Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÁO cáo THỰC tập TRUYỀN THÔNG môi TRƯỜNG: NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI TẠI XÃ NGỌC LŨ, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.31 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
Họ và tên

: Trần Đình Ngọc

Lớp

: ĐH4QM2

Mã số sv

: 1411100678

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thu Trang

HÀ NỘI, 28/4/2017

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG
NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HƯỚNG DẪN
XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI TẠI
XÃ NGỌC LŨ, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ


NAM

HÀ NỘI, 28/4/2017
2


MỤC LỤC
1, Phân tích tình hình
Hiện nay không chỉ ô nhiễm ở các trung tâm thành phố mà tại các địa phường tình trang
ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng nhanh chóng. Xã Ngọc Lũ cũng không phải
là ngoại lệ ô nhiễm phát triển ở nhiêu nơi và nhiều mặt khác nhau trong đời sống của nhân
dân trong xã.
Ô nhiễm xuất phát chính từ mỗi hộ gia đình do như sinh hoạt hàng ngày,rác thải chưa
được thu gom xử lý đúng, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp do kinh nghiệm sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của bà con ta còn hạn chế hay từ hoạt động chăn nuôi
do việc xử lý ,vệ sinh chuồng trại không dược đảm bảo chủ yếu đến từ hoạt động chăn
nuôi lợn, tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng chăn nuôi lợn tại Ngọc Lũ cũng đang
khiến môi trường tại đây phải gánh chị hậu quả nghiêm trọng từ chất thải gia súc trong
những năm qua.
Được biết đến là một trong những địa phương chăn nuôi lợn lớn nhất miền Bắc, xã Ngọc
Lũ (Bình Lục, Hà Nam) có 2.000 hộ thì có đến 1.600 hộ nuôi lợn. Gọi là chăn nuôi trang
trại nhưng lại phát triển theo kiểu “đầu voi, đuôi chuột”. Cứ khuyến khích nuôi song chất
thải cho đi đâu thì… tùy dân. Chất thải từ chăn nuôi được tống trực tiếp ra ngoài khiến
nhiều con mương, rạch nước đen ngòm, đặc quánh lại như bùn. Nước ô nhiễm trầm trọng
làm cho các sinh vật gần như bị hủy diệt hoàn toàn.
Một số hộ chăn nuôi khác với quy mô lớn hơn thì lại tính đến cách xây bể chứa tới hàng
trăm khối. Thế nhưng chất thải thì ngày một nhiều nhưng cách xử lý thì không có nên
thành ra người dân đành phải “chữa cháy” bằng cách lắp đặt đường ống để xả ra bãi hoặc
sông ngòi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện xây hầm chứa, phần lớn đều xả
thẳng ra ao hồ trong vườn. Những ổ dịch cũng vì thế mà mọc lên, đe dọa lại nghề chăn

chăn nuôi lợn cũng như đời sống người dân xã Ngọc Lũ.

3


Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương như hiện nay, một phần là
do sự thiếu ý thức của người chăn nuôi, do sợ yếu kém trong công tác quả lý của chính
quyền địa phương dẫn đến tình trạng ô nhiễm ngày một trầm trọng hơn.
Do đó việc tuyên truyền hướng dẫn bà con cách xử lý chất thải trong chăn nuôi là hết
sức cần thiết. Dựa vào thực tế đó chúng tôi đề suất lớp tập huấn “ Nâng cao nhận thức và
hướng dẫn xử lý chất thải trong chăn nuôi tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”
2, Phân tích đối tượng
- Đối tượng truyền thông
+ Các cán bộ công tác môi trường tại xã
+ Người dân trong xã
+ Hội phụ nữ
+ Đoàn thanh niên
- Trình độ nhận thức không có điều kiện được tiếp cận các kiến thức về kĩ thuất trong
chăn nuôi
- Dân tộc: 100 % là dân tộc kinh, ngôn ngữ : Việt Nam
- Tỉ lệ nam/nữ: 1/1
3, Mục tiêu
- Về kiến thức
+ Biết được tổng quan về hiện trạng môi trường của địa phương và sự cần thiết phải bảo
vệ môi trường.
+ Biết được tác hại, ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi không qua xử lý đối với môi
trường.
+ Biết được tác hại của môi trường bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người và vật nuôi từ
đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân
+ Biết được tác dụng của chất thải khi đã được xử lý


4


+ Nắm được kĩ thuất ủ phân, kĩ thuật xậy dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải bằng
hầm biogas
- Về thái độ
+ Có thái độ tích cực trong công tác thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi.
+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
+ Góp phần bảo vệ môi trường tại xã
4, Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng
4.1, Kế hoạc tổ chức tập huấn
STT

Đối tượng

Thời gian
tổ chức

Số lượng
thành viên

Đối Chủ tịch, các phó chủ tịch,
tượng cán bộ làm công tác môi
1
trường tại xã Ngọc Lũ

Buổi sáng
thứ 7, ngày
13/5/2017


50

Hội trường UBND
xã Ngọc Lũ

Đối Lớp 1: Hội nông dân xã
tượng Ngọc Lũ
2

Buổi chiều
thứ 7, ngày
13/5/2017

50

Nhà văn hóa thôn
đội 1

Lớp 2: Đoàn viên thanh
niên xã Ngọc Lũ

Buổi sáng
chủ nhật,
ngày
14/5/2017
Buổi chiều
chủ nhật,
ngày
14/5/2017


50

Nhà văn hóa thôn
đội 2

50

Nhà văn hóa thôn
đội 3

Lớp 3: Người dân trong

Tổng

Địa điểm tổ chức

200

4.2, Nội dung chương trình
STT

Thời gian

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Buổi sáng


Buổi chiều

1

7h30-8h00

2h00-2h30

Phát tài liệu, ổn định chỗ
ngồi

Phòng TNMT

2

8h00-8h05

2h30-2h35

Tuyên bố lý do, giới thiệu
đại biểu

Phòng TNMT

5


3

4


8h05-8h50

2h35-3h20

Chuyên đề 1

Giảng viên trường
đại học tài nguyên
và môi trường hà
nội

8h50-9h00

3h20-3h30

Nghỉ giải lao, uống nước

Phòng TNMT

Chuyên đề 2

Giảng viên trường
đại học tài nguyên
và môi trường hà
nội

Hỏi đáp thắc mắc

Giảng viên trường

đại học tài nguyên
và môi trường hà
nội

5
9h00-10h00

3h30-4h30

6
10h00-10h30

4h30-5h00

4.3, Nội dung bài giảng
4.3.1, Chuyên đề 1
- Tên chuyên đề: Tổng quan và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại khu vực
- Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Sáng
- Nội dung chuyên đề:
+ Thực trạng ô nhiễm môi trường tại phu vực
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại khu vực
+ Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng trong khu vực
4.3.2, Chuyên đề 2
- Tên chuyên đề: Xử lý chất thải chăn nuôi
- Giảng viên: Vũ Thị Mai
- Nội dung chuyên đề:
+ Một số biện pháp và kỹ thuật xử lý chất thải
+ Kỹ thuật ủ phân
+ Quy trình xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas
6



5, Kinh phí
5.1, Nguồi kinh phí
Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
5.2, Cơ sở lập dự toán kinh phí
- Thông tư số: 139/2010/TT-BTC thông tư quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng
kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Thông tư số: 123/2009/TT-BTC quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình
khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
- Thông tư số: 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các
cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư liên tịch số: 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở
- Thông tư liên tịch số: 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn định mức xây dựng và
phân bổ dự toán kinh phí đối vớicác đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân
sách nhà nước
- Thông tư liên tịch số: 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự
nghiệp môi trường
5.3, Tổng kinh phí dự kiến
- Tổng kinh phí thực hiện: 19.100.000 đồng
- Số tiền viết bằng chữ: Mười chín triệu, một trăm nghìn đồng
(Chi tiết kinh phí theo phụ lục đính kèm)
Phụ lục kinh khí ( Xem trong bảng Excle )

7



CHUYÊN ĐỀ
1, Tính cấp thiết của chương trình tập huấn
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi là thách thức chung của tất cả
các nước trên thế giới. Giải bài toán ô nhiễm môi trường cho hoạt động chăn nuôi là con
đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát triển bền vững ở nước ta. Tuy nhiên, việc
quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa được quan tâm đúng mức. Việc xả nước thải
chăn nuôi bừa bãi không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước,
không khí. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn có liên quan tới
nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài da, mắt… Bên cạnh đó, bộ
máy tổ chức quản lý về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự phân công,
phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và hạn chế về năng lực.
Nhận thức của người dân trong xã Ngọc Lũ về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi
trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và đúng mức. Chính những vấn đề cấp
bách trên, nhóm chúng tôi đã thực hiện chương trình tập huấn “Nâng cao nhận thức và
hướng dẫn xử lý chất thải trong chăn nuôi tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam”.
2, Thực trạng tại địa phương.
Từ nhiều năm nay, xã Ngọc Lũ (Bình Lục) đã có tiếng là vùng chăn nuôi lợn nhiều, với
quy mô tập trung. Toàn xã có 2.000 hộ thì có đến 1.800 hộ đầu tư vào con lợn. Trong đó,
số hộ chăn nuôi lớn (từ 30-40 con/lứa trở lên) chiếm tới 2/3. Thời kỳ cao điểm nhất (năm
2007), tổng đàn lợn của Ngọc Lũ lên đến 34-35 nghìn con, chiếm gần 50% tổng đàn lợn
của cả huyện. Chăn nuôi lợn đã trở thành hướng phát triển kinh tế chủ lực của xã. Nhiều
hộ gia đình nhờ đầu tư vào con nuôi này đã trở lên khá giả, giàu có. Tuy nhiên do không
có quy hoạch, các hộ đầu tư chủ yếu theo hướng tự phát, tận dụng diện tích đất tại gia
đình để chăn nuôi dẫn đến môi trường ở Ngọc Lũ hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng. Ngay
từ con đường đi vào Ngọc Lũ đã bốc mùi hôi thối bởi phân, chất thải từ hàng chục ngàn
con lợn thải ra môi trường. Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết các hộ gia đình chăn
nuôi đều nuôi vài chục con trở lên, nhà nào ít cũng nuôi tầm 20 con, nhà nhiều đến hơn
8



trăm con. Đến Ngọc Lũ, khắp các rãnh, mương nước, ao, hồ đều có màu vàng đục, xanh
và bốc mùi hồi thối nồng nặc. Nếu muốn sạch thì chỉ còn cách bỏ chăn nuôi lợn, nhưng
nếu bỏ nuôi lợn thì họ chẳng biết làm việc gì. Người dân ngao ngán, nhưng cũng hết cách,
họ đành gồng mình sống chung với ô nhiễm
Mỗi ngày, hàng trăm trang trại chăn nuôi tại xã Ngọc Lũ thải hàng nghìn khối nước và
hàng trăm tấn chất thải ra môi trường. Từ đầu đến cuối xã, đâu đâu cũng thấy mương
máng, ao chuông đen ngòm. Chất thải đổ ra kênh ngay trong khu dân cư, chảy ra những
cánh đồng hoa màu gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước. Khi kênh mương quá tải thì cả
nghìn khối chất thải ô nhiễm này lại đổ ra dòng sông Châu Giang, nơi có khoảng 20.000
hộ dân ven sông sinh sống.
Không chỉ sống chung với ô nhiễm nặng nề, theo một số người dân xã Ngọc Lũ, hiện
nay trên địa bàn xã có rất nhiều người bị căn bệnh ung thư. Mỗi năm, trung bình có
khoảng 7 đến 8 người chết vì ung thư. Dù không khẳng định mầm bệnh ung thư bắt đầu
từ đâu, nhưng họ cũng nghi ngờ một phần từ việc ô nhiễm môi trường ở nơi đây.
3, Nội dung chính của chuyên đề.
Giúp cho người dân biết được trình trạng ô nhiễm môi trường trong xã và những tác hại
to lớn của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người từ đó nâng cao ý thức người
dân chủ động trong việc quả lý, xử lý chất thải chăn nuôi lợn, góp phần bảo vệ môi trường
nơi đây.
Cung cấp cho người dân kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc xử lý chất thải chăn
nuôi.
4, kiến nghị.
1, Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
2, Triển khai các hoạt động lạo vét kênh mương, khai thông nguồn nước
3, Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, các hoạt động kiểm soát ô nhiễm
môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi
trường.


9


4, Quan tâm chỉ đạo và tăng cường năng lực cho các cán bộ chuyên môn về BVMT tại
địa phương; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tuyển chọn cán bộ có chuyên môn
phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý môi trường.
5, Tài liệu tham khảo.
- Linh Giang (2016). Ngọc Lũ "điểm đen" ô nhiễm môi trường ở tỉnh Hà Nam.
< />- Vũ Hà (2009). Ngọc Lũ: Môi trường ô nhiễm nặng do chất thải chăn nuôi.
< />- Đỗ Đức Trọng (2016). Ám ảnh ô nhiễm môi trường ở "thủ phủ" nuôi lợn.
< />- Đức Văn (2015). Ô nhiễm, bệnh tật bủa vây “thủ phủ” nuôi lợn lớn nhất miền Bắc.
< />- Thái Yên (2016). Ô nhiễm môi trường ở xã Ngọc Lũ, Bình Lục (Hà Nam) Bài toán chưa
có lời giải. < />- Như Yến (2016). Ngọc Lũ (Hà Nam) Chăn nuôi hủy hoại môi trường.
< />
10



×