Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân tích câu nói của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.82 KB, 13 trang )

Phân tích câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

BÀI LÀM
I.

Đặt vấn đề
1.

Bối cảnh thế giới lúc bấy giờ
Vào nửa sau thế kỉ 19, chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển trên thế
giới. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng tăng, sự
phản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt.
Năm 1848, chủ nghĩa Mác-ăng ghen hình thành về cơ bản đánh dấu sự
ra đời của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Đầu thế kỷ XX, cuộc cách mạng Nga vào năm 1905 đã tạo nên một làn
sóng mới, đẩy mạnh cách mạng lan ra toàn thế giới và trong đó có các
dân tộc châu Á hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với
ánh sáng tự do.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đó là một cuộc
cách mạng vô sản với nhân dân nước Nga, nhưng đối với các dân tộc
thuộc địa của Đế quốc Nga thì đây còn là một cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng "nước Nga là nhà tù của các dân
tộc". Cuộc cách mạng tháng mười ở nước Nga thành công, các dân tộc
thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được quyền tự quyết với
đất nước, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và
quyền liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Xôviết (1922). Cách mạng Tháng Mười đã khích lệ phong trào
cách mạng dân tộc cuả các nước thuộc địa trên toàn thế giới, trở thành
tấm gương cho phong trào giải phóng dân tộc.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của


Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin được công bố. Luận cương
nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh để giái phóng cho các
dân tộc thuộc địa bị bóc lột, áp bức trên toàn thế giới…Tình hình thế
giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
Tại Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác thuộc
địa, đặc biệt là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai sau khi chịu các tổn


thất trong cuộc Đệ nhất thế chiến. Các cuộc khai thác thuộc địa của thực
dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam. Mâu
thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, từ đó các cuộc cách
mạng, phong trào yêu nước lần lượt nổ ra.
2.

Bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ
Thực tế lịch sử những năm đầu thế kỷ XX cho thấy người dân Việt Nam
yêu nước sục sôi, liên tục nổi dậy chống ách thống trị của thực dân Pháp
nhưng đều lần lượt thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến phát
huy được sức mạnh toàn dân tộc. Các sĩ phu, tôn thân mang các tư tưởng
hệ phong kiến, trung quân-ái quốc, chưa tin tưởng hoàn toàn vào lực
lượng quần chúng nên chưa tin vào thắng lợi cuối cùng của kháng chiến.
Vào thập niên đầu thế kỷ XX, phong trào cứu nước của nhân dân ta lâm
vào thời kỳ bế tắc nhất khi Trường Đông kinh nghĩa thục bị đóng cửa
(12/1907), vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và tàn sát (6/1908), cuộc
khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại (1/1909), phong trào Đông Du
thất bại cho chính phủ Nhật bắt tay với thực dân Pháp, tiến hành trục
xuất Phan Bội Châu cùng với các học viên và những người cùng chí
hướng ra khỏi nước Nhật(2/1909),…
Thất bại của các cuộc đấu tranh cúa chúng ta vào đầu thế kỷ XX đặt ra

vấn đề phải giải quyết là đi theo con đường nào, do lực lượng nào lãnh
dạo để đưa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công. Hồ Chí Minh
nhận thấy phong trào yêu nước đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều bị thất bại do các phong trào
này chưa tìm được đường lối đấu tranh đúng đắn do còn ảnh hưởng bởi
hệ tư tưởng phong kiến hay hệ tư tưởng tư sản. Cũng vì thế mà những
phong trào này không xác định rõ được nhiệm vụ của cuộc đấu tranh là
giải quyết những mâu thuẫn cơ bản nào, không có khả năng tập hợp
được lực lượng toàn dân tộc. Trong khi đó chủ nghĩa đế quốc ngày càng
bành trướng trở thành một hệ thống thế giới hùng mạnh.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước lầm than biến thành thuộc
địa cho thực dân khai thác, quần chúng phải chịu áp bức, bóc lột,
Nguyễn Tất Thành được trực tiếp theo dõi và nghe về tin tức các phong
trào yêu nước của các bậc tiền bối diễn ra. Người nhận thấy con đường
của tiền bối Phan Bội Châu như là "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau"
còn đường lối của Phan Châu Trinh cũng là "xin giặc rủ lòng thương";


con đường cùa Hoàn Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn
mang nặng cốt cách phong kiến. Chính vì thế, mặc dù rất ủng hộ thái độ
yêu nước cùng tinh thần dám đứng lên tìm con đường cứu nước của ông
cha, nhưng Nguyễn Tất Thành không không chọn đi theo cách của họ
mà quyết tâm ra đi tìm một lối đi mới. Hồ Chí Minh xác định cách mạng
giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có
chung một kẻ thù đó là chủ nghĩa thực dân. Người nhận định rằng: “Chủ
nghĩa đế quốc như một con đỉa hai vòi. Một vòi bám vào chính quốc,
một vòi bám vào thuộc địa, chúng bóc lột người lao động ở cả hai nơi.
Muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc thì phải đồng thời cắt cả hai vòi của
nó đi, tức là phải thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở
chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa”. Từ đó Hồ

Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
II.

Phân tích vấn đề
Phân tích luận điểm
Phân tích về cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc
thuộc địa
1.1. Cách mạng vô sản
Đầu tiên thì cách mạng vô sản là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ
tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai
cấp lãnh đạo cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu của cách mạng vô sản là
giải phóng xã hội, giải phóng con người.

A.
1.

Giai đoạn đầu tiên của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân phải kết
hợp với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của
giai cấp tư sản vốn luôn đàn áp và bóc lột các giai cấp khác. Giai đoạn
thứ hai của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân phải đoàn kết các tầng
lớp nhân dân lao động vào công cuộc hình thành một xã hội mới về mọi
mặt, thực hiện xoá bỏ tình trạng áp bức, bóc lột để không còn tình trạng
xung đột, áp bức giữa các dân tộc với nhau. Giai cấp công nhân được
giao cho trọng trách lịch sử lãnh đạo các giai cấp thực hiện hình thành
chính quyền cách mạng vô sản, tuy nhiên để có thể đưa những lý thuyết
đó vào thực tế thì cần có một yếu tố cốt lõi đó chính là sự thành lập của
Đảng Cộng sản.



Cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc cách mạng nhằm lật đổ ách thống
trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính
quyền của nhân dân. Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa
là độc lập dân tộc. Trong phong trào cộng sản quốc tế có quan điểm cho
rằng: “Vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là vấn đề nông dân”.
Trong khi xung đột chủ yếu và cơ bản ở quốc gia ở Châu Âu và Châu
Mỹ là xung đột giữa giai cấp với nhau, cụ thể là giai cấp vô sản và giai
cấp tư sản, thì xung đột chủ yếu trong những quốc bị áp bức và bóc lột
bởi thực dân ở Châu Á là xung đột giữa dân tộc thuộc địa vốn bị áp bức,
bóc lột với thực dân đô hộ. Dưới ảnh hưởng của các hoạt động khai thác
kinh tế, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất, cùng với những chính
sách cai trị của chủ nghĩa đế quốc, mỗi giai cấp ở thuộc địa có địa vị
kinh tế, thái độ chính trị khác nhau, thậm chí có lợi ích phát triển ngược
chiều nhau, hình thành nhiều mâu thuẫn đan xen nhau, nhưng nổi lên
xung đột cơ bản và chủ yếu là xung dột giữa tầng lớp nhân dân bị bóc lột
với thực dân đô hộ cùng với bộ sậu của của các chình quyền thuộc địa.
Do vậy, "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương
Tây". Từ đó co thể suy ra được tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng ở các nước thuộc địa.

1.2.

Ở nước thuộc địa nông dân là nạn nhân chính của chính sách khai thác
thuộc địa, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất, vì thế kẻ thù số một
của nông dân là đế quốc thực dân. Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là
mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm “Đường cách
mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách

mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. Người có nói giai cấp nông dân là
giai cấp có số lượng lớn nhất trong dân tộc nên giải phóng dân tộc chủ
yếu là giải phóng nông dân, nông dân có yêu cầu về ruộng đất. Khi tiến
hành đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, yêu cầu đó cũng phần nào được đáp
ứng vì ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai sẽ thuộc về nông dân. Đế
quốc và tay sai là kẻ thù số một của nông dân, lật đổ chế độ thuộc địa là
nguyện vọng hàng đầu của nông dân. Tính chất và nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam càng được thể hiện rõ hơn trong cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Trong kháng chiến chống
thực dân Pháp, Người cũng đã nêu rõ và khẳng định: “trường kì kháng


chiến nhất định thắng lợi, thống nhất, độc lập và nhất định thành công”.
Đó không những là quyết tâm mà còn là nhiệm vụ của cách mạng Việt
Nam lúc bấy giờ.
Ước muốn cần thiết và cơ bản của nhân dân và các giai cấp ở các nước
thuộc địa bị bóc lột, áp bức là được có quyền độc lập. Người luôn phân
biệt rõ bọn thực dân xâm lược với nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa.
Người kêu gọi nhân dân các nước phản đối chiến tranh xâm lược thuộc
địa, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt
Nam.
2.

Mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản
Trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc là một quy luật
khách quan, mục tiêu giải phóng dân tộc và mục tiêu giải phóng giai
cấp, giải phóng con người có mối quan hệ khăng khít. Chỉ có xoá bỏ
tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột; thiết lập một nhà nước thực sự của
dân, do dân, vì dân, mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm
chủ, mới thực hiện được sụ phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội,

giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của con người. Do đó, sau
khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho
dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng, tự do.
Vậy, tại sao trong hoàn cảnh Việt Nam, cách mạng vô sản là “con
đường duy nhất đúng’’ để cứu nước và giải phóng dân tộc? Để phân
tích quan điểm này trước tiên chúng ta cần tìm hiểu tận gốc nguyên
nhân vì sao và con đường nào đã dẫn Hồ Chủ tịch đi tới kết luận trên.

3.

Con đường tìm đến cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc
của Hồ Chí Minh
Những tư tưởng về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh
được hình thành từ chính con đường cứu nước của người.
Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm đã có mong muốn đánh đuổi thực dân Pháp,
giải phóng đồng bào. Người rất nể phục tinh thần yêu nước của các chí
sĩ Phan Đình phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhưng không
tán thành con đường cứu nước của các cụ.
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc
với lòng yêu nước nồng nàn, lên đường bôn ba năm châu, bốn biển, tìm


con đường giải phóng dân tộc. Ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1
tháng đi biển, tàu cập cảng Marseilles, Pháp. Ở Pháp một thời gian rồi
Nguyễn Tất Thành qua Hoa Kỳ. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912cuối 1913), ông đến nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp
cho khách sạn, học tiếng Anh, và ở Luân Đôn cho đến cuối năm 1916.
Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp. Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay
mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã mang tới
Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai gọi tên mình là Nguyễn Ái Quốc

và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó. Trong khi đó, tại nước Nga
Xô viết sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Vladimir Lenin đã ban
hành sắc lệnh quy định về sự bình đẳng giữa các dân tộc, trao trả độc lập
cho các thuộc địa của Đế quốc Nga cũ. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc
Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin. Luận cương của
Lênin về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa đã ảnh hưởng sâu sắc tới
nhận thức tư tưởng của Người trong quá trình Người tìm đường cứu
nước. Qua nghiên cứu luận cương, Người đã hoàn toàn tin theo Lênin và
Quốc tế thứ ba. Đồng thời, vận dụng sáng tạo luận cương của Lênin,
khẳng định con đường duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam là đi theo
con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã phát triển thêm Luận
cương của Lênin cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới từ đó tạo lên nền
tảng áp dụng cho cách mạng ở Việt Nam sau này, và thực tiễn đã chứng
mỉnh rằng các tư tưởng, nhận định được phát triển thêm của Nguyễn Ái
Quốc, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng đắn và phù hợp trong
điều kiện của đấy nước ta lúc bấy giờ.
Người tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ
25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của
Đảng Xã hội Pháp, trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng
Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội.
Năm 1921, Người cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập
ra Hội Liên hiệp Thuộc địa nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên
chống chủ nghĩa đế quốc.
Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập
ra báo Le Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố
cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực


dân Pháp nói riêng. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng
Pháp do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính

sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của
các dân tộc thuộc địa.
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang hoạt động ở Liên Xô. Tại đây,
Người tiếp tục bổ sung và phát triển thêm tư tưởng về cách mạng giải
phóng dân tộc.
Đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã xác định đúng các nội dung cơ bản
của con đường cách mạng Việt Nam. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu
Long thuộc Hồng Kông, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, nhằm giải
quyết những mâu thuẫn hiện có giữa những người cộng sản Đông
Dương, Người đã thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương thành
Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương",
rồi đổi thành "Đảng Lao động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt
Nam").
Việc xác định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn, đầu tiên
là qua các cuộc cách mạng giải phóng nhân dân, sau đó là tiến tới thực
hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, ở Hồ Chí Minh tại thời kỳ này không
chỉ là nhờ từ chủ nghĩa Lênin Người đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin,
mà còn ở sự rút ra được bài học kinh nghiệm của cách mạng thế giới của
Hồ Chí Minh, mà Cách mạng Tháng Mười đã mạng lại cho Người bài
học kinh nghiệm quý báu nhất: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng
muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc,
phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói
tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mác và Lênin”. Từ đó Người sáng lập ra
Đảng Cộng sản Việt Nam và bắt đầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam tuân
thủ 3 nguyên tắc của cách mạng vô sản: Do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; liên minh công nông
là nguyên tắc cao nhất của cách mạng vô sản.
Vậy, có thể nói, để tìm được con đường cứu nước đúng đắ thì đã dựa
trên:
• Khả năng tư duy và trí tuệ thiên tài của Hồ Chín Minh

Suốt những năm tháng hoạt động bôn ba trên thế giới Người đã
không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm hiểu


biết của mình để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt
động lý luận của Người sau này.
Trong quá trình tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã khám phá ra
các quy luật vận động xã hội đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của
các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể khái quát thành lý luận và vận
dụng vào thực tiễn. Nhờ vậy mà lý luận của Người mang tính khách
quan, cách mạng và khoa học.
• Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Phẩm chất và tài năng đó được biểu hiện trước hết ở tư duy đối lập,
tự chủ sáng tạo với sự sáng suốt tinh tường của Người. Phẩm chất và
tài năng ấy cũng được thể hiện ở bản lĩnh kiên định, khêm tốn, giản
dị ham học hỏi của Người. Hồ Chí Minh vì thế đã trở thành anh hùng
giải phóng dân tộc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Người còn là một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ nhiệt thành
với cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng hi sinh vì
độc lập tự do của Tổ quốc. Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng của
Người đã trở tành tư tưởng Việt Nam hiện đại của mọi thế hệ hôm
nay và ngày mai.
4.

Cách mạng vô sản là con đường duy nhất đề cứu nước và giải phóng
dân tộc chứ không phải là con đường nào khác.
Các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giải phóng dân tộc thuộc đia
thời kì bấy giờ đi theo hai xu hướng chính là cách mạng vô sản và cách
mạng tư sản. Tuy nhiên, dần dần cách mạng tư sản đã bị điều kiện lịch
sử hạn chế, ngược lại xu hướng cách mạng vô sản ngày càng được phát

triển. Vì:
• Cách mạng tư sản là không triệt để
Điểm đến đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là nước Pháp. Khi còn học
ở Quốc học Huế, qua những bài giảng của thầy giáo người Pháp, qua
các kênh thông tin, Người nghĩ đến “tự do, bình đẳng, bác ái”. Cái
khác mọi người là Nguyễn Ái Quốc suy nghĩ đến cái gì là thực chất
của nó, ẩn chứa sau nó. Nguyễn Ái Quốc muốn tìm hiểu xem cái nơi
sinh ra “tự do, bình đẳng, bác ái”, nơi sinh ra “Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền” tại sao lại là nơi đẻ ra ách đô hộ thực dân. Vì
vậy, Nguyễn Ái Quốc từ chối con đường sang Nhật của Phan Bội
Châu.
Vừa đặt chân lên nước Pháp, Người nhận thấy ở nước Pháp cũng
nhiều người khổ như ở Việt Nam, ở đây giai cấp tư sản cũng tàn ác


như ở Việt Nam. Một điều Người không ngờ đến là trên nước Pháp
lại tồn tại hai nước Pháp: Một nước Pháp của giai cấp tư sản và một
nước Pháp của nhân dân lao động. “Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình
đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến. Khi dân
đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân”.
Người đọc tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiêu thực tiễn cuộc
cách mệnh tư sản Mỹ. Tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150
năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách
mệnh lần thứ hai. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà
cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi.
Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư
bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ
thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa.
Cách mệnh đã bốn lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải
mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách

mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy.
• Con đường giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” đã giới thiệu tính chất và kinh
nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789),
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách
mạng tháng Mười Nga là triệt để. Người đọc tuyên ngôn độc lập của
nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mệnh tư sản Mỹ. Nguyễn Ái
Quốc đã rút ra: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã
thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng
cái phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối
như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mạng
Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông
các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ
tất cả các đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh
Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân
chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan,
phải hy sinh, phải thống nhất”.
Tháng 7 năm 1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Người thấy
“tin tưởng, sáng tỏ và cảm động”. Người khẳng định: “đây là cái cần
thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Người đã
tìm thấy trong lý luận của V.I. Lênin một con đường cứu nước mới:
con đường cách mạng vô sản.


Đầu năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ
(Le Paria), Người Viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân
loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn ốc
sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm
cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc…”

B.
1.

Chứng minh luận điểm
Trên cơ sở lý luận
Trong các tác phẩm của mình, Lênin đã trình bày tư tưởng cho rằng nếu
trước kia phong trào giải phóng dân tộc kết thúc với việc giai cấp tư sản
lên nắm chính quyền, thì trong thời đại đế quốc chủ nghĩa những phong
trào này được sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đứng đầu là các Đảng
Cộng sản, khi gặp những điều kiện thuận lợi, có thể dẫn tới việc thành
lập một chính quyền thực sự nhân dân. Trong trường hợp này, các nước
thuộc địa cũ, với những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa vẫn còn tồn tại, có
khả năng, với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thắng ở các nước
tiên tiến - thực hiện bước quá độ dần chuyển lên chủ nghĩa xã hội, không
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng này của Lênin hoàn
toàn đúng với hoàn cảnh của nước ta, qua đó thấy được con đường quá
độ không qua chủ nghĩa tư bản là hoàn toàn có khả năng.

2.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam
Cách mạng vô sản ở Việt Nam có những vừa có sự đặc trưng của mọi
cuộc cách mạng vô sản, đồng thời cũng có những sự sáng tạo riêng, có
sự vận dụng để phù hợp với hoàn cảnh riêng của đất nước:
• Lực lượng của cách mạng nước ta tất cả các giai cấp của dân tộc từ
công nhân, nông dân cho đến giai cấp tiểu tư sản, trí thức, trung
nông, tư sản dân tộc…
• Cách mạng nước ta do một chính đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng
Cộng sản Việt Nam hoạt động trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hết lòng phục vụ cho giai cấp

công nhân, nông dân, tang lớp nhân dân lao động trong nước và đấu
tranh vì sự phát triển của vô sản toàn thế giới.
• Sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
Những thành quả mà chúng ta đạt được đã chứng tỏ sự đúng đắn của
con đường mà Hồ Chủ tịch đã lựa chọn, toàn dân tộc ta đang theo
đuổi: bắt đầu từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã
đưa đến sự thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chế độ


thuộc địa nửa phong kiến bị xoá bỏ, một kỷ nguyên mới mở ra - kỷ
nguyên của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc,
đưa cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào cuộc
đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội.
• Cách mạng được tiến hành vừa sáng tạo, vừa chủ động, có sự giúp
sức và hỗ trợ của bạn bè quốc tế.
C.

Vận dụng luận điểm vào công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên
cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý
chí, vi phạm quy luật khách quan: nóng vội trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần; có lúc đẩy mạnh quá
mức việc xây dựng công nghiệp nặng; duy trì quá lâu cơ chế quản lý
kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp; có nhiều chủ trương sai trong việc
cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương. Công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ

phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng.
Từ thực tiễn cách mạng với những thành công và khuyết điểm, sai lầm,
có thể rút ra những bài học lớn:
• Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó
là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc vẫn là hai nhiệm vụ chiến lược có quan
hệ hữu cơ với nhau. Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ vinh quang mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai
sau.
• Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn
bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng
chân chính của nhân dân.
• Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết.
• Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Ngày nay,
trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân


tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hoá
mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố
dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để
đưa đất nước tiến lên.
• Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo
đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải nắm vững, vận
dụng sáng tạo và góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị
và năng lực tổ chức của mình để đủ sức giải quyết các vấn đề do
thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng

phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng
và chống được những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan
liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên.
III.

Kết luận
Hồ Chí Minh đã từng bước tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc một
cách hết sức độc đáo, sáng tạo, thấm nhuần tính nhân văn. Đó là phương
pháp khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân. Người đã vận dụng
sáng tạo và phát triển học thuyết Lê nin về cách mạng thuộc địa thành hệ
thống luận điểm mới mẻ sáng tạo. Chính Hồ Chí Minh đã làm chuyển
hóa tính cách mạng từ việc tập hợp các thanh niên yêu nước dắt họ đi
theo đất nước. Chúng ta phải biết khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước trên lập trường giai cấp công nhân, cùng nhau xây dựng mối đoàn
kết toàn dân, giữa các dân tộc anh em. Góp phần xây dựng đất nước giàu
mạnh dân chủ xã hội công bằng văn minh, sánh vai với các cường quốc
trên thế giới.



×