Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO Ý THỨC NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI,THU GOM RÁC THẢI TRÊN BỜ BIỂN TẠI THỊ TRẤN QUẤT LÂM, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.94 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên
Lớp
Mã SV
Giảng viên hướng dẫn

: Nguyễn Thị Ánh Trà
: DH4QM2
: 1411100585
: Bùi Thị Thu Trang

HÀ NỘI, 12/5/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------

ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO Ý THỨC NGƯỜI
DÂN VỀ VIỆC KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI,THU GOM RÁC
THẢI TRÊN BỜ BIỂN TẠI THỊ TRẤN QUẤT LÂM,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH


HÀ NỘI, 12/5/2017


MỤC LỤC
1.Phân tích tình hình...................................................................................................1
2.Phân tích đối tượng...................................................................................................2
3.Mục tiêu..................................................................................................................... 2
4.Kế hoạch,nội dung chương trình,nội dung bài giảng.............................................3
4.1 kế hoạch tổ chức tập huấn........................................................................................3
4.2 Nội dung chương trình tập huấn..............................................................................4
4.3 Nội dung bài giảng...................................................................................................4
5.Kinh phí..................................................................................................................... 4
5.1 Nguồn kinh phí........................................................................................................4
5.2 Cơ sở lập dự tốn khinh phí.....................................................................................5
5.3 Tổng kinh phí thực hiện...........................................................................................5
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 6



1. Phân tích tình hình
Quất Lâm là một thị trấn thuộc huyện Giao Thủy , tỉnh Nam Định, trước đây là
xã Giao Lâm - một trong 9 xã của huyện Giao Thủy. Thị trấn Giao Thủy được thành
lập theo nghị định số : 137/2003/NĐ-CP của chính phủ. Đây là thị trấn thứ 2 thuộc
huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Địa giới hành chính thị trấn Quất Lâm: Đơng giáp
xã Giao Phong; Tây giáp huyện Hải Hậu; Nam giáp biển Đông; Bắc giáp xã Giao
Thịnh.
Khu du lịch tắm biển Quất Lâm sau 10 năm khai trương (1997) đã có cơ sở vật
chất khang trang với 2 km kè biển, 2 trục đường trải nhựa dài hơn 3 km với trên 810
phòng nghỉ bảo đảm tiện nghi. Số khách về Quất Lâm bình quân mỗi năm đạt 77200
lượt người, doanh thu bình quân đạt gần 7 tỷ đồng/năm; riêng năm 2006, có 100 nghìn

lượt khách, doanh thu đạt 10,9 tỷ đồng. Sự phát triển của khu du lịch tắm biển Quất
Lâm đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương .
Cứ đến mùa nắng nóng là các khu du lịch biển lại có số lượng người tăng đáng
kể, đặc biệt là trong những ngày nghỉ lễ, tết của cả nước. Bên cạnh những lợi ích
doanh thu mà các kỳ nghỉ đem lại thì cứ sau mỗi kỳ nghỉ lễ bờ biển nơi đây tràn ngập
trong rác thải. Vào những ngày nghỉ lễ người lớn, trẻ nhỏ chen chân đứng trên rác. Vỏ
chai, túi nilon, rác thải sinh hoạt, bèo tây, thùng xốp theo sóng biển trơi dạt khắp bờ
biển. Vấn đề xả rác bừa bãi này không chỉ khiến cho cảnh quan môi trường biển bị ảnh
hưởng, chất lượng nước biển và chất lượng khơng khí bị ảnh hưởng khiến cho khách
du lịch sợ hãi tránh xa. Mà việc này còn gây ra tác hại rất xấu về hình ảnh của địa
phương đó với bạn bè quốc tế. Đây là vấn đề bức xúc đối với bao người dân địa
phương cũng như khách du lịch đến nơi đây ,điều này đã làm tốn bao giấy mực của
các nhà báo, xây dựng bao hình ảnh xấu trong lịng mỗi người dựa vào các công nghệ
truyền thông.
Nguyên nhân dẫn đến việc bãi biển ngập tràn trong rác thải là ý thức người dân
địa phương,ý thức của khách du lịch và sự quản lý của cơ quan quản lý tại địa phương
chưa chặt chẽ. Mặc dù đã được học rất nhiều từ các chương trình giáo dục về bảo vệ
mơi trường, biết được các thơng tin qua các báo chí, đài truyền hình, phương tiện
truyền thơng,… nhưng những người dân địa phương,khách du lịch vẫn chưa có trách

1


nhiệm trong việc xả rác bừa bãi của mình. Ai cũng tiện tay vứt ln các bao bì,chai
lọ,túi nilon,… xuống chân, khơng thèm để ý đó là bãi biển. Nhiều người tiện tay sẽ tạo
ra hiệu ứng, ảnh hưởng đến người xung quanh. Một nơi công cộng ai cũng bỏ rác đúng
chỗ, tự nhiên mình xả rác bừa bãi cũng thấy chùn tay. Và ngược lại! Đó cũng chính là
sức mạnh của tập thể.
Xuất phát từ thực trạng trên nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bỏ rác
đúng nơi,đúng chỗ, thu gom rác trên bờ biển, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi

trường tôi xây dựng “ Chương trình tập huấn nâng cao ý thức người dân về việc
không xả rác bừa bãi,thu gom rác thải trên bờ biển tại thị trấn Quất Lâm, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định”
2. Phân tích đối tượng
Người dân ven bờ biển tại bãi tắm Quất Lâm là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
những hành động xả rác bừa bãi và cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bãi
biển ngập rác thải.
Chính vì vậy tơi chọn đối tượng truyền thông là người dân ven bờ biển tại thị trấn
Quất Lâm. Theo kết quả điều tra sơ bộ, hầu hết người dân ven biển đều có trình độ văn
hóa từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông , họ đều là những người dân sống ven
biển lâu năm, làm nghề chài lưới và kinh doanh phục vụ khách du lịch , tuy nhiên ý
thức bảo vệ môi trường biển còn chưa cao. Đây đều là người dân tộc Kinh nên việc
tun truyền sẽ khơng gặp khó khăn về ngơn ngữ.
Việc phân tích đối tượng truyền thơng có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn
phương pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu của chương trình truyền thơng
3. Mục tiêu
Chương trình tập huấn được xây dựng nhằm nâng cao nhận thức của người dân
về việc thu gom và bỏ rác đúng nơi quy định góp phần bảo vệ môi trường ven biển.
Cụ thể, sau buổi tập huấn , người dân được nâng cao ý thức,kỹ năng sau đây :
 Về kiến thức :
+ 95% học viên biết được tác hại của việc xả rác bừa bãi vùng ven biển

2


+ 95% học viên biết được ảnh hưởng của rác thải đến môi trường,con người và
sinh vật biển
 Về kỹ năng
+ Kiểm soát,phát hiện những hành động xả rác bừa bãi của cá nhân/hộ gia đình
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục,tuyên truyền về ý thức không xả rác bừa bãi, bảo

vệ mơi trường.
 Về thái độ

+ Có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường ven biển
+ Có ý thức chấp hành tốt trong việc bỏ rác đúng nơi,đúng chỗ
+ Có ý thức thu gom rác thải ven biển
+ Góp phần truyền thơng, nâng cao nhận thức , thay đổi hành vi cộng đồng trong
việc bảo vệ môi trường ven biển.
4. Kế hoạch,nội dung chương trình,nội dung bài giảng
4.1 kế hoạch tổ chức tập huấn
Đối tượng : dân cư sinh sống tại thị trấn Quất Lâm (mỗi hộ cử ra ít nhất 1 người
tham gia tập huấn ) và các cán bộ tại địa phương
Thời gian : 3 buổi ( thứ sáu ngày 30/6/2017, thứ bảy ngày 1/7/2017, chủ nhật
ngày 2/7/2017 )
Số lượng : 60 người/lớp
Địa điểm tổ chức : hội trường UBND thị trấn Quất Lâm

3


4.2 Nội dung chương trình tập huấn
Thời gian
8h – 8h15

Nội dung

Đơn vị thực hiện

- Ổn định chỗ ngồi


- Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Phát tài liệu & tuyên bố lý do
8h15 – 8h20

- Giới thiệu đại biểu

- Giảng viên trường ĐH Tài Nguyên
& Môi trường Hà Nội

8h20 – 9h 00

- Chuyên đề tập huấn

- Giảng viên trường ĐH Tài Nguyên
& Môi trường Hà Nội

9h00 – 9h10

- Nghỉ giải lao,uống nước

Phịng Tài Ngun & Mơi trường

9h10 – 10h00

- Chun đề tập huấn (tiếp theo)

- Giảng viên trường ĐH Tài Nguyên
& Môi trường Hà Nội


10h00 – 11h00 Thảo luận, giải đáp thắc mắc

- Giảng viên trường ĐH Tài Nguyên
& Môi trường Hà Nội

4.3 Nội dung bài giảng
Chuyên đề : không xả rác bừa bãi,thu gom rác thải trên bờ biển tại thị trấn
Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”
Giảng viên : ThS. Bùi Thị Thu Trang
Đơn vị công tác : giảng viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Nội dung chuyên đề :
-Nguyên nhân dẫn đến lượng rác thải trên vùng ven biển
-Ảnh hưởng của việc xả rác bừa bãi trên vùng ven biển đối với môi trường nước
-Ảnh hưởng của việc xả rác bừa bãi trên vùng ven biển đối với sinh vật biển
-Ảnh hưởng của việc xả rác bừa bãi trên vùng ven biển đối với con người
5. Kinh phí
5.1 Nguồn kinh phí
Do nguồn ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp
mơi trường của thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
5.2 Cơ sở lập dự toán khinh phí

4


- Thông tư 139/2010/TT-BTC : Quy định việc lập dự tốn, quản lý và sử dụng
kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức.
- Thông tư 123/2009/TT-BTC: Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương
trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các mơn học đối với các ngành đào
tạo đại học, cao học, trung cấp chuyên nghiệp.

- Thơng tư 23/2007/TT-BTC: Thơng tư của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ
cơng tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông tư 97/2010/TT-BTC: Quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chi tổ chức
các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thơng tư 02/2017/TT-BTC: Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi
trường.
- Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN: Hướng dẫn định mức xây
dựng, phân bổ dự toán và quyết tốn kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ
có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Thơng tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT: Hướng dẫn việc quản lý kinh
phí sự nghiệp môi trường.
- Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP: Quy định việc lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
5.3 Tổng kinh phí thực hiện
Ghi bằng số : 23.180.000 VNĐ
Ghi bằng chữ : hai ba triệu một trăm tám mươi nghìn đồng
(Chi tiết kinh phí xem tại Phụ lục đính kèm)

5


6


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: DỰ TỐN KINH PHÍ THỰC HIỆN
DỰ TỐN KINH PHÍ LỚP TRUYỀN THƠNG BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
Đơn vị tính: VNĐ

STT
I
II

Nội dung thực hiện
Xây dựng đề cương
Biên soạn tài liệu
Chuyên đề: “không xả rác bừa bãi,thu gom rác thải trên

Đơn vị tính

Số

Đơn giá

Thành tiền

Đề cương

lượng
1

1,500,000

Chuyên đề

1

7,000,000


1,500,000
7,000,000
7,000,000

500,000

1,500,000
1,500,000

bờ biển tại thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh
III

Nam Định”
Giảng dạy
Chuyên đề : “không xả rác bừa bãi,thu gom rác thải

Buổi/ ngày

3

trên bờ biển tại thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy,
IV
1
2

tỉnh Nam Định”(1 lớp x 01 buổi/ chuyên đề)
Tổ chức lớp học
Thuê hội trường (tạm tính)
Thuê thiết bị giảng (máy chiếu), âm thanh, ánh sáng,...


Buổi/ ngày
Buổi/ ngày

3
3

500,000
300,000

11,080,000
1,500,000
900,000

3
4

(tạm tính)
Pano lớp học (tạm tính)
Nước uống cho học viên, giảng viên và Ban tổ chức

Cái
Người

1
184

500,000
20,000

500,000

3,680,000

5

(180 học viên + 1 giảng viên + 3 người tổ chức)
Photo tài liệu tập huấn (quyển x người) (tạm tính)

Quyển

180

15,000

2,700,000

7

Ghi chú


6
V
1

Văn phịng phẩm
Các chi phí khác
Th xe đưa đón giảng viên và mang màn chiếu, thiết

Bộ


180

10,000

Chuyến

3

500,000

Ngày

3

200,000

1,800,000
2,100,000
1,500,000

bị trợ giảng (Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội - phường Tây Tựu - Trường Đại học Tài
2

nguyên và Môi trường Hà Nội) (tạm tính)
Chi phí khác: bút dạ, giấy A4, giấy A0... (tạm tính)
Tổng cộng mục I+mục II +mục III+mục IV+mục V

600,000
23,180,000


Số tiền bằng chữ: hai ba triệu một trăm tám mươi nghìn đồng
Người lập

Nguyễn Thị Ánh Trà

8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------

CHUYÊN ĐỀ
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI, THU GOM RÁC THẢI TRÊN
BỜ BIỂN TẠI THỊ TRẤN QUẤT LÂM, HUYỆN GIAO THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH

HÀ NỘI, 12/5/2017


MỤC LỤC

1.Tính cấp thiết của chương trình tập huấn..............................................................1
2.Thực trạng tại địa phương.......................................................................................2
3.Nội dung chính của chuyên đề.................................................................................2
3.1 Nguyên nhân dẫn đến lượng rác thải trên vùng ven biển.........................................2
3.2Ảnh hưởng của việc xả rác bừa bãi trên vùng ven biển đối với môi trường & sinh
vật.................................................................................................................................. 3
4.Kiến Nghị................................................................................................................... 5

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................6


1. Tính cấp thiết của chương trình tập huấn
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài dọc từ Bắc đến Nam với đường
bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo đã tạo nên một quốc gia có nhiều địa điểm du
lịch đẹp và nhiều bãi tắm. Tuy nhiên, do ý thức bảo vệ môi trường chưa cao nên tại 1
số bãi tắm biển tồn tại rất nhiều rác thải sinh hoạt, đặc biệt là túi nilon, chai lọ,vỏ dừa,
… Các nhà khoa học thế giới đã chứng minh rằng, số rác thải ra trên các đại dương đã
vượt quá số cá đang sinh sống trong lòng nó. Cịn tính về khối lượng thì “đến năm
2025, cứ mỗi 3 tấn cá trên các đại dương sẽ có gần 1 tấn rác nhựa (báo thể thao và văn
hóa). Việc xả rác bừa bãi này không chỉ gây mất cảnh quan mơi trường mà cịn là mầm
bệnh đối với những người tắm biển,ảnh hưởng đến các sinh vật biển.
Hơn nữa,những người dân ở đây hầu hết làm nghề chài lưới,muối biển và kinh
doanh các dịch vụ tại nhà nên nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ mơi trường
cịn chưa cao, chưa có tầm nhìn xa về vấn đề rác thải ven biển.Người dân địa phương
vẫn tiện tay xả rác ngay trên bờ biển. Mặt khác, về vấn đề quản lý,kiểm soát rác thải
tại ven biển của địa phương còn chưa được chú trọng và đẩy mạnh.
Đặc biệt cứ đến mỗi kỳ nghỉ lễ tết, bãi biển lại trở lên đen ngòm và đầy rác thải
từ các đồ ăn, đồ uống từ những người đi tắm biển để lại. Tại bãi biển Quất Lâm
(H.Giao Thủy, tỉnh Nam Định) ngày 29/4/2017, các nhà hàng, kiot quán ăn chật kín du
khách. Người lớn, trẻ nhỏ chen chân đứng trên rác. Vỏ chai, túi nilon, rác thải sinh
hoạt, bèo tây, thùng xốp theo sóng biển trơi dạt khắp bờ biển. Chiều muộn, nước dâng
lên cao, có thể quan sát thấy màu nước đen ngịm và vơ số rác rưởi xơ vào bờ. Trẻ em
chơi đùa trên bèo tây và các loại rác thải.(báo Thanh niên chuyên mục đời sống). Nếu
cứ tiếp diễn tình trạng khơng hay này thì vào một ngày không xa bãi biển sẽ trở thành
1 bãi chứa rác khổng lồ mà do chính khách du lịch và người dân nơi đây tạo ra
Do đó, việc tổ chức chương trình tập huấn nâng cao nhận thức của người dân về
việc bỏ rác đúng nơi quy định,thu gom rác thải trên bãi biển là vô cùng cần thiết và
cấp bách để bảo vệ sức khỏe người dân tắm biển và sinh sống tại vùng biển, bảo vệ

mơi trường. Chính vì vậy, tơi xây dựng chun đề: “Khơng xả rác bừa bãi,có ý thức
thu gom rác thải ven bờ biển tại thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”

1


2. Thực trạng tại địa phương
Theo những nghiên cứu gần đây về hiện trạng môi trường ven biển tại vùng biển
Quất Lâm, Nam Định còn tồn tại 1 số vấn đề sau:
+ Rác thải tràn ngập nơi bãi biển, có lượng lớn rác thải gồm túi bóng, xốp, chai
lọ, bèo từ sơng, biển trơi dạt vào, bên cạnh đó, lá cây từ rừng ngập mặn Giao Thủy
cũng trôi dạt về.
+ Vào mỗi kỳ nghỉ lễ,du khách đến đây quá đông, số lượng người quá tải. Các du
khách xả rác trên chính bãi tắm và thản nhiên vui đùa trên bãi cát đầy rác thải,đây là 1
phần là do ý thức của người dân chưa cao.Tuy nhiên, việc quản lý ở đây chưa được
chặt chẽ và mạnh tay,khơng có các biển báo hay lời nhắc nào về việc bỏ rác đúng quy
định,nên người dân ngang nhiên xả rác mà không suy nghĩ.
+ Người dân địa phương bán hàng ngay trên bãi cát ven biển, rác thải của hàng
quán được bỏ trực tiếp xuống chân khách hàng và không thu gom rác thải đúng chỗ.
Người ăn, uống thì cứ ăn uống, người chơi thì cứ chơi,…tất cả đều diễn ra trên bãi
biển cùng rác thải xung quanh.
+ Du khách mang đồ ăn, đồ uống xuống bãi tắm, nơi gần những con sóng,những
chai nhựa, túi nilon trôi nổi khắp bãi biển. Những con sóng đưa những vỏ nhựa ra
khơi,các sinh vật biển như cá,chim,… nhầm tưởng là đồ ăn sẽ nuốt phải gây tắc ống
ruột và chết.
3. Nội dung chính của chuyên đề
3.1 Nguyên nhân dẫn đến lượng rác thải trên vùng ven biển
- Rác thải từ những hoạt động xả rác bừa bãi của người dân địa phương
- Rác thải từ những du khách đến tắm
- Rác thải từ các sông,biển dạt vào

- Lá cây từ các khu sinh thái,rừng ngập mặn
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp không những chứa đựng trong đó
những giá trị kinh tế đơn thuần mà cả những giá trị về lịch sử, văn hóa của một vùng
miền. Du lịch ở những vùng ven bờ đang là nguồn thu nhập cao cho các nước ven bờ
biển. Tại đây, người ta sẽ được thưởng thức những phong cảnh đẹp ở những vùng cửa
2


sông ven biển, những bãi biển tuyệt vời, các đảo đá với đầy hang động, bờ cát mịn,
vùng đầm phá, rừng ngập mặn, các rạn san hô, v.v. Vùng ven bờ là điều kiện lý tưởng
để phát triển tiềm năng du lịch, nghĩ mát và điều dưỡng, kèm theo đó là các hoạt động
dịch vụ phục vụ cho du lịch giải trí như là bơi thuyền thưởng ngoạn, lặn, lướt sóng,
câu cá tắm biển, ngắm san hơ, v.v. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, thì du
lịch giải trí đang gây ra những tác động ảnh hưởng đến môi trường ven bờ. Các hoạt
động của con người trong lĩnh vực này đã góp phần làm cho mơi trường ven bờ bị suy
thoái.
3.2Ảnh hưởng của việc xả rác bừa bãi trên vùng ven biển đối với môi trường &
sinh vật
a) Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nước
Môi trường ven bờ đang chịu sự tác động của những nguồn ô nhiễm từ đất liền
do chất thải sinh hoạt của du khách vãng lai: các chất thải này có nguy cơ làm thay đổi
chất lượng nước, các hệ sinh thái vùng ven bờ. Từ đó dẫn đến mất đa dạng sinh học do
ô nhiễm và phá hủy môi trường sống. Sự thay đổi của một số hợp phần tự nhiên hoặc
sự mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của
con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và kết quả
là tài nguyên sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Các chất thải rắn từ hoạt động
du lịch nếu không được quản lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường vùng ven bờ.
Rác thải hữu cơ từ các hoạt động du lịch, dịch vụ ven bờ sẽ làm hàm lượng COD,
BOD trong nước tăng cao, điều này có nghĩa là sẽ làm giảm lượng DO (Oxi hịa tan
trong nước),có hại cho các sinh vật dưới nước.

Theo tạp chí Science, hơn 8 triệu tấn rác nhựa được đổ xuống các đại dương mỗi
năm và Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia thải nhựa ra biển nhiều nhất. Năm quốc gia
gây ô nhiễm nhựa nghiêm trọng nhất là Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam
và Sri Lanka. Khoảng 1/3 tổng lượng rác nhựa do Trung Quốc thải ra và 10% từ
Indonesia, Việt Nam cũng “góp” 6%. Ngồi ra, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, nguyên nhân chính dẫn đến ơ nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, du
lịch tràn lan; nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng và nghèo khó; lối sống giản
đơn và dân trí thấp; thể chế, chính sách cịn bất cập. Từ các vỏ chai.lọ nhựa của người

3


dân ven biển sẽ được đưa ra đại dương, điều này làm ô nhiễm môi trường biển, ảnh
hưởng rất lớn đến các sinh vật dưới biển.
b) Ảnh hưởng của rác thải đến sinh vật biển
Lượng rác thải từ các hoạt động du lịch,dịch vụ ven bờ biển có phần lớn là rác
thải nhựa, túi nilon. Đây được coi là rác thải “tử thần” đối với Đại dương và các sinh
vật biển . Từ cá voi, sư tử biển và chim cho các sinh vật nhỏ được gọi là động vật phù
du, nhựa đã và đang ảnh hưởng lớn đến đời sống biển trên bờ và ngoài khơi. Trong
một báo cáo năm 2006, Rác nhựa Đại dương của thế giới , ít nhất 267 loài động vật
khác nhau được biết là đã bị vướng víu và ăn phải các mảnh vụn nhựa. Theo Cơ quan
Quản lý Hải dương và Khí quyển Quốc gia, các mảnh vụn nhựa chết một ước tính
100.000 động vật có vú biển hàng năm, cũng như hàng triệu loài chim và các loài cá.
Tất cả các sinh vật biển, từ lớn nhất đến các sinh vật cực nhỏ, là, tại một thời điểm nào
đó, nuốt súp nước biển thấm nhuần với hóa chất độc hại từ phân hủy nhựa. Điều này
sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người là cá ăn đã ăn các loài cá
khác, mà đã ăn nhựa độc tố bão hòa. Về bản chất, con người được ăn chất thải của
chính mình. Trong nước, túi nilon, có thể bị nhầm lẫn là thực phẩm và tiêu thụ bởi một
loạt các loài sinh vật biển, đặc biệt là những người tiêu thụ sứa hay mực, trông tương
tự như khi nổi trong cột nước. Khi nhựa tiêu hóa xảy ra, nó chặn đường tiêu hóa, bị kẹt

ở động vật khí quản cắt luồng khơng khí gây ngạt thở, hoặc lấp đầy dạ dày, dẫn đến
suy dinh dưỡng, đói khát và có khả năng tử vong. Các mảnh vỡ thường tích tụ trong
đường ruột của động vật và đưa ra một cảm giác sai lầm của sự viên mãn, làm cho
động vật ngừng ăn và từ từ chết đói.
c)Ảnh hưởng của việc xả rác bừa bãi trên vùng ven biển đối với con người
Lượng rác thải tràn ngập trên các bãi tắm sẽ làm mất mỹ quan,mất đi vẻ đẹp tự
nhiên của biển, gây ảnh hưởng xấu đến người dân sinh sống ở đây và các du khách.
Đặc biệt ,điều này sẽ để lại hình ảnh xấu trong mắt các du khách đến nơi đây, khiến
lượng người đến tắm biển và thăm quan giảm đi rất nhiều,gây tổn thất về tài chính.
Hiện nay, với tốc ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh phức tạp và nguy hiểm,mà
ngun nhân từ các lồi cơn trùng có hại như: ruồi,muỗi,… lượng rác tập trung lớn
hấp dẫn các lồi cơn trùng gây bệnh đến. Điều này ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng

4


đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc rác thải tràn ngập bờ biển còn là mầm mống
cho các bệnh ngồi da,mắt. Chúng sẽ gây ngứa ngáy khó chịu cho người tắm biển.
4. Kiến Nghị
Việc bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường ven biển nói riêng khơng là
trách nhiệm của riêng ai. Chúng ta cùng thở chung 1 bầu khơng khí,sống cùng 1 mơi
trường xung quanh, ăn chung các loài sống chung thủy hải sản dưới cùng một mơi
trường biển. Vì thế, việc bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người,của
từng cá nhân. Mỗi cá nhân có ý thức tốt thì tập thể sẽ tốt.
 Về phía cán bộ địa phương :
+ Cần quản lý tốt các vấn đề về môi trường tại địa phương, mạnh tay xử lý trong
các hành vi gây ô nhiễm.
+ Cần đôn đốc các nhân viên vệ sinh môi trường dọn dẹp kịp thời, tránh để lại
những ấn tượng xấu trong lòng mỗi du khách đến đây.
+ Treo các biển cấm xả rác bừa bãi tại những địa điểm hợp lý trên bãi biển

+ Cấm bán hàng rong ngay trên bãi cát ven biển
+ Tuyên truyền, nhắc nhở người dân ý thức về việc xả rác bừa bãi
+ Tổ chức những buổi tình nguyện nhặt rác vì mơi trường biển định kỳ/thường
xuyên
 Về phía người dân sinh sống tại thị trấn
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các điều luật do nhà nước,địa phương ban hành
+ Không xả rác bừa bãi tại nơi cơng cộng
+ Có ý thức trong việc tun truyền,nhắc nhở những hiểu biết về môi trường đối
với những người xung quanh

5


Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Quang - Lớp 45B Lê Văn Sáng - Lớp 45B Ngô Quý Sinh - Lớp
45B, (2015), (QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH NAM ĐỊNH)
Đức Biên - Minh Trang ,(02/05/2016 19:46) Báo thể thao và văn hóa
Đơng Kinh,(Thứ Tư, 04/05/2016) Báo thể thao và văn hóa
Thúy Hằng - Lê Nam - Lê Tân,(09:02 AM - 03/05/2016) Báo Thanh niên chuyên
mục đời sống
Thư Nhật,(14:15 | 30/11/2016) Báo Việt Nam & Thế giới
Tác giả: Đinh Văn Khương (TS, Viện Nuôi Trồng Thủy sản, Đại học Nha
Trang),Phản biện Nguyễn Lê Minh Trí (NCS, Đại học Ulsan, Hàn Quốc), Vietnam
Journal of sience

6




×