Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

CHUYÊN ĐỀ: CACBOHIĐRAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.42 KB, 35 trang )

GIỚI THIỆU THÔNG TIN

Họ và tên tác giả
:
Chuyên môn
:
Chức vụ
:
Đơn vị công tác
:
Đối tượng học sinh bồi dưỡng :
Số tiết dự kiến bồi dưỡng
:

…………..
Hóa học
TPCM.
Trường …………...
Lớp 12.
6 tiết.


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ CACBOHIĐRAT
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Định nghĩa
Cacbohiđrat (hay còn gọi là gluxit hay saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp
chức và thường có CTPT chung là: Cn(H2O)m.
2. Phân loại


Dựa vào số mắt xích đơn vị cấu tạo chia cacbohiđrat thành 3 loại chính:
Loại
Monosaccarit

Đặc điểm
Không bị thủy phân

Chất tiêu biểu
glucozơ, fructozơ
(C6H12O6)

Đisaccarit

Khi thuỷ phân sinh ra hai phân tử saccarozơ, mantozơ
monosaccarit
(C12H22O11)

Polisaccarit

Khi thuỷ phân đến cùng sinh ra tinh bột, xenlulozơ
nhiều phân tử monosaccarit
(C6H10O5)n

II. MONOSACCARIT (Glucozơ và fructozơ: C6H12O6, M = 180)
1. GLUCOZƠ
1.1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Tính chất vật lí: là chất rắn kết tinh, không màu, nóng chảy ở 1460C (dạng α) và
1500C (dạng β), tan nhiều trong nước, vị ngọt, không ngọt bằng đường mía..
- Trạng thái tự nhiên: Có nhiều trong quả chín đặc biệt là quả nho chín nên còn gọi
là đường nho, trong cơ thể người, động vật và thực vật. Trong mật ong có khoảng

30% glucozơ. Trong máu người, có nồng độ khoảng 0,1%.
1.2. Cấu trúc phân tử
Glucozơ có công thức phân tử C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch
vòng.
1.2.1. Dạng mạch hở
a) Các dữ kiện thực nghiệm
+ Tham gia phản ứng tráng bạc và bị oxi hoá thành axit gluconic  có chứa
nhóm chức – CHO.
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

2


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

+ Tham gia phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam  có chứa
nhiều nhóm chức – OH liền kề.
+ Tạo este chứa 5 gốc axit  có 5 nhóm – OH trong phân tử.
+ Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan chứng tỏ nó có cấu tạo mạch có 6C
không phân nhánh.
b) Kết luận
Glucozơ là hợp chất tạp chức có cấu tạo dạng mạch C không phân nhánh, chứa
1 nhóm chức andehit và 5 nhóm chức hiđroxyl.
CTCT (mạch hở):
CH2OH–CHOH–CHOH–CHOH–CHOH–CH=O
CTCT (thu gọn): HOCH2[CHOH]4CHO
1.2.2. Dạng mạch vòng
Trong thực tế, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng (6 cạnh): dạng glucozơ và - glucozơ
6
CH2OH

5

H
4

OH

OH

O
H
2
OH

3
H

H
1
OH

H
4

6
CH2OH
5
OH

OH


-glucozơ

O

O
C
1 H

H
2

3
H

H

OH

H
4

6
CH2OH
5
OH

OH

O


1

H
2
OH

3
H

OH

H

-glucozơ

glucozơ

1.3. Tính chất hóa học
1.3.1 Tính chất của ancol đa chức
a. Tác dụng với Cu(OH)2, ở nhiệt độ thường → dung dịch màu xanh lam
2C6H12O6 + Cu(OH)2  (C6H11O6)2Cu + 2H2O
b. Phản ứng tạo este: Tạo este 5 chức với anhiđrit axetic.
CH3COOCH2 – [CHOOCCH3]4 - CHO
 Glucozơ có tính chất poliancol gần giống với glixerol.
1.3.2. Tính chất andehit
a. Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc)
t
HOCH2[CHOH]4CHO+ 2AgNO3+ 3NH3 +2H2O ��


o

HOCH2[CHOH]4COONH4+ 2Ag+ 2NH4NO3
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

3


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

Amoni gluconat
b. Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2
t
HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH ��

o

HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O
Natri gluconat
c. Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom.
HOCH2[CHOH]4CHO + Br2 +2H2O → HOCH2[CHOH]4COOH + 2HBr
d. Khử glucozơ bằng H2
Ni , t
HOCH2[CHOH]4CHO + H2 ���
� HOCH2[CHOH]4CH2OH (sobitol)
o

1.3.3. Phản ứng lên men
- Phản ứng lên men rượu:
, 30  35 C

C6H12O6  enzim

  2C2H5OH + 2CO2
0

(glucozơ)
- Phản ứng lên men lactic:
   2CH3 – CH(OH) – COOH (axit lactic)
C6H12O6  menlactic

2. FRUCTOZƠ
2.1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Tính chất vật lí: là chất kết tinh, không màu, tan nhiều trong nước, có vị ngọt hơn
đường mía.
- Trạng thái tự nhiên: Có nhiều trong mật ong (40%), quả ngọt,...
2.2. Cấu tạo phân tử
- CTPT: C6H12O6
- CTCT:
Fructozơ là đồng phân của glucozơ. Fructozơ là hợp chất tạp chức có cấu tạo dạng
mạch C không phân nhánh, chứa 1 nhóm chức xeton và 5 nhóm chức hiđroxyl.
CTCT (Mạch hở):
HOCH2 – [CHOH]3 – CO – CH2OH
* CTCT dạng mạch vòng:

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

4


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat


2.3. Tính chất hoá học
- Có nhiều nhóm – OH liền kề nên fructozơ có tính chất poliancol giống glucozơ:
phản ứng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.
- Có nhóm chức – CO – nên có thể bị khử bởi hiđro tạo ancol đa chức (phản ứng
với H2 xúc tác Ni, t0 tạo sobitol).
- Trong môi trường bazơ, fructozơ bị chuyển hoá thành glucozơ nên nó có thể
t
tham gia phản ứng tráng bạc, tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ��

Cu2O↓ đỏ gạch (dù trong phân tử fructozơ không chứa nhóm chức – CHO)
o

OH
Fructozơ  
  Glucozơ


- Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom còn fructozơ không phản ứng. Phản ứng
này dùng để phân biệt glucozơ với fructozơ.
III. ĐISACCARIT (Saccarozơ và mantozơ: C12H22O11, M=342)
1. SACCAROZƠ
1.1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Tính chất vật lí: là chất rắn kết tinh, không màu, tan nhiều trong nước, vị ngọt.
- Trạng thái tự nhiên: Có nhiều trong thực vật như cây mía, củ cải đường, thốt nốt.
1.2. Cấu trúc phân tử
- CTPT: C12H22O11
- CTCT:
Saccarozơ là đisaccarit cấu tạo nên từ 1 gốc gốc  - glucozơ và 1 gốc  fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ
(C1 – O – C2) (liên kết glicozit)


Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

5


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

Gốc α – glucozơ

gốc β – fructozơ

Saccarozơ không còn khả năng mở vòng tạo nhóm –CHO nên không có tính
khử.
1.3. Tính chất hoá học
a. Tác dụng với Cu(OH)2: tạo dung dịch màu xanh lam  saccarozơ có tính chất của
ancol đa chức
2C12H22O11 + Cu(OH)2  (C12H21O11)2 Cu + 2H2O
b. Phản ứng thuỷ phân (xảy ra khi có xúc tác là axit hoặc enzim)
t
C12H22O11 + H2O ��
� C6H12O6 + C6H12O6
o

saccarozơ

-glucozơ

-fructozơ


 Saccarozơ là đisaccarit nên bị thuỷ phân thành monosaccarit.
c. Không có tính khử.
2. MANTOZƠ
2.1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Tính chất vật lí: là chất rắn kết tinh, không màu, tan nhiều trong nước, vị ngọt
(đường mạch nha)
2.2. Cấu trúc phân tử
- CTPT: C12H22O11
- CTCT:
Mantozơ là đisaccarit cấu tạo nên từ 2 gốc gốc  - glucozơ liên kết với nhau
qua nguyên tử oxi liên kết α –C1 – O- C4) (liên kết α-1,4-glicozit)
Trong dung dịch, gốc α- glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo ra nhóm
CHO nên có tính khử.

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

6


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

2.3. Tính chất hoá học
a. Tác dụng với Cu(OH)2: tạo dung dịch màu xanh lam  mantozơ có tính chất của
ancol đa chức
2C12H22O11 + Cu(OH)2  (C12H21O11)2 Cu + 2H2O
b. Phản ứng thuỷ phân (xảy ra khi có xúc tác là axit hoặc enzim)
t
C12H22O11 + H2O ��
� C6H12O6 + C6H12O6
o


Mantozơ

-glucozơ

-fructozơ

 Saccarozơ là đisaccarit nên bị thuỷ phân thành monosaccarit.
c. Tính khử.
- Tác dụng với AgNO3 trong NH3 → 2Ag↓
t
- Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ��
� Cu2O↓ (đỏ gạch)
o

- Tác dụng với dung dịch Br2.
IV. POLISACCARIT (tinh bột, xenlulozơ: (C6H10O5)n, M= 162n)
1. TINH BỘT
1.1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Tính chất vật lí: Chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh,
trong nước nóng bị ngậm nước và phồng lên tạo ra hồ tinh bột.
- Trạng thái tự nhiên: Có nhiều trong thực vật như các loại ngũ cốc, thân, lá và rễ
cây...
1.2. Cấu trúc phân tử
- CTPT: (C6H10O5)n
- Cấu trúc phân tử: Tinh bột là 1 polisaccarit gồm nhiều mắt xích -glucozơ liên kết
lại với nhau tạo thành 2 dạng phân tử là:
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

7



Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

+ Amilozơ: các mắt xích -glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4 -glicozit tạo
thành mạch không phân nhánh, dài, xoắn lại thành hình lò xo.
+ Amilopectin: Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
* Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α –
glucozơ)
* Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh.
1.3. Tính chất hoá học
a. Phản ứng thuỷ phân (xúc tác là axit hoặc enzim)


H ,t
(C6H10O5)n + nH2O ���
� n C6H12O6

tinh bột

o

α-glucozơ

 Tinh bột là polisaccarit nên bị thuỷ phân thành monosaccarit.
b. Phản ứng màu với iôt: (Nhận biết tinh bột)
Hồ tinh bột + dung dịch I2 (đen tím)  Màu xanh tím
 Tinh bột có tính chất của 1 polisaccarit và có phản ứng đặc trưng là phản ứng
màu với iôt.
1.4. Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh: Quá trình quang hợp

,clorophin

  (C6H10O5)n + 6nO2↑
6nCO2 + 5nH2O  AS

2. XENLULOZƠ
2.1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Tính chất vật lí: Chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan
trong nước nhưng tan trong nước Svayde (Cu(OH)2 tan trong NH3).
- Trạng thái tự nhiên: Có nhiều trong thực vật (tạo nên bộ khung của thực vật)
2.2. Cấu trúc phân tử
- Cấu trúc phân tử: Xenlulozơ là 1 polisaccarit gồm nhiều mắt xích  - glucozơ
liên kết lại với nhau tạo thành mạch thẳng, dài và các mạch đó liên kết lại với nhau
tạo ra sợi xenlulozơ (không có dạng mạch phân nhánh và xoắn như tinh bột).
- CTPT: (C6H10O5)n hoặc [C6H7O2(OH)3]n

xenlulozơ

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

8


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

2.3. Tính chất hoá học
a. Phản ứng thuỷ phân (xảy ra khi có xúc tác là axit hoặc enzim)


H ,t

(C6H10O5)n + nH2O ���
� n C6H12O6
o

- glucozơ

Xenlulozơ

 Xenlulozơ là polisaccarit nên bị thuỷ phân thành monosaccarit.
b. Phản ứng với axit nitric đặc (có mặt axit sunfuric đặc)  xenlulozơ trinitrat (làm
thuốc nổ không khói)
H SO dac ,t
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) �����
� [C6H7O2(O NO2)3]n + 3nH2O
2

4

o

xenlulozơ trinitrat
c. Phản ứng với anhiđrit axetic: (CH3CO)2O:
[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O t  [C6H7O2(OOCCH3)3]n + 3nCH3COOH
xenlulozơ triaxetat
0

BẢNG TÓM TẮT CẤU TRÚC PHÂN TỬ CACBOHIĐRAT
Glucozơ

Fructozơ


Saccarozơ

Mantozơ

Tinh bột

Xenlulozơ

Đặc điểm

CTPT

C6H12O6

C12H22O11

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

(C6H10O5)n

9


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

Dạng
mạch
vòng


- Gồm 1 gốc  -- Gồm 2 gốc  -- Gồm các mắt
glucozơ và 1 gốcglucozơ liên kếtxích
- Tồn tại ở
- Gồm các
với
nhau
qua
glucozơ
nối
 - fructozơ liên
dạng mạch- Tồn tạikết với nhau quanguyên tử oxivới nhau bởimắt xích vòng
6mạch vòngnguyên tử oxigiữa C1
củaliên kết  -glucozơ
nối
cạnh ( và5 cạnh () giữa C1
củaglucozơ và C41,4-glicozit vàvới nhau bởi
)
glucozơ và C2của glucozơ kialiên kết  -liên kết - 1,4của fructozơ (C1 –(-C1–O-C4)
glicozit
1,6-glicozit
O – C2): liên kếtliên kết  - 1,4-(với
glicozit.
glicozit.
amilopectin)

Dạng
mạch hở

- Phân tử chỉ
DạngDạng

- Phân tử có khảcòn 1 nhóm
mạch hởmạch
hở- Phân tử không
- Phân tử
năng mở vòngCHO,
khả
phân tử cóphân tử cócó khả năng mở
không
còn
tạo ra nhómnăng thể hiện
1
nhóm1
nhómvòng.
nhóm CHO.
-CHO
tính
khử
-CHO
-CO
không đáng kể

BẢNG TÓM TẮT TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CACBOHIĐRAT
Cacbohiđrat
Glucozơ

Fructozơ

Saccarozơ

Mantozơ


Tinh bột

Xenlulozơ

+

sự
chuyển
hóa
thành
glucozơ
trong
môi
trường
bazơ

+

-

-

Cu2O↓đỏ
gạch

+

-


+

-

-

Mất màu

-

-

+

-

-

Metyl
glucozit

+

-

Metyl
glucozit

-


-

Tính chất

T/c của anđehit
+ [Ag(NH3)2]OH

Ag↓

+ Cu(OH)2/OH-,to

+ dung dịch Br2
T/c riêng của
–OH hemiaxetal
+ CH3OH/HCl
T/c của poliancol
+ Cu(OH)2, to
thường
T/c của ancol
(P/ư este hoá)

Không phản ứng vì vị trí
dd
màu dd màu dd
màu dd màu
không gian nhóm OH
xanh lam
xanh lam xanh lam
xanh lam
không thuận lợi.

+
+
+
+
+
Xenlulozơ
triaxetat

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

10


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat
+ (CH3CO)2O
+

Xenlulozơ
trinitrat

Glucozơ +
Glucozơ
fructozơ

Glucozơ

Glucozơ

Phản ứng
với dung

dịch sữa
vôi

dung dịch
trong suốt

Tác dụng
với dung
dịch I2 →
dung dịch

màu
xanh
đặc trưng

Tan
trong
dung
dịch
Svayde:
[Cu(NH3)4]
(OH)2

+

+

+

-


-

+

+ HNO3/H2SO4
P/ư thuỷ phân
+ H2O/H+

Phản ứng
lên men

P/ư riêng

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
* Lưu ý chung về bài toán hiệu suất
a) Tính hiệu suất
+ Tính theo chất tham gia phản ứng:
H

Luong.chat.tham.gia. phan.ung
.100%
Luong.chat.ban.dau

+ Tính theo sản phẩm tạo thành:
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

11



Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat
H

Luong.chat.thu.duoc.thuc.te
.100%
Luong.chat.thu.duoc.theo.ly.thuyet

b) Bài toán biết hiệu suất, tính lượng chất:
+ Tính lượng chất ban đầu: (Bài toán ngược)
Luong.chat.ban.dau 

Luong.chat.tham.gia. phan.ung
H

+ Tính theo sản phẩm tạo thành: (Bài toán xuôi)
Luong.chat.thu.duoc  Luong.chat.thu.duoc.theo.ly.thuyet.H

Dạng 1: Bài tập về tính khử của glucozơ, fructozơ.
*LÝ THUYÊT
- Cả glucozơ và fructozơ đều bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3, t0:
HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + 2H2O
t
��
� HOCH2[CHOH]4COONH4+ 2Ag+2NH4NO3
Amoni gluconat
o

t
Hay C6H12O6 ��
� 2Ag

o

( MC H
6

12O6

= 180, M Ag  108 )

Trong môi trường bazơ, fructozơ bị chuyển hoá thành glucozơ nên nó có thể
tham gia phản ứng tráng bạc (dù trong phân tử fructozơ không chứa nhóm chức –
CHO)
OH
Fructozơ  
  Glucozơ
- Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom còn fructozơ không phản ứng. Phản ứng này
dùng để phân biệt glucozơ với fructozơ.
HOCH2[CHOH]4CHO + Br2 +2H2O → HOCH2[CHOH]4COOH + 2HBr
- Cả glucozơ và fructozơ đều phản ứng với Cu(OH)2/OH-, đun nóng tạo kết tủa Cu 2O
đỏ gạch.
t
HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH ��

HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O↓ + 3H2O
- Ngoài ra, glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa: tác dụng với H2 (Ni, t0)
t
C6H12O6 + H2 ��
� C6H14O6 (Sobitol)



o

o

*BÀI TẬP VÍ DỤ:
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ.
B. tinh bột.
C. fructozơ.
D. saccarozơ.
Câu 2: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành
Ag là
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

12


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

A. C6H12O6 (glucozơ).
B. CH3COOH.
C. HCHO.
D. HCOOH.
Câu 3: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ.
B. tinh bột.
C. glucozơ.
D. saccarozơ.
Câu 4: Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ?

A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.
B. Tráng gương, tráng phích.
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
D. Nguyên liệu sản xuất PVC.
Câu 5: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích,người ta thường sử dụng phản ứng hoá
học nào sau đây?
A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 6: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất
trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 7: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)2.
B. dung dịch brom.
C. [Ag(NH3)2]NO3.
D. Na.
Câu 8: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol
etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương

A. 3.
B. 4.
C. 5.
Câu 9: Cacbohiđrat Z tham gia chuyển hoá
Cu(OH) / OH


D. 2.

dung dịch xanh lam ��� kết tủa đỏ gạch
Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Mantozơ.
Câu 10: Frutozơ không pứ với chất nào sau đây?
A. H2/Ni,t0.
B. Cu(OH)2.
C. Nước Br2.
D. Dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 11: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit, có thể dùng một trong ba
phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được
nhóm chức của glucozơ?
A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.
B. Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.
2
Z ������


t0

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

13



Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

C. Len men glucozơ bằng xúc tác enzim.
D. Khử glucozơ bằng H2/ Ni, t0.
Câu 12: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, mantozơ,
glixerol, etylen glicol, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản
ứng tráng gương là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 13: Dãy các chất sau thì dãy nào đều tham gia phản ứng tráng gương và phản
ứng với Cu(OH)2 đun nóng cho Cu2O kết tủa đỏ gạch?
A. Glucozơ, mantozơ, anđehit axetic.
B. Glucozơ, saccarozơ, anđehit axetic.
C. Glucozơ, saccarozơ, mantozơ.
D. Xenlulozơ, fructozơ, mantozơ.
Câu 14: Cho các dung dịch: Glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol. Có thể dùng
thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dung dịch trên?
A. Nước Br2.
B. Na kim loại.
C. Cu(OH)2.
D. Dung dịch AgNO3/NH3.
3. Mức độ vận dụng
Câu 15 (A-08): Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất
80% là
A. 2,25 gam.
B. 1,80 gam.
C. 1,82 gam.
D. 1,44 gam.

Hướng dẫn giải
t
Pt: C6H12O6 + H2 ��
� C6H14O6
(Glucozơ)
(sobitol)
o

m glucozo 

0,1.180
2,25 gam → Đáp án A.
80%

Câu 16: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 thu được
15 gam Ag. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
A. 5%.
B. 10%.
C. 15%.
D. 30%.
Hướng dẫn giải
t
C6H12O6 ��
� 2Ag
o

5
mol
72


5
mol
36
5.180
 mC6 H12O6 
12,5 gam
72
12,5
 C % C6 H12O6 
.100% 5% → Đáp án A
250

Câu 17 (CĐ 2007): Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol của
dung dịch glucozơ đã dùng là
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

14


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

A. 0,2M.

B. 0,01M.
C. 0,02M.
Hướng dẫn giải
t
C6H12O6 ��
� 2Ag

0,01
0,02

D. 0,1M.

o

n 0,01
 CM  
0,2 M → Đáp án A
V 0,05

Câu 18: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 thu được
6,48 gam Ag. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
A. 11,4%.
B. 14,4%.
C. 13,4%.
D. 12,4%.
Hướng dẫn giải
t
C6H12O6 ��
� 2Ag
0,03
0,06
o

 C % C6 H12O6 

0,03.180
.100% 14,4% → Đáp án B

37,5

Câu 19: Đun nóng 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư. Lọc lấy Ag rồi cho
vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thì sau phản ứng khối lượng axit tăng a gam. Giả
sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 18,6.
B. 32,4.
C. 16,2.
D. 9,3.
Hướng dẫn giải
t
C6H12O6 ��
� 2Ag
0,15
0,3
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2↑ + H2O
0,3
0,3
→ mdd tăng = mAg – mNO2 = 0,3.108 – 0,3.46 = 18,6 gam
→ Đáp án A
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 20: Cho m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng vừa đủ với 0,8
gam brom trong dung dịch. Cũng m gam hỗn hợp X cho tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 dư thu được 4,32 gam Ag. % khối lượng của glucozơ và fructozơ trong
X là
A. 25%; 75%.
B. 33,33%; 66,67%.
C. 20%; 80%.
D. 40%; 60%.
Hướng dẫn giải

- PTHH:
HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + 2H2O
t
��
� HOCH2[CHOH]4COONH4+ 2Ag+ 2NH4NO3
(glucozơ và fructozơ)
HOCH2[CHOH]4CHO + Br2 +2H2O → HOCH2[CHOH]4COOH + 2HBr
(glucozơ)
o

o

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

15


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

- Đặt số mol của glucozơ và fructozơ lần lượt là a và b.
 2a  2b 0,04
 a 0,05



0,8
 a nBr2 160 0,05  b 0,015

- Glucozơ và fructozơ có cùng CTPT nên %m = %n
→ %mglucozơ = 25%; %mfructozơ = 75%

*BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
Bài 1: Cho 200 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3
trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,25M.
B. 0,5M.
C. 0,1M.
D. 0,125M.
Bài 2: Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozơ với một lượng vừa đủ AgNO 3 trong
NH3 thấy Ag tách ra. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Ag thu được và
khối lượng AgNO3 cần dùng là
A. 10,8 gam và 17 gam.
B. 21,6 gam và 34 gam.
C.
32,4 gam và 51 gam.
D. 43,2 gam và 68 gam.
Bài 3: Để tráng một tấm gương người ta phải dùng 5,4 gam glucozơ, biết hiệu suất
phản ứng đạt 95%. Khối lượng Ag tráng trên tấm gương là
A. 6,156 gam.
B. 6,35 gam.
C. 6,25 gam.
D. 6,15 gam.
Bài 4: Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng
với AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,16 gam Ag. Vậy % khối lượng saccarozơ trong
hỗn hợp ban đầu là
A. 48,71%.
B. 48,24%.
C. 51,28%.
D. 55,23%.
Bài 5: Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3
tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong

dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là
A. 0,10 mol và 0,15 mol.
B. 0,05 mol và 0,15 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol.
D. 0,05 mol và 0,35 mol.
Dạng 2: Bài tập về phản ứng thủy phân cacbohiđrat.
*LÝ THUYẾT
- Monosaccarit (glucozơ và fructozơ) không bị thủy phân.
- Đisaccarit (saccarozơ và mantozơ) có phản ứng thủy phân:
t
C12H22O11 + H2O ��
� C6H12O6 + C6H12O6
saccarozơ
-glucozơ -fructozơ
t
C12H22O11 + H2O ��
� C6H12O6 + C6H12O6
mantozơ
-glucozơ -glucozơ
→ sản phẩm sau phản ứng thủy phân tham gia phản ứng tráng bạc, phản ứng với
dung dịch brom.
o

o

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

16



Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

- Phân tử mantozơ có chứa 1 nhóm –CHO nên có tính khử:
+ Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 → Ag.
+ Phản ứng với Cu(OH)2/OH-, đun nóng tạo kết tủa Cu2O đỏ gạch.
+ Phản ứng với dung dịch brom.
- Polisaccarit (tinh bột và xenlulozơ): thủy phân bởi xúc tác axit hoặc enzim tạo thành
glucozơ.
t
(C6H10O5)n + nH2O ��
� n C6H12O6
tinh bột
glucozơ
xenlulozơ
Lưu ý: Dung dịch sau phản ứng thủy phân có tính khử nhiều hơn so với dung dịch
ban đầu.
*BÀI TẬP VÍ DỤ
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ.
B. glucozơ.
C. fructozơ.
D. mantozơ.
o

Câu 2: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic.
B. glucozơ và fructozơ.
C. glucozơ.
D. fructozơ.

Câu 3: Khi thuỷ phân tinh bột ta thu sản phẩm cuối cùng là
A. mantozơ.
B. frutozơ.
C. glucozơ.
D. saccarozơ.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh
B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt
C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh.
D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc
Câu 5: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với
dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do
A. Đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng.
B. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ.
C. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ.
D. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành fructozơ.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 6: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt

A. ancol etylic, anđehit axetic.
B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat.
D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 7: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2.
B. trùng ngưng.
C. tráng gương.
D. thủy phân.
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình


17


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

Câu 8: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra
glucozơ. Chất đó là
A. protit.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. xenlulozơ.
Câu 9: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
3. Mức độ vận dụng
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 1 kg mantozơ được
A. 1 kg glucozơ.
B. 1,0526 kg glucozơ.
C. 2 kg glucozơ.
D. 1 kg glucozơ và 1 kg fructozơ.
Hướng dẫn giải
t
C12H22O11 + H2O ��
� 2C6H12O6
mantozơ
-glucozơ
o


1
2
mol
mol
342
342
2
→ mglucozo  .180 1,0526kg → Đáp án B.
342

Câu 11: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất 75%, khối lượng glucozơ thu
được là
A. 250 gam.
B. 300 gam.
C. 360 gam.
D. 270 gam.
Hướng dẫn giải
t
(C6H10O5)n + nH2O ��
� n C6H12O6
tinh bột
H=75%
glucozơ
2mol
2mol
→ mglucozơ = 2.180.75% = 270 gam → Đáp án D.
o

Câu 12: Khối lượng saccarozơ thu được từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ, với
hiệu suất thu hồi đạt 80% là

A. 104 kg.
B. 140 kg.
C. 105 kg.
D. 106 kg.
Hướng dẫn giải
→ msaccarozơ = 1.13%.80% = 0,104 tấn = 104 kg → Đáp án A.
Câu 13 (CĐ 2010): Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit
thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư
AgNO3/NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,20.
B. 4,32.
C. 2,16.
D. 21,60.
Hướng dẫn giải
C12H22O11 + H2O � C6H12O6 + C6H12O6
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

18


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

0,01
0,01
0,01
C6H12O6 + AgNO3 + NH3 + H2O � 2Ag
0,02
0,04 → mAg = 0,04.108 = 4,32 (g)
→ Đáp án B.
Câu 14: Một cacbohiđrat X có phân tử khối là 342, X không có tính khử. Cho 8,55

gam X tác dụng với dung dịch axit clohiđric rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong NH3, đun nhẹ thu được 10,8 gam Ag. X là
A. xenlulozơ.
B. saccarozơ.
C. glucozơ.
D. fructozơ.
Hướng dẫn giải
Từ các dữ kiện đề bài → Đáp án B.
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 15 (B-2011): Thủy phân hỗn hợp 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một
thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%).
Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thì lượng
Ag thu được là
A. 0,090 mol.
B. 0,12 mol.
C. 0,095 mol.
D. 0,06 mol.
Hướng dẫn giải
Saccarozơ + H2O  glucozơ + fructozơ
0,02.75%
0,015
0,015
Mantozơ + H2O  2 glucozơ
0,01.75%
0,015
Dư: 0,0025 mol mantozơ
Glucozơ  2 Ag;
fructozơ  2Ag;
Mantozơ 2Ag
0,03

0,06
0,015
0,03
0,0025
0,005
→ nAg = 0,095 mol → Đáp án C.
Câu 16: Thủy phân hoàn toàn 6,84 gam saccarozơ rồi chia sản phẩm thành 2 phần:
- Phần 1: cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 thì thu được x gam kết
tủa.
- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có y gam brom tham gia phản
ứng. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 2,16 và 1,6.
B. 2,16 và 3,2.
C. 4,32 và 1,6.
D. 4,32 và 3,2.
Hướng dẫn giải
t
C12H22O11 + H2O ��
� C6H12O6 + C6H12O6
saccarozơ
-glucozơ -fructozơ
o

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

19


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat


0,02 mol
0,02 mol 0,02 mol
- Phần 1: 0,01 mol glucozơ và 0,01 mol fructozơ
t
C6H12O6 ��
� 2Ag
0,02
0,04 mol
→ x = 108.0,04 = 4,32 gam
- Phần 2: 0,01 mol glucozơ và 0,01 mol fructozơ:
HOCH2[CHOH]4CHO + Br2 +2H2O → HOCH2[CHOH]4COOH + 2HBr
0,01
0,01 mol
→ mBr2 = 0,01.160 = 1,6 gam → Đáp án C.
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu
được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 0,015 mol brom. Nếu đem
dung dịch chứa 3,42 gam X cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3
thì khối lượng Ag thu được là
A. 2,16 gam.
B. 3,24 gam.
C. 1,08 gam.
D. 0,54 gam.
Hướng dẫn giải
- Đặt số mol của saccarozơ và mantozơ lần lượt là x và y.
Saccarozơ + H2O → glucozơ + fructozơ
x
x
x
Mantozơ + H2O → 2glucozơ
y

2y
Glucozơ + Br2 → sản phẩm
x + 2y
x + 2y
o

 x  y 0,01


x

2
y

0
,
015


 x 0,005

 y 0,005

- Hỗn hợp X tác dụng với AgNO3/NH3:
Mantozơ → 2Ag↓
0,005
0,01
→ mAg = 0,01.108 = 1,08 gam → Đáp án C.
Câu 18: Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch
X. Chia X thành hai phần bằng nhau:

• Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam
kết tủa.
• Phần 2: Thủy phân hoàn hoàn được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa hết với 40
gam Br2 trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m

A. 273,6 gam
B. 102,6 gam
C. 136,8 gam
D. 205,2 gam
Hướng dẫn giải
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

20


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

nAg = 0,1 mol ; nBr2 = 0,25 mol
- Phần 1: chỉ có mantozơ phản ứng với AgNO3 trong NH3 theo tỉ lệ 1 : 2
nmantozơ = 0,1 : 2 = 0,05 (mol)
- Phần 2:
+ thủy phân thì saccarozơ cho glucozơ và fructozơ còn mantozơ cho glucozơ. Tác
dụng với dung dịch brom chỉ có glucozơ tác dụng
+ nmantozơ = 0,05 mol thủy phân cho 0,1 mol glucozơ
mà ΣnBr2 pư = 0,25
n(glucozơ do saccarozơ thủy phân) = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol
nsaccarozơ = 0,15 mol
Vậy giá trị m = 2.(0,05 + 0,15).342 = 136,8 gam → Đáp án C.
*BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
Bài 1: Khi thủy phân saccarozơ, thu được 270 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ.

Khối lượng saccarozơ đã thủy phân là
A. 513 gam.
B. 288 gam.
C. 256,5 gam.
D. 270 gam.
Bài 2: Thủy phân hoàn toàn 2 kg saccarozơ, thu được khối lượng sản phẩm là
A. 2 kg.
B. 2,105 kg.
C. 1 kg.
D. 2,27 kg.
Bài 3: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc
với dung dịch thu được. Khối lượng Ag thu được là
A. 4,32.
B. 43,20.
C. 2,16.
D. 21,60.
Bài 4: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường
axit vừa đủ thu được dung dịch M, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch
thu được. Khối lượng Ag thu được là
A. 6,25.
B. 6,50.
C. 6,75.
D. 8,00.
Bài 5: Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung
dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu saccarozơ
trên là
A. 99%.
B. 1%.
C. 90%.
D. 10%.

Bài 6: Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thủy phân với hiệu suất phản ứng là
70% thì khối lượng glucozơ thu được là
A. 160,5 kg.
B. 150,64 kg.
C. 155,55 kg.
D. 165,6 kg.
Bài 7: Từ 10 tấn nước mía chứa 14% saccarozơ, với hiệu suất thu hồi đạt 85%. Khối
lượng saccarozơ thu được là
A. 1120 kg.
B. 1400 kg.
C. 1190 kg.
D. 1290 kg.
Bài 8: Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất
phản ứng 85%. Lượng glucozơ thu được là
A. 261,43 gam. B. 200,8 gam.
C. 192,5 gam.
D. 188,89 gam.
Bài 9: Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia làm hai phần bằng nhau:

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

21


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

- Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung
dịch AgNO3 (dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag.
- Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu
được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3

(dư) thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng hoàn toàn. Hỗn hợp ban đầu có
chứa
A. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột về khối lượng.
B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột về khối lượng.
C. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột về khối lượng.
D. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột về khối lượng.
Dạng 3: Bài tập về phản ứng lên men của glucozơ .
*LÝ THUYẾT
1. Phản ứng lên men rượu:
, 30  35 C
C6H12O6  enzim

  2C2H5OH + 2CO2
(glucozơ)
t
+ Tinh bột ��
� glucozơ → ancol etylic
t
(C6H10O5)n ��
� nC6H12O6 → 2C2H5OH
Lưu ý: khi tính toán bỏ qua n
ddCa (OH )
 35 C
+ Glucozơ  enzim
 ,30
  2C2H5OH +2CO2      ↓, khối lượng dung dịch tăng,
giảm...
→ Dạng toán liên quan thường gặp:
- Tính hiệu suất, tính thể tích khí CO 2, lượng tinh bột, xenlulozơ tham gia (%
tạp chất).

- Bài toán thường gắn với dạng dẫn khí CO2 vào dung dịch kiềm từ đó tính số
mol CO2.
- Bài toán thường gắn với độ rượu:
0

o

o

0

Đô.ruou 

2

Vruou .nguyen.chat
Vdung .dich.ruou

.100

2. Phản ứng lên men lactic:
C6H12O6  menlactic
   2CH3 – CH(OH) – COOH (axit lactic)
*BÀI TẬP VÍ DỤ
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. CH3CHO.
2. Mức độ thông hiểu

Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ  X  Y  CH3COOH. Hai chất X, Y lần
lượt là
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

22


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

A. CH3CHO và CH3CH2OH.
B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
3. Mức độ vận dụng
Câu 3. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (C 6H10O5)n  X  Y  Z  T (C3H6O2). Trong
đó, T có các tính chất sau: không làm đổi màu quì tím, tác dụng được với dung dịch
Ba(OH)2 nhưng không tác dụng với K. Các chất X, Y, Z, T là

A
B
C
D

X
C2H5-OH
C6H12O6
C6H12O6
CH3-COOH

Y

CH3COOH
C2H5-OH
CH3-CH(OH)-COOH
CH3COOCH3

Z
C6H12O6
CH3-COOH
CH2=CH-COOH
C2H5-OH

T
H-COO-C2H5
CH3-COO-CH3
CH3-CH2-COOH
CH3-O-CH=CH2

Đáp án B.
Câu 4: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic
thu được là
A. 184 gam.
B. 276 gam.
C. 92 gam.
D. 138 gam.
Hướng dẫn giải
nglucozơ = 2 mol
, 30  35 C
C6H12O6  enzim
2C2H5OH + 2CO2


 
2 mol
4 mol
→ mC2H5OH = 4.46 = 184 gam → Đáp án A.
Câu 5: Khi lên men a gam glucozơ với hiệu suất 80%, ta được 368 gam ancol etylic.
Giá trị của a là
A. 1440.
B. 1800.
C. 1120.
D. 900.
Hướng dẫn giải
, 30  35 C
C6H12O6  enzim
2C2H5OH + 2CO2

 
4/0,8 mol
H=80%
8 mol
0

0

 a

4
.180 900 g → Đáp án D.
0,8

Câu 6: Khối lượng rượu etylic (tấn) thu được khi cho lên men 10 tấn bột ngũ cốc

chứa 80% tinh bột với hiệu suất 37,5% là
A. 92.
B. 9,2.
C. 1,704.
D. 17,04.
Hướng dẫn giải
t
(C6H10O5)n ��
� nC6H12O6 → 2C2H5OH
o

10.0,8
mol
162
 mC2 H 5OH 

H=80%
2.10.0,8
.46.37,5% 1,704 tấn → Đáp án C.
162

Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

23


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat

Câu 7 (CĐ 2011): Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol
etylic. Hiệu suất của quá trình lên men thành ancol etylic là

A. 54%.
B. 40%.
C. 80%.
D. 60%.
Hướng dẫn giải
enzim , 30  35 C
C6H12O6     
2C2H5OH + 2CO2
1 mol
2 mol
0

1.180
 H
.100% 60% → Đáp án D.
300

Câu 8: Muốn điều chế 2 lít dung dịch C2H5OH 4M, ta dùng a gam bã mía (chứa 40%
xenlulozơ). Biết hiệu suất của cả quá trình điều chế là 80%, giá trị của a là
A. 2025.
B. 324.
C. 1296.
D. 810.
Hướng dẫn giải
t
(C6H10O5)n ��
� nC6H12O6 → 2C2H5OH
H=80%
8 mol
o


 a

4.100.100.162
2025 gam → Đáp án A.
80.40

Câu 9: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu
400 thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình
chế biến rượu bị hao hụt mất 10%.
A. 3194,4 ml.
B. 2500,0 ml.
C. 2875,0 ml.
D. 2300,0 ml.
Hướng dẫn giải
, 30  35 C
C6H12O6  enzim
2C2H5OH + 2CO2

 
0

2,5.0,8.10 3
180
 VC H OH 400 
2

5

H=90%


2,5.0,8.103.0,9
20mol
180

20.46
2875ml → Đáp án C.
0,8.0,4

Câu 10: Cho lên men 1m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 96 0. Biết rượu
nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%.
Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ là bao nhiêu kg?
A. 71 kg.
B. 74 kg.
C. 89 kg.
D. 112,5 kg.
Hướng dẫn giải
, 30  35 C
C6H12O6  enzim
2C2H5OH + 2CO2

 
H=80%
0

VC2 H 5OHn / c 

60.96
57,6 lít
100


→ mrượu = V.D = 57,6.0,8 = 46,08 gam.
→ nrượu = 1 mol.
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

24


Chuyên đề ôn thi THPT QG: Cacbohiđrat
1.100.
.180 112 ,5kg → Đáp án D.
2.80

→ m glucozo 

Câu 11 (B-2008): Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo
thành 5 lít ancol etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng
riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,4 kg.
B. 5,0 kg.
C. 6,0 kg.
D. 4,5 kg.
Hướng dẫn giải
t
(C6H10O5)n ��
� nC6H12O6 → 2C2H5OH
o

VC2 H 5OH 


5.46
2,3 lít
100

→ mC2H5OH = V.D = 2,3.0,8 = 1,84 kg
→ nC2H5OH = 0,04 mol.
 mtinhbot 

0,04 100
.
.162 4,5kg → Đáp án D.
2 72

Câu 12 (A-2009): Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO 2 sinh ra
hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung
dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu.
Giá trị của m là
A. 13,5.
B. 30,0.
C. 20,0.
D. 15,0.
Hướng dẫn giải
mCO2 =10-3,4=6,6(g)
Sơ đồ: C6H12O6 →2CO2
180
88
x
6,6

x=13,5 gam


H=90% nên

mC6 H12O6 = (100.13,5) : 90 =15 gam → Đáp án D.
Câu 13 (A-2011): Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men
với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO 2 sinh ra khi lên
men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X.
Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá
trị của m là
A. 405.
B. 324.
C. 486.
D. 297.
Hướng dẫn giải
mCO2 = m↓ - mdung dịch giảm = 330 – 132 = 198 gam
→ nCO2 = 198/44 = 4,5 mol
C6H10O5 → 2C2H5OH + 2CO2
Giáo viên: Trịnh Thị Duyên - Trường THPT Phạm Công Bình

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×