Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG LUẬN văn THẠC sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.61 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------o0o---------

TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN SỰ THU HÚT DÒNG
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở CÁC NỀN KINH TẾ
CHÂU Á
Chuyên ngành: Tài chính công

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI THỊ MAI HOÀI

Học viên: Phạm Đăng Khoa
Lớp:
Tài chính công- Cao học K23
MSHV: 7701230597

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


Họ tên:

Phạm Đăng Khoa

MSHV:

7701230597

Lớp:

Tài chính công – K23



SĐT:

0933 48 28 38

Email:

Tên đề tài: Tác động của tham nhũng đến sự thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các
nền kinh tế châu Á.

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
1. Lý do chọn đề tài:
Kinh nghiệm của châu Á trong vài thập kỷ qua đã chỉ ra rằng việc mở cửa nền kinh tế,
đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giúp các nước khu vực này nhanh chóng đạt
được những thành tựu kinh tế-xã hội quan trọng và trở thành một trong những khu vực kinh tế
năng động đầy hứa hẹn trên thế giới. Dòng vốn FDI cũng được cho có một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế thị trường mới nổi, có thể giúp các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách
với các nước khác . Đối với nhà đầu tư, lợi ích có được là mở rộng thị trường, kéo dài chu kỳ
sống của sản phẩm thông qua chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn lực và những thuận lợi từ
quốc gia tiếp nhận đầu tư…Bên cạnh đó ở góc độ quốc gia tiếp nhận đầu tư, họ có thêm nguồn
lực từ bên ngoài đầu tư vào, thúc đẩy kinh tế phát triển, có thêm nhiều việc làm, tăng trình độ
công nghệ…Các kinh tế mới nổi của châu Á có những ưu thế nhất định khi được xem là thị
trường tiềm năng mới, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động rẻ và chính sách ưu đãi đầu
tư. Tuy nhiên các nước này cũng đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng đó là tham
nhũng. Tổ chức minh bạch Quốc tế đưa ra những con số đáng báo động đối với tham nhũng ở
các nền kinh tế châu Á. Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng tham nhũng đã trở thành chướng ngại vật
được thể chế hóa chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.Tác động của tham nhũng đến
dòng FDI cũng có những quan điểm khác nhau. Theo một số nhà nghiên cứu, tham nhũng có tác
động tích cực đến FDI khi các công ty đa quốc gia hối lộ bộ máy chính phủ có thể nhận được các
ưu đãi đầu tư, các khoản trợ cấp lớn, và hợp đồng với các điều kiện và lợi ích trong việc tiếp cận

thị trường cũng như tiếp cận thông tin thuận lợi hơn. Trái lại, có những nhà nghiên cứu cho rằng
tham nhũng lại tác động tiêu cực đến FDI khi tham nhũng được xem như một loại thuế bổ sung
cho các nhà đầu tư FDI làm cản trở sự hấp dẫn đầu tư của khu vực châu Á. Nghiên cứu của
Mauro (1995) lập luận rằng tham nhũng làm giảm tổng mức đầu tư, qua đó làm cho tăng trưởng
Page | 2


kinh tế chậm lại. Bằng chứng thực nghiệm của Aye Mengistu Alemu (2012) cho thấy khi tham
nhũng tăng lên 1% thì sẽ làm giảm dòng FDI xuống 9.1% nhưng tác giả lại chưa xem xét đến
quy mô thị trường, một trong những yếu tố tác động đến thu hút dòng FDI. Khi xem xét riêng ở
khu vực Đông Nam Á, Nguyen Quoc Viet and Chu Thi Nhuong (2013) cho rằng khi chỉ số tham
nhũng tăng 1 điểm thì làm giảm dòng FDI 0.037985% nhưng nhóm tác giả lại chưa xét đến độ
trễ.
Hầu hết các nhà phân tích đồng ý với quan điểm về các tác động tiêu cực tham nhũng
mang lại. Tuy nhiên, một số bằng chứng thực nghiệm về sự tương phản giữa khả năng thu hút
FDI và mức độ tham nhũng trong khu vực châu Á là một phần của câu hỏi chưa được giải thích
một cách rõ ràng. Vậy tham nhũng tác động thế nào đến dòng vốn FDI ở các nền kinh tế
châu Á?
Bài nghiên cứu này cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này tại các nền
kinh tế châu Á qua đó nêu ra gợi ý thu hút dòng FDI. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Tác
động của tham nhũng đến sự thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nền kinh
tế châu Á” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu:
− Ali Al-Sadig,2009.“The Effects of Corruption on FDI Inflows”.Cato Journal (Vol 29.No.2)
Tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của tham nhũng đến dòng FDI ở 117 quốc gia trong giai đoạn từ
1984-2004. Mô hình của bài nghiên cứu được xây dựng trên các biến độc lập như chỉ số tham
nhũng, GDP, quy mô dân số, độ mở nền kinh tế, chất lượng lao động, lạm phát, ổn định chính trị,
tỷ lệ tăng dân số thành thị, chất lượng của các định chế, mức độ dân chủ của thể chế. Bằng chứng
thực nghiệm từ nghiên cứu cho thấy tham nhũng có tác động tiêu cực đến thu hút FDI, một số
nước thì tác giả không tìm thấy được mối liên hệ giữa tham nhũng và dòng FDI. Kết quả bài viết

chỉ ra rằng mức độ tham nhũng của nước chủ nhà tăng lên 1 điểm thì giá trị FDI trên đầu người
giảm 11%. Tuy nhiên sau khi tác giả kiểm soát những đặc tính khác của nước chủ nhà như là
chất lượng của các định chế, tác động tiêu cực mất đi, thậm chí trở nên tích cực nhưng không có
ý nghĩa thống kê. Bài nghiên cứu có dữ liệu lớn với nhiều quốc gia trong khoảng thời gian dài
cùng với những biến độc lập đa dạng về những yếu tố ảnh hưởng đến FDI đặc biệt là các biến về
thể chế và rủi ro chính trong chính sách của quốc gia. Thực tế cho thấy dòng FDI có thể bị âm ở
một số quốc gia, tác giả xây dựng mô hình với logarithm FDI có thể dẫn tới những quan sát có
FDI âm sẽ bị tự động giảm xuống.
Page | 3


− Aye Mengistu Alemu, 2012. “Effects of Corruption on FDI Inflow in Asian Economies”.
Seoul Journal of Economics (Vol. 25 No. 4): Nghiên cứu ảnh hưởng của tham nhũng đối với thu
hút FDI ở 16 nền kinh tế châu Á từ năm 1995-2009. Kết quả của tác giả cho thấy tham nhũng
tăng lên 1% thì sẽ làm giảm dòng FDI xuống 9.1%. Nghiên cứu chưa xem xét đến vấn đề quy
mô thị trường, một trong những nhân tố quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài.
− Tanzi, V., 1998.“Corruption around the World-causes, Consequences, Scope, and Cures”.
IMF Working Paper(No. 98/63): Bài nghiên cứu thảo luận về các vấn đề liên quan đến các
nguyên nhân, hậu quả, phạm vi của tham nhũng và các hành động khắc phục khả thi. Trong bài
nghiên cứu cũng đề cập đến các công ty đa quốc gia hoạt động ở các nước đang phát triển, bằng
cách hối lộ chính phủ nước chủ nhà, họ có thể tránh được các quy tắc và thủ tục quan liêu và vì
thế giành được lợi ích từ việc độc quyền hay gần độc quyền, dẫn đến quốc gia trở nên hấp dẫn
đối với một số nhà đầu tư.
− Nguyen Quoc Viet and Chu Thi Nhuong, 2013. “Institutional Quality and Economic
Development in Southeast Asian Countries: The Impact of Corruption on FDI Inflows into
ASEAN”. ICIRD 2013 3rd: Bài viết nghiên cứu về tác động của tham nhũng đến dòng FDI của
các nước trong khu vực Đông Nam Á (7 quốc gia) từ năm 1996-2011. Ngoài biến độc lập là sự
kiểm soát của tham nhũng, tác giả còn đưa vào mô hình các biến kiểm soát như sự tăng trưởng
kinh tế, quy mô dân số, tuổi thọ trung bình, lực lượng lao động, độ mở của nền kinh tế, cơ sở hạ
tầng, chất lượng lực lượng lao động, lạm phát và ổn định chính trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy

khi chỉ số tham nhũng tăng1 điểm thì làm giảm dòng FDI trong khu vực ASEAN 0.037985%.
Bên cạnh đó, những biến kiểm soát như lực lượng lao động, phát triển kinh tế và quy mô dân số
cũng có tác động dương đến thu hút FDI. Bài viết đã loại bỏ 04 quốc gia East-Timor, Brunei,
Singapore và Myanmar do East-Timor, Brunei quá ít dữ liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu,
Singapore có nền kinh tế quá vượt trội so với khu vực còn Myanmar, đến đầu năm 2013 Liên
minh châu Âu mới dỡ bỏ lệnh trừng phạt và cho phép những nhà đầu tư đầu tư vào Myanmar.
Bài nghiên cứu có quy mô mẫu nhỏ và không xem xét đến độ trễ của mô hình. Nhà đầu tư
thường xem xét những thông tin trước đó của quốc gia chủ nhà để quyết định đầu tư, do đó độ trễ
cần được xem xét đến.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu tác động của tham nhũng đến sự thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
các nền kinh tế châu Á, từ đó đề xuất ra các kiến nghị phù hợp với thực tiễn.
Page | 4


4. Đối tượng và phạm vi:
Đối tượng nghiên cứu: tỷ lệ FDI/GDP, chỉ số FFC (Freedom from Corruption)
Phạm vi thu thập dữ liệu: 16 nền kinh tế châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông,
Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Sri Lanka, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Việt Nam) từ 1997-2013
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp:
Theo

(2003),
. Tuy nhiên th
phương pháp giải quyết vấn đề




một số quốc gia từ đó làm gia tăng dòng FDI chảy vào các quốc gia này (Tanzi 1998). Ngoài ra,
dòng FDI còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: tốc độ tăng trưởng GDP, quy mô
dân số, độ mở nền kinh tế, chất lượng lao động, lạm phát, ổn định chính trị, tỷ lệ tăng dân số
thành thị, chất lượng của các định chế, mức độ dân chủ của thể chế…
Do đó, để xem xét mối quan hệ lý thuyết giữa tham nhũng và dòng FDI chảy vào, tác giả đưa
thêm các biến kiểm soát vào trong phân tích, bài nghiên cứu có thể chỉ ra dòng FDI chảy vào
một quốc gia là một hàm theo mức độ tham nhũng ở quốc gia đó và các biến kiểm soát khác.
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dòng FDI:

Trong đó:
Chỉ số i đại diện cho quốc gia được quan sát, chỉ số t là năm quan sát
FDI là tỷ số FDI/GDP đại diện cho dòng FDI chảy vào
FFC là mức độ tham nhũng của nền kinh tế chủ nhà (được đo theo thang đo từ 0 đến 100, 0 thể
hiện mức độ tham nhũng cao nhất và 100 thể hiện mức độ tham nhũng thấp nhất)
Z biểu thị cho các biến kiểm soát khác, bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP (cho thấy sự phát triển
của quốc gia, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn) , chất lượng lao động(tỷ lệ hoàn thành cấp phổ
thông trung học: lực lượng lao động có tay nghề sẽ làm tăng sức hút đầu tư), tuổi thọ trung bình
(một lực lượng lao động khỏe mạnh cũng rất có sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài), quy
mô thị trường (tỷ lệ tăng trưởng dân số: một thị trường lớn cũng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư), cơ
sở hạ tầng(số điện thoại di động trên 100 người: cơ sở hạ tầng tốt tạo ra môi trường thuận lợi cho
nhà đầu tư), lãi suất cho vay, độ mở của nền kinh tế(xuất khẩu cộng nhập khẩu trên GDP).
Page | 5


là phần sai số theo không gian hay theo cá nhân không quan sát được
là phần sai số theo thời gian không quan sát được
là phần sai số theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp.
Nhà đầu tư thường ra quyết định đầu tư ở thời điểm t dựa vào thông tin về tham nhũng và
các yếu tố kiểm soát khác ở trong quá khứ. Vì thế, mức độ dòng FDI chảy vào một quốc gia chủ
nhà (i) ở thời điểm (t) có thể được biểu thị như là một hàm của các biến giải thích ở giai đoạn

trước đó (thời điểm t-1). Vì thế nên tác giả chọn độ trễ 1 năm.
Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình các nhân tố ảnh
hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình các nhân tố ảnh hưởng cố định (FEM) để tìm ra mô hình
phù hợp.
5.2 Nguồn dữ liệu:
Chỉ số FFC lấy từ Heritage Foundation, các biến như tốc độ tăng trưởng GDP, chất lượng lao
động, tuổi thọ trung bình, quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, lãi suất cho vay, độ mở của nền kinh
tế lấy dữ liệu từ Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển châu Á.
6. Kết cấu nội dung luận văn:
6.1 Luận văn bao gồm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thống kê mô tả và phân tích tương quan
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Kết luận
6.2 Danh mục tài liệu tham khảo:
Aidt, Toke S.,2003. “Economic Analysis of Corruption: A Survey.” Economic Journal 113 (No.
491): 632-52
Ali Al-Sadig, 2009. “The Effects of Corruption on FDI Inflows”. Cato Journal (Vol 29. No. 2)
Aye Mengistu Alemu, 2012. “Effects of Corruption on FDI Inflow in Asian Economies”. Seoul
Journal of Economics(Vol. 25 No. 4)
Nguyen Quoc Viet and Chu Thi Nhuong, 2013. “Institutional Quality and Economic
Development in Southeast Asian Countries: The Impact of Corruption on FDI Inflows into
ASEAN”. ICIRD 2013 3rd
Page | 6


Mauro, P.,1995. “Corruption and Growth”. Quarterly Journal of Economics 110 ( No.3): 681712.
Tanzi, V., 1998.“Corruption around the World-causes, Consequences, Scope, and Cures”. IMF

Working Paper(No. 98/63).

Page | 7



×