Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.39 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THỊ DUNG

TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ
KHỞI TỐ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THỊ DUNG

TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ
KHỞI TỐ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ PHƢỢNG



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Bùi Thị Dung


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN
NGHỊ KHỞI TỐ ................................................................................................8
Khái niệm, đặc điểm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị

khởi tố .................................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố ........................... 8
1.1.2. Đặc điểm của tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố............ 21
1.1.

Vai trò và ý nghĩa của tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khi tố ......................................................................................... 25
1.2.1. Vai trò của tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố ................ 25
1.2.2. Ý nghĩa của việc quy định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố......................................................................................... 27
1.2.

Cơ sở quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố ................................................................................................ 29
1.3.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 29
1.3.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 37
1.3.

Chƣơng 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN VỀ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ
TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ............................................. 38
2.1.

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố ............................................ 38


Giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 2015 ...................................... 38

Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ............................... 52
Thực tiễn về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố ........ 63
Tình hình tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố................................................................................. 64
2.2.2. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân của những kết quả đạt
đƣợc trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố......................................................................................... 67
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố .................. 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 79
2.1.1.
2.1.2.
2.2.
2.2.1.

Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI
PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ ..................................................... 80
Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp
luật khác liên quan ........................................................................... 80
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ................................................. 80
3.1.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác liên quan .............................. 83
3.1.

Các giải pháp nâng cao chất lƣợng tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố ................................................................... 87
3.2.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện, tuyên truyền, giáo dục pháp luật ........ 87
3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lƣợng cán bộ .......................................... 91
3.2.3. Giải pháp về cơ chế kiểm tra, kiểm sát .............................................. 92
3.2.4. Giải pháp về cơ sở vật chất ................................................................ 94

3.2.5. Một số giải pháp khác liên quan ........................................................ 96
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 100
3.2.

KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ANND:

An ninh nhân dân

2. BLHS:

Bộ luật hình sự

3. BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

4. CQĐT:

Cơ quan điều tra

5. CSND:

Cảnh sát nhân dân

6. QĐND:


Quân đội nhân dân

7. TTLT:

Thông tƣ liên tịch

8. UBND:

Uỷ ban nhân dân

9. VKS:

Viện kiểm sát

10.VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Số liệu phản ánh tình hình giải quyết tố giác, tin báo

về phạm, kiến nghị khởi tố trên địa bàn thành phố Hà
Nội từ năm 2014 – tháng 6/2018

65

Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạ, kiến
nghị khởi tố trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2014 – 6/2018

66

Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố trên địa bàn thành phố Hà Nội chƣa
đƣợc giải quyết giai đoạn 2014 - 6/2018

70

Bảng 2.2

Bảng 2.3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tố giác, tin báo về tội pha ̣m , kiế n nghi ̣khởi tố là nguồ n thông tin quan
trọng góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện dấu hiệu của tội
phạm, trên cơ sở đó kịp thời tiến hành các hoa ̣t động kiể m tra, xác minh để có
căn cứ tiến hành hoạt động khởi tố , điề u tra các vu ̣ án hiǹ h sƣ̣ . Trong bấ t kỳ
xã hội nào, tội pha ̣m là một hiện tươ ̣ng tiêu cƣ̣c , là những hành vi đã vi phạm
các chuẩn mực xã hội. Ở mỗi nƣớc khác nhau thì cũng có sự quan niệm khác

nhau về tội pha ̣m , việc quy đinh
̣ hành vi nào đư ơ ̣c coi là tội pha ̣m tùy theo
bản chất của mỗi nhà nƣớc và phong tục tập quán của mỗi dân tộc.
Tuy vậy, trƣớc sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội, các loại tội
phạm mới nhƣ tội phạm tín dụng, mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm
xuyên quốc gia đã manh nha xuấ t hiện đặt ra yêu cầ u đấ u tranh phòng chố ng
tội pha ̣m trong tình hình mới, các quy định của pháp luật về kiể m sát việc giải
quyế t tin báo, tố giác về tội pha ̣m đã bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế dẫn đến tỷ
lệ kế t quả giải quyế t tin báo, tố giác về tội pha ̣m thấ p, các vụ án oan, sai xảy ra
nhiề u, tình hình tội pha ̣m ẩ n còn nhiề u , tiề m ẩ n nguy cơ đe do ̣a đế n tình hình
an ninh chin
́ h tri ̣, trật tƣ̣ an toàn xã hội . Chính vì vậy để phòng chống và đấu
tranh tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, mà trách
nhiệm của các cơ quan tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm do các nhân, cơ
quan tổ chức chuyển đến, sau đó chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền
giải quyết đồng thời trực tiếp giải quyết toàn bộ tin báo, tố giác về tội phạm
của cơ quan điều tra. Làm tốt công tác này là tiền đề cho các cơ quan tiến
hành tố tụng tiếp theo thực hiện đúng quy định nhƣ cơ quan Viện kiểm sát
thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét
xử đƣợc thuận lợi, hạn chế tối đa tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm, hạn chế

1


số vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng nhƣ số vụ Toà án tuyên
không tội phạm.
Tƣ̀ chủ trương của Đảng , Nhà nƣớc , Quố c hội trong nhƣ̃ng năm qua ,
các cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc giao tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố
giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đã luôn quan tâm , chỉ đạo yêu cầu nâng cao
chấ t lươ ̣ng , hiệu quả công tác tiếp nhận và giải quyết tố giác , tin báo về tội

phạm, kiế n nghi ̣khởi tố , coi đây là một khâu công tác man g tính chất tiền đề
quan trọng trong việc giải quyết các vụ án từ đơn giản đến phức tạp

. Ngoài

ra để tiế p tu ̣c nâng cao chấ t lư ơ ̣ng , hiệu quả giải quyế t tố giác , tin báo về tội
phạm, kiế n nghi ̣khởi tố trong giai đoa ̣n tiế p theo thì việc tiế p tu ̣c nghiên cƣ́u
các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về công tác kiểm tra ,
giám sát việc giải quyế t tin báo , tố giác về tội pha ̣m để làm sáng tỏ về mặt
khoa ho ̣c, đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nhƣ̃ng giải phá p nâng cao
hiệu quả của việc áp du ̣ng nhƣ̃ng quy đinh
̣ trên thƣ̣c tiễn có ý nghiã lý luận

,

thƣ̣c tiễn và pháp lý quan tro ̣ng . Tƣ̀ nhƣ̃ng lý do nêu trên , tác giả quyết định
lƣ̣a cho ̣n đề tài Tố giác , tin báo về tội pha ̣m , kiến nghị khởi tố trong luật tố
tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài l uận văn tha ̣c si ̃ luật ho ̣c nhằm nghiên cứu
và hoàn thiện các quy định của pháp luật về Tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Do xác đinh
̣ đươ ̣c tầ m quan tro ̣ng của việc tiế p nhận , giải quyết tố giác,
tin báo về tội pha ̣m , kiế n nghi ̣khởi tố là một giai đoa ̣n rấ t then chố t quyế t
đinh
̣ lớn đế n quá trình khởi tố vu ̣ án hay không khởi tố vu ̣ án hì nh sƣ̣, là tiền
đề đảm bảo việc thực hiện tốt chức năng của các cơ quan tố tụng . Việc nghiên
cƣ́u đề tài này đã đươ ̣c thể hiện trong nhiề u công trình khoa ho ̣c đươ ̣c công bố
trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành. Có thể nêu ra nhƣ sau:
Các bài viết , công trình nghiên cứu đƣợc đăng tải trên các tạp chí của


2


Trung ương như : Nguyễn Quang Thành: “Thực hành quyề n cô ng tố trong giải
quyế t tố giác, tin báo về tộ i phạm và khởi tố , điề u tra vụ án hình sự của Viện
Kiểm sát nhân dân theo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm

2014”;

Trƣơng Văn Chung : “Thực tiễn và những khó khăn , vướng mắc trong việc
giải quyết tố giác , tin báo về tộ i phạm và kiế n ng hị khởi tố ”; Nguyễn Tro ̣ng
Nghĩa, Trầ n Trung Hiế u : “Mộ t số kiế n nghi ̣ nhằ m hoàn thiện Thô ng tư liên
tịch số 06/2013/TTLT về việc tiế p nhận , giải quyết tố giác , tin báo về tộ i
phạm, kiế n nghi ̣ khởi tố ”. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nhƣ: Nguyễn Duy Ngọc (2003),
“Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm - thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả của Công an các quận, huyện, thành phố Hà Nội” - Luận văn thạc sĩ
Luật học; Dƣơng Tiến Mạnh (2015), “Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác
tội phạm trong luật TTHS Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc
gia Hà Nội; Nguyễn Quang Hoà (2017) “Thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong luật tố tụng hình sự Việt Namtrên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học
Quốc gia Hà Nội;… Bên cạnh đó, cũng đã có một số bài báo khoa học bàn về
tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nhƣ Phạm Quốc Huy (2009),
“Bàn về khái niệm tố giác tội phạm”, “tin báo về tội phạm” và “kiến nghị
khởi tố trong Bộ luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số 17 (tháng 9/2009);
Nguyễn Văn Cừ (2006), “Bàn thêm về việc bảo về người tố giác tội phạm,
người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 15
(8-2006): Đỗ Mạnh Quang (2001), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị

khởi tố”; Tạp chí Kiểm sát, số 11 (tháng 6/2011); Lê Minh Long (2011), “Một
số giải pháp gỡ vướng mắc, bất cập trong giải quyết và kiểm sát việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm giết người”, Tạp chí Kiểm sát số 07 (tháng

3


04/2011); Bùi Mạnh Cƣờng (2011), “Thực trạng và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố”, Tạp chí Viện kiểm sát số 01 (tháng 01/2011);
Phạm Văn Gòn (2015), “Một số ý kiến góp ý các quy định trong dự thảo Bộ
luật tố tụng hình sự (sửa đổi) về tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố”, Tạp chí Kiểm sát số 09 (tháng 5/2015); Hoàng Huy Hiệp (2015), “Góp ý
chế định tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)”, Tạp chí Kiểm sát số 07
(tháng 4/2015); Lê Ra (2012), “Cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và các nguồn thông tin về tội
phạm”, Tạp chí Kiểm sát số 20 (tháng 10/2012).
Qua nghiên cƣ́u tin
̀ h hiǹ h trên c ho thấ y về cơ bản các công trình khoa
học nghiên đã công bố đã xác định đƣợc khái niệm, bản chất của tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Các công trình khoa học cũng đã chỉ ra
một số bất cập trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện. Tuy nhiên, cho đến nay
chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống , toàn diện
về việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố
trong tiế n hành cải cách tư pháp hiện nay.
Với tình hình nghiên cƣ́u trên , lại một lần nữa cho phép khẳng định
việc nghiên cƣ́u đề tài “Tố giác, tin báo về tộ i phạm , kiến nghị khởi tố trong
luật Tố tụng hình sự Việt nam” vừa có tính lý luận vƣ̀a có tính thƣ̣c tiễn để

hoàn thiện luật Tố tụng hình sự hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vu ̣ nghiên cƣ́u của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về
việc giải quyế t tin báo, tố giác về tội pha ̣m , kiế n nghi ̣khởi tố cũng như việc

4


áp dụng trong thực tiễn tại các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và
khởi tố. Tƣ̀ đó , luận văn đưa ra nhƣ̃ng giải pháp nhằ m hoàn thiện hệ thố ng
pháp luật hình sƣ̣ Việt Nam, cũng nhƣ đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu
quả của hoạt động này trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ
Để thƣ̣c hiện đươ ̣c các mu ̣c đić h nêu trên , luận văn phải giải quyế t các
nhiệm vu ̣ sau:
Phân tích cơ sở lý luận, khái niệm, thẩ m quyề n , căn cứ pháp luật giải
quyế t về tố giác, tin báo về tội pha ̣m;
Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tố giác ,
tin báo về tội pha ̣m , quy đinh
̣ của pháp luật phân tích làm rõ những tồn tại ,
hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của tồn tại

,

hạn chế đó.
Đề xuấ t nhƣ̃ng đinh
̣ hướng và giải pháp hoàn thiện các quy đinh
̣ của
pháp luật việc tiếp nhận và giải quy ết tố giác , tin báo về tội pha ̣m , kiến nghị

khởi tố của cơ quan có thẩm quyền.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cƣ́u nhƣ̃ng vấ n đề lý luận và thƣ̣c tiễn về việc tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong luật Tố
tụng hình sự Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cƣ́u và giải quyế t nhƣ̃ng vấ n đề xung quanh việc tiếp
nhận và giải quyế t tố giác, tin báo về tội phạm, kiế n nghi ̣khởi tố theo quy
đinh
̣ của Bộ luật tố tu ̣ng hình sƣ̣ và nhƣ̃ng văn bản hướng dẫn khác có liên
quan, kế t hơ ̣p với việc nghiên cƣ́u đánh giá thƣ̣c tiễn thƣ̣c hiện công tác quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trên địa bàn thành phố Hà Nội .

5


Thông qua đó , chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại , hạn chế để kiến nghị
nhƣ̃ng giải pháp hoàn thiện pháp luật thƣ̣c đinh
̣ và nâng cao hiệu quả thƣ̣c
hiện trong thƣ̣c tiễn.
5. Phƣơ ng pháp luận và phƣơ ng pháp nghiên cƣ́u của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dƣ̣a trên cơ sở lý luận của chủ nghiã Mác

- Lênin, tƣ tƣởng

Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật ; các quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam v ề tăng cƣờng pháp chế XHCN , xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn có sƣ̣ kế thƣ̀a , tham khảo nhƣ̃ng kế t quả nghiên cƣ́u của các
công trình liên quan đến hoạt độ ng tiếp nhận và việc giải quyế t tố giác , tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của các công triǹ h nghiên cƣ́u trước.
Luận văn sƣ̉ du ̣ng các phư ơng pháp của triế t ho ̣c duy vật biện chƣ́ng
nhƣ: Phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thƣ̣c tiễn ; phƣơng pháp phân tích
và tổng hợp; phƣơng pháp lịch sử cụ thể.
6. Nhƣ̃ng điể m mới, đóng góp của luận văn
Kế t quả nghiên cƣ́u của luận văn có ý nghiã quan tro ̣ng về phương diện
lý luận. Những điể m mới cơ bản của luận văn là:
Tổ ng hơ ̣p các quan điể m khoa ho ̣c trong nước về công tác tiếp nhận và
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các cá nhân, tổ chức,
các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và công tác kiến nghị khởi tố của các cơ quan có thẩm quyền để từ đó
đƣa ra khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Bên cạnh đó , luận văn trên cơ sở kế thừa các quan điểm khoa học hợp
lý đã đƣợc công bố, luận văn cũng xây dựng đƣợc các các bƣớc tiến hành tiếp
nhận, giải quyết cũng nhƣ các biện pháp đƣợc áp dụng khi tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố.
6


Luận văn chỉ ra những vƣớng mắc, tồn tại cũng nhƣ nguyên nhân của
những vƣớng mắc, tồn tại này trong thực tiễn thực hiện tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Kế t cấ u của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luận và danh mu ̣c tài liệu tham khảo , nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Lý luận về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực

tiễn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lƣợng
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

7


Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM,
KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
1.1. Khái niệm, đặc điểm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1.1.1. Khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1.1.1.1. Khái niệm về tố giác tội phạm
Theo từ điển Tiếng Việt khái niệm tố giác là việc: “Báo cho cơ quan
chính quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó” [33, tr.1008].
Theo Quy chế số 169 ngày 13/7/2011 - Quy chế phối hợp giữa VKSND
quận Long Biên và Công an quận Long Biên trong việc giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có nêu: “Tố giác về tội phạm là việc
công dân tố giác về hành vi tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự”.
Theo Quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKS (ban
hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 06/02/2006
của VTVKSNDTC) lại cho rằng: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát
hiện, tố cáo người phạm tội hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có
thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 100, Điều 101, Điều
103 của BLTTHS”.
Trên khía cạnh pháp lý, Thông tƣ liên tịch 06/2013/TTLT-BCABQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02 tháng 08 năm 2013 hƣớng
dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc tiếp nhận, giải

quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì: “Tố giác về tội
phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có
8


danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm
tiếp nhận, giải quyết” [4].
Theo khoản 1 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: “Tố giác về
tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với
cơ quan có thẩm quyền”
Theo từ điển Tiếng Việt, tố cáo là: “Báo cáo cho mọi người hoặc cơ
quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp hay tội ác trước
cơ quan có thẩm quyền hoặc trước dư luận” [33, tr.1008].
Trên khía cạnh pháp lý, khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Luật tố cáo năm 2011
giải thích: Thứ nhất, tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật định này quy
định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe
doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nƣớc; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
cơ quan, tổ chức. Thứ hai, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công
chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Thứ ba, tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật về quản lý hành chính nhà nƣớc trong các lĩnh vực là
việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền biết về hành
vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết.
Những vi phạm này có thể là vi phạm pháp luật về hành chính, dân sự… mỗi
lĩnh vực có trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo, khác nhau. Riêng đối với tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự (Khoản 3
Điều 31 Luật tố cáo).
Từ khái niệm trên cho thấy, tố cáo và tố giác về tội phạm có những
điểm khác biệt nhất định. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, không phân biệt

tính chất, mức độ vi phạm. Còn tố giác về tội phạm chỉ bao gồm những hành
vi vi phạm pháp luật đã đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự. Ở một khía cạnh

9


nào đó có thể hiểu tố giác về tội phạm là tố cáo hành vi phạm tội, nếu hiểu
theo cách hiểu này thì tố cáo đã bao hàm cả khái niệm tố giác về tội phạm. Do
đó có thể nói, tố giác về tội phạm là một bộ phận cấu thành của tố cáo. Điểm
khác biệt giữa hai khái niệm này là: Tố cáo là quyền của công dân, còn tố giác
về tội phạm vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân [14, tr.9]. Quan hệ
pháp luật về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật chỉ phát sinh sau khi công dân
thực hiện quyền tố cáo, còn pháp luật tố giác về tội phạm thì phát sinh ngay
sau khi công dân biết về tội phạm [23, tr.33].
Công dân có quyền quyết định việc mình sẽ tố cáo hay không một hành
vi vi phạm pháp luật nhƣng bắt buộc phải tố giác nếu đã biết rõ về tội phạm
theo quy định tại điều 313 BLHS đƣợc đƣợc chuẩn bị hoặc đã đƣợc thực hiện.
Công dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội” Không tố giác tội
phạm” theo điều 314 BLHS, nếu biết mà không tố giác tội phạm. Sự khác biệt
này có thể dẫn tới những hệ quả pháp lý rất khác nhau, tố cáo chỉ phát sinh
quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền. Còn tố giác tội phạm trong một số trƣờng hợp phát sinh
quan hệ pháp lý ngay từ thời điểm phạm tội xảy ra (trƣờng hợp phạm tội
Không tố giác tội phạm theo Điều 314 BLHS).
Về chủ thể: Chủ thể của tố giác tội phạm là cá nhân, chủ thể này cho
rằng có một sự kiện vi phạm pháp luật đã hoặc sẽ xảy ra ngoài xã hội có dấu
hiệu tội phạm, là một hình thức cung cấp nguồn tin, dấu hiệu hay sự việc vi
phạm pháp luật bằng cách báo cho cơ quan Nhà nƣớc xem xét, làm rõ. Tố
giác tội phạm có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản; hành vi bị tố giác tội
phạm đƣợc quy định trong BLHS. Pháp luật hiện hành cũng đặt ra trách

nhiệm của ngƣời tố giác đối với nội dung tố giác. Nếu cố ý tố giác sai sự thật
thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn
chủ thể của tố cáo là cá nhân, tổ chức, có tên tuổi rõ ràng, ngƣời bị tố cáo

10


cũng có tên tuổi, địa chỉ, nội dung tố cáo phải chỉ rõ hành vi bị tố cáo. Ngƣời
tố cáo phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung tố cáo của mình,
trƣờng hợp tố cáo sai sự thật (vu khống) thì tuỳ theo mức độ, có thể bị xử lý
về hành chính hoặc hình sự; việc tố cáo đƣợc thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc
tố cáo trực tiếp.
Về đối tượng: Đối tƣợng của tố giác về tội phạm chỉ có hành vi vi phạm
pháp luật có thể cấu thành tội phạm. Phải có “dấu hiệu tội phạm” đƣợc quy
định trong Bộ luật hình sự đối với tội phạm tƣơng ứng thì sẽ sử dụng đơn tố
giác tội phạm sẽ chính xác hơn. Còn đối tƣợng của tố cáo là hành vi vi phạm
pháp luật trong mọi lĩnh vực, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm.
Việc phân loại, xử lý, giải quyết; tố giác, tin báo về tội phạm phải tuân thủ
theo trình tự, thủ tục quy định tại BLTTHS và Thông tƣ 06/2013 và Thông tƣ
01/2017. Còn việc giải quyết tố cáo phải tuân theo trình tự, thủ tục do Luật tố
cáo và các quy định tại các điều luật, bộ luật (tố cáo trong lĩnh vực hình sự áp
dụng Bộ luật tố tụng hình sự và Thông tƣ 02/2005 để giải quyết).
Về thời hạn giải quyết: Đối với tố giác về tội phạm, trong thời hạn 20
ngày kể từ ngày nhận đƣợc việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác
minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình
chỉ việc giải quyết tố giác. Nếu sự việc tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc
phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác tội phạm kéo dài không
quá 02 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhƣng không quá 2
tháng). Còn thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết
tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày kể từ ngày

thụ lý giải quyết tố cáo. Trong trƣờng hợp cần thiết, ngƣời có thẩm quyền giải
quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhƣng không quá 30 ngày, đối
với vụ việc phức tạp thì không quán 60 ngày.
Về hệ quả pháp lý: Tố giác tội phạm vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của

11


công dân, còn tố cáo là quyền của công dân, công dân có thể tố cáo hoặc
không tố cáo, nếu cảm thấy không cần thiết trong một số trƣờng hợp nhất
định. Sự khác biệt này có thể dẫn đến hệ quả pháp lý khác nhau: Tố giác tội
phạm trong một số trƣờng hợp phát sinh quan hệ pháp lý ngay từ thời điểm
tội phạm có dấu hiệu xảy ra. Khi công dân biết rõ tội phạm đang đƣợc chuẩn
bị, đang đƣợc thực hiện hoặc đã đƣợc thực hiện mà không tố giác, thì phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo Điều 314 Bộ luật
Hình sự. Tố cáo chỉ phát sinh quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp hoặc gửi
đơn tố cáo đến cơ quan cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện vi phạm. Nếu
công dân không tố cáo dù phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá
nhân khác thì họ không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý theo pháp luật nào.
Từ những tiêu chí, phân tích trên ta có thể rút ra đƣợc khái niệm về tố
giác tội phạm nhƣ sau:
Tố giác tội phạm là những thông tin về sự việc có dấu hiệu cấu thành
tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự do cá nhân, cơ quan Nhà nước,
tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh
tế… bằng các hình thức thông tin khác nhau cung cấp cho cơ quan có thẩm
quyền tiếp nhận và giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
1.1.1.2. Khái niệm tin báo về tội phạm
Theo từ điển Tiếng Việt
Tin đƣợc hiểu theo các cách hiểu sau:
Thứ nhất là: Điều được truyền đi, báo đi cho biết về sự việc, tình hình

xảy ra [33, tr.993].
Thứ hai là: Sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình thức khác nhau,
cho biết về thế giới chung quanh và những quá trình xảy ra trong nó (một
khái niệm của điều khiển học) [33, tr.993].

12


Báo đƣợc hiểu theo cách hiểu sau:
Thứ nhất là: Cho biết việc gì đó sẽ xảy ra.
Thứ hai là: Cho người có trách nhiệm nào đó biết về việc xảy ra có thể
hại đến trật tự an ninh chung.
Thứ ba là: Dấu hiệu cho biết trước [23].
Theo Quy chế số 169 ngày 13/7/2011 - Quy chế phối hợp giữa VKSND
quận Long Biên và Công an quận Long Biên trong việc giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có nêu:
… tin báo về tội phạm là những thông tin về tội phạm đƣợc
quy định trong BLHS do các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải
quyết; do các phƣơng tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do
ngƣời phạm tội tự thú [27].
Theo Quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKS (ban
hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 06/02/2006
của VTVKSNDTC) lại cho rằng: “…. Tin báo về tội phạm là việc các cơ
quan, tổ chức báo tin hoặc đăng tin có nội dung phản ánh về tội phạm xảy ra
cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 2, 3 Điều
100, Điều 101 và Điều 103 của BLTTHS”.
Về phƣơng diện pháp lý theo Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 ta có thể hiểu tin báo theo khái niệm chúng “Tin báo về tội phạm được

hiểu là thông tin, thông báo, báo cáo của cơ quan, tổ chức bằng văn bản cho
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án về những hành vi, vụ việc đã xảy ra
mà các cơ quan, tổ chức đó cho là tội phạm”.
Tại khoản 2 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Tin báo về
tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá

13


nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên
phương tiện thông tin đại chúng”.
Ở phƣơng diện phản ánh, những thông tin về tội phạm là kết quả phản
ánh của những tội phạm đó trong hiện thực khách quan, tồn tại ở dạng vật
chất, đó là tín hiệu thông tin. Sự thay đổi trong môi trƣờng do tội phạm gây ra
là nội dung, còn hình thức biểu hiện của những thông tin đó là tiếng nói và
chữ viết của con ngƣời. Trong hoạt động điều tra tội phạm, tín hiệu thông tin
có thể tồn tại ở hai dạng: Vật chất và tƣ tƣởng, ý nghĩ. Hai hình thức tồn tại
của tín hiệu thông tin này chính là sự đa dạng của những dấu vết do vụ tội
phạm để lại trong môi trƣờng xung quanh.
Ở phƣơng diện điều tra khám phá tội phạm, tố giác, tin báo về tội phạm
là những thông tin ban đầu, có ý nghĩa rất lớn cho việc các cơ quan pháp luật
xem xét tính chất nghiêm trọng hay không có sự việc phạm tội hay không…
Tố giác, tin báo về tội phạm là căn cứ để CQĐT mở ra những hoạt động điều
tra, xác minh theo luật định.
Có nhiều các hiểu về tố giác, tin báo về tội phạm. Có quan điểm xác
định: Chỉ có tin báo do nhân dân, đài báo, cơ quan, tổ chức cung cấp, kiến
nghị mới là tố giác, tin báo về tội phạm; hoặc có quan điểm cho rằng mọi
thông tin liên quan đến tội phạm đều là tố giác, tin báo về tội phạm. Trái lại,
có quan điểm xác định rằng không thể phân biệt giữa tin báo và tố giác về tội
phạm. Hiện nay, có quan điểm đƣa ra khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm

không rõ đối tƣợng; dựa theo sự phân loại tố giác, tin báo về tội phạm mà
ngƣời báo tin, tố giác và kể cả CQĐT tiến hành xác minh nhƣng không xác
định rõ đối tƣợng gây ra. Ví dụ, một ngƣời báo cáo mất chiếc xe mô tô trị giá
20 triệu nhƣng không xác định ai là ngƣời trộm cắp chiếc xe đó. Cách hiểu
này không đúng với bản chất của tố giác, tin báo về tội phạm. Dù rõ hay rõ
đối tƣợng, đó vẫn là tố giác, tin báo về tội phạm. Với cách hiểu trên, dẫn đến

14


tình trạng các cơ quan có thẩm quyền không đƣa vào giải quyết và kiểm sát
việc giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm này, và hệ quả của nó là
việc đánh giá tình hình tội phạm chƣa chính xác, làm hạn chế kết quả công tác
phòng chống đấu tranh tội phạm.
Các quan điểm chƣa nêu rõ, đầy đủ về khái niệm tố giác, tin báo về tội
phạm, chƣa phân biệt rõ tố giác và tin báo, hoặc là nhấn mạnh tiêu chí không
thuộc nội hàm của khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm.
Từ sự phân tích trên khái niệm tin báo đƣợc hiểu một cách tƣơng đối,
xét trong mối liên hệ với tố giác tội phạm. Tố giác là hành vi của công dân là
ngƣời mục kích, ngƣời nhận đƣợc thông tin về tội phạm hoặc là nạn nhân của
tội phạm với một cơ quan, tổ chức bất kỳ nào đó. Trong khi đó tin báo phản
ánh môi liên hệ giữa một chủ thể có tính chất pháp nhân - cơ quan, tổ chức
truyền tin đi với một cơ quan có trách nhiệm trong hệ thống chủ thể thực hiện
các quyền năng tố tụng hình sự, mà trực tiếp ở đây là quyền khởi tố vụ án
hình sự. Trong khi tin báo có thể là sự chuyển tiếp những thông tin mà cơ
quan, tổ chức đã nhận đƣợc từ tố giác của công dân, cũng có thể là thông tin
thu đƣợc từ hoạt động nghiệp vụ của ngay chính tổ chức đó (ví dụ, qua thanh
tra, kiểm tra) hoặc đƣợc phản ánh bằng chính hoạt động truyền thông theo
chức năng nghề nghiệp (các cơ quan thông tin đại chúng)
Tại thông tƣ liên ngành số 03/TT-LN ngày 15/5/1992 của Viện kiểm

sát nhân dân tối cao - Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) - Bộ Quốc phòng - Bộ
Lâm nghiệp - Tổng cục hải quan về:
Tin báo và tố giác về tội phạm là những thông tin về tội phạm
đƣợc quy định trong BLHS do công dân, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội (gọi tắt là ngƣời, cơ quan, tổ chức) cung cấp
cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết; do các phƣơng
tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do ngƣời phạm tội tự thú.

15


Định nghĩa này đến nay có nhiều điểm chƣa phù hợp.
Theo Điều 144 BLTTHS năm 2015, chúng ta thấy chủ thể của tố giác
về tội phạm chỉ có thể là cá nhân, chủ thể của tin báo về tội phạm chỉ có
thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan tổ chức ở đây đƣợc hiểu là bất cứ
cơ quan, tổ chức nào. Nhƣ vậy, có thể rút ra đƣợc khái niệm tin báo về tội
phạm nhƣ sau:
Tin báo về tội phạm là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin hoặc
thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng có nội dung phản
ánh về những hành vi, vụ việc có dấu hiệu tội phạm xảy sự ra cho cơ quan có
thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Và có thể nêu một khái niệm chung về tin báo, tố giác về tội phạm nhƣ sau:
“Tố giác, tin báo về tội phạm là những thông tin về sự việc có dấu
hiệu cấu thành tội phạm được Bộ luật hình sự quy định do cá nhân, cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế… bằng các hình thức thông tin khác nhau; do các phương tiện
thông tin đại chúng đăng tin hoặc do người phạm tội tự thú để cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết theo đúng quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự”.
1.1.1.3. Khái niệm kiến nghị khởi tố

Theo từ điển Tiếng Việt thuật ngữ “kiến nghị” đƣợc hiểu là: “Nêu ý kiến
đề nghị về một việc chung để cơ quan có thẩm xét” [33, tr.524], ” Yêu cầu” là:
“Nêu ra điều gì với ngƣời nào đó, tỏ ý muốn ngƣời ấy làm, biết rằng đó là việc
thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền hạn, khả năng của ngƣời ấy”.
Hai thuật ngữ này đều có ý chung là đề nghị một cơ quan, một ngƣời
nào đó làm một việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm, khả năng của họ.
Ở góc độ pháp lý, kiến nghị khởi tố là quyền của cơ quan Nhà nƣớc,

16


×