Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

chuyên đề thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.04 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập
MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp khi tiến
hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh
tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng
trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên trong quá trình tái tạo sản xuất của
doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành
việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này,
doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta
thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh
tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu
thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá
trị hàng hóa sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao
gồm nhiều hoạt động khác nhau có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động
nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ
thống kho tàng, xây dựng chương trình bán… Muốn cho các hoạt động này có hiệu
quả thì phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để đấy nhanh tốc độ tiêu thụ
sản phẩm, đảm bảo cho hàng hóa của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa
với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng
trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý
một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà
nước vẫn chưa hoàn toàn xóa bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ
hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong
nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho
việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình
chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình
sản xuất. Một trong các chương trình đó là công tác hoàn thiện và nâng cao công tác
tiêu thụ sản phẩm.
Do đó, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xích líp Đông Anh, được


sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Hồng Hải và sự giúp đỡ
nhiệt tình của ban lãnh đạo, các anh chị các phòng ban của Công ty, cùng với kiến
thực tích lũy được trong quá trình học, em xin mạnh dạn chọn đề tài:
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
1
Chuyên đề thực tập
“ Hoàn thiện và nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần xích
líp Đông Anh”
Trong chuyên đề thực tập em xin trình bày ba nội dung chính sau:
Chương 1: Khái quát chung về công ty cổ phần xích líp Đông Anh.
Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty cổ phần xích líp Đông Anh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác tiêu thụ của Công ty cổ phần xích líp Đông
Anh.
Kiến thức về tiêu thụ rộng lớn nên chắc chắn trong quá trình thực tập và viết
chuyên đề thực tập, em có nhiều thiếu sót và hạn chế. Do vậy, em rất mong được cô
đóng góp đề bài chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn!
Hà Nội ngày 28/12/2010
Sinh Viên
Nguyễn Thị Quyến
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
2
Chuyên đề thực tập
Chương 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần
Xích Líp Đông Anh
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xích Líp Đông Anh
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm phụ trợ ô
tô xe máy

Tên tiếng Anh: DONGANH C&F COMPANY
Tên giao dịch quốc tế: DONG ANH JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: Số 11- tổ 47- Thị trấn Đông Anh - Hà Nội
Điện thoại: 04 388 323 69 - Fax: 04 388 353 95
Email:
Website: www.xichlipda.vn
Logo:
Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh có trụ sở tại Số 11 - Tổ 47 - Thị trấn
Đông Anh - Thành phố Hà Nội là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ
trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội.
1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển doanh nghiệp
Ngày 17 tháng 07 năm 1974, Xí nghiệp xích líp xe đạp Hà Nội (nay là Công ty
Cổ phần Xích líp Đông Anh) được Ủy ban hành chính Hà Nội (nay là UBND Thành
phố Hà Nội) quyết định thành lập xí nghiệp do Cục Công nghiệp Hà Nội quản lí.
Đến năm 1992, do yêu cầu đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của nhà nước, Xí
nghiệp Xích líp xe đạp Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội được thành lập lại với
tên gọi Xí nghiệp Xích líp thuộc Liên hiệp xe đạp, xe máy Hà Nội.
Năm 1994, Công ty Xích líp Đông Anh được UBND Thành phố Hà Nội xếp
hạng doanh nghiệp nhà nước hạng III.
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
3
Chuyên đề thực tập
Năm 1998, với yêu cầu và nhiệm vụ mới, Xí nghiệp Xích líp được UBND
Thành phố Hà Nội đổi tên thành Công ty Xích líp Đông Anh kèm theo đó là chức
năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn nhằm phục vụ cho chiến lược
phát triển của Thành phố Hà nội trong thời kỳ đổi mới.
Năm 2001, Công ty Xích líp Đông Anh được UBND Thành phố Hà nội xếp
hạng doanh nghiệp nhà nước hạng II.
Năm 2003, theo tinh thần của Nghị định 50/CP của Chính phủ về thành lập, tổ
chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước, Công ty Bi Hà Nội được UBND

Thành phố Hà Nội sáp nhập vào Công ty Xích líp Đông Anh. Cũng cùng năm này,
Công ty phụ tùng xe đạp Đông Anh cũng được UBND Thành phố Hà Nội sáp nhập
vào Công ty Xích líp Đông Anh.
Năm 2004, Công ty Xích líp Đông Anh được UBND Thành phố Hà Nội xếp
hạng doanh nghiệp nhà nước hạng I.
Năm 2005, Công ty Xích líp Đông Anh được UBND Thành phố Hà Nội chuyển
thành Công ty 100% vốn nhà nước với tên gọi: Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Xích líp Đông Anh do UBND TP Hà Nội là chủ sở hữu.
Ngày 13 tháng 4 năm 2009, căn cứ quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 23
tháng 04 năm 2007 của UBND Thành phố Hà Nội Thành Phố về việc cho phép Công
ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích líp Đông Anh triển khai cổ phần hoá và
thành lập Ban cổ phần hoá doanh nghiệp, sau 2 năm triển khai quá trình cổ phần hóa,
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích líp Đông Anh chính thức chuyển đổi
thành Công ty Cổ phần Xích Líp Đông Anh.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.1.3.1. Chức năng
Chức năng chủ yếu của Công ty Xích líp Đông Anh là sản xuất, kinh doanh,
xuất nhập khẩu các mặt hàng:
+ Phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp, nguyên nhiên vật liệu và các sản phẩm cơ kim
khí khác, mạ Niken-Crom, gia công tráng phủ bề mặt.
+ Thiết bị, máy móc, phụ tùng, khuôn mẫu phục vụ cho sản xuất.
+ Các sản phẩm từ chất dẻo; nguyên liệu nhựa; phế liệu nhựa các loại.
+ Hoá chất, nguyên liệu, vật tư, phụ gia.
Bên cạnh đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính của mình, Công ty
cũng tham gia vào các lĩnh vực tổ chức đào tạo, dạy nghề; giới thiệu và tiêu thụ sản
phẩm của Công ty và các sản phẩm liên doanh, liên kết; kinh doanh thương mại tổng
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
4
Chuyên đề thực tập
hợp, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ cho thuê bến bãi đỗ xe, kho hàng, văn

phòng, cửa hàng, siêu thị, nhà ở, trung tâm thương mại; kinh doanh bất động sản.
1.1.3.2. Nhiệm vụ
Về sản xuất - kinh doanh, Công ty hướng vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
xích, líp, phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô và xích công nghiệp các loại, bi cầu, sản phẩm
mạ và các sản phẩm cơ kim khí khác; liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức
kinh tế trong và ngoài nước; nhập khẩu nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất kinh doanh,
làm đại lý, mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Về văn hoá - xã hội, Công ty luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân
viên có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn; xây dựng nếp sống văn hoá công
nghiệp; xây dựng chỉ tiêu cụ thể các danh hiệu thi đua quyết thắng, danh hiệu người
tốt việc tốt, tập thể tốt phù hợp với nội dung nếp sống văn hoá công nghiệp; hưởng
ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt,
tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.
1.2. Đánh giá kết quả đạt được
1.2.1. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty
Theo bảng 1.1 ta thấy doanh thu từ năm 2005 đến 2008 tăng mạnh với tốc độ
tăng trưởng khoảng 30% qua các năm . Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như vậy
là do Công ty đã nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường và thay đổi sản phẩm. Cụ thể,
các sản phẩm xích, líp dành cho xe đạp vốn là sản phẩm truyền thống, nay Công ty đã
tiến hành thu hẹp sản xuất các mặt hàng này vì nhu cầu thị trường giảm, lợi nhuận
mang lại không cao. Chính vì nắm bắt được nhu cầu như vậy nên sản phẩm của
Công ty được khách hàng chấp nhận, đồng thời Công ty trở thành đối tác chiến lược
cung cấp các linh kiện cho các hãng sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy lớn trong nước như
HONDA, SYM, YAMAHA.
Năm 2009, tốc độ tăng doanh thu của Công ty chỉ đạt 0,4% thấp nhất trong 5
năm trở lại đây. Một điều dễ hiểu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
trong khi đó phần lớn doanh thu của Công ty đều là theo đơn đặt hàng từ các hãng
lớn có sức ảnh hưởng lớn đến Công ty như: HONDA, YAMAHA, SYM –. Trong
cuộc khủng hoảng kinh tế 2009, các công ty này chắc chắn bị ảnh hưởng, do đó
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề theo nó.

Về chỉ tiêu lợi nhuận, qua bảng 1.1, ta có thể thấy, lợi nhuận sau thuế cũng
không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 là 3687 triệu đồng, tăng 110,54%
đạt mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm (2000 - 2009). Năm 2006 đạt 4.553 triệu
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
5
Chuyên đề thực tập
đồng, tăng 23.48% so với năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận là 5.109 triệu đồng, tăng
12,21%. Năm 2008 và năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh
tế, doanh thu có bị sụt giảm nhưng Công ty vẫn có mức tăng lợi nhuận là 7,81% và
2,81%.
Bảng 1.1: Tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
qua các năm 2005-2009.
TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
1 Vốn kinh doanh Tr.đồng 15.245 17.893 23.756 25.194 17.193
2 Doanh thu Tr.đồng 222.119 279.789 371.991 463.381 465.000
Tốc độ tăng % 33,48 25,96 32,95 24,57 0,4
3 LN trước thuế Tr.đồng 5.028 6.234 7.659 7.650 7865
Tỷ suất LN trước thuế/ doanh thu % 2,26 2,22 2,05 1,65 1,69
Tỷ suất LNtrước thuế/ vốn % 33,0 34,8 32,2 30,4 45,74
4 Nộp ngân sách Tr.đồng 15.448 21.404 22.094 24.429 25.500
Tốc độ tăng % 31,45 38,55 03,22 10,57 4,38
5 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 3.687 4.553 5.109 5.508 5.663
Tốc độ tăng % 110,54 23,48 12,21 7,81 2,81
( Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu cho ta biết 1 đồng doanh thu tạo
ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm qua các
năm, cụ thể từ 2005 đến 2009, chỉ tiêu này giảm từ 2,26% xuống còn 1,69%. Điều
này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao, chi phí cho sản xuất, kinh
doanh còn lớn. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận /vốn đánh giá khả năng sử dụng vốn của
Công ty có hiệu quả hay không? Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn tức

là một đồng vốn có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này khá ổn định qua
các năm và tương đối cao, cụ thể tỉ suất này luôn ổn định ở mức trên 30% qua các
năm.Một điều đáng ghi nhận, năm 2009, mặc dù thoái kinh tế, Công ty đầu tư vốn ít
hơn với giá trị vốn kinh doanh là 17.193 triệu đồng song hiệu quả sử dụng vốn lại cao
hơn với tỉ suất lợi nhuận trước thuế/vốn là 45,74%. Điều này lý giải vì sao năm 2009
mặc dù các chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu đều giảm mạnh
nhưng chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty vẫn cao hơn so với năm 2008.
Bảng 1.2 cho ta biết kết quả các chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện của 6 tháng đầu
năm 2010 ta nhận thấy về cơ bản Doanh nghiệp đã đạt được những chỉ tiêu đã đề ra,
và quý II làm tốt hơn quý I.
Trong quý I, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 144628 triệu đồng trong khi kế
hoạch đặt ra là 135.500 triệu đồng, tức Công ty đã vượt chỉ tiêu ở mức 106,7%. Mức
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
6
Chuyên đề thực tập
doanh thu của doanh nghiệp cũng vượt chỉ tiêu là 105,1%. Tuy nhiên, nhuận của
Doanh nghiệp lại không đạt được như kế hoạch mong muốn, chỉ đạt được 87,3% .
Điều này có thể xuất phát từ việc quản lý chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
đã dẫn đến chi phí phát sinh tăng vượt quá mức cho phép. Do đó, mặc dù doanh thu
của Công ty khá cao, nhưng mức chi phí thì không đạt yêu cầu đã dẫn tới lợi nhuận
không được như kỳ vọng. Đây cũng chính là vấn đề cần đặt ra cho ban quản lý của
Công ty làm sao để có thể giảm thiểu chi phí để tăng mức lợi nhuận của doanh
nghiệp hơn.
Bảng 1.2: Bảng báo kết quả kinh doanh kế hoạch và thực hiện
6 tháng đầu năm 2010
TT Chỉ tiêu ĐVT
Quý I/ 2010
Kế
hoach
Thực

hiện
Tỷ lệ
%
hoàn
thành
KH
KH
QII/
TH
QI
Quý II/2010
Kế
hoach
Thực
hiện
Tỷ lệ
%
hoàn
thành
KH
1
Giá trị sản xuất CN
Tr đ
135.50
0
144.62
8 106,7 104,3
150.80
0 167.156 110,8
2 Doanh thu Tr đ

159.00
0
167.08
9 105,1 101,7
170.00
0 167.101 98,2
3 TNDN(lợi nhuận) Tr đ 6.000 5.237 87,3 103,1 5.400 8.713 161
4 Thu nhập BQ
Tr đ 3 3 100 100 3 3,2 106,7
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)
Trong quý II có một số thay đổi trong các chỉ tiêu đã đạt được. Chỉ tiêu tổng giá
trị sản xuất không những có mức kế hoạch cao hơn kết quả thực hiện được quý I
(bằng 104,33%) mà còn vượt kế hoạch quý II đã đề ra là 110,8%. Tuy nhiên chỉ tiêu
doanh thu và lợi nhuận lại cho kết quả ngược lại. Doanh thu quý II không đạt chỉ tiêu,
chỉ đạt 98,2%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là có thể do ban lãnh đạo đặt chỉ
tiêu cao hơn mức thực hiện trong quý I là 101,7% trong khi mức doanh thu thực hiện
được trong quý chỉ hơn mức thực hiện quý trước không đáng kể. Bên cạnh đó, chỉ
tiêu lợi nhuận lại rất khả quan với mức đạt chỉ tiêu là 161%. Để có được kết quả đó là
do doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp giảm chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ. Do đó, mặc dù doanh thu quý II cao hơn so với quý I không nhiều nhưng lợi
nhuận của quý II thì tăng đáng kể so với quý I và kế hoạch của quý II. Đây là một
điều doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy ở những quý sau.
1.2.2. Tiền lương của lao động
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
7
Chuyên đề thực tập
Qua bảng 1.3 ta thấy số lượng lao động có tốc độ tăng khá nhanh, từ năm 2005
đến năm 2007, tốc độ tăng từ 4,75% lên 9,53 %. Cao nhất vào năm 2007 với mức
9,53%. Tuy nhiên, từ năm 2007- 2009, tốc độ tăng lại có xu hướng giảm. Năm 2009
cũng do nguyên nhân suy thoái kinh tế số lượng lao động tăng thêm giảm đáng kể,

chỉ tăng thêm 24 người với mức 1,81% so với năm 2008. Năm 2009 suy thoái kinh
tế, công ty đã có chiến lược cắt giảm nguồn nhân lực nhằm giảm thiểu chi phí kinh
doanh. Đây là một hướng đi tốt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời kì
khủng hoảng.
Bảng 1.3: Lao động và tiền lương
TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
1 Lao động Người 993 1.133 1.241 1.326 1350
Tốc độ tăng % 4,75 4,10 9,53 6,85 1,81
2 Thu nhập bình quân (người/ tháng) Ngàn đồng 1.800 1.980 2.100 2.250 3.200
Tốc độ tăng % 24,14 1,1 6,06 7,14 42,22
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh)
Về mặt thu nhập, trong những năm qua, thu nhập trung bình của người lao động
trong Công ty đã không ngừng được nâng cao và đều đạt mức trung bình khá so với
nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn. Đặc biệt, trong năm 2009 dù có khó khăn về
tình hình sản xuất, Công ty vẫn thực hiện lộ trình tăng lương cho người lao động, thu
nhập bình quân là 3.200.000 đồng/người với mức tăng 42,22% so với năm 2008. Đây
thực sự là một cố gắng của Ban giám đốc Công ty nhằm khuyến khích toàn bộ tập thể
cán bộ công nhân viên nỗ lực hết mình đưa Công ty vượt qua khó khăn tạm thời, tiếp
tục đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh trong những năm tới.
1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Bộ máy quản lý của Công ty tổ chức theo kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng.
Căn cứ vào nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của Công ty nên Công ty có cơ cấu tổ
chức bộ máy như hình 1.3. Bộ máy quản lý của Công ty được chia làm ba bộ phận có
chức năng nhiệm vụ rõ ràng: Ban điều hành, Bộ phận điều hành sản xuất kinh doanh
chung, Bộ phận sản xuất trực tiếp.
1.3.1. Ban điều hành
Ban điều hành bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát, Ban giám soát gồm có Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, các Phó
Tổng giám đốc thường trực phụ trách sản xuất-kỹ thuật, Phó Tổng giám đốc phụ
trách chất lượng - thiết bị, Phó Tổng giám đốc phụ trách hành chính - đời sống.

Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
8
Chuyên đề thực tập
+ Đại hội cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu
quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Xích líp
Đông Anh. Đại hội cổ đông họp thường niên 4 tháng/lần và thông qua những vấn đề
chiến lược của Công ty như: thông qua định hướng phát triển của Công ty; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát; thông qua
báo cáo tài chính hằng năm; quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty; quyết định sửa
đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.
+ Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, do Đại hội
đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Hội đồng quản trị quyết định chiến lược, kế hoạch
phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; quyết định
phương án đầu tư và dự án đầu tư. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc, Phó
Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng, giám sát, chỉ đạo Tổng Giám đốc, Phó Tổng
Giám đốc và Kế toán trưởng trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
Công ty.
+ Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát có nhiệm kỳ 5 năm. Thành viên Ban kiểm
soát là cổ đông trong Công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp bằng bỏ phiếu
kín. Các thành viên Ban Kiểm soát bầu một người làm Trưởng Ban kiểm soát. Ban
Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý
và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện
các nhiệm vụ được giao.
+ Ban giám đốc: Ban giám đốc Công ty gồm có: Chủ tịch Hội đồng quản trị
kiêm Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thường trực phụ trách sản xuất-kỹ thuật,
Phó Tổng giám đốc Phụ trách Chất lượng-Thiết bị, Phó Tổng giám đốc Phụ trách
Hành chính - Đời sống.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp
luật của Công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc là người điều hành

công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị
và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao.
Các Phó Tổng giám đốc là người được Tổng giám đốc bổ nhiệm có nhiệm vụ
phụ trách các mảng hoạt động chính của Công ty, giúp đỡ Tổng giám đốc và thay mặt
Tổng giám đốc điều hành các lĩnh vực kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Tổng
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
9
Các phân xưởng phục vụ sản xuất Các phân xưởng phục vụ sản xuất
Chuyên đề thực tập
giám đốc. Các Phó tổng giám đốc sẽ được phân công nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng
trên nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân.
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
( Nguồn: Phòng hành chính)
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Phân
xưởng
N.luyện
Phân
xưởng Lắp
ráp
Phân
xưởng Bi
Phân
xưởng Rèn
dập
Xí nghiệp
Phụ tùng

Phân
xưởng
Xích
Phân
xưởng Líp
Phân
xưởng Phụ
tùng 1
Phân
xưởng Phụ
tùng 2
Phân
xưởng Phụ
tùng 3
Phân
xưởng Cơ
điện
Đại hội đồng cổ đông
Phó TGĐ
Phụ trách
Hành chính-Đời sống
Ban kiểm soát
Phó TGĐ
Phụ trách
Chất lượng-Thiết bị
Chú thích: Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Mối quan hệ chức năng
+ Tổng giám đốc chỉ đạo công việc xuống Phó Tổng giám đốc.
+ Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc đều có quyền chỉ đạo trực tiếp xuống các đơn vị.Đồng
thời các đơn vị, phòng ban, phân xưởng cũng có mỗi quan hệ chức năng với nhau, hỗ trợ nhau

trong công việc.
10
Phòng Kế
toán
Phòng QC
Phòng Kỹ
thuật sản
xuất
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
Thiết bị
Đầu tư
Phòng
kinh
doanh
Phòng
Bảo vệ
Ban điều hành sản xuất kinh doanh chung
Phó TGĐ thường trực
Phụ trách
Sản xuất-kỹ thuật
Phòng Kế
toán
Phòng QC
Phòng Kỹ
thuật sản
xuất
Phòng tổ

chức hành
chính
Phòng
Thiết bị
Đầu tư
Phòng
kinh
doanh
Phòng
Bảo vệ
Chuyên đề thực tập
1.3.2. Bộ phận điều hành sản xuất kinh doanh chung
Bộ phận điều hành sản xuất kinh doanh chung bao gồm các Phòng kế toán,
Phòng kinh doanh, Phòng thiết bị đầu tư, Phòng tổ chức hành chính, Phòng đảm bảo
chất lượng (Phòng QC), Phòng kỹ thuật sản xuất, Phòng bảo vệ.
+ Phòng Kế toán: Phòng kế toán có chức năng tiến hành tổng hợp các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh lên báo cáo tài chính, lập kế hoạch tài chính, là kiểm soát viên
kinh tế - tài chính của nhà nước tại Công ty. Phòng có trách nhiệm chỉ đạo các mặt
công tác kế toán; tổ chức kiểm tra kế toán, việc chấp hành quản lý kinh tế tài chính;
tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán; phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản
xuất.
+ Phòng kinh doanh: Phòng có chức năng thực hiện các hoạt động mua bán vật
tư, phụ tùng thiết bị, khuôn mẫu và các vật liệu khác; tiêu thụ sản phẩm và xây dựng,
thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty; là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận
các khiếu nại khách hàng, sau đó báo cáo của Đại diện lãnh đạo về chất lượng để có
hướng giải quyết cụ thể cho từng khiếu nại; lập hồ sơ theo dõi lựa chọn nhà cung
ứng. Phòng có trách nhiệm cung ứng mọi nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, theo yêu
cầu của kế hoạch Công ty đã đề ra; kiểm soát các hoạt động mua bán, các hệ thống
đại lý tiêu thụ; tổ chức quản lý các kho thành phẩm, đóng gói, bốc xếp sản phẩm.
+ Phòng Thiết bị và đầu tư: Phòng có chức năng quản lý toàn bộ thiết bị nhà

xưởng sản xuất toàn Công ty; đầu tư và xây dựng cơ bản toàn Công ty; giúp Tổng
giám đốc nghiên cứu thực hiện các chủ trương và pháp lệnh về công tác đầu tư kỹ
thuật và xây dựng cơ bản dài hạn, ngắn hạn; tham mưu cho Tổng giám đốc trong
công tác xây dựng, đầu tư và chỉ đạo việc triển khai thực hiện khai thác khả năng
thiết bị, nhà xưởng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Phòng Tổ chức hành chính: Phòng Tổ chức hành chính có chức năng thực
hiện công tác tổ chức, lao động, tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc, nâng
lương, các chính sách đối với người lao động; công tác quản trị văn phòng toàn Công
ty; công tác báo chí, công văn đi đến, phát hành tài liệu nội bộ Công ty; công tác y tế,
sức khoẻ, nhà ăn, nhà trẻ, điều hành sử dụng xe ô tô. Phòng trực tiếp giải quyết công
tác tổ chức, nhân sự, lao động, tiền lương; thường trực tổ chức hội đồng thi đua, khen
thưởng, kỷ luật.
+ Phòng đảm bảo chất lượng (Phòng QC): Phòng đảm bảo chất lượng thực
hiện chức năng tham mưu với Tổng giám đốc và đại diện lãnh đạo công tác chất
lượng sản phẩm trong toàn Công ty và Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
11
Chuyên đề thực tập
ISO 9001:2008 mà Công ty đang áp dụng; kiểm soát toàn bộ các hoạt động về chất
lượng sản phẩm trong quá trình tạo sản phẩm tại các đơn vị sản xuất trong toàn Công
ty, Phòng kinh doanh và các đơn vị khác có liên quan.
+ Phòng kỹ thuật sản xuất: Phòng kỹ thuật sản xuất có chức năng tập hợp công
tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động;
công tác kỹ thuật công nghệ, khuôn gá, dụng cụ; công tác xây dựng công nghệ chế
thử sản phẩm mới điều hành việc thực hiện và chuyển giao công nghệ; xây dựng kế
hoạch sản xuất tháng, quý, năm, các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và các kế hoạch đột
xuất; đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất tháng trong toàn Công ty; quyết toán công
lệnh; xây dựng các chỉ tiêu định mức lao động, vật tư.
+ Phòng bảo vệ: Phòng thực hiện nhiệm vụ an ninh kinh tế, chính trị, bảo vệ an
toàn Công ty; công tác vệ sinh môi trường công cộng, công nghiệp, trang bị vệ sinh,

nước sinh hoạt, hệ thống tiêu thoát …
1.3.3. Bộ phận sản xuất trực tiếp
Bộ phận sản xuất trực tiếp bao gồm 10 phân xưởng và một xí nghiệp. Các phân
xưởng đều có một quản đốc, phó quản đốc, kỹ thuật viên và nhân viên kinh tế có
nhiệm vụ hỗ trợ cho quản đốc .Bộ phận này có chức năng nhiệm vụ chung như sau:
chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động của Phân xưởng; thực hiện kế
hoạch Công ty giao cho phân xưởng đúng tiến độ; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch sản xuất của các tổ và các cá nhân; chuẩn bị các điều kiện sản xuất, phân bố
năng lực thiết bị, lao động để đáp ứng yêu cầu công việc; quản lý kỹ thuật, thiết bị,
vật tư, nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm, nhà xưởng thuộc phân xưởng; thanh
quyết toán vật tư theo định kỳ với Công ty và các đơn vị, cá nhân trong phân xưởng;
điều chỉnh định mức lao động nội bộ cho phù hợp; áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO 9001:2008 vào các hoạt động của phân xưởng.
1.4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ
của doanh nghiệp
1.4.1. Đặc điểm về chất lượng đội ngũ lao động
Nguồn nhân lực trong bất cứ công ty nào đều rất quan trọng, bản thân ban lãnh
đạo Công ty đã nhận thức vai trò to lớn của nguồn nhân lực nên đã có những chiinhs
sách phù hợp. Bảng 1.4 cho thấy cơ cấu lao động của Công ty qua các năm. Xét về cơ
cấu lao động trực tiếp và gián tiếp ta thấy: Do đặc thù Công ty hoạt động trong lĩnh
vực cơ khí, chế tạo chuyên sản xuất các loại xích, líp xe đạp, xe máy, phụ tùng xe
máy các loại cho nên có thể thấy rõ lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
12
Chuyên đề thực tập
số lao động của Công ty (trung bình chiếm hơn 82% tổng số lao động toàn Công ty).
Số lao động trực tiếp tập trung chủ yếu ở 11 phân xưởng, còn số lao động gián tiếp là
lao động biên chế tập trung hầu hết ở ban Giám đốc và các phòng ban chức năng
như : phòng kinh doanh, phòng kĩ thuật, phòng hành chính… Ta thấy số lao động trực
tiếp và số lao động gián tiếp của Công ty đều có xu hướng tăng lên nhưng không

đáng kể. Số lao động trực tiếp tăng từ 941 người lên 1120 người và số lao động gián
tiếp tăng từ 192 người đến 230 người. Đồng thời tỉ trọng giữa hai loại lao động này
biến động không nhiều. Cụ thể tỷ trọng lao động trực tiếp dao động trong khoảng
80% đến 83% và tỷ trọng lao động gián tiếp ổn định trong khoảng 17%. Điều này
cho ta thấy việc quản lý lao động của Công ty rất chặt chẽ và có hiệu quả, đảm bảo sự
cân bẳng trong cả khâu quản lý và khâu sản xuất.
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động qua các năm
TT Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009
Người % Người % Người % Người %
1 Tổng số lao động 1.133 100 1.241 100 1.326 100 1.350 100
2 Lao động trực tiếp 941 83,05 1.023 80,43 1.100 82,95 1.120 82,96
3 Lao động gián tiếp 192 16,95 218 17,57 226 17.05 230 17,04
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Một điều làm nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty không chỉ ở chiến
lược đa dạng mẫu mã sản phẩm, hay nâng cao chất lượng máy móc mà còn là chất
lượng nguồn nhân lực. Bảng 1.5 thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ.
Bảng 1.5 : Cơ cấu lao động theo trình độ
TT
Các
chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009
Người % Người % Người % Người %
1 Tổng số lao động 1.133 100 1.241 100 1.326 100 1.350 100
2 Đại học 98 8,67 101 8,11 111 8,37 112 8,23
3 Cao đẳng 44 3,88 52 4,22 115 8,67 118 8,74
4 Trung Cấp 64 5,61 65 5,24 153 11,54 153 11,33
5 Công nhân kỹ thuật 817 72,14 912 73,5 878 66,21 898 66,52

6 Sơ Cấp 110 9,69 111 8,95 69 5,21 69 5,18
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng 1.5 ta có thể thấy rõ chất lượng nguồn lao động trong Công ty đang
từng bước được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, lao động có trình độ Đại học luôn chiếm hơn
8% tổng số lao động và luôn ổn định qua các năm. Số lao động có trình độ cao đẳng
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
13
Chuyên đề thực tập
từ chỗ chỉ chiếm 3,88% năm 2006 và 4,22% năm 2007 trong tổng số lao động thì
sang năm 2008 và năm 2009 đã tăng lên gấp đôi. Tương tự đối với lao động có trình
độ Trung cấp cũng có tốc độ tăng cao từ chỗ chỉ chiếm hơn 5% (năm 2006 và năm
2007) nay đã tăng lên hơn 11% (năm 2008 và năm 2009) và ngày càng trở thành lực
lượng quan trọng của Công ty. Lao động có trình độ Công nhân kỹ thuật chiếm một tỷ
lệ lớn và là lực lượng sản xuất chính tại các phân xưởng. Tuy nhiên thực tế, công
nhân có trình độ Công nhân kỹ thuật vẫn còn hạn chế về chuyên môn và năng lực.
Công ty thường phải mất một thời gian để đào tạo lại cho phù hợp với quy trình sản
xuất. Một điểm đáng chú ý là tỷ trọng lao động có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ
thuật đã giảm đi rõ rệt. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đã đi đúng
hướng trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Bảng 1.6: Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
TT Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009
Người % Người % Người % Người %
1 Tổng 1.133 100 1.241 100 1.326 100 1.350 100
2 18-30 765 67,5 865 69,7 964 72,7 1.026 76
3 30-40 179 15,8 186 15 183 13,8 173 12,8
4 40-50 136 12 139 11,2 137 10,4 121 8,9
5 50-60 53 4,7 51 4,1 42 3,1 30 2,3
( Nguồn: Phòng hành chính)

Ngoài ra, qua bảng 1.6 ta nhận thấy cơ cấu lao động của Công ty phần lớn là
cán bộ công nhân viên trẻ, lao động năm trong nhóm tuổi 18-30 chiếm phần lớn trong
trong tổng số lao động (khoảng 67% đến 76%) trong khi nhóm tuổi khác chỉ chiếm
một phần nhỏ (cụ thể: nhóm tuổi 30-40 chiếm khoảng 12,8% đến 15,8%; nhóm tuổi
40-50 chiếm từ 8,9% đến 12%; nhóm tuổi 50-60 chiếm từ 2,3% đến 4,7%). Mặt
khác, ta còn thấy cơ cấu lao động từ năm 2006 đến năm 2009 có sự “trẻ hoá”, do tỷ lệ
lao động năm trong nhóm tuổi 18-30 tăng dần qua các năm trong khi các nhóm tuổi
còn lại có xu hướng giảm gần qua các năm. Cụ thể: nhóm tuổi 18-30: 2006 là 67,5%;
2007 là 69,7%; 2008 là 72,7% và 2009 là 76%. Nguyên nhân dẫn tới việc “trẻ hoá”
trong cơ cấu lao động trong công ty là do trong mấy năm gần đây, Công ty tăng
trưởng nóng với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% đến 30%, do đó để đáp ứng nhu cầu
mở rộng sản xuất Công ty cần có chính sách tuyển dụng thêm khoảng hơn 100 cán bộ
công nhân viên trẻ từ các trường đại học, cao đẳng và các trường trung cấp nghề.
Chính vì thế, nguồn lao động là các cán bộ, công nhân viên trẻ, có sức khoẻ, có kiến
thức, có sự nhiệt tình và sáng tạo. Tuy nhiên đi kèm với những điểm mạnh đó, nguồn
lao động lại tồn tại những mặt hạn chế như: kinh nghiệm công tác, kỹ năng nghề
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
14
Chuyên đề thực tập
nghiệp của lao động còn yếu, tư tưởng của họ chưa ổn định. Do đó, Công ty cần có
biện pháp để phát huy những điểm mạnh đó của nguồn lao động, đồng thời hoàn
thiện, khắc phục những điểm yếu đó. Ngoài ra, trước việc tuyển dụng ồ ạt như vậy,
Công ty cũng cần có sự tuyển dụng kỹ lưỡng hơn cùng với chính sách đào tạo để
nâng cao chất lượng nguồn lao động.
1.4.2.Đặc điểm về quy trình tổ chức sản xuất
Qui trình tổ chức sản xuất của Công ty từ khâu đầu (ký hợp đồng) đến khâu
cuối (giao thành phẩm) được thể hiện theo hình 1.2.
Hình 1.2: Qui trình tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh
( Nguồn: phòng kĩ thuật sản xuất)
Do đặc điểm Công ty là một đơn vị trong ngành công nghiệp phụ trợ ô tô, xe

máy nên việc tổ chức sản xuất của Công ty được thực hiện theo kế hoạch sản xuất của
Phòng kỹ thuật sản xuất dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng.
Thứ nhất, khi khách hàng đến ký hợp đồng với Công ty, Phòng kỹ thuật sản
xuất sẽ có nhiệm vụ tính toán chi phí sản xuất đơn đặt hàng đó, lên kế hoạch sản xuất
chế thử theo đúng bản vẽ đặt hàng hoặc theo mẫu và gửi kế hoạch đó đến từng đơn vị
liên quan.
Thứ hai, Phòng kỹ thuật sản xuất triển khai và thực hiện các công việc trong
bảng kế hoạch như: xây dựng công nghệ thiết kế khuôn gá, chuẩn bị máy móc và các
điều kiện khác để phục vụ chế thử. Trong bước này, Phòng kỹ thuật sản xuất cùng
Phân xưởng cơ điện có trách nhiệm thiết kế và sản xuất khuôn cối, đồ gá phục vụ cho
công tác chế thử (nếu có). Đồng thời Phòng kỹ thuật sản xuất phối hợp với Phòng
kinh doanh mua vật tư phục vụ cho quá trình chế thử sản phẩm mới.
Thứ ba, Phòng đảm bảo chất lượng và Phòng kỹ thuật sản xuất kiểm tra sản
phẩm mới nếu đạt yêu cầu thì tiến hành giao mẫu cho khách hàng, nếu không đạt thì
lại sản xuất thử lại đến khi đạt thì thôi. Căn cứ vào số lượng và ngày giao của khách
hàng Phòng đảm bảo chất lượng sẽ giao mẫu cho khách hàng.
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
Đối
chiếu
Kiểm tra
Sản xuất khuôn
( nếu có)
Phân xưởng cơ điện
Ký hợp đồng
Phân xưởng liên quanPhòng QC
Phòng Kĩ thuật sản xuất
Nhập kho
Khách hàng
Phòng Kinh doanh
15

Chuyên đề thực tập
Thứ tư, sau khi chế thử thành công, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng,
Công ty bắt đầu tổ chức sản xuất hàng loạt tại các phân xưởng.
Thứ năm, Phòng đảm bảo chất lượng tiếp tục kiểm tra sản phẩm đã sản xuất,
nếu đạt yêu cầu tiến hành nhập kho giao hàng.
Cuối cùng, căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách hàng Phòng Kinh doanh chịu
trách nhiệm giao hàng đầy đủ số lượng đảm bảo thời gian ghi trong hợp đồng.
Việc tổ chức sản xuất trong một phân xưởng được tiến hành chặt chẽ theo một
qui trình công nghệ khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản
phẩm được hoàn thành nhằm tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu và tăng năng suất
lao động, góp phần giảm giá thành sản xuất. Sản phẩm đều có qui trình sản xuất riêng
và tính chất phức tạp của quy trình công nghệ sản xuất thuộc vào mức độ phức tạp
của sản phẩm. Trong từng phân xưởng sản xuất sẽ chia thành các tổ sản xuất chuyên
môn để thực hiện các công đoạn sản xuất. Cụ thể, hình 1.3 giới thiệu qui trình sản
xuất sản phẩm xích của Công ty:
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xích
(Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất)
Qui trình sản xuất sản phẩm xích của Công ty được tiến hành như sau: trước
tiên phân xưởng cơ điện tiến hành làm khuôn cối rồi chuyển sang Phân xưởng xích.
Tại phân xưởng xích, tổ phôi tiến hành thực hiện cán và cắt thép tạo thành ra phôi các
chi tiết sau đó truyển sang tổ chi tiết tiến hành rèn rập, sang tổ nhiệt luyện để quay
bóng làm sạch, xử lý bề mặt chi tiết. Những chi tiết hoàn thành sẽ được chuyển sang
tổ lắp ráp để hoàn thành sản phẩm.
1.4.3. Công tác quản lý vật tư tài sản
Qua bảng 1.7 chúng ta có thể thấy Công ty cũng gặp phải khó khăn và yếu kém
chung của của cả ngành công nghiệp phụ trợ ô tô, xe máy của Việt Nam. Do máy móc
cũ kỹ, lạc hậu, Công ty chỉ có đủ năng lực để sản xuất và cung cấp các linh kiện có
hàm lượng công nghệ cao rất thấp (như là các chi tiết phụ của xe máy như chân
chống, gương, trục, ốc vít…). Do đó các sản phẩm này có giá trị kinh tế không cao
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C

16
Phân xưởng xích
Kho nguyên vật liệu
Phân xưởng cơ điện tạo khuôn cối
Tổ Nhiệt luyện,
quay bóng
Tổ Đột dập
Tổ tạo phôi cán thép,
cắt sắt
Tổ Lắp ráp
Xích thành phẩm
Chuyên đề thực tập
đồng thời khó có thể cạnh tranh với các hàng Trung Quốc, Đài Loan. Về lâu dài,
Công ty cần có những bước đi xa hơn trong chiến lược sản phẩm của mình nhằm
nâng cao giá trị và hàm lượng kĩ thuật cao trong sản phẩm nếu muốn nhắm đến mục
tiêu là một trong những doanh nghiệp cung cấp linh kiện hàng đầu Việt Nam.
Bảng 1.7: Danh mục máy móc, thiết bị chủ yếu năm 2009
TT Danh mục máy móc
Số lượng
( Cái)
Năm đưa
vào sử dụng Nước sản xuất
1 Máy khoan 11
Khoan cần 01 1984 Trung Quốc
Khoan bàn 09 1974 – 1999 Trung Quốc
Khoan đứng 01 1997 Trung Quốc
2 Máy tiện 75 1974 – 2000 Trung Quốc, Italia, Nhật
Máy tiện thuỷ lực 23 1974 – 2000 Trung Quốc, Italia
3 Máy mài các loại 19 1974 – 2000 Trung Quốc, Đài loan
4 Máy đột dập 86 1974 – 2000 Trung Quốc, Italia

Tổng cộng 214
(Nguồn: Phòng thiết bị đầu tư)
Tài sản cố định của Công ty bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận
chuyển, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý. Đây là những tài sản cố định tham gia
trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị tài sản cố định của Công ty tăng
dần qua các năm trong những dự án đầu tư hợp lý để hợp lý hóa công nghệ sản xuất
và bảo toàn hàng hóa.
Từ bảng 1.8, ta thấy giá trị tài sản cố định đều tăng qua các năm: năm 2008 hơn
năm 2007 khoảng 16,8 triệu VND tương ứng với mức chênh lệch khoảng 133%.
Trong đó, các tài sản cố định như: nhà xưởng có giá trị tăng 4,1 triệu, phương tiện
vận chuyển tăng 3,2 triệu, máy móc thiết bị tăng 8 triệu, dụng cụ quản lý tăng 1,5
triệu. Qua bảng số liệu, ta có thể nhận thấy giá trị của giá trị tài sản cố định đã tăng
khá nhiều chứng tỏ năng lực cạnh tranh và sức sản xuất tăng lên vào năm 2008. Đây
chính là điều kiện thúc đẩy tăng số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Ngoài ra,
năm 2008, Công ty chú trọng vào đầu tư máy móc thiết bị nhăm nâng cao năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm, do đó, tốc độ tăng giá trị của thiết bị máy móc năm
2008 so với năm 2007 cao nhất là 43,3%. Đây cũng là hướng đi hợp lý của ban lãnh
đạo Công ty. Nguyên nhân của sự tăng tài sản cố định này là do trong 2 năm 2007,
2008 Công ty đã quyết định đầu tư tài sản cố định trước nhu cầu sản xuất kinh doanh
ngày càng tăng lên. Những tài sản cố định được Công ty đầu tư vào đó là máy móc
thiết bị sản xuất, dụng cụ quản lý, phương tiện vận chuyển…
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
17
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.8: Phân tích sự biến động giá trị và giá trị hao mòn của
một số loại tài sản cố định.
(đơn vị : triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu
Năm

2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
1 I. TSCĐ 50,7 67,5 74,6 16,8 133 7,1 110,5
1.1 Nhà cửa, vật kiến trúc 16,2 20,3 22,1 4,1 125,3 1,8 109
1.2 Phương tiện vận chuyển 9,9 13,1 14,3 3,2 132 1,2 109
1.3 Máy móc thiết bị 18 26 28,7 8 144 2,7 110
1.4 Dụng cụ quản lý 6,6 8,1 9,5 1,5 123 1,4 117,3
2 II. Hao mòn TSCĐ 3,7 4,1 4,9 0,4 110,8 0,8 119,5
2.1 Nhà cửa, vật kiến trúc 0,75 0,96 1,01 0,21 128 0,05 105,21
2.2 Phương tiện vận chuyển 1,4 1,5 1,54 0,1 107,14 0,04 102,7
2.3 Máy móc thiết bị 1,2 1,32 1,41 0,12 110 0,09 106,8
2.4 Dụng cụ quản lý 1,5 1,57 1,6 0,07 104,7 0,03 101,9
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Tuy nhiên, tốc độ tăng này lại giảm vào năm 2009, với mức chênh lệch năm
2009 so với năm 2008 của tài sản cố định là 7,1 triệu tương ứng với 110,5%. Cùng
với đó, mức tăng của các loại tài sản cố định khác như: nhà xưởng có giá trị tăng 1,8
triệu, phương tiện vận chuyển tăng 1,2 triệu, máy móc thiết bị tăng 2,7 triệu, dụng cụ
quản lý tăng 1,4 triệu. Để lý giải cho vấn đề này, ta nhận thấy năm 2009, do khủng
hoảng kinh tế, Công ty cũng khổng thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng đó, do vậy với chính sách thắt chặt chi tiêu tài chính, Công ty đã có chiến lược

không đầu tư nhiều vào tài sản cố định, do vậy tốc độ tăng tài sản cố định của Công
ty giảm hơn so với năm 2008. Đây là giải pháp hợp lý trong thời kỳ khủng hoảng
kinh tế.
Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty cổ
phần xích líp Đông Anh
2.1. Đánh giá khái quát
2.1.1. Các sản phẩm của Công ty
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
18
Chuyên đề thực tập
Sau hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh
không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, cải tiến sản phẩm theo hướng từng
bước nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm đồng thời đa dạng hóa các danh mục sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Từ việc Công ty chỉ sản
xuất một số mặt hàng truyền thống hiện nay Công ty đã đưa ra trên thị trường hơn
1000 sản phẩm cơ, kim khí các loại. Các sản phẩm của Công ty có thể chia làm hai
danh mục sản phẩm theo bảng 2.1 gồm các sản phẩm cơ, kim khí và các sản phẩm gia
công.
Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm tiêu thụ chính của Công ty
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Danh mục sản phẩm cơ, kim khí là các sản phẩm tiêu thụ chính của Công ty. Từ
khi thành lập đến nay, các sản phẩm truyền thống của Công ty như xích, líp, đùi, đĩa,
bi các loại luôn đạt chất lượng cao và đem lại uy tín cho Công ty trên thị trường và
được các đối tác đánh giá cao.
Từ năm 2000, khi nhu cầu về các sản phẩm phụ tùng ô tô xe máy tại Việt Nam
tăng đột biến, Công ty với lợi thế sẵn có của mình đã có bước thay đổi chiến lược
quan trọng khi mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc kỹ thuật vào việc sản xuất các
linh phụ kiện ô tô, xe máy. Các sản phẩm này bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu chất
lượng được các hãng lắp ráp lớn trong nước như HONDA, YAMAHA, SYM, FORD.
Đặc biệt, Công ty đã trở thành đối tác độc quyền cung cấp một số các sản phẩm linh

Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
Danh mục sản phẩm tiêu thụ chính
A. Sản phẩm cơ, kim khí B. Các sản phẩm gia công
1. Sản phẩm xích: Xích xe đạp, xích xe máy, xích
công nghiệp
2. Líp xe đạp các loại
3. Đùi, đĩa các loại
4. Bi các loại
5. Khóa KC
6. Chi tiết phụ tùng xe máy các loại :
+ Chi tiết xe máy HONDA
+ Chi tiết xe máy YAMAHA
+ Chi tiết xe máy SYM
+ Chi tiết xe máy GHOSHI Thăng Long
+ Chi tiết xe máy MAP
7.Chi tiết phụ tùng ô tô các loại:
+ Chi tiết ô tô MAP
+ Chi tiết ô tô FORD
1 .Các sản phẩm mạ crôm, mạ kẽm công nghệ cao
2.Các sản phẩm gia công nhiệt luyện
3. Các sản phẩm gia công tôi thấm
4. Các sản phẩm gia công khuôn
19
Chuyên đề thực tập
kiện xe máy của HONDA Việt Nam. Bên cạnh vẫn sản xuất và duy trì thị trường các
sản phẩm truyền thống của mình, Công ty đã lựa chọn các sản phẩm linh phụ kiện ô
tô và xe máy là sản phẩm chiến lược trong dài hạn.
Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, năm 2003, Công ty đã sản xuất thành
công sản phẩm khóa KC (khóa số tám) và cung cấp cho Bộ nội vụ. Sản phẩm không
những góp phần tăng doanh thu và thị phần tiêu thụ mà cho thấy năng lực sản xuất

của Công ty và sự linh hoạt trong chiến lược sản phẩm.
Các sản phẩm chủ lực của Công ty là các linh phụ kiện ô tô, xe máy thường có
chu kỳ sống ngắn do tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ trong thời đại ngày
nay. Do đó, thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường chỉ khoảng 1 đến 2 năm, thậm
chí có sản phẩm chỉ tồn tại vài tháng là Công ty phải thay đổi và cho ra đời sản phẩm
mới phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Điều này đặt ra cho Công ty khá nhiều áp
lực và khó khăn khi phải thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm của mình.
Danh mục các sản phẩm gia công được sản xuất theo đơn đặt hàng gia công của
một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước. Đây là bước đi khá linh hoạt của
Ban giám đốc Công ty trong việc đa dạng hóa các sản phẩm, tận dụng hết năng suất
dây chuyền và công nghệ sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu của một số thị trường ngách.
Với đặc điểm là sản xuất các sản phẩm phụ tùng, linh kiện và bán thành phẩm
để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, yêu cầu về tính đồng bộ và chất lượng đặt ra
cho Công ty là rất cao. Sản phẩm của Công ty nhìn chung có chất lượng cao được sản
xuất trên dây chuyền máy CNC hiện đại, đạt tiêu chuẩn của các hãng lắp ráp lớn như
HONDA và YAMAHA. Trong nhiều năm, Công ty không ngừng đầu tư đổi mới máy
móc thiết bị sản xuất. Các máy móc thiết bị do Trung Quốc sản xuất là các máy được
đưa vào sử dụng từ lâu đang dần lạc hậu. Hiện nay hầu hết các thiết bị máy móc của
Công ty được nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản, Italia đều là máy móc hiện đại có
công suất sử dụng từ 90 - 95%.
2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
2.1.2.1. Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường
Thị trường và mở rộng thị trường là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Trong
những năm qua, Công ty Cổ phần Xích Líp Đông Anh luôn có kế hoạch tìm kiếm,
mở rộng thị trường và bước đầu Công ty đã xây dựng được cho mình một mạng lưới
tiêu thụ phủ rộng trên toàn quốc.
Theo biểu 1.1, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là ở khu vực
phía Bắc với tỷ trọng rất lớn; năm 2005 là 90,2%, năm 2006 là 85,7%, năm 2007 là
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
20

Chuyên đề thực tập
76,4%, năm 2008 là 74,7%, năm 2009 là 72,5%. Tỷ trọng tiêu thụ ở miền Bắc có xu
hướng giảm do thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các nhà nhập khẩu mặt hàng
tương tự của Công ty từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan...
Ngược lại với khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung doanh thu tiêu thụ chiếm
tỷ trọng nhỏ năm 2005 là 7,8%, năm 2006 là 10,4%, năm 2007 là 12,8%, năm 2008 là
13,2%, năm 2009 là 14,7%. Như vậy tỷ trọng doanh thu tiêu thụ tại miền Trung có xu
hướng tăng dần, và tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành: Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình,
Quảng Trị. Đây là một khu vực thị trường đầy tiềm năng cho Công ty.
Biểu 1.1: Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ theo khu vực thị trường
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Doanh thu ở khu vực Miền Nam cũng chiếm tỷ trọng thấp, năm 2005 là 2%,
năm 2006 là 3,9%, năm 2007 là 10,8%, năm 2008 là 12,1%, năm 2009 là 12,8%. Tuy
vậy, dù chỉ mới được mở rộng đầu tư trong vài năm gần đây nhưng khu vực này có
tốc độ tăng trưởng thị trường lớn nhất, tập trung chủ yếu ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đây là khu vực thị trường đầy tiềm năng cho Công ty, do đó Công ty cần tập trung
mở rộng thị trường vào miền Nam ở các thành phố vệ tinh như Biên Hòa, Vũng Tàu,
Bình Dương, Cần Thơ.
2.1.2.2. Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng
Kết quả tiêu thụ theo mặt hàng của Công ty được thể hiện trong bảng 2.2. Có
thể thấy kết quả tiêu thụ theo mặt hàng của Công ty không ổn định và có biến động
lớn qua các năm, một số sản phẩm có xu hướng bị chững lại. Các sản phẩm phụ tùng
xe đạp bao gồm xích xe đạp các loại, líp xe đạp có sản lượng tiêu thụ giảm rõ rệt
nhất. Để lý giải cho vấn đề này, ta có thể thấy thị trường phụ tùng xe đạp đã bão hòa,
các sản phẩm xe đạp Việt Nam hiện nay không thể cạnh tranh với xe đạp ngoại nhập
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
21
Chuyên đề thực tập
từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan với giá rẻ, kiểu dáng và mẫu mã đa dạng. Vì
vậy, Công ty đã thu hẹp đầu tư sản xuất các phụ tùng xe đạp.

Bảng 2.2: Thống kê sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm
TT Tên sản phẩm ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
1 Xích xe đạp các loại Sợi 103.933 22.740 54.500 37.500 35.560
Tốc độ tăng liên hoàn % -78,12 139,66 -31 -5,17
2 Líp xe đạp các loại Cái 70.840 63.575 18.350 25.932 44.876
Tốc độ tăng liên hoàn % -10,25 -71,14 41,32 73,05
3 Xích xe máy Sợi 7.424 5.055 3849 1.425 1.457
Tốc độ tăng liên hoàn % -31,91 -23,85 -62,98 2,25
4 Xích công nghiệp Sợi 5.937 5.586 6.395 5.771 6.254
Tốc độ tăng liên hoàn % -5,91 14,48 -9,75 8,37
5 Đùi đĩa Bộ 193.950 138.537 81.700 83.284 120.137
Tốc độ tăng liên hoàn % -28,57 -41,03 1,94 44,25
6 Bi các loại Viên 1.547.840 2.968.444 6.137.300 10.171.380 12.456.240
Tốc độ tăng liên hoàn % 91,78 106,75 65,73 22,46
7 Khoá KC Bộ 8.654 4.285 13.480 30.900 15.350
Tốc độ tăng liên hoàn % -50,48 214,58 129,23 -50,53
8 Chi tiết xe máy Tr.đồng 200.000 250.000 340.000 400.000 372.000
Tốc độ tăng liên hoàn % 25 36 17.65 -7
9 Các sản phẩm khác Tr.đồng 16.172 27.848 35.060 38.000 23.250
Tốc độ tăng liên hoàn % 72,2 25,9 8,38 -38,81
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Các sản phẩm đùi đĩa và bi là các sản phẩm truyền thống của Công ty từ lâu đã
khẳng định được uy tín và vẫn có khối lượng tiêu thụ lớn. Mặt khác, sản phẩm khóa
KC là sản phẩm mới được Công ty nghiên cứu và đi vào chế tạo từ năm 2003 nhưng
đã có khối lượng tiêu thụ lớn với tốc độ tăng trưởng trong năm 2007 và 2008 lần
lượt là 214,58% và 129,23%. Điều này cho thấy sản phẩm khóa KC là một giải pháp
tốt trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty, bước đầu đem lại doanh thu
và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nó đối tượng khách hàng của sản phẩm
còn ít: chỉ cung cấp cho bộ Nội Vụ, do đó nó không thể là sản phẩm chủ lực trong
tương lai của Công ty được. Tuy nhiên có thể khẳng định nó là sản phẩm siêu lợi

nhuận trong một giai đoạn phát triển của công ty.
Từ khi trở thành đối tác của nhiều hãng lắp ráp lớn trong nước, doanh thu tiêu
thụ các sản phẩm chi tiết xe máy luôn chiếm tỉ lệ cao nhất với tốc độ tăng trưởng cao
qua các năm. Cụ thể năm 2005 đạt 200.000 triệu đồng, chiếm 90.04% tổng doanh thu
cùng năm; năm 2006 đạt 250.000 triệu đồng chiếm 89.35% tổng doanh thu cùng năm
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
22
Chuyên đề thực tập
với tốc độ tăng 25%; năm 2007 đạt 340.000 triệu đồng chiếm 91,4% tổng doanh thu
cùng năm với tốc độ tăng 36%; năm 2008 đạt 400.000 triệu đồng chiếm 86,32% tổng
doanh thu cùng năm với tốc độ tăng 17,65%, năm 2009 đạt 372.000 triệu đồng chiếm
80% tổng doanh thu cùng năm.
Từ cuối năm 2008 đến năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế,
hoạt động tiêu thụ của Công ty gặp những khó khăn lớn, khối lượng cũng như doanh
thu tiêu thụ của hầu hết các sản phẩm đều chững lại và giảm sút so với các năm trước
thậm chí có mức tăng trưởng âm. Qua đó, có thể thấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của Công ty đã bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Do đó, đổi mới và hoàn thiện hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, hoạt động sản xuất, mở rộng thị trường và tìm kiếm thị
trường mới là yêu cầu cấp bách hiện nay đặt ra cho Ban giám đốc của Công ty.
2.1.2.3. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng
Bảng 2.3: Danh mục khách hàng công nghiệp
TT Danh mục Sản Phẩm Khách Hàng
1 Xích, líp Công ty Xuân Hoà, Công ty Xe đạp Thống Nhất
2 Trục mạ niken- crom Công ty: HONDA, SUMITOMO, ATSUMITEC
3 Bi các loại Công ty HONDA Việt Nam, Công ty GOSHI Thăng Long
4 Phụ tùng Xe máy Công ty: Honda VN, MAP, GOSHI Thăng Long, YAMAHA, VAP
5 Phụ tùng ô tô Công ty: FORD, Cty GOSHI Thăng Long, HONDA Việt Nam
6 Khoá KC Bộ Công An
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Khách hàng của Công ty được chia thành hai nhóm chính là khách hàng công

nghiệp và khách hàng nhỏ lẻ. Nhóm khách hàng công nghiệp là khách hàng thường
xuyên của doanh nghiệp, họ thường mua hàng với số lượng lớn làm nguyên vật liệu
phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp hoặc phục vụ cho các tổ chức công. Nhóm khách
hàng này thường có yêu cầu và đòi hỏi khắt khe về chất lượng, giá thành của sản
phẩm và khả năng cung ứng kịp thời của Công ty.
Bảng 2.3 thống kê danh mục khách hàng công nghiệp chủ yếu của Công ty.
Nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn tới 90% và có ảnh hưởng lớn đến doanh
thu của Công ty. Nhóm khách hàng nhỏ lẻ là khách hàng không thường xuyên tiêu
dùng sản phẩm của Công ty và mỗi lần mua hàng chỉ mua với số lượng nhỏ. Nhóm
này mua hàng tại các đại lý của Công ty. Nhóm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 10%.
2.1.3. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ
phần Xích Líp Đông Anh
2.1.3.1. Công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
23
Chuyên đề thực tập
Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh là một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất của hoạt động quản trị doanh nghiệp. Trong điều kiện biến động
không ngừng của môi trường kinh doanh hiện nay, các Công ty chỉ có thể nhận biết
một điều chắc chắn đó là sự thay đổi, “thay đổi hay là chết”. Chính vì vậy, xây dựng
chiến lược và quản trị theo chiến lược là một hướng đi giúp các Công ty có thể vượt
qua sóng gió trên thương trường để tồn tại và phát triển nhờ tích cực và chủ động
kiểm soát những biến động bất ngờ của môi trường, nhạy bén với những cơ hội và
thách thức, am hiểu hơn về các đối thủ cạnh tranh, tập chung và phân bổ hợp lý các
nguồn lực cho các cơ hội, hạn chế các rủi ro.
Hiện nay hầu hết các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đều áp dụng quản trị
theo chiến lược và đạt được thành công rực rỡ so với các Công ty khác không quản
trị theo chiến lược. Tuần báo kế hoạch (Planning Review) thống kê có trên 75% Công
ty ngày nay sử dụng các kỹ thuật quản trị chiến lược tương ứng với con số 25% năm
1979. Vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần quản trị theo chiến lược? Câu trả lời

là có. Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất quy mô, các nhà quản trị doanh
nghiệp vừa và nhỏ thường nắm bắt và bao quát hầu hết mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Họ được coi là các nhà quản trị tổng hợp hơn là các nhà quản trị
chuyên sâu. Tính chất quản lý tổng hợp bắt buộc họ phải quán xuyến mọi việc khiến
cho tầm nhìn của họ bị hạn chế các ý tưởng dài hạn, chiến lược dài hạn bị các hoạt
động ngắn hạn, tức thời che lấp. Vì vậy xây dựng một chiến lược và kế hoạch kinh
doanh dài hạn sẽ góp phần giúp nhà quản trị tập trung lãnh đạo và điều hành Công ty
đúng hướng và đúng mục tiêu đề ra.
Đối với Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh, việc xây dựng chiến lược và kế
hoạch kinh doanh luôn được Ban giám đốc Công ty coi là một yếu tố quyết định cho
việc tồn tại và phát triển. Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các kế hoạch
của sản xuất của Công ty chủ yếu do Nhà nước căn cứ vào tình hình và nhu cầu trong
nước đặt ra. Do đó, Công ty hầu như không có công tác xây dựng chiến lược kinh
doanh. Khi bước vào nền kinh tế thị trường, Công ty gặp khủng khoảng mà một trong
những nguyên nhân là do không có một chiến lược dài hạn nhằm ứng phó với sự biến
động của môi trường kinh doanh. Vì vậy, từ năm 2000, trước sức ép buộc phải đổi
mới hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc giải thể, Ban giám đốc mới của Công ty đã
có những bước đi đột phá khi thiết lập một chiến lược vững chắc cho Công ty trong
tương lai. Bước đầu, việc quản trị theo chiến lược này đã mang lại hiệu quả lớn.
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
24
Chuyên đề thực tập
Năm 2000, khi các sản phẩm chủ lực của Công ty không bán được trên thị trường,
sản xuất bị đình trệ, nhiều cán bộ công nhân viên phải nghỉ việc. Công ty lâm vào
tình trạng rất khó khăn. Cũng trong năm 2000, các Công ty lắp ráp xe máy nước
ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Thị trường xe máy Việt Nam trở nên cực kỳ sôi
động với tốc độ tăng trưởng trên 10% một năm. Cùng với đó, nhu cầu các sản phẩm
linh kiện cho xe gắn máy tại Việt Nam cũng tăng cao trong khi nhiều doanh nghiệp
Việt Nam không thể đáp ứng được. Nắm bắt cơ hội đó, Ban giám đốc Công ty đã
nhận định thị trường có sự tăng trưởng và độ hấp dẫn cao, Công ty có thế mạnh trung

bình so với các đối thủ trong nước. Vì vậy, Công ty đã lựa chọn chiến lược tăng
trưởng có chọn lọc, tập trung đầu tư trang thiết bị vào việc sản xuất linh kiện xe máy
đồng thời giảm bớt các hoạt động trên các mảng thị trường khác như sản xuất các
phụ tùng xe đạp. Từ năm 2003 đến 2005, nhờ thực hiện quản trị theo chiến lược,
Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường và tạo được vị thế mới, sản phẩm của Công ty
đã có uy tín và được nhiều hãng lắp ráp lớn đặt hàng.
Từ thực tiễn hoạt động xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty,
chúng ta có thể thấy các chiến lược của Công ty đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, Công ty luôn có những phản ứng linh hoạt
trước những biến động của thị trường, tận dụng được các cơ hội và hạn chế rủi ro
thấp nhất. Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh chủ yếu do Ban giám đốc Công
ty thực hiện với sự tham mưu của các phòng ban chức năng. Cuối năm, Công ty đều
chủ động lập kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo với mục đích cung cấp các căn
cứ định hướng, phát triển các định hướng các mục tiêu cụ thể, chi tiết và đề ra các
hành động để đạt được mục tiêu này, lựa chọn và tập chung các nguồn lực vào các
mục tiêu chính. Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ được thông qua Đại hội đồng
cổ đông để lấy ý kiến của các cổ đông trong Công ty nhằm đảm bảo sự thống nhất,
đoàn kết, dân chủ và khách quan trong Công ty. Đây là những điều kiện tiên quyết
cho việc thực hiện, kiểm tra và giám sát một cách hiệu quả nhất các kế hoạch kinh
doanh.
2.1.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp đều phải tự mình trả lời ba câu
hỏi lớn: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Trả lời được những
vấn đề này không đơn giản nhất là trong bối cảnh thị trường cạnh tranh biến đổi
không ngừng. Trong sự vận động không ngừng đó, các Công ty chỉ có thể định hướng
chiến lược cho sự phát triển của mình thông qua công tác nghiên cứu thị trường.
Nguyễn Thị Quyến QTKDTH49C
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×