Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Thụy Điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.86 KB, 4 trang )

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Thụy Điển
Stefan Ingves, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, một ngân hàng trung
ương lâu đời nhất thế giới chia sẻ về sự chuyển đổi sang tiền kỹ thuật số tại đất
nước ông.
Thụy Điển đang nhanh chóng rời khỏi tiền mặt. Nhu cầu về tiền mặt đã giảm hơn
50% trong thập kỷ qua khi ngày càng nhiều người dùng thẻ ghi nợ hoặc ứng dụng
điện thoại di động, Swish, cho phép thanh toán theo thời gian thực giữa các cá
nhân. Hơn một nửa trong số tất cả các chi nhánh ngân hàng không còn xử lý tiền
mặt. Bảy trong số mười người tiêu dùng nói rằng họ có thể quản lý mà không cần
tiền mặt, trong khi một nửa số thương nhân dự kiến sẽ ngừng nhận tiền mặt vào
năm 2025 (Arvidsson, Hedman và Segendorf 2018). Và tiền mặt hiện chỉ chiếm
13% các khoản thanh toán trong các cửa hàng, theo một nghiên cứu về thói quen
thanh toán ở Thụy Điển (Riksbank 2018).
Các giải pháp kỹ thuật số cho các khoản thanh toán lớn giữa các ngân hàng đã tồn
tại một thời gian; điều mới lạ là chúng đã đến được với các cá nhân thực hiện các
khoản thanh toán nhỏ. Và đất nước Thụy Điển không phải là nước duy nhất làm
được điều này. Ví dụ, ở một số quốc gia châu Á và châu Phi như Ấn Độ, Pakistan,
Kenya và Tanzania, thanh toán bằng điện thoại di động thay vì thẻ hoặc tiền mặt là
phổ biến.
Trong khi vai trò của một ngân hàng trung ương là quản lý nguồn cung tiền, những
diễn biến này có khả năng gây ra những hậu quả trên diện rộng. Liệu các ngân
hàng trung ương có cần thiết đóng vai trò là nhà phát hành các phương tiện thanh
toán trong một thị trường thanh toán kỹ thuật số hiện đại? Có phải tiền giấy và tiền
xu là phương tiện thanh toán duy nhất cho thanh toán bán lẻ được cung cấp bởi
ngân hàng trung ương? Liệu có rủi ro tập trung trong tương lai đối với cơ sở hạ
tầng thị trường thanh toán mà các ngân hàng trung ương nên giám sát hay không?
Tại Thụy Điển, thanh toán bù trừ và chuyển tiền giữa các tài khoản được tập trung
trong một hệ thống, Bankgirot. Khi cơ sở hạ tầng thị trường thanh toán được áp
dụng, chi phí biên của các khoản thanh toán sẽ thấp và có “những tác động tích cực
từ bên ngoài” (positive externalities). Vậy “những tác động tích cực từ bên ngoài”
có nghĩa là gì? Một ví dụ cổ điển là điện thoại. Có chiếc điện thoại đầu tiên không


1


có giá trị lắm, vì sẽ không có ai để gọi. Tuy nhiên, khi càng có nhiều người kết nối
với mạng điện thoại, giá trị của điện thoại sẽ càng tăng.
Điều tương tự cũng đúng với thị trường thanh toán, giá trị của việc được kết nối
với hệ thống thanh toán tăng lên khi có nhiều người tham gia. Hơn nữa, thanh toán
cũng có thể được coi là tiện ích tập thể. Vì vậy, nhà nước thực sự có vai trò lấp đầy
thị trường thanh toán, cụ thể là điều tiết hoặc cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để
đảm bảo hoạt động trơn tru và an toàn.
Người dân có thể mong đợi một thị trường thanh toán đáp ứng một vài yêu cầu cơ
bản. Đầu tiên, các dịch vụ của nó cần đa dạng và sẵn có. Thứ hai, cơ sở hạ tầng của
nó phải an toàn và bảo mật. Người bán và người mua có niềm tin rằng các lệnh
thanh toán sẽ được thực hiện – đây là một điều kiện cần thiết để mọi người sẵn
sàng sử dụng hệ thống. Thứ ba, nó phải hiệu quả: thanh toán phải được giải quyết
nhanh chóng, với chi phí thấp nhất có thể và hệ thống nên được nhìn nhận là đơn
giản và dễ sử dụng.
Chúng ta có đáp ứng các yêu cầu này không? Thống đốc Stefan Ingves không chắc
chắn liệu chúng ta có thể trả lời dứt khoát là có.
Nếu tiền giấy và tiền xu đã có thời vàng son, thì trong tương lai gần, công chúng sẽ
không còn tiếp cận các phương tiện thanh toán được nhà nước bảo đảm và khu vực
tư nhân sẽ kiểm soát khả năng tiếp cận, phát triển công nghệ và định giá các
phương thức thanh toán hiện có ở mức độ ngày càng lớn hơn. Hiện tại, rất khó để
dự đoán điều này sẽ gây ra những hậu quả như thế nào, nhưng nó có thể sẽ hạn chế
hơn nữa khả năng tiếp cận tài chính đối với các nhóm trong xã hội hiện đang thiếu
các phương tiện thanh toán ngoài tiền mặt. Cạnh tranh trong cơ sở hạ tầng thanh
toán có thể sẽ giảm nếu nhà nước không còn là người tham gia. Ngày nay, tiền mặt
có một vị thế tự nhiên là tiền pháp định duy nhất 1. Nhưng trong một xã hội không
tiền mặt, tiền pháp định sẽ có ý nghĩa gì?
Về vấn đề này, người ta có thể hỏi liệu các ngân hàng trung ương có nên bắt đầu

phát hành tiền kỹ thuật số cho công chúng hay không. Đây là một vấn đề phức tạp
và một ngân hàng trung ương có thể sẽ phải vật lộn trong nhiều năm tới. Thống
đốc Stefan Ingves tin chắc rằng trong vòng 10 năm nữa, chúng ta sẽ hầu như thanh
1 Tiền pháp định là phương tiện thanh toán mà theo luật pháp quy định, không thể bị từ chối khi được sử dụng để
thanh toán các khoản nợ được định giá theo cùng đơn vị tiền tệ đó

2


toán bằng kỹ thuật số, cả ở Thụy Điển và nhiều nơi trên thế giới. Ngay cả ngày
nay, những người trẻ tuổi, ít nhất là ở Thụy Điển, thực tế không sử dụng tiền mặt.
Khuynh hướng nhân khẩu học này cũng là lý do biện minh cho niềm tin của ông
rằng, xu hướng giảm tiền mặt không thể dừng lại hoặc đảo ngược. Trong khi các
nước Bắc Âu luôn đi đầu, Thụy Điển không đơn độc. Thật thú vị khi thấy thị
trường thanh toán Trung Quốc đang thay đổi nhanh như thế nào.
Và sau đó là sự xuất hiện của tài sản mã hóa (cryptoassets) 2. Thống đốc Stefan
Ingves không coi những thứ được gọi là tiền tệ này là tiền, vì chúng không đáp ứng
ba chức năng thiết yếu của tiền để phục vụ như một phương tiện thanh toán, một
thước đo giá trị và một phương tiện lưu trữ giá trị. Quan điểm này được chia sẻ bởi
hầu hết các nhà kinh tế. Những đóng góp quan trọng của tài sản mã hóa là chúng
cho thấy rằng cơ sở hạ tầng tài chính có thể được xây dựng theo cách mới với công
nghệ blockchain, hợp đồng thông minh và các giải pháp mã hóa. Mặc dù công
nghệ mới này rất đáng lưu ý và có thể tạo ra giá trị gia tăng trong dài hạn, nhưng
điều quan trọng là các ngân hàng trung ương phải làm rõ rằng tiền mã hóa, thông
thường, không phải là tiền tệ, mà là tài sản và các khoản đầu tư rủi ro cao. Chúng
ta càng rõ ràng hơn trong việc truyền đạt điều này thì cơ hội mà chúng ta có thể
ngăn chặn các bong bóng không cần thiết phát sinh trong tương lai càng lớn.
Chúng ta cũng có thể muốn xem xét sự cần thiết của khung pháp lý và giám sát đối
với hiện tượng tương đối mới này.
Điều đáng nói là số hóa, cải tiến kỹ thuật và toàn cầu hóa là những phát triển tích

cực làm tăng phúc lợi kinh tế tập thể của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể suy đoán về
những dịch vụ thanh toán mới có thể được phát triển trong tương lai. Nhưng có
một vài thách thức phía trước. Một vấn đề quan trọng mà chúng ta phải đối mặt là
liệu các ngân hàng trung ương có thể ngừng cung cấp một phương tiện thanh toán
được nhà nước bảo đảm cho công chúng hay không. Nói cách khác, liệu cơ sở hạ
tầng cho thanh toán bán lẻ có nên được chuyển sang một thị trường hoàn toàn tư
nhân hay không. Nhà nước không thể hoàn toàn rút khỏi trách nhiệm xã hội của
mình trong các lĩnh vực này. Nhưng chính xác vai trò đó là gì thì vẫn đang còn mơ
hồ!
Nguồn:
2 Tiền mã hóa (cryptocurrency) là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để hoạt động như một phương tiện trao đổi
sử dụng mật mã mạnh để bảo đảm các giao dịch tài chính, kiểm soát việc tạo thêm các đơn vị và xác minh việc
chuyển giao tài sản.

3


1. Finance & Development June 2018
2. Arvidsson, Hedman và Segendorf (2018), “When will swedish retailers stop
accepting cash?”
3. Sverigers Riksbank (2018), “The payment behaviour of the swedish
population”

4



×