Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 cơ bản THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.51 KB, 16 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh học là một môn học giúp học sinh có những hiểu biết khoa học về
thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng
tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống, vì vậy môn Sinh học trong trường phổ thông có khả năng tích
hợp rất nhiều nội dung trong dạy học, trong đó việc tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy học. Trong chương
trình Sinh học 11 cơ bản, học sinh được nghiên cứu tìm hiểu về các quá trình
sinh lí ở cơ thể thực vật và động vật. Các quá trình đó có liên quan trực tiếp đến
mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, qua đó giáo viên có thể vừa thông qua
cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp với lồng ghép giáo dục bảo vệ
môi trường.
Bảo vệ môi trường hiện là một trong những mối quan tâm mang tính toàn
cầu. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân
tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi
trường và thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.
Là giáo viên Sinh học, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em
học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước qua các tiết dạy là một yêu cầu
không thể thiếu trong quá trình dạy học, phải giáo dục như thế nào mới có hệ
thống và hiệu quả. Vì vậy, từ những kinh nghiệm được đút rút từ quá trình
nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy của bản thân. Tôi mạnh dạn đưa ra sáng
kiến kinh nghiệm mang tên “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy
học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 cơ bản
THPT”.
Với sáng kiến này tôi chỉ mong muốn giúp học sinh hình thành bồi
dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tôn trọng thiên nhiên, tôn
trọng di sản văn hóa, xây dựng tính thân thiện với môi trường, hình thành thói
quen và kĩ năng bảo vệ môi trường.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài
1




- Về nội dung kiến thức: Đề tài nghiên cứu bám sát nội dung có trong
Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, chương trình môn Sinh học 11
cơ bản, nội dung đề tài xoay quanh vấn đề mà đề tài đã đặt ra là: “Tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy nội dung Chuyển hóa vật chất và năng
lượng Sinh học 11 cơ bản THPT”.
- Về đối tượng: Học sinh lớp 11 trường THPT Minh Hoá.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
giảng dạy nội dung Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 cơ bản
THPT.
* Về phía giáo viên
Hiện nay đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế là do một trong các
lý do sau:
- Không căn chuẩn thời gian các phần.
- Phần liên hệ được coi là phần phụ.
- Giáo viên ít có kiến thức thực tế.
Thường ở thông tin này giáo viên bỏ qua vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc
chưa có kiến thức thực tế sinh động nên học sinh chưa ý thức được sự nghiêm
trọng của ô nhiễm môi trường.
Theo cấu trúc chương trình Sách giáo khoa Sinh học nói chung và Sinh
học 11 nói riêng, phần có liên quan tới môi trường thường đưa vào mục cuối của
bài nên người giáo viên hay chú tâm vào những nội dung chính của bài, nếu còn
thời gian mới liên hệ đến phần cuối hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo Sách giáo khoa
học sinh sẽ cảm thấy chán học vì học sinh hiện nay có rất ít kiến thức thực tế:
Sách giáo khoa nói những gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung
cấp thông tin. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em
chưa đạt được hiệu quả cao.


2


Từ những lý do đó mà giáo viên chưa nâng cao được ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh. Vậy chúng ta cần phải tìm ra biện pháp để khắc phục vấn
đề này.
* Về phía học sinh
Thực trạng học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết
mức độ ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.
Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.
Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi, bẻ cây, bẻ
cành và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường ....
Hiện nay đa số học sinh THPT Minh Hoá chưa có kỹ năng thu nhận thông
tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ thực tế làm vốn kiến thức để vận
dụng kiến thức thực tế vào bài học. Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của học
sinh là chưa cao.
Đó chính là lí do thúc đẩy tôi tìm ra biện pháp khắc phục vấn đề này.
2.2. Các giải pháp
* Biện pháp chung
- Biện pháp 1: Giáo viên có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh ngay trong các hoạt động dạy của mình
Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường được đặt
ở cuối mỗi bài nên chiếm một nội dung rất nhỏ trong bài, tuy nhiên người giáo
viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà dễ bỏ qua. Cần đưa vào mục tiêu
giáo dục của bài. Giáo viên dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói dựa trên hiểu biết
của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho điểm đối với học sinh đưa ra
những thông tin đúng ngoài Sách giáo khoa. Thông qua quá trình dạy học của
giáo viên, bằng các biện pháp như hỏi đáp, đưa ra ví dụ minh họa hoặc sử dụng
bài tập về nhà, bài đọc thêm….Kiến thức giáo dục môi trường đã được đưa vào

một cách hợp lí.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 7 Quang hợp ở thực vật, giáo viên kiểm tra
học sinh bằng những câu hỏi: Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh? Vì sao
3


chúng ta phải bảo vệ Rừng? Hãy nêu vai trò của cây xanh đối với môi trường và
các sinh vật khác. Từ đó, tích hợp giáo dục môi trường vào bài học.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 17: Hô hấp ở động vật, giáo viên có thể sưu
tầm bài đọc thêm về tình hình ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến đời
sống con người và các loài động vật hiện nay.
- Biện pháp 2: Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan
tới môi trường
Để giảng dạy kiến thức có liên quan đến môi trường, giáo viên cần tích
hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường với kiến
thức môn học thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối
liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Vì vậy kiến thức giáo dục
bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào lúc nào cũng được, mà phải căn cứ
vào nội dung của bài học có liên quan với vẫn đề môi trường mới có thể tìm chỗ
thích hợp để đưa vào. Đối với môn Sinh học có thể áp dụng hai dạng khác nhau:
+ Dạng lồng ghép: Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
đã có trong chương trình sách giáo khoa và trở thành một phần kiến thức môn
học. Trong sách giáo khoa Sinh học 11 Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng
lượng, nội dung giáo dục môi trường có thể chiếm một phần hoặc cả bài học.
Cụ thể một số bài có thể lồng ghép giáo dục môi trường
Tên bài
Bài 4: Vai

Nội dung bài học
Cả bài


Nội dung giáo dục môi trường
Bón phân cho cây trồng không hợp lí, dư

trò của các

thừa, gây ô nhiễm nông sản, ảnh hưởng xấu

nguyên tố

đến môi trường đất, nước, không khí, đến sức

khoáng

khỏe của con người và động vật, giảm năng
suất cây trồng.

Bài 6: Dinh

V. Phân bón với Thói quen sử dụng phân bón dựa trên cơ sở

dưỡng nitơ

năng

suất

ở thực vật

trồng




cây khoa học, tránh lãng phí, thất thoát.
môi Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên

trường
4


đất, nước, không khí.
Bài 8:

I. Khái quát về Điều hòa không khí (hấp thụ CO2, giải phóng

Quang hợp

quang hợp ở thực O2) góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính

ở thực vật

vật

Chuyển hóa năng lượng, tạo nguồn hữu cơ
cung cấp cho toàn bộ sinh giới, góp phần giữ
cân bằng sinh thái.
Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, và khai thác tài
nguyên rừng một cách hợp lí, tránh nguy cơ
cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi sinh.


Bài 11:

II.

Quang hợp

suất

Tăng

năng Cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí,

cây

trồng tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa

và năng suất thông qua sự điều năng lượng tốt, góp phần bảo vệ môi trường.
cây trồng

khiển quang hợp

Bài 12: Hô

IV.2. Mối quan Hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi

hấp

hệ giữa hô hấp và trường: O2, nước, nhiệt độ, CO2…. Nồng độ
môi trường


CO2 trong môi trường cao ức chế hô hấp.
Bảo vệ môi trường để cây xanh hô hấp tốt.

+ Dạng liên hệ: Ở dạng này các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
không được đưa vào chương trình sách giáo khoa một cách rõ ràng, nếu chỉ nhìn
bề ngoài thì chưa thấy có nội dung gì giữa giáo dục môi trường và bài học Sinh
học. Nhưng thực tế, nhiều nội dung Sinh học ít nhiều có liên quan đến giáo dục
môi trường. Bởi vậy, tích hợp kiểu liên hệ là bổ sung những kiến thức giáo dục
môi trường có liên quan đến kiến thức trong bài Sinh học. Hình thức và mức độ
bổ sung kiến thức giáo dục môi trường cũng khá đa dạng.
Cụ thể về một số bài trong chương có sự liên hệ giáo dục môi trường
Tên bài

Nội dung bài học

Nội dung giáo dục môi trường

Bài 1: Sự hấp I.1. Hình thái của Vai trò của nước đối với đời sống thực vật.
thụ nước và

rễ

Ô nhiễm môi trường đất và nước, gây tổn

muối khoáng
5


ở rễ


2. Rễ cây phát thương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến sự
triển nhanh qua hút nước và khoáng của thực vật.
bề mặt hấp thụ

Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước
Chăm sóc, tưới nước và bón phân hợp lí.

Bài 2: Vận

Cả bài

Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh (không

chuyển các

chặt phá, bẻ cành, ngắt ngọn…) làm ảnh

chất trong

hưởng đến quá trình vận chuyển vật chất

cây

trong cây, mất mĩ quan, cây dễ bị nhiễm nấm
và sâu bệnh.

Bài 3: Thoát

III. Các tác nhân Nước có vai trò sống còn đối với đời sống


hơi nước

ảnh hưởng đến thực vật.
quá trình thoát Khi thoát hơi nước, khí khổng mở, CO
2
hơi nước
khuếch tán vào bên trong cung cấp nguyên
liệu cho quang hợp, giảm nhiệt độ môi
trường xung quanh, tăng độ ẩm không khí…
Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng,
trồng cây ở vườn trường, nơi công cộng.
Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên
nước.

Bài 7: Thực

Cả bài

Trồng cây trong dung dịch: Có thể trồng rau

hành Thoát

sạch. Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa

hơi nước và

học không hợp lí.

vai trò phân


Trồng cây trong chậu: Tiết kiệm đất, làm đẹp

bón

cảnh quan môi trường.

Bài 10: Ảnh

Cả bài

Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ

hưởng của

với môi trường. Môi trường ô nhiễm gây ức

các nhân tố

chế quang hợp.

ngoại cảnh

Chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho
6


đến quang

quang hợp (sử dụng ánh sáng nhân tạo cho


hợp

cây quang hợp).

Bài 15-16:

Cả bài

Động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật là

Tiêu hóa ở

các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn,

động vật

đảm bảo dòng tuần hoàn vật chất và năng
lượng, sự cân bằng sinh thái, sự phát triển
bền vững.
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, thực vật và
môi trường sống của chúng. Đặc biệt là động
vật hoang dã quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh
học.

Bài 17: Hô

I. Hô hấp là gì?

Giữ cho môi trường sống trong lành. Không


hấp ở động

ô nhiễm để quá trình hô hấp ở động vật và

vật

con người diễn ra thuận lợi.
Trồng nhiều cây xanh, thường xuyên vệ
sinh, làm sạch môi trường, bảo vệ rừng.
- Biện pháp 3: Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò

chơi.
Để thay đổi hình thức dạy - học cho học sinh đỡ nhàm chán thì ta có thể
sử dụng phương pháp này:
Ví dụ Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật - Sinh học 11; Ở mục V. Phân
bón với năng suất cây trồng và môi trường. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ
về chuẩn bị các tình huống (mỗi tổ 1 tình huống về sử dụng phân bón) sau đó
các tổ đưa ra tình huống sử dụng phân bón và yêu cầu tổ khác giải quyết tình
huống đó - xem sử dụng như thế đã hợp lý chưa, giải thích....Từ đó lồng ghép
giáo dục ý thức sử dụng phân bón dựa trên cơ sở khoa học, tránh lãng phí, thất
thoát; Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước, không khí…
- Biện pháp 4: Tổ chức ngoại khoá

7


Huyện Minh Hoá thuộc vùng có hệ sinh thái đa dạng, trong những năm
gần đây dưới sự tác động của con người môi trường tại đây có nhiều thay đổi cả
tích cực và tiêu cực. Vì vậy tổ chức ngoại khoá cho cho học sinh đi đến những
nơi có thay đổi tích cực, tiêu cực là một dịp để các em nắm chắc nội dung bài

học, từ đó tìm ra phương pháp bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai.
* Biện pháp cụ thể: Xác định phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới
môi trường.
- Đối với học sinh THPT, cần giáo dục ý thức quan tâm đến môi trường,
trang bị cho các em những hiểu biết và kĩ năng cần thiết để các em có khả năng
xử lý một số vấn đề môi trường cụ thể.
- Việc lựa chọn phương pháp để giáo dục bảo vệ môi trường một mặt phụ
thuộc vào môn học, mặt khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường.
Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực dưới đây có thể sử dụng trong
tích hợp giáo dục môi trường qua dạy học Sinh học tại trường THPT Minh Hóa:
+ Phương pháp thuyết trình: Trong dạy học tích hợp giáo dục môi trường,
thuyết trình có thể sử dụng một cách hiệu quả trong trường hợp giáo viên giải
thích những khái niệm trừu tượng… Từ đó, học sinh có thể thấy sự lo lắng của
cá nhân loại đến những tác hại mà thiên nhiên mang lại cho con người; học sinh
có thể thấy được sự bình yên khi được sống trong môi trường trong lành do
thiên nhiên mang lại; học sinh có thể đồng cảm lên án những hành động tàn phá
rừng, buôn bán, săn bắt những động vật quý hiếm..
+ Phương pháp vấn đáp: Giáo viên sẽ đặt ra những câu hỏi, học sinh trả
lời hoặc tranh luận với nhau, tranh luận với giáo viên. Thông qua đó, học sinh
lĩnh hội được những kiến thức của bài và kiến thức thực tiễn liên quan đến bài
học. Trong đó vấn đáp tái hiện và vấn đáp tìm tòi là hai phương pháp sử dụng
nhiều nhất và có hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
Ví dụ khi dạy bài 7: Quang hợp ở thực vật giáo viên có thể đặt câu hỏi: Vì
sao nói cây xanh có thể coi là nhà máy lọc không khí cho khí quyển? Để trả lời
câu hỏi trên, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi về quang hợp mà học sinh đã
8


học: “ Nguyên liệu của quá trình quang hợp là gì?” câu trả lời trong đó có O 2; “
Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì?”. Câu trả lời trong đó có CO2.

+ Phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề: Là phương pháp dạy học
dựa trên việc đặt hoặc phát hiện tình huống có vấn đề, lập kế hoạch, giải quyết
vấn đề và đặt ra vấn đề mới. Qua đó, học sinh không những tự lực lĩnh hội kiến
thức mới mà còn học được cách nhận ra vấn đề, cách tìm giải pháp, giải quyết
vấn đề. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể tiến hành phương pháp này ở
các mức độ khác nhau:
(1) Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, học sinh thực hiện
giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm
việc của học sinh
(2) Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề
và thực hiện cách đó với sự trợ giúp của giáo viên. Cả giáo viên cùng học sinh
đều đánh giá.
(3) Giáo viên cung cấp thông tin để tạo tình huống có vấn đề. Học sinh
dựa vào thông tin đó để phát hiện ra vấn đề, tự lực đề xuất giả thiết và cách giải
quyết vấn đề, thực hiện giải quyết vấn đề và đánh giá cùng với giáo viên.
Ví dụ: khi dạy bài 7 Quang hợp ở thực vật, giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Nhờ đâu mà hàm lượng khí O 2 Và CO2 trong không khí được ổn định? HS trả
lời: Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Giáo viên đặt vấn đề: Hiện nay, ở
thành phố dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, đất chật, người đông,
nhiều ngôi nhà cao tầng và các đô thị được xây dựng. Vì vậy diện tích dành cho
cây xanh ngày được thu hẹp. Vậy hàm lượng khí CO 2 và O2 sẽ như thế nào? GV
đặt câu hỏi gợi mở để học sinh suy nghĩ trả lời: Vậy chúng ta cần làm gì để cho
bầu không khí ở thành phố trong lành hơn?. Từ đó học sinh giải quyết được vấn
đề cần phải bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh, để bảo vệ bầu không khí trong
lành.

9


+ Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Giáo viên chia lớp thành

những nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm có 4-6 em học sinh, mỗi nhóm được giao một
nhiệm vụ học tập và mỗi thành viên trong nhóm phải tham gia vào việc hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Ví dụ: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ gồm 4-6 thành viên, yêu
cầu các em hợp tác với nhau, thu thập thông tin về ý thức bảo vệ cây xanh, bảo
vệ môi trường sống ở vườn trường và nơi công cộng. Chụp ảnh và làm bản thu
hoạch để lồng ghép và liên hệ vào các bài có tích hợp giáo dục môi trường.
+ Phương pháp thí nghiệm: Phương pháp này dùng trong giáo dục môi
trường để minh họa cho kiến thức đã học hoặc để dạy kiến thức mới, hoặc để
tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó. Đối với thí nghiệm đòi hỏi phải tiến
hành trong thời gian dài thì giáo viên hướng dẫn học sinh làm ở nhà và trình bày
kết quả tại lớp.
Ví dụ khi dạy bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến Quang
hợp giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị thí nghiệm trước ở nhà. Mỗi học sinh
trồng cây trong phòng và sử dụng ánh sáng bóng đèn. Theo dõi trong thời gian 3
– 4 tuần và đưa ra nhận xét. Từ đó liên hệ thực tế giúp học sinh biết cách chủ
động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp (sử dụng ánh sáng nhân tạo
cho cây quang hợp).
+ Phương pháp đóng vai: Với phương pháp này cho phép học sinh thể
hiện hành động quan điểm, đưa ra quyết định về một vấn đề thực tiễn liên quan
đến bài học ngay tại lớp dựa trên việc đóng giả làm các nhân vật có thật trong
đời sống. Góp phần giúp học sinh trải nghiệm việc thực hiện các hành động bảo
vệ môi trường, từ đó hình thành ý thức, thái độ và hành vi của học sinh về môi
trường.
Đóng vai có thể dựa trên kịch bản và phân vai do giáo viên chuẩn bị hoặc
cũng có thể giáo viên đưa ra những tình huống giải quyết, học sinh chuẩn bị
phương án giải quyết theo tình huống của các em. Trong đóng vai, mỗi vai 10


nhân vật có thể do một em đảm nhận, nhưng cũng có thể chia lớp thành một số

nhóm nhỏ, mỗi nhóm đại diện cho một vai, một nhân vật nào đó.
Ví dụ khi dạy mục III. Bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng. Khi đưa ra
nhận xét về liều lượng phân bón hợp lí để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất
mà không gây ô nhiễm môi trường. Giáo viên có thể phân cho học sinh đóng
những vai như sau:
Người nông dân 1: trồng cây ăn quả và bón phân cây trồng một cách hợp
lí.
Người nông dân 2: Trồng cây ăn quả và bón phân cây trồng thiếu liều
lượng.
Người nông dân 3: Trồng cây ăn quả và bón phân cây trồng vượt quá liều
lượng cho phép.
Cán bộ nông nghiệp: Tư vấn và hướng dẫn giúp người nông dân bón
phân với liều lượng một cách hợp lí để bảo vệ môi trường và tăng năng suất cây
trồng.
Cả lớp theo dõi tình huống và cách xử lí trong từng trường hợp. Nhận xét
cách giải quyết của cán bộ nông nghiệp. Cuối cùng đưa ra nhận xét và rút kinh
nghiệm trong quá trình bón phân với liều lượng hợp lí cho câu trồng để đảm bảo
cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm môi trường.
+ Phương pháp giao cho học sinh các bài tập làm ở nhà: Giáo viên giao
cho học sinh những nhiệm vụ học tập cụ thể có liên quan đến bài học trên lớp.
Bài tập này có thể là bài tập lí thuyết, cũng có thể là bài tập thực hành. Từ đó,
giúp học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Ví dụ 1: Sau khi học bài 2. Vận chuyển các chất trong cây, Sinh học 11,
Giáo viên có thể giao bài tập về nhà. Thí nghiệm: Lấy 1 bao polyetilen trắng bao
quanh 1 cành nhỏ có lá của cây trồng trong chậu hoặc ngoài vườn rồi cột miệng
bao lại, để 1 ngày sau đó quan sát và giải thích hiện tượng. Từ đó, rút ra vai trò
của cây xanh? Chúng ta cần phải ý thức như thế nào với cây xanh.
11



Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 16. Tiêu hóa ở động vật, Sinh học 11, Giáo
viên có thể giao bài tập về nhà, yêu cầu học sinh trả lời: Tại sao ở trường học,
bệnh viện, công viên người ta trồng nhiều cây xanh? Từ đó dẫn dắt vào bài 17:
Hô hấp ở động vật. Giáo dục ý thức trồng nhiều cây xanh, thường xuyên vệ sinh,
làm sạch môi trường, bảo vệ rừng.
* Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi thực hiện nội dung này đối với học sinh khối 11 tại trường THPT
Minh Hóa giai đoạn học kỳ I năm học 2018 - 2019 tôi đã thu được kết quả như
sau:

Đầu học kỳ I

Lớp

SS

11A1
11A3
11A4
Tổng

40
36
38
114

Lớp

SS


Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
9
22,5
20
50,0
11
27,5
7
19,5
13
36,1
16
44,4
7
18,4
17
44,7
14
36,9
23
20,2

50
43,9
41
35,9
Giữa học kỳ I

SL

11A1 40
29
11A3 36
22
11A4 38
30
Tổng 114 81
3. PHẦN KẾT LUẬN

Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Kém
%
SL
%
SL
%
72,5
9
22,5
2

5,0
61,1
11
30,6
3
8,3
78,9
7
18,4
1
2,7
71,1
27
23,7
6
5,2

3.1. Ý nghĩa của đề tài
Qua một thời gian giảng dạy các tiết học có tích hợp giáo dục môi trường
và qua tìm hiểu học sinh các lớp khối 11 tôi giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc áp
dụng phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào dạy môn Sinh
học đã thu được kết quả cao giúp các em góp phần hình thành thái độ, hành vi
ứng xử, quan niệm đạo đức, ý thức sống có trách nhiệm trước cộng đồng của các
em học sinh trước xu thế phát triển của thời đại về môi trường. Đối với học sinh
từ chỗ các em chưa có ý thức bảo vệ môi trường, thờ ơ trước sự ô nhiễm môi
12


trường đến ý thức tốt trách nhiệm của mình trước cộng đồng trong việc chung
tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh của chúng ta như: đổ rác đúng nơi quy

định, vệ sinh chuồng trại, nhà ở, trường học, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây
xanh. Trên cơ sở đó nhen nhóm dần cho học sinh lòng ham mê, yêu thích bộ
môn - giúp cho thầy cô giáo định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh khi
còn trên ghế nhà trường, đồng thời các em cũng là các tuyên truyền viên ở gia
đình, bản làng.
Đối với giáo viên tự tìm tòi, nghiêm cứu học hỏi kiến thức có liên quan
đến vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là kiến thức thực có liên quan ở tại địa
phương, trong nước và trên thế giới, và ý thức đựơc tầm quan trọng của công tác
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, là một trong những biện pháp hữu
hiệu và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để góp phần thực hiện mục
tiêu bảo vệ môi trường.
Học sinh có thể dễ dàng hình thành những thói quen, hành động cụ thể để
bảo vệ môi trường sống, làm việc, học tập như không vứt rác bừa bãi...
Học sinh đỡ nhàm chán trong việc học tập, ham tìm hiểu về môi trường.
Các em thấy hào hứng với môn học hơn. Qua kết quả đã đạt được nhờ áp dụng
tích hợp giáo dục môi trường, tôi nhận thấy rằng học sinh ham học hơn, hứng
thú và sôi nổi hơn trong giờ học và đạt kết quả học tập cao hơn.
Qua kết quả thu được cho thấy sáng kiến này có tính khả thi cao và có
thể áp dụng không những cho học sinh cùng khối lớp ở trường THPT Minh
Hóa mà còn áp dụng rộng rãi cho học sinh các trường THPT không chuyên
trong tỉnh.
3.2. Kiến nghị, đề xuất: không
Đề tài này đã được áp dụng với kinh nghiệm của bản thân được đút rút
trong quá trình giảng dạy học sinh tại trường THPT Minh Hóa. Tuy nhiên, đề tài
có thể không tránh khỏi những hạn chế cần được bổ sung.

13


Rất mong sự góp ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp quan tâm đến vấn

đề này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh học 11 cơ bản, NXB Giáo dục, 2006
2. Nguyễn Hoàng Trí, Giáo dục môi trường, giáo trình điện tử
3. Nguyễn Đình Hòe - Môi trường và phát triển bền vững
4. Lê Thông - Nguyễn Hữu Dũng, Dân số, tài nguyên, môi trường.

14


PHỤ LỤC

Nội dung

Trang

1. Phần mở đẩu

3

1.1. Lý do chọn đề tài

3
15


1.2. Phạm vi áp dụng đề tài


3

2. Nội dung

4

2.1. Thực trạng đề tài

4

2.2. Các giải pháp

3

3. Phần kết luận

12

3.1. Ý nghĩa của đề tài

15

3.2. Kiến nghị, đề xuất

16

16




×