Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông cửu long tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.72 KB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

VŨ ĐỨC CẦN

SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO
CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ – NGHIÊN CỨU
THÍ NGHIỆM TẠI VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.



1

TÓM TẮT LUẬN ÁN
Nghiên cứu này nhằm mục đích thu thập, phân tích những tác
động của các nhân tố xã hội, nhân khẩu học của người vay vốn
TDVM để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến rủi
ro cho vay TDVM của các tổ chức có hoạt động cho vay TDVM
tại khu vực ĐBSCL. Đồng thời cũng xem xét đến sở thích rủi ro,
vốn xã hội và các yếu tố khác của người vay vốn TDVM để đánh


giá mức độ ảnh hưởng của nó đến rủi ro cho vay TDVM của các tổ
chức TCVM.
Trong nghiên cứu này, thông qua các thí nghiệm kinh tế với
các chủ thể tham gia là những người vay vốn TDVM tại 6 tỉnh
thuộc khu vực ĐBSCL nhằm xem xét tác động của sở thích rủi ro,
vốn xã hội tới rủi ro cho vay TDVM. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy sở thích rủi ro và vốn xã hội đều có tác động đến rủi ro cho
vay TDVM. Cụ thể, những người tìm kiếm rủi ro càng cao càng ít
có khả năng bị nợ xấu, trong khi những người càng e ngại rủi ro sẽ
có khả năng bị nợ xấu lớn hơn. Đối với vốn xã hội thì tính tương
trợ trong cộng đồng và lòng tin có tác động tích cực đến rủi ro cho
vay TDVM. Đây cũng là những cơ sở quan trọng cho tác giả có
những hàm ý về chính sách phù hợp có liên quan trực tiếp đến việc
cho vay TDVM của các tổ chức có hoạt động cho vay TDVM.
Từ khóa: Tài chính vi mô, sở thích rủi ro, vốn xã hội, tìm kiếm rủi
ro, e ngại rủi ro.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề.
TCVM đã hình thành và phát triển từ lâu trên thế giới và đã
chứng minh được vai trò, tác động của nó đối với phát triển kinh tế
nói chung và cho công cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng. TCVM


2

tại Việt Nam mới chỉ phát triển gần đây và hoạt động của các tổ
chức TCVM chính thức còn rất hạn chế. Thống kê của NHNN Việt
Nam đến cuối năm 2018 có 16 công ty tài chính với 6 công ty là
công ty con của một số ngân hàng. Hiện nay, sự ra đời của các
công ty tài chính đang bùng nổ tại Việt Nam nhằm khai thác mảng

cho vay tiêu dùng hiện còn tiềm năng rất lớn và chưa đáp ứng được
theo nhu cầu của thị trường. Theo báo cáo của NHNN Việt Nam 1,
tính đến cuối năm 2018 tổng dư nợ toàn nền kinh tế khoảng 7,2
triệu tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ tín dụng phi chính thức chiếm
khoảng hơn 20%. Tuy nhiên, do nguồn cung tín dụng chính thức
không đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là những món
vay nhỏ, lẻ hoặc không có tài sản đảm bảo dẫn đến tình trạng bùng
phát "tín dụng đen" tại khắp nơi, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình
kinh tế-xã hội tại nhiều địa phương. Do vậy, nghiên cứu vấn đề rủi
ro, tác động của rủi ro trong TDVM đối với hoạt động TCVM là
vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với Việt Nam hiện nay.
1.1.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.
Thuật ngữ TDVM2 trong luận án này được hiểu là những món
vay nhỏ, lẻ (tối đa 100 triệu đồng) và TDVM là một trong những
dịch vụ của các tổ chức TCVM. Trong luận án này có thể hiểu
TDVM là một sản phẩm cho vay trong hoạt động TD của các
TCTD và là một dịch vụ chính của các tổ chức TCVM tại Việt
Nam. Tversky và Kahnerman đã đưa ra lý thuyết triển vọng, với
định nghĩa hàm giá trị của lý thuyết triển vọng xác định bởi điểm
lời và điểm lỗ so với điểm tham chiếu. Nghiên cứu của Wen và
cộng sự (2014) kết luận rằng sở thích rủi ro có liên quan đến thái
độ đối với rủi ro. Như vậy, có thể thấy rằng sở thích rủi ro là việc
1
2

/> />

3

hướng tới các quyết định rủi ro của các cá nhân, các nhà đầu tư

nhằm mục đích được mức sinh lợi cao nhất. Handa (1971) cho rằng
sở thích rủi ro là việc lựa chọn giữa một tài sản có rủi ro cao so với
tài sản có rủi ro thấp để có thể nhận được lợi nhuận cao hơn.
Charness và cộng sự (2013), Eckel, Dave và cộng sự (2010) đúc
kết rằng kinh tế học có thể xem xét, tập trung vào các phương pháp
gợi mở khi phân tích điều tra sở thích rủi ro và sở thích được gợi ra
có thể bị tác động và ảnh hưởng bởi thước đo được sử dụng. Theo
Stiglitz và Weiss (1981) thì người vay vốn có động cơ và khuynh
hướng đầu tư nhiều vào các dự án có nhiều rủi ro. Có nghĩa là
người vay vốn có nợ xấu sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao. Thí
nghiệm của Zeballos và cộng sự (2014) cho thấy những người vay
không có nợ xấu tìm kiếm rủi ro nhiều hơn người vay có nợ xấu.
Giả thuyết của Stiglitz và Weiss (1981): Những người đầu tư vào
những dự án kém rủi ro hơn là những người có nợ xấu. Người
nghèo không trả được nợ vay của họ bởi vì họ không dám chấp
nhận rủi ro nên hiệu quả thấp (Zeballos và cộng sự, 2014).
Tại Việt Nam, Vieider và cộng sự (2013) kết luận rằng nông
dân trung lập với rủi ro ở mức trung bình (average risk neutral) và
thu nhập có tương quan trái chiều với tính né tránh rủi ro. Các
nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2016), Tanaka và cộng sự
(2010) tại các làng quê miền Bắc và miền Nam nghiên cứu tác
động của thái độ rủi ro và sở thích rủi ro về thời gian đối với sự tin
tưởng và sự tin cậy, e ngại rủi ro và tính kiên nhẫn. Vậy thì những
yếu tố, đặc điểm hành vi nào của người vay vốn vi mô có tác động
đến rủi ro TDVM? Liệu có sự khác biệt về sở thích rủi ro trong
hoạt động TDVM giữa khu vực thành thị và nông thôn? Đây là
khoảng trống và vấn đề mà tôi quan tâm nghiên cứu.
1.1.2. Vốn xã hội và rủi ro TDVM.



4

Cho đến nay, vốn xã hội đã được thừa nhận như là một loại
vốn và do vậy cũng ảnh hưởng lớn đến rủi ro TDVM. Sự tin cậy và
niềm tin là hai vấn đề quan trọng nằm bên trong vốn xã hội cá
nhân. Vốn xã hội có tác động rất lớn đến nhiều lãnh vực trong một
nền kinh tế cũng như trong xã hội. Vậy đối với vấn đề rủi ro trong
TDVM thì nó thể hiện ra sao và đo lường nó như thế nào? Đây
cũng là vấn đề mà tôi quan tâm nghiên cứu trong luận án này.
1.2. Vấn đề nghiên cứu.
Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chưa có một nghiên
cứu toàn diện và có hệ thống các yếu tố tác động về hành vi, sở
thích rủi ro, vốn xã hội của người vay vốn đến rủi ro TDVM cũng
như đối với sự phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam. Rủi ro là
phổ biến trong việc ra quyết định và sở thích rủi ro được đo lường
bởi mức độ chấp nhận rủi ro của một cá nhân. Do vậy tôi quyết
định chọn đề tài: “Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay
TDVM – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là nhằm mục đích tìm
hiểu, phân tích, đánh giá những tác động về hành vi của những
người vay vốn vi mô tại khu vực ĐBSCL có ảnh hưởng như thế
nào đến vấn đề rủi ro TDVM. Từ đó, thông qua việc thu thập, phân
tích số liệu từ các thí nghiệm thực địa để phân tích những tác động
của các nhân tố hành vi bao gồm sở thích rủi ro, vốn xã hội cũng
như các nhân tố xã hội, nhân khẩu học khác, trong đó có sự khác
biệt giữa nông thôn và thành thị, đến rủi ro TDVM. Từ mục tiêu
đó, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1)- Sở thích rủi ro
cũng như các yếu tố xã hội-nhân khẩu học khác của người vay vốn

có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro trong hoạt động cho vay


5

TDVM của các tổ chức TCVM? (2)- Vốn xã hội cũng như các yếu
tố xã hội-nhân khẩu học khác của người vay vốn vi mô có ảnh
hưởng như thế nào đến rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM của
các tổ chức TCVM?
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Từ lược khảo các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu,
dựa vào khung lý thuyết có liên quan cũng như các kết quả của
những nghiên cứu trước đó để đề xuất các giả thuyết nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phương pháp thí nghiệm trực tiếp tại hiện trường
để thu thập số liệu. Tổng hợp, thống kê và xử lý số liệu, tác giả sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy với biến nhị phân Binary
Logistic và phân tích mô hình Probit nhằm kiểm định tính vững
chắc của kết quả hồi quy Logit đã thực hiện. Sàng lọc, thảo luận và
giải thích các kết quả đã tính toán được để đề xuất các hàm ý chính
sách đối với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan; nêu ra những
hạn chế của nghiên cứu để làm tiền đề cho các nghiên cứu trong
tương lai.
Tác giả chọn phương pháp của Eckel và Grossman (2002) thực
hiện thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro, về vỗn xã hội, tác giả sử
dụng thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng, về lòng tin thì dựa theo
phương pháp thí nghiệm của Camerer và Fehr (2003).
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Bao gồm các khách hàng vay vốn TDVM của các tổ
chức TCTD có hoạt động cho vay TDVM, các tổ chức TCVM
chính thức và bán chính thức.

- Phạm vi nghiên cứu: Gồm 176 khách hàng vay vốn TDVM ở 6
tỉnh thuộc vùng ĐBSCL gồm cả khu vực nông thôn và khu vực
thành thị. Bao gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền


6

Giang, Bến Tre và Long An. Thời gian triển khai tất cả 6 cuộc
khảo sát, thí nghiệm được thực hiện từ tháng 05/2017 đến 10/2017.
1.6. Những đóng góp của luận án.
1.6.1. Về mặt học thuật.
Tác giả đã vận dụng phương pháp thí nghiệm sử dụng 3 trò
chơi, có chọn lọc phù hợp với thực tế Việt Nam cũng như địa bàn
nghiên cứu để xem xét và đánh giá tác động của các nhân tố đến
rủi ro TDVM trong hoạt động TCVM ở ĐBSCL. Từ đó bổ sung
một số cơ sở lý luận về TCHV liên quan đến tác động của sở thích
rủi ro, vốn xã hội giữa khu vực thành thị và nông thôn đối với
TDVM ở khu vực ĐBSCL.
1.6.2. Về mặt thực tiễn.
Tác giả đã đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của sự ưa thích
rủi ro và vốn xã hội có tác động và ảnh hưởng đến hoạt động
TCVM. Những người đóng góp cho cộng đồng nhiều, những người
tin tưởng đưa tiền cho đối tác nhiều thì ít có nợ xấu và ngược lại.
Khi quy mô món vay cao thì tỷ lệ nợ xấu giảm đi, không có sự
khác biệt về nợ xấu giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đồng
thời, tác giả cũng đưa ra những hàm ý về chính sách có liên quan
đến hoạt động TCVM cũng như đưa ra những kiến nghị để có thể
góp phần vào việc phát triển ngành TCVM ở Việt Nam.
1.7. Kết cấu của luận án.
Luận án gồm 5 chương có kết cấu như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan.
Chương 2: Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay TDVM.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích tác động của các yếu tố đến rủi ro TDVM
- Các khảo sát và thí nghiệm kinh tế tại vùng ĐBSCL.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu,các hàm ý chính sách.


7

Chương 2: SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO
CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ
2.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.
Trong xã hội loài người, rủi ro luôn tồn tại trong tất cả mọi
hoạt động. Thái độ đối với rủi ro của mỗi người là khác nhau, do
vậy nó có thể được sử dụng để suy đoán các quyết định và hành vi
kinh tế của người đó. Nó có ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi, hoạt
động của người vay vốn đến rủi ro như đầu tư, sản xuất, tiêu dùng
và hành vi đối với rủi ro. Ngoài ra cũng còn có các ảnh hưởng từ
các yếu tố nhân khẩu học, tài chính, vật chất và vốn xã hội.
2.1.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect theory).
Là nền tảng của khoa học hành vi, Tversky và Kahnerman
(1979) với lý thuyết triển vọng cho rằng con người đôi khi thể hiện
sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự tìm kiếm rủi ro phụ thuộc
vào bản chất của triển vọng (Ackert và Deaves, 2013). Tversky và
Kahneman đã đưa ra các nội dung chính của lý thuyết triển vọng
như sau: (i) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi
của con người đôi lúc thực hiện sự không thích rủi ro (né tránh rủi
ro) song đôi lúc lại ưa thích rủi ro (tìm kiếm rủi ro). Con người
lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (ii) Con người đánh giá các khoản lời

và lỗ so với một mức tham khảo và thông thường mức tham khảo
ứng với tình trạng hiện tại của người đó; (iii) Con người sẽ thua lỗ
bởi cái mất tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái được.
2.1.2. Sở thích rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.
Thị trường tín dụng là một thị trường không hoàn hảo, luôn có
sự bất đối xứng giữa người vay và người cho vay. Stiglitz và Weiss
(1981): Người vay có nợ xấu sẵn sàng chấp nhận rủi ro để vay
những món vay lãi suất cao. Zeballos và cộng sự (2014): Người
vay không có nợ xấu tìm kiếm rủi ro nhiều hơn là người có nợ xấu.


8

Eckel và Grossman (2008): Nữ sinh viên e ngại rủi ro hơn so với
nam. Binswanger (1980): Không có sự khác biệt về rủi ro so với
quy mô đầu tư, giữa người giàu và người nghèo. Vieider và cộng
sự (2015): Người chưa lập gia đình ít e ngại rủi ro và phụ nữ,
người già lớn tuổi e ngại rủi ro nhiều hơn.
Tóm lại, các nghiên cứu về sở thích rủi ro liên quan đến nhiều
đối tượng và lĩnh vực. Kết quả cũng cho thấy có nhiều sự khác biệt
đối với các đối tượng, địa bàn cũng như các lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, tác động của sở thích rủi ro đối với rủi ro cho vay
TDVM và hoạt động TCVM tại Việt Nam thì chưa có nghiên cứu
nào đề cập và đánh giá một cách chi tiết và cụ thể. Vậy sở thích rủi
ro cũng như các yếu tố xã hội-nhân khẩu học khác của người vay
vốn vi mô có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro trong hoạt động
cho vay TDVM của các TCTD có hoạt động cho vay TDVM và
các tổ chức TCVM?
2.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.
2.2.1. Vai trò của vốn xã hội.

Vốn xã hội cũng được người ta xem như là một loại vốn. Vốn
xã hội là mạng lưới xã hội tương đối bền vững, sự thông cảm, mức
độ thông cảm, tương tác lẫn nhau giữa các thành viên (Bourdieu,
1986; Fukuyama, 2001-2002; Coleman, 1988; Portes, 1998).
Karlan (2005): Vốn xã hội của cá nhân là khả năng nắm bắt thông
tin, sự giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của cá nhân đó để giải
quyết và khắc phục các vấn đề liên quan đến những thông tin
không hoàn hảo. Các nhà nghiên cứu cho rằng lòng tin được xem
là một thành tố quan trọng của vốn xã hội. Karlan (2005) đã cho
thấy, càng tin người khác thì khả năng tiết kiệm cao hơn; càng
đáng tin thì càng ít bị xảy ra rủi ro tín dụng hơn; và càng đóng góp
cho cộng đồng thì cũng sẽ càng ít gặp rủi ro tín dụng hơn. Knack


9

và Keefer (1997), Karlan (2005): Các quốc gia, các nền văn hóa xã
hội có nhiều sự tin cậy lẫn nhau hơn sẽ có tỷ lệ phát triển và tăng
trưởng tốt và cao hơn về kinh tế. Glaeser và cộng sự (2000):
Những người được tin tưởng nhiều hơn thì họ sẽ đáng tin cậy hơn.
2.2.2. Vốn xã hội và hoạt động cho vay TDVM.
Feigenberg và Field (2010): Cho vay nhóm tỷ lệ nợ xấu thấp
mà không cần thế chấp. Akram và Routray (2013): Chỉ số vốn xã
hội có ảnh hưởng không đáng kể đến sự tham gia TCVM. Lòng tin
như một sự đo lường tạo sự dễ dàng vay vốn từ nhóm dựa trên
chương trình TCVM. Các hộ nghèo có thể sử dụng nguồn vốn xã
hội của họ làm tài sản thế chấp vay vốn. Karlan (2005): Càng có
vốn xã hội cao thì khả năng trả nợ tốt và có tiết kiệm càng cao.
Greiner và Wang (2009) cho thấy có sự không đối xứng thông tin
giữa các bên cho vay và bên đi vay.

2.2.3. Nghiên cứu vốn xã hội tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh và Thomése (2007) cho
thấy vốn xã hội giải quyết tốt vấn đề khó khăn, rắc rối trong việc
dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp. Nguyen Van Ha và Kant
(2004): Vốn xã hội có đóng góp mạnh mẽ và tích cực đối với thu
nhập hộ gia đình. Trần Hữu Dũng (2003) chỉ ra mối quan hệ giữa
vốn xã hội và chính sách kinh tế; giữa vốn xã hội và việc phát triển
kinh tế; vốn xã hội có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tốc độ tích
lũy vốn con người. Đinh Hồng Hải (2013) lưu ý đến mặt trái của
vốn xã hội. Ngô Thị Phương Lan (2011): Vốn xã hội giúp giảm
thiểu rủi ro trong quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở
ĐBSCL. Nguyễn Hồng Thu (2018) kết luận TDVM có tác động
đến thu nhập của các hộ nghèo. Mai Thị Hồng Đào (2016) kết luận
các yếu tố độ tuổi, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tổng tài sản, TDVM
và khu vực có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo. Phan Đình


10

Khôi (2013) kết luận làm việc cho chính quyền địa phương, thành
viên tổ vay vốn, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường
giao thông liên xã có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDVM.
Đinh Phi Hổ và Đồng Đức (2015) khẳng định các yếu tố đặc điểm
hộ gia đình, vị trí khu vực sống, các cú sốc do rủi ro môi trường có
tác động đến thu nhập và chi tiêu của nông hộ.
Như vậy, có thể nói vốn xã hội có tác động rất lớn đến nhiều
lĩnh vực trong một nền kinh tế cũng như trong xã hội. Vậy vấn đề
rủi ro trong cho vay TDVM của các tổ chức TCVM thì vốn xã hội
thể hiện ra sao và đo lường nó như thế nào? Đây cũng là vấn để mà
tôi quan tâm nghiên cứu trong luận án này.

2.3. Đo lường hiệu quả và rủi ro hoạt động TCVM.
2.3.1. Khái niệm về TCVM:
Cụm từ “tài chính vi mô” được hiểu như là các mô hình cung
cấp DVTC cho người nghèo giúp cho họ có điều kiện phát triển
sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống.
2.3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động TCVM.
2.3.2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động TCVM.
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả, sự bền vững của tổ chức
TCVM tương đối đa dạng, tập trung vào ba chỉ tiêu sau: (Ackert &
Deaves, 2013). (1) Tự bền vững về thể chế (Institutional SelfSustainability-ISS). (2) Tự bền vững về hoạt động (Operational
Self-Sustainability-OSS)..(3)Tự.bền.vững.về.tài.chính(Financial
Self-Sustainability-FSS).
2.3.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay TCVM.


Rủi ro do nguyên nhân khách quan: Môi trường thiên
nhiên, môi trường kinh tế-xã hội, môi trường pháp lý.

 Rủi ro do nguyên nhân chủ quan:


11
⁕ Về phía các tổ chức TCVM: Năng lực quản trị, điều hành.
Quy trình, chính sách cho vay. Quy trình kiểm tra, giám sát cho
vay. Chất lượng, phẩm chất đạo đức nhân viên TD.
⁕ Về phía khách hàng vay vốn: Trình độ văn hóa, năng lực
sản xuất kinh doanh. Vấn đề đạo đức.
2.3.3. Đo lường rủi ro cho vay TDVM trong nghiên cứu này.
2.3.3.1. Khái niệm về nợ xấu và các quan điểm về nợ xấu.
Có nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu và thường được đề

cập đến với các thuật ngữ như "doubtful debt", "bad debt" hay
"non-performing loan". Theo WB3 thì "nợ xấu là các khoản nợ
dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn
khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các
con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản". Theo quan
điểm của IMF 4 thì "một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn
thanh toán gốc hoặc lãi từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh
toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ,
hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên
nhân nghi ngờ về việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ".
Rủi ro hoạt động cho vay TCVM
Lý thuyết Triển
vọng.
- Sở thích rủi ro.
- Hành vi cá nhân.
- E ngại rủi ro.
- Tìm kiếm rủi ro.
- Trung lập rủi ro.

Nợ
Xấu

Vốn xã hội.
- Đặc điểm nhân
khẩu học.
- Niềm tin.
- Sự tin cậy.
- Đóng góp cho
cộng đồng.
- Quan hệ xã hội.

- Mạng lưới xã hội.

/>4
/>[4.84-4.85]
3


12

Hình 2.2: Khung phân tích nghiên cứu.
(Nguồn: Tác giả đề xuất từ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu tổng quan).

2.3.3.2. Quan điểm về nợ xấu của Việt Nam.
Căn cứ theo thông tư 02 (2013) của NHNN, nợ xấu là nợ từ
nhóm 3 (nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên) đến nhóm 5.
2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu. (Hình 2.2)
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu.
3.1.1. Phương pháp định tính.
Trực tiếp phỏng vấn 176 khách hàng vay vốn vi mô tại hiện
trường, đồng thời cũng tham khảo ý kiến các chuyên gia, các lãnh
đạo cấp cao của NHNN và các TCTD khác trong địa bàn.
3.1.2. Phương pháp định lượng.
Với số liệu thu thập từ thí nghiệm, tác giả sử dụng phương
pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy với biến nhị phân Binary
Logistic, thực hiện phương pháp phân tích mô hình Probit nhằm
kiểm định tính vững của kết quả hồi quy Logit đã thực hiện để xử
lý và phân tích đánh giá mô hình đưa ra.
3.1.3. Cơ sở chọn địa bàn và chọn mẫu thí nghiệm.
Đây là khu vực trọng điểm của miền Nam Việt Nam, có đầy đủ

đặc trưng của các hệ sinh thái, ngành nghề, dân tộc... Bản thân tác
giả có hơn 20 năm làm trong ngành ngân hàng là điều kiện tốt để
chọn lựa khách hàng. Về số lượng 176 khách hàng được chọn từ
NHCSXH chiếm 33,5%, còn lại 66,5% từ các NHTMCP ở địa
phương.
3.2. Lựa chọn phương pháp thí nghiệm kinh tế.
3.2.1. Các phương pháp gợi mở - khơi gợi sở thích rủi ro.


13

Các nhà kinh tế và tâm lý học đã phát triển nhiều phương pháp
thí nghiệm để khơi gợi và đánh giá thái độ đối với rủi ro cá nhân.
(i) Mô hình BART: Đo lường sở thích rủi ro với việc bơm bóng
bay. (ii) Gợi mở thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi. (iii) Phương
pháp của Gneezy và Potters. (iv) Phương pháp của Eckel và
Grossman. (v) Phương pháp lựa chọn theo danh sách giá.
3.2.2. Các phương pháp đo lường vốn xã hội.
(i) Trò chơi tin tưởng. (ii) Trò chơi đóng góp cho cộng đồng.
3.2.3. Đánh giá lựa chọn phương pháp.
Phương pháp của Eckel và Grossman (2002), đo lường vốn xã
hội, tác giả chọn thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng (Public
Goods Game) và thí nghiệm về lòng tin (Trust Game).
3.2.4. Cách tổ chức và phân bổ người tham gia thí nghiệm.
Thu thập thông tin về nhân khẩu học, sau đó sẽ chia khu vực tổ
chức chơi Risk Game. Tiếp tục đến Game 2 và Game 3 mỗi nhóm
điều khiển gồm 3 người: Một trưởng nhóm, một thư ký và một
người phụ giúp.
3.2.5. Về căn cứ xác định các mức tiền thưởng trong Game.
Bảng 3.2: Bình quân thu nhập và chi tiêu 1 ngày/người

ĐVT: Đồng.

Cả nước

Thành thị

Nông thôn

Thu nhập

78.900

132.134

67.934

Chi tiêu

62.934

82.034

48.134

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2016 và tính toán của tác giả).

3.3. Cách thức và các bước thực hiện các thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Khơi gợi sở thích rủi ro.
Mỗi người tham gia sẽ được nhận 100 ngàn đồng và họ sẽ tự
lựa chọn 1 trong số 6 lựa chọn bất kỳ được liệt kê như trong bảng



14

3.3. Sau đó, người tham gia sẽ được hướng dẫn rút 01 trong 02
thăm giấy (thắng hoặc thua).
Bảng 3.3: Các lựa chọn của trò chơi.
Tình
huống
1
2
3
4
5
6

Số tiền bị
mất
0
-20.000
-40.000
-60.000
-80.000
-100.000

Số tiền
được

(ĐVT: Đồng)


Lựa chọn

Kết quả

0
+30.000
+60.000
+90.000
+120.000
+140.000

(Nguồn: Lựa chọn của tác giả).
Thí nghiệm 2: Đóng góp cho cộng đồng
Chia thành các nhóm từ 10-15 người, mỗi người tham gia sẽ
nhận được 50 ngàn đồng. Người điều khiển sẽ hỏi họ chọn đóng
góp hay không đóng góp. Nếu người tham gia đồng ý đóng góp,
người đó sẽ phải đưa cho người điều khiển 30 ngàn đồng, và số
tiền này sẽ chia cho những người chơi trong nhóm sau khi trò chơi
kết thúc. Nếu người tham gia không đồng ý đóng góp thì số tiền
của tất cả những người tham gia trò chơi sẽ giữ nguyên không đổi.
Thí nghiệm 3: Sự tin tưởng đối với người khác.
Người điều khiển sẽ hỏi người số 1 xem họ quyết định có đưa
tiền cho người số 2 hay không. Nếu như người số 1 không đưa tiền
thì trò chơi sẽ kết thúc. Nếu người số 1 có đưa tiền thì họ sẽ đưa
cho người điều khiển trò chơi. Người điều khiển sẽ nhân đôi số
tiền đó và đưa cho người số 2. Tiếp đó, người điều khiển sẽ hỏi
người số 2 xem họ có đưa tiền lại cho người số 1 hay không.
3.4. Mô hình nghiên cứu.
3.4.1. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm về Risk game:


Y 1= β 0 + β 1 . X 1+ β 2 . X 2+ β 3 . X 3 + β 4 . X 4 + γ . Z


15
Trong đó: Y 1i là biến phụ thuộc, nhận giá trị bằng 1 và 0 tương
ứng người đó có hay không có nợ xấu. Các biến độc lập: X 1 thể
hiện đặc điểm lựa chọn, X 2 thể hiện đặc điểm tuổi, X 3 thể hiện
giới tinh, X 4 chỉ trình độ học vấn.
- Z là biến kiểm soát thể hiện đặc điểm về khu vực sống.
3.4.2. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm về đóng góp cho
cộng đồng:

Y 2= β 0 + β 1 . X 1 + β 2 . X 2 + β 3 . X 3+ β 4 . X 4 +γ . Z
Với: Y 2i là biến phụ thuộc. X 1 là biến độc lập thể hiện đặc điểm
lựa chọn đóng góp.
3.4.3. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm về Trust game:

Y 3=β 0 + β 1 . X 1 + β 2 . X 2+ β 3 . X 3 + β 4 . X 4 + γ . Z
Trong đó: Y 3i là biến phụ thuộc, X 1 là biến độc lập thể hiện phần
trăm về số tiền mà người tham gia đưa cho đối tác của mình.
3.4.4. Mô hình hồi quy phân tích tổng hợp cả ba thí nghiệm
(Robustness check):

Y 4= β 0 + β 1 . X 1+ β 2 . X 2 + β 3 . X 3 + β 4 . X 4 + β 5 . X 5 + β 6 . X 6 +γ . Z
Trong đó: Y 4i là biến phụ thuộc, X 1 là biến thể hiện lựa chọn, X 2
thể hiện sự lựa chọn đóng góp, X 3 thể hiện phần trăm về số tiền
đưa cho đối tác, X 4 thể hiện đặc điểm tuổi, X 5 thể hiện giới tinh,

X 6 thể hiện trình độ học vấn, Z là biến kiểm soát thể hiện đặc điểm
về khu vực sống của người tham gia.

3.5. Các giả thuyết trong mô hình phân tích.
3.5.1. Giả thuyết về hành vi trong khơi gợi sở thích rủi ro:
H1: Những người tìm kiếm rủi ro càng cao càng ít có khả năng bị
nợ xấu, trong khi những người càng e ngại rủi ro sẽ có khả năng
bị nợ xấu lớn hơn.
3.5.2. Giả thuyết về hành vi trong đóng góp cho cộng đồng:


16

H2: Những người đóng góp cho cộng đồng ít có khả năng bị nợ
xấu, trong khi những người không đóng góp cho cộng đồng sẽ có
khả năng bị nợ xấu cao hơn.
3.5.3. Giả thuyết về hành vi trong sự tin tưởng:
H3: Phần trăm số tiền người tham gia đưa cho đối tác của
mình càng lớn thì người đó càng ít có khả năng bị nợ xấu, ngược
lại, phần trăm số tiền người tham gia đưa cho đối tác càng nhỏ thì
khả năng người đó bị nợ xấu càng cao.
3.6. Phương pháp hồi quy.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích hồi quy
với biến nhị phân là phương pháp Binary Logistic. Ngoài ra, tác
giả sẽ thực hiện thêm phương pháp phân tích mô hình Probit nhằm
kiểm định tính vững của kết quả hồi quy Logit đã thực hiện.
Chương 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN
RỦI RO TDVM – KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ VÀ THÍ
NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu.
4.1.1. Thống kê mô tả chung các đặc điểm của người trả lời.
4.1.1.1. Thống kê về tỷ lệ nợ xấu.

Đa số những người trong mẫu khảo sát là những người không
có nợ xấu: 81,8% là nợ đủ chuẩn.
4.1.1.2. Thống kê về trình độ học vấn.
Nhìn chung ở mức khá thấp: 18,2% chưa hết cấp 1; 33% tốt
nghiệp cấp 1 và chưa hết cấp 2; 29,5% tốt nghiệp cấp 2 và chưa
học hết cấp 3.
4.1.1.3. Thống kê về nơi sinh sống.
Nông thôn có 63,1%, 36,9% sống ở khu vực thành thị.
4.1.1.4. Thống kê về việc thế chấp tài sản.


17

Có 37,5% số hộ gia đình có sử dụng tài sản để thế chấp cho
khoản vay, 62,5% các khoản vay tín chấp.
4.1.1.5. Thống kê về nơi vay vốn.
NHCSXH chiếm 33,5%, còn lại là các NHTMCP khác.
4.1.1.6. Thống kê về đặc điểm nguồn thu nhập chính.
Kết quả thống kê cho thấy có sự phân bố khá đồng đều về
nguồn thu nhập của các hộ gia đình trong mẫu khảo sát (tỷ lệ dao
động từ 23,3% đến 29,5%).
4.1.1.7. Thống kê về các chỉ tiêu định lượng.
Số tuổi trung bình là 46,9 tuổi; lớn tuổi nhất là 85 tuổi và người
nhỏ nhất là 20 tuổi. Độ lệch chuẩn trung bình là 12,4. Quy mô hộ
gia đình trung bình là 4,5 người, nhiều nhất là 12 người và ít nhất
là 1 người. Trung bình tỷ lệ người có việc làm là 68,7%. Trung
bình các khoản vay khoảng 23,58 triệu đồng/hộ. Thời hạn trả nợ
trung bình là gần 15,8 tháng, kỳ hạn trả nợ dao động trung bình từ
1 tháng đến 60 tháng.
4.1.2. Thống kê chung về các đặc điểm lựa chọn.

4.1.2.1. Thống kê lựa chọn trong thí nghiệm sở thích rủi ro.
Lựa chọn 1 có 6,3%, lựa chọn 2 là 24,4%, lựa chọn 3 là 19,3%,
lựa chọn 4 là 15,9% (tổng số người trong 4 lựa chọn này là 65,9%),
lựa chọn 5 có 6,3% và lựa chọn 6 là 27,8%. Theo quan điểm chung
về rủi ro, những người e ngại rủi ro sẽ có lựa chọn từ 1 đến 4 với
tổng số là 65,9%. Có khá ít người trung lập với rủi ro (lựa chọn 5
với 6,3%), những người tìm kiếm rủi ro (lựa chọn 6) chiếm số
lượng đáng kể với 27,8%. Mẫu dữ liệu có sự phân chia khá rõ về 2
xu hướng: Một là e ngại với rủi ro và hai là tìm kiếm rủi ro.
4.1.2.2. Thống kê về lựa chọn trong thí nghiệm đóng góp cho
cộng đồng.
Có 81,8% đồng ý đóng góp, 18,2% không đóng góp.


18

4.1.2.3. Thống kê về lựa chọn trong thí nghiệm sự tin tưởng.
Kết quả có 92% đồng ý đưa tiền cho đối tác của mình.
4.1.3. Thống kê chi tiết về đặc điểm trong các thí nghiệm.
4.1.3.1. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn của
người tham gia trong thí nghiệm sở thích rủi ro.
Số người chơi có lựa chọn 6 chiếm đa số với 49 người (27,8%);
lựa chọn số 2 và số 3 tỷ lệ lần lượt là 24,4% và 19,3%. Như vậy,
chỉ có ít sự khác biệt về rủi ro giữa nam giới và nữ giới. Đối với
những người sống ở thành thị, đa số chọn lựa chọn số 6 (32,3%),
lựa chọn số 3 (24,6%) và lựa chọn 2 (15,4%). Những người sống ở
nông thôn, đa số chọn lựa chọn số 2 (29,7%), lựa chọn số 6 (25,2%)
và lựa chọn 4 (17,1%). Những người sống ở thành thị, đa số là
người ưa thích tìm kiếm rủi ro, bên cạnh đó là xu hướng những
người e ngại rủi ro ít (các lựa chọn 3 và 4), có rất ít người trung lập

với rủi ro. Những người sống ở nông thôn, đa số là người e ngại rủi
ro gần như hoàn toàn (lựa chọn số 2), bên cạnh đó là xu hướng tìm
kiếm rủi ro (lựa chọn 6); ngoài ra, những người trung lập với rủi ro
ở nông thôn vẫn khá cao.
4.1.3.2. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn trong
thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.
Có 81,8% đóng góp, nam chiếm 85,3% và nữ đóng
góp chiếm 79,2%. Thành thị có đóng góp là 81,5% và
nông thôn là 82%.
4.1.3.3. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn trong thí
nghiệm sự tin tưởng.
Có đưa tiền chiếm đa số với 92%. Phần đông đều lựa chọn sẽ
đưa tiền lại cho đối tác và tỷ lệ này cũng ít có sự chênh lệch giữa
nam và nữ, giữa người sống ở khu vực thành thị và nông thôn.


19

4.2. Kiểm định sự khác biệt về một số chỉ tiêu theo đặc điểm đối
tượng.
4.2.1. Kiểm định sự khác biệt về nợ xấu theo một số đặc điểm.


Về giới tính: Nam giới có 75 người và nữ là 101 người. Với

mức ý nghĩa thống kê 10%, kết luận chung cho thấy có sự khác
biệt về đặc điểm khoản nợ giữa nam và nữ giới.


Về nơi sinh sống: Ở khu vực thành thị có 65 người và nông


thôn có 111 người. Với mức ý nghĩa thống kê 10%, không có sự
khác biệt về đặc điểm khoản nợ vay theo khu vực sinh sống.
4.2.2. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí
nghiệm sở thích rủi ro.
4.2.2.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm trung lập với nhóm
tìm kiếm rủi ro và nhóm e ngại rủi ro.
Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả như sau:
 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng có lựa chọn 5 và
lựa chọn 1: Không có sự khác biệt về tình hình nợ xấu.
 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng lựa chọn 5 và lựa
chọn 2: Không có sự khác biệt về tình hình nợ xấu.
 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng lựa chọn 5 và lựa
chọn 3: Có sự khác biệt về nợ xấu.
 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng lựa chọn 5 và lựa
chọn 4: Có sự khác biệt về nợ xấu.
 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng lựa chọn 5 và lựa
chọn 6: Có sự khác biệt về tình hình nợ xấu.
4.2.2.2. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm người tìm kiếm rủi
ro với nhóm e ngại rủi ro.


20

Với mức ý nghĩa thống kê 10%:
 Đối với những người trung lập với rủi ro: Có sự khác biệt đáng
kể về nợ xấu giữa những người trung lập với rủi ro và những người
ít e ngại với rủi ro; giữa những người trung lập với rủi ro với
những người tìm kiếm rủi ro. Không có sự khác biệt về nợ xấu
giữa những người trung lập với rủi ro và những người rất e ngại rủi

ro hoặc e ngại rủi ro hoàn toàn.
 Đối với những người tìm kiếm rủi ro: Có sự khác biệt đáng kể
về tỷ lệ nợ xấu giữa những người tìm kiếm rủi ro và những người e
ngại rủi ro hoàn toàn; những người rất e ngại rủi ro và những người
khá e ngại rủi ro.
4.2.3. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí
nghiệm đóng góp cho cộng đồng.
4.2.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm người vay và lựa
chọn trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng
Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả:
 Đối với đặc điểm về giới tính: Có sự khác biệt về lựa chọn.
 Đối với đặc điểm về vùng miền: Không có sự khác biệt.
4.2.3.2. Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm lựa chọn đóng
góp và nợ xấu trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.
Có sự khác biệt: Hầu hết những người có đóng góp đều là
những người không có nợ xấu và ngược lại.
4.2.4. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí
nghiệm sự tin tưởng.
4.2.4.1. Kiểm định sự khác biệt về quyết định đưa tiền theo vai
trò người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng.
Có sự khác biệt về quyết định đưa tiền lại cho đối tác.
4.2.4.2. Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ số tiền đưa cho đối tác
trong thí nghiệm sự tin tưởng.


21

Những người có vai trò là người số 1 thường có tỷ lệ số tiền
đưa cho người số 2 cao hơn so người số 2 đưa cho người số 1.
4.2.4.3. Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ số tiền đưa cho đối tác

theo đặc điểm nợ của người tham gia trong thí nghiệm sự tin
tưởng.
Những người không có nợ xấu thường sẽ đưa tiền cho đối tác
của mình với một tỷ lệ nhiều hơn so với những người có nợ xấu.
4.3. Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố đến nợ
xấu.
4.3.1. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong
thí nghiệm sở thích rủi ro.
Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả:
 Những lựa chọn càng nhiều rủi ro thì sẽ có tác động trái chiều
với nợ xấu, tức là những người càng ưa thích tìm kiểm rủi ro nhiều
thì khả năng có nguy cơ rơi vào tình trạng bị nợ xấu càng ít và
ngược lại.
 Khi chỉ xem xét tác động của tuổi và giới tính cả hai yếu tố này
đều không tác động đến việc có bị nợ xấu hay không.
 Trình độ học vấn càng cao thì khả năng có nợ xấu sẽ càng
giảm. Những người còn trẻ, số tuổi càng tăng thì khả năng mắc nợ
xấu càng giảm. Số tuổi càng tăng lên thì người đó càng có nguy cơ
bị nợ xấu cao hơn.
 Quy mô khoản vay càng cao thì khả năng mắc nợ xấu sẽ càng
thấp. Chưa có thể kết luận sự khác biệt về nợ xấu giữa những
người sinh sống ở khu vực thành thị và nông thôn; không có sự
khác biệt về nợ xấu giữa tỷ lệ số người tham gia lao động của các
hộ gia đình; không có sự khác biệt về nợ xấu theo kỳ hạn vay nợ.


22

4.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong
thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.

Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả hồi quy như sau:
 Việc lựa chọn đóng góp cho cộng đồng sẽ có tác động trái
chiều với nợ xấu, tức là những người càng “hào phóng” sẽ càng ít
có nguy cơ rơi vào tình trạng bị nợ xấu.
 Tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn đều không có tác động
đến khả năng mắc nợ xấu.
 Quy mô khoản vay càng cao thì mắc nợ xấu sẽ càng thấp.
Chưa có thể đưa ra kết luận chính xác sự khác biệt về nợ xấu giữa
khu vực thành thị và khu vực nông thôn; không có sự khác biệt về
nợ xấu giữa tỷ lệ số người tham gia lao động của các hộ gia đình;
không có sự khác biệt về nợ xấu theo kỳ hạn vay nợ.
4.3.3. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong
thí nghiệm sự tin tưởng.
Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả:


Số tiền đưa cho đối tác càng cao thì người đó càng ít có khả

năng có nợ xấu.


Khi chỉ xem xét tác động của tuổi và giới tính của người trả

lời, cả hai yếu tố này đều không có tác động đến vấn đề nợ xấu.


Trình độ học vấn càng cao thì khả năng bị nợ xấu sẽ càng

giảm. Những người còn trẻ, số tuổi càng tăng thì khả năng mắc nợ
xấu càng giảm. Số tuổi càng tăng lên thì người đó càng có nguy cơ

bị nợ xấu cao hơn.


Quy mô khoản vay càng cao thì khả năng mắc nợ xấu sẽ càng

thấp. Chưa có thể kết luận sự khác biệt về nợ xấu giữa khu vực
thành thị và khu vực nông thôn; không có sự khác biệt về nợ xấu
giữa tỷ lệ số người tham gia lao động của các hộ gia đình; không
có sự khác biệt về nợ xấu theo kỳ hạn vay nợ.


23

4.3.4. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu khi kết
hợp thí nghiệm sở thích rủi ro và đóng góp cho
cộng đồng.
Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả:


Tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn đều không có tác động

đến khả năng mắc nợ xấu.


Khi khoản vay có giá trị càng lớn thì khả năng bị nợ xấu càng

giảm. Chưa thể kết luận sự khác biệt về nợ xấu giữa khu vực thành
thị và khu vực nông thôn; không có sự khác biệt về nợ xấu giữa tỷ
lệ số người tham gia lao động của các hộ gia đình; không có sự
khác biệt về nợ xấu theo kỳ hạn vay nợ.

4.3.5. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu khi kết
hợp thí nghiệm sở thích rủi ro và sự tin tưởng.
Với mức ý nghĩa thống kê là 10%, kết quả:


Khi chỉ xem xét tác động của tuổi và giới tính, cả hai yếu tố

này đều không tác động đến việc có bị nợ xấu hay không.


Trình độ học vấn càng cao thì khả năng mắc nợ xấu sẽ càng

giảm. Những người còn trẻ, số tuổi càng tăng thì khả năng người
đó mắc nợ xấu càng giảm. Số tuổi càng tăng lên thì người đó càng
có nguy cơ bị nợ xấu cao hơn.


Quy mô khoản vay càng cao thì khả năng bị nợ xấu sẽ càng

thấp. Chưa thể kết luận sự khác biệt về nợ xấu giữa khu vực thành
thị và khu vực nông thôn; không có sự khác biệt về nợ xấu giữa tỷ
lệ số người tham gia lao động của các hộ gia đình; không có sự
khác biệt về nợ xấu theo kỳ hạn vay nợ.


×