Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

Biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.29 MB, 274 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜ

ỌC

T

UYỄ T Ị TUYẾT

BẾ
Ổ K
TẾ, XÃ Ộ , VĂ
ÓA
CỦA
ƢỜ RA A Ở
T UẬ
TỪ 1975 Ế 2015

UẬ Á T Ế SĨ ỊC

SỬ V ỆT AM

Lâm Đồng, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜ

ỌC

T



UYỄ T Ị TUYẾT

BẾ

Ổ K
TẾ, XÃ Ộ , VĂ
ÓA CỦA
ƢỜ RA A Ở
T UẬ
TỪ 1975 Ế 2015
Chuyên ngành: ịch sử Việt am
Mã số: 9 22 90 13

UẬ Á T Ế SĨ ỊC

ƢỜ

ƢỚ

SỬ V ỆT AM

DẪ K OA

1. PGS.TS. CAO T Ế TRÌ
2. PGS.TS. BÙ VĂ

Ù

Lâm Đồng, năm 2019


ỌC:


i

Ờ CAM OA
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu, sưu tầm, tổng hợp của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Một số luận điểm của luận án được kế thừa
và trích nguồn theo đúng quy định.
Lâm Đồng, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận án

guyễn Thị Tuyết

ạnh


ii

Ờ CẢM Ơ
Để hoàn thành bản luận án này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo
Trường Đại học Đà Lạt, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Phòng Nghiên cứu
khoa học – Hợp tác quốc tế, Khoa Lịch sử Trường Đại học Đà Lạt, Ban Giám
đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, Ban Giám hiệu Trường THPT Chu
Văn An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian làm nghiên
cứu sinh.
Tác giả đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS.TS. Cao Thế Trình và PGS.TS.
Bùi Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn tác giả từ việc lựa chọn các phương pháp

tiếp cận đề tài, tiếp xúc với các nguồn tư liệu quý báu cho đến lúc đọc bản thảo
và tận tình giúp đỡ tác giả hoàn chỉnh bản luận án này.
Tác giả chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc Sở Nội vụ, Sở Văn
hóa – Thể thao – Du lịch, Cục Thống kê, UBND các huyện, TP thuộc tỉnh Ninh
Thuận đã cung cấp cho tác giả nhiều thông tin quan trọng để hoàn thành việc
nghiên cứu.
Nhân dịp này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã luôn
cổ vũ, động viên, giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và làm luận án.
Lâm Đồng, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận án

guyễn Thị Tuyết

ạnh


iii

MỤC ỤC
Ờ CAM OA ..................................................................................................... i
Ờ CẢM Ơ .......................................................................................................... ii
BẢ

CÁC C Ữ V ẾT TẮT ................................................................................v

DA

MỤC CÁC BẢ


DA

MỤC P Ụ ỤC ...................................................................................... viii

, B ỂU Ồ TRO

UẬ Á .............................. vi

TÓM TẮT................................................................................................................ ix
SUMMARY ............................................................................................................. xi
MỞ ẦU ....................................................................................................................1
C ƢƠ

MỘT. CƠ SỞ Ý UẬ , TỔ

ƢỜ RA

A Ở

QUA

VỀ

ỊA B

V

TỘC

T UẬ .................................................................. 10


1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................10
1.1.1 Các khái niệm thường dùng trong luận án ..................................... 10
1.1.2 Lý thuyết nghiên cứu của luận án................................................... 17
1.1.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................. 20
1.2 Tổng quan về địa bàn và tộc người Raglai ở Ninh Thuận .......................39
1.2.1 Tổng quan về tỉnh Ninh Thuận....................................................... 39
1.2.2 Về người Raglai ở Ninh Thuận ...................................................... 43
C ƢƠ

A . C UYỂ

ƢỜ RA

A Ở

BẾ

K

TẾ, XÃ

Ộ , VĂ

ÓA CỦA

T UẬ TỪ 1975 – 2015...................................... 61

2.1 Kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai giai đoạn 1975 – 1986 ..........61
2.1.1 Bối cảnh lịch sử .............................................................................. 61

2.1.2 Kinh tế ............................................................................................ 66
2.1.3 Xã hội ............................................................................................. 70
2.1.4 Văn hóa ........................................................................................... 75
2.2 Chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai giai đoạn 1986 –
2015................................................................................................................78


iv

2.2.1 Bối cảnh lịch sử .............................................................................. 78
2.2.2 Kinh tế ............................................................................................ 88
2.2.3 Xã hội ............................................................................................. 96
2.2.4 Văn hóa ......................................................................................... 106
C ƢƠ
XU

BA. T

ƢỚ

TỰU,

P ÁT TR Ể CỦA

C Ế, B
ƢỜ RA

ỌC K
A Ở


ỆM V
T UẬ ... 116

3.1 Thành tựu ...............................................................................................116
3.1.1 Những thành tựu nổi bật ............................................................... 116
3.1.2 Nguyên nhân ................................................................................. 118
3.2 Hạn chế ..................................................................................................129
3.2.1 Một số hạn chế.............................................................................. 129
3.2.2 Nguyên nhân ................................................................................. 136
3.3 Bài học kinh nghiệm ..............................................................................139
3.4 Xu hướng phát triển của người Raglai ở Ninh Thuận ...........................150
3.4.1 Tiềm năng ..................................................................................... 150
3.4.2 Quan hệ đoàn kết dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam .. 152
3.4.3 Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa – xã hội ............. 159
KẾT UẬ .......................................................................................................... 166
T

ỆU T AM K ẢO .................................................................................. 170

P Ụ ỤC ............................................................................................................. 193
DA


MỤC CÁC CÔ

TRÌ



BỐ CỦA TÁC




Ê QUA

UẬ Á .................................................................................................... 260


v

BẢ

CÁC C Ữ V ẾT TẮT

BCH

- Ban Chấp hành

BCHQS

- Bộ chỉ huy quân sự

CNXH

- Chủ nghĩa xã hội

Ctg

- Cùng tác giả


HTX

- Hợp tác xã

KHXHNV

- Khoa học Xã hội và Nhân văn

NTL

- Người trả lời

NXB

- Nhà xuất bản
Chương trình phân tích thống kê trong khoa học xã
hội (Statistical Package for the Social Sciences)

SPSS
THCS

- Trung học cơ sở

THPT

- Trung học phổ thông

Tr.

- Trang


TP

- Thành phố

UBND

- Ủy ban nhân dân

XHCN

- Xã hội chủ nghĩa


vi

DA

MỤC CÁC BẢ

, B ỂU Ồ TRO

UẬ Á

Bảng 2.1 Các dòng họ chủ yếu của người Raglai ................................................98
Bảng 3.1 Bảng so sánh hệ thống phụ âm tiếng Raglai và tiếng Chăm ..............153
Bảng 3.2 Bảng so sánh hệ thống nguyên âm tiếng Raglai và tiếng Chăm ........154
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu người Raglai so với các dân tộc khác ở Ninh Thuận ...........43
Biểu đồ 1.2 Dân số Raglai Việt Nam qua bốn cuộc tổng điều tra dân số ............47
Biểu đồ 1.3 Dân số Raglai các tỉnh năm 2009 .....................................................47

Biểu đồ 1.4 Dân số Raglai Ninh Thuận theo đơn vị hành chính năm 2009 ........48
Biểu đồ 1.5 Dân số Raglai Ninh Thuận theo giới tính năm 2009 ........................48
Biểu đồ 2.1 Đánh giá về quan hệ họ hàng của người Raglai ...............................71
Biểu đồ 2.2 Trình độ học vấn của người Raglai ở huyện Ninh Sơn năm 1985 ...74
Biểu đồ 2.3 Các loại cây trồng của người Raglai ................................................88
Biểu đồ 2.4 Thời gian bắt đầu trồng lúa nước của người Raglai .........................89
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ hộ gia đình người Raglai làm nghề thủ công ..........................95
Biểu đồ 2.6 Các nghề thủ công hiện còn của người Raglai .................................95
Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ người Raglai duy trì mối quan hệ họ hàng ..............................99
Biểu đồ 2.8 Số thế hệ trong gia đình người Raglai ............................................100
Biểu đồ 2.9 Quà mừng trong ngày cưới của người Raglai ................................100
Biểu đồ 2.10 Trình độ học vấn của người Raglai ..............................................104
Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ đi chợ của người Raglai ......................................................107
Biểu đồ 2.12 Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống của người Raglai ..................108
Biểu đồ 2.13 Dịp mặc trang phục truyền thống của người Raglai.....................109
Biểu đồ 2.14 Số ngày làm tang lễ khi có người chết của người Raglai .............111
Biểu đồ 2.15 Phúng viếng trong lễ tang của người Raglai ................................111
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo Ninh Thuận năm 2015 ...................131
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo Ninh Thuận theo dân tộc năm 2015 ....131
Biểu đồ 3.3 Tình trạng hôn nhân của người Raglai ...........................................132
Biểu đồ 3.4 Mức độ tham gia lễ hội truyền thống của người Raglai .................134


vii

Biểu đồ 3.5 Dân số Raglai Ninh Thuận theo địa bàn năm 2009 ........................138
Biểu đồ 3.6 Dân số Raglai Ninh Thuận theo nhóm tuổi năm 2009 ...................151
Biểu đồ 3.7 Tiếng nói trong cộng đồng của người Raglai .................................157
Biểu đồ 3.8 Mức độ phân biệt giữa người Raglai và người Kinh ......................158



viii

DA

MỤC P Ụ ỤC

Phụ lục 1. Dân số Raglai tỉnh Ninh Thuận năm 2015 .......................................193
Phụ lục 2. Phiếu trưng cầu ý kiến người Raglai ở Ninh Thuận năm 2015 ........197
Phụ lục 3. Kết quả xử lý dữ liệu phiếu trưng cầu ý kiến người Raglai ở Ninh
Thuận năm 2015 .................................................................................................213
Phụ lục 4. Bảng từ vựng tiếng Việt – Raglai .....................................................235
Phụ lục 5. Danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh
Thuận năm 2015 .................................................................................................239
Phụ lục 6. Bản đồ, hình ảnh ...............................................................................244


ix

TÓM TẮT
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam
kết thúc thắng lợi, đây cũng là thời điểm đánh dấu một chuyển biến lịch sử quan
trọng trong quá trình phát triển của tộc người Raglai. Từ đây người Raglai bước
vào một thời kỳ mới, xây dựng xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Trong suốt 40 năm qua (1975 – 2015), với những chủ trương, chính sách
đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, cùng với những cố gắng của chính
người Raglai, vùng đồng bào dân tộc Raglai ở Ninh Thuận đã có những biến đổi
về kinh tế, xã hội, văn hóa.
Về kinh tế: Hoạt động kinh tế truyền thống của người Raglai ở Ninh Thuận
mang tính tự cung, tự cấp; trồng trọt (canh tác nương rẫy) là hoạt động chính và

quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và thu nhập của người Raglai. Trong những
thập niên gần đây, cây lúa nước thay thế cây lúa nương; cơ cấu cây trồng không
chỉ có các loại ngũ cốc, rau củ mà đa dạng hơn với các loại cây hàng hóa. Chăn
nuôi cũng có những biến đổi, đặc biệt là đàn gia súc được quan tâm phát triển.
Nhìn chung, nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi dần đóng một vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh tế của người Raglai. Từ những biến đổi trên, các loại hình
nghề nghiệp, lao động và dịch vụ khác cũng ra đời và phát triển.
Về xã hội: Xã hội truyền thống của người Raglai khá chặt chẽ, bao gồm tổ
chức làng (palei), dòng họ (apok pitiad) và gia đình (voh sa). Người Raglai theo
chế độ mẫu hệ, trong đó người đàn bà lớn tuổi nhất đóng vai trò quan trọng,
quyết định việc giải quyết mọi vấn đề. Quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái.
Vai trò của ông cậu rất quan trọng đối với gia đình. Đến nay, do quản lý bởi hệ
thống hành chính và các định chế pháp luật thống nhất trong toàn quốc nên cơ
cấu tổ chức xã hội của người Raglai cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, quan hệ
dòng họ vẫn còn khá đậm nét và vẫn giữ một vai trò nhất định trong đời sống xã
hội của người Raglai ở Ninh Thuận. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục – đào tạo và
y tế ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận.


x

Về văn hóa: Là một dân tộc miền rừng núi, sống du canh du cư với nền
kinh tế tự cung, tự cấp chậm phát triển. Tuy nhiên, đời sống văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần của người Raglai vẫn rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy,
nghiên cứu về văn hóa vật chất và tinh thần của người Raglai vẫn được giới học
giả quan tâm như kho tàng âm nhạc dân gian, nhạc cụ, tín ngưỡng,…
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, giao lưu và tiếp
biến văn hóa mạnh mẽ nên các nền văn hóa có xu hướng xích lại gần nhau hơn.
Một mặt, sự giao thoa, đan xen, hỗn dung văn hóa đã và đang mang lại sự đa
dạng, làm giàu văn hóa của các tộc người – trong đó có người Raglai. Mặt khác,

nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các tộc người thiểu số cũng đang
có nguy cơ bị mai một. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về biến đổi kinh tế, xã hội,
văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015 là vấn đề nghiên cứu có
giá trị khoa học và thực tiễn; góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.


xi

SUMMARY
In 1975, when the resistance against the Americans rescued the country of
the Vietnamese people ended successfully, this was also a time to mark an
important historical change in the development of the Raglai ethnic people. From
there, the Raglai people entered a new period to build a society under the
leadership of the Communist Party of Vietnam. Over the past 40 years (1975 –
2015), with the right and timely guidelines and policies of the Party, the State, and
the efforts of the Raglai people themselves, the Raglai ethnic minority people in
Ninh Thuan have achieved change in economy, society, and culture.
Firstly, for the economic activity: The traditional economy of the Raglai
people in Ninh Thuan is self – sufficient. Farming (mountain fields cultivation) is
still the main and most important activity in the economic structure and income of
the Raglai people, however in recent decades, agriculture has gradually played an
important role in economic activities of the Raglai people; and began to change
and form other types of careers and services.
Secondly, for the social field: The traditional society of the Raglai people
is quite strict, including village organization (palei), whole family (apok pitiad)
and family (voh sa). The Raglai people follow a matriarchy, in which the oldest
woman plays an important role, deciding to solve all problems. Property
inheritance belongs to girls. The role of the Uncle of the family is very
important. The Raglai society is currently managed by the nationwide

administrative system and legal institutions. However, the lineages relationship
is still quite strong and plays a certain role in the social life of the Raglai people
in Ninh Thuan. In addition, the field of education and health is growing, gianing
many ramarkable achievements.
Thirdly, for the cultural field: As a mountainous ethnic group, living in
nomadic life with a slow economic development, mainly self-sufficient economy
but that does not mean that their culture is poor; In contrast, the cultural and


xii

spiritual culture of the Raglai people is very colorful, it seems to bring an endless
passion of exploration for any researcher when learning about the Raglai people
and set their feet in the land with many mysteries. It can be said that the deeper
into the research, the more the diversity, distinctiveness and cultural richness of
this ethnic group can be seen, showing the most in the treasure of folklore and folk
music with lots various instruments...
Currently, as the development of science and technology, strong cultural
exchanges, the cultures are coming together, so the speed of cultural interference,
intercourse and, mix is taking place dynamically; nevertheless, many traditional
cultural values of ethnic minorities are at risk. In that development trend, although
the economy of the Raglai ethnic people is still slow, cultural values are not out of
that trend. Therefore, the study of economic, social and cultural changes of Raglai
people in Ninh Thuan from 1975 to 2015 is essential to contribute to build and
develop an advanced Vietnamese culture imbued with sustainable development.


1

MỞ ẦU

1. ý do chọn đề tài
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, người Raglai
có 122.245 người và có mặt tại 18/63 tỉnh, TP; dân số của người Raglai xếp thứ
19 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Địa bàn sinh sống của người Raglai là các tỉnh
Khánh Hòa (45.915 người), Bình Thuận (15.440 người), Lâm Đồng (1.517
người) và đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận (58.911 người) (Tổng cục Thống kê,
2010). Đây là tộc người sinh sống lâu đời ở miền Trung và Tây Nguyên Việt
Nam; thuộc loại hình nhân chủng Indonesiens và có mối quan hệ ngôn ngữ gần
gũi với các tộc người Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai.
Ở Ninh Thuận, Raglai là tộc người có địa bàn cư trú truyền thống ở miền
rừng núi, từng sống luân canh, luân cư với nền kinh tế tự nhiên, sản xuất tự cung
tự cấp. Từ bao đời nay, họ đã tạo cho mình những giá trị văn hóa riêng gắn với
điều kiện môi sinh đặc trưng của cư dân nông nghiệp nương rẫy Nam Trung Bộ.
Sau năm 1975 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm
phát triển kinh tế – xã hội miền núi như Nghị quyết 22 – NQ/TW của Bộ Chính
trị về một số chủ trương; Chính sách lớn phát triển kinh tế – xã hội miền núi
(1989); Quyết định 72/QĐ – HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ
trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi (1990); Chỉ thị
525/TTg – TTCP của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp tiếp
tục phát triển kinh tế – xã hội miền núi (1993); Chương trình định canh, định cư,
các chương trình 134, 135,... và gần đây nhất là Đề án phát triển kinh tế – xã hội
miền núi giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh Ninh Thuận. Với những chủ trương,
chính sách trên đã đóng góp không nhỏ đến thay đổi cuộc sống của người
Raglai; đời sống vật chất và tinh thần của các tộc người thiểu số nơi đây dần
được ổn định và có nhiều cải thiện.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiều vấn đề bất cập trong quá trình
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai cũng nổi lên. Trong đó,


2


nhiều giá trị văn hóa, xã hội truyền thống của người Raglai ngày càng biến đổi,
không ít những giá trị truyền thống bị mai một. Chính vì vậy, nghiên cứu về
những biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai có tầm quan trọng đặc
biệt; làm cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội,
xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới nhưng không phá vỡ
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của tộc người Raglai.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa
của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 đến 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ –
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh
Thuận từ 1975 – 2015 thực chất là nghiên cứu những giá trị kinh tế, xã hội, văn
hóa truyền thống cùng những biến đổi của nó do sự phát triển chung của đất
nước và quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các tộc người khác.
Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học để nhận
thức và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở Ninh Thuận cũng như trên phạm vi
cả nước, giúp cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách kịp thời
hoàn thiện hoặc đề ra những chính sách kinh tế, xã hội, xây dựng nền văn hóa
mới phù hợp với từng tộc người.
Việc nghiên cứu tìm hiểu về người Raglai nói chung và nhất là vấn đề về
kinh tế, xã hội, văn hóa của họ nói riêng luôn là việc làm cần thiết, mang ý nghĩa
khoa học và thực tiễn. Việc nghiên cứu đó không những đáp ứng kịp thời được
lòng mong mỏi của đồng bào nơi đây, mà nó còn góp một phần tư liệu mới cho
ngành Lịch sử Việt Nam và các ngành khoa học khác liên quan có cái nhìn đầy
đủ hơn về tộc người này.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:



3

Tổng quan về cộng đồng người Raglai ở Việt Nam nói chung và ở Ninh
Thuận nói riêng.
Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, lý
thuyết, tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Khái quát những đặc điểm của người Raglai ở Ninh Thuận như tộc danh và
ngôn ngữ, lịch sử tộc người, dân số và địa bàn cư trú, các điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội truyền thống,…
Mô tả, phân tích bối cảnh lịch sử kết hợp với việc phân tích các số liệu
điều tra để làm rõ những biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai từ
1975 – 2015.
Đặc biệt, luận án còn đánh giá về những thành tựu đã đạt được, những
mặt còn hạn chế trong suốt quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của
người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
đưa ra một số dự báo về xu hướng phát triển; rút ra các bài học kinh nghiệm
nhằm ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa bền vững cho tộc người
Raglai nơi đây.
3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của
người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015; trong đó tập trung vào những đối
tượng nghiên cứu cụ thể như sau:
Biến đổi kinh tế được xác định và giới hạn trong luận án là biến đổi cơ cấu
ngành kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ).
Biến đổi xã hội được xác định và giới hạn trong luận án là biến đổi tổ chức
xã hội (làng, dòng họ, gia đình), các vấn đề xã hội khác (giáo dục – đào tạo, y tế,
công tác định canh, định cư).
Biến đổi văn hóa được xác định và giới hạn trong luận án bao gồm: biến

đổi văn hóa vật chất (ẩm thực, trang phục, nơi cư trú, công cụ sản xuất, phương


4

tiện vận chuyển) và biến đổi văn hóa tinh thần (tôn giáo – tín ngưỡng, lễ bỏ mả,
văn chương – truyện cổ, sử thi, văn nghệ dân gian).
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Đề tài được xác định là nghiên cứu về người
Raglai ở tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu là ở hai huyện Bác Ái
và huyện Thuận Bắc – nơi có người Raglai tập trung cư trú chủ yếu. Tại huyện
Bác Ái, tập trung nghiên cứu tại 9/9 xã; huyện Thuận Bắc, tập trung nghiên cứu
tại 4/6 (xã Lợi Hải, Công Hải, Phước Kháng và Phước Chiến).
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình biến đổi
kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai từ 1975 – 2015. Đây là mốc thời gian
có sự thay đổi về thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Đồng thời, đây cũng
là giai đoạn cả nước cùng chung một chí hướng xây dựng một quốc gia đa tộc
người theo định hướng XHCN gắn liền với nếp sống văn hóa mới. Ngoài ra, luận
án còn cập nhật thêm các tư liệu về biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người
Raglai cũng như các chính sách, dự án,… đã và đang được thực hiện từ năm
2016 đến nay.
4. guồn tài liệu sử dụng trong luận án
Thực hiện đề tài “Biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở
Ninh Thuận từ 1975 đến 2015”, chúng tôi đã thu thập và tham khảo nhiều nguồn
tài liệu có liên quan như:
Thứ nhất, các văn kiện của Đảng và Nhà nước: Đây là nguồn tài liệu
chính thống, cung cấp những thông tin có cơ sở và đáng tin cậy, là căn cứ chân
thực để luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan gồm: Văn kiện Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam; các văn bản chính thức của Nhà nước về đường lối xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN qua các giai đoạn lịch sử (trước năm

1975, từ 1975 – 1986, từ 1986 – 2015); về chính sách dân tộc, chính sách phát
triển kinh tế – xã hội đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
nói chung và người Raglai ở Ninh Thuận nói riêng.


5

Thứ hai, các công trình nghiên cứu dưới dạng chuyên khảo, bài báo khoa
học, luận văn, luận án,… liên quan đến biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của
người Raglai từ 1975 – 2015 của các học giả trong và ngoài nước đã được công
bố, có giá trị tham khảo về thông tin, về quan điểm, phương pháp nghiên cứu và
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đây là những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi
có được những tri thức toàn diện về đối tượng nghiên cứu.
Thứ ba, các trang website chính thống trong và ngoài nước liên quan đến
biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015.
Tài liệu quan trọng khác của luận án là những tư liệu điền dã được chúng
tôi thu thập trong nhiều năm thông qua các phương pháp nghiên cứu liên ngành
như Dân tộc học, Xã hội học; kết hợp nghiên cứu định lượng từ việc chọn mẫu
khảo sát đến kỹ thuật xử lý số liệu bằng SPSS. Kết quả nghiên cứu trên giúp
chúng tôi so sánh, đối chiếu nhằm miêu tả, phục dựng lại một cách hệ thống và
tương đối toàn diện về bức tranh kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở
Ninh Thuận; qua đó, chúng tôi cũng nhận thức được những yếu tố còn bảo lưu,
những yếu tố đã biến đổi hiện nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc và văn hóa.
5.2 Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
Phương pháp lịch sử: Đặt vấn đề nghiên cứu biến đổi kinh tế, xã hội, văn

hóa của người Raglai ở Ninh Thuận là nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử, cấu trúc
quan hệ tộc người, sự hình thành và phát triển, cũng như việc ứng xử với môi
trường tự nhiên. Vì vậy, luận án sử dụng phương pháp lịch sử áp dụng cái nhìn
lịch đại và đồng đại để quan sát, nghiên cứu tọa độ, chủ thể, thời gian và không
gian văn hóa của tộc người Raglai.


6

Phương pháp logic: Luận án diễn giải, lập luận vấn đề theo tiến trình phát
triển một cách logic, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ
bản chất, tính tất yếu, quy luật vận động và phát triển khách quan về kinh tế, xã
hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận.
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và logic nhằm khai thác và sử liệu
hóa các tư liệu thu thập được để phục dựng bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội
của người Raglai trên cả hai phương diện đồng đại và lịch đại. Từ kết quả trên,
luận án diễn giải, lập luận các vấn đề theo tiến trình phát triển một cách logic để
nhìn thấy tính quy luật vận động và phát triển khách quan của kinh tế, xã hội,
văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận.
5.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể, liên ngành
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp các phương
pháp sau đây:
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở kế thừa các tri thức và kinh nghiệm
của chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài bằng cách gặp gỡ và
tham vấn một số chuyên gia về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án.
Phương pháp thống kê, so sánh các số liệu, từ đó luận án xây dựng thành
các bảng, biểu,… để chứng minh khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Phương pháp phân tích và tổng hợp các tư liệu liên quan đến nhiều lĩnh
vực để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp hồi cố được sử dụng để gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn với

những người Raglai lớn tuổi, trí thức,... ở các làng khác nhau nhằm thu thập tư
liệu để hồi cố lại xã hội mẫu hệ xưa kia của họ, cũng như những thay đổi đang
diễn ra hiện nay, vừa khai thác, thu thập thêm tư liệu mới, vừa kiểm chứng các
tư liệu thư tịch.
Phương pháp quan sát, quan sát – tham dự giúp tìm hiểu hoạt động kinh
tế, quan hệ xã hội, sinh hoạt văn hóa một cách chính xác và đích thực hơn. Đối
tượng nghiên cứu của phương pháp này là toàn thể người dân trong cộng đồng.


7

Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng kết hợp với thành tựu
của nhiều ngành khác như điền dã dân tộc học, nhân học, xã hội học,…để tiếp
cận đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi lập bảng hỏi điều tra theo
phương pháp xã hội học (chọn mẫu, xử lý số liệu SPSS, nghiên cứu định lượng)
nhằm góp phần mô tả rõ hơn cho kết quả nghiên cứu định tính. Để tìm được
dung lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu, chúng tôi áp dụng công thức Slovin
tính mẫu tối ưu với độ tin cậy là 95% và sai số 5%. Trong đó: N: Kích thước của
tổng thể (tổng số nhân khẩu tại địa bàn nghiên cứu), e2: Sai số chọn mẫu, dung
lượng mẫu cần khảo sát là:
n

N
1+N*e

58.911
2

1 + 58.911 * 0.05


2

397.3

Để đảm bảo tính đại diện, chúng tôi lấy tròn số là 400 mẫu khảo sát. Mẫu
được chọn theo đơn vị hành chính huyện, xã, thôn để đảm bảo tính đại diện
nhằm bổ trợ cho việc phục dựng bức tranh kinh tế, xã hội, văn hóa của người
Raglai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ 1975 – 2015 một cách toàn diện nhất.
6. óng góp mới của luận án
Đề tài luận án là công trình áp dụng các phương pháp và hướng tiếp cận
theo chuyên ngành lịch sử để tiếp cận các vấn đề về biến đổi kinh tế, xã hội, văn
hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015. Về cơ bản, đề tài luận án đã
hệ thống hóa được tư liệu và phác thảo được bức tranh văn hóa tộc người; bức
tranh kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Việt Nam nói chung, Ninh
Thuận nói riêng.
Luận án lý giải một số nguyên nhân tác động đến sự biến đổi, xu hướng
biến đổi và giải pháp để bảo tồn và phát huy, phát triển kinh tế – xã hội bền vững
cho người Raglai ở Ninh Thuận.
Đề tài luận án đánh giá những thành tựu và hạn chế về quá trình biến đổi
kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận. Từ đó, chỉ ra xu hướng


8

biến đổi và những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự biến đổi đã tác động như thế
nào đến đời sống vật chất và tinh thần của người Raglai nơi đây.
Những luận điểm, kết luận trong luận án cũng góp phần cho các ban
ngành quản lý tại địa phương hoạch định và thực hiện các chính sách kinh tế, xã
hội, văn hóa cho người Raglai. Ngoài ra, luận án cũng có những đóng góp nhất

định về cơ sở lý luận trong chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa cho các cộng
đồng tộc người thiểu số trên cả nước nói chung, tỉnh Ninh Thuận nói riêng; là tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (09 trang) và Kết luận (04 trang), luận án có kết cấu
ba chương:
Chương một. Cơ sở lý luận, tổng quan về địa bàn và tộc người Raglai ở
Ninh Thuận: Nội dung chương trình bày các khái niệm thường dùng trong luận
án, lý thuyết nghiên cứu của luận án, khái quát về địa bàn Ninh Thuận, về người
Raglai ở Ninh Thuận. Đặc biệt, luận án trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề, qua
đó nêu rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề luận án cần tập trung
giải quyết (tr.10 – 60).
Chương hai. Chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở
Ninh Thuận từ 1975 – 2015: Trên cơ sở các tư liệu thu thập được, chúng tôi trình
bày những nét khái quát về kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh
Thuận giai đoạn 1975 – 1986. Đồng thời, đề tài phân tích những chuyển biến về
kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận giai đoạn 1986 – 2015
(tr.61 – 115).
Chương ba. Thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm và xu hướng phát
triển của người Raglai ở Ninh Thuận: Đây là chương trọng tâm của đề tài. Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu của chương hai, bên cạnh việc đánh giá thành tựu,
chúng tôi nhận diện một số khó khăn, thách thức đang đặt ra trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận. Từ đó, rút ra


9

những bài học kinh nghiệm, xu hướng phát triển, đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển bền vững kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận
(tr.116 – 165).

Ngoài ra, những trang đầu của luận án có: Lời cam đoan; Lời cảm ơn;
Mục lục; Bảng các chữ viết tắt; Danh mục các bảng, biểu đồ trong luận án (03
bảng, 28 biểu đồ); Danh mục phụ lục; Tóm tắt (tiếng Việt, tiếng Anh). Trong
luận án còn có: Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến
luận án (04 bài báo); Tài liệu tham khảo (264 tài liệu).
Trong phần phụ lục có: Phụ lục 1 – Dân số Raglai tỉnh Ninh Thuận năm
2015; Phụ lục 2 – Phiếu trưng cầu ý kiến người Raglai ở Ninh Thuận năm 2015;
Phụ lục 3 – Kết quả xử lý dữ liệu phiếu trưng cầu ý kiến người Raglai ở Ninh
Thuận năm 2015; Phụ lục 4 – Bảng từ vựng tiếng Việt – Raglai; Phụ lục 5 –
Danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận năm
2015; Phụ lục 6 – Bản đồ, hình ảnh (03 bản đồ, 27 hình ảnh).


10

C ƢƠ

MỘT. CƠ SỞ Ý UẬ , TỔ
TỘC

ƢỜ RA

A Ở

QUA VỀ ỊA B

V

T UẬ


1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm thường dùng trong luận án
1.1.1.1 Biến đổi
Biến đổi là “hình thức tồn tại phổ biến nhất của tất cả các sự vật và hiện
tượng. Biến đổi bao hàm mọi sự vận động và tác động qua lại, sự chuyển hóa từ
trạng thái này sang trạng thái khác” (Rozental, 1986, tr.39).
Không phải bất kỳ một thay đổi nào hay một sự khác biệt nào cũng đều
được coi là biến đổi. Một sự thay đổi phải đạt tới ngưỡng nhất định, ngưỡng có
thể nhận biết được sự khác biệt, sự phân hóa giữa trạng thái trước và trạng thái
sau của sự vật, hiện tượng thì mới có thể gọi đó là sự biến đổi.
Biến đổi có tính hai mặt, vừa là biến (thực chất là từ có thành không) vừa
là đổi (tức là bỏ cái này lấy cái kia). Biến đổi có tính thống nhất của hai mặt đối
lập (mâu thuẫn biện chứng) giữa các yếu tố như số lượng – chất lượng, hình thức
– nội dung, tất yếu – ngẫu nhiên, phổ biến – đặc thù, hiện tượng – bản chất, bộ
phận – toàn thể,…
Biến đổi có nhiều loại hình như biến đổi lượng – biến đổi chất, biến đổi
nhanh – biến đổi chậm, biến đổi rộng – biến đổi hẹp, biến đổi sâu – biến đổi
nông, biến đổi mạnh – biến đổi yếu, biến đổi đơn tuyến – biến đổi đa tuyến,…
Biến đổi có nhiều dạng thức và mức độ khác nhau như: Tăng trưởng là sự
biến đổi về lượng (số lượng, quy mô, hình dạng, tốc độ, nhịp độ); Phát triển là
sự biến đổi căn bản về chất theo hướng tiến bộ (sự biến chất theo hướng từ thấp
lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ không hoàn thiện đến hoàn thiện).
1.1.1.2 Chuyển biến
Theo nghĩa thông thường, chuyển biến có nghĩa là biến đổi theo hướng
tích cực. Chuyển biến không phải là quá trình vận động tự thân mà là quá trình
có sự điều khiển chủ quan của con người. Đó là một quá trình biến đổi lâu dài,


11


do nhiều yếu tố tác động và quá trình biến đổi đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa các
yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa.
Khi nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa tức là nghiên cứu
về quá trình biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa, hay nói cách khác là nghiên cứu về
lịch sử phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa
phản ánh trình độ phát triển của đời sống xã hội, biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
một là, kinh tế càng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình biến đổi xã hội,
văn hóa trở nên sâu sắc; hai là, sự phát triển xã hội, văn hóa, đến lượt nó lại càng
làm cho các mối quan hệ kinh tế được củng cố và phát triển. Thông thường, sự
thay đổi kinh tế sẽ tác động mạnh và phản ánh trình độ phát triển của xã hội, văn
hóa (Huỳnh Đức Thiện, 2011, tr.682 – 691).
Như vậy, có thể hiểu chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa là một quá trình
thay đổi về mọi mặt của kinh tế, xã hội, văn hóa trong một thời kỳ nhất định.
Trong đó bao gồm tổng mức thu nhập của nền kinh tế, mức gia tăng thu nhập
bình quân trên một đầu người (thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh
tế), sự tăng lên về quy mô sản lượng, cơ cấu kinh tế (phản ánh sự biến đổi về
chất của nền kinh tế), sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội
(chất lượng cuộc sống của người dân, xóa bỏ đói nghèo, nâng cao khả năng tiếp
cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí, phát huy các giá trị văn hóa
tinh thần).
1.1.1.3 Kinh tế
Kinh tế là “tổng thể nói chung các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của
cải vật chất cho con người và xã hội”; “có tác dụng mang lại hiệu quả tương đối
lớn so với sức người sức của và thời gian bỏ ra tương đối không nhiều” (Trung
tâm từ điển học, 2009, tr.680).
Kinh tế dùng để “chỉ tất cả các tổ chức nhằm tạo ra cơ sở vật chất phục vụ
đời sống con người” (Hồng Mây & ctg, 2004, tr.400).



×