi nổi
Cảm thấy tiết học Tiếng Anh thoải mái, ít áp
lực, tạo hứng thú
Cảm thấy hài lòng về điểm số sau mỗi bài
kiểm tra
Tiến bộ về vốn từ vựng
Tiến bộ về mặt ngữ pháp
Tiến bộ về kỹ năng nghe
Tiến bộ về kỹ năng nói
Tiến bộ về kỹ năng đọc
Tiến bộ về kỹ năng viết
Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi
Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá
Tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình
Tỷ lệ học sinh đạt điểm yếu
Tỷ lệ học sinh đạt điểm kém

11A5

11A7

(40 học sinh)
38%

(45 học sinh)
65%


51%

80%

35%

71%

20%
66%
20%
24%
59%
28%
2.5%
15%
32.5%
45%
5%

52%
77%
55%
61%
68%
61%
0%
8.9%
26.7%

60%
4.4%

(Số liệu trên lấy từ kết quả phiếu điều tra ở Phụ lục 3 và bảng thống kê từ văn phòng trường THPT Nguyễn Trãi)

Sau khi so sánh các số liệu trên, tôi nhận thấy các em học sinh lớp 11A5 có sự
tiến bộ nhanh hơn so với lớp còn lại, và thái độ học tập của các em cũng tích cực
hơn. Kết quả trung bình môn cuối học kỳ cũng thể hiện rõ rệt điều này. Tuy kết quả
học tập của các em chưa thật cao, nhưng đã chứng minh được sự cố gắng của các
em đã có những phản hồi tích cực và đem lại tự tin cũng như động lực cho các em
trong học kỳ tới.
23


III.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Ý nghĩa của đề tài:
Nhà vô địch Marathon người Nhật Bản Keizo Yamada đã viết trong cuốn tự
truyện của mình như sau: "Trước mỗi cuộc đua, tôi đi kiểm tra lộ trình chạy một
cách cẩn thận. Tôi chia nó thành từng chặng nhỏ và ghi nhớ những dấu hiệu bên
đường như: chặng đầu kết thúc tại ngân hàng, chặng hai là cái cây, chặng ba là
ngôi nhà màu đỏ,… cứ thế cho đến đích. Ngay sau khi xuất phát, tôi chạy hết sức
mình đến đích đầu tiên là ngân hàng. Sau đó, tôi lại chạy hết sức đến đích thứ 2 là
cái cây. Tôi chia toàn bộ cuộc đua thành những chặng nhỏ và dễ dàng kết thúc nó.
Khi tôi mới đầu sự nghiệp vận động viên Marathon, tôi luôn đặt mục tiêu là toàn
bộ 40 km của cuộc đua và chỉ sau 10 km, tôi đã muốn bỏ cuộc vì cảm thấy mục tiêu
vẫn còn quá xa." (Xem phụ lục 2)
Quả đúng như vậy, trong bất cứ việc gì, để gặt hái những thành công rực

rỡ, ĐẶT MỤC TIÊU là chưa đủ, chúng ta còn cần có CHIẾN LƯỢC và KẾ
HOẠCH HÀNH ĐỘNG cụ thể.
Việc học ngoại ngữ không phải là chuyện một sớm một chiều, cũng không chỉ
đơn thuần là một môn học trong trường phổ thông, mà đó còn là một quá trình lâu
dài bền bỉ trong suốt cuộc đời. Cho nên,việc lập chiến lược cho quá trình học ngôn
ngữ giúp cho học sinh nhìn thấy rõ mục tiêu cần đạt được và vạch ra cho mình con
đường rõ ràng để đi đến mục tiêu ấy. Những chặng đường nhỏ, vững chãi và nối
tiếp sẽ khiến các em thêm hứng thú vào việc học và cảm thấy đích đến ngày một
gần hơn. Từ đó, thái độ học tập của học sinh đối với môn học cũng trở nên tích cực
và sáng tạo hơn.
Việc hướng dẫn cho học sinh xây dựng chiến lược học tập cũng chính là chiến
lược của thầy cô giáo. Việc theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong suốt năm học
được chia thành nhiều chặng nhỏ cũng giúp cho giáo viên dễ dàng quản lý, cân
nhắc công tác giảng dạy quả mình, bên cạnh đó, kịp thời điều chỉnh những phương
pháp giảng dạy của mình trên từng giai đoạn.
24


2. Những bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy vai trò của
người giáo viên trong quá trình định hướng học tập cho học sinh là vô cùng quan
trọng. Sự gần gũi và tạo niềm tin cho các em cũng đem lại nhiều thuận lợi cho việc
tiến hành sáng kiến.
Bản sáng kiến kinh nghiệm này thực chất chưa đi hết quá trình của nó bởi
chặng đường mà các em cần trải qua để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp bằng Anh
ngữ, thứ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình, vẫn còn rất dài ở phía trước.
Nhưng khoảng thời gian theo dõi hướng dẫn các em trong suốt hơn một học kỳ
không chỉ đem lại cho bản thân tôi một kết quả khả quan, mà qua tiếp xúc gần gũi
với các em, tôi còn học được nhiều điều về mối quan tâm, nhận thức, nguyện vọng
của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Đó là những thông tin quý giá mà tôi có

thể gặt hái được ngoài sức mong đợi.
3. Kiến nghị, đề xuất
Đối với tổ chuyên môn:
- Tổ chức báo cáo chuyên đề về đề tài tôi vừa nêu trên.
- Tiến hành nhân rộng áp dụng triển khai tại nhiều lớp vào đầu năm học tới.
Đối với nhà trường:
- Tổ chức các buổi học ngoại khóa sử dụng tiếng Anh.
- Tổ chức các buổi tham luận cho giáo viên và học sinh về các phương pháp
nâng cao chất lượng học tập.
- Thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh để các em có thêm điều kiện thực hành
tiếng và môi trường giao tiếp.

25


×