Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo thực tập truyền thông: Tổng quan về vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu tại địa phương. Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe con người và môi trường.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.9 KB, 33 trang )

Mục lục
1. Phân tích tình hình
2. Phân tích đối tượng
3. Mục tiêu
4. Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng
4.1. Kế hoạch tổ chức tập huấn
4.2. Nội dung chương trình tập huấn
4.3. Nội dung bài giảng
5. Kinh phí
5.1. Nguồn kinh phí
5.2. Cơ sở lập dự toán kinh phí
5.3. Tổng kinh phí thực hiện
Phụ Lục
Phụ lục 1: Dự toán kinh phí
Phụ lục 2: Nội dung chuyên đề


DANH MỤC VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
TS: Tiến sĩ
Ths: Thạc sĩ
VND: Việt Nam đồng
USD: Đô la Mỹ
UBND: Ủy ban nhân dân


1.Phân tích tình hình:
Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ
dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc
trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử
dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất


nhiều tác hại.
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam:
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được bắt đầu được sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vào
những năm 1955 từ đó đến nay tỏ ra là phương tiện quyết định nhanh chóng dập tắt các
dịch sâu bệnh trên diện rộng. Do vậy, cần phải khẳng định vai trò không thể thiếu được
của thuốc BVTV trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của nước ta những năm qua, hiện
nay và cả trong thời gian sắp tới.
Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc sử dụng là 6,5 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai đoạn 1991 - 2000 và từ 36
- 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010. Lượng hoạt chất tính theo đầu diện tích canh
tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg (1981 - 1986) lên 1,24 - 2,54kg (2001 - 2010). Giá trị nhập
khẩu thuốc BVTV cũng tăng nhanh, năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu
USD. Số loại thuốc đăng ký sử dụng cũng tăng nhanh, trước năm 2000 số hoạt chất là 77,
tên thương phẩm là 96, năm 2000 là 197, và 722, đến năm 2011 lên 1202 và 3108. Như
vậy trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011) số lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5
lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần. Trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam
sử dụng bằng 40% mức sử dụng TB của 4 nước lớn dùng nhiều thuốc BVTV trên thế giới
(Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin) trong khi GDP của nước ta chỉ bằng 3,3%GDP trung bình của
họ! Số lượng hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1000 loại trong khi
của các nước trong khu vực từ 400 - 600 loại, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan,
Malasia 400 - 600 loại. Sử dụng thuốc BVTV bình quân đầu người ở Trung Quốc là 1,2
kg, ở Việt Nam là 0.95 kg (2010).
Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe và môi trường:

1


Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn
trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời
ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau
khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Ðiều đó có lợi

cho sự phát triển của sâu hại.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc
đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải
các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ
trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc
cho môi trường đất, nước, không khí và con người.
Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động
vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây
ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong
đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài,
con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một
cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là do không khí bị ô nhiễm
thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước
uống. Mức nhiễm độc tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể, độc tính
của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.
Tại xã Thượng Kiệm, Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình người nông dân vẫn còn lạm dụng
thuốc BVTV trong trồng trọt, mà chưa có biện pháp thay thế, phù hợp hơn để để bảo vệ
môi trường.
2. Phân tích đối tượng:
- Đối tượng truyền thông: là người dân trong xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, các bộ của
xã.

2


- Trình độ học vấn:
+ Người dân, hội phụ nữ: nhóm có trình độ học vấn thấp.

+ Cán bộ và đoàn thanh niên: nhóm có trình độ học vấn cao.
- Dân tộc: kinh
- Ngôn ngữ: tiếng kinh.
3. Mục tiêu:
Sau khóa học, mọi người sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng sử dụng các loại thuốc BVTV, để
từ đó sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
mình và môi trường.
-Về kiến thức:
+ Tình trạng sử dụng thuốc BVTV hiện nay.
+ Nhận thấy được tác hại của thuốc BVTV đến sức khỏe con người và môi trường.
+ Có các biện pháp khắc phục, giải quyết vấn đề.
+ Lập, xây dựng vvaf tổ chức thực hiện một chiến dịch truyền thông môi trường về cách
sử dụng hợp lý thuốc BVTV.
-Về kỹ năng:
+ Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc BVTV.
+ Xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về thuốc BVTV, tác hại và cách sử dụng.
-Về thái độ:
+ Nhận thức đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ đặc biệt là xóm trưởng trong
việc tuyên truyền cũng như là hướng dẫn người dân cách sử dụng thuốc BVTV.
+ Có thái độ tích cực trong thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Góp phần truyền
thông nâng cao nhận thức của người dân trong sử dụng hợp lý thuốc BVTV.
4.Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng:

3


4.1. Kế hoạch tổ chức tập huấn:
- Thời gian tổ chức: ngày 6/5/2017 và ngày 7/5/2017.
+ Buổi sáng: từ 8h – 11h30.
+Buổi chiều: từ 13h30 – 17h.

-Số lượng người tham gia: 4 lớp.
- Địa điểm tổ chức: UBND xã Thượng Kiệm.
STT

Đối tượng 1

Đối tượng

Lớp

1:

tịch,

các

Thời gian tổ

Số lượng học

Địa điểm tổ

chức

viên

chức

Chủ Buổi sáng thứ
phí 7,


20

ngày

UBND



Thượng Kiệm

chủ tịch và cán 6/5/2017
bộ công tác tại
xã.
Đối tương 2

Lớp 1: hội nông Buổi chiều thứ
dân của xã.

7,

50

ngày

UBND



Thượng Kiệm


6/5/2017
Lớp 2: Đoàn Buổi sáng chủ
thanh niên xã nhật,
Thượng Kiệm

ngày

UBND

nữ xã Thượng nhật,

Thượng Kiệm

ngày

50

UBND

Thời gian

7/5/2015

Nội dung

4




Thượng Kiệm.

4.2. Nội dung chương trình tập huấn:

STT



7/5/2015

Lớp 3: Hội phụ Buổi chiều chủ
Kiệm.

20

Đơn vị thực hiện


1

8h – 8h30

Phát tài liệu, ổn định chỗ ngồi

Phòng tài nguyên môi trường
phối hợp với Hội nông dân và
đoàn thanh niên.

2


8h30 – 8h45

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại Phòng tài nguyên môi trường
biểu

3

8h 45 – 9h45

Chuyên đề 1

Giảng viên trường Đại học tài
nguyên và môi trường

4

9h45 – 10h

Nghỉ giải lao

Phòng tài nguyên môi trường
phối hợp với đoàn thanh niên.

5

10h – 10h45

Chuyên đề 2

Giảng viên trường Đại học tài

nguyên và môi trường

6

10h45-11h15

Chuyên đề 3

Giảng viên trường Đại học tài
nguyên và môi trường

7

11h15 – 11h30

Trọng tâm, kết thúc buổi tập Phòng tài nguyên và môi
huấn

trường.

4.3. Nội dung bài giảng:
4.3.1. Chuyên đề 1:
- Tên chuyên đề: Tổng quan về vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu tại địa phương. Tác động
của thuốc BVTV đến sức khỏe con người và môi trường.
- Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Minh Sáng, giảng viên Khoa Môi Trường trường Đại học
Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
- Nội dung chuyên đề:
+ Tính cấp thiết của đề tài.
+ Hiện trạng tại địa phương.
+ Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật.


5


+ Giới thiệu một số thuốc BVTV thường gặp và tác dụng của chúng.
+ Các tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe người dân và môi trường tại xã.
4.3.2. Chuyên đề 2:
- Tên chuyên đề: Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc BVTV. Các biện pháp sử
dụng hợp lý thuốc BVTV kết hợp với bảo vệ môi trường.
- Giảng viên: ThS.Bùi Thu Trang, Giảng viên Khoa Môi Trường trường Đại học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
+ Những điều cần lưu khi sử dụng thuốc BVTV nên làm để vừa hiệu quả vừa an toàn.
+ Đưa ra một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường.
+ Giới thiệu các mô hình sản xuất sạch đang được áp dụng trên thực tế.
4.3.3. Chuyên đề 3:
- Tên chuyên đề: Giải đáp thắc mắc.
- Giảng viên: giảng viên trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
- Nội dung chuyên đề: hỏi đáp về các loại thuốc BVTV, và cách sử dụng an toàn và hiệu
quả và những thắc mắc về các biện pháp được áp dụng để bảo vệ môi trường.
5.Kinh phí:
5.1. Nguồn kinh phí:
Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
5.2. Cơ sở lập dự toán kinh phí:

- Thông tư 139/2010/TT-BTC: Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh
phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức.

6



- Thông tư số 123/2009/TT-BTC: Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương
trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành

-

đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư 97/2010/TT-BTC: Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các

-

cuộc hội nghị đối vói các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP: Quy định việc lập dự toán, quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN: Hướng dẫn định mức xây

-

dựng, phân bố dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công
nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
Thông tư liên tịch 02/2017/TT-BTC: Thông tư hướng dẫn quản lí kinh phí sự

-

nghiệp bảo vệ môi trường.
5.3. Tổng kinh phí dự kiến:
- Số tiền bằng số: 14,900,000 đồng.
- Số tiền bằng chữ: Mười bốn triệu chin tram nghìn đồng.

PHỤC LỤC
Phụ lục 1: Dự toán kinh phí:
STT

Nội dung thực

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

hiện
I

Xây dựng đề

Thành
tiền

Đề cương

1

1,000,000

1,000,000

cương
II


Biên soạn tài

3,000,000

liệu
1

Chuyên đề 1:

Chuyên đề

1

Tổng quan về
vấn đề sử dụng
thuốc trừ sâu

7

1,500,000

1,500,000

Ghi chú


tại địa phương.
Tác động của
thuốc


BVTV

đến sức khỏe
con người và
môi trường.
2

Chuyên đề 2:

Chuyên đề

1

1,500,000

1,500,000

Những lưu ý
trong quá trình
sử dụng thuốc
BVTV.

Các

biện pháp sử
dụng hợp lý
thuốc

BVTV


kết hợp với bảo
vệ môi trường.
III

Giảng dạy

1

Chuyên đề 1:

2,400,000
Buổi

4

300,000

1,200,000

Buổi

4

300,000

1,200,000

Tổng quan về
vấn đề sử dụng

thuốc trừ sâu
tại địa phương.
Tác động của
thuốc BVTV
đến sức khỏe
con người và
môi trường.
2

Chuyên đề 2:

8


Những lưu ý
trong quá trình
sử dụng thuốc
BVTV. Các
biện pháp sử
dụng hợp lý
thuốc BVTV
kết hợp với bảo
vệ môi trường.
IV

Tổ chức lớp

7,000,000

học

1

Thuê hội

Ngày

2

500,000

1,000,000

Ngày

2

300,000

600,000

Quyển/người

140

30,000

4,200,000

trường
2


Thuê thiết bị
giảng dạy (âm
thanh, máy
chiếu,…)

3

Photo tài liệu
tập huấn

4

Nước uống

Chai/ người

140

5,000

700,000

5

Pano lớp học

Cái

1


500,000

500,000

V

Chi phí khác

1

Thuê xe đưa

1,500,000
Chuyến

2

đón giảng viên,
mang thiết bị
chiếu, thiết bị
trợ giảng

9

350,000

700,000



2

Chi phí khác:

Lớp

4

200,000

800,000

bút dạ, giấy
A4,…
Tổng cộng = I + II + III + IV + V = 14,900,000 VND
Số tiền viết bằng chữ: Mười bốn triệu chin trăm nghìn

Phụ lục 2: Chuyên đề:
Chuyên đề 1: Tổng quan về vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu tại địa phương. Tác động
của thuốc BVTV đến sức khỏe con người và môi trường.
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:
Khẳng định thuốc BVTV có vai trò quan trọng trong việc giữ vững năng suất, đảm bảo
an ninh lương thực, song Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam cũng khẳng
định, thuốc BVTV là con dao 2 lưỡi, dễ dẫn đến những hậu quả tai hại làm ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe và môi trường.
Theo đó, việc quản lý và sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại rất
nhiều vấn đề.
Đầu tiên là việc lượng thuốc BVTV tại Việt Nam đang tăng quá nhanh. Danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng đến năm 2013 đã lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi, các nước
trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600 loại hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại,

Thái Lan, Malaysia 400-600 loại.
Điều đáng nói, hầu hết thuốc BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Từ
năm 2006 đến nay, Việt Nam nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành phẩm hàng năm
với trị giá từ 210 - 774 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ Trung
Quốc. Bên cạnh đó, còn có một lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu chưa kiểm soát được.

10


Một tồn tại khác là các loại thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn cao,
nhiều loại thuốc đã lạc hậu.Tình trạng thuốc giả, nhái và thuốc nhập lậu tràn lan trên thị
trường cũng là một vấn đề “nhức nhối” trong vấn đề quản lý và sử dụng thuốc BVTV.
Quá lạm dụng thuốc BVTV cũng là một vấn đề lớn trong việc sử dụng và quản lý thuốc
BVTV trong ngành nông nghiệp.
Theo kết quả điều tra, thống kê về các điểm tồn lưu hóa chất BVTV từ năm 2007 đến
năm 2009 đã phát hiện 1.153 khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn 35 tỉnh, thành
phố.Trong số này, có khoảng 864 khu vực môi trường đất bị ô nhiễm do hóa chất BVTV
tồn lưu trên địa bàn 17 tỉnh, thành phố và 289 kho hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên
địa bàn 35 tỉnh, thành phố.Trong đó, 189 khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng và ô
nhiễm nghiêm trọng, 87 khu vực bị ô nhiễm và 588 khu vực đất có ô nhiễm hóa chất
BVTV tồn lưu nhưng vẫn chưa đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm.
Kết quả điều tra mới đây nhất của các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã phát hiện
thêm 409 khu vực bị ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu. Hầu hết nằm ở địa
bàn các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Trong khi đó, người dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng thuốc BVTV còn tồn lại
trên vỏ bao bì. Có tới hơn 65% những người dân được hỏi khẳng định họ vứt vỏ bao bì
ngay tại nơi pha thuốc.
Trước tình hình tồn tại trên, cần tổ chức chương trình tập huấn để giúp người dân hiểu rõ
hơn về các loại thuốc BVTV mà họ đang dùng, từ việc sử dụng sao cho đúng, tránh việc
lạm dụng thuốc cho đến hậu quả sẽ xảy ra đối với môi trường và sức khỏe của chính

người dân.
1.2. Nội dung chính:
1.2.1. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa phương:
Theo như khảo sát thực tế về thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa phương, một số vấn
đề vấn còn tồn tại, thiếu sót và hạn chế như sau:

11


- Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết. số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa
từ 1 - 5 lần/ vụ, số lần phun cho rau từ 7 - 10 lần/ vụ, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ
26 - 32 lần (11,1 - 25,6 kg/ha) trong 1 năm. Số lần phun như trên là quá nhiều.
- Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật: số ít cán bộ kỹ thuật nông nghiệp khuyến nông cơ sở hiểu đúng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ này ở người
bán thuốc là rất thấp còn người dân bán thuốc chiếm tỷ lệ cao hơn.
- Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng: phần lớn nông
dân sử dụng đúng nồng độ liều lượng thuốc trên lúa, trên rau đúng liều lượng theo như
cán bộ xã truyền đạt tuy nhiên vẫn nhiều nông dân tăng liều lượng lên gấp 3 - 5 lần.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ thời gian cách ly: Đây là một tồn tại nguy
hiểm, tác động trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm song đáng tiếc là rất phổ biến, đặc
biệt là ở các vùng rau quả, thông thường nông dân chỉ thực hiện thời gian cách ly từ 1 - 3
ngày, có người lâu hơn thì thực hiện cách ly 4 - 6 ngày trong khi phần lớn các loại thuốc
có yêu cầu cách ly từ 7 - 14 ngày hoặc hơn. Một số người vì ham lợi còn không thực hiện
cách ly, hôm nay phun nhưng có thể hôm sau cắt đem đi bán.
- Coi trọng lợi ích lợi nhuận hơn tác động xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng: Có
một thực tế rất đáng lên án là một bộ phận nông dân cố tình sử dụng thuốc BVTV sai quy
định pháp lý và kỹ thuật vì mục đích lợi nhuận của bản thân, xem nhẹ luật pháp và lợi ích
cộng đồng.
1.2.2. Các loại thuốc BVTV thường được sử dụng tại địa phương:
Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ
dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc

trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử
dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích.
Thuốc BVTV đang được sử dụng trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, phong phú về
sản phẩm. Tính đến năm 2010, riêng các loại thuốc sử dụng trong nông nghiệp, theo
thống kê:

12


- Thuốc trừ sâu: 437 hoạt chất với 1.196 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 304 hoạt chất với 828 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 160 hoạt chất với 474 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 11 hoạt chất với 17 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hòa sinh trưởng: 49 hoạt chất với 118 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 6 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 19 hoạt chất với 91 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.
Dưới đây là một số hình ảnh và tên các loại thốc đang được dùng tại địa phương:
- Thuốc trừ sâu: tên một số loại thuốc

TAKARE 2EC: Chuyên trừ nhện, sâu hại nhóm chích hút, Trừ rầy nâu, bọ trĩ, nhện gié
hại lúa; rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu tơ, bọ phấn trắng hại rau, dưa, đậu, ớt; sâu vẽ bùa (dòi
đục lá), rầy, rệp sáp, nhện đỏ hại chè, cà phê, cây ăn quả.

13


NURELLE D 25/2.5EC trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu phao, sâu keo, bọ xít, sâu gai,
muỗi hành...; Cây ăn trái: sâu đục trái, sâu ăn lá, bọ xít, rầy, rệp; Rau, đậu: sâu xanh, sâu
tơ, xanh da láng, sâu keo (ăn tạp), sâu xám, sâu đục bông, đục trái, rầy rệp...;

- Thuốc trừ bệnh gồm có nấm, khuẩn, virus:Một số sản phẩm

VALI 3SL – VALI 5SL Phòng trị hiệu quả các bệnh do nấm Rhizoctonia, Corticium và
Sclerotium gây ra như: khô vằn hại lúa, bắp, gừng; lở cổ rễ, thối rễ, héo rũ hại rau cải,

14


đậu, ớt, bí xanh, dưa hấu, dưa chuột, thuốc lá, cà chua, khoai tây, bông vải, bắp; nấm
hồng hại cao su, cà phê, cây ăn trái...

TOP 70WP phòng trị hiệu quả nhiều loại bệnh trên nhiều cây trồng như: đạo ôn, đốm
vằn, vàng lá, lem lép hạt trên lúa, thối thân hành, mốc xám, đốm lá, ghẻ cây có múi, phấn
trắng, héo rủ thuốc lá, đốm lá, rỉ sắt, thán thư đậu phộng, phấn trắng, thán thư, thối quả
xoài, đốm lá nho...

RIDOZEB 72WP Thuốc phòng trừ hiệu quả nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng
khác nhau như: sương mai, đốm lá, bệnh chết nhanh, cháy lá, đốm vằn, thán thư, rỉ sắt,

15


phấn trắng, thối rễ, thối thân, thối trái... trên lúa, bắp, cà chua, khoai tây, ớt, các loại đậu
đổ, rau cải, dưa.
- Thuốc trừ cỏ:

SIRIUS 10WP, 70WDG diệt trừ các loại cỏ lồng vực, cỏ bắc, cỏ mồm, cỏ túc, cỏ cháo, cỏ
chác, cỏ năn, lác mỡ, lác phẳng, cỏ bợ, rau mác, rau mương, cỏ xà bông, rau xam, vảy
ốc..


ONECIDE 15EC Hiệu lực cao đối với nhóm cỏ hòa bản như cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ
chim ri, cỏ chỉ, cỏ mật, cỏ sâu róm, cỏ đuôi phụng, cỏ ống, cỏ túc, cỏ bông tua, cỏ lá
tre…trên các loại cây trồng như đậu phộng (lạc), đậu tương, sắn, bông vải, dưa hấu, rau
cải, cà chua, khoai tây, hành, tỏi…

16


Ngoài ra còn rất nhiều loại thuốc BVTV khác mà địa phương đang sử dụng như: Daconil
Biocin, Lyphoxim, Sada, Zico, Schez Gold, Arrow 410WP, Dogent 50SC,…
1.2.3. Tác động đến môi trường và sức khỏe:
 Tác động đến môi trường:
Các dạng thuốc BVTV phun ra chỉ được cây trồng hấp thụ một phần, còn một phần được
giữ lại trong đất, nước và phân giải dần dưới tác động của các yếu tố môi trường. Thuốc
bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến các loài động vật sống dưới nước. Vì
vậy cần tránh phun rải thuốc khi trời mưa to, tránh sử dụng những loại thuốc có độ độc
cao đối với những loài thủy sinh.
Thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường do bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển, cất giữ, sử
dụng, do tiêu hủy, xử lý các chất thải thuốc BVTV không đảm bảo an toàn, do việc rửa
các thiết bị, dụng cụ có dính thuốc bừa bãi ở mọi nơi, do sử dụng thuốc quá liều và phun
thuốc trong khi có gió to hoặc dùng thuốc ở sát ngay những khu vực nhạy cảm như nguồn
nước sinh hoạt, nơi đông dân cư.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục
vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu
diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có
trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm
vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm
tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn
trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời

ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau
khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Ðiều đó có lợi
cho sự phát triển của sâu hại.Thuốc BVTV diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích
cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm
đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và
trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con

17


người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một
cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ
trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc
cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân
huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp
mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng
gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.
 Tác động đến sức khỏe:
Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm
độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm
độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh
hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh
hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu
hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim
mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói
trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong
Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể cong người bằng các con đường như qua da, qua
miệng, qua hô hấp và gây ngộ độc đến tính mạng con người:
+ Con đường qua da: đây là con đường xâm nhập phổ biến nhất. Sử dụng thuốc có bao bì

không an toàn như bể, rách làm thuốc rơi ra hoặc rò rỉ. Không tuân thủ đồ bảo hooj lao
động khi tiếp xúc với thuốc. Khi pha chế thuốc, phun thuốc không không cẩn thận làm
thuốc bắn vào người hoặc chạm vào lá cây khi phun thuốc hoặc mặc đồ lao động có dính
thuốc BVTV.
+ Con đường qua miệng và hô hấp: thuốc xâm nhập qua đường miệng thường gây ngộ
độc rất nặng.Xảy ra bất ngờ do thuốc bắn vào miệng, ăn uống hoặc hút thuốc bằng tay có
dính thuốc, ăn phải thực phẩm có thuốc hoặc nông sản có dư lượng thuốc vượt mức cho
phép. Uống nước ở các ao hồ hoặc nguồn nước bị nhiễm thuốc BVTV. Khi sử dụng thuốc

18


có đặc điểm bay hơi, thuốc dạng bột chúng ta có thể hít phải thuốc khi đang phun hoặc
hít phải khói thuốc khi đốt hay tiêu hủy bao bì.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc
nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động
vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc
nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số nông
dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất
thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết
thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.

Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí
choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp
không có các biện pháp phòng tránh tốt.
Chuyên đề 2: Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc BVTV. Các biện pháp sử
dụng hợp lý thuốc BVTV kết hợp với bảo vệ môi trường
2.1. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc BVTV:
Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đó có thể gây nhiễm độc da tay do
tiếp xúc trực tiếp khi pha chế, khi phun; có thể dây dính lên người khi phun mà không

mang phương tiện bảo vệ hợp lý; có thể gây nhiễm độc qua đường hô hấp do hít phải
những hạt thuốc BVTV nhỏ bé trong không khí (các loại khẩu trang thông thường làm

19


bằng vải xô hoặc vải phin không thể ngăn cản được các hạt thuốc BVTV này). Vì thế cần
lưu ý khi sử dụng các loại thuốc BVTV. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV
- Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên
đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và
phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.
Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:

+ Đúng chủng loại:
Mỗi loại sâu hay bệnh đều có những loại thuốc thích hợp để phòng trừ. Dùng không đúng
thuốc sẽ không diệt được sâu bệnh mà còn gây lãng phí và ảnh hưởng tới thiên địch
và môi trường. Sử dụng đúng thuốc đúng bệnh thì việc phòng trừ dịch hại mới hiệu quả,
phải xác định đúng bệnh của cây trồng, dịch bệnh nào cần phòng ngừa, nếu như không
thể xác định được thì nhờ đến cán bộ kỹ thuật BVTV nhận diện giúp.

20


Không sử dụng thuốc có nguồn gốc không rõ ràng, những loại thuốc không được phép sử
dụng.
+ Đúng liều lượng và nồng độ:
Liều lượng: Là lượng thuốc quy định cho một đơn vị diện tích (ha, sào hay công đất...
mét khối kho tàng...)

Nồng độ sử dụng: Là độ pha loãng của thuốc dạng lỏng, dạng bột để phun lên cây, lượng
đất bột, cát để trộn với thuốc hạt rắc vào đất.
Dùng thuốc không đủ liều lượng và nồng độ hiệu quả sẽ kém, dịch hại dễ nhờn thuốc. Sử
dụng quá liều lượng và nồng độ (lạm dụng thuốc) vừa lãng phí, vừa độc hại.
Phun rải thuốc không đúng cách hiệu quả sẽ kém, thậm chí không có hiệu quả.
Không ước lượng thuốc bằng cảm quan mà cần phsir có dụng cụ đong đo thuốc, không
dùng tay bốc thuốc.
+ Đúng thời điểm (Đúng lúc):
Tác hại của dịch hại cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt tới số lượng nhất
định, gọi là ngưỡng kinh tế. Do vậy, chỉ sử dụng thuốc đối với sâu hại khi mật độ của
chúng đạt tới ngưỡng kinh tế. Các biện pháp “phun phòng” chỉ nên áp dụng trong những
trường hợp đặc biệt. Phun thuốc định kỳ theo lịch có sẵn hoặc phun theo kiểu cuốn chiếu
là trái với nguyên tắc của phòng trừ tổng hợp.
Phun thuốc đúng thời điểm sẽ đạt hiệu quả phòng trừ dịch hại cao. Thời điểm phun tốt
nhất trong ngày là sáng sớm hoặc chiều mát. Không nên phun thuốc vào những lúc thời
tiết nắng nóng hoặc lúc trời sắp mưa to.
Không phun thuốc sát ngày thu hoạch vì thuốc sẽ còn tồn đọng trong thực phẩm gây ngộ
độc cho người tiêu dùng, hạn chế phun khi cây vào thời điểm ra hoa.
+ Đúng kỹ thuật (đúng cách):

21


Phun thuốc đúng cách là phun sao cho thuốc rải đều, tập trung vào nơi sinh vật gây hại.
Không tự ý trộn các loại thuốc với nhau vì có thể làm giảm hiệu lực phòng trừ dịch hại
của thuốc, gây ngộ độc cho người.

Dùng thuốc phải căn cứ vào đặc điểm của sâu bệnh hại. Ví dụ khi phun thuốc trừ rệp phải
phun vào các ổ rệp nơi chúng tập trung chích hút. Nếu phun rệp hại cờ ngô không nên
phun vào thời điểm cờ ngô tung phấn. Phun trừ sâu gai nên phun vào buổi sáng hoặc

chiều tối khi trưởng thành sâu gai ít hoạt động.
Không nên dùng một loại thuốc liên tục trên một thửa ruộng vì có thể gây hiện tượng
kháng thuốc của dịch hại, khiến việc phun thuốc không đem lại hiệu quả.\
Những lưu ý khác:
Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động khi phun thuốc.
Sử dụng thuốc có bao bì an toàn
Tránh xa nguồn nước sinh hoạt, xa chuồng trại chăn nuôi gia súc.
Không nên ăn uống khi phun thuốc, không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, nhất là
mắt.

22


Rửa sạch sẽ dụng cụ lao động, quần áo, bình bơm sau khi phun.
Không đổ thuốc thừa ra ngoài nguồn nước sinh hoạt, không dùng vỏ chai, bao bì thuốc
vào bất cứ mục đích nào khác.
Sử dụng thuốc có chọn lọc
Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ
tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những
nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít.
Khi sử dụng thuốc BVTV cần lưu ý:
* Cần biết rõ loại thuốc sử dụng
Hiện nay Nhà nước ta cho phép sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV. Để chọn loại thuốc
cần dùng và có hiệu quả kinh tế, chúng ta cần biết rõ:
a. Thuốc đó diệt sâu hại nhanh ra sao?
b. Thuốc có tác dụng kéo dài trong thời gian bao nhiêu lâu?
c. Loại thuốc BVTV đó có tác dụng phụ nào không? Bởi vì một số loại thuốc có tác dụng
diệt loài sâu này nhưng lại có tác dụng kích thích sự phát triển của loài sâu khác.
d. Thuốc đó có gây hại cho các loài thiên địch và có hại cho cây trồng của chúng ta hay
không?

e. Thời gian cách ly của thuốc trước khi thu hoạch là bao nhiêu lâu?
f. Sâu hại đó có thể kháng với các loại thuốc nào?
g. Ta nên mua thuốc ở đâu?
h. Cần dùng bao nhiêu thuốc thì vừa đủ cho đất canh tác của ta?
* Cần hạn chế tiếp xúc với thuốc BVTV
Phần lớn thuốc BVTV khá độc cả đối với con người. Do thuốc BVTV cũng có thể gây
hại cho con người khi chúng ta tiếp xúc với thuốc ở liều có thể gây hại, song chúng ta có

23


×