Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA :THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.46 KB, 25 trang )

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT …………..

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
“ THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA”.
MÔN: ĐỊA LÍ.
Họ và tên: …………
Chức vụ: giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THPT ………….
Đối tượng bồi dưỡng lớp 12.
Dự kiến số tiết dạy dự kiến 6 tiết .

Năm học: …………..
1


CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
I.

Mục tiêu của chuyên đề
 Mục tiêu kiến thức
 Mục tiêu kĩ năng
 Định hướng phát triển năng lực học sinh
II. Hệ thống kiến thức
III. Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp
 Các dạng bài đặc trưng
 Phương pháp đặc thù
IV. Hệ thống câu hỏi và bài tập
 Bảng mô tả mức độ nhận thức
 Hệ thống câu hỏi
V.


Bài tập tự làm

CHYÊN ĐỀ: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I. Mục tiêu chuyên đề:
1.Kiến thức.
- Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
2


- Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên
khác và cảnh quan thiên nhiên.
- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên:
địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, hệ sinh thái rừng …
- Phân tích được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt
động sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống.
2.Kỹ năng, thái độ.
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu.
-Thấy được lợi ích của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta trong đời sống sinh
hoạt và sản xuất.
II. Hệ thống kiến thức:
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều
có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt
độ trung bình năm cao.
- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20ºC (trừ vùng núi cao), nhiều
nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 - 3000 giờ / năm.
b. Tính chất ẩm

- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của Biển Đông, khi các khối khí đi qua biển đã mang
theo lượng ẩm lớn.
- Lượng mưa lớn: 1500-2000mm, sườn núi đón gió biển và các khối núi cao có thể lên
đến 3500 - 4000mm.
- Độ ẩm cao: hơn 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
c. Gió mùa mùa đông
- Nguồn gốc: từ áp cao Xibia
3


- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau, ở miền Bắc nước ta chịu tác
động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là
gió mùa Đông Bắc.
- Tính chất, phạm vi hoạt động
+ Vào nửa đầu mùa đông không khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho
miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông khối khí lạnh di chuyển qua biển
gây thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía Nam, khối khí này trở nên suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu
như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc gặp địa hình
chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, nhưng lại tạo mùa khô cho Nam Bộ và
Tây Nguyên.
* Gió mùa mùa hạ: vào mùa hạ, từ tháng V đến tháng X, có 2 luồng gió cùng hướng
tây nam thổi vào Việt Nam.
- Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây
nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt
dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, khối khí trở nên nóng, khô tràn
xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.
- Từ giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh lên. Vượt qua vùng biển

xích đạo, khối khí trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam
Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên
nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho
Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển thao hướng đông nam vào Bắc Bộ
tạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Kết luận: Với sự hoạt động của các khối khí theo mùa đã tạo nên sự phân mùa của
khí hậu
- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
4


- Miền Nam: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Đồng bằng Trung Trung Bộ, Tây Nguyên: có sự đối lập mùa mưa và mùa khô.
2. Các thành phần tự nhiên khác
a. Địa hình
-Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:
+ Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxto với các hang động, thung khô.
+ Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
+ Hiện tượng đất trượt, đá lở
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:
+ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến gần trăm mét .
b. Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:
+ Cả nước có 2360 con sông có độ dài trên 10 km.
+ Đi dọc dọc bờ biển cứ 15 - 20 km có một cửa sông.
+ Phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m 3 / năm
+Tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn .

- Chế độ nước theo mùa: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với
mùa khô.
c. Đất
- Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta., đất có màu
vàng đỏ vì có nhiều Fe203, Al203 , đất chua vì badơ bị rửa trôi chỉ còn axit .
- Đất dễ bị suy thoái do bị rữa trôi , biến thành đá ong .
d. Sinh vật
5


- Sinh vật rất phong phú .
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là
rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Các loại sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời
sống
* Đối với sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp
lúa nước, có khả năng tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi,
phát triển nông lâm kết hợp.
- Khó khăn: Tính thất thường của thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho kế hoạch
thời vụ, thiên tai, dịch bệnh.
* Đối với các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi: phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải, du lịch…và đẩy mạnh hoạt
động khai thác, xây dựng… nhất là vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Thiếu nước trong mùa khô.
+ Độ ẩm cao, khó khăn bảo quản máy móc và các nông sản.
+ Có nhiều thiên tai, gây thiệt hại lớn cho sản xuất.
+ Thời tiết bất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

+ Môi trường tự nhiên dễ bị suy thoái.
III.Bảng mô tả nội dung kiến thức:
Nội

dung Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp Vận dụng cao

kiến thức
-Trình bày được -Phân tích được -Sử dụng bảng -Phân tích được
biểu hiện đặc điểm nguyên

nhân số liệu để vẽ và mối
6

quan

hệ


nhiệt đới ẩm gió hình thành nên phân tích biểu giữa các nhân
mùa của khí hậu khí hậu nhiệt đồ khí hậu.
nước ta.

đới

ẩm


tố hình thành và

gió -Sử dụng bản phân hóa khí

-Trình bày được mùa.

đồ Địa lí tự hậu.

đặc điểm của biểu -Phân tích được nhiên Việt Nam -Phân tích được
hiện thiên nhiên tác động của hoặc Átlat Địa mối quan hệ tác
nhiệt đới ẩm gió thiên

nhiên lí Việt Nam để động của các

Thiên nhiên mùa của các thành nhiệt đới ẩm giải thích được thành phần tự
nhiệt đới ẩm phần tự nhiên: địa gió
gió mùa.

mùa

đến các đặc điểm nhiên tạo nên

hình, sông ngòi, các thành phần của khí hậu Việt tính thống nhất
đất và sinh vật.

tự nhiên khác Nam.

của thiên nhiên

cà cảnh quan tự -Sử dụng bảng nhiệt

nhiên.

đới

ẩm

số liệu để vẽ và gió mùa.

-Phân tích được phân tích thủy -Liên hệ thực tế
tác động của chế của sông để thấy được
thiên

nhiên ngòi.

thuận lợi và trở

nhiệt đới ẩm -Sử dụng bản ngại
gió

mùa

hoăc xuất của nước

động sản xuất Átlat Địa lí Việt ta.
Nam

để

giải


thích

để

giải

thích các đặc
điểm nhiệt đới
ẩm

gió

mùa

thông qua các
thành phần tự
nhiên: địa hình,
7

khí

đến đồ Địa lí tự hậu đối với sản

các mặt hoạt nhiên
và đời sống.

của


sông ngòi, đất

và hệ sinh thái
rừng.
IV. Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp:
1. Các dạng bài đặc trưng.
a. Dạng trình bày: các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Đây là dạng bài
ở mức độ đơn giản đòi hỏi học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản.
b. Dạng phân tích: Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với
hoạt động sản xuất và đời sống. Ở dạng này đòi hỏi học sinh có khả năng đánh giá
những tác động của khí hậu đối với hoạt động sản xuất và đời sống.
c. Dạng bài chứng minh: câu hỏi thường gặp là chứng minh rằng các thành phần tự
nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
d. Dạng bài giải thích: là một dạng bài khó, đòi hỏi học sinh phải nắm rõ kiến thức và
hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
2. Phương pháp đặc thù.
- Hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức và những đặc điểm nổi bật.
- GV đưa ra các dạng bài và hướng học sinh cách giải từng dạng.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi.
V. Câu hỏi và bài tập:
1.Câu hỏi nhận biết.
Câu 1:Nêu nguyên nhân, biểu hiện tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta
được biểu hiện như thế nào?
Hướng dẫn:
* Tính chất nhiệt đới:
- Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên nhận được
lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.

8


- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến nhiệt độ trung bình năm

cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
- Nền nhiệt độ cao, trung bình trên 20oC (trừ vùng núi cao)
- Số giờ nắng cao: 1400 - 3000 giờ/năm.
* Tính chất ẩm:
- Nguyên nhân: do nước ta tiếp giáp Biển Đông nên khi các khối khí đi qua biển đã
mang lại cho nước ta lượng mưa lớn và độ ẩm cao.
- Lượng mưa lớn: 1500 - 2000mm.
- Độ ẩm cao: hơn 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
Câu 2: Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự
phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
Hướng dẫn:
-Gió mùa mùa đông:
+Nguồn gốc từ khối khí lạnh phương Bắc; hướng đông bắc.
+Thời gian từ tháng XI-> tháng 4 năm sau.
+Đặc điểm thời tiết ( nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm).
+Phạm vi hoạt động từ dãy Bạch Mã ( vĩ tuyến 160 B) trở ra.
Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc gặp địa hình
chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, nhưng lại tạo mùa khô cho Nam Bộ và
Tây Nguyên
* Gió mùa mùa hạ: vào mùa hạ, từ tháng V đến tháng X, có 2 luồng gió cùng hướng
tây nam thổi vào Việt Nam
- Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây
nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt
dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, khối khí trở nên nóng, khô tràn
xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc

9


- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh .Vượt qua vùng biển xích

đạo, khối khí trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam Bộ và
Tây Nguyên.
-Hoạt động của các khối khí cùng với đường dải hội tụ nhiệt đới gây mưa vào mùa hạ
cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX ở Trung Bộ.
Kết luận: Với sự hoạt động của các khối khí theo mùa đã tạo nên sự phân mùa của
khí hậu
- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Đồng bằng Trung Trung Bộ, Tây Nguyên: có sự đối lập mùa mưa và mùa khô.
Câu 3: Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành
phần địa hình, sông ngòi ở nước ta.
Hướng dẫn:
* Địa hình
-Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi :
+ Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxto với các hang động, thung khô.
+ Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
+ Hiện tượng đất trượt, đá lở
-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:
+Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển
vài chục đến gần trăm mét.
* Sông ngòi
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc:
+ Cả nước có 2360 con sông có độ dài trên 10 km.
+ Đi dọc dọc bờ biển cứ 15 - 20 km có một cửa sông.
+ Phần lớn là sông nhỏ.
10


-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:

+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m 3 / năm
+Tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn .
-Chế độ nước theo mùa: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với
mùa khô.
Câu 4: Chứng minh biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành
phần sinh vật của nước ta.
Hướng dẫn:
-Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới là rừng nhiệt đới ẩm lá
rộng thường xanh.
-Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa có nhiều biến dạng từ rừng gió mùa thường
xanh đến rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng khô rụng lá…
-Trong giới sinh vật thành phần nhiệt đới chiếm ưu thế…
-Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu
cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Câu 5: Hoạt động của gió mùa đã dẫn đến sự phân chia mùa khí hậu trên các khu
vực lãnh thổ nước ta như thế nào.
Hướng dẫn:
-Miền Bắc : có mùa đông lạnh khô, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
-Miền Nam: có hai mùa mưa, khô rõ rệt.
-Giữa Tây Nguyên và đồng bằng vên biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và
mùa khô.
2.Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Phân tích các nhân tố tác động đến sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt
Nam
Hướng dẫn:
11


- Vị trí địa lí
+ Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên nhận được lượng

bức xạ mặt trời lớn, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.
+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến nhiệt độ trung bình
năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
+ Nền nhiệt độ cao, trung bình trên 20oC (trừ vùng núi cao)
+ Số giờ nắng cao: 1400 – 3000 giờ/năm.
+ Kéo dài từ 8034’B - 23023’B và tiếp giáp với biển nên khí hậu Việt Nam phân hoá
đa dạng, phức tạp và có lượng ẩm dồi dào.
- Địa hình:
+ Tạo ra các đai cao khí hậu.
+ Vai trò của các bức chắn địa hình.
- Hoàn lưu khí quyển: mùa của khí hậu và mùa của cảnh quan tự nhiên.
- Sự kết hợp của chế độ gió mùa và địa hình từng nơi dẫn đến: khí hậu Việt Nam rất đa
dạng và phức tạp.
Câu 2: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa ?
Hướng dẫn:
-Vị trí địa lý đã quy định khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới: nằm hoàn toàn
trong vùng nội chí tuyến của Bán Cầu Bắc.
-Do tiếp giáp với vùng biển Đông nóng và ẩm nên khí hậu nước ta được tăng cường
tính chất ẩm từ biển vào.
-Nước ta nằm ở khu vực hoạt động điển hình của gió mùa trên thế giới nên khí hậu
nước ta mang tính chất gió mùa.
Câu 3: Vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta?
Hướng dẫn:
Qúa trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu và đát feralit là loại đát chính ở
nước ta, vì:
-Điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo
nên một lớp đât dày.
12



-Mưa nhiều rửa trôi các chất badow tan làm đát chua, đồng thời có sự tích tụ ooxits
nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loại đất này được gọi là đất feralit đỏ vàng.
-Qúa trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axít, do đó đất feralit là
loại đấtở vùng đồi núi nước ta.
Câu 4: Hãy phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt
động sản xuất và đời sống
Hướng dẫn
* Đối với sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp lúa
nước, có khả năng tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi,
phát triển nông lâm kết hợp
- Khó khăn: Tính thất thường của thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác,
cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai phòng trừ dịch bệnh…
* Đối với các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi: phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải, du lịch… và đẩy mạnh hoạt động
khai thác, xây dựng… nhất là vào mùa khô
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh
hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi .
+ Độ ẩm cao gây khó khăn bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Có nhiều thiên tai như bão lũ lụt, hạn hán hàng năm gây tổn thất rất lớn cho
mọi ngành sản xuất, thiệt hại cho người và tài sản.
+ Các hiện tượng thời tiết như dông, lốc, mưa đá, rét đậm rét hại cũng gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường tự nhiên dễ bị suy thoái.
Câu 5: Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
13


Hướng dẫn:

-Về nhiệt độ: có sự chênh lệch giữa 2 vùng ( Nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh
hưởng của gió Lào, Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình ).
-Về chế độ gió và lượng mưa:
+ Đông Trường Sơn: mùa mưa vào thu đông là do đón gió Đông Bắc từ biển thổi
vào,hay có bão, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh gây mưa. Trong khi đó
Tây Nguyên lại là mùa khô do ảnh hưởng dãy Trường Sơn chắn gió.
+ Tây Nguyên: mùa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam. Lúc này bên Đông Trường
Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô và nóng.
Câu 6: Vì sao quá trình xâm thực diễn ra mạnh khu vực đồi núi.
Hướng dẫn:
-Nhiệt độ cao, mưa nhiều.
-Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa làm cho quá trình phong hóa, bóc mòn,
vận chuyển xảy ra mạnh mẽ.
-Bề mặt địa hình có độ dốc lớn nham thạch dễ bị phong hóa.
-Bị mất lớp phủ thực vật.
Câu 7: Vì sao sông ngòi nước ta dày đặc, nhiều nước giàu phù sa và chế độ nước
theo mùa.
Hướng dẫn:
-Do tác động của khí hậu mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích và
bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc nên mạng lưới sông ngòi dày đặc.
-Mưa nhiều làm cho nước sông chảy lớn.Mặt khác sông của nước ta lại nhận được một
lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ nên sông ngòi nhiều nước.Giàu phù sa là hệ
quả của xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
-Mưa nhiều nên sông ngòi có chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa
cạn trùng với mùa khô.
14


Câu 8: Tại sao phần lãnh thổ phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào không chịu tác
động của gió mùa Đông Bắc.

Hướng dẫn:
-Khi di chuyển xuống phía nam, do tác động của bề mặt đệm, khối khí lục địa bị thay
đổi tính chất, bớt lạnh.
-Do ảnh hưởng bức chắn địa hình-dãy núi Bạch Mã nên hầu như chỉ tác động tới
khoảng vĩ tuyến 160B. Từ dãy Bạch Mã trở xuống sẽ lại chịu tác động của gió mậu dịch
hướng Đông Bắc tính chất khô và nóng, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
3.Vận dụng thấp:
Câu 1: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
(Đơn vị : mm)

Địa điểm
Lượng mưa
Khả năng bốc hơi
Cân bằng ẩm
Hà Nội
1.676
989
+ 687
Huế
2.868
1.000
+ 1.868
Tp Hồ Chí
1.931
1.686
+ 245
Minh
Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên.
Giải thích.
Hướng dẫn:

* Nhận xét:
-Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa cao nhất, sau đến Tp
Hồ Chí Minh và thấp nhất là Hà Nội.
-Lượng bốc hơi: càng vào phía Nam càng tăng mạnh.
-Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: cao nhất ở Huế, tiếp đến Hà Nội và
thấp nhất là Tp. Hồ Chí Minh.
*Giải thích:
-Huế có lượng mưa cao nhất, chủ yếu mưa vào mùa thu dông do:
+Dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc và bão từ biển
Đông thổi vào.
+Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
+Lượng cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ.
-Tp.Hồ Chí Minh có lượng mưa khá cao do:
15


+Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào mang theo
lượng mưa lớn.
+Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
+Do nhiệt độ cao, đặc biệt mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh và thế cân bằng ẩm
thấp nhất.
-Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân bằng
ẩm cao hơn tp.HCM.
Câu 2: Phân tích chế độ nhiệt của nước ta từ Bắc –Nam
(Đơn vị:0C)
Lạng
Quy
TP
Địa phương
Hà Nội Huế Đà Nẵng

Sơn
Nhơn HCM
0
0
0
0
0
t TB năm
21 2
23 5
25 1
25 7
2608
2701
t0TB tháng 1
1303
1604
1907
2103
230
2508
t0TB tháng 7
270
2809
2904
2901
2907
2701
Biên độ nhiệt
Hướng dẫn:

+/ t0TB năm:
- Cả 6 địa phương đều > 20  t0 vùng nhiệt đới.
- Càng ra Bắc t0 càng giảm : TP HCM:27,1oC…-> Lạng Sơn: 2102 giảm 5,90C
-Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn. Các địa phương đều có
2 lần mặt trời lên thiên đỉnh nên lượng bức xạlớn. t 0TB giảm từ NB do càng xa xích
đạo
+/ t0TB tháng 1:
- Giữa các điểm chênh lệch lớn (Lạng Sơn –TP HCM 12,5oC)
- 3 địa phương ở miền Bắc t0 < 200c do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông.
- 3 địa phương ở miền Nam t0 >200c do dãy Bạch Mã chặn gió mùa Đông Bắc.
+/ t0TB tháng 7 :
-to giữa các địa điểm chênh lệch nhau ít (Lạng Sơn-TP HCM 0,1oC)
- Cả 6 địa phương t0 đều >270c vì thời gian này nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời; mặt
trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc và đang chuyển động về phía xích đạo.
- Các tỉnh miền Trung vì ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nên to cao hơn.
+Biên độ nhiệt độ:
- ở miền Bắc>miền nam.Sự chênh lệch to trong năm của miền Nam không đáng kể.
- Do miền Bắc vào tháng1 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc .Miềm Nam nóng
quanh năm…
*Kết luận :
+Nước ta có chế độ nhiệt độ cao của vùng nhiệt đới
+Do ảnh hưởng của gió mùa nên miền Bắc có một mùa đông lạnh, miền Nam nóng
quanh năm.
16


Câu 3: Cho bảng số liệu :
Lượng mưa (mm) các tháng ở một số địa điểm của nước ta.

Tháng

Lạng Sơn
Quảng Trị
Cần Thơ

I
24
157
12

II
41
66
2

II
53
66
10

IV
96
58
50

V
165
111
177

VI

200
81
206

VII
258
80
227

VIII
255
110
217

IX
164
436
273

X
79
621
277

XI
34
491
155

XII

23
281
41

Nhận xét chế độ mưa ở mỗi địa điểm và giải thích.
Hướng dẫn:
*Nhận xét.
+/Lạng Sơn:
-Thời gian mưa: mùa mưa từ tháng V-IX, mùa khô từ tháng X-IV (năm sau).
-Lượng mưa trung bình năm:116 mm.
-Các tháng mưa cực đại từ tháng V-VII, các tháng mưa cực tiểu từ tháng XI-III
+/Quảng Trị:
-Thời gian mưa: mùa mưa từ tháng VIII-I ( năm sau), mùa khô từ tháng II- VII.
-Lượng mưa trung bình năm: 213 mm.
-Các tháng mưa cực đại từ tháng IX-I, các tháng mưa cực tiểu từ tháng II-IV.
+/Cần thơ:
-Thời gian mưa: mùa mưa từ tháng V- XI, mùa khô từ tháng XII-IV.
-Lượng mưa trung bình năm:137 mm.
-Các tháng mưa cực đại từ tháng V-XI, các tháng mưa cực tiểu từ tháng XII-IV.
*Giải thích:
-Lạng Sơn: do hoạt động của gió mùa và giải hội tụ nhiệt đới gây mưa .
-Quảng Trị: do bức chắn địa hình đối với các luồng gió, dải hội tụ nhiệt đới, bão,
frông lạnh gây mưa.

17


-Cần Thơ: do hoạt động của gió mùa, dải hội tụ nhiệt đới, Tín Phong bán cầu Bắc
gây mưa.
Câu 5: Dựa vào bảng dưới đây, nhận xét và giải thích về đặc điểm khí hậu của của

3 địa điểm.
Địa điểm

Số

tháng Số tháng Mùa mưa ( từ Mùa khô ( từ Số

lạnh
Hà Nội
Huế
TP.

nóng
2
0

Hồ

0

5
7

tháng

… tháng… đến khô,

đến…tháng…) tháng…)
V->X
XI->IV

VIII->I
II->VII

12

V->XI

Chí Minh
Hướng dẫn:

tháng

XII->IV

số

tháng hạn )
3 tháng
Không có
tháng khô
1 tháng khô
3 tháng lạnh

*Nhận xét:
-Hà Nội khí hậu có 2 mùa: mùa đông và mùa hạ. Mùa đông lạnh mưa ít không có
tahngs hạn, mùa hạ nóng mưa nhiều.
-Huế có 2 mùa: mùa mưa và mừa khô. Mùa khô không quá khô hạn, mùa mưa vào thu
đông.
-TP HCM có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô rõ rệt khí hậu nóng quanh năm.
*Giải thích:

-Hà Nội do ảnh hưởng của mùa đông lạnh có mưa phùn khi khối lạnh đi qua biển vào
cuối mùa đông.
-Huế do ảnh hưởng của địa hình (dải Trường Sơn, dãy Bạch Mã chắn các khối khí từ
biển vào), do bão và dải hội tụ nhiệt đới.
-TP HCM do gần xích đạo chịu ảnh hưởng Tín phong bán cầu Bắc ; không chịu ảnh
hưởng gió mùa Đông Bắc.

18


Câu 6: Dựa vào Átlát Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, hãy cho biết các khu vực
mưa ít nhất, mưa nhiều nhất ở nước ta, nguyên nhân.
Hướng dẫn:
+ Khu vực mưa ít ở nước ta : Có mức mưa dưới 800mm/năm thuộc vùng cực Nam
Trung Bộ (ở Ninh Thuận ,Bình Thuận )
-Nguyên nhân : Do lãnh thổ khu vực này có hướng song song với hướng gió tây
nam. Ngoài ra vùng này còn chịu tác động của dòng biển lạnh .
+ Khu vực mưa nhiều : Có lượng mưa từ 2400-2800 mm/năm và trên 2800mm/năm
phân bố ở ven biển Quảng Ninh, trên dải Hoàng Liên Sơn và Bắc Trung Bộ.
-Nguyên nhân:
+Quảng Ninh mưa nhiều là do địa hình đón gió gió mùa mùa hạ .
+Trên dải Hoàng Liên Sơn mưa nhiều do ảnh hưởng của địa hình núi cao…
+ Khu vực Bắc Trung bộ là khu vực có địa hình đón gió , có dải hội tụ nhiệt đới đi
qua , nhiều bão...nên mưa lớn.

Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích những
nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam và trình bày đặc
điểm của sự phân hóa đó.
Hướng dẫn:
*Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam:

+Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng bị phân hóa đa dạng, phức tạp
theo không gian và thời gian do tác động của nhiều nhân tố.
+Vị trí và hình dạng lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài, nằm trong khu vực hoạt động của gió
mùa Châu Á.
+Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa: chủ yếu gây ra sự phân hóa theo mùa và không
gian theo chiều Bắc-Nam.
+Ảnh hưởng của địa hình: gây ra sự phân hóa theo hướng sườn, theo độ cao và sự
phân hóa địa phương.
*Đặc điểm của sự phân hóa khí hậu:
-Phân hóa theo không gian:
19


+Phân hóa theo Bắc Nam (sự thay đổi đặc điểm chung của khí hậu hoặc thay đổi của
các yếu tố khí hậu).
+Phân hóa theo độ cao địa hình:
->Sự thay đổi khí hậu theo đai cao
+/Đai nhiệt đới gió mùa: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+/Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: khí hậu cận nhiệt đới.
+/Đai ôn đới gió mùa trên núi: khí hậu ôn đới.
->Độ cao kết hợp với hướng sườn dẫn đến việc hình thành các trung tâm mưa nhiều,
mưa ít của nước ta: Lượng mưa trung bình năm mưa nhiều nhất ở Huế ( 2400mm>2800mm),mưa ít nhất ở Ninh Thuận và Bình Thuận (800mm).
+Phân hóa đông-tây:
->Vùng biển và thềm lục địa: thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa.
->Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên trù phú xanh tươi, thay đổi theo mùa.
->Vùng đồi núi: vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, vùng núi
thấp phía Tây Bắc mang sắc thái nhiệt đới gió mùa, vùng núi cao Tây Bắc mang sắc thái
vùng ôn đới.
-Phân theo thời gian:
+Sự phân hóa trong chế độ gió .

+Sự phân hóa trong chế độ nhiệt.
+Sự phân hóa trong chế độ mưa.
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích chế độ
mưa của nước ta.
Hướng dẫn:
-Lượng mưa hàng năm lớn, trung bình năm từ 1500->2000mm.
-Mưa không đều theo lãnh thổ:
+ Mưa nhiều ven biển Quảng Ninh, trên dải Hoàng Liên Sơn và Bắc Trung Bộ.
-Nguyên nhân:
20


-> Quảng Ninh mưa nhiều là do địa hình đón gió, gió mùa mùa hạ .
->Trên dải Hoàng Liên Sơn mưa nhiều do ảnh hưởng của địa hình núi cao…
-> Khu vực Bắc Trung bộ là khu vực có địa hình đón gió, có dải hội tụ nhiệt
đới đi qua , nhiều bão...nên mưa lớn.
+ Mưa ít thuộc vùng cực Nam Trung Bộ (ở Ninh Thuận ,Binh Thuận ).
-Nguyên nhân : Do lãnh thổ khu vực này có hướng song song với hướng gió tây
nam. Ngoài ra vùng này còn chịu tác động dòng biển lạnh.
-Mưa theo mùa:
+Mùa mưa từ tháng V-X, mùa khô từ tháng XI-IV.
+Tỉ lệ mưa theo mùa: mùa khô từ 200-1200mm; mùa mưa từ 800-2000mm.
+Nguyên nhân mưa chủ yếu do: địa hình đón gió và địa hình núi cao,gió mùa hạ có
dải hội tụ nhiệt đới đi qua, nhiều bão...nên có mưa.
+ Khu vực Duyên Hải miền Trung có mưa thu đông;
- Nguyên nhân:
+/ Vào mùa hạ: khu vực này nằm ở sườn khuất gió Tây Nam (hoặc song song
với hướng gió như ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ) nên mưa ít.
+/ Vào mùa thu – đông: do tác động của frơn và dải hội tụ nhiệt đới và một
phần do bão nên lượng mưa lớn, tập trung nhất là ở vùng Bắc Trung Bộ.

-Mưa nhiều nhất :
+Bắc Bộ vào tháng 7. Nguyên nhân do địa hình núi cao,gió mùa hạ và áp thấp gây
mưa.
+ Bắc Trung Bộ vào tháng 9.Nguyên nhân do địa hình đón gió, gió mùa hạ và dải hội
tụ nhiệt đới, bão gây mưa.
+Tây Nguyên và Nam Trung Bộ vào tháng 9.Nguyên nhân địa hình đón gió,gió mùa
hạ gây mưa.
Câu 9: Lưu lượng dòng chảy của sông Hồng và sông Thu Bồn
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

(Đơn vị: m3/ giây)
IX
X
XI XII


Sông Hồng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746
Sông Thu
Bồn

202

115 75,4 58,2 91,4 120 88,6

69,6

151

519

954

448

Vẽ biểu đồ hình đường thể hiện lưu lượng dòng chảy của sông Hồng và sông Thu Bồn.
21


Hướng dẫn:
-Vẽ biểu đồ hình đường.
-Yêu cầu: đẹp, đúng, đầy đủ chính xác.

4.Vận dụng cao:
Câu 1: Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như
thế nào?

Hướng dẫn:
-Khối khí Bắc Ấn Độ Dương tác động trực tiếp đến khí hậu của nước ta:
+Thời gian: Vào đầu mùa hạ.
+Hướng di chuyển: Tây Nam.
-Tác động:
+Gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
+Gây nên hiện tượng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần
nam của khu vực Tây Bắc.
+Làm cho mùa mưa ở duyên hải Trung Bộ đến muộn hơn.
Câu 2: Giải thích nguyên nhân hình thành đá ong ở vùng đồi núi và thềm phù sa cổ
-Sự hình thành đá ong là giai đoạn cuối cúng của quá trình feralit diễn ra trong điều
kiện lớp phủ thực vật bị phá hủy.
-Mùa khô càng khắc nghiệt thì sẽ sự tích tụ oxit trong tầng tích tụ lộ trên mặt rắn chắc
lại trở thành đá ong.Đất càng xấu nếu tầng đá ong gần mặt đất.
Câu 3 : “ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bên nắng đốt bên mưa quây”.Hãy cho
biết hiện tượng “ nắng đốt ” và “ mưa quây ” xảy ra ở sườn nào của dãy Trường
Sơn và vào mùa nào. Giải thích hiện tượng trên.
Hướng dẫn:

22


- Hiện tượng ‘‘nắng đốt” xảy ra ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, hiện tượng “
mưa quây” ( mưa nhiều ) xảy ra ở sườn tây của dãy Trường Sơn trong thời gian đầu mùa
hạ với sự hoạt động của gió mùa Tây Nam.
- Giải thích: vào đầu mùa hạ ở nước ta, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di
chuyển theo hướng tây nam vào nước ta, gặp “ bức chắn” địa hình là dãy Trường Sơn
.Theo quy luật đai cao, cứ lên cao 1000m nhiệt độ không khí giảm 6 0c nên khối khí khi
lên đến độ cao nhất định ngưng kết và gây mưa cho sườn tây, khối không khí mất hơi ẩm
tiếp tục được đẩy lên cao vượt qua dãy Trường Sơn tạo ra hiện tượng gió “fơn ” khô

nóng cho sườn đông Trường Sơn (đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu
vực Tây Bắc).
Câu 4: Cho biết câu thơ sau đúng với kiểu thời tiết ở miền nào của nước ta .Giải
thích hiện tượng mưa xuân được giải thích trong câu thơ.
“ Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng bay đầy”
( Mưa xuân, Nguyễn Bính )
Hướng dẫn:
-Câu thơ của Nguyễn Bính nhắc đến thời tiết chỉ có ở miền Bắc ( vùng ven biển và
đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ).
-Giải thích: vào cuối đông, đầu xuân trung tâm áp cao Xibia dịch chuyển ra phía biển,
nên gió mùa Đông Bắc đi qua biển, khi vào nước ta mang nhiều hơi ẩm nên tạo ra kiểu
thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đây
cũng là thời kì nở rộ của hoa xoan, một loại cây thân gỗ ở miền Bắc.
Câu 5: Tại sao vùng ven biển miền Trung có kiểu thời tiết nóng ,khô vào đầu mùa
hạ.
Hướng dẫn:

23


-Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại và đẩy lên
cao, hơi nước ngưng tụ, gây mưa ở sườn tây, khi gió vượt qua sườn đông hơi nước giảm
nhiều, nhiệt độ tăng gió trở nên khô và nóng. Gío fơn đôi khi ảnh hưởng đến Bắc Bộ.
Câu 6: Tại sao vào cuối mùa đông, gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc
Bộ và đồng bằng sông Hồng, trong khi đó miền Nam hầu như không chịu ảnh
hưởng của gió này ?
Hướng dẫn:
- Vào cuối mùa đông, gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và đồng
bằng sông Hồng vì: cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc di chuyển lệch ra phía đông, qua

biển vào nước ta, đã đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân.
- Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vì: do ảnh hưởng
của bức chắn địa hình (dãy Bạch Mã) và do tác động của bề mặt đệm.
Câu 7: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương
của Tây Bắc của châu Phi cùng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt
đới khô, còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều ?
Hướng dẫn:
-Tây Bắc của châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì có áp cao thường xuyên, chủ yếu
có gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.
-Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự trị thường xuyên.
Câu 8: Hãy đề ra các giải pháp nhằm hạn chế hoạt động xâm thực ở khu vực đồi
núi.
Hướng dẫn:
-Thực hiện các biện pháp nông, lâm kết hợp.
-Trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, làm ruộng bậc thang.
-Xây dựng hệ thống thủy lợi.
24


VII.Các bài tập tự giải.
Câu 1: Hoàn thành theo bảng mẫu sau để thấy rõ nguyên nhân, biểu hiện của thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên địa hình, sông ngòi, đất sinh
nhật ở nước ta.
Thành phần tự nhiên

Biểu hiện của tính chất
nhiệt đới ẩm gió mùa

Nguyên nhân


Địa hình
Sông ngòi
Đất
Sinh vật
Câu 2: Gió mùa ở nước ta hoạt động như thế nào? Nêu ảnh hưởng của gió mùa đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Hãy điền nội dung tóm tắt vào bản sau:

Gió mùa

Nguồn gốc Thời gian

Phạm vi
hoạt động

Hướng gió

Kiểu thời tiết
đặc trưng

Mùa đông
Mùa hạ
Câu 3: Vì sao gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất ở khu vực vùng núi Đông Bắc?
Câu 4: Giải thích hiện tượng gió Lào ở khu vực Tây Bắc và và Duyên hải Nam Trung
Bộ?
Câu 5: Cho biết nguồn gốc, cơ chế hình thành, phạm vi hoạt động và tác động đến khí
hậu nước ta của gió Tây khô nóng (gió Lào).
Câu 6: Trình bày và giải thích sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa Bắc Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ với Duyên hải miền Trung của nước ta .

25



×