Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN lựa chọn bài tập thể lực phù hợp để giảng dạy nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn học sinh lớp 10 trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.86 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ĐỀ TÀI: “LỰA CHỌN BÀI TẬP THỂ LỰC PHÙ HỢP ĐỂ GIẢNG DẠY
NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LI NGẮN HỌC SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT”

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019

-1-


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ĐỀ TÀI: “LỰA CHỌN BÀI TẬP THỂ LỰC PHÙ HỢP ĐỂ GIẢNG DẠY
NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LI NGẮN HỌC SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT”

Họ và tên: Nguyễn Anh Hào
Giáo viên môn: Thể dục
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019

-2-


1. PHẦN MỞ ĐẦU


1.1 Lý do chọn đề tài.
Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển
một cách toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động. Như Hồ
Chủ Tịch đã nói: “ Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt. Một người
dân khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ
sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước ”.
Điền kinh là môn thể thao có nguồn gốc lịch sử lâu đời, nó ra đời cùng với
sự phát triển loài người. Điền kinh được phát triển rộng trên tất cả các nước trên
thế giới vì nó là môn thể thao đa dạng, phong phú, để tăng cường sức khoẻ cho
con người. Trong thể thao điền kinh được xem là môn thể thao nữ hoàng thì nội
chạy ngắn được xem là nội dung danh giá nhất trong bộ môn và nhận được rất
nhiều sự quan tâm của các nhà thể thao.
Đặc biệt trong đời sống hiện đại, một con người hoàn hảo thì phải có sự
hoàn thiện về trí lực và thể lực. Vì thế trong chương trình giảng dạy Thể Dục ở các
cấp Bộ GD- ĐT đã đưa bộ môn điền kinh nói chung, và môn chạy cự ly ngắn nói
riêng vào chương trình để rèn luyện sức khỏe và các tố chất thể lực cho học sinh.
Trong chương trình môn học thể dục cho học sinh THPT, nó là một nội
dung trọng điểm. Thông qua học tập và tập luyện các môn điền kinh nói chung và
môn chạy ngắn nói riêng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện
và nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất
thể lực và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh nâng cao sức khỏe. Thêm vào
đó tính ganh đua của nó khá mạnh, sự thắng thua trong thi đấu đôi khi chỉ hơn
kém nhau hơn 1% giây. Vì vậy nó rất thuận lợi cho việc bồi dưỡng phẩm chất, ý
chí, đạo đức, tác phong và tinh thần đoàn kết hợp tác của học sinh.Có thể nói môn
chạy cự ly ngắn là một môn học trọng điểm không thể thiếu trong mọi chương
trình. Các môn thể thao khác không thể tách rời nó, môn chạy cự ly ngắn là nền
tảng của các môn thể thao khác.
Song thực tế cho thấy rằng môn chạy cự ly ngắn ở trường THPT Nguyễn
Bỉnh Khiêm vẩn chưa mang lại hiệu quả tối ưu, nhiều học sinh vẫn chưa nhận thấy

tác dụng của môn học này. Các em vẫn cho rằng môn học chạy ngắn không học thì
cũng biết. Từ đó các em cảm xuất hiện ý thức chủ quan, thiếu cố gắng, tích cực
trong tập luyện. Bên cạnh đó một số lượng lớn học sinh thể trạng yếu, thể lực chưa
được rèn luyện nên sức khỏe chưa đáp ứng được lượng vận động cao trong nội
dung chạy ngắn, một số các em lại tỏ vẽ nhàm chán với các bài tập rèn luyện thể
-3-


lực chuyên môn mà các em đã được tiếp cận và tập luyện suốt mấy năm ở trung
học cơ sở. Dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập. Vậy làm sao để cho
các em đạt được thành tích tốt nhất trong môn học này?
Là một giáo viên có tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy việc học nội dung
chạyngắn có nhiều ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao thành tích tất cả các môn thể
thao, rèn luyện thể lực, đạt đến thể thao đỉnh cao và nâng cao chất lượng dạy và
học ở trường THPT.
Hơn nữa, việc nghiên cứu đưa ra một số bài tập phát triển sức nhanh, sức
mạnh nhanh và sức bền tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn ở trường
THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa được quan tâm nhiều.
Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Lựa chọn bài tập
thể lực phù hợp để giảng dạy nhằm nâng cao thành tích chạy cự li ngắn học
sinh lớp 10 trường THPT”để làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn sẻ
góp phần nâng cao thành tích chạy ngắn cho các em học sinh.
1.2 Mục dích nghiên cứu.
Qua kết quả nghiên cứu sẽ lựa chọn và áp dụngmôt số bài tập phát triển
“sức nhanh”, “sức mạnh nhanh”, “sức bền tốc độ” thích hợp với đặc điểm học
sinh các lớp mình giảng dạy nói riêng và học sinh khối 10 toàn trường nói chung,
nhằm nâng cao thành tích và nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung chạy cự
ngắn, qua đó rút ra một số kinh nghiệm để giảng dạy để các năm sau được tốt hơn,
đồng thờigiúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực, hoàn thiện khả năng vận động
và yêu thích môn học, góp phần bổ sung hoàn thiện nội dung chương trình tập

luyện đội tuyển chạy ngắn của nhà trường.
1.3 Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp sử dụng lời nói: phân tích, giảng giải.
- Phương pháp đọc và phân tích tài liệu.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp quan sát khách quan.
- Phương pháp thống kê toán học.
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài “ Lựa chọn bài tập thể lực phù hợp để giảng dạy nhằm nâng cao
thành tích chạy cự li ngắn học sinh lớp 10 trường THPT”có thể áp dụng cho giáo
viên tại trường tôi đang công tác và có khả năng áp dụng trong các trường THPT
thuộc vùng đồng bằng gần trung tâm phố xá hoặc vùng núi nơi có ít điều kiện rèn
-4-


luyện thể dục thể thaovà có thể sử dụng cho các chương trình tập luyện ngắn cho
học sinh năng khiếu.
Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất
mong quý độc giả, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo
góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận của việc dạy và học nội dung chạy cự ly ngắn.
- Thực trạng của việc dạy và học nội dung chạy ngắn tại trường.
- Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng
cao thành tích chạy cự ly ngắn.
- Đề xuất các phương pháp và ứng dụng việc dạy nội dung chạy cự ly ngắn.
1.6 Đối tượng áp dụng.
- Học sinh lớp 10A9: Gồm 45 học sinh trong đó có 30 học sinh nam và 15

nữ, lứa tuổi từ 15 đến 16, nơi tác giả công tác.
1.7Thời gian- Địa điểm - Trang thiết bị nghiên cứu.
1.7.1Thời gian nghiên cứu: Từ 27/8/2018 đến 03/10/2018. (từ tuần 2 đến tuần 10
năm học 2018- 2019).
1.7.2 Địa điểm nghiên cứu: Tại trường THPT nơi tác giả công tác.
1.7.3 Trang thiết bị: Giáo án, bàn đạp, còi, dây đích, đồng hồ bấm giây, sân tập.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận.
2.1.1 Những quan điểmchuyên môn về tập luyện thể lực cho học sinh chạy cự
ly ngắn.
Rèn luyện thể lựctập luyện thể tao là một quá trình nhiều năm bao gồm các
thời kỳ lứa tuổi, đương nhiên nội dung hình thức và cấu trúc tập luyện sẽ thay đổi
để phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi và logic quá trình hoàn thiện thể thao.
Trong quá trình tập luyện điền kinh nói chung và chạy cự ly ngắn nói riêng
đều có 4 giai đoạn: giai đoạn tập luyện ban đầu (giai đoạn tập luyện sơ bộ); giai
đoạn chuyên môn hoá ban đầu; giai đoạn chuyên hoá sâu và giai đoạn hoàn thiện
thể thao. Mỗi giai đoạn đảm nhiệm một chức năng và nhiệm vụ riêng biệt đáp ứng
yêu cầu của mục đích tập luyện.
Qua đúc kết từ tập luyện cho thấy: tập luyện ở giai đoạn đầu làm cơ sở, nền
tảng cho 2 giai đoạn sau, song muốn nâng cao thành tích các môn điền kinh nói
chung và chạy cự lyngắn nói riêng phải sử dụng các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn tốt, trên cơ sở phát triển thể lực chung đầy đủ. Trong đó thể lực
-5-


chuyên môn của chạy cự lyngắn giai đoạn chuyên môn hoá sâu là tốc độ, sức
mạnh tốc độ và sức bền tốc độ.
Quá trình chuẩn bị thể lực cho người tập bao gồm: chuẩn bị thể lực chung
và chuẩn bị thể lực chuyên môn bao gồm các bước.
Chuẩn bị thể lực chung: là quá trình giáo dục toàn diện những năng lực thể

chất của người tập. Nội dung của tập luyện thể lực chung rất đa dạng, người ta sử
dụng nhiều bài tập khác nhau nhằm mục đích nâng cao khả năng chức phận cơ thể,
làm tăng vốn kỹ năng, kỹ xảo của người tập.
Tậpluyện thể lực chuyên môn là hướng tới cũng cố và nâng cao khả năng
làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất vận động phù hợp với sự đòi hỏi
của mỗi môn thể thao đặc thù.
Thể lực chuyên môn cơ sở được hình thành và phát triển trên nền tảng thể
lực chung. Còn việc lựa chọn các phương tiện phương pháp phù hợp mang nét đặc
trưng riêng chuyên môn hoá của từng môn thể thao là tiền đề hình thành nên các tố
chất thể lực chuyên môn sau này.
Trong tập luyệnngắn việc phát triển các tố chất sức nhanh rất quan trọng,
đặc biệt là các bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh nhanh, sức bền tốc độ. Khi
chạy ngắn nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố thì không thể đảm bảo duy trì được hết cự ly
ở công suất tối đa. Cụ thể nếu có sức nhanh mà thiếu sức bền tốc độ thì không thể
duy trì tốc độ và sự bứt phá ở cuối cự ly.
Vì vậy, sức nhanh, sức mạnh nhanh và sức bền tốc độ là 1 trong 3 yếu tố
luôn gắn chặt với nhau để tạo nên thể lực chuyên môn đặc trưng cho chạy ngắn.
2.1.2 Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực chuyên môn trong nâng cao thành
tích chạy ngắn.
Thể lực chuyên môn trong chạy ngắn bao gồm các tố chất: Tốc độ, sức
mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, tố chất này góp phần củng cố tố chất kia, nếu thiếu 1
trong 3 tố chất thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc nâng cao thành tích chạy ngắn.
Tố chất sức mạnh có ý nghĩa đối với việc sử dụng lực trong thực hiện động
tác đạp sau của người tập các môn chạy. Qua nghiên cứu cho thấy thành tích các
môn chạy nói chung và chạy ngắn nói riêng. Yếu tố quyết định đến thành tích là
độ dài và tần số bước chạy. Song tốc độ chạy cự ly ngắn là tối đa và ít với thời gian
ngắn. Vì vậy muốn có độ dài bước tốt cần phải có sức bền tốc độ.
Như vậy các tố chất thể lực trong chạy ngắn có mối quan hệ mật thiết với
nhau, bổ sung cho nhau, từ đây có thể nói để phát triển thành tích đỉnh cao trong
chạy ngắn thì phải gắn liền với việc phát triển thể lực chuyên môn bao gồm: phát

-6-


triển sức nhanh, sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ là yếu tố quyết định trong quá
trình tập luyện.
2.1.3 Cơ sở lý luận khoa học của tố chất thể lực chuyên môn trong chạy
ngắn.
2.1.3.1 Cơ sở lý luận của tố chất sức nhanh.
Sức nhanh là khả năng của con người thực hiện động tác trong thời gian
ngắn nhất.
Theo quan điểm sinh hoá: sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP trong
cơ và tốc độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng xung động vì các bài tập diễn ra trong
thời gian ngắn nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ chế
yếm khí.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định một điều rằng để đạt
được thành tích trong chạy ngắn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các tố chất chuyên
môn, đặc biệt là tốc độ. Do vậy chúng ta nên cho tập tốc độ khác nhau, các trò
chơi kết hợp nhằm phát triển tốc độ khác nhau, tập phản ứng lặp lại theo tín hiệu
đột ngột. Bên cạnh đó phải phát triển toàn diện những khả năng chức phận của cơ
thể đồng thời cần phải tập luyện sức mạnh - bền cho cơ bắp nhằm hỗ trợ phát triển
tốc độ tốt hơn.
2.1.3.2 Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh nhanh.
Sức mạnh nhanh là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, lực tối đa
mà con người có thể sản ra được một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của động
tác (độ dài cánh tay đòn, khả năng thu hút các nhóm cơ lớn nhất hoạt động …).
Mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt và sự phối
hợp giữa chúng. Nhóm sức mạnh này lại được phân phối làm 2 loại: Sức mạnh
phụ thuộc vào chế độ vận động đó là sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung.
Khi hoạt động với cường độ cực đại thì đòi hỏi tất cả các nhóm cơ tham gia hoạt
động nếu do lực cơ phát huy khoảng 20-80% khả năng tối đa của nó thì cơ chế

điều hoà số lượng với cơ có ý nghĩa cơ bản. Vì vậy chỉ có sử dụng kích thích cơ
cường độ lớn hơn mới có tác dụng nâng cao khả năng chức phận cơ thể.
2.1.3.3 Cơ sở lý luận của sức bền tốc độ.
Sức bền tốc độ là khả năng con người duy trì hoạt động với cường độ cho
trước trong thời gian dài.
Trong hoạt động thể dục thể thao sức bền được hiểu là năng lực của cơ thể
chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó, sức bền đảm bảo cho vân động
viên đạt được cường độ tốt nhất là các hành vi kỹ thuật, chiến thuật tới cuối cự ly.
Do vậy sức bền không những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng tới thành tích
-7-


thi đấu, mà còn là nhân tố xác định thành tích tập luyện và khả năng chịu đựng
lượng vận động của vận động viên sức bền phát triển tốt cũng là một điều quan
trọng để hồi phục nhanh.
Sức bền phát triển trong trường hợp vận động viên phải chịu đựng mệt mỏi
ở mức độ nhất định khi đó cơ thể thích nghi với trạng thái mệt mỏi và biểu hiện
bên ngoài là sức bền tăng.
Do đó yêu cầu cơ bản của giáo dục sức bền là phải tập luyện với khối lượng
vận động lớn, đơn điệu và phải dùng ý chí để khắc phục mệt mỏi…giáo dục sức
bền phải kết hợp với giáo dục các đức tính cần cù lao động, sẵn sàng vượt khó.
2.2 Cơ sở thực tiển của vấn đề nghiên cứu.
Chạy cự li ngắn là một nội dung đơn giản, cần ít phương tiện và dụng cụ để
tiến hành. Chạy cự ly ngắn đồi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại và cố gắng duy trì
nó tới đích. Là quá trình phối hợp nhuần nhuyễn của 4 giai đoạn kỹ thuật: xuất
phát, chạy lao, chạy giữa quảng, về đích. Đây là nội dung thể hiện đầy đủ các yếu
tố sức nhanh, sức mạnh, sức bền tốc độ, khéo léo. Đặc biệt là ở lứa tuổi THPT các
em muốn khẳng định mình trước tập thể. Tuy nhiên các em chưa hiểu hết được tác
dụng của nó còn coi nhẹ, chủ quan, ngại tập luyện và nhàm chán với các bài tập
luyện thể lực chuyên môn. Ngoài ra ở lứa tuổi này các em cần một lượng vận động

phù hợp cho sự phát triển thể lực của cơ thể. Đặc biệt tình trạng học sinh ngày
càng không đáp ứng được yêu cầu thể lực của nội dung chạy cự ly ngắn ngày càng
tăng. Do nhiều nguyên nhân nhưng một phần khôngnhỏ đó là các em không tìm
được hứng thú trong tập luyện và các em không tìm được các bài tập thể lực phù
hợp với bản thân. Việc lựa chọn các bài tâp sinh động, lượng vận động phù hợp
bên cạnh đó các em được theo dỏi kết đạt được của mình thường xuyên sẻ khắc
phục được những vấn đề trên.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực phù hợp để giảng dạy nhằm nâng cao
thành tích chạy cự li ngắn học sinh lớp trường THPT.
3.1.1 Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của các em trong lớp.
Qua quan sát và khảo sát thực tiễn từ những lớp tôi giảng dạy nhận thấy
trình độ thể lực chuyên môn của học sinh ở nội dung chạy ngắn ở các lớp 10A1,
10A8, 10A9 còn ở mức thấp. Cụ thể là tôi đã tiến hành thực hiện các test đánh giá:
Bật xa tại chỗ bằng 2 chân, chạy 30m tốc độ cao, chạy 120m xuất phát cao, chạy
100m xuất phát thấp và kết quả thu được sau khi đã tính toán và lấy số trung bình
được thể hiện qua bảng 3.1.1 sau:
Bảng 3.1.1 Thành tích khảo sát trước khi tiến hành nghiên cứu
-8-


Bật xa tại chỗ (m)
2,33

Chạy 30m tốc độ
cao (s)
4,20

Chạy 120m xuất
phát sao (s)

16,30

Chạy 100m xuất
phát thấp (s)
14,70

3.1.2Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực phù hợp.
Qua khảo sát thực tế và những cơ sở lý luận đã trình bày ở trên tôi đã lựa chọn một
hệ thống các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh ở nội dung chạy
ngắn ở lớp 10A9 được trình bày ở bảng 3.2.1 sau:
Bảng 3.2.1 Nội dung bài tập phát triển thể lực chuyên môn
trong chạy cự ly ngắn
Nội dung bài tập
Phát triển sức mạnh
tốc độ
- Bật xa tại chổ bằng
2 chân:
Nữ 3 lần; Nam 4 lần
- Đạp sau: Nam 50m;
Nữ 40m
- Bật cóc 30m
- Nhảy bật trên từng
chân
Phát
triển
sức
nhanh
- Bài tập tín hiệu:
Xuất phát có còi lệnh
- Chạy 30m tốc độ

cao

- Chạy tăng tốc độ
(30+60+100m) nghỉ
giữa 4-6’
Phát triển sức bền
tốc độ

Lượng vận động
SLL
Tổ
Tổng
L
LL
Km

Yêu cầu

Nghỉ 2’/lần
2

- Phát triển sức
mạnh

Nghỉ 2-3’/lần - Phát triển sức
4’/tổ
mạnh nhóm cơ
đùi và cơ chân.
Nghỉ 3’/lần
Phát

triển
nhóm cơ đùi
Nghỉ 3’/lần
Phát triển cơ
chi dưới

2
2
2

Nghỉ 1-2’

3

3

2

Mục đích

2

Phát triển SN
bột phát.
Tập trung vàoPhát triển tốc độ
kỹ thuật nghỉvà hoàn thiện
0,09
giữa 2 -3’
kỹ thuật xuất
phát.

Nghỉ 3-5’
Phát triển khả
0,28
năng sử dụng
tốc độ

-9-


Chạy lặp lại 100m
4-6
Chạy lặp lại:
- Nữ 120m
- Nam 130m
- Nhảy xa 10 bước tại
chỗ

1,0

2-3

6-8

0,2

- Chạy 100m
2

0,2


80% cường độ
tối đa nghỉ
giữa 3’/lần
80% cường độ
tối đa nghỉ
giữa 4-6’
90-95% cường
độ tối đa nghỉ
9-10-12’

Phát triển năng
lượng ưa khí
Phát triển năng
lượng ATP
Phát triển sức
mạnh bền.
Tạo và điều
chỉnh
trạng
thái kiểm tra.

Sau khi lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức nhanh, sức mạnh tốc độ và sức
bền tốc độ, tôi đã vào thực nghiệm với thời gian là 5 tuần đầu từ ngày 27/8/2018
đến 29/9/2018. Mỗi tuần 2 giáo án áp dụng trong phần tập luyện phát triển thể lực
chuyên môn cho phần cơ bản. Dựa theo quỹ thời gian cho mỗi buổi tập cũng như
trình độ thể lực của các em các bài tập được tôi lựa chọn hợp lý, khoa học có theo
dỏi ghi chép một cách cụ thể đồng thời thông báo kết quả cho các em sau mỗi bài
test.
3.1.3 Đánh giá hiệu quả bài tập áp dụng.
Để đánh giá được hiệu quả bài tập trước khi bước vào thực nghiệm tôi kiểm

tra lần 1 với các test và kiểm tra các test ở giáo án trước khi kết thúc thực nghiệm.
Thực nghiệm được tiến hành ở 2 lớp 10A8 và 10A9.
- Lớp 10A9 gồm 45 học sinh, tập những bài tập do tôi xây dựng.
- Lớp 10A8 gồm 45 học sinh, tập theo nội dung chương tình tập luyện
bình thường theo phân phối chương trình.
Sau thời gian thực nghiệm tôi tổ chức đánh giá hiệu quả các bài tập mà tôi
lựa chọn. Nội dung kiểm tra gồm 4 test sau khi thu được kết quả và sử dụng
phương pháp toán học thống kê xử lý số liệu kết quả thu được tôi trình bày ở bảng
3.1.3

Bảng 3.1.3 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (n10A8 =n10A9 = 45)

- 10 -


Bật xa tại chỗ
(m)
Thực
Đối
nghiệm chứng
2,39

2,32

Chạy 30m
tốc độ cao (s)
Thực
Đối
nghiệm chứng
3,70


4,10

Chạy 120m
XPC (S)
Thực
Đối
nghiệm chứng
15,50

16,13

Chạy 100m
XPT (s)
Thực
Đối
nghiệm chứng
14,16

14,50

Trên cơ sở kết quả bảng 3.1.1 và 3.1.3 cho phép tôi kết luận sau:
Các chỉ số đánh giá thể lực chuyên môn (bật xa 3 bước, chạy 30m tốc độ
cao, chạy 100m xuất phát thấp) đã phát triển tốt sau 5 tuần thực nghiệm.
Thông qua kết quả nghiên cứu chứng tỏ các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho phù hợp và có hiệu quả phát triển thành tích chạy cự ly ngắn
Trên cơ sở phát triển thành tích các test đánh giá trình độ thể lực chuyên
môn đã cho thấy các tố chất thể lực như: sức mạnh nhanh, tốc độ và sức bền tốc
độ đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì nếu thiếu một trong 3 yếu tố đó sẽ
làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả tập luyện.

3.2 Nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của bộ môn chạy cự ly ngắn cho học
sinh.
Ngoài việc xây dựng các bài tập mới đáp ứng yêu cầu phát triển tố chất thể
lực chuyên môn tôi luôn chú trọng đến công tác giáo dục nâng cao hiểu biết về giá
trị của môn điền kinh nói chung và môn chạy cự li ngắn nói riêng. Bắt đầu từ việc
giá trị của tố chất thể lực, sức khỏe, vóc dáng đẹp cho bản thân, việc cần phải đáp
ứng được yêu cầu của môn học, tốc độ là cơ sở căn bản cho các môn thể thao khác
... Bên cạnh đó cần sử dụng các biện pháp động viên kịp thời củng như tạo không
khí thi đua giữa các em và ý thức cố gắngđạt thành tích lần sau cao hơn lần trươc
nhằm tạo cho các em hứng thú trong tập luyện và niềm đam mê đối với bộ môn
chạy cự ly ngắn.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận.
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đi đến kết luận như sau:
- Các bài đang được áp dụng chưa thật sự hợp lý dẫn đến tình trạng thể lực chuyên
môn của các em học sinh vẫn còn ở mức thấp nên chưa thể phát huy hết khả năng
của các em học sinh dẫn đến thành tích trong chạy ngắn còn thấp.
- Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn trong chạy cự ly ngắn. Thể lực chuyên
môn các em học sinh ở nội dung chạy ngắn bao gồm các tố chất: Tốc độ, sức

- 11 -


mạnh tốc độ, sức bền tốc độ. Trong thực tế để kiểm tra các tố chất trên người ta
thường sử dụng các test sau:
+ Test chạy 30m tốc độ cao (s) để đánh giá tố chất tốc độ
+ Test bật xa tại chỗ (m) để đánh giá sức mạnh tốc độ
+ Test chạy 120m XPC (s) để đánh giá sức bền tốc độ
+ Test chạy 100m XPT (s) để đánh giá thành tích chung.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên

môn chạy cự ly ngắn của học sinh lớp 10A9 và trên kết quả đạt được tôi xác định
được 11 bài tập phù hợp với yêu cầu gồm: 4 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, 3
bài tập phát triển sức nhanh, 4 bài tập phát triển sức bền tốc độ.
- Những bài tập ứng dụng nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong chạy cự ly
ngắn đã có hiệu quả cao và phù hợp với kết quả kiểm tra các test thể hiện thành
tích bật xa tại chỗ, chạy 30m tốc độ cao, chạy 120m xuất phát cao, chạy 100m
xuất phát thấp.
4.2. Kiến nghị.
Qua thời gian nghiên cứu tôi có một số kiến nghị sau:
- Quá trình thực nghiệm nghiên cứu sẻ có rất nhiều vấn đề liên quan cần sự đồng
lòng dúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trong nhà trường đặc biệt là sự quan tâm chỉ
đạo, theo dõi, kiểm định, kiểm tra của lãnh đạo trong nhà trường.
- Với kết quả nghiên cứu như trên tôi hy vọng rằng các bài tập đã được lựa chọn
như một tài liệu tham khảo sẽ đóng góp phần nào đó trong công tác giáo dục thể
chất nói chung và tập luyện thể lực chuyên môn cho nội dung chạy ngấn nói riêng
ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Do đề tài rộng, vì điều kiện và thời gian có hạn nên tiến hành nghiên cứu còn
thiết sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp đề xuất ý kiến đóng góp để chuyên đề này được hoàn thiện và có khách
quan hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 12 -


1.

Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT Hà Nội.Nguyễn Toán Phạm Danh Tốn (2000),
2.
Bài tập chuyên môn trong điền kinh. V.Gatai NN (1983)

3. Các luận văn tốt nghiệp TDTT Đà Nẵng, Thư viện trường đại học TDTT Đà
Nẵng.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Các chử cái viết tắt/ ký hiệu
THPT
TDTT
SMTĐ
XPC
XPT
SLLL
Tổ LL
(m)
LVĐ

Cụm từ đầy đủ
Trung học phổ thông
Thể dục thể thao
Sức mạnh tốc độ
Xuất phát cao
Xuất phát thấp
Số lần lặp lại
Tổ lặp lại
mét
Lượng vận đông

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2. Mục dích nghiên cứu.........................................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................1

- 13 -


1.4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2
1.6. Đối tượng áp dụng.....................,,.....................................................................2
1.7. Thời gian- Địa điể..............................................................................................2
1.7.1. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................2
1.7.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................2
1.7.3 Trang thiết bị....................................................................................................2
2.
NỘI
DUNG...........................................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................2
2.1.1 Những quan điểmchuyên môn về tập luyện thể lực cho học sinh chạy cự
ly ngắn....................................................................................................................3
2.1.2 Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực chuyên môn trong nâng cao thành tích
chạy ngắn..................................................................................................................4
2.1.3. Cơ sở lý luận khoa học của tố chất thể lực chuyên môn trong chạy
ngắn..........................................................................................................................4
2.1.3.1 Cơ sở lý luận của tố chất sức nhanh.............................................................4
2.1.3.2 Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh nhanh...................................................4
2.1.3.3 Cơ sở lý luận của sức bền tốc độ.................................................................5
2.2 Cơ sở thực tiển của vấn đề nghiên cứu...............................................................5
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................5
3.1 Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực phù hợp để giảng dạy nhằm nâng cao
thành tích chạy cự li ngắn học sinh lớp 10 trường THPT..................................5
3.1.1. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của các em trong lớp.....................6
3.1.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực phù hợp................................................7
3.1.3.

Đánh
giá
hiệu
quả
bài
tập
áp
dụng..................................................................8
3.2 Nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của bộ môn chạy cự ly ngắn cho
học sinh..................................................................................................................8
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................8
4.1.
Kết
luận..............................................................................................................9
4.2. Kiến nghị..........................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................10

- 14 -


Quảng trạch, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ GD&ĐT
NHÀ TRƯỜNG
QUẢNG BÌNH
NHẬN XÉT: ...................................................


NHẬN XÉT: ...................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................


.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

ĐIỂM: ............................................................

ĐIỂM: ............................................................

XẾP LOẠI:.....................................................

XẾP LOẠI:.....................................................

- 15 -



×