Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài 1 mẹ tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.85 KB, 5 trang )

Tuần 1 BÀI MỞ ĐẦU
Tiết : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Ngày soạn: (Lí Lan)
I/Mục tiêu:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của mẹ đối với con.
- Thấ đợưc ý nghĩa lớn lao của xã hội và trường học trong giáo dục trẻ em.
II/Các hoạt động dạy và học:
1/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
2/Bài mới :
HĐ giáo viên HĐ học sinh
I/Tìm hiểu chung :
1/Đại ý:
- Theo em vb này cần phải đọc với giọng như thế nào?
+ Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tha thiết.
- Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc tiếp, sau đó nhận xét .
- Em hãy cho biết đại ý của bài là gì?
+ Tâm trạng người mẹ trong đêm ko ngủ trước ngày khai trường lần đầu của con.
2/Thể loại:
- Xét về nội dung, em hãy cho biết vb này thuộc kiểu vb gì? Hình thức viết ntn?
+ Vb nhật dụng, viết thể ký (ghi lại tâm trạng người mẹ trong đêm chuẩn bị cho
Con bước vào ngày khai trường đầu tiên).
3/Bố cục :
- Tâm tư của người mẹ được biểu hiện trong 2 phần nội dung. Em hãy chỉ ra danh giới
và nội dung của mỗi phần đó?
+ Đ1 : Từ đầu -> thế giới mà mẹ vừa bước vào
+ Đ2 : Còn lại
II/Tìm hiểu văn bản:
1/Nỗi lòng người mẹ:
- trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng người mẹ và đứa con có gì khác nhau?
Thể hiện ở chi tiết nào?
+ Con: thanh thản, nhẹ nhàng, “vô tư....”


+ Mẹ: thao thức, ko ngủ được, suy nghĩ triền miên.
- Vì sao trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con, người mẹ ko ngủ được?
+ Vì con đã lớn, mẹ thương yêu con, hi vọng điều tốt đẹp sẽ đến với con...
+ Vì mẹ nhớ lại kỷ niệm thời quá khứ (thời buổi đầu đi học bà ngoại dắt vào
lớp...)
- Trong đêm ko ngủ ấy mẹ đã làm gì cho con? Lúc đó người mẹ có tâm trạng ntn? Qua
đó em ảm nhận tình mẫu tử nào được thể hiện?
+ Đắp mền, buông mùng....Phân tâm, xúc động, bao suy nghĩ đang hướng vào
con, mẹ nghĩ đến tuổi thơ, đến thời mình cắp sách đến trường, nhớ đến bà
ngoại, cũng như mấy chục năm sau con sẽ nhớ đến mẹ -> 1 lòng vì con, lấy
giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ.
- Trong bài có phải có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không hay đang tâm sự
với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
+ Mẹ đang nói với chính mình, ôn lại kỷ niệm của riêng mình -> làm nổi bật
tâm trạng, khắc hoạ tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời
trực tiếp.
=> Tất cả những điều vừa tìm hiểu đã cho em hình dung về người mẹ là người ntn?
+ Yêu thương con, hết lòng vì con, sẵn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con, tin
- trả lời
- Đọc tiếp bài
- Trả lời
- Ghi vở
- trả lời
- tự ghi
-trả lời
tự ghi
-trả lời
-Nhận xét bổ sung.
-Trả lời
-Tự ghi

-Tìm ý sgk.
-Trả lời
-Nhận xét bổ sung.
-Trả lời
-Ghi vở
-Hs tìm sgk.
1
vào tương lai của con.
2/Cảm nghĩ của người mẹ về giáo dục và nhà trường:
- Những câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
+ “ Ai cũng biết ....hàng dặm sau này”
- Ở địa phương em ngày khai trường diễn ra ntn?
- Người mẹ nói “bước qua ....ra”, em hiểu gì về câu nói đó? Qua đó em thấy được điều
gì trong suy nghĩ của người mẹ về giáo dục và nhà trường?
+ Có vai trò to lớn đối với con người -> tin tưởng vào sự nghiệp gd, khích lệ
con đến trường học.
- Qua nhân vật người mẹ này em liên tưởng đến nhân vật người mẹ nào cũng có cách gd
con tương tự?
III/Tổng kết:
- Qua vb em hiểu thêm gì tấm lòng người mẹ và vai trò của nhà trường?
+ Ghi nhớ (sgk)
IV/Luyện tập :
1/ Bài tập 1:
- Cho hs đọc và xác định yêu cầu
- Cho hs trao đổi và trả lời.
- Gv nhận xét sửa chữa.

-Hs tự liên hệ
-Nhiều hs ý kiến
-Ghi vở

-Liên hệ bài cũ
-Trả lời.
-đọc ghi nhớ
-đọc và xd yêu cầu
-Trả lời
-Sửa chữa.
3/Hướng dẫn học ở nhà:
-Học phần nội dung, ghi nhớ sgk.
-Sưu tầm 1 số bài thơ , truyện nói về mẹ và mái trường.
-Soạn trước bài “Mẹ tôi”.
III/ Rút kinh nghiệm và bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Tuần :1 MẸ TÔI
Tiết : ( Et-môn-đô đơ A-mi-xi)
Ngày soạn:
I/Mục tiêu:
-Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Khônh được trà đạp lên tình cảm đó.
-Nhận ra sai phạm của mình và có cách sủa chữa.
II/Các hoạt động dạy và học:
1/Kiển tra bài cũ:
-Đêm trước ngày khai trường lóp 1 của con, người mẹ có tâm trạng ntn?
a/Vô tư thanh thản b/Cang thẳng, lo lắng.
c/Thao thức chờ đợi d/phấp phỏng lo âu.
-Bài van giúp em hiểu thêm điều gì về tấm lòng mẹ và vai trò gd đối với trẻ em.
2/Bài mới:
2
HĐ của GV HĐ của HS
I/Tìm hiểu chung:

1/Tác giả và tác phẩm:
-Cho hs đọc chú thích sgk
-Em hãy nêu vài nét về tg và tác phẩm?
2/Thể loại:
-Gv hướng dẫn hs đọc, sau đó đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc tiếp.
+Đọc với giọng tình cảm, chậm rãi,tha thiết và nghiêm nghị.
-Cho hs tìm hiểu 1 số từ khó trong phần chú thích.
-Theo em vb này thuộc kiểu vb gì? Hình thức viết ntn?
+Vb nhật dụng- 1 bức thư thể hiện tâm trạng người cha.
-Theo em vhân vật chính trong vb là ai? (Người cha).
3/Bố cục:
-Vb này được chia làm 3 đoạn. Em hãy tìm danh giới và cho biết nội dung của mỗi
đoạn ?
+Đ1 Từ đầu - sẽ là ngày con mất mẹ (h/a người mẹ)
+Đ2 Tiếp – Tình thương yêu đó (lời nhắn nhủ cho con)
+Đ3 còn lại (Thái độ dưt khoát của cha trước lỗi lầm của con).
II/Tìm hiểu văn bản:
1/Hình ảnh người mẹ và En-ri-cô.
-Văn bản là 1 bức thưcủa bố gửi cho con nhưng tại sao t/g lại lấy nhan đề là mẹ tôi.
Vậy theo em giưữa nd và nhan đề có phù hợp ko?
+Nhan đề của chính t/g đặt cho đoạn trích. Mỗi chuyện nhỏ trong Những
tấm lòng cao cả đều có 1 nhan đề do t/g đặt.
+Tuy bà mẹ ko xuất hiện trong vb nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nv và chi
tiết đều hướng vào. Qua bức thư của bố gửi cho con người đọc thấy hiện lên
hình tượng 1 người mẹ cao cả và lớn lao...
-Khi viết thư cho con người bố đề cập đến ai? (mẹ)
-Người mẹ có xuất hiện trực tiếp ko?
-Trong bức thư, người cha hình dung trong suốt cuộc đời người con,người mẹ đóng
vai trò ntn? Qua đó em thấy mẹ En-ri-cô là người ntn?
+Thời thơ ấu, lúc con ốm đau,người mẹ có thể hi sinh tất cả, có thể chịu

đụng đau đớn để nuôi con,cứu con.
+Khi con lớn khôn và trưởng thành, mẹ vẫn là người che chở, là chỗ dựa
tinh thần, nguồn an ủi con.
-Từ bức thư của bố cho thấy En-ri-cô đã phạm lỗi gì? Hãy nêu nhận xét của em về
hành vi đó?
+Phạm lỗi vô lễ với mẹ...
-Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư của bố?
+Bố đã gọi lại những kỉ niệm giữa mẹ và em, vì thái độ kiên quyết,nghiêm
khắc, lời nói chân tình của bố.
2/Thái độ và lời dạy của bố.
-Qua hành động của En-ri-cô người bố có thái độ ntn?
+Buồn bã tức giận, đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con hư.
-Tìm những chi tiết thể hiện thái độ ấy của cha?
+So sánh sự hỗn láo của con như nhát dao ...bố.
+Tức giận khi nghĩ đến tình thương yêu vô bờ bến của mẹ đối với con lần
đầu tiên tỏ ra vô ơn, bội bạc.
-Đọc chú thích.
-Trả lời
-Tìm hiểu từ khó
-Trả lời
-Tự ghi.
-Tìm bố cục, nd
-Tự ghi.
-Trả lời.
-Nhận xét bổ sung
-Trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
-Tìm trong sgk.
-Nhận xét bổ sung.
-Trả lời.

-Nhận xét bổ sung.
-Ghi vở.
-Trả lời.
-Trả lời
-Nhận xét, bổ sung.
-Dựa sgk trả lời.
3
=>Từ đó người cha đã dạy con điều gì, khuyên con phải làm như thế nào? Trong lời
nói đó giọng điệu người bố có gì đặc biệt?
+Dạy con: Khi đã khôn lớn ....tình thương yêu đó.
+Ko bao giờ đc thốt ra lời nói nặng với mẹ, phải xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn
con. Thà răng bố ko có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ -> Vừa dứt
khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ.
-Trong lời dạy của bố En-ri-cô, em tâm đắc nhất lời dạy nào?
-Theo em vì sao bố ko nói trực tiếp mà lại viết thư cho con?
+Tình cảm tế nhị kín đáo...
=>Qua lời khuyên dạy em hiểu gì về người cha và cách gd con của ông?
+Yêu thương con, gd con tế nhị, kín đáo.
-Tìm những câu ca dao, câu thơ nói về tấm lòng và công lao to lớn của cha, mẹ.
III/tổng kết :
-Qua bài này em nắm được lời dạy nào của cha?Qua đó em rút ra t/c gì đối với cha
mẹ?
+ Ghi nhớ: (sgk)
IV/Luyện tập:
1/Cho hs đọc phần đọc thêm.
2/Cho hs đọc và xác định yêu cầu bt2 sgk.
-Cho hs đứng dưới lớp kể.
-Gv nhận xét bổ sung.
-Trả lời.
-Nhận xét, ghi vở.

-Trả lời.
-Nhận xét bổ sung.
Y-Trả lời.
-Nhận xét
-Trả lời.
-Trả lời.
-Đọc ghi nhớ.
-Đọc bài.
-Đọc và xđ y/c.
-Kể trước lớp.
-Nhận xét bổ sung.
3/Hướng dẫn học ở nhà:
-Học kỹ ghi nhớ sgk, làm bt số1 sgk.
-Soạn trước bài từ ghép.
III/ Rút kinh nghiệm và bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Tuần:1 TỪ GHÉP
Tiết:
Ngày soạn:
I/Mục tiêu:
-Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép (chính phụ và đẳng lập).
-Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
II/Các hoạt động dạy và học:
1/Kiểm tra bài cũ: kt sự chuẩn bị của hs.
2/Bài mới:
HĐ của GV HĐ của HS
I/CÁc loại từ ghép.
-CHo hs quan sát bảng phụ, có vd (1) sgk và đọc.

-Các từ ghép( in đậm) ở vd trên, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ?
-Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng? Ý nghĩa của mỗi tiếng?
-Những từ như vậy ta gọi là từ ghép chính phụ. Vậy em hiểu từ ghép chính phụ là gì?
Cho vd?
+Gv chốt: ghi nhớ (sgk)
-Quan sát, đọc vd.
-Trả lời
-Trả l;ời.
-Trả lời.cho vd
-Nhận xét bổ sung.
4
-Cho hs quan sát bảng phụ, có vd (2) sgk và đọc.
-Trong các từ ghép in đậm có phân ra đc tiếng chính tiếng phụ ko?
-Những từ như vậy ta gọi là từ ghép đẳng lập. Vậy từ ghép đẳng lập là gì? cho vd?
+Gv chốt: ghi nhớ (sgk)
-Cho hs đọc toàn bộ phần ghi nhớ 1sgk.
II/Nghĩa của từ ghép:
-Hãy so sánh nghĩa của các từ sau có gì khác nhau?
Bà ngoại – bà
Thơm phức – thơm
+Bà ngoại, thơm phức -> hẹp hơn nghĩa của từ bà, thơm.
=>Từ đó em rút ra kl gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?
+Ghi nhớ: sgk
-Hãy so sánh nghĩa của từ : quần áo, trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×