Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

CHUYÊN ĐỀ : ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.96 KB, 44 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

1. Tác giả: …………..
- Giáo viên trường THPT ………..
2. Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
3. Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 4 tiết
TÊN CHUYÊN ĐỀ : ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
* LÍ DO XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ:
- Các nội dung có mối liên hệ logic với nhau: Khi xây dựng chuyên đề địa lí dân cư
Việt Nam, tôi đã gộp các bài 16, 17, 18 và 19 với nhau. Các nội dung của các bài này
đề cập tới những vấn đề về dân cư xã hội Việt Nam và các tác động của vấn đề xã hội
đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
- Tính thực tiễn cao: Những kiến thức trong chuyên đề giúp HS liên hệ và giải thích
được các hiện tượng địa lý có trong thực tiễn.
- Hướng tới phát triển năng lực HS: nhận thức, liên hệ thực tiễn, tư duy tổng hợp
theo lãnh thổ, khai thác kênh hình…
- Vận dụng được nhiều phương pháp dạy học tích cực: Giải quyết vấn đề, hướng dẫn
HS khai thác kênh hình, liên hệ thực tế…
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta.
- Chứng minh được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta.
- Trình bày được sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều
- Giải thích được nguyên nhân phân bố dân cư không đều ở nước ta.
- Hiểu được tác động của đặc điểm dân số đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường.
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số còn tăng nhanh,
cơ cấu dân số trẻ và phân bố chưa hợp lí.
- Biết được chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao


động của nước ta.
- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động nước ta.
- Hiểu được thế mạnh và hạn chế của đặc điểm nguồn lao động đến sự phát triển
kinh tế - xã hội.
- Nêu được cơ cấu lao động nước ta theo các ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế
và theo thành thị - nông thôn.
- Trình bày được phương hướng giải quyết việc làm.
- Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với truyền thống và kinh
nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đang được nâng lên.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
1


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

- Giải thích được vì sao việc làm đang là vấn xã hội gay gắt, tầm quan trọng của
việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ; vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
- Trình bày được một số đặc điểm của đô thị hoá nước ta.
- Giải thích vì sao tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng nhưng vẫn thấp so với thế giới.
- Hiểu được những được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội.
- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
- Nhận biết được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Biết được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Hiểu được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu
người giữa các vùng.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các sơ đồ, bản đồ và bảng số liệu thống kê ở sách giáo khoa.

- Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư, hoặc Atlat
Địa lí Việt Nam.
- Đọc và phân tích các bảng số liệu.
- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ.
- Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam.
- Phân tích biểu đồ
- Vẽ biểu đồ
- So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
3. Thái độ, hành vi:
- Tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình đến mọi người dân ; có ý thức và
trách nhiệm đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình.
- Ủng hộ các chính sách di cư phát triển kinh tế của Nhà Nước
- Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác;
năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng
bản đồ; năng lực sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ; năng lực tính toán.
5. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Chuẩn bị của giáo viên
- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số TB năm qua các thời kì, biểu tháp dân số nước ta.
- Bảng số liệu 15 nước đông dân nhất thế giới
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Lược đồ, bảng số liệu SGK.
- Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm ở nước ta.
- Bảng số liệu về phân bố đô thị ở các vùng của nước ta.
- Atlát địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta
* Chuẩn bị của học sinh
2



CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến các vấn đề dân số, lao động và đô thị hóa ở nước
ta.
- Các dụng cụ để đo vẽ (thước kẻ, bút chì,...)
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
- Phân bố dân cư
- Chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của
nước ta:
2. Lao động và việc làm
- Nguồn lao động.
- Cơ cấu lao động.
- Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm.
3. Đô thị hóa
- Đặc điểm.
- Mạng lưới đô thị.
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
4. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu
người giữa các vùng.
- Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các
vùng.
- So sánh và nhận xét được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các
vùng.

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ CÂU HỎI/BÀI TẬP
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC.
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành.
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Đặc điểm
dân số và
phân bố
dân cư

-Trình
bày
được
những
đặc điểm cơ
bản của dân số
nước ta.
- Trình bày
được sự phân
bố dân cư nước
ta không đồng
đều

- Biết được
chiến lược phát
triển dân số
hợp lí và sử

- Chứng minh
được những
đặc điểm cơ
bản của dân số
và phân bố dân
cư nước ta.
- Giải thích
được nguyên
nhân phân bố
dân cư không
đều ở nước ta.
- Hiểu được tác
động của đặc

- Phân tích được
nguyên nhân và
hậu quả của dân
số đông, dân số
còn tăng nhanh,
cơ cấu dân số
trẻ và phân bố
chưa hợp lí.
- Vẽ biểu đồ thể
hiện tốc độ gia
tăng dân số qua

các giai đoạn;
thể hiện mật độ

- Nhận xét
được tốc dộ gia
tăng dân số
trung bình năm
của nước ta
qua các giai
đoạn.
- So sánh và
nhận xét về
mật độ dân số
giữa các vùng
trong cả nước.
- So sánh và
nhận xét về sự
3


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

thay đổi tỉ
trọng dân số ở
thành thị và
nông thôn.
-Nêu ví dụ
minh họa về tỉ

lệ gia tăng dân
số.
- Liên hệ được
về “cơ cấu dân
số vàng” ở
nước ta hiện
nay.
- Ủng hộ,
tuyên truyền
các chính sách
dân số của Nhà
nước.
2. Lao động - Trình bày
- Hiểu được
- Vẽ biểu đồ thể - So sánh và
và việc làm được đặc điểm thế mạnh và
hiện sự thay đổi nhận xét sự
nguồn lao động hạn chế của
cơ cấu lao động thay đổi cơ cấu
nước ta.
đặc điểm
theo ngành;
lao động có
- Nêu được cơ nguồn lao động theo thành phần việc làm phân
cấu lao động
đến sự phát
kinh tế; thể hiện theo trình độ
nước ta theo
triển kinh tế sự so sánh giữa chuyên môn kĩ
các ngành kinh xã hội.

thành thị và
thuật ở nước ta.
tế, theo thành
- Giải thích
nông thôn.
- So sánh và
phần kinh tế và được vì sao
- Mối quan hệ
nhận xét sự
theo thành thị - việc làm đang dân số - lao
thay đổi cơ cấu
nông thôn.
là vấn xã hội
động – việc
lao dộng theo
gay gắt, tầm
làm.
khu vực kinh
- Trình bày
quan trọng của
tế; theo thành
được vấn đề
việc sử dụng
phần kinh tế;
việc làm và
lao động trong
theo thành thị
phương
quá trình phát
và nông thôn

hướng giải
triển kinh tế
quyết việc
theo hướng
làm.
công nghiệp
hoá, hiện đại
hoá.
- Giải thích
nguyên nhân
có sự chuyển
dịch cơ cấu lao
động theo các
dụng có hiệu
quả nguồn lao
động của nước
ta.

điểm dân số
đến sự phát
triển kinh tế xã hội và môi
trường.

dân số giữa các
vùng; so sánh
dân số nông
thôn và thành
thị.

4



CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

3. Đô thị
hóa

ngành kinh tế;
theo thành
phần kinh tế;
thành thị và
nông thôn.
- Trình bày đặc - Hiểu được
điểm đô thị
những ảnh
hóa ở nước ta. hưởng của quá
- Hiểu được trình đô thị hóa
sự phân bố đến sự phát
mạng lưới đô triển kinh tế,
xã hội và môi
thị ở nước ta.
trường.
- Giải thích vì
sao tỉ lệ dân
thành thị nước
ta tăng nhưng
vẫn thấp so với
thế giới.

Trường THPT …………..


- Vẽ biểu đồ thể
hiện số dân
thành thị và
nông thôn nước
ta.

- Lấy được ví
dụ minh họa
điển hình về
hậu quả của
quá trình đô thị
hóa đến sự
phát triển kinh
tế, xã hội và
môi trường
nước ta hiện
nay.
- Nhận xét sự
thay đổi dân
thành thị và
nông thôn
trong dân số cả
nước.
- Nhận xét sự
phân bố đô thị
và dân số đô
thị.
- Vẽ biểu đồ cột - So sánh và
thể hiện sự phân nhận xét được

hóa về thu nhập sự phân hóa về
bình quân đầu
thu nhập bình
người giữa các quân đầu người
vùng.
giữa các vùng.

4. Thực
hành: Vẽ
biểu đồ và
phân tích
sự phân
hóa về thu
nhập bình
quân đầu
người giữa
các vùng.
* Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác;
năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng
bản đồ; năng lực sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ; năng lực tính toán.
2. Câu hỏi và bài tập phân theo mức độ nhận thức.
Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
2.1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân số Việt Nam.

5



CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

Hướng dẫn trả lời
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
- Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người . Với số dân này, nước ta đứng thứ
ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người)
- Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước, nhiều nhất là
dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8 % dân số
cả nước.
Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung
nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước Châu Âu,… Tuyệt đại bộ phận người
Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng,
phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
a) Dân số tăng nhanh:
- Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX. Tuy nhiên, sự bùng
nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với
quy mô và tốc độ khác nhau.
- Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1939 - 1943 (3,06%), 1954 - 1960 (3,93%), 1979 -1989
(2,1%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%).
- Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã
có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao (năm 2005: 1,32%/ năm) cao hơn mức bình
quân của thế giới và hằng năm dân số vẫn tăng thêm trên 1 triệu người/năm.
b) Cơ cấu dân số trẻ
* Biểu hiện : cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta
(Đơn vị: %)


Độ tuổi
1999
2005
2009
0 tuổi-14 tuổi
33,5
27,0
25,0
15 tuổi-59 tuổi
58,4
64,0
66,0
60 tuổi trở lên
8,1
9,0
9,0
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ nhưng đang có xu hướng biến đổi nhanh chóng về cơ
cấu dân số theo nhóm tuổi của cả nước.
Câu 2. Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/km 2 ( 2006) nhưng phân bố chưa hợp
lí giữa các vùng.
* Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông
Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).
+ Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi
6



CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây
Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).
+ Ngay trong cung một vùng sự phân bố cũng không hợp lí (Đồng bằng sông Hồng
có mật độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long).
*Giữa thành thị với nông thôn:
Năm 2005:
+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm.
+ Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng.
Câu 3. Trình bày chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động của nước ta:
Hướng dẫn trả lời
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa
các vùng
- Xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ
cấu dân số nông thôn và thành thị
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công
nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của cả
nước.
2.1. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc.
Hướng dẫn trả lời
Đông dân
- Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người . Với số dân này, nước ta đứng thứ
ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn

200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người)
*Nhiều thành phần dân tộc:
- Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước, nhiều nhất là
dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8 % dân số
cả nước.
Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung
nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước Châu Âu,… Tuyệt đại bộ phận người
Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng,
phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương.
Câu 2: Chứng minh rằng dân số nước ta thuộc loại trẻ và tăng nhanh.
Hướng dẫn trả lời
a) Chứng minh:
- Dân số trẻ:
7


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

+ Cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân (năm 2005) của nước ta: dưới độ tuổi lao
động (27,0%), trong độ tuổi lao động (64,0%), ngoài độ tuổi lao động (9,0%).
+ Do dân số trẻ nên lực lượng lao động chiếm hơn 60% dân số, hàng năm tăng thêm
khoảng 1,15 triệu lao động.
- Dân số tăng nhanh:
+ Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX.
+ Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1939 - 1943 (3,06%), 1954 - 1960 (3,93%), 1979 -1989
(2,1%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%).
+ Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã

có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao( năm 2005:1,32%/ năm) cao hơn mức bình
quân của thế giới và số lượng gia tăng hằng năm còn lớn (trên 1 triệu người/năm).
+ Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh
tế chậm phát triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống
của người dân khó được nâng cao.
Câu 3: Những đặc điểm của dân số đã tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
và môi trường của nước ta như thế nào.
Hướng dẫn trả lời
1. Khái quát các đặc điểm dân số Việt Nam
2. Tác động
a) Đông dân, nhiều thành phần dân tộc
- Dân số là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Với dân số đông
tạo nên lực lượng lao động dồi dào, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ lớn. Song
trong điều kiện của nước ta hiện nay, số dân đông là trở ngại lớn cho việc phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Nhiều thành phần dân tộc tạo nên một dân cư năng động, nhiều kinh nghiệm sản
xuất phong phú. Trong lịch sử, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền
thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây
dựng đất nước. Nhưng hiện nay sự phát triển không đều về kinh tế - xã hội của các
dân tộc, đặc biệt là mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp cũng ẩn chứa
nhiều nguy cơ bất ổn, cần có chính sách dân tộc hợp lí, phải chú trọng đầu tư hơn nữa
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.
b) Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
* Dân số tăng nhanh:
- Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh
tế chậm phát triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống
của người dân khó được nâng cao.
* Cơ cấu dân số trẻ
- Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% dân số, nguồn lao động hiện tại và dự
trữ lao động lớn, mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu. Nguồn lao động trẻ cần cù, chăm

chỉ, sáng tạo, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật nhanh. Đây là thế
8


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

mạnh của nguồn lao động nước ta.
- Gây sức ép lớn đến việc giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, vấn đề khai thác tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
- Gánh nặng phụ thuộc lớn.
Câu 4: Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Sự phân bố không
đều đó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Nêu phương
hướng giải quyết.
Hướng dẫn trả lời
a) Dân cư nước ta phân bố không đều
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/km 2 ( 2006) nhưng phân bố chưa hợp
lí giữa các vùng.
* Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông
Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).
+ Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi
vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. (Tây
Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).
+ Ngay trong cung một vùng sự phân bố cũng không hợp lí (Đồng bằng sông Hồng có
mật độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long).
*Giữa thành thị với nông thôn:
Năm 2005:
+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm.

+ Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng.
b) Sự phân bố không đều ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
- Phân bố dân cư không đều, không hợp lí gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên
và sử dụng lao động. Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp bách
c) Phương hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng
- Phát triển văn hóa, kinh tế ở miền núi
- Hạn chế nạ di cư tự do
Câu 5: Tại sao dân số đông cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế của nước
ta? (Đề thi ĐH năm 2012).
Hướng dẫn trả lời
* Giải thích: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ
rộng lớn.
Câu 6: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng
quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng?
Hướng dẫn trả lời
Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn
tiếp tục tăng vì:
9


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

- Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta dương (Sinh lớn hơn tử)
- Dân số nước ta đông nên số người tăng lên hàng năm vẫn lớn.
Câu 7: Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô
dân số vẫn tiếp tục tăng. Hãy lấy ví dụ minh họa.
Hướng dẫn trả lời

Ví dụ minh họa:

Năm Tổng số dân (triệu người) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)
2000
77,6
1,36
2006
90,5
1,27
Câu 8: Vì sao nước ta phải thực hiện lại phân bố dân cư cho hợp lí?
Hướng dẫn trả lời
* Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí là do:
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/km 2 ( 2006) nhưng phân bố chưa hợp
lí giữa các vùng.
* Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông
Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).
+ Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi
vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. (Tây
Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).
+ Ngay trong cung một vùng sự phân bố cũng không hợp lí (Đồng bằng sông Hồng có
mật độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long).
*Giữa thành thị với nông thôn:
Năm 2005:
+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm.
+ Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng.
- Phân bố dân cư không đều, không hợp lí gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên
và sử dụng lao động. Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp bách.
Câu 9: Giải thích nguyên nhân dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí? Điều đó
ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?

Hướng dẫn trả lời
a) Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên
nhân:
- Điều kiện tự nhiên ( địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước…).
- Lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
b) Sự phân bố dân cư không hợp lí có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
10


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

- Ở đồng bằng: đất chật, người đông, khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lao
động và khai thác tài nguyên hiện có.
- Ở miền núi và cao nguyên: đất đai rộng, tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu lao
động, nhất là lao động có kĩ thuật, nên nhiều loại tài nguyên chưa được khai thác hợp
lí hoặc còn dưới dạng tiềm năng. Kết quả là kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân
dân thấp kém.
- Các đô thị tập trung phần lớn ở đồng bằng châu thổ. Quá trình đô thị hóa không phù
hợp với quá trình công nghiệp hóa nên gây nhiều khó khăn cho vấn đề giải quyết việc
làm, giao thông, các vấn đề xã hội khác và ô nhiễm môi trường đô thị.
- Ở nông thôn: tình trạng dư thừa lao động nhưng lại thiếu việc làm.
Câu 10: Giải thích tại sao dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng
bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.
Hướng dẫn trả lời
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi, do đồng bằng là nơi
có:

+ Lịch sử định cư lâu đời.
+ Đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú, địa hình bằng phẳng.
+ Nền kinh tế có trình độ phát triển hơn, nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng cần
nhiều nhân lực.
- Dân cư ở nông thôn (73,1%) đông hơn ở thành thị (26,9%), vì nước ta đang là một
nước nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa diễn ra còn chậm
- Dân cư nông thôn hiện nay đang có xu hướng giảm, thành thị tăng, vì nước ta đang
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 11: Tại sao Nhà nước phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc ít người?
Hướng dẫn trả lời
* Phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào
dân tộc ít người vì:
- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi, đó là
những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, vị trí quốc phòng quan trọng, nhưng cơ sở
hạ tầng còn chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu, lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là
lao động có trình độ kĩ thuật cao. Do đó, đời sống của các dân tộc đặc biệt là các dân
tộc vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.
- Chính vì thế việc phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc luôn được Nhà
nước quan tâm phát triển, nhằm xóa bỏ sự chênh lệch cách biệt giữa vùng đồng bằng
với miền núi cao nguyên. Đây được coi là một chủ chương lớn nhằm xóa đói giảm
nghèo và cũng chính là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ
vững an ninh, quốc phòng vùng biên giới.
Câu 12: Vì sao dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu
ở nước ta hiện nay? Các giải pháp thực hiện.
Hướng dẫn trả lời
11


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA


Trường THPT …………..

Dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay
vì:
* Dân số nước ta đông
- Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người . Với số dân này, nước ta đứng
thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số
hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người)
* Dân số nước ta tăng nhanh
- Thời gian cần thiết để dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn lại
+Năm 1921-1961 dân số tăng từ 15 triệu người lên 30 triệu người (40 năm)
+Năm 1960-1985 dân số tăng từ 30 triệu người lên 60 triệu người (25 năm).
- Tốc độ tăng dân số cao và không đồng đều giữa các thời kì; giữa các vùng, lãnh thổ
và dân tộc.
+Thời kì 1939 - 1943 (3,06%), 1954 - 1960 (3,93%), 1979 -1989 (2,1%), 1989 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%).
Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã
có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao( năm 2005:1,32%/ năm) cao hơn mức bình
quân của thế giới và số lượng gia tăng hằng năm còn lớn (trên 1 triệu người/năm).
* Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên lực lượng lao động nước ta rất đông, mỗi năm bổ
sung thêm 1 triệu lao động mới.
* Dân số nước ta phân bố không đều giữa các vùng.
- Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông
Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).
+ Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi
vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây
Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).
- Giữa thành thị với nông thôn:

Năm 2005:
+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm.
+ Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng.
=> Những vấn đề như trên đòi hỏi Nhà nước cần quan tâm vì nó đã gây sức ép lớn
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường…
- Dân số đông: ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, khai
thác tài nguyên, môi trường.
- Dân số tăng nhanh: không phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến vấn
đề tích lũy, gây sức ép đến khai thác tài nguyên.
- Dân số tăng nhanh cùng với cơ cấu trẻ: gây khó khăn cho việc làm, nảy sinh các tệ
nạn xã hội, y tế, giáo dục và môi trường.
- Dân cư phân bố không đều: ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác tài
nguyên.
b) Giải pháp
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số
12


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa
các vùng
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ
cấu dân số nông thôn và thành thị
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công
nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của cả
nước.

2.3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Phân tích hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường?
Hướng dẫn trả lời
a) Khái quát đặc điểm dân số tăng nhanh
b) Hậu quả:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện
nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, dân số đông thì mức tăng dân số như hiện
nay vẫn là cao.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn
giữa cung và cầu.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Đối với việc phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
+ GDP bình quân đầu người thấp.
+ Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.
- Đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp.
Câu 2. Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh dân
cư nước ta phân bố không đều.
Hướng dẫn trả lời
* Trang Atlat sử dụng: trang 15
* Phân bố không đều giữa các vùng đồng bằng với vùng núi và cao nguyên.
- Đồng bằng ven biển dân cư tập trung đông đúc với mật độ rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ cao từ 1001-2000 người/ km2.
+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật

độ từ 501 - 1000 người/km2.
13


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

- Miền núi và cao nguyên dân cư thưa thớt, mật độ dân cư thấp:
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ chủ yếu dưới 50 người/ km 2 và từ 50 - 100
người /km2.
+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ chủ yếu dưới 100 người/ km2
* Phân bố không đều giữa các vùng và ngay trong nội bộ từng vùng (diễn giải)
* Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng)
Câu 3: Cho bảng số liệu sau
Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1995 - 2006

Năm
Dân số
Tổng số dân
(triệu người)
Trong đó dân thành thị
(triệu người)
Tỉ lệ gia tăng dân số
(%)

1995

2000


2002

2005

2006

72,0

77,6

79,7

83,1

84,2

14,9

18,8

20,0

22,3

22,8

1,65

1,36


1,32

1,31

1,26

a) Tính số dân nông thôn của nước ta trong các năm trên.
b) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường) thể hiện biến động dân số và tỉ lệ gia
tăng dân số nước ta trong thời gian trên.
Hướng dẫn trả lời
a) Tính số dân nông thôn:
Bảng số dân nông thôn của nước ta qua giai đoạn 1995 - 2006
(đơn vị: triệu người)
Năm
1995
2000
2002
2005
2006
Số dân nông thôn
57,1
58,8
59,7
60,8
61,4
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện biến động dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước
ta trong thời gian trên.
Vẽ biểu đồ: biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp giữa cột chồng (thể hiện số dân
cả nước, nông thôn, thành thị) với đường biểu diễn (thể hiện tỉ lệ tăng dân số).
Yêu cầu: Vẽ bút mực, vẽ chính xác số liệu, khoảng cách năm, rõ ràng và sạch đẹp;

ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, năm.
Câu 4: Cho bảng số liệu sau
Sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta,
năm 1999 và năm 2009
(Đơn vị: %)
Độ tuổi

1999

2009
14


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

0 tuổi-14 tuổi
33,5
25,0
15 tuổi-59 tuổi
58,4
66,0
60 tuổi trở lên
8,1
9,0
a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta, năm
1999 và năm 2009.
b) Cho biết cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi, khó khăn gì?
Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ tròn
b) Cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
- Nguồn lao động dồi dào để phát triển các ngành kinh tế
- Có nguồn lao động bổ sung lớn
- Năng động, sang tạo, có khả năng tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.
* Khó khăn:
- Giải quyết việc làm.
- Vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Vấn đề xã hội khó giải quyết: y tế, giáo dục, nghề nghiệp…
- Vấn đề môi trường.
2.4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Cho bảng số liệu sau
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn
(Đơn vị: %)

Năm
Thành thị
Nông thôn
1990
19,5
80,5
1995
20,8
79,2
2000
24,2
75,8
2003

25,8
74,2
2005
26,9
73,1
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành
thị và nông thôn giai đoạn 1990 – 2005.
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông
thôn giai đoạn 1990 – 2005.
Hướng dẫn trả lời
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ miền
b) Nhận xét
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1990 – 2005 có sự thay đổi
theo xu hướng
+ Giảm tỉ lệ dân số nông thôn. (dẫn chứng)
+ Tăng tỉ lệ dân số thành thị. (dẫn chứng)
15


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

Trong cơ cấu dân số này, dân số nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn dân số thành thị.
(dẫn chứng)
* Giải thích:
- Đây là kết quả của quá trình đô thị hóa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
- Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm, nên tỉ lệ dân thành thị tăng chưa cao.

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “VN đang trong giai đoạn dân số vàng nhưng nhiều
lấm lem”
a. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
b. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước
ta.
Hướng dẫn trả lời
a. Không hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên. Vì:
Ý kiến trên chỉ nhấn mạnh đến những thách thức của cơ cấu dân số vàng. Trong khi
đó, cơ cấu dân số vàng còn đem lại nhiều cơ hội.
b. Ảnh hưởng:
- Thuận lợi:
+ Tỷ trọng nhóm 0- 14 tuổi giảm tạo điều kiện tốt hơn cho chăm sóc sức khỏe và
nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em.
+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp nhất có điều kiện nâng cao CLCS, đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế.
+ Lực lượng lao động dồi dào nhất, lớn hơn nhiều lực lượng phụ thuộc sẽ tạo ra khối
lượng của cải vật chất rất lớn cho XH.
- Khó khăn:
+ Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dồi dào.
+ Số lượng người già tăng lên nhanh nên yêu cầu hệ thống phúc lợi lớn…
Câu 3: Cho bảng số liệu sau
Dân số Việt Nam, giai đoạn 1901 – 2006
(Đơn vị: triệu người)

Năm
Số dân
Năm
Số dân
1901
13,0

1970
41,0
1921
15,5
1979
52,7
1936
18,8
1989
64,8
1956
27,5
1999
76,6
1960
30,2
2006
84,2
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình tăng dân số ở nước ta trong giai
đoạn 1901 – 2006 và cho những nhận xét cần thiết.
b) Nêu hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời
16


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ cột
* Nhận xét:
- Dân số nước ta tăng khá nhanh: Trong hơn 1 thế kỉ dân số nước ta tăng thêm 71,2
triệu người.
- Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn:
+ Giai đoạn 1921 – 1960: dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm.
+ Thời gian 1960 – 1989: dân số tăng hơn 2 lần trong vòng 29 năm.
- Nửa đầu thế kỉ (1901 1956), dân số nước ta chỉ tăng có 14,5 triệu người. nửa sau
của thế kỉ ( 1956 – 2006) dân số nước ta đã tăng thêm 56,7 triệu người gấp 3,1 lần so
với năm 1956.
b) Hậu quả:….
Câu 4. Gần như người Việt Nam ai cũng thuộc lòng khẩu hiệu: “Mỗi cặp vợ
chồng chỉ có từ 1 đến 2 con”. Nhưng hiện nay, khẩu hiệu ấy có sự thay đổi với
thông điệp mới: “Mỗi cặp vợ chồng hãy nên sinh đủ 2 con”. Anh (chị) hãy cho
biết: Dựa trên những cơ sở nào Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đưa ra
thông điệp như vậy?
Hướng dẫn trả lời
* Sự thay đổi khẩu hiệu ở đây không phải là khuyến khích người dân sinh nhiều con,
mà chúng ta vận động người dân "chỉ sinh" 2 con ở những vùng mức sinh cao và
"sinh đủ" 2 con ở vùng có mức sinh thấp.
* Cơ sở:
- Đặc điểm dân số nước ta (gia tăng dân số đang giảm dần, gia tăng dân số còn có sự
khác biệt giữa các vùng, cơ cấu dân số đang “già hóa”…)
- Tác dụng (ý nghĩa) của thông điệp
+ Thay đổi một thông điệp, một khẩu hiệu không chỉ là thay đổi vài câu chữ, mà kéo
theo đó là sự thay đổi trong quan niệm, trong chính sách dân số, trong kế hoạch sinh
đẻ của mỗi gia đình và sự chủ động kiểm soát, tính toán quy mô dân số của cả một
đất nước.
+ Là thông điệp về số lượng, song nó sẽ giúp làm chậm quá trình già hóa dân số; nó
cũng kéo dài thời kỳ dân số vàng và cũng chính nó giúp giảm tỷ số giới tính khi sinh

xuống.
Bài 17. Lao động và việc làm
* Câu hỏi nhận thức
Câu 1: Trình bày đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở
nước ta hiện nay.
Hướng dẫn trả lời
a) Đặc điểm nguồn lao động…
b) Tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay
17


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

- Theo các ngành kinh tế
- Theo thành phần kinh tế
- Theo thành thị và nông thôn
- Hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta hiện nay
- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt
Câu 2: Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh
tế quốc dân ở nước ta hiện nay.
Hướng dẫn trả lời
a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.
- Giai đoạn từ năm 1995-2005, khu vực I giảm nhanh; khu vực II tăng nhanh; khu
vực III tăng.
- Năm 2005, khu vực I thu hút 57,3% lao động; khu vực II chiếm 18,2%, khu vực
III chiếm 24,5%.
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.
- Từ năm 2000-2005, lao động ở khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm, lao động

khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài tăng nhanh.
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
- Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động nông thôn giảm, tỉ lệ lao động thành thị tăng.
- Năm 2005, lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75%.
- Sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Câu 3: Trình bày vấn đề việc làm và các phương hướng giải quyết việc làm
nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời
* Vấn đề việc làm
- Mặc dù mỗi năm nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới nhưng tình
trạng thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.
- Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước là: l2,1% và 8,1%
( nông thôn là 1,1% và 9,3%, thành thị là 5,3% và 4,5%). Vấn đề giải quyết việc
làm còn khó khăn.
* Các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta
nói chung và ở địa phương em nói riêng.
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
+ Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương.
+ Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác, liên kết kêu gọi vốn đầu
tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
+ Tăng cường xuất khẩu lao động.
18


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..


* Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Đặc điểm nguồn lao động nước ta có những thế mạnh và hạn chế nào.
Hướng dẫn trả lời
a) Thế mạnh
* Số lượng
- Nguồn lao động dồi dào: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là
42,53 triệu người = 51,2% tổng số dân. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1,0 triệu
lao động.
* Chất lượng
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả
năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh…
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong
phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Số lao động đã qua đào tạo chiếm 25% so với
tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005).
- Chất lượng lao động ngày càng nâng lên cùng với việc mở rộng mạng lưới
trường đào tạo, dạy nghề, đa dạng hóa giáo dục, lực lượng lao động có chuyên
môn kĩ thuật ngày càng đông
b) Hạn chế
- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Chất lượng lao động ở các vùng không đồng đều, lao động có kỹ thuật tập trung
chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng ( thành phố, thị xã lớn).
- Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
- Phân bố lao động chưa hợp lí
+ Lực lượng lao động đặc biệt là lao động có trình độ khoa học kĩ thuật tập trung
chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ, nhất là các thành phố
lớn như Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh,…Ở trung du miền núi thiếu lao động nhất là
lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm việc và
phát triển kinh tế của cả nước.

Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động của nước ta diễn ra như thế
nào.
Hướng dẫn trả lời
a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.
- Giai đoạn từ năm 1995-2005, khu vực I giảm nhanh; khu vực II tăng nhanh; khu
vực III tăng.
- Năm 2005, khu vực I thu hút 57,3% lao động; khu vực II chiếm 18,2%, khu vực
III chiếm 24,5%.
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.

19


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

- Từ năm 2000-2005, lao động ở khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm, lao động
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài tăng nhanh.
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
- Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động nông thôn giảm, tỉ lệ lao động thành thị tăng.
- Năm 2005, lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75%.
- Sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Câu 3: Chứng minh việc sử dụng lao động ở nước ta đang thay đổi theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với quá trình chuyển đổi
sang kinh tế thị trường.
Hướng dẫn trả lời
- Theo hướng CNH – HĐH: Lao động nông – lâm – ngư nghiệp giảm xuống còn
57,3%, lao động trong công nghiệp – xây dựng đã tăng lên 18,2 %, lao động trong

khu vực dịch vụ chiếm 24,5% lực lượng lao động.
- Phù hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường: lao động ở khu vực kinh tế
Nhà nước tăng chậm và lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao
động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Câu 4: Vì sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?
Hướng dẫn trả lời
Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay vì:
- Nước ta là một nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào.
- Mặc dù mỗi năm nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới nhưng tình
trạng thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.
+ Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước là: l2,1% và 8,1%
( nông thôn là 1,1% và 9,3%, thành thị là 5,3% và 4,5%). Vấn đề giải quyết việc
làm còn khó khăn.
- Với tình trạng như trên, trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta còn gặp nhiều
khó khăn, sự phát triển kinh tế không tương ứng với sự gia tăng số lao động dẫn
đến chất lượng cuộc sống thấp, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, nhà ở, môi trường,…
Chính vì vậy, việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
Câu 5: Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng? (Đề thi tuyển sinh
ĐH năm 2011).
Hướng dẫn trả lời
- Tỉ lệ dân thành thị tăng do ở nước ta đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa; đồng thời đô thị có điều kiện sống thuận lợi hơn.
Câu 6: Giải thích vì sao trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số tự
nhiên hàng năm đã giảm mạnh, nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn
còn rất cao.
Hướng dẫn trả lời
20


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA


Trường THPT …………..

- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tuy giảm nhanh nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao
động không giảm, hàng năm nước ta vẫn có thêm 1 triệu lao động mới.
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên không trùng với tốc độ gia tăng nguồn lao động.
- Số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên gần đây mới giảm mạnh nên số dân tăng thêm
này chưa bước vào độ tuổi lao động.
- Nguồn lao động vẫn tiếp tục tăng và chỉ giảm sau một thời gian nữa, khi số dân
tăng thêm trong thời gian gần đây bước vào độ tuổi lao động.
Câu 7: Giải thích vì sao nguồn lao động của nước ta lại rất dồi dào?
Hướng dẫn trả lời
* Nguồn lao động của nước ta lại rất dồi dào vì:
- Nước ta là một nước đông dân:
+ Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người . Với số dân này, nước ta đứng
thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số
hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người)
+ Do đông dân nên số dân gia tăng hàng năm còn lớn.
- Dân số nước ta còn tăng nhanh
+ Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX.
+ Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989
(2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%).
+ Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã
có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao( năm 2005:1,32%/ năm) cao hơn mức bình
quân của thế giới và số lượng gia tăng hằng năm còn lớn (trên 1 triệu người/năm).
+ Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người = 51,2%
tổng số dân. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1,0 triệu lao động.
- Cơ cấu dân số trẻ: Nguồn lao động hiện tại dồi dào và bổ sung lớn.

Câu 8. Vì sao nguồn lao động ở nước ta đang thay đổi theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hướng dẫn trả lời
*Vì:
- Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
- Quá trình đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Nước ta
đang trong quá trình thực hiện CNH - HĐH nên đã tác động mạnh mẽ đến sự
chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội.
* Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với lao động và việc làm ở nước ta
hiện nay.
Hướng dẫn trả lời
21


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

* Tác động của dân số đến lao động và vấn đề giải quyết việc làm:
- Dân số nước ta đông, tăng nhanh, mỗi năm nước ta dân số tăng hơn 1 triệu người
=> do đó nguồn lao động dồi dào, mỗ năm tăng thêm 1 triệu lao động. Trong khi
đó, nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến việc làm đang trở thành vấn đề xã hội
gay gắt.
- Cơ cấu dân số trẻ: Trong cơ cấu dân số theo tuổi, tỉ lệ người từ
15 - 59 tuổi rất cao (chiếm 64%, năm 2005) nên lực lượng lao động nước ta đông (
chiếm 51,2 %, năm 2005), độ tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm 27%, nguồn lao động bổ
sung dồi dào.
* Tác động của nguồn lao động đối với dân số
- Người lao động có thu nhập đảm bảo sẽ có chất lượng cuộc sống ngày càng tốt

hơn. Từ đó, mức sinh có thể giảm, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
- Tuy nhiên lao động của nước ta chue yếu hoạt động trong khu vực nông – lâm –
ngư nghiệp, năng suất thấp, thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao nên mức gia
tăng dân số ở nông thôn còn cao, kéo theo tốc độ gia tăng dân số của cả nước còn
cao.
Câu 2. Dựa vào biểu đồ sau và kiến thức đã học, hãy:
a. Tính tỉ lệ dân số thành thị và tỉ lệ dân nông thôn.
b. Nhận xét và giải thích xu hướng chuyển dịch của cơ cấu dân số nước ta phân
theo thành thị và nông thôn.

22


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

Hướng dẫn trả lời
- Tỉ trọng dân số của thành thị và nông thôn (Đơn vị: %)
Năm

1960

1976

1979

1989

1999


2000

2005

2007

Dân số thành thị

15,7

24,7

19,2

20,1

23,6

24,1

26,9

27,4

Dân số nông
thôn

84,3


75,3

80,8

79,9

76,4

75,9

73,1

72,6

- Nhận xét: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta qua các năm
có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng dân số ở thành thị, giảm tỉ trọng dân số ở
nông thôn.
- Giải thích: do quá trình đô thị hóa phát triển, quá trình công nghiệp hóa, sự chuyển
dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị do ở thành thị có chất lượng cuộc sống cao hơn.
Câu 5: Cho bảng số liệu sau
Lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 – 2006
(Đơn vị: nghìn người)

Năm

Tổng số

Chia ra
Nông -lâm Công nghiệp
Dịch vụ

ngư nghiệp
– xây dựng
2000
37.609,6
24.481,0
4.929,7
8.198,9
2001
38.562,7
24.468,4
5.551,9
8.542,4
2002
39.507,7
24.455,8
6.084,7
8.967,2
2004
41.586,3
24.430,7
7.216,5
9.939,1
2005
42.542,7
24.351,5
7.785,3
10.405,9
2006
43.436,1
24.172,3

8.296,9
10.966,9
a) Tính tỉ lệ lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 – 2006
b) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh
tế ở nước ta giai đoạn 2000 – 2006.
c) Nhận xét
Hướng dẫn trả lời
a)Tính tỉ lệ lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 – 2006
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta, giai đoạn
2000 – 2006
(Đơn vị: %)

Năm

2000

Tổng
số

100

Nông – lâm

ngư nghiệp
65,1

Chia ra
Công
nghiệp –
xây dựng

13,1

Dịch
vụ
21,8
23


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

100
2001
63,5
14,4
22,1
100
2002
61,9
15,4
22,7
100
2004
58,7
17,4
23,9
100
2005
57,2

18,3
24,5
100
2006
55,7
19,1
25,2
b) Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ miền
b) Nhận xét
- Cơ cấu lao động của nước ta đang có sự chuyển biến theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm 9,4%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 6,0%.
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng 3,7%.
- Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên ở nước ta sự
chuyển dịch này còn chậm
Câu 5. Dựa vào bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1990 - 2005

Số dân thành thị
(triệu người)

Tỷ lệ dân thành thị trong dân
số cả nước (%)

1990

12,9

19,5


1995

14,9

20,8

2000

18,8

24,2

2010

26,5

30,5

Năm

a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả
nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
b. Nhận xét.
Hướng dẫn trả lời
a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.
b. Nhận xét
- Từ năm 1990 – 2010, số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả
nước đều tăng lên:
+ Số dân thành thị tăng (dẫn chứng)

+ Tỷ lệ dân thành thị tăng (dẫn chứng)
- Năm 2010, tỷ lệ dân thành thị nước ta là 30,5 %, còn thấp so với các nước trong khu vực và
thế giới.
* Câu hỏi vận dụng cao
24


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC QIA

Trường THPT …………..

Câu 1. Cho bảng số liệu sau
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn phân
theo vùng nước ta năm 2005.
(Đơn vị: %)

Các vùng

Tỉ lệ thất
nghiệp ở
thành thị

Thời gian
thiếu việc
làm ở nông
thôn
Cả nước
5,3
19,3
Đồng bằng sông Hồng

5,6
21,2
Đông Bắc
5,1
19,7
Tây Bắc
4,9
21,6
Bắc Trung Bộ
5,0
23,5
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,5
22,2
Tây Nguyên
4,2
19,4
Đông Nam Bộ
5,6
17,1
Đồng bằng sông Cửu Long
4,9
20,0
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu
việc làm ở nông thôn phân theo vùng nước ta năm 2005.
b) Rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân.
Hướng dẫn trả lời
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ cột ghép
b) Nhận xét và giải thích

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta vẫn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các
vùng.
+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình là vùng Đông Nam Bộ
và vùng Đồng bằng sông Hồng, vì đây là vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất.
+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là Đông
Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng
bằng sông Cửu Long, ít nhất là vùng Tây Nguyên (4,2%). Vì tỉ lệ dân sống ở đô
thị chưa cao, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa nhanh, phần lớn là lao
động nông nghiệp.
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đồng đều giữa
các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn
nhiều hạn chế nên thời gian nông nhàn khu vực nông thôn khá cao.
+ Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao là Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và
Đồng bằng sông Cửu Long, cao nhất là Bắc Trung Bộ (23,5%) vì đây là vùng còn
nhiều hộ gia đình thuần nông, cơ cấu kinh tế nông thôn chậm chuyển biến.
25


×