Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vốn xã hội và rủi ro tài chính vi mô Một thí nghiệm kinh tế tại Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.28 KB, 14 trang )

1

Vốn xã hội và rủi ro tài chính vi mô - Một thí nghiệm kinh tế tại
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trương Quang Thông1
Vũ Đức Cần2
Phạm Tiến Dũng3
Nghiên cứu này xem xét tác động của các yếu tố vốn xã hội tới rủi ro tài chính vi mô
thông qua các thí nghiệm kinh tế với các chủ thể tham gia là những người vay vốn tài chính vi
mô tại một số khu vực ở Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Các kết quả nghiên cứu cho thấy,
vốn xã hội có vai trò và ảnh hưởng lớn đến rủi ro tài chính vi mô. Cụ thể, tính tương trợ trong
cộng đồng và lòng tin có tác động tích cực đến rủi ro tài chính. Đây cũng là cơ sở quan trọng
để nhóm nghiên cứu có những hàm ý chính sách phù hợp.
Giới thiệu
Trong những năm gần đây, kinh tế học hành vi đã và đang có những bước phát triển
nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện mô phỏng
các thí nghiệm về hành vi của con người để từ đó, xem xét các quyết định hành vi của người
tham gia trong các tình huống cụ thể được đặt ra. Kết quả của các thí nghiệm mô phỏng sẽ cho
thấy xu hướng hành vi chung trong tổng thể các đối tượng trên một số lĩnh vực cụ thể, từ đó,
các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra các khuyến nghị, giải pháp cho các đối tượng cụ thể này.
Trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tài chính vi mô (TCVM) đã được hình thành và phát
triển từ rất nhiều năm trước đây. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động
TCVM, nhân tố vốn xã hội (Social Capital), đã nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian
gần đây. Theo Karlan (2005), vốn xã hội là khả năng và các mối quan hệ xã hội của một cá nhân
cho phép họ vượt qua hoặc hạn chế và khắc phục những nhược điểm về thông tin không hoàn
hảo và các hình thức giao kết khác. Nói cách khác, các thành tố và mục tiêu nghiên cứu của vốn
xã hội có thể bao gồm vốn xã hội và mạng lưới xã hội; vốn xã hội và nguồn lực; vốn xã hội, đầu
tư vốn xã hội và mưu cầu lợi ích; vốn xã hội và sự tin cậy và quan hệ có qua có lại (Trust and
Reciprocity); vốn xã hội và hàng hóa công (Public Goods) v.v…

1 PGS, TS, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.


2 NCS tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
3 Nghiên cứu viên, IDR – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM


2

Mục tiêu nghiên cứu này là xem xét tác động của các yếu tố vốn xã hội tới rủi ro TCVM
theo phương pháp thí nghiệm mô phỏng hành vi của người tham gia. Từ kết quả phân tích,
nhóm nghiên cứu kỳ vọng sẽ đưa ra những kết luận về tác động của vốn xã hội tới rủi ro
TCVM, để có thể đề xuất những hàm ý chính sách phù hợp ở cấp giám sát vĩ mô cũng như ở
mức độ quản lý vi mô của các tổ chức TCVM.
Phương pháp nghiên cứu: Nhóm tác giả sẽ thực hiện phương pháp thí nghiệm mô phỏng
về đặc điểm vốn xã hội của người tham gia, từ đó, xem xét về quyết định của người tham gia
trong thí nghiệm mô phỏng đặc điểm về vốn xã hội. Sau đó, nhóm tác giả sẽ thực hiện các phân
tích hồi quy để xem xét về tác động của vốn xã hội đến rủi ro tín dụng vi mô đối với những
người tham gia thí nghiệm.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này sẽ thực hiện đối với các khách hàng
đang vay vốn vi mô của một số tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức. Mẫu dữ liệu
nghiên cứu bao gồm 176 khách hàng vay vốn vi mô tập trung chủ yếu ở 6 tỉnh thuộc vùng
ĐBSCL gồm cả khu vực nông thôn và khu vực đô thị, bao gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh
Long, Tiền Giang, Bến Tre và Long An. Thời gian tiến hành triển khai tất cả 6 cuộc khảo sát và
thí nghiệm nói trên được thực hiện từ tháng 05/2017 đến 09/2017.
2. Tổng quan các nghiên cứu về Vốn xã hội và rủi ro TCVM.
Mỗi quốc gia đều có nhiều loại “nguồn vốn” tài nguyên khác nhau như vốn văn hóa, vốn
con người, vốn kinh tế... Vốn xã hội cũng được xem là một loại tài nguyên vốn như vậy. Vốn xã
hội là mạng lưới xã hội tương đối bền vững, sự thông cảm, mức độ thông cảm, tương tác lẫn
nhau giữa các thành viên (Bourdieu, (1986); Fukuyama, (2001-2002); Coleman (1988); Portes
(1998)). Karlan (2005) định nghĩa vốn xã hội của cá nhân là khả năng nắm bắt thông tin, sự giao
tiếp và các mối quan hệ xã hội của cá nhân đó giúp cho họ nắm rõ để giải quyết và khắc phục
các vấn đề có liên quan đến những thông tin không hoàn hảo trong xã hội. Trong vốn xã hội cá

nhân, niềm tin và sự tin cậy là hai đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của
các cá nhân về xã hội.
Các mô hình kinh tế cổ điển khi nghiên cứu vốn xã hội thường được xây dựng với giả
thiết con người với chủ nghĩa cá nhân. Dựa trên cơ sở nghiên cứu này, các mô hình kinh tế hành
vi đã bổ sung các giả thiết về tính vị tha và cả tính “ác ý” của con người. Theo Wilkinson
(2008), con người thường so bì, hơn thua với những người có nhiều thỏa dụng hơn họ. Tuy
nhiên, họ cũng có thể mang cảm giác có lỗi nếu như có nhiều thỏa dụng hơn người khác, đối lập


3

với sự bất bình đẳng (Inequality Aversion). Các nhà kinh tế học cho rằng lòng tin trong vốn xã
hội có thể là cách làm giảm chi phí vì các hình thức khác thường gây tốn kém hơn cho xã hội.
Do vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng lòng tin (Trust) được xem là một thành tố quan trọng của
vốn xã hội. Các kết quả thí nghiệm của Karlan (2005) đã cho thấy: Càng tin người (Trusting)
khác thì khả năng tiết kiệm cao hơn; càng đáng tin (Trustworthy) thì càng ít bị xảy ra rủi ro tín
dụng hơn; càng đóng góp cho cộng đồng nhiều thì sẽ càng ít gặp rủi ro tín dụng hơn. Knack và
Keefer (1997), Karlan (2005) cũng cho rằng các quốc gia, các nền văn hóa có nhiều sự tin cậy
lẫn nhau hơn sẽ có tỷ lệ phát triển và tăng trưởng tốt hơn về kinh tế. Niềm tin và sự tin cậy là
hai yếu tố thiết yếu và quan trọng nằm bên trong vốn xã hội cá nhân. Glaeser và các cộng sự
(2000) cho rằng hành vi trong trò chơi niềm tin có tương quan với quá trình tiếp xúc và tương
tác trước đó của những người tham gia thí nghiệm. Những người được tin tưởng nhiều hơn thì
họ sẽ đáng tin cậy hơn, tuy nhiên họ lại là những người không đáng tin trong các thí nghiệm về
niềm tin.
Tài chính hành vi là một cách tiếp cận mới tốt hơn cho thị trường tài chính và thị trường
chứng khoán, giúp các nhà kinh tế học giải quyết được những khó khăn lớn đối với các mô hình
truyền thống. Tài chính hình vi phân tích những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai làm nền tảng
cho sự hợp lý của cá nhân (Lydia Lawless, Andreas C Drichoutis, Rodolfo M Nayga Jr, (2013).
Edward L. Glaeser, David Laibson, Jose A. Scheinkman và Christine L. Soutter (1999) khi phân
tích lòng tin và vốn xã hội đã thấy rằng niềm tin và sự tin cậy tăng lên tương ứng với sự kết nối

xã hội. Alessandra Cassar và Bruce Wydick (2010) đã xem xét tác động của vốn xã hội đối với
việc ra quyết định kinh tế thông qua phương pháp xử lý tính đồng nhất xã hội, theo dõi
nhóm. Kết quả cho thấy sự tin tưởng xã hội có tác động tích cực và đáng kể đến tỷ lệ đóng góp
của nhóm cho vay. Việc cho vay theo nhóm sẽ tạo ra hiệu quả đối với vốn xã hội, đồng thời việc
theo dõi ngang hàng mặc dù có thể tạo ra sự “ác ý” nhưng cũng sẽ mang lại những hiệu ứng tích
cực. Điều này được thể hiện trong các kết quả nghiên cứu sau: (1) Niềm tin là quan trọng đối
với vốn xã hội: Các các nhân có niềm tin lớn hơn sẽ có tỷ lệ đóng góp cao hơn, san sẻ lợi ích
nhiều với với các thành viên khác trong nhóm của họ; (2) Khi người tham gia không nhận được
sự tin cậy thì có thể gây ra những tác động tiêu cực cho cả nhóm; (3) Tôn giáo đồng nhất có thể
thúc đẩy tốt hơn hiệu quả của hình thức vay mượn theo nhóm nhưng các bằng chứng là khá
yếu.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, vốn xã hội đã nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu kinh tế về việc hoạch định chính sách hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng trong
việc phát triển TCVM. Các nghiên cứu xem xét về vốn xã hội ở Việt Nam thường được thực


4

hiện ở khu vực nông thôn và những khu vực chậm phát triển. Nghiên cứu của Thomése và
Nguyễn Tuấn Anh (2007) về tác động của vốn xã hội đối với vấn đề dồn điền đổi thửa trong sản
xuất nông nghiệp cho thấy các vấn đề khó khăn trong việc dồn điền đổi thửa đã được thực hiện
tốt, không cần đến các biện pháp hành chính hay pháp lý một phần là nhờ vào vốn xã hội. Ngô
Thị Phương Lan (2011) nghiên cứu tác động của vốn xã hội vào việc giảm thiểu rủi ro trong quá
trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở ĐBSCL
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Lựa chọn phương pháp sàng lọc người tham gia thí nghiệm.
Mẫu dữ liệu trong nghiên cứu thí nghiệm tại hiện trường được chọn ngẫu nhiên bao gồm
176 người vay vốn tín dụng vi mô. Mẫu dữ liệu được phân bổ tại các tỉnh Long An, Bến Tre,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Kiên Giang. Có tất cả 6 đợt thí nghiệm đã được tổ chức,
với số người tham gia từ 30 đến 38 người mỗi đợt. Nhóm tác giả cũng đã tham khảo ý kiến các

chuyên viên cấp cao hiện làm việc tại các tổ chức TCVM ở khu vực nghiên cứu để xác định các
địa phương nào có tình hình nợ xấu trong hoạt động TCVM là đáng quan ngại. Sau đó, việc
chọn mẫu ngẫu nhiên được thực hiện bởi những nhân viên tín dụng hiện đang công tác tại các tổ
chức TCVM địa phương, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng Agribank và một số ít các
ngân hàng thương mại có tham gia hoạt động TCVM. Ở đây, tác giả sử dụng khái niệm rủi ro
tín dụng là những khoản nợ vay có vấn đề, đã quá hạn hơn 90 ngày.
Các cán bộ tín dụng chỉ tham gia vào quá trình chọn mẫu ngẫu nhiên và không tham gia
vào các cuộc thí nghiệm. Người tham gia thí nghiệm sẽ được công khai thông báo rằng tất cả sẽ
được tiền thù lao và thu nhập cộng thêm khi tham gia phỏng vấn và thí nghiệm.
Số tiền ban đầu người chơi được nhận ở mỗi trò chơi lần lượt là 80 ngàn đồng và 50
ngàn đồng. Lý do chọn số tiền này là có căn cứ vào số liệu thống kê khảo sát mức sống dân cư
Việt Nam năm 2014 (VHLSS) và niên giám thống kê 2016. Trong đó, mức thu nhập và chi tiêu
bình quân ngày/người ở Việt Nam như trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Bình quân thu nhập và chi tiêu 1 ngày/người ở Việt Nam.
ĐVT: Đồng.
Cả nước

Thành thị

Nông thôn

Thu nhập

78.900

132.134

67.934

Chi tiêu


62.934

82.034

48.134

(Nguồn: Niên giám Thống kê 2016 và tính toán của tác giả).


5

Như vậy, mức tiền chi cho mỗi trò chơi tương đối phù hợp cả với người tham gia trò
chơi và người tổ chức.
3.2. Thiết kế thí nghiệm nghiên cứu và cách tổ chức thí nghiệm trò chơi.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ thực hiện phương pháp nghiên cứu chính là thí
nghiệm mô phỏng. Để thực hiện điều đó, đầu tiên tác giả sẽ thu thập thông tin cá nhân của
người trả lời thông qua phiếu khảo sát ban đầu. Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế hai thí
nghiệm trò chơi nhằm đo lường niềm tin và sự tin cậy của các cá nhân tham gia. Hai thí nghiệm
trò chơi này lần lượt có tên gọi là Đóng góp cho cộng đồng (Public Goods Game) và Sự tin
tưởng đối với người khác (Trust Game). Từ kết quả phiếu khảo sát và kết quả các thí nghiệm,
nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy nhằm xem xét tác động của vốn xã hội và các yếu tố
đặc điểm nhân khẩu học đến khả năng bị nợ xấu của người tham gia
- Thí nghiệm 1: Đóng góp cho cộng đồng (Public Goods Game).
Mỗi người tham gia sẽ nhận được 50 ngàn đồng và họ sẽ được chia thành các nhóm từ
10-12 người. Người điều khiển sẽ hỏi từng người tham gia xem họ có lựa chọn đóng góp cho
cộng đồng hay không đóng góp cho cộng đồng. Nếu người tham gia đồng ý đóng góp, người đó
sẽ phải đưa cho người điều khiển 30 ngàn đồng, sau đó người đều khiển sẽ đưa cho những
người chơi khác trong nhóm mỗi người 5 ngàn đồng. Nếu người tham gia không đồng ý đóng
góp thì số tiền của tất cả những người tham gia trò chơi sẽ giữ nguyên không đổi. Trong thí

nghiệm này, để đảm bảo những người trong nhóm không biết về hành động của nhau, người
điều khiển sẽ mời lần lượt từng người trong nhóm qua một khu vực khác, sau đó hỏi họ về
quyết định của họ. Các quyết định của người tham gia sẽ được người điều khiển ghi nhận và giữ
kín cho tới khi thí nghiệm trò chơi kết thúc. Cuối thí nghiệm, người điều khiển sẽ lần lượt đọc
kết quả của nhóm và thực hiện các khoản chi trả tiền cho những người chơi trong nhóm theo
quy ước ban đầu của thí nghiệm.
- Thí nghiệm 2: Sự tin tưởng đối với người khác (Trust Game).
Sau khi thực hiện xong thí nghiệm trò chơi về việc đóng góp cho cộng đồng, người tham
gia tiếp tục thực hiện thí nghiệm về sự tin tưởng đối với người khác. Trước khi bắt đầu, tất cả
những người tham gia sẽ nhận được 80 ngàn đồng và bốc thăm ngẫu nhiên để nhận 01 tờ giấy
ghép cặp với người khác, được đánh số hoặc 1 hoặc 2 (tất cả đều hoàn toàn ngẫu nhiên). Kế
tiếp, những người tham gia sẽ được tách ra nhanh chóng (đảm bảo họ không thể trao đổi được
với nhau) để thực hiện trò chơi. Khi bắt đầu thí nghiệm trò chơi, người điều khiển sẽ mời lần


6

lượt từng cặp người chơi lên (theo lá thăm vừa chia cặp). Người điều khiển sẽ hỏi ý kiến người
số 1 xem họ quyết định có đưa tiền cho người số 2 hay không. Nếu như người số 1 không đưa
tiền cho người số 2 thì trò chơi sẽ kết thúc. Nếu người số 1 quyết định đưa tiền cho người số 2
thì họ sẽ đưa cho người điều khiển trò chơi. Người điều khiển sẽ nhân đôi số tiền nhận được từ
người số 1 và sau đó chuyển số tiền đã nhân đôi này cho người số 2. Tiếp đó, người điều khiển
sẽ hỏi ý kiến người số 2 xem họ quyết định đưa lại tiền hoặc đưa lại bao nhiêu tiền cho người số
1. Sau quyết định này, thí nghiệm sẽ kết thúc. Trong thí nghiệm này, để đảm bảo hành động của
những người trước không ảnh hưởng tới những người chơi sau, người điều khiển sẽ mời lần
lượt các cặp chơi qua 1 phòng kín khác để họ đưa ra quyết định của mình.
3.3. Mô hình nghiên cứu.
3.3.1. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm 1 về đóng góp cho cộng đồng:

Trong đó:

- là biến phụ thuộc, nhận giá trị bằng 1 nếu người đó có nợ xấu; nhận giá trị bằng 0 nếu
người đó không có nợ xấu.
- là biến độc lập thể hiện đặc điểm lựa chọn đóng góp của người tham gia trong thí
nghiệm về Social distribution, nhận giá trị bằng 1 nếu người đó đồng ý đóng góp, nhận giá trị
bằng 0 nếu người đó không đồng ý đóng góp.
- là biến độc lập thể hiện đặc điểm tuổi của người tham gia.
- là biến độc lập thể hiện đặc điểm giới tính của người tham gia, nhận giá trị bằng 1 nếu
người đó là nam, bằng 0 nếu người đó là nữ.
- là biến độc lập thể hiện đặc điểm trình độ học vấn của người tham gia. Biến trình độ
học vấn có 6 giá trị, bao gồm: Level 1: Chưa học hết cấp 1; level 2: Đã tốt nghiệp cấp 1; level 3:
Đã tốt nghiệp cấp 2; level 4: Đã tốt nghiệp cấp 3; level 5: Là công nhân kỹ thuật, lao động có
chứng chỉ nghề, trung cấp, cao đẳng; level 6: Trình độ đại học và sau đại học.
- Z là biến kiểm soát trong mô hình, thể hiện đặc điểm về khu vực sống của người tham
gia trong mẫu khảo sát.
3.3.2. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm 2 về Trust game:


7

Trong đó:
- là biến phụ thuộc, nhận giá trị bằng 1 nếu người đó có nợ xấu; nhận giá trị bằng 0 nếu
người đó không có nợ xấu.
- là biến độc lập thể hiện phần trăm về số tiền mà người tham gia đưa cho đối tác của
mình.
- là biến độc lập thể hiện đặc điểm tuổi của người tham gia.
- là biến độc lập thể hiện đặc điểm giới tính của người tham gia, nhận giá trị bằng 1 nếu
người đó là nam, bằng 0 nếu người đó là nữ.
- là biến độc lập thể hiện đặc điểm trình độ học vấn của người tham gia. Biến trình độ
học vấn có 6 giá trị, bao gồm: Level 1: Chưa học hết cấp 1; level 2: Đã tốt nghiệp cấp 1; level 3:
Đã tốt nghiệp cấp 2; level 4: Đã tốt nghiệp cấp 3; level 5: Là công nhân kỹ thuật, lao động có

chứng chỉ nghề, trung cấp, cao đẳng; level 6: Trình độ đại học và sau đại học.
- Z là biến kiểm soát trong mô hình, thể hiện đặc điểm về khu vực sống của người tham
gia trong mẫu khảo sát.
3.4. Các giả thuyết trong mô hình phân tích.
3.4.1. Giả thuyết về hành vi trong đóng góp cho cộng đồng:
Đối với hành vi của những người tham gia thí nghiệm về đóng góp cho cộng đồng,
những người sẵn sàng đóng góp để cộng đồng tốt hơn thường sẽ là những người ít có khả năng
bị nợ xấu; trong khi những người không đóng góp cho cộng đồng thường sẽ có khả năng bị nợ
xấu cao hơn. Điều này được giải thích như sau: Những người bị nợ xấu thường chịu áp lực về
tài chính khá lớn trong vấn đề trả nợ nên họ sẽ có xu hướng nghĩ cho bản thân mình nhiều hơn,
họ sẽ hạn chế các khoản chi tiêu cho cộng đồng hơn. Ngược lại, những người không bị nợ xấu
thường sẽ phóng khoáng hơn trong vấn đề chi tiêu của mình, họ thường sẽ nghĩ đến cộng đồng
và mong muốn cộng đồng tốt hơn. Vì vậy, giả thuyết thứ hai như sau:
H1: Những người đóng góp cho cộng đồng ít có khả năng bị nợ xấu, trong khi những
người không đóng góp cho cộng đồng sẽ có khả năng bị nợ xấu cao hơn.
3.4.2. Giả thuyết về hành vi trong việc tin tưởng người khác:


8

Đối với hành vi của những người tham gia thí nghiệm về tin tưởng người khác, tỷ lệ
phần trăm số tiền của người tham gia trò chơi đưa cho người chơi khác của mình càng nhiều thì
càng cho thấy người tham gia ít có khả năng bị nợ xấu, ngược lại phần trăm số tiền người tham
gia đưa cho đối tác càng ít càng cho thấy khả năng cao người đó sẽ bị nợ xấu. Điều này được
giải thích như sau: Những người bị nợ xấu chịu nhiều áp lực về tài chính khá lớn trong vấn đề
trả nợ sẽ có xu hướng chặt chẽ hơn trong việc chi tiêu, đầu tư của họ. Ngược lại, những người
hào phóng trong vấn đề chi tiêu, đầu tư sẽ là những người ít gặp áp lực về tài chính hơn. Vì vậy,
giả thuyết nghiên cứu thứ ba như sau:
H2: Phần trăm số tiền người tham gia đưa cho đối tác của mình càng lớn thì người đó
càng ít có khả năng bị nợ xấu, ngược lại, phần trăm số tiền người tham gia đưa cho đối tác

càng nhỏ thì khả năng người đó bị nợ xấu càng cao.
4. Kết quả nghiên cứu.
4.1. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm 1.
Nhóm tác giả hồi quy lần lượt tác động của các nhân tố đến nợ có vấn đề theo thí
nghiệm 1 đã thực hiện. Với mức ý nghĩa thống kê là 10%, kết quả hồi quy cho thấy:
- Biến thí nghiệm 1 có tác động âm có ý nghĩa thống kê với nợ xấu trong cả 5 cột hồi
quy. Điều này cho thấy việc lựa chọn đóng góp cho cộng đồng sẽ có tác động trái chiều với nợ
xấu, tức là những người càng “hào phóng” (đóng góp cho cộng đồng với mong muốn để cộng
đồng tốt hơn) sẽ càng ít có nguy cơ rơi vào tình trạng bị nợ xấu. Kết quả hồi quy có độ tin cậy
cao khi có mức ý nghĩa thống kê rất cao trong cả 5 cột hồi quy.
- Ở cột thứ (2), tác giả đưa thêm biến Tuổi và biến Giới tính vào hồi quy. Ở cột thứ (3),
tác giả đưa thêm biến Tuổi2 vào hồi quy so với cột thứ (2). Ở cột thứ (4), tác giả đưa thêm biến
Học vấn vào hồi quy so với cột thứ (3). Các kết quả hồi quy khi đưa thêm lần lượt các biến số ở
cột (2), (3), (4) cho thấy sự tác động của việc đóng góp (Biến thí nghiệm 1) ít có sự thay đổi;
trong khi các biến số đưa thêm vào ở cả 3 cột (2), (3), (4) đều không có ý nghĩa thống kê. Điều
này chứng tỏ rằng tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn đều không có tác động đến khả năng
mắc nợ xấu của người tham gia trong thí nghiệm số 1.
- Ở cột thứ (5), tác giả đưa thêm các biến kiểm soát về khu vực sinh sống (Nơi sống), tỷ
lệ việc làm (tỷ lệ có việc làm trong hộ gia đình), Khoản vay (Quy mô khoản vay) và kỳ hạn vay
vào hồi quy xem xét tác động. Kết quả hồi quy cho thấy các biến số xuất hiện ở cột thứ (4) về


9

cơ bản không bị thay đổi trong tác động đến nợ xấu; trong khi đó, chỉ có biến quy mô khoản vay
có tác động âm có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc nợ xấu. Điều này cho thấy quy mô
khoản vay của người tham gia trong thí nghiệm 2 càng cao thì khả năng người đó rơi vào trường
hợp nợ xấu sẽ càng thấp. Ngoài ra, chưa có thể đưa ra kết luận chính xác sự khác biệt về nợ xấu
giữa những người sinh sống ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn; không có sự khác biệt
về nợ xấu giữa tỷ lệ số người tham gia lao động của các hộ gia đình; không có sự khác biệt về

nợ xấu theo kỳ hạn vay nợ.
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ có vấn đề trong thí nghiệm 1.
Biến phụ thuộc: Nợ xấu/ Không nợ xấu
Nợ xấu/
Nợ xấu/
Không nợ
Không nợ
Variable
xấu
xấu
(1)
(2)
Thí nghiệm 1
-2.2769***
-2.2601***
(0.000)
(P-value)
(0.000)
Tuổi
0.0066
(P-value)
(0.702)
Tuổi2
(P-value)
Giới tính
-0.4937
(P-value)
(0.275)
Học vấn
(P-value)

Nơi sống
(P-value)
Tỷ lệ làm việc
(P-value)
Khoản vay
(P-value)
Kỳ hạn vay
(P-value)
0.1252
-0.0020
Hằng số

Nợ xấu/
Không nợ
xấu
(3)
-2.2215***
(0.000)
-0.0681
(0.438)
0.0008
(0.376)
-0.4926
(0.279)
1.6587

Nợ xấu/
Không nợ
xấu
(4)

-2.1669***
(0.000)
-0.0951
(0.307)
0.0009
(0.288)
-0.4512
(0.328)
-0.2026
(0.260)
2.9336

Nợ xấu/
Không nợ
xấu
(5)
-2.1640***
(0.000)
-0.0944
(0.364)
0.0009
(0.354)
-0.3135
(0.522)
-0.2556
(0.218)
-0.2303
(0.643)
1.2878
(0.115)

-0.0324**
(0.035)
-0.0024
(0.889)
2.9617

Ghi chú: Ký hiệu *,**,*** lần lượt biểu thị cho mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).
4.2. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm 2.
Nhóm tác giả hồi quy lần lượt tác động của các nhân tố đến nợ có vấn đề theo thí
nghiệm 2. Với mức ý nghĩa thống kê là 10%, kết quả hồi quy cho thấy:
- Biến thí nghiệm 2 có tác động âm có ý nghĩa thống kê với nợ xấu trong cả 5 cột hồi
quy. Điều này cho thấy số tiền đưa cho đối tác của mình càng cao sẽ có tác động trái chiều với


10

nợ xấu, tức là tỷ lệ số tiền mà những người tham gia trò chơi đưa cho đối tác của mình trong thí
nghiệm càng cao thì người đó càng ít có khả năng bị rơi vào tình trạng có nợ xấu. Kết quả hồi
quy có độ tin cậy cao khi có mức ý nghĩa thống kê rất cao trong cả 5 cột hồi quy.
- Cột thứ (2) trong hồi quy thêm biến Tuổi và biến Giới tính vào hồi quy; trong khi cột
thứ (3) đưa thêm biến Tuổi2 so với cột thứ 2. Kết quả hồi quy trong cột thứ (2) cho thấy cả 2
biến Tuổi và biến Giới tính đưa thêm vào hồi quy phản ánh tác động đều không có ý nghĩa
thống kê. Điều này chứng tỏ rằng biến Tuổi và biến Giới tính không có tác động tuyến tính đến
nợ xấu của người tham gia thí nghiệm. Ở cột thứ 3 kết quả hồi quy khi bổ sung biến Tuổi 2 vào
cũng không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng khi chỉ xem xét tác động của tuổi và
giới tính của người trả lời, cả hai yếu tố này đều không có tác động đến vấn đề nợ xấu của
người tham gia.
- Kết quả ở cột thứ (4) (thêm biến Học vấn vào trong hồi quy) cho thấy tác động của các
biến số cũ đã có sự thay đổi khá nhiều. Biến Học vấn đưa thêm vào mô hình hồi quy có tác

động âm có ý nghĩa thống kê đến biến nợ xấu. Điều này cho thấy trình độ học vấn của người
tham gia càng cao thì khả năng người này rơi vào trường hợp nợ xấu sẽ càng giảm. Ngoài ra, cả
2 biến Tuổi và Tuổi2 sẽ có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, hệ số tác động của biến Tuổi là âm, trong
khi hệ số tác động của biến Tuổi 2 mang dấu dương; độ lớn hệ số của biến Tuổi lớn hơn biến
Tuổi2. Kết quả này cho thấy khi có tác động của học vấn, những người tham gia còn trẻ (tuổi
còn ít), tác động của biến Tuổi sẽ lấn át tác động của biến Tuổi 2 khi tuổi của người trả lời gia
tăng. Điều này cho thấy đối với những người còn trẻ, số tuổi càng tăng thì khả năng người đó
mắc nợ xấu càng giảm. Tuy nhiên, khi người tham gia ở ngưỡng tuổi khá cao, tác động phi
tuyến của tuổi tác sẽ cao hơn so với sự gia tăng tuyến tính (tác động của biến Tuổi 2 sẽ lấn át tác
động của biến Tuổi khi tuổi gia tăng). Khi đó, số tuổi càng tăng lên thì người đó càng có nguy
cơ bị nợ xấu cao hơn.
- Ở cột thứ (5), tác giả đưa thêm các biến kiểm soát về khu vực sinh sống (Nơi sống), tỷ
lệ việc làm (tỷ lệ có việc làm trong hộ gia đình), Khoản vay (Quy mô khoản vay) và kỳ hạn vay
vào hồi quy xem xét tác động. Kết quả hồi quy cho thấy các biến số xuất hiện ở cột thứ (4) về
cơ bản không bị thay đổi trong tác động đến nợ xấu. Trong số các biến số đưa thêm vào, quy mô
khoản vay có tác động âm có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc nợ xấu. Điều này cho thấy
quy mô khoản vay của người tham gia càng cao thì khả năng người đó rơi vào trường hợp nợ
xấu sẽ càng thấp. Ngoài ra, chưa có thể kết luận sự khác biệt về nợ xấu giữa những người sinh
sống ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn; không có sự khác biệt về nợ xấu giữa tỷ lệ số


11

người tham gia lao động của các hộ gia đình; không có sự khác biệt về nợ xấu theo kỳ hạn vay
nợ.
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ có vấn đề trong thí nghiệm 2.
Biến phụ thuộc: Nợ xấu/ Không nợ xấu
Nợ xấu/
Nợ xấu/
Không nợ

Không nợ
Variable
xấu
xấu
(1)
(2)
Thí nghiệm 2
-2.4219**
-2.2858**
(0.012)
(P-value)
(0.024)
Tuổi
-0.0043
(P-value)
(0.812)
Tuổi2
(P-value)
Giới tính
-0.3155
(P-value)
(0.479)
Học vấn
(P-value)
Nơi sống
(P-value)
Tỷ lệ làm việc
(P-value)
Khoản vay
(P-value)

Kỳ hạn vay
(P-value)
-0.5886
-0.3198
Hằng số

Nợ xấu/
Không nợ
xấu
(3)
-2.3035**
(0.022)
-0.1210
(0.151)
0.0012
(0.168)
-0.2945
(0.514)
2.3281

Nợ xấu/
Không nợ
xấu
(4)
-2.2296**
(0.019)
-0.1706*
(0.069)
0.0015*
(0.098)

-0.1883
(0.677)
-0.3134*
(0.094)
4.5240

Nợ xấu/
Không nợ
xấu
(5)
-2.4293**
(0.010)
-0.1719*
(0.067)
0.0015*
(0.094)
0.0927
(0.848)
-0.3955*
(0.081)
-0.0292
(0.949)
0.8901
(0.331)
-0.0409**
(0.028)
-0.0059
(0.668)
5.1502


Ghi chú: Ký hiệu *,**,*** lần lượt biểu thị cho mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).
4.3. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ có vấn đề khi kết hợp thí nghiệm 1 và
thí nghiệm 2.
Tác giả sẽ tiếp tục xem xét tác động kết hợp của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 cùng các
nhân tố tác động khác đến biến nợ xấu của người tham gia. Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết
quả hồi quy cho thấy:
- Cả 2 biến Thí nghiệm 1 và biến Thí nghiệm 2 đều có tác động âm có ý nghĩa thống kê
với nợ xấu trong cả 5 cột hồi quy. Điều này cho thấy khi xem xét đồng thời tác động của thí
nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đến biến nợ xấu, kết quả hồi quy có độ tin cậy cao khi có mức ý nghĩa
thống kê khá cao trong cả 5 cột hồi quy.


12

- Ở cột thứ (2), (3), (4), khi tác giả đưa thêm biến Tuổi, biến Giới tính (ở cột (2)); biến
Tuổi2 (ở cột (3)); biến Học vấn (ở cột (4)) vào hồi quy, kết quả cho thấy cho thấy sự tác động
của 3 biến số này có sự thay đổi không nhiều và đều không có ý nghĩa thống kê. Có nghĩa là
tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn đều không có tác động đến khả năng mắc nợ xấu của
người tham gia khi xem xét đồng thời tác động của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đến nợ xấu.
- Ở cột thứ (5), tác giả đưa thêm các biến kiểm soát về khu vực sinh sống (Nơi sống), tỷ
lệ việc làm (tỷ lệ có việc làm trong hộ gia đình), Khoản vay (Quy mô khoản vay) và kỳ hạn vay
vào hồi quy xem xét tác động. Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có quy mô khoản nợ có tác động
âm có ý nghĩa thống kê đến khả năng mắc nợ xấu của người tham gia thí nghiệm. Điều này cho
thấy khi xem xét tác động đồng thời của cả thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3, khi khoản vay có giá
trị càng lớn thì khả năng người tham gia bị nợ xấu càng giảm. Như vậy, chưa thể kết luận chính
xác sự khác biệt về nợ xấu giữa những người sinh sống ở thành thị và khu vực nông thôn; không
có sự khác biệt về nợ xấu giữa tỷ lệ số người tham gia lao động của các hộ gia đình; không có
sự khác biệt về nợ xấu theo kỳ hạn vay nợ.
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy của các nhân tố tác động đến nợ có vấn đề kết hợp thí nghiệm 1

và thí nghiệm 2.
Biến phụ thuộc: Nợ xấu/ Không nợ xấu
Nợ xấu/
Nợ xấu/
Không nợ
Không nợ
Variable
xấu
xấu
(1)
(2)
Thí nghiệm 1
-2.2215***
-2.2084***
(0.000)
(P-value)
(0.000)
Thí nghiệm 2
-2.0992**
-1.9913**
(0.022)
(P-value)
(0.039)
Tuổi
-0.0017
(P-value)
(0.924)
2
Tuổi
(P-value)

Giới tính
-0.2443
(P-value)
(0.611)
Học vấn
(P-value)
Nơi sống
(P-value)
Tỷ lệ làm việc
(P-value)
Khoản vay
(P-value)
Kỳ hạn vay
-

Nợ xấu/
Không nợ
xấu
(3)
-2.1683***
(0.000)
-2.0057**
(0.039)
-0.0780
(0.412)
0.0008
(0.413)
-0.2364
(0.624)
-


Nợ xấu/
Không nợ
xấu
(4)
-2.1143***
(0.000)
-2.0230**
(0.036)
-0.1104
(0.276)
0.0010
(0.307)
-0.1792
(0.714)
-0.2283
(0.304)
-

Nợ xấu/
Không nợ
xấu
(5)
-2.0987***
(0.000)
-2.2052**
(0.026)
-0.1107
(0.292)
0.0009

(0.350)
0.0400
(0.940)
-0.3138
(0.196)
-0.0666
(0.895)
1.4135
(0.162)
-0.0361*
(0.081)
-0.0026


13

(P-value)
Hằng số

0.8907

1.0112

2.7102

4.2016

(0.863)
4.3554


Ghi chú: Ký hiệu *,**,*** lần lượt biểu thị cho mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).
5. Kết luận và hàm ý chính sách.
5.1. Kết luận
Qua phân tích, nhóm tác giả thấy rằng vốn xã hội có tác động và ảnh hưởng khá lớn đến
rủi ro tín dụng vi mô trong hoạt động TCVM. Với thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng kết quả
phản ánh khá rõ về vấn đề này. Khi nghiên cứu lần lượt hành vi của người tham gia trong từng
thí nghiệm cũng như kết hợp trong cả hai thí nghiệm, các kết quả nghiên cứu cho thấy giả
thuyết nghiên cứu trên đều được ủng hộ. Nói cách khác, khi nghiên cứu độc lập hoặc kết hợp
các thí nghiệm, các kết quả nghiên cứu đúng như kỳ vọng của tác giả. Một số kết luận chính từ
bài nghiên cứu thu được như sau:
- Có sự khác biệt về tình hình nợ xấu trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng, những
người có đóng góp hầu hết là không có nợ xấu và ngược lại.
- Trong thí nghiệm trò chơi tin tưởng, người không có nợ xấu thường đưa tiền cho đối
tác của mình một tỷ lệ nhiều hơn những người có nợ xấu.
- Vấn đề tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn đều không có tác động nhiều đến khả
năng mắc nợ xấu của người tham gia. Tuy nhiên, khi xem xét thêm quy mô của khoản vay thì
yếu tố trình độ học vấn cũng có tác động đáng kể đến việc tăng khả năng nợ xấu đối với hoạt
động TCVM khi xem xét đồng thời cả 2 thí nghiệm. Quy mô khoản vay càng lớn thì khả năng
mắc nợ xấu càng giảm. Do vậy các tổ chức TCVM cũng đặc biệt cần quan tâm đến vấn đề này.
- Không có sự khác biệt về nợ xấu theo kỳ hạn vay nợ.
5.2. Các hàm ý chính sách đối từ các kết quả nghiên cứu
Đối với những khoản vay có giá trị lớn, các tổ chức TCVM cần quan tâm đến vấn đề
trình độ học vấn của khách hàng. Khi xem xét các khoản vay nhỏ lẻ thì yếu tố này không có tác
động và ảnh hưởng lớn đến vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên, khi xem xét đến các khoản vay có giá trị
lớn thì lại có ảnh hưởng đáng kể. Điều này cũng thể hiện rõ sự phát triển vượt bậc của khoa học
kỹ thuật và kinh tế trên thế giới đòi hỏi người dân cũng phải dần nâng cao kiến thức nhằm đảm
bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả và theo kịp với sự phát triển chung của nền



14

kinh tế. Do vậy, các tổ chức TCVM cần quan tâm đến các khoản vay có giá trị lớn để chọn lọc
khách hàng nhằm tránh rủi ro.
Vốn xã hội có vai trò và ảnh hưởng lớn đến rủi ro TCVM. Tính tương trợ lẫn nhau trong
cộng đồng, lòng tin, niềm tin... có tác động tích cực đến rủi ro TCVM. Do vậy, các tổ chức
TCVM nên có những chương trình liên kết, kết hợp với các hội đoàn xã hội, Hội Phụ nữ, hHi
Cựu Chiến binh... để làm cầu nối trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị tích cực đó nhằm hỗ
trợ cho khách hàng và cung cấp dịch vụ hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Anders K. Moler, 2013. The important of building trust for the success of microfinance
institutions. The college of Wooster, May 2013.
Alessandra Cassar, Luke Crowley and Bruce Wydick. The effect of social capital matters?
Evidence from a Five-country group lending experiment. JEL Classifications: O12, O16, C92,
Z13.
Bastelaer, TV., 2000. The social capital facilitate the poor's access to credit. Social capital
initiative, Working paper number 8, Vol.8, The World Bank, Washington, DC.
Bourdieu, P., 1986. The form of capital. Handbook of theory and research for the sociology of
education. New York: Greenwood (pp.241-258).
Coleman J.S., 1988. Social capital in the creation of human capital. American Journal of
Sociology. Vol 94, S95-S120.
Bangladesh. Journal of Emerging Trend in Economics and Management Sciences (JETEMS) 6
(5):315-323.
Fukuyama, F., 2001. Social capital, civil society and development. Third world quarterly, 22(1),
7-0.
Karlan, D.S., 2002. Social capital and microfinance. In partial fulfillment of the requirements
for the degree of Doctor of Philosophy. Massachusetts Institude of Technology June 2002.
Karlan, D.S., 2005. Using experimental economics to measure social capital and predict
financial decision. Fourcoming, American economic Review ??? (Center Discussion Paper,

No.909).



×