Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.42 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG ………………
-----------------*****----------------

CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG HỌC SINH ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN SINH HỌC

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ: ………..
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: ……………..

………….


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................1
II. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ............................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.......................................................................................................2
A. Kiến thức cơ bản............................................................................................................2
I. Nhiễm sắc thể giới tính................................................................................................2
II. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST..............................................2
III. Di truyền liên kết với giới tính..................................................................................2
1. Đặc điểm di truyền của gen trên NST giới tính X.....................................................2
2. Đặc điểm di truyền của gen trên NST giới tính Y.....................................................3
IV. Dấu hiệu nhận biết quy luật di truyền liên kết giới tính.............................................3
B. Một số dạng bài tập - Phương pháp giải.........................................................................3


I. Dạng 1: Một gen trên NST giới tính X quy định 1 tính trạng.......................................3
1. Xác định KG của P, F1, F2.......................................................................................3
2. Xác suất xuất hiện KG, KH ở đời con......................................................................5
3. Di truyền giới tính và gen gây chết..........................................................................5
II. Dạng 2: Hai hoặc nhiều gen trong đó có gen trên NST giới tính X............................6
1. Hai gen (mỗi gen quy định một tính trạng) cùng nằm trên NST X...........................6
1.1. Phương pháp chung:.............................................................................................6
1.2. Bài tập vận dụng:..................................................................................................7
2. Hai gen trong đó một gen trên NST X, 1 gen/NST thường......................................8
2.1. Phương pháp giải..................................................................................................8
2.2. Bài tập vận dụng:..................................................................................................9


3. Ba gen (mỗi gen quy định một tính trạng) trong đó có một gen trên NST X, 2 gen
trên NST thường.........................................................................................................11
3.1. Phương pháp giải................................................................................................11
3.2. Bài tập vận dụng.................................................................................................11
4. Ba gen trong đó có một gen trên NST X, di truyền tương tác................................12
4.1. Phương pháp giải................................................................................................12
4.2. Bài tập áp dụng:..................................................................................................12
C. Bài tập tự luyện............................................................................................................13
PHẦN III. KẾT LUẬN.....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................20


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

QLDT
NST
KG

KH
HS

Quy luật di truyền
Nhiễm sắc thể
Kiểu gen
Kiểu hình
Học sinh



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình sinh học phổ thông, di truyền học là một phần rất quan trọng
chiếm một số điểm không nhỏ trong các cuộc thi như: thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc
gia…
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, chương trình sinh học 12 với lượng kiến
thức khá nhiều trong khi số tiết bài tập ít (2 tiết/ chương 2- Các quy luật di truyền). Do
vậy, học sinh còn lúng túng khi giải các bài tập phần di truyền nói chung và di truyền liên
kết với giới tính nói riêng. Để giúp HS giải các bài tập về quy luật di truyền một cách
thành thạo, tôi đã hệ thống các dạng bài tập di truyền liên kết với giới tính trong chuyên
đề: “ Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền liên kết với giới tính”.
II. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề giúp hệ thống lại các kiến thức cơ bản đồng thời nhận dạng, phân loại
một số dạng bài tập di truyền liên kết với giới tính.
Chuyên đề áp dụng cho học sinh lớp 12 thi HSG, thi THPT Quốc Gia.

1



PHẦN II: NỘI DUNG
A. Kiến thức cơ bản
I. Nhiễm sắc thể giới tính
- NST giới tính là loại NST đặc biệt khác với NST thường, chỉ có một cặp. Trong cặp
NST giới tính ví dụ cặp XY ở người có:
+ Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST
+ Đoạn tương đồng chứa các lôcut gen giống nhau.
- Đặc điểm: NST giới tính có chứa gen quy định giới tính và các gen quy định tính trạng
thường di truyền liên kết với giới tính.
II. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
1. Cơ chế xác định giới tính kiểu XX-XY
- Ở động vật có vú và ruồi giấm: con cái thường có cặp NST giới tính XX và con đực có
cặp NST giới tính XY.
- Ở một số loài động vật như chim và bướm: con cái lại có cặp NST giới tính XY, còn con
đực có cặp NST giới tính XX.
2. Cơ chế xác định giới tính kiểu XX-XO
- Một số loài như châu chấu, con cái có 2 NST X (kí hiệu: XX), còn con đực có một NST
X (kí hiệu: XO).
- Ở bọ nhậy: con cái XO, con đực XX.
III. Di truyền liên kết với giới tính
1. Đặc điểm di truyền của gen trên NST giới tính X
- Kết quả phép lai thuận, nghịch khác nhau.
- Tính trạng lặn thường xuất hiện ở giới dị giao tử.
- Có sự di truyền chéo
* Một số bệnh hiếm gặp ở người do gen lặn nằm trên NST X đã được phát hiện, di truyền
liên kết với NST giới tính X như bệnh máu khó đông, bệnh mù màu, bệnh teo cơ Dusen
gây chết người ở độ tuổi 20....Những bệnh này thường có đặc điểm:
2



- Nam giới thường hay bị bệnh hơn so với nữ giới.
- Nếu bố bị bệnh thì không bao giờ truyền bệnh đó cho con trai. Tuy nhiên, tất cả con gái
là những người mang gen bệnh (dị hợp tử).
2. Đặc điểm di truyền của gen trên NST giới tính Y
- NST Y ở một số loài hầu như không mang gen, nhưng nếu có gen nằm ở vùng không
tương đồng trên Y thì tính trạng do gen này quy định có đặc điểm di truyền thẳng (truyền
cho 100% số cá thể dị giao tử).
- Ví dụ tính trạng có túm lông trên vành tai ở người được cho là do gen trên NST Y quy
định.
IV. Dấu hiệu nhận biết quy luật di truyền liên kết giới tính
Các gen trên NST giới tính Y thường di truyền thẳng nên các bài tập liên quan khá
đơn giản; do vậy trong chuyên đề này tôi đưa ra các dấu hiệu nhận dạng, phân loại và
phương pháp giải một số dạng bài tập lên quan đến sự di truyền của gen trên NST giới
tính X như sau:
- Kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau
- Có sự di truyền không đều ở 2 giới: Tính trạng lặn thường xuất hiện ở giới dị giao tử.
- Di truyền cách đời
- Di truyền chéo:
+ KG: từ ông ngoại → con gái → Cháu trai
+ KH: Bố → con gái
B. Một số dạng bài tập - Phương pháp giải

I. Dạng 1: Một gen trên NST giới tính X quy định 1 tính trạng
1. Xác định KG của P, F1, F2
1.1. Phương pháp giải
* Tìm tính trạng trội – lặn.

3



* Xác định quy luật di truyền chi phối (dựa vào dấu hiệu về kiểu kình hoặc kết quả phép
lai thuận nghịch)
* Xác định KG cần tìm
1.2. Bài tập vận dụng
Tiến hành lai gà trống lông vằn với gà mái nâu. F1 thu được 100% gà con lông
vằn. Ngược lại, khi lai gà trống nâu với gà mái lông vằn, gà con sinh ra có con vằn, có
con nâu, nhưng toàn bộ gà con nâu đều là gà mái.
a. KG của gà bố mẹ (P) trong phép lai thứ nhất
b. Xác định KG, KH của F1, F2 trong phép lai thứ 2.
Bài giải:
a. Tìm KG của gà bố mẹ (P) trong phép lai thứ nhất
- Phép lai 1: F1 100% gà lông vằn là tính trạng giống P (theo quy luật đồng tính của
MenĐen) → Tính trạng lông vằn (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng lông nâu (a)
- Tính trạng xuất hiện không đều ở 2 giới (toàn bộ gà con nâu đều là gà mái)→ chứng tỏ
gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X.
Ở phép lai 1: P: gà trống lông vằn KG XAXA , gà mái lông nâu KG: XaY
b. Phép lai 2: P: gà trống lông nâu KG XaXa , gà mái lông vằn KG: XAY
SĐL: P

XaXa (gà trống lông nâu) x

XAY (gà mái lông vằn)

Xa

GP:

XA , Y
XAXa , XaY


F1:

KH: 100% gà trống lông vằn ; 100% gà mái lông nâu
F1xF1:
GF1:
F2:

XAXa (gà trống lông vằn)
XA , X a

x
Xa , Y

XAXa , XaXa , XAY , XaY

KH: 50% gà trống lông vằn; 50% gà trống lông nâu
50% gà mái lông vằn: 50% gà mái lông nâu

4

XaY (gà mái lông nâu )


2. Xác suất xuất hiện KG, KH ở đời con
2.1. Phương pháp giải
- Tìm tính trạng trội lặn
- QLDT chi phối tính trạng
- Khả năng xuất hiện KG, KH cụ thể...
2.2. Bài tập vận dụng
Ở người, bệnh mù màu (đỏ và xanh lục) do một gen lặn liên kết với NST giới tính X

quy định. Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu lấy một người chồng bình
thường.
a. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai bị bệnh mù màu là bao
nhiêu?
b. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con gái bị bệnh mù màu là bao
nhiêu?
Bài giải:
a. Người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu → KG XMXm; xác suất để người mẹ này
truyền NST X mang gen gây bệnh cho con là ½ Xm
- Người bố bình thường KG XMY ; xác suất để bố cho con NST Y là ½Y
Như vậy, xác xuất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai bị bệnh mù màu
là tích của các sự kiện trên: 1x1x 1/2x1/2 = 1/4
b. Vì người bố không bị bệnh nên chắc chắn con gái sẽ nhận NST X không mang gen gây
bệnh
→ Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con gái bị bệnh mù màu là 0%
3. Di truyền giới tính và gen gây chết
3.1. Phương pháp giải
- Xác định tính trạng trội – lặn
- Xét tỷ lệ về giới tính là 2:1 (♂/♀=2/1 hoặc ♀/♂=2/1) Chứng tỏ gen trội gây chết nằm
trên NST giới tính X
- Xác định KG, tỉ lệ KG, KH xuất hiện
5


3.2. Bài tập vận dụng:
Ở Drosophila, một ruồi ♀ lông ngắn được lai với ruồi ♂ lông dài. Ở đời con có 42
ruồi ♀ lông dài, 40 ruồi ♀ lông ngắn và 43 ruồi ♂ lông dài.
a) Đặc điểm di truyền của tính trạng lông ngắn?
b) Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con nếu đem lai hai ruồi lông dài với nhau.
Bài giải

a) Lông ngắn là tính trạng liên kết với giới tính nhưng là một gen gây chết.
Ở đời con, tỷ lệ ruồi cái: ruồi đực = 2:1 → Chứng tỏ gen trội gây chết nằm trên NST giới
tính X điều đó cho thấy gen liên kết với giới tính là gen gây chết bán hợp tử (không có
ruồi ♂ lông ngắn). Vì giới cái có hai kiểu hình cho nên lông ngắn phải là tính trạng trội và
phép lai sẽ là:
XS Xs

(lông ngắn)

x


XsY (lông dài)

XS Xs
XsXs
XS Y
Xs Y
(lông ngắn)
(lông dài)
(chết)
(lông dài)
b) Ở đời con tất cả đều có lông dài và phân đều ở cả hai giới. Để có ruồi ♀ lông dài, ruồi
mẹ phải đồng hợp tử và phép lai sẽ là:
XsXs
(lông dài)

x

Xs Y

(lông dài)

II. Dạng 2: Hai hoặc nhiều gen trong đó có gen trên NST giới tính X.
1. Hai gen (mỗi gen quy định một tính trạng) cùng nằm trên NST X.
Bài toán thường gặp: xác định KG của P, F1, F2; xác suất xuất hiện KG, KH cụ thể
1.1. Phương pháp chung:
* Tìm tính trạng trội lặn (trường hợp bài toán gián tiếp cho biết)
- Xét riêng sự di truyền của từng tính trạng: dựa vào tỉ lệ phân ly
* Xét tỉ lệ phân ly chung KH:
+ Nếu số kiểu gen, kiểu hình ở đời con (giới đồng giao tử) giảm so với phân ly độc lập →
2 gen liên kết hoàn toàn
6


+ Nếu số kiểu gen, kiểu hình ở đời con tăng, tỉ lệ phân ly KH khác tích 2 tính trạng (ở 1
giới) → 2 gen liên kết không hoàn toàn (xảy ra HVG).
- Trong trường hợp có hoán vị gen:
+ Với các gen liên kết không hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có
các gen tương ứng trên Y, HVG chỉ xảy ra ở giới đồng giao tử
+ Xác định nhóm liên kết (dị hợp đều, dị hợp chéo) và tính tần số HVG (f): dựa vào KH
lặn nhất của cá thể XY:
Nếu đầu bài cho 100% con đực và 100% con cái→ khi tạo giao tử Y=1
Nếu đầu bài cho tổng số đực và cái là 100% thì khi tạo giao tử Y=1/2
Khi đó: % cá thể đực lặn = % giao tử X × 1 Y (hoặc = Giao tử X × ½ Y)
(nếu giao tử X < 25% → là giao tử hoán vị; giao tử X >25% →giao tử liên kết)
Suy ra: f=2 × % giao tử hoán vị. Hoặc f = 1- 2 × % giao tử liên kết
+ f có thể bằng tổng số cá thể có KH nhỏ nhất/Tổng số cá thể
* Xác định KG của P, F1, F2 hoặc tỉ lệ giao tử, KG, KH xuất hiện
1.2. Bài tập vận dụng:
Ở ruồi giấm, có 2 gen lặn liên kết với nhau: alen a quy định tính trạng mắt màu lựu,

alen b quy định tính trạng cánh xẻ, các tính trạng trội tương phản là mắt đỏ và cánh bình
thường. Thực hiện một phép lai giữa hai cá thể ruồi giấm thu được kết quả như sau:
Ruồi đực F1: 7,5% mắt đỏ, cánh bình thường: 7,5% mắt lựu, cánh xẻ: 42,5% mắt đỏ, cánh
xẻ : 42,5% mắt lựu, cánh bình thường.
Ruồi cái F1: 50% mắt đỏ, cánh bình thường: 50% mắt đỏ, cánh xẻ.
a. Xác định KG của ruồi cái đem lai
b. Tính tỉ lệ các loại giao tử được sinh ra từ ruồi cái nói trên
Bài giải:
- Giả thiết: A – mắt đỏ, a - mắt lựu; B - cánh bình thường, b - cánh xẻ
- Xét riêng sự di truyền của tính trạng màu mắt:
♂: Đỏ: lựu= (42,5+7,5):( 42,5+7,5)=1:1
7


♀: 100% Mắt đỏ
→ Tính trạng màu mắt biểu hiện không đều ở 2 giới (con cái toàn mắt đỏ)→ gen quy định
tính trạng này nằm trên NST giới tính X.
Mà theo bài ra, các gen chi phối tính trạng màu mắt và hình dạng cánh di truyền liên kết
với nhau nên tất cả chúng đều nằm trên NST giới tính X.
- Xét sự di truyền đồng thời 2 tính trạng ở con ♂ F1: mắt đỏ, cánh bình thường: mắt lựu,
cánh xẻ: mắt đỏ, cánh xẻ: mắt lựu, cánh bình thường = 7,5:7,5:42,5:42,5 ≠ (1:1)(1:1) →
gen quy định tính trạng màu mắt và hình dạng cánh nằm trên 1 cặp NST giới tính và di
truyền liên kết không hoàn toàn. HVG xảy ra ở ruồi cái
- Xác định nhóm liên kết và xác định tần số hoán vị gen (f):
F1: 7,5%♂ Mắt lựu, cánh xẻ (XabY) = (7,5%Xab♀) x (1Y♂)
→ Xab =7,5<25%→giao tử hoán vị
a. KG của ruồi cái đem lai là: XAbXaB
b. Tần số HVG: f= 2 × giao tử hoán vị = 2x7,5=15%
Ruồi XAbXaB giảm phân cho 4 loại giao tử:
XAb = XaB = 100% - 15% = 42,5%

2
Xab = Xab = 7,5%
2. Hai gen trong đó một gen trên NST X, 1 gen/NST thường
2.1. Phương pháp giải
* Tìm tính trạng trội lặn
* Xác định quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng
- Xét riêng sự di truyền của từng tính trạng:
+ Nếu tính trạng xuất hiện đều ở cả giới đực và cái →gen quy định tính trạng nằm trên NST
thường.
+ Nếu tính trạng phân bố không đều ở 2 giới → gen quy định tính trạng nằm trên NST giới
tính X .
8


- Xét chung sự di truyền của 2 tính trạng: + Nếu tỉ lệ phân ly KH bằng tích 2 tỷ lệ KH riêng
→ 2 tính trạng đó tuân theo quy luật phân ly độc lập, trong đó có 1 cặp gen nằm trên NST
thường, 1 gen nằm trên NST giới tính
+ Nếu tỉ lệ phân ly KH khác phân ly độc lập → 2 gen tương tác cùng quy định 1 tính trạng
* Xác định KG của P, F1, F2; xác suất xuất hiện KG, KH cụ thể
2.2. Bài tập vận dụng:
Bài 1:
Trong 1 thí nghiệm lai ruồi giấm cái cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực cánh ngắn, mắt
trắng→F1: 100% cánh dài, mắt đỏ.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 ♀: 306 cánh dài, mắt đỏ:101 cánh ngắn, mắt
đỏ và ♂: 147 cánh dài, mắt đỏ: 152 cánh dài, mắt trắng: 50 cánh ngắn, mắt đỏ: 51 cánh
ngắn, mắt trắng.
Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng.
a. Tìm KG của P
b. KG của F1?
Bài giải:

- F1 100% cánh dài, mắt đỏ→ Tính trạng cánh dài(A) là trội so với cánh ngắn (a), tính
trạng mắt đỏ(B) là trội so với mắt trắng(b).
- Tìm QLDT chi phối
+ Xét tính trạng hình dạng cánh:
F2: Dài: ngắn = (306+147+152):(101+50+51)=3:1, tính trạng phân bố đều ở 2 giới
=> Gen quy định tính trạng hình dạng cánh nằm trên NST thường
+ Xét tính trạng màu mắt:
F2: mắt đỏ : mắt trắng= (306+101+147+50):(152+51)=3:1 và có sự phân bố không đều ở 2
giới (tính trạng mắt trắng chỉ có ở con ♂) → gen quy định tính trạng màu mắt phải nằm
trên NST giới tính X và không có alen tương ứng trên Y.
9


- Xét tỉ lệ phân ly KH chung :
Cánh dài, mắt đỏ: cánh ngắn, mắt đỏ: cánh dài, mắt trắng: cánh ngắn, mắt trắng =
(306+147) : (101+50): 152: 51 ≈ 9:3:3:1= (3:1) (3:1)
→ 2 tính trạng này PLĐL
- F1 Đồng tính→ P t/c → KG P

♀ cánh dài, mắt đỏ: AAXBXB
♂ cánh ngắn, mắt trắng: aaXbY

b. KG F1: AaXBXb , AaXBY
Bài 2
Ở loài chim công, chân cao là trội hoàn toàn so với chân thấp, vảy chân đều là trội hoàn
toàn so với vảy chân lệch.
Tiến hành phép lai giữa P t/c: con trống chân cao, vảy chân đều với con mái chân thấp,
vảy chân lệch thu được F1: 100% con lai chân cao, vảy chân đều. Cho các con F 1 lai với
nhau thu được ở F2 tỷ lệ 9 cao, vảy đều: 3 cao, vảy lệch : 3 thấp, vảy đều : 1 thấp, vảy
lệch. Trong đó tất cả những cá thể có vảy lệch đều là con cái.

a. Xác định kG của F1
b. Cho con đực F1 lai với con cái chân thấp, vảy chân lệch thu được đời con có KH chân
thấp, vảy chân lệch là con trống với tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?
Bài giải:
- A: chân cao, a: chân thấp; B: vảy chân đều, b: vảy chân lệch
- Tìm QLDT chi phối
+ Tính trạng chiều cao chân: F2 chân cao: chân thấp = 3:1 , tính trạng này phân bố đều ở
2 giới → Gen quy định tính trạng chiều cao chân nằm trên NST thường
+ Tính trạng vảy chân: F2 vảy chân đều: vảy chân lệch = 3:1 , tính trạng này phân bố
không đều ở 2 giới (tất cả những con có vảy lệch đều là con cái) → Gen quy định tính
trạng vảy chân nằm trên NST X
→ 2 tính trạng PLĐL

10


KG của P: AAXBXB, aaXbY
F1: AaXBXb, AaXBY
b. Đời con KH trống chân thấp, vảy chân lệch KG: aaXbXb = ¼ aXb (trống F1) x ½ aXb
(cái chân thấp vảy chân lệch aaXbY) = 1/8
3. Ba gen (mỗi gen quy định một tính trạng) trong đó có một gen trên NST X, 2 gen
trên NST thường
3.1. Phương pháp giải
* Tìm tính trạng trội lặn
* Xác định QLDT chi phối
- Xét riêng sự di truyền của từng tính trạng, xem gen quy định chúng nằm trên NST
thường hay NST giới tính.
- Xét chung sự di truyền của các tính trạng:
+ Trường hợp 3 gen/ 3 cặp NST (thường + giới tính) → PLĐL
+ Trường hợp 2 gen/1 cặp NST thường, 1 gen/NST giới tính thì 2 gen trên NST thường có

thể xảy ra liên kết gen hoặc HVG → giải tương tự như trường hợp liên kết gen, HVG
thông thường; còn gen trên NST giới tính thì phân ly
* Tìm KG của P, F1, F2; tỉ lệ KG, KH xuất hiện
3.2. Bài tập vận dụng
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen,
B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm
trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định
mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.
Phép lai P: AB/ab XDXd × AB/ab XDY thu được F1. Hãy xác định tỉ lệ ruồi cái F1 có kiểu
hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ? Biết rằng HVG chỉ xảy ra ở ruồi cái với tần số 18%
Bài giải:
Ruồi cái F1 thân đen, cánh cụt, mắt đỏ có KG: ab/abXDXChiếm tỉ lệ: (0,41×1/2) ab/ab × ½ XDX- = 10,25%

11


4. Ba gen trong đó có một gen trên NST X, di truyền tương tác
4.1. Phương pháp giải
* Tìm tính trạng trội lặn
* Xác định QLDT chi phối
- Xét riêng sự di truyền của từng tính trạng, xem gen quy định chúng nằm trên NST
thường hay NST giới tính.
- Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng nếu tỷ lệ phân ly ở đời con là tỷ lệ biến đổi
(9:3:3:1) - phép lai hai tính trạng của Mendel → hai gen không alen (nằm trên các nhiễm
sắc thể tương đồng khác nhau) tương tác với nhau để quy định một tính trạng. Các kiểu
tương tác chủ yếu:
+ Tương tác bổ trợ: Hai gen trội cùng có mặt trong một kiểu gen tương tác với nhau làm
xuất hiện tính trạng mới, khác bố mẹ. Tương tác bổ trợ có thể cho các tỷ lệ phân ly
9:3:3:1, 9:6:1 hoặc 9:7.
+ Tương tác át chế. Kiểu tương tác trong đó một gen ức chế sự biểu hiện của gen kia.

Gen ức chế được gọi là gen át, còn gen bị ức chế dược gọi là gen khuất. Tuỳ thuộc vào
gen át là gen trội hay gen lặn mà F2 có thể có các tỷ lệ phân ly 13:3, 12:3:1 hoặc 9:3:4.
+ Tương tác cộng gộp: Kiểu tương tác trong đó mỗi alen trội (hoặc lặn) của mỗi gen đóng
góp một phần vào sự hình thành tính trạng. Kiểu tương tác này đặc trưng cho các tính
trạng số lượng. Với hai gen tương tác cộng gộp, F2 sẽ có tỷ lệ phân ly kiểu hình là
1:4:6:4:1. Nếu kiểu hình không phụ thuộc vào số lượng alen trội trong kiểu gen, ta có tỷ
lệ phân ly 15:1 ở F2.
* Tìm KG của P, F1, F2; tỉ lệ KG, KH xuất hiện
4.2. Bài tập áp dụng:
Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt
trời, chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta chọn lọc được hai dòng chuột
thuần chủng, một dòng mẫn cảm với ánh sáng mặt trời và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với
ánh sáng và đuôi ngắn.
Khi lai chuột cái mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng
đuôi dài, người ta thu được các chuột F1 đuôi ngắn và không mẫn cảm với ánh sáng. Lai
F1 với nhau, được F2 phân ly như sau:
12


F2
Mẫn cảm, đuôi ngắn
Mẫn cảm, đuôi dài
Không mẫn cảm, đuôi ngắn
Không mẫn cảm, đuôi dài

Chuột cái
42
0
54
0


Chuột đực
21
20
27
28

Xác định KG của chuột F1
Bài giải
- Ở F2 xét tính trạng mẫn cảm ánh sáng có tỉ lệ:
chuột không mẫn cảm: chuột mẫn cảm = (54+27+28): (42+21+20) ≈ 9:7 đây là tỉ lệ của
quy luật tương tác bổ trợ → hai gen trội A và B tương tác quy định tính mẫn cảm ánh sáng
- Xét tính trạng độ dài đuôi: F2 có tỉ lệ đuôi ngắn: đuôi dài = 3:1, tính trạng này xuất hiện
không đều ở 2 giới (chuột đuôi dài đều là con đực)→ Gen quy định tính trạng độ dài đôi
liên kết giới tính X. (D quy định đuôi ngắn, d- đuôi dài)
- F1 đồng tính →P: AAbbXDXD x aaBBXdY => KG F1: AaBbXDXd và AaBbXDY.
C. Bài tập tự luyện
Bài 1: Ở mèo, gen D quy định lông đen, gen d quy định lông hung, KG Dd cho màu lông
tam thể. Các gen này liên kết với NST giới tính X.
a. Xác định KG, KH của những mèo con được sinh ra từ cặp mèo cái hung và mèo đực
đen.
b. Trong trường hợp số lượng các mèo con được sinh ra từ 1 cặp bố mẹ có tỉ lệ: ¼ mèo
đực hung; ¼ mèo đực đen; ¼ mèo cái hung và ¼ mèo cái tam thể thì màu sắc lông của
mèo bố mẹ như thế nào?
Bài 2: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X
quy định. Một người phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh máu khó đông lấy một người
chồng bình thường. Nếu cặp cặp vợ chồng này sinh được một người con trai thì xác xuất
để người con trai đó bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ
chồng này đều không bị bệnh.


13


Bài 3. Ở gà, gen quy định màu lông đốm (B) là trội hoàn toàn so với gen quy định màu
lông đen (b), gen quy định tính trạng mọc lông sớm (E) là trội hoàn toàn so với gen quy
định thính trạng mọc lông muộn (e). Các gen b và e liên kết với giới tính và cho tần số
HVG là 20% (hiện tượng HVG chỉ xảy ra ở gà trống).
Đem gà mái đen, mọc lông sớm lai với gà trống thuần chủng về 2 tính trạng lông đốm và
mọc lông muộn thu được F1. Sau đó cho các con gà F1 giao phối với nhau được F2.
a. Trong trường hợp không có hoán vị gen xảy ra, gà mái F2 lông đen, mọc lông sớm
chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?
B

b. Khi có hiện tượng HVG xảy ra, tính tỉ lệ các giao tử được sinh ra từ cá thể F1: X e

X

b
E
B

c. Tỉ lệ F2 có KG X e

X

b
e

?


Bài 4. Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên NST X giao phối
với 1 ruồi đực mắt đỏ sẽ cho ra F1 như thế nào?
A. 50% ruồi cái mắt trắng.
B. 75% ruồi mắt đỏ, 25% ruồi mắt trắng ở cả đực và cái
C. 100% ruồi đực mắt trắng.
D. 50% ruồi đực mắt trắng.
Bài 5. ở 1 giống gà, tính trạng lông sọc vằn là trội hoàn toàn so với lông trắng. Gen quy
định tính trạng này nằm trên NST X.
Tại 1 trại gà khi lai gà mái trắng với gà trống sọc vằn thu được F1 100% gà lông sọc vằn
ở cả gà mái và gà trống. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2
1. KG của gà bố mẹ là?
A. XAXA và XaY
B. XAXa và XaY
A A
A
C. X X và X Y
D. XaXa và XaY
2. Kết quả phân tính ở F2 là?
A. 100% gà trống lông đỏ, 50% gà mái lông đỏ, 50% gà mái lông sọc vằn
B. 100% gà mái lông đỏ, 50% gà trống lông đỏ, 50% gà trống lông sọc vằn
Bài 6. Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi
giấm đực mắt trắng lai với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 100% ruồi giấm mắt đỏ.
Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2: 3 đỏ:1 trắng, trong đó mắt trắng là con đực.

14


Cho mắt đỏ dị hợp F2 lai với con đực mắt đỏ được F3. Biết không có đột biến, theo lý
thuyết trong tổng số ruồi F3 là ruồi đực mắt đỏ chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
A.50%

B.75%
C.25%
D.100%
Bài 7. Gen h nằm trên NST giới tính X gây bệnh máu khó đông ở nam giới, bệnh chỉ biểu
hiện ở nữ giới khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Một cặp vợ chồng không biểu hiện bệnh máu khó đông có 4 người con. Người con trai đầu
không biểu hiện bệnh máu khó đông, 2 người con gái tiếp theo có KH bình thường, người
con trai thứ 4 bị bệnh máu khó đông.
a. Nếu bà ngoại của 4 người con này có KH bình thường, hãy xác định KH của ông ngoại?
b. Nếu bà ngoại của 4 người con này bị bệnh máu khó đông, hãy xác định KH của ông
ngoại?
c. Nếu người con gái đầu kết hôn với 1 người bình thường thì dự kiến tỉ lệ đứa con của họ bị
bệnh máu khó đông là bao nhiêu phần trăm?
Bài 8. Ở người, bệnh mù màu được quy định bởi gen m, bệnh máu khó đông được quy
định bởi gen h. Hai gen này nằm trên NST giới tính X.
a. Bố mắc bệnh mà màu, mẹ không biểu hiện bệnh này, nhưng mang gen gây bệnh. Con của
họ như thế nào?
b. Nếu tỷ lệ ở đời con là: 3 bình thường: 1 bệnh mù màu là con trai thì KG của bố mẹ như thế
nào?
c. Bố bị cả 2 bệnh trên, mẹ bình thường. Hỏi con của họ như thế nào?
Bài 9. Ở gà, gen trội B nằm trên NST giới tính X quy định tính trạng đốm trắng trên nền
lông đen (gà con có 1 đốm trắng trên đầu), gen b quy định màu lông đen tuyền
a. Cho gà trống đốm đồng hợp tử lai với gà mái đen. Viết SĐL từ P đến F2
b. Cho gà trống đen lai với gà mái đốm. Viết SĐL từ P đến F2
c. Trong 2 phép lai trên, phép lai nào cho phép phân biệt được gà mái với gà trống ở F1 khi
chúng mới nở?
Bài 10. Lai ruồi giấm cái cánh bình thường, mắt trắng với ruồi giấm đực cánh xẻ, mắt đỏ,
người ta thu được toàn bộ ruồi cái F1 có cánh dài bình thường, mắt đỏ và ruồi đực có cánh
bình thường, mắt trắng. Lai phân tích ruồi cái F1, được đời con gồm bốn nhóm kiểu hình,
15



trong đó ruồi cánh bình thường, mắt trắng và cánh xẻ, mắt đỏ chiếm 80% còn ruồi cánh
bình thường, mắt đỏ và cánh xẻ, mắt trắng chiếm 20%. Biết rằng mỗi gen quy định một
tính trạng và hai gen quy định hai tính trạng trên nằm trong cùng một nhóm liên kết và
tính trạng mắt đỏ trội so với mắt trắng. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích cho kết
quả thu được ở phép lai trên.
Bài 11: Một thí nghiệm lai giữa ruồi giấm cái thân xám, mắt đỏ với ruồi giấm đực thân đen,
mắt trắng thu được toàn bộ ruồi F 1 thân xám, mắt đỏ. Cho F 1 giao phối ngẫu nhiên thu được
F2 phân li theo tỉ lệ:
Ruồi cái:

75% thân xám, mắt đỏ:

25% thân đen,mắt đỏ

Ruồi đực:

37,5% thân xám, mắt đỏ: 37,5% thân xám, mắt trắng:
12,5% thân đen, mắt đỏ: 12,5% thân đen, mắt trắng.

Biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên. Viết kiểu gen của F 1.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
Bài 12: Lai gà trống mào to, lông vằn thuần chủng với gà mái lông không vằn, mào nhỏ
thuần chủng, được gà F1 có lông vằn, mào to.
a) Cho gà mái F1 lai với gà trống lông không vằn, mào nhỏ, được F2 phân ly như sau: 1 gà
trống mào to, lông vằn: 1 gà trống mào nhỏ, lông vằn: 1 gà mái mào to, lông không vằn: 1
gà mái mào nhỏ, lông không vằn. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Hãy biện
luận và lập sơ đồ lai giải thích cho phép lai trên.
b) Phải lai gà trống F1 với gà mái có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để ngay thế hệ sau

có tỷ lệ phân ly kiểu hình theo giới tính 1:1:1:1:1:1:1:1.
c) Muốn tạo ra nhiều biến dị nhất, phải chọn cặp lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Bài 13: ở 1 loài chim, 2 tính trạng chiều cao chân và độ dài lông đc chi phối bởi hiện
tượng 1 gen quy định 1 tính trạng. Cho chim thuần chủng chân cao, lông đuôi dài lai với
chim chân thấp lông đuôi ngắn.F1 thu đc đồng loạt chân cao, lông đuôi dài.
a. Cho chim mái F1 lai với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn đc :
25% trống chân cao, đuôi dài
25% trống chân thấp, đuôi dài
25% mái chân cao, đuôi ngắn
25%mái chân thấp, đuôi ngắn
16


b. Cho chim trống F1 lai với mái chưa biết KG đc tỷ lệ sau:
37,5% chân cao, đuôi dài
37,5% chân cao, đuôi ngắn
12,5% chân thấp, đuôi dài 12,5% chân thấp, đuôi ngắn
Biện luận và viết SĐL
Bài 14. Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbX eD X Ed đ đã xảy ra hoán
vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí
thuyết, tỉ lệ loại giao tử abX ed được tạo ra từ cơ thể này là :
A. 2,5%

B. 5,0%

C.10,0%

D. 7,5%

Bài 15. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân

đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy
định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy
định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương
đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với
ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F 1, ruồi có kiểu
hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến, tính
theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F 1 là:
A.7,5%

B. 45,0%

C.30,0%

D. 60,0%

Bài 16 : Ở ruồi giấm, gen A qui định mắt đỏ, gen a qui định mắt trắng ; gen B qui định
cánh xẻ và gen b qui định cánh thường. Phép lai giữa ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh xẻ với
ruồi giấm đực mắt đỏ, cánh xẻ đã thu được F1 ruồi cái 100% mắt đỏ, cánh xẻ ; ruồi đực
gồm có 40% đực mắt đỏ, cánh thường : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ : 10% đực mắt đỏ,
cánh xẻ : 10% đực mắt trắng, cánh thường. Xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen nếu
có.
Bài 17. Ruồi giấm A thân xám, a thân đen, B cánh dài, b cánh cụt cùng nằm trên một cặp
nst. D mắt đỏ, d mắt trắng nằm trên X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai AB//ab
XDXd x AB//ab XDY cho F1 thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 11,25%. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là:
A. 3,75%

B. 5%

C. 15%


D. 2,5%

Bài 18. Ở chim, Pt/c: lông dài, xoăn x lông ngắn, thẳng, F1 thu được toàn lông dài, xoăn.
Cho chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết KG, F2 xuất hiện 20 chim lông
ngắn, thẳng: 5 lông dài, thẳng: 5 lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có lông
dài, xoăn. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng. Tần số HVG của chim trống F1 là:
A. 5%

B. 25%

C. 10%

17

D. 20%


Bài 19. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai
mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế
nào? Cho biết gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình
thường tương ứng là H và M, các gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng
trên NST giới tính Y.
A. Bố XmHY, mẹ XMhXmh .

B. Bố XMHY, mẹ XMHXmh hoặc XMhXmH.

C. Bố XmhY, mẹ XMhXmH.

D. Bố XMHY, mẹ XMHxMH.


Bài 20. Ở ruồi giấm, cho phép lai P: AaBbCcX MXm x aaBbccXmY. Biết mỗi gen quy định
một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Tỉ lệ con đực F1 có kiểu hình giống mẹ là
A. 1/32.

B. 3/32.

C. 9/64.

D. 3/64.

Bài 21. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và các gen trội – lặn hoàn
toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%, giữa D và E không có hoán vị gen. Xét phép
lai

Ab D d
Ab d
X E Xe 
X Y, tính theo lý thuyết số cá thể có mang gen A, B và có cặp nhiễm
aB
ab E

sắc thể giới tính là X dE X de ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 7,5%.

B. 18,25%.

C. 22,5%.

D. 12,5%.


PHẦN III. KẾT LUẬN
Về cơ bản chuyên đề đã hệ thống phương pháp giải một số dạng toán về di truyền
liên kết giới tính áp dụng cho HS ôn thi HSG và thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên do thời
gian có hạn, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều và các bài tập có sự kết hợp di truyền giới
tính với các quy luật di truyền khác là dạng bài tập khó, tôi rất mong các đồng nghiệp quan
tâm đóng góp ý để giúp tôi hoàn thiện chuyên đề trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết

Nguyễn Thị Duyên
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
2. Sách giáo viên Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
3. Phương pháp giải bài tập di truyền học. Phan Kì Nam. Nhà xuất bản Đồng Nai,1999.
5. Đề thi chính thức tuyển sinh đại học cao đẳng của Bộ Giáo dục-Đào tạo qua các năm.

19



×