- Đề : Thuyết minh về cây lúa (tập làm văn lớp
9) - sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ
thuật trong văn bản thuyết minh .
Lập dàn ý:
+Dàn ý :
- Nghề trồng lúa lâu đời, đồng bằmg Sông
Hồng, Cửu Long, vựa lúa cả nước.
- Hai vụ lúa
- Nhiều giống lúa
- Nguồn sống loài người
- Nghề trồng lúa là nghề căn bản nhà nông
- Cây lúa -> trồng -> gieo -> cấy -> phát triển
-> thu hoạch
- Hạt gạo ăn, làm bánh, xuất khẩu.
- Rơm rạ, chất đốt, chăn nuôi, lộp nhà, làm
nấm.
- Cảm nghĩ cây lúa quê em
( Nguồn: )
Cây lúa Việt Nam
1) Thể loại: Thuyết minh
2) Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam
3) Yêu cầu: phải biết kết hợp phương pháp
thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật
DÀN Ý
I. Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một
phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của
một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc
nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt
Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai
đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có,
bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,
xay xát thành hạt gạo…
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa,
hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm
bánh chưng, bánh dày)…
+ Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày
hay đồ các loại xôi.
+ Lúa nếp non dùng để làm cốm.
- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành
như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,
bánh phở, cháo,…
không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc
tạo nên∀Nếu nền văn hóa ẩm thực độc đáo
của Việt Nam.
d. Thành tựu:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30
giống lúa được công nhận là giống lúa quốc
gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở
thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau
Thái Lan về sản xuất gạo.
III. Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống
người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ
mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống
văn hóa tinh thần của người Việt
-Một vài ý tưởng :
Còn nhỏ là cây mạ, lớn lên là cây lúa, bông
đâm ra gọi là đòng, hạt lúa non là cốm, hạt lúa
già là thóc; bông lúa gặt về thì phần còn lại
ngoài đồng là rạ, đập tách hạt thóc ra rồi thì
phần còn lại của bông lúa là rơm; sau khi xay
giã xong thì hạt thóc chia thành gạo, cám, trấu;
gạo gãy gọi là tấm; gạo nấu lên thành cơm,
xôi, nấu cho nhiều nước thành cháo, chế biến
thành món quà là bỏng,... Cây lúa lại có nhiều
loại: nếp, tẻ, mùa, chiêm... Trong số các loại
lúa, khi xưa, người Việt dùng lúa nếp là chính,
trong lúa tẻ thì lúa mùa là chính.
-Các câu ca dao , tục ngữ về lúa :
+Người sống về gạo, cá bạo về nước
+Cơm tẻ mẹ ruột
+Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì
thôi mọi đường.
+"Ở Lĩnh Nam có nhiều thóc tẻ, mà ở Giao
Chỉ là nhiều nhất. Còn thóc nếp thì ở An Nam
có nếp trắng, nếp vàng, đến hơn mười giống;
họ dùng gạo tẻ nấu cơm ăn và gạo nếp để nấu
rượu" (sách Quảng Đông có chép )
+"Về các nguồn lợi thì có thóc gạo là dồi dào
và đến rất phì nhiêu. Có hai mùa gặt vào tháng
sáu và tháng một, vì thế giá rẻ tới ba lần so với
Tàu". (Vào tk. XVII. A. de Rhodes viết)
-Có hai vụ lúa chính : vụ chiêm và vụ xuân.
-Lợi ích, công dụng của cây lúa :
Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc
cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam,
Nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất
khẩu thu ngoại tệ
Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong
các nước có sãn lượng lúa xuất khẩu hàng đầu
thế giới.
Song song với hình ảnh con trâu, cây lúa đã đi
sâu vào đời sống quần chúng, nhân dân qua
thơ ca, ca dao tục ngữ, văn học, âm nhạc...
-Nguồn gốc của cây lúa :ở vùng đầm lầy phía
dưới chân núi Hymalaya và phía Bắc Ấn Độ .
*Mời các bạn tham khảo phần mở bài :
Nước Việt Nam ta có bề dày lịch sử 2000 năm
văn hiến, văn hóa lúa nước được ông cha ta
phát triển phổ biến rộng rãi từ rất sớm, buổi
đầu dựng nước và duy trì mãi đến ngày nay,
tập trung ở đồng bằng sông hồng và Châu thổ
đồng bằng sông Cửu Long.
Khi nói đến Việt Nam, tra nghĩ ngay đến hình
tượng cây lúa nước, nó được xem là biểu
tượng nét đặc trưng của văn hóa, truyền thống
của Nước Việt xưa và nay.
Một số đoạn văn gợi ý:
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời
nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á.
Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Việt Nam... Cây lúa đã có mặt từ 3000 -
2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta
đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và
đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những
tiến bộ như ngày nay.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng
bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu và 2,7
triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và
sản lượng thóc tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn.
Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa
cũ, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây,
ít chụi thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp.
Nhà nông có câu” Nhất thì, nhì thục” . Từ năm
1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do
diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy
chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật
đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây,
ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Đã
chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân,
chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ (80-
90%) diện tích và thời kỳ 1985-1990 sang
xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn.
Một số giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn
hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ
chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản
xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các
tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt
Nam ngày càng phát triển và đạt được những
thành tựu đáng kể.
Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước
tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là
do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng
suất. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng
lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay,
Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong
sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu
ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ
lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn
xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, Đứng
hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu
gạo.
Những trở ngại và thách thức
- Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng
lúa ngày càng bị thu hẹp
- Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở
hữu rất manh mún,khó cơ giới hóa.
- Quá trình áp dụng giống mới chụi thâm canh,
phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa
là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới
nguy hiểm, khó phòng trừ.
- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có xu hướng
tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
- Tham gia vào thị trường thương mại thế giới
có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông
sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng
bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất
lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ.
Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con
người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng
trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền
văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn
trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa
và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần
cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu
trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện
nay và mãi mãi về sau
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là
cây lương thực chính của người dân VN nói
riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa
,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức
từ bao đời nay người dân VN coi đó là một
phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ
những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc
quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây
lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng
này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn
trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị
lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn
với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu
ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất
nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no
đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể
làm giàu cho người nông dân và cho cả đất
nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng
hóa có giá trị.
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa
nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân
tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả
nước.
Lúa là một trong năm loại cây lương thực
chính của thế giới, cùng với ngô (Zea Mays
L.),lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch),
sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai
mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.).
Lúa trong bài này nói tới hai loài (Oryza sativa
và Oryza glaberrima) trong họ Poaceae, có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Hai
loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo
tiêu thụ bởi con người[1]. Lúa là các loài thực
vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi
khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5
cm) và dài 50-100 cm. Các hoa nhỏ thụ phấn
nhờ gió mọc thành các cụm hoa phân nhánh
cong hay rủ xuống, dài 30-50 cm. Hạt là loại
quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ
cốc) dài 5-12 mm và dày 2-3 mm. Cây lúa non
được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có
thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào
ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai
đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non
có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian
thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản
phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát
bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là
gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là
nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa
dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ
La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại
lương thực được con người tiêu thụ nhiều
nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có
nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil.
[sửa] Gieo trồng
Việc trồng lúa phù hợp nhất tại các khu vực
với chi phí nhân công thấp và lượng mưa lớn,
do nó đòi hỏi nhiều nhân công để gieo trồng và
cần nhiều nước để phát triển tốt. Tuy nhiên,
lúa có thể trồng ở bất kỳ đâu, thậm chí ở cả
các sườn đồi hay núi. Lúa là loại cây trồng
đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau ngô và
lúa mì. Mặc dù các loài lúa có nguồn gốc ở
khu vực miền nam châu Á và một phần nào đó
của châu Phi, nhưng hàng thế kỷ thương mại
và xuất khẩu thóc, gạo đã làm cho nó trở thành
phổ biến trong nhiều nền văn minh.
Một người phụ nữ đang nhổ mạ
Ruộng lúa (Oryza sativa) tại Vườn thực vật
hoàng gia Kew, London
Lúa thông thường được gieo hay cấy trong các
ruộng lúa nước - các mảnh ruộng được tưới
hay ngâm trong một lớp nước không sâu lắm
với mục đích đảm bảo nguồn nước cho cây lúa
và ngăn không cho cỏ dại phát triển. Khi cây
lúa đã phát triển và trở thành chủ yếu trong các
ruộng lúa thì nước có thể tưới tiêu theo chu kỳ
cho đến khi thu hoạch mùa màng. Các ruộng
lúa có tưới tiêu nước làm tăng năng suất, mặc
dù lúa có thể trồng tại các vùng đất khô hơn
(chẳng hạn các ruộng bậc thang ở sườn đồi)
với sự kiểm soát cỏ dại nhờ các biện pháp hóa
học.
Ở một vài khu vực có mực nước sâu, người ta
cũng có thể trồng các giống lúa mà dân gian
gọi nôm na là lúa nổi. Các giống lúa này có
thân dài có thể chịu được mực nước sâu tới
trên 2 mét (6 ft).
Các ruộng lúa nhiều nước còn là môi trường
sinh sống thích hợp cho nhiều loài chim như
cò, vạc, diệc hay chim chích, nhiều loài động
vật lưỡng cư như ếch, nhái hay bò sát như rắn
hoặc các động vật giáp xác như tôm, tép, cua
hay ốc. Nhiều loài động vật có các chức năng
hữu ích trong việc kiểm soát các loài sâu bệnh.
Gạo hạt dài Mỹ
Dù trồng trong ruộng nước hay ruộng khô thì
cây lúa vẫn đòi hỏi một lượng nước lớn hơn
nhiều so với các loại cây trồng khác. Việc gieo
trồng lúa là một công việc chứa đựng các yếu
tố mâu thuẫn tại một vài khu vực, chẳng hạn
tại Hoa Kỳ và Australia, là các khu vực mà
việc gieo trồng lúa chiếm tới 7% tài nguyên
nước của các quốc gia này nhưng chỉ tạo ra
0,02% GDP. Tuy nhiên, tại các quốc gia có
mùa mưa - bão theo chu kỳ thì việc gieo trồng
lúa còn có tác dụng giữ cho việc cung cấp
nước được duy trì ổn định hơn cũng như ngăn
chặn lũ lụt không bị đột ngột.
Bệnh đạo ôn, do loài nấm Magnaporthe grisea
gây ra, là loại bệnh đáng chú ý nhất gây ảnh
hưởng tới năng suất lúa. Lúa còn bị một số sâu
bệnh phá hoại như cháy cổ lá, bạc lá, rầy nâu
(Nilaparvata lugens), châu chấu, bọ trĩ, rầy
lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, rầy xám, các
loài bọ xít (họ Pentatomidae) như bọ xít đen,
bọ xít xanh, bọ xít dài, bọ xít gai, sâu cuốn lá
nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu đục thân lúa hai
chấm, sâu năm vạch đầu nâu, sâu năm vạch
đầu đen, sâu cú mèo, sâu keo, sâu cắn gié, sâu
đo xanh, ruồi đục nõn, sâu nâu, v.v.
Bài chi tiết: Danh sách các loại sâu bệnh hại
lúa
.
Lương thực
Cối giã gạo tại Nhật Bản vào khoảng thập niên
1920
Hạt thóc trước tiên được xay để tách lớp vỏ
ngoài, đây là gạo xay còn lẫn trấu. Quá trình
này có thể được tiếp tục, nhằm loại bỏ mầm
hạt và phần còn sót lại của vỏ, gọi là cám, để
tạo ra gạo. Gạo sau đó có thể được đánh bóng
bằng glucoza hay bột tan (talc) trong một quy
trình gọi là đánh bóng gạo, chế biến thành bột
gạo hoặc thóc được chế biến thành loại thóc
luộc thô. Gạo cũng có thể được bổ sung thêm
các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất bị
mất đi trong quá trình xay xát. Trong khi
phương pháp đơn giản nhất là trộn thêm các
chất dinh dưỡng dạng bột mà rất dễ bị rửa trôi
theo nước (tại Hoa Kỳ thì gạo được xử lý như
vậy cần có tem mác cảnh báo chống rửa/vo
gạo) thì phương pháp phức tạp hơn sử dụng
các chất dinh dưỡng trực tiếp lên trên hạt gạo,
bao bọc hạt gạo bằng một lớp chất không hòa
tan trong nước có tác dụng chống rửa trôi.
Ruộng bậc thang trên sườn đồi
Trong khi việc rửa gạo làm giảm sự hữu ích
của các loại gạo được làm giàu thì nó lại là cực
kỳ cần thiết để tạo ra hương vị thơm ngon hơn
và ổn định hơn khi gạo đánh bóng (bất hợp
pháp tại một số quốc gia, như Hoa Kỳ) được
sử dụng.
Cám gạo, gọi là nuka ở Nhật Bản, là một mặt
hàng có giá trị ở châu Á và được dùng cho
nhiều nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nó là lớp
chất dầu ẩm ướt bên trong được đun nóng lên
để sản xuất một loại dầu ăn có lợi cho sức
khỏe. Ứng dụng khác là để làm một loại rau
dầm có tên gọi là tsukemono.
Tại nhiều nơi, gạo còn được nghiền thành bột
để làm nhiều loại đồ uống như amazake,
horchata, sữa gạo và rượu sakê. Bột gạo nói
chung an toàn cho những người cần có chế độ
ăn kiêng gluten.
Chế biến và nấu ăn
Gạo chưa xát (gạo lứt)
Sản phẩm chủ yếu từ gạo là cơm. Gạo có thể
nấu thành cơm nhờ cách luộc trong nước (vừa
đủ) hay bằng hơi nước. Các nồi cơm điện rất
phổ biến ở châu Á, đã đơn giản hóa quá trình
này.
Gạo cũng có thể nấu thành cháo bằng cách cho
nhiều nước hơn bình thường. Bằng cách này
gạo sẽ được bão hòa về nước và trở thành
mềm, nở hơn. Các món cháo rất dễ tiêu hóa và
vì thế nó đặc biệt thích hợp cho những người
bị ốm.
Khi nấu các loại gạo chưa xát bỏ hết cám, một
cách thức nấu ăn giữ được các chất dinh
dưỡng gọi là Cơm GABA hay GBR[2] có thể
sử dụng. Nó bao gồm việc ngâm gạo trong
khoảng 20 giờ trong nước ấm (38°C hay
100°F) trước khi nấu. Quá trình này kích thích
sự nảy mầm, và nó kích hoạt các enzym có
trong gạo. Bằng cách này, người ta có thể thu
giữ được nhiều axít amin hơn.
Lịch sử
Utagawa Hiroshige, Đồng lúa tại tỉnh Oki,
nhìn từ O-Yama
Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là
một loài cây hoang dại trên siêu lục địa
Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và
phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình
trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài
cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa được
đã thuần hoá là lúa châu Á (Oryza sativa) và
lúa châu Phi (Oryza glaberrima) [3].
Lúa châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng
3.500 năm. Trong khoảng thời gian từ 1500
TCN đến 800 TCN thì O. glaberrima đã lan
rộng từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực
châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal.
Tuy nhiên, nó không bao giờ phát triển xa khỏi
khu vực nguồn gốc của nó. Việc gieo trồng
loài lúa này thậm chí còn suy giảm do các
giống châu Á, có thể đã được những người Ả
Rập từ bờ biển phía đông đem tới châu Phi đại
lục trong thời gian khoảng từ thế kỷ 7 đến thế
kỷ 11.
Tổ tiên của lúa châu Á [4] O. sativa là một loại
lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) dường
như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh
chân núi Himalaya, với O. sativa thứ indica ở
phía Ấn Độ và O. sativa thứ japonica ở phía
Trung Quốc. Hiện nay đây là giống lúa chính
được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp
thế giới. Nhiều giả thuyết khác nhau về nơi
đầu tiên tiến hành việc gieo trồng hay thuần
hoá giống lúa này. (Xem Các giả thuyết về
nguồn gốc thuần hoá cây lúa).
Các giống lúa trồng trên các vùng đất khô đã
được đưa vào Nhật Bản và Triều Tiên khoảng
những năm 1000 TCN. Các giống lúa nước có
mặt tại Triều Tiên vào giữa thời kỳ đồ gốm
Mumun (khoảng 850-550 TCN) và tới Nhật
Bản vào khoảng thời kỳ Yayoi (khoảng 300
TCN).
Mô hình bông lúa trên đồng xu 5 yên nhấn
mạnh tầm quan trọng của hạt thóc đối với
người Nhật
O. sativa đã thích nghi với việc gieo trồng tại
Trung Đông và Địa Trung Hải của châu Âu
vào khoảng năm 800 TCN. Người Moor đã
đem nó tới bán đảo Iberia khi họ xâm chiếm
vùng này vào năm 711. Thời gian nửa sau của
thế kỷ 15, thì lúa đã trải rộng tới Ý và sau đó
là Pháp và sau đó là tất cả các châu lục khác
trong thời kỳ khám phá và chinh phục lớn của
người châu Âu. Năm 1694, lúa đã đến South
Carolina, có lẽ có nguồn gốc từ Madagascar.
Người Tây Ban Nha đem các giống lúa tới
Nam Mỹ vào đầu thế kỷ 18.
Tại Hoa Kỳ, trong các khu vực South Carolina
và Georgia thuộc địa thì người ta đã gieo trồng
và tích lũy được tài sản lớn nhờ sức lao động
của các nô lệ mua về từ khu vực Senegambia ở
Tây Phi. Tại cảng Charleston, mà qua đó 40%
nô lệ gốc Phi đã đi qua, các nô lệ được đưa tới
các đồn điền trồng lúa tại khu vực xung quanh
Georgetown, Charleston và Savannah. Từ các
nô lệ, các chủ trang trại đồn điền đã học được
cách thoát nước cho các đầm lầy và tưới tiêu
nước theo chu kỳ cho các cánh đồng. Đầu tiên
thóc được giã bằng tay với các chày gỗ, sau đó
được sàng sẩy trong các dụng cụ gọi là giần và
sàng (đây cũng là một kỹ xảo khác nữa của các
nô lệ). Việc phát minh ra các thiết bị xay xát
sử dụng trong các máy xay đã làm tăng khả
năng sinh lãi của loài cây này, cũng như việc
thêm vào động cơ sử dụng nước cho các máy
xay vào năm 1787 của người thợ làm cối xay
Jonathan Lucas đã là một bước tiến mới. Việc
gieo trồng lúa ở đông nam Hoa Kỳ trở nên ít
lời lãi hơn với sự mất đi của lao động nô lệ sau
Nội chiến Bắc Mỹ và cuối cùng nó đã mất hẳn
khi bước vào thế kỷ 20.
Sản xuất và thương mại toàn cầu
Ruộng lúa tại nông thôn Việt Nam
Đồng lúa ở Ea Súp, Tây Nguyên, Việt Nam
Sản xuất gạo toàn cầu [5] đã tăng lên đều đặn
từ khoảng 200 triệu tấn vào năm 1960 tới 600
triệu tấn vào năm 2004. Gạo đã xay xát chiếm
khoảng 68% trọng lượng thóc ban đầu. Năm
2004, ba quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu là
Trung Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ
(20%) và Indonesia (9%).
Các số liệu về xuất nhập khẩu gạo lại khác
hẳn, do chỉ khoảng 5-6% gạo được buôn bán ở
quy mô quốc tế. Ba nhà xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới là Thái Lan (26% sản lượng gạo
xuất khẩu), Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ
(11%), trong khi ba nhà nhập khẩu gạo lớn
nhất là Indonesia (14%), Bangladesh (4%) và
Brasil (3%).
[sửa] Các giống
Tập tin:A hand holding rice.jpg