Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh trong giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 11 trường THPT nguyễn văn cừ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.89 KB, 38 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỂ


Chúng ta đang sống ữong thế kỉ XXI, thế kỉ của sự bùng nổ công nghệ
thông tin, truyền thông, khoa học công nghệ. Sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta đòi hỏi mỗi người phải có sự nỗ lực cao để phù hợp
với sự phát triển của thòi đại. Để đáp ứng yêu cầu đó Đảng và Nhà nước ta đã
coi ừọng vấn đề giáo dục đào tạo. Trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần II (khóa VIII) năm 1996 đưa ra nghị quyết quan trọng mang
tính chiến lược đó là: “Sự nghiệpgiáodục đào tạo là quốc sách hàng đầu”[3].
Để phát triển đất nước giáo dục đào tạo phải tạo ra những con người phát
triển toàn diện, có đủ trí lực và thể lực. Xuất phát từ nhiệm vụ đó, giáo dục
thể chất (GDTC) - một bộ phận trong hệ thống giáo dục chung đã góp phần
tạo ra những con ngưòi “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thẩn”. [2]
Thể dục thể thao (TDTT) nói chung và GDTC nói riêng đã mang lại
cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tưoi lành manh và tác động mạnh mẽ đến các
mặt khác của giáo dục. Do tầm quan trọng và những lọi ích to lán của TDTT
mà Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực này.
Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, công tác TDTT có nhiều
bước tiến mới. Chúng ta phấn đấu thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và phát
triển phong trào TDTT trong những năm đầu thế kỷ XXI, đưa nền thể thao nước
nhà hoà nhập và đua tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì
vậy mà phong trào TDTT đã phát triển không ngừng, thu hút nhiều đối tượng
tham gia tập luyện.
Chỉ thị số 36- c r / TW ngày 24 - 3 - 1994 của Ban Bí thư TW Đảng
Cộng sản Việt Nam về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới khẳng
đinh: “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh
tế- xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng phát huy nhân tố con người,




2
công tác TDTT góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân
cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân
dân, nâng cao sức lao động và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”.[1]
Chính vì thế ữong những năm gần đây, Bộ GD - ĐT đã không ngừng
cải tiến nội dung, đổi mới chương trình, phương pháp dạy TDTT trong các
cấp học. Điền kinh là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu của
hầu hết các chương trình giảng dạy của bậc đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp cũng như bậc THPT. Công tác giáo dục thể chất nói chung và
việc tập luyện các môn điền kinh nói riêng, không chỉ góp phần phát triển và
hoàn thiện thể lực, trang bị hệ thống kĩ năng cho người tập mà còn giáo dục
các phẩm chất đạo đức, ý chí và hình thành cuộc sống lành mạnh cho mọi
người.
Điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất được ưa chuông và
phổ biến rộng rãi trên Thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng điền
kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các Đại hội
thể thao Olympic quốc tế và trong đòi sống văn hóa thể thao nhân loại.
Du nhập vào Việt Nam rất sớm nhưng điền kinh chỉ phát triển manh từ
sau năm 1975, manh cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, điền kinh còn
là một môn thể thao cơ bản, nếu được tập luyện một cách khoa học, có hệ
thống sẽ trang bị cho người tập mặt trình độ thể lực chung bền vững, là cơ sở
để nâng cao thành tích trong các môn thể thao khác. Chất lượng các môn thể
thao nói chung và điền kinh nói riêng được chi phối bởi hai yếu tố cơ bản:
Trình độ kỹ thuật và trình độ thể lực. Hai yếu tố này quan hệ mật thiết và
khăng khít tác động qua lại hỗ trợ nhau. Do vậy trong thực tế để có được
thành tích thể thao tốt, người tập ngoài việc có kỹ thuật và thể lực tốt còn
phải biết kết hợp giữa các yếu tố này. Điền kinh có rất nhiều nội dung, trong
đó có nhảy xa - môn thể thao được rất nhiều ngưòi ưa thích tập luyện. Nhảy

xa là môn thể thao cá nhân không giống các môn thể thao thi đấu đồng đội,
nó đòi hỏi sự nỗ lực cao và khéo léo của bản thân người tập. Tập luyện và thi


3
đấu nhảy xa có tác dụng phát triển các tố chất vận động của con người như:
sức manh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động...
Nhảy xa là một trong những nội dung của môn điền kinh được kết hợp
giai đoạn chạy đà và thực hiện động tác giậm nhảy đưa cơ thể vượt qua chướng
ngại vật với khoảng cách xa nhất. Kĩ thuật nhảy xa gồm 4 giai đoạn: chạy đà giậm nhảy - trên không - tiếp đất. Trong đó giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là
quan trọng nhất quyết định đến thành tích của nhảy xa. Muốn có thành tích cao
ở môn này yêu cầu đặt ra đối với VĐV không chỉ có thể hình tốt, sức manh, tốc
độ, sự khéo léo mà còn phải biết phối hợp nhip nhàng liên tục các bộ phận trong
cơ thể: chân giậm, chân lăng và tay. Giậm nhảy phải có lực (sức manh) đưa cơ
thể lên trên và ra trước trong khoảng thòi gian ngắn nhất vì giai đoạn này làm
thay đổi phương hướng chuyển động của trọng tâm cơ thể, lợi dụng tốc độ nằm
ngang tạo ra tốc độ thẳng đứng để có được tốc độ bay ban đầu lớn nhất và góc
bay hợp lý.
Những tố chất phát triển thể lực trong nhảy xa là sức manh, sức nhanh,
ừong đó sức mạnh là yếu tố quyết định đến thành tích nhảy xa. Qua thực tế cho
thấy trường THPT Nguyễn Văn Cừ là một trường có bề dày truyền thống về
phong trào TDTT của Hà Nội. Tuy nhiên phong trào đó chỉ dừng lại ở trình độ
nhất định vì thế mà thành tích thi đấu của nhà trường ở cấp tỉnh, thành phố chưa
cao, do trình độ, phương tiện tập luyện và công tác tuyển chọn... còn nhiều hạn
chế.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả công tác GDTC nói chung và thành
tích nhảy xa nói riêng, cần chú trọng vào việc giảng dạy, huấn luyện phát
triển sức manh trong giai đoạn giậm nhảy cho phù hợp với trình độ học sinh.
Muốn đào tạo được những VĐV có thành tích cao, ngoài việc tuyển chọn
được những VĐV trẻ có tố chất vận động tốt còn cần những phương pháp

huấn luyện khoa học và đặc biệt chọn được những bài tập hợp lí, phù hợp
người tập. Trong quá trình tập luyện và nghiên cứu chúng tôi thấy rằng giai


4
đoạn giậm nhảy trong nhảy xa là giai đoạn quan trọng nhất. Ngoài yếu tố
người tập nắm vững và thực hiện tốt kĩ thuật cơ bản còn cẩn có sức mạnh
trong giai đoạn giậm nhảy mới đạt kết quả cao ữong tập luyện và thi đấu.Với
mong muốn giải quyết được vấn đề, mối quan tâm thể thao nước nhà, chúng
ta phải lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh trong giậm nhảy nhằm nâng cao
thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ Hà Nội sao cho hợp lí.
Dựa trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng, tính bức thiết của
vấn đề, với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện
môn điền kinh nói chung cũng như môn nhảy xa nói riêng tôi thực hiện đề
tài: “Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh trong giậm nhảy nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn
Văn Cừ- Hà Nội".
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh trong
giậm nhảy để từ đó tiến hành lựa chọn và áp dụng bài tập sao cho phù hợp
với điều kiện, lứa tuổi nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy xa cho
học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.


5

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VAN ĐỂ NGHIÊN c ứ u


1.1. Cơ sở sinh lý, lí luận của tố chất sức mạnh trong nhảy xa
Sức mạnh là khả năng của con người sinh lực cơ học bằng sự nỗ lực
của cơ bắp, hay là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài bằng sự nỗ
lực của cơ bắp.
Sức mạnh cơ phát triển phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Số lượng đơn vị vận động tham gia vào căng cơ.
- Chế độ co của các đơn vị vận động đó.
- Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co khi số lượng sợi cơ co là tối
đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và chiều dài ban đầu của sợi cơ là
chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa. Lực đó gọi là sức mạnh tối đa
thường đạt được trong cơ tĩnh.
- Sức manh tối đa phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và thiết diện ngang
(độ lớn) của cơ bắp.
- Sức mạnh tương đối bằng sức manh tuyệt đối / trọng lượng cơ thể.
- Sức mạnh là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, nhóm sức
manh này được chia thành sức manh động lực và hoãn xung, chúng có liên
quan và ảnh hưởng đến việc quyết định thành tích nhảy xa.
Lực tối đa mà con người có thể tạo ra, một mặt phụ thuộc vào đặc tính
sinh cơ của động tác (độ dài cánh tay đòn, khả năng thu hút các nhóm cơ lớn
nhất hoạt động...). Mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm
cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng.
- Mức độ hoạt động của cơ được quy đinh bỏi hai nhân tố:
+ Xung động từ các noron thần kinh vận động trong sừng trước tủy
sống đến cơ.
+ Phản ứng của cơ (tóc là lực do nó sinh ra để đáp lại xung động thần
kinh).


6
Một số kết luận của các nhà khoa học về phân loại sức mạnh.

- Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt
so với tri số lực phát huy trong điều kiện co cơ đẳng trường.
- Trong chế độ nhượng bộ khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất đôi khi
gấp hai lần trong điều kiện tình.
- Trong động tác nhanh trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ.
- Khả năng sinh lực ừong các động tác tuyệt đối và khả năng sinh lực
trong các động tác tĩnh tối đa và không có tương quan với nhau. Có thể phân
loại như sau:
+ Sức manh đơn thuần: Được sinh ra trong các động tác chậm hoặc lĩnh.
+ Sức manh tốc độ: Là sức manh được sinh ra trong các động tác
nhanh.
+ Sức manh bột phát: Là khả năng phát huy lực lớn trong một khoảng
thời gian ngắn nhất.
+ Sức manh tương đối = Sức mạnh tuyệt đối /trọng lượng cơ thể.
Đánh giá sức manh theo phương pháp sau:
- Phát triển sức mạnh bột phát: Bài tập bật xa tại chỗ, bật cao, bật đổi
chân với bục có độ cao...
- Phát triển sức mạnh ném đẩy: Số lần lặp lại 8 - 1 2 lần, nghỉ giữa các
tổ là 2 - 3 phút.
- Phát triển sức manh nhảy: Số lần lặp lại 10 - 15 lần/1 tổ, quãng nghỉ
giữa các tổ từ 3 - 4 phút.
Vì vậy chúng ta muốn phát triển sức mạnh phải có phương pháp giảng
dạy và chế độ tập luyện hợp lý với khả năng chức phận và đặc điểm trình độ
phát triển thể lực của các em.
1.2. Những quan điểm về huấn luyện tố chất sức mạnh nhằm nâng cao
thành tích nhảy xa
1.2.1. Đặc điểm kĩ thuật giai đoạn giậm nhảy môn nhảy xa
Nhảy xa là phương pháp đưa cơ thể vượt qua một quãng đường lớn nhất
(không chạm đất) mà không dùng bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào.



7
Nhảy xa là hoạt động hỗn hợp, vừa có chu kì vừa không có chu kì bao
gồm nhiều động tác liên kết với nhau chặt chẽ và phức tạp từ chạy đà, giậm
nhảy, trên không và tiếp đất. Đặc điểm nổi bật của nhảy xa là cần phải kéo
dài quỹ đạo bay trên không do nỗ lực của người nhảy trong lấy đà và giậm
nhảy tạo nên. Kỹ thuật nhảy xa gồm 4 giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên
không và tiếp đất.
Chạy đà: Được tính từ khi bắt đầu chạy đà đến khi đặt chân vào ván
giậm nhảy. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tạo tốc độ nằm ngang lớn nhất và
chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy.
Giai đoạn giậm nhảy: Giai đoạn này lính từ khi đặt chân vào ván giậm
nhảy đến khi chân giậm rời khỏi ván giậm. Nhiệm vụ của giậm nhảy là thay
đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể để đưa cơ thể tiến về phía
trước với vận tốc ban đầu lớn nhất.
Bay trên không: Giai đoạn này tính từ khi chân giậm rời khỏi mặt ván
giậm đến khi có một bộ phận cơ thể bắt đầu tiếp xúc với mặt đất. Nhiệm vụ
của giai đoạn này là hợp lý mọi hoạt động trong khi bay để giữ thăng bằng
và tạo điều kiện cho người nhảy với xa chân về trước để đạt thành tích cao
n h ất.
Tiếp đất: Giai đoạn này lính từ khi một bộ phận của cơ thể chạm đất đến
lúc chuyển động của toàn thân người hoàn toàn dừng lại. Nhiệm vụ của giai
đoạn này là góp phần nâng cao thành tích và đảm bảo an toàn cho người tập.
Trong đó giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là hai giai đoạn quan trọng
nhất. Mỗi giai đoạn có đặc trưng riêng nhưng chúng tôi chỉ xét tới giai đoạn
giậm nhảy. Giậm nhảy cần thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhất với sự
nỗ lực cao nhất. Nếu giậm nhảy với tốc độ chậm thì tốc độ bay xa giảm, do
đó thành tích của ngưòi nhảy giảm đi. Trong lúc giậm, người nhảy cần cố
gắng giữ chuyển động tiến về trước, đặt chân đúng ván, bật lên với góc gần
như thẳng đứng (70-80 độ).



8
Để đạt được thành tích cao trong nhảy xa, vận động viên cần có tầm
vóc tốt, trình độ cao về sức mạnh và nắm vững kỹ thuật nhảy. Khi tiếp xúc
với ván giậm, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân giậm nhảy, do vậy
chân giậm nhảy hoi khụy để giảm chấn động. Khi giậm nhảy cần nhanh
chóng duỗi hết các khớp nhanh, mạnh, đổng thời gập gối đưa nhanh đùi của
chân lăng về trước - lên trên và dừng khi cánh tay song song mặt đất. Kết
thúc giậm nhảy góc giữa thân ừên và đùi chân lăng khoảng 95°, bàn chân,
cẳng chân, đùi của chân giậm gần như nằm trên một đường thẳng hơi ngả về
trước với góc độ giậm nhảy khoảng 68 - 72°. Tay bên chân giậm đánh ra
trước lên trên. Tay bên chân lăng gập ở khuỷu, đánh sang bên và hơi ra sau.
Thân ngưòi hơi ngả về trước. Đầu giữ thẳng không được ngửa ra sau hay cúi
về trước. Kết thúc động tác giậm nhảy, cơ thể ở tư thế “bước bộ trên không”.
Khi giậm nhảy lực tác động lên trọng tâm cơ thể hướng về trước theo phương
nằm ngang là 87% ừong khi lực hướng lên trên theo phương thẳng đứng chỉ
chiếm 13%. Tất cả các hoạt động phối hợp giữa chân giậm, chân lăng, tay,
thân người diễn ra một cách nhịp nhàng, hoạt động nọ phối hợp hoạt động
kia mục đích làm tăng tốc độ giậm nhảy. Chỉ cần phối hợp không đồng thời
của từng hoạt động cũng sẽ ảnh hưởng tới thành tích nhảy xa của các em.
1.2.2. Yếu tố quyết định thành tích nhảy xa
Thành tích nhảy xa (S) về cơ bản phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu
( va) và góc bay của tổng trọng tâm (a ) khi rời đất. Tốc độ bay phụ thuộc
vào tốc độ đà tối đa có được trước lúc giậm nhảy và giậm nhảy.
Độ xa của lần nhảy được xác định theo công thức:
r _ Vq .Sỉnla
Ò




g

Trong đó: - s là độ xa (quãng đường di chuyển của trọng tâm cơ thể)
- V 0 là tốc độ bay ban đầu
- a là góc bay
- g là gia tốc rơi tự do


9
Qua phân tích công thức trên ta thấy sự ảnh hưởng của g là không đổi
luôn bằng 9,8m/s2nên V 0và a là yếu tố quyết định đến độ bay xa. Trong
thực tế nhảy xa, chạy đà và giậm nhảy là hai giai đoạn tạo cho cơ thể có tốc
độ bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lý nhất vì thế nó là giai đoạn có ảnh
hưởng quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.
1.2.3. Sự cần thiết phải phát triển sức mạnh trong giậm nhảy của nhảy
xa
Năng lực sức manh và năng lực sử dụng sức mạnh là năng lực không
thể thiếu được của tất cả vận động viên các môn nhảy, đặc biệt với các vận
động viên nhảy xa thì tố chất sức manh có vai trò đặc biệt quan trọng. Sức
manh trong nhảy xa được thể hiện nhiều nhất trong chạy đà và giậm nhảy. Ai
cũng biết nếu làm tốt giai đoạn này thì sẽ đạt được thành tích cao. Tuy nhiên
không phải ai cũng biết cách thực hiện giai đoạn đó. v ề lí thuyết, độ xa của
lần nhảy được tính theo công thức như đã nêu ở phần 1.2.2 cho ta thấy :
Thành tích nhảy xa cao nhất đòi hỏi tốc độ bay phải lớn và góc bay
đạt 45°. Tuy nhiên trong thực tế, góc độ bay chỉ đạt 18 - 25°. Ngay cả các
YĐY cũng không thể vượt quá được ngưỡng này. Chúng ta có thể giải thích
điều này bởi trong thực tế độ xa khi nhảy của một người không thể giống như
bắn đi một viên đạn, vì trọng tâm cơ thể người khi chạy đà và giậm nhảy
không ở trên một mặt phẳng mà có xu hướng thấp dần, tạo ra góc chênh lệch

là người ta gọi là góc địa hình và chính yếu tố này làm cho góc độ bay không
đạt được góc lí tưởng là 45°. Chính vì vậy mà việc phát triển sức manh trong
nhảy xa là hết sức cần thiết nhằm tăng độ xa tạo ra và tốc độ bay ban đầu
lớn, góc bay hợp lí để nâng cao thành tích nhảy xa.
1.3. Phương pháp phát triển sức mạnh
Để phát triển sức manh, quá trình tập luyện phải giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Tăng cường số lượng đơn vị vận động tham gia vào quá trình hoạt
động đặc biệt là đơn vị vận động nhanh (sợi cơ nhanh).


10
Để đạt điều đó cần phải luyện tập những bài tập độ dài cơ khác nhau
sao cho tất cả sợi cơ trong bó cơ đều tham gia vào hoạt động nhằm đạt đến
ngưỡng lực căng cơ lớn nhất.
Các hoạt động động lực và hoạt động tĩnh cùng phát triển để đạt được
sức mạnh. Một số tác giả khác thì cho rằng, cho các cơ luyện tập theo chế độ
co cơ đẳng trường (tĩnh lực) với lực căng cơ tối đa cũng làm cho sức mạnh
của cơ tăng lên.
Vì vậy muốn phát triển sức manh nên phối hợp luyện tập cả chế độ co
cơ đẳng trương và co cơ đẳng trường. Tuy nhiên việc sử dụng tĩnh lực để phát
triển sức mạnh có một số nhược điểm sau:
- Giảm khả năng thả lỏng cơ
- ức chế hoạt động của cơ đối kháng
- Giảm tốc độ căng cơ
Trong các động tác có tốc độ đều và không mang vật nặng thì sức
manh là kết quả của sự căng cơ chủ vận và cơ đối kháng. Trong hoạt động
động tác có mang vật nặng hoặc giật cục thì sự căng cơ đối kháng giảm. Vì
vậy, để phát triển sức manh tối đa trong huấn luyện cần phải hình thành phản
xạ có điều kiện phối hợp hoạt động các trung tâm thần kinh để các cơ chủ

vận có thể co trong khi cơ đối kháng bị ức chế. Ngoài ra hệ thống thần kinh
trung ương còn có những xung động đến các cơ và cơ quan dinh dưỡng thông
qua hệ thần kinh giao cảm để làm tăng khả năng hoạt động của cơ tim và cả
cơ vân. Khi vận động hệ thần kinh giao cảm hưng phấn. Vì vậy chúng làm
tăng lính linh hoạt của các cơ và trung tâm thần kinh, sự cung cấp máu cho
các cơ nhiều hơn, các hoocmon được bài tiết ra nhiều để đi tới các cơ quan
mà chúng chi phối, cụ thể: Tuyến thượng thận tăng tiết adrenalin làm cho hệ
tim mạch hoạt động mạnh lên để đáp ứng nhu cầu ôxy cho cơ bắp hoạt động.
* Những bài tập phát triển sức manh:
-Các bài tập có trọng lượng phụ với trọng lượng khác nhau.


11
-Bài tập có sức cản của người cùng tập đối kháng cá nhân
- Bài tập khắc phục trọng lượng bản thân.
- Bài tập mô phỏng động tác
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi THPT
1.4.1 Đặc điểm tâm lý
Về tâm lý các em tỏ ra mình là người lớn. Ở lứa tuổi này các em tự ý
thức, hình thành tính cách và hướng vào tương lai, đó cũng là tuổi lãng mạn
ước mơ độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Độ tuổi nhu cầu đầy
sáng tạo, khát vọng khám phá bí ẩn của cuộc sống và tò mò trong những
hành vi của mình. Tuy vậy các em chưa đinh hướng rõ nên mọi đinh hướng
vẫn còn miên man chưa có hiệu quả.
- Hứng thú: Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất
phát từ động cơ đúng đắn và hướng tói việc chọn nghề sau này khi đã học
xong THPT. Song hứng thú học tập vãn còn nhiều động cơ khác như: Đôi khi
do tự ái, hiếu danh....nên hứng thú các em còn nhất thời. Các em tỏ ra mình
là trưởng thành nên thường hay bắt trước hành vi của người lớn. Chính điều
này thúc đẩy các em hứng thú khám phá và tìm hiểu xung quanh.

- Tình cảm: Giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng của học sinh
đó là một trong những bước thành công. Điều đó giúp giáo viên thuận lợi
trong quá trình giảng dạy thúc đẩy các em tích cực, tự giác trong tập luyện và
ham thích môn thể thao. Do vậy giáo viên phải là ngưòi mẫu mực, công
bằng, biết động viên kịp thời và quan tâm đúng mực vói học sinh gần gũi
thân mật với các em nắm được đặc điểm tính cách mỗi học sinh. Học sinh
nam không giống như nữ phải khích lệ các em nhiều hơn là dùng hình phạt
cứng rắn. Giáo viên biết quan hệ với học sinh một cách có phương pháp sư
phạm và tế nhị. Hiểu biết quan hệ sư phạm cô trò sẽ tránh khỏi được những
biểu hiện hành vi quan hệ không tôn trọng học sinh kém hoặc thiếu yếu tố tổ
chức kỷ luật trong giờ học TDTT, đặc biệt những học sinh cá biệt.


12
- Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như không tồn tại việc ghi nhớ một cách
máy móc. Các em đã biết hệ thống, đảm bảo tính lôgic, tư duy, lập dàn bài
xác định được ý chính. Nhớ rất lâu những gì mà em thích học và vấn đề
chúng quan tâm.
- Về nhận thức: Nhận thức các em lứa tuổi này được nâng cao, các em
biết tiếp thu cái hay cái đẹp môi trường xung quanh nhưng chưa thật sự sâu
sắc. Ở độ tuổi này xuất hiện tình cảm lứa đôi trong sáng hồn nhiên nhưng chỉ
cảm tính. Các em đã biết nhận thức tất cả mọi thứ nhưng vẫn còn nhiều hạn
chế. Giáo viên phải biết lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào việc tiếp thu kiến
thức và kỹ năng động tác, cũng như thu hút lòng tha thiết, quyết tâm học tập
môn thể dục. Ở lứa tuổi này đặc biệt học sinh nam nhận thức rất nhanh, nắm
bắt kỹ thuật khái quát rất tốt.
Các đặc điểm tâm lý ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình học tập cũng
như việc nâng cao thành tích các môn thể thao đặc biệt trong đó có nhảy xa
cho học sinh khối 11 THPT.
1.4.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT

1.4.2.1 Đặc điểm sinh lý chung
Lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ
phận cơ thể vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm dần. Chức năng sinh lý
đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống, cơ quan của cơ
thể cũng được nâng cao hơn. Ở lứa tuổi này cơ thể các em đang chuyển dần
từ phát triển theo chiều ngang nhiều hơn, chiều cao vãn phát triển nhưng
chậm. Vì vậy các giáo viên, HLV cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi và giới tính để đưa ra những bài tập có cường độ, khối lượng sao cho
đảm bảo tính hợp lý, tạo sự phát triển một cách toàn diện.
1.4.2.2. Hệ thần kinh
Hệ thần kinh tiếp tục phát triển đi tới hoàn thiện. Khả năng tư duy,
phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo thuận lợi việc hình


13
thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi để các
em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kĩ thuật động tác. Tuy nhiên đối với
một số bài tập mang tính đơn điệu không hấp dẫn cũng làm cho các em
nhanh chóng mệt mỏi. Cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách
phong phú, đặc biệt tăng cường các hình thức thi đấu ừò chơi để gây hứng
thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập chính. Ngoài ra do sự vận
động mạnh của tuyến giáp, tuyến yên, tuyến sinh dục làm cho tính hưng
phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế giữa hưng phấn và ức chế không cân
bằng đã ảnh hưởng phát triển thể lực.
1.4.2.3. Hệ vận động
Hệ xương đã bắt đầu giảm tốc độ phát triển mỗi năm nam cao thêm 13cm. Tập luyện TDTT thường xuyên liên tục làm bộ xương khỏe manh hơn.
Các xương hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể mang vác chèo chống
vật nặng mà không làm tổn hại, phát triển lệch lạc của cơ thể .
Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ co vẫn còn
tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh

tay) còn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay) chậm hơn. Các cơ co phát triển
sớm hơn các cơ duỗi. Nam ở thời kì 14-16 cơ bắp phát triển nhanh nhất 17 18 tuổi hoàn thiện dần dần.
1.4.2.4. Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đến hoàn thiện. Buồng tim phát
triển tương đối hoàn chỉnh, phản ứng hệ tuần hoàn trong vận động tương đối
rõ rệt. Cho nên lứa tuổi này có thể tập những bài tập dai sức, bài tập có khối
lượng cường độ vận động lớn. Nhưng phải thường xuyên kiểm tra tình hình
sức khỏe của các em.
1.4.2.5. Hệ hô hấp
Đã phát triển tương đối ổn đinh vòng ngực trung bình của nam 67 73cm. Diện tích tiếp xúc của phổi 100 - 200cm. Tẩn số hô hấp 1 0 - 2 0
lần/phút. Trong tập luyện cần thở sâu, chú ý thở bằng ngực.


14
I.4.2.6. Hệ bài tiết
Hoạt động có hiệu quả đặc biệt là bài tiết qua da. Do vậy hổi phục sau
vận động diễn ra nhanh, sự trao đổi chất và năng lượng tương đối hoàn thiện.
Tóm lại: Sức manh không thể thiếu trong nhảy xa.
Muốn nâng cao thành tích phải huấn luyện sức mạnh.
Cần lựa chọn bài tập phát triển sức manh nâng cao thành tích cho học
sinh nam khối 11 THPT Cừ - Hà Nội.


15

CHƯƠNG 2

NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, TỔ CHỨC NGHIÊN c ứ u
2.1. Nhiệm yụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài giải quyết 2 nhiệm vụ như

sau:
Nhiệm yụ 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn GDTC nói
chung và việc giảng dạy môn nhảy xa nói riêng trong đó có việc phát triển
sức manh trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy xa cho học sinh nam khối 11
trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.
Nhiệm yụ 2: Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức
manh nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 11 THPT
Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi xác đinh các phương
pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đọc sách và tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài nghiên cứu là
một mặt không thể thiếu. Thông qua tài liệu tham khảo xác đinh các vấn đề
liên quan đến đề tài để hình thành cơ sở lý luận và bài tập phát triển sức
manh trong giai đoạn giậm nhảy cho học sinh nam khối 11 THPT Nguyễn
Văn Cừ - Hà Nội.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.
Đây là phương pháp sử dụng thông tin qua việc phỏng vấn giáo viên,
huấn luận viên và các em học sinh nhằm điều tra thực trạng và thu thập số
liệu cần thiết. Đánh giá các bài tập phát triển sức manh trong giai đoạn giậm
nhảy cho học sinh nam khối 11 THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.


16
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Nhằm mục đích thu thập được thông tin cần thiết về bài tập phát triển
sức mạnh trong giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa. Chúng tôi tiến hành quan
sát một số giờ tập luyện nhảy xa của học sinh. Qua đó lựa chọn bài tập phát
triển sức mạnh phù hợp với đặc điểm đối tượng tập luyện.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Kiểm tra trước thực nghiệm để đánh giá thực trạng việc giảng dạy môn
nhảy xa nói chung và khả năng phát triển sức mạnh của học sinh nói riêng.
Kiểm tra sau thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của các bài tập được
lựa chọn và phương pháp ứng dụng bài tập đó.
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này để đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh
trong giai đoạn giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh
nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 70 học sinh nam trường THPT
Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội. Trong quá trình thực nghiệm học sinh được chia
làm 2 nhóm:
Nhóm A: Nhóm thực nghiệm gồm 35 em tập luyện theo bài tập và
phương pháp mà chúng tôi đưa ra.
Nhóm B: Nhóm đối chứng gồm 35 em tập luyện theo bài tập và
phương pháp mà giáo viên trường đưa ra.
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo phương pháp so sánh
thành tích cho cả 2 nhóm.
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê
Sau khi thu thập số liệu chúng tôi đã sử dụng phương pháp toán học
thống kê để sử lí số liệu nghiên cứu :

Èx,

- Số trung bình cộng : X= i=l


17
Trong đó :


X :SỐ trung bình

ỵ : Là giá trịtừng cá thể
n : Số lượng
2 : Dấu hiệu tổng
n

- Phương sai (n <30)

ô 2=—

- Độ lệch chuẩn (5): ô = yl&
- So sánh 2 số trung bình quan sát (t):
t=

Trong đó:





Xẩ ~ Xb

( n>30)

: Là số trung bình của nhóm A
: Là số trung bình của nhóm B

: Phương sai
Ỵị : Kích thước tập hợp mẫu nhóm A

Yl : Kích thước tập hợp mẫu nhúm


18
2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu

Giai
đoạn

Nội Dung

Thời gian
Bắt đầu Kết thúc

- Đề cương

- Xác đinh tên đề tài
1

- Xây dựng đề cương

Sản phẩm thu
được

11/ 2010

1/2011

nghiên cứu


- Bảo vệ đề cương

khoa học

- Thu thập tài liệu có liên

- Thông tin số

quan, viết tổng quan của

liệu về học sinh

đề tài

nam khối 11
trường THPT
Nguyễn Văn Cừ
, Hà Nội

- Hoàn thành tổng quan đề

- Tổng quan đề

tài

tài.

- Điều tra đánh giá tố chất 1/2011
2


4/2011

- Thực trạng

sức mạnh trong giai đoạn

sức manh trong

giậm nhảy nhằm nâng cao

giai đoạn giậm

thành tích nhảy xa cho học

nhảy nhằm

sinh nam khối 11 trường

nâng cao thành

THPT Nguyễn Văn Cừ -

tích nhảy xa

Hà Nội

cho học sinh
nam khối 11
THPT Nguyễn

Văn Cừ - Hà
Nội

- Lựa chọn hệ thống bài

- Hệ thống bài


19
tập

tập

- ứng dụng và đánh giá hệ

- Kết quả của

thống bài tập.

hệ thống các
bài tập

3

- Hoàn thiện khóa luận và
bảo vệ khóa luận

- Hoàn thành
4/2011


5/2011

khóa luận

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trường ĐHSP HN2 - Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.
2.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
Bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học
sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.


20

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn GDTC nói chung và
việc giảng dạy môn nhảy xa nói riêng trong đó có việc phát triển sức
mạnh trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy xa cho học sinh nam khối 11
trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.
3.1.1. Thực trạng giảng dạy và tập luyện môn nhảy xa của học sinh nam
khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ.
3.1.1.1. Thực trạng giảng dạy và tập luyện trong các giờ học chính khóa.
Tiến hành nghiên cứu và trực tiếp phỏng vấn các giáo viên đang giảng
dạy tại trường thấy rằng: môn thể dục được giảng 2 tiết/ 1 tuần / 1 lớp. Theo
phân phối chương trình mỗi tiết 45 phút sẽ giảng 3 nội dung. Như vậy, chỉ
tính riêng việc nắm vững kỹ thuật chưa đủ chứ chưa nói đến việc phát triển
thể lực. Môn nhảy xa cũng vậy, theo phân phối chương ữình cứ 14 tiết/ 1
năm/ 1 khối lớp, trong đó phải dành 1 tiết cho kiểm tra, 13 tiết cho tập kỹ
thuật và phát triển thể lực. Qua tìm hiểu về công tác GDTC đang thực hiện

tại trường cho thấy rằng, môn nhảy xa được giảng dạy trong 20 giáo án và
được gộp cùng với 2 nội dung khác trong 1 tiết. Do vậy, trong các giờ học
chính khoá, công tác huấn luyện thể lực nói chung và kỹ thuật nhảy xa nói
riêng cho học sinh là không thể đạt được mục tiêu đề ra.
3.1.1.2. Thực trạng giảng dạy và tập luyện các giờ ngoại khoá.
Thời gian ngoại khoá không bắt buộc và phụ thuộc chủ yếu vào tính
tự giác, tích cực của học sinh. Qua quan sát và phỏng vấn các em học sinh
trong trường thấy rằng, việc tập luyện ngoại khóa hầu hết các em chưa quan
tâm mà chủ yếu dành cho thời gian học các môn khác mà các em cho là quan
trọng.


21
Yà qua 2 mục 3.1.1.1 và 3.1.1.2 cho thấy rằng thể lực, kỹ thuật nói
chung và sức mạnh giậm nhảy trong nhảy xa nói riêng của học sinh trường
Nguyễn Văn Cừ đang ở mức thấp.
3.1.2. Đánh giá thực trạng phát triển sức mạnh trong giậm nhảy môn
nhảy xa của học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà
Nội
Để điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh trong
giậm nhảy của học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà
Nội, chúng tôi đã trực tiếp phỏng vấn các giáo viên thuộc bộ môn tin - thể
dục của nhà trường và được biết tình hình tập luyện của các em.
Do đó việc chuẩn bị thể lực cũng như về kĩ thuật của các em cũng chỉ
được tập luyện trong trường học theo chương trình của bộ môn tin - thể dục.
Vì vậy, việc chuẩn bị thể lực cũng như kĩ thuật còn hạn chế. Trong những
năm gần đây, được phép của Ban giám hiệu nhà trường và của bộ môn tin thể dục đã xây dựng chương trình giảng dạy, chế độ tập luyện thường xuyên
cho học sinh theo thời gian biểu (2 tiết/tuẩn). Nhưng việc đảm nhiệm giảng
dạy của giáo viên trong trường còn nhiều hạn chế, trang thiết bị dụng cụ
chưa đáp ứng yêu cầu bài tập...

Thông qua quan sát nhiều tiết học nhảy xa của các em, chúng tôi thấy
nội dung các buổi tập thể lực đơn giản không mang nhiều yếu tố quyết định
đến thành tích nhảy xa như lã thuật, tâm lí, đặc biệt là phát triển sức manh
trong lã thuật giậm nhảy chưa đề cập đến.
Vì vậy, để đánh giá thực trạng, khả năng phát triển sức manh của nam
học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội, chúng tôi tiến
hành kiểm tra thành tích nhảy xa toàn đà cho 70 em học sinh hình thức kiểm
tra mỗi em nhảy 3 lần lấy thành tích cao nhất và chấm theo thang điểm của
trường đã sử dụng nhiều năm, thành tích và điểm như sau:
Nhỏ hơn4.7(m) điểm dưới trung bình


22
4.7(m)

5 điểm

4.8(m)

6 điểm

4.9(m)

7 điểm

5.0(m)

8 điểm

5.1(m)


9 điểm

5.2 (m)

10 điểm

Chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả như sau:
Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra thành tích

I

Thành tích nhảy xa
< 5 điểm

5 -6 điểm

7 - 8 điểm

9-10 điểm

20

30

15

5

70


28,57

42,85

21,42

7,14

100%

Nhìn vào kết quả kiểm tra ở bảng 3.1 chúng tôi thấy được thành tích
của các em đa phần ở mức dưới trung bình và trung bình. Như vậy thành tích
vẫn còn ở mức thấp, hạn chế ở đây là sức mạnh trong giậm nhảy. Nguyên
nhân là do có nhiều em giậm nhảy không hết, chân giậm nhảy yếu, tốc độ
giậm nhảy chậm, còn có em giậm nhảy bị lao (góc độ giậm nhảy nhỏ quá), 4
bước cuối hạ thấp trọng tâm ít quá (bước ngắn quá) và lúc giậm nhảy thân
người gập trước quá nhiều dẫn đến thành tích của các em không đạt hiệu quả
cao.
Ngoài ra chúng tôi thấy còn nhiều bất cập trong việc sử dụng hệ thống
bài tập phát triển sức manh, nó vẫn chưa được chú trọng về thòi gian và trang
thiết bị dụng cụ tập luyện hạn chế.
Vì vậy, chúng tôi cần lựa chọn ứng dụng và đánh giá một số bài tập phát
triển sức mạnh để nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 11
trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.


23
3.1.3. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh giậm nhảy trong nhảy xa cho học
sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.

Quan điểm lựa chọn test của chúng tôi như sau:
Thành tích nhảy xa về cơ bản là phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu và
góc độ bay hợp lý. Tốc độ bay ban đầu lại được tạo bởi tốc độ chạy đà và sức
manh giậm nhảy. Chính vì vậy các test được lựa chọn, phải đánh giá được
yếu tố tốc độ (trong chạy đà) và yếu tố sức manh (trong giậm nhảy). Qua
tham khảo tài liệu chúng tôi tiến hành đề xuất và chọn test như sau:
- Bật xa tại chỗ (m).
- Chạy 30m tốc độ cao (s)
- Chạy đạp sau 50 (m)
- Bật cóc 30m (m).
- Nhảy xa toàn đà (m)
Sau đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên, HLVcó kinh
nghiệm giảng dạy để lựa chọn các test phù hợp. Các giáo viên, HLV mà
chúng tôi phỏng vấn có trình độ và số năm công tác được thể hiện ở biểu đồ
3.1.
Biểu đồ 3.1. Trình độ đối tượng phỏng vấn

□ Trình độ đại học 5 -10 năm công tác chiếm 40%
□ Trình độ đại học 11 năm công tác trở lên chiếm 60%


24
Từ kết quả phỏng vấn, chúng tôi sẽ lựa chọn các test có số ý kiến tán
thành từ 80% trở lên để tiến hành các thử nghiệm của đề tài.
Phỏng vấn cho kết quả ữình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số test đánh giá trình độ
phát triển sức mạnh trong giậm nhảy cho học sinh nam khối 11
trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội (n =10).
STT


Các test

Kết quả phỏng vấn
Số người lựa chọn

%

1

Bật xa tại chỗ (m)

10

90

2

Bật cóc 30m (m)

5

50

3

Chạy 30m tốc độ cao (s)

10

80


4

Chạy đạp sau 5Om (m)

6

60

5

Nhảy xa toàn đà (m)

10

100

Qua bảng 3.2 cho thấy trong 5 test đưa ra phỏng vấn có 3 test được giáo
viên, HLV trả lòi có ý kiến tán đồng từ 80% số ngưòi được hỏi.
-Bật xa tại chỗ (m).
-Chạy 30m tốc độ cao (s)
-Nhảy xa toàn đà (m)
Từ kết quả trên chúng tôi đi đến kết luận sử dụng 3 test bật xa tại chỗ
(m) và chạy 30m tốc độ cao (s), nhảy xa toàn đà (m) để đánh giá sức mạnh
trong giậm nhảy cho học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ Hà Nội.
3.1.4. Đánh giá sức mạnh giậm nhảy trong nhảy xa trước thực nghiệm
của học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội
Trước khi bước vào lựa chọn và ứng dụng bài tập cho đối tượng nghiên
cứu, chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng các test trước thực nghiệm đánh giá
tành độ phát triển sức mạnh trong giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích nhảy



25
xa cho học sinh nam khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội (2
nhóm thực nghiệm và đối chứng) trình bày kết quả ở bảng 3.3.
Bảng 3.3 So sánh kết quả các test trước thực nghiệm
(nA= nB = 35)
Test

Thông
X

5
ttính
^bảng
p

Bật xa tại chỗ (m)

Chạy 30m tốc độ
cao (s)

Nhảy xa toàn đà
(m)

Đối
chứng

Thực
nghiệm


Đối
chứng

Thực
nghiệm

Đối
chứng

2,22
0,11

2,20
0,2

4,36
0,14

4,40

4,55
0,17

0,5

0,1
1,3

Thực

nghiệm

4,60
0,2
1,25

1,96
>0,05

Nhìn vào bảng 3.3 cho thấy thành tích trung bình bật xa tại chỗ của
nhóm đối chứng là 2,22 (m), của nhóm thực nghiệm 2,20 (m) với ttính = 0,5 <
tbảng = 1,96. Như vậy sự khác biệt thành tích của 2 nhóm là không có ý nghĩa
ở ngưỡng xác suất p > 0,05. Tương tự, ta thấy thành tích trung bình của các
test còn lại: Chạy 30m tốc độ cao (s), nhảy xa toàn đà (m), của 2 nhóm trước
thực nghiệm là không có ý nghĩa, thể hiện tjính < tbảng ở ngưỡng xác suất p >
0,05.
Như vậy, chúng tôi khẳng định trước thực nghiệm trình độ thể lực
chuyên môn của 2 nhóm là tương đương nhau.
3.2. Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm
nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 11 THPT Nguyễn
Văn Cừ - Hà Nội.
3.2.1. Cơ sở để lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh trong giậm nhảy
Phương tiện sử dụng trong quá trình giảng dạy, huấn luyện sức manh
giậm nhảy chủ yếu là các bài tập chuyên môn riêng biệt. Mỗi bài tập có tác


×