Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: Kế hoạch tổ chức chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho các tổ chức chính trị xã hội về vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.93 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên

: Hà Thị Tâm

Lớp

: ĐH4QM2

Mã số sinh viên

: 1411100587

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Thị Thu Trang

HÀ NỘI – 15/5/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG BẢO VỆ MƠI
TRƯỜNG

HÀ NỘI – 15/5/2017


MỤC LỤC

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH....................................................................................1
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG..................................................................................2
3. MỤC TIÊU :..........................................................................................................3
4. KẾ HOẠCH, NƠI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG.......4
5. KINH PHÍ.............................................................................................................. 5
PHỤ LỤC KINH PHÍ..................................................................................................7



1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
Huyện Lang Chánh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, thị
trấn Lang Chánh cách Thành Phố Thanh Hóa gần 101km, cách Đơ thị Ngọc Lặc 16km,
theo quốc lộ 15A (tính từ đường Hồ Chí Minh), với diện tích tự nhiên: 58.631 ha chiếm
5,26% diện tích của tỉnh Thanh Hóa. Phía Bắc giáp huyện Bá Thước; phía Nam giáp
huyện Thường Xuân; phía Đơng giáp huyện Ngọc Lặc; phía Tây giáp huyện Quan Sơn
và huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Có dịng sơng Âm là một phụ lưu của sơng
Chu chảy qua. Kinh tế ở đây đang dần phát triển, tuy nhiên đây là khu vực miền núi
nên do ảnh hưởng cửa tập quán, thói quen lạc hậu của người dân đã tác động xấu tới
môi trường : nước sông bị ô nhiễm do phân động vật và rác thải, ven đường là những
bãi rác chất cao mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, phân trâu bò la liệt khăp mặt đường,
cây cối ven đường ngả màu do ám bụi từ các phương tiện giao thông, các nhà máy chế
biến đũa, sản xuất giấy… gây ảnh hưởng khơng ít tới cảnh quan khu vực và sức khỏe
của người dân nơi đây.
Vấn đề môi trường búc xúc nhất hiện nay ở đây đó là tình trạng người dân xả chất
thải chăn ni trực tiếp ra khe,hồ, sông suối. Nhiều năm gần đây, người dân của huyện
Lang Chánh chọn chăn nuôi là hướng đi chủ yếu để phát triển kinh tế. Một số hộ dân
đã xây dựng hầm bioga để xử lý chất thải song vẫn còn nhiều hộ đã thải trực tiếp chất
thải chăn nuôi, xác động vật chết ra sông, suối, mương, máng gây ô nhiễm cho các hộ

dân sống xung quanh. Tiêu biểu như tại bản Chiềng Lẹn, xã Quang Hiến dọc bờ sơng
Âm, có nhiều hộ dân chăn ni gia súc, theo kiểu “chuồng trại chăn nuôi cạnh nhà,
cạnh bếp”. Do đó, chất thải, nước thải, nước rửa chuồng trại được người dân xả trực
tiếp ra mương nước của bản, khiến sủi bọt đen ngịm, phân nổi lên đóng bánh, bốc mùi
hôi thối nồng nặc. Để giảm bớt ô nhiễm, hầu hết các hộ gia đình phải đóng cửa nhà, bịt
kín cửa sổ bằng vải bạt, nilon. Song, mùi xú uế giảm đi không đáng kể. Hơn nữa nước
tại các mương máng cịn thải trực tiếp ra con sơng Âm ngay gần đấy dẫn đến tình trạng
nước sơng cũng ô nhiễm theo. Việc xả thải chất thải chăn nuôi ra mương hồ, sông suối
là vi phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Vấn đề này tuy đã được
chính quyền địa phương quan tâm, có những biện pháp giảm thiểu, tuy nhiên vẫn chưa
đem lại hiểu quả tích cực. Thách thức ở đây đặt ra đó là cần thay đổi nhận thức của
người chăn nuôi trong việc bảo vệ mơi trường nói chung, và việc xử lý chất thải chăn

1


ni nói riêng, để hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực của việc xả chất thải chăn
nuôi ra mơi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Trước thực trạng nêu trên, việc tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của người
dân là vô cùng cần thiết. Do đó, đề cương “ Kế hoạch tổ chức chương trình tập
huấn nâng cao nhận thức cho các tổ chức chính trị xã hội về vấn đề xử lý chất thải
chăn ni tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”, hướng tới đối tượng là các cán
bộ môi trường và các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương nhằm hướng dẫn kế
hoạch thực hiện chương trình tập huấn cho các đối tượng trên một cách chi tiết, hiệu
quả và thiết thực.
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG
Một số đặc điêm chung của công đồng dân cư sinh sống tại huyện Lang Chánh,
tỉnh Thanh Hóa:
Lang Chánh là một huyện miền núi, có hệ thống giao thông đi lại khá thuận lợi, hệ
thống tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp bảo đảm, đất rộng, nhiều tài ngun khống

sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Đặc biệt phát triển chăn nuôi đang là thế mạnh
của địa phương.
 Hội nơng dân đóng vai trị quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh
tế xã hội của vùng.
 Trình độ học vấn : 70% người dân biết đọc, biết viết (do đây là huyện vùng núi
và dân tộc thiểu số chiếm đa số)
 Dân tộc : gồm các dân tộc Thái khoảng 53%, Mường 33%, Kinh 13%, dân tộc
khác 1%.
 Tôn giáo : Hầu hết không theo tôn giáo
 Đối tượng 1 : Chủ tịch, phó chủ tịch, cán bộ làm cơng tác môi trường huyện
Lang Chánh
Đặc điểm : Một số chưa được đào tạo bài bản chính quy chun ngành mơi trường
cũng như quản lí mơi trường, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ. Tuy nhiên
có ý thức và khả năng tiếp thu kiến thức đạt mức khá. Đồng thời có thể khuếch đại các
thơng tin về mơi trường đến cộng đồng dân cư tại địa phương.
 Đối tượng 2: Các tổ chức chính trị xã hội : hội nơng dân, hội phụ nữ, hội thanh
niên.
Đặc điểm : Là đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có liên quan đến hoạt động
xả chất thải chăn nuôi ở địa phương cần tác động để nâng cao nhận thức.
3. MỤC TIÊU :

2


Sau khóa học, học viên biết được thực trạng xả chất thải chăn nuôi ra môi trường;
được nâng cao được kiến thức về tác hại của việc xả thải chất thải chăn nuôi; các kỹ
năng, biện pháp xử lý đúng cách và đạt hiểu quả. Cụ thể :
- Về kiến thức :
 Trên 95% đối tượng 1 và 70% đối tượng 2 biết được tổng quan về hiện trạng xả
chất thải chăn nuôi ra môi trường.

 Trên 90% học viên hiểu và nắm rõ những tác hại của việc xả thải chất thải chăn
nuôi đối với môi trường và sức khỏe.
 Ít nhất 95% đối tượng 1 năm rõ kiến thức về việc xử lý chất thải chăn nuôi đúng
cách.
 Trên 70% đối tượng 2 có kiến thức cơ bản về xử lý chất thải chăn nuôi đúng
cách.
- Về kỹ năng :
 Trên 95% đối tượng 1 có khả năng xây dựng mơ hình xử lý chất thải chăn ni
cho các hộ chăn nuôi ở địa phương
 Trên 80% đối tượng 2 nêu lên được ít nhất 3 cách xử lý chất thải chăn nuôi vừa
giảm thiểu chất thải rắn chăn nuôi thải ra môi trường, vừa đem lại lợi ích về mặt kinh
tế.
- Về thái độ :
 100% đối tượng 1 có nhận thức đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ
chuyên môn các cấp về nhiệm vụ bảo vệ mơi trường, có thái độ nghiêm túc, tích cực
trong cơng tác chun mơn, nghiệp vụ.
 100% học viên cái thái độ nghiêm túc, tích cực, góp phần truyền thông nâng
cao nhận thức của cộng đồng trong công tác xử lý chất thải chăn nuôi tại địa phương.

3


4. KẾ HOẠCH, NƠI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
a. Kế hoạch tổ chức tập huấn
Stt

Đối tượng

Thời gian tổ


Số lượng học Địa điểm tổ

Đối tượng 1

Đồng chí

chức
Thứ 7 ngày

viên
30

Chủ tịch,

29/4/2017

chức
Hội trường
UBND

phó chủ tịch,

huyện Lang

cán bộ làm

Chánh

cơng tác mơi
trường

huyện Lang
Đối tượng 2

Chánh
Lớp 1 : Hội

Thứ 4 ngày

nông dân

4/5/2017

60

Hội trường
UBND

huyện Lang

huyện Lang

Chánh
Lớp 2 : Hội

Thứ 5 ngày

Chánh
Hội trường

phụ nữ


5/5/2017

60

UBND

huyện Lang

huyện Lang

Chánh
Lớp 3 : Đoàn Thứ 6 ngày

Chánh
Hội trường

thanh niên

60

6/5/2017

UBND

huyện Lang

huyện Lang

Chánh


Chánh

Tổng

210

4


b. Nội dung chương trình
Stt

Thời gian
1
2
3
4
5
6
7

7h30 – 8h
8h – 8h10

Nội dung
Đón tiếp đại biêu
Phát tài liệu
Tuyên bố lý do, giới


Đơn vị thực hiện
Phòng TNMT
Phòng TNMT
Phòng TNMT

thiệu đại biểu

8h10 – 8h20

Phát biểu khai mạc

8h20 – 9h20
9h20 – 9h30
9h30 – 10h30

Chuyên đề tập huấn
Nghỉ giải lao
Chuyên đề tập huấn

10h30- 11h20

Thảo luận

Đại diện lãnh đạo
UBND huyện
Báo cáo viên
Báo cáo viên
Phòng TNMT
Báo cáo viên
Học viên


c. Nội dung bài giảng
Chuyên đề:
- Báo cáo viên : Đặng Như Quỳnh, Báo cáo viên Môi trường, sở Tài Ngun và
Mơi Trường tỉnh Thanh Hóa.
- Nội dung chun đề :
 Thực trạng vấn đề xả chất thải chăn nuôi ra môi trường ở địa phương
 Tác hại của việc xả chất thải chăn ni
 Mơ hình xử lý chất thải chăn nuôi đúng cách đem lại hiệu quả kinh tế và nâng
cao chất lượng môi trường địa phương.
( Nội dung chi tiết trong tài liệu đính kèm)
5. KINH PHÍ
a. Nguồn kinh phí
Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí vì sự nghiệp mơi
trường của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
b. Cơ sở lập dự tốn kinh phí
- Thơng tư số139/2010/TT-BTC : Thơng tư quy định việc lập dự toán, quản lý và
sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức.
- Thông tư số123/2009/TT-BTC : Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng
chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các
ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp
- Thông tư số: 97/2010/TT-BTC: Quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chi tổ
chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

5


- Thông tư số 02/2017/TT-BTC : Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ
mơi trường.

c. Tổng kinh phí thực hiện :
Số tiền bằng chữ : Bốn mươi chín triệu bảy trăm bảy mươi nghìn đồng
( Chi tiết kinh phí theo phụ lục đính kèm )

6


PHỤ LỤC KINH PHÍ
STT Nội dung thực hiện Đơn vị tính Số lượng

I
II

Xây dựng đề
cương

Đơn giá

Thành tiền
(VND)

Ghi chú
TT

Đề cương

1

350.000


350.000

123/2009/TTBTC

Biên soạn tài liệu
Chuyên đề : "
Hướng dẫn xử lý

1

chất thải chăn ni
tại huyện Lang

Chun đề

1

5000.000

5000.000

Buổi

4

500.000

2000.000

Ngày


4

2000.000

8000.000

Ngày

4

Cái

1

Người

210

60.000

12600.000

Chai

210

30.000

6300.000


Quyển

210

20.000

4200.000

TT02/2017/TT –
BTC

Chánh, tỉnh Thanh
III

Hóa"
Giảng dạy
Chun đề : "
Hướng dẫn xử lý

1

chất thải chăn nuôi
tại huyện Lang

TT139/2010/TTBTC

Chánh, tỉnh Thanh
IV
1


Hóa"
Tổ chức lớp học
Thuê hội trường
Thuê thiết bị giảng

2

dạy : máy chiếu,
loa,…

3
4
5
6

Pano lớp học
Hỗ trợ tiền ăn cho
học viên
Nước uống
(chai/người/ngày)
Photo tài liệu
(quyển/người)

7

1.000.00
0
1.000.00
0


4000.000

Tạm tính

1000.000
TT97/2010/TTBTC
TT97/2010/TTBTC
Tạm tính


7
V
1
2

3

4

Văn phịng phẩm
(bộ/người)
Chi phí khác
Phụ cấp lưu trú
Th phịng nghỉ
Th xe đưa đón
báo cáo viên và
mang máy chiếu,
thiết bị trợ giảng
Chi phí khác : bút

dạ, giấy A4,...
Tổng cộng

Bộ

210

20.000

4200.000

Ngày
Ngày

4
4

150.000
200.000

600.000
800.000

Xe

1

120.000

120.000


TT97/2010/TTBTC

Tạm tính
Lớp

4

150.000

600.000

49770.000

Số tiền bằng chữ : Bồn mươi chín triệu bảy trăm bảy mươi nghìn đồng
Người lập
Hà Thị Tâm

8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI, HUYỆN LANG CHÁNH,
TỈNH THANH HÓA

HÀ NỘI – 15/5/2017



MỤC LỤC
TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN.......................................1
1. THỰC TRẠNG XẢ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN LANG
CHÁNH, TỈNH THANH HĨA...................................................................................2
2. NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................................4
2.1

Tác hại của việc xả chất thải chăn nuôi ra môi trường...................................4

2.1.1

Tác hại đối với môi trường............................................................................4

2.1.2

Tác hại đối với sức khỏe cộng đồng...............................................................5

2.2

Khó khăn trong công tác quản lý chất thải chăn nuôi....................................5

2.3 Các biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi..........................................................6
2.4

Một số biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chăn ni......................................7

2.4.1 Quy trình công nghệ tổng quát xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm
ủ biogas- HPDE............................................................................................................ 7
2.4.2 Ủ phân hữu cơ....................................................................................................8

2.4.3 Nuôi giun dế,lươn, ba ba....................................................................................9
2.4.4 Một số kỹ thuật xử lý khác :.............................................................................10
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................10
3.1 Kết luận................................................................................................................10
3.2 Kiến nghị..............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................12
PHỤ LỤC................................................................................................................... 12
Danh mục hình vẽ......................................................................................................12
Danh mục viết tắt.......................................................................................................13


TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Lang Chánh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của Tỉnh Thanh Hóa, do đây
là một huyền vùng núi nên điều kiện cơ sở hạ tầng cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn và
chịu ảnh hưởng rất lớn của tập quán, thói quen lạc hậu đã tác động xấu tới môi trường
sống vùng nông thôn miền núi nơi đây. Điều dễ nhận thấy là người dân chưa có ý thức
về bảo vệ mơi trường, nên họ có hành động tuỳ tiện theo thói quen đó là chăn ni gia
súc thả rơng, phân gia súc vương vãi xung quanh nhà và đường đi, khi gặp nắng bốc
mùi, gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước. Hay tập quán nuôi nhốt gia súc
dưới gầm sàn làm ô nhiễm nặng môi trường sống của các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó những hố xí tạm bợ của người dân được làm gần nhà bốc mùi hơi thối
hoặc khơng có hố xí đi đại tiện tự do trên đồi rừng khi gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm
nguồn nước sinh hoạt hoặc phát sinh ruồi muỗi gây bệnh tật.
Vấn đề nan giải nhất hiện nay đó là chất thải trong chăn ni hầu như chưa được
thu gom và xử lý triệt để, thải trực tiếp xuống ao hồ, đồng ruộng hoặc các hệ thống
kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm xung quanh khu vực
tiếp nhận. Nhiều năm gần đây, người dân của huyện Lang Chánh chọn chăn nuôi là
hướng đi chủ yếu để phát triển kinh tế. Một số hộ dân đã xây dựng hầm bioga để xử lý
chất thải song vẫn còn nhiều hộ đã thải trực tiếp chất thải chăn nuôi, xác động vật chết
ra sông, suối, mương, máng gây ô nhiễm cho các hộ dân sống xung quanh. Tiêu biểu

như tại bản Chiềng Lẹn, xã Quang Hiến dọc bờ sơng Âm, có nhiều hộ dân chăn nuôi
gia súc, theo kiểu “chuồng trại chăn nuôi cạnh nhà, cạnh bếp”. Do đó, chất thải, nước
thải, nước rửa chuồng trại được người dân xả trực tiếp ra mương nước của bản, khiến
sủi bọt đen ngòm, phân nổi lên đóng bánh, bốc mùi hơi thối nồng nặc. Để giảm bớt ơ
nhiễm, hầu hết các hộ gia đình phải đóng cửa nhà, bịt kín cửa sổ bằng vải bạt, nilon.
Song, mùi xú uế giảm đi không đáng kể. Hơn nữa nước tại các mương máng còn thải
trực tiếp ra con sơng Âm ngay gần đấy dẫn đến tình trạng nước sông cũng ô nhiễm
theo. Việc xả thải chất thải chăn nuôi ra mương hồ, sông suối là vi phạm pháp luật về
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Vấn đề này tuy đã được chính quyền địa phương
quan tâm, có những biện pháp giảm thiểu, tuy nhiên vẫn chưa đem lại hiểu quả tích
cực. Thách thức ở đây đặt ra đó là cần thay đổi nhận thức của người chăn ni trong
việc bảo vệ mơi trường nói chung, và việc xử lý chất thải chăn ni nói riêng, để hạn

1


chế tối đa những hậu quả tiêu cực của việc xả chất thải chăn ni ra mơi trường nước,
góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Trước thực trạng nêu trên, việc tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của người
dân là vô cùng cần thiết. Chuyên đề “ Kế hoạch tổ chức chương trình tập huấn nâng
cao nhận thức cho các tổ chức chính trị xã hội về vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi
tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”, với nội dung chính là Thực trạng xả chất
thải chăn nuôi ra môi trường tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa; Tác hại của việc
xả chất thải; Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi hợp lý, đúng cách, mang lại
hiệu quả kinh tế.
1. THỰC TRẠNG XẢ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN LANG
CHÁNH, TỈNH THANH HĨA
Là huyện miền núi có tỷ lệ dân cư phân bố khơng đồng đều giữa các xã, thị trấn,
diện tích đồi núi khá lớn, vì vậy tỷ lệ thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt và
chăn nuôi cịn hạn chế. Tồn huyện hiện nay có khoảng 450.000 con gia cầm( gà đẻ

chiếm 60%), 95.000 con lợn, 12.470 trâu bị. Với số lượng chăn ni lớn như vậy
nhưng đa số các hộ trong tồn huyện vẫn ni theo hình gia trại xen kẽ với khu vực
dân cư, chưa có trang trại ni tập trung được quy hoạch cách khu dân cư, chưa đảm
bảo vệ sinh mơi trường.

Hình 1.1 : Nuôi nhốt gia súc dưới gần sàn hoặc rất gần nơi sinh hoạt của con
người là tình trạng phổ biến ở nông thôn miền núi huyện Lang Chánh.
Chất thải chăn ni lợn có xử lý, thu gom nhưng chỉ là số ít và khơng triệt để, vẫn
gây ơ nhiễm môi trường; chất thải chăn nuôi gia cầm gần như không được xử lý, mùi
2


hơi thối vẫn phát tán ra khơng khí; xác gia cầm cũng vứt bừa bãi ra ao hồ, kênh mương
mà không được xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, dẫn đến nguy cơ tiềm, bùng phát
dịch bệnh rất cao đang đe dọa cuộc sống của người dân và sự bền vững của nghề chăn
ni. Hình thức chăn ni ở đây theo kiểu nông hộ: thường phân tán, thả rơng, nhất là
chăn ni trâu bị, chăn ni gia cầm và chăn ni lợn . Chất thải hồn tồn xả tự
nhiên ra môi trường. Đây là tập quán, truyền thống lâu đời rất khó thay đổi và nguy cơ
gây ơ nhiễm môi trường trực tiếp, phạm vi, quy mô rộng lớn. Hiện nay, ngành chăn
nuôi ở huyện phát triển với tốc độ nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng
được các tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn ni. Do đó năng suất
chăn nuôi thấp và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Ơ nhiễm mơi trường
khơng những ảnh hưởng đến sức khỏe vật ni, năng suất chăn ni mà cịn ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh.

Hình 1.2 : Phân lợn khơng được thu gom mà xả trực tiếp ra khu vực gần chuồng
Theo thống kê đến nay, chỉ khoảng 40-50% lượng chất thải rắn trong chăn ni
được xử lý, số cịn lại bị thải trực tiếp thẳng ra cống, ao hồ, kênh rạch. Lý giải cho điều
này là do một số hộ gia đình ở đây chỉ chăn ni với số lượng nhỏ, lẻ từ 5-10 con heo
không thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, xử lý phân, rác không hợp lý thì

tất cả những hộ xung quanh đều phải chịu hậu quả, chất thải vẫn làm ảnh hưởng đến
3


trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt của các gia đình, cũng như cảnh quan đường làng ngõ
xóm. Do đó chính quyền địa phương cần đẩy mạnh các phong trào BVMT và có các
chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ dân áp dụng biện pháp xử lý CTR chăn nuôi
phù hợp vừa mang lại hiểu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1
Tác hại của việc xả chất thải chăn ni ra mơi trường
2.1.1
Tác hại đối với mơi trường
- Ơ nhiễm đất : do các hoạt động mở rộng diện tích chăn nuôi, tập quán chăn
nuôi theo bầy đàn, nhu cầu bãi chăn thả, xả chất thải nước thải chăn nuôi trực tiếp ra
môi trường… nên môi trường đất ở huyện đang bị ơ nhiễm, xói mịn, thối hóa nghiêm
trọng, bên cạnh đó đất cịn bị thay đổi cấu trúc thành phần ảnh hưởng đến hệ sinh thái
trong đất. Ngoài ra, chất thải chăn ni cịn chứa nhiều chất dinh dưỡng như Nito,
photpho nên khi thải vào đất không hợp lý hoặc sử dụng phân tươi để bón cho cây, cây
sử dụng không hết sẽ gây tác dụng ngược lại; lượng chất hữu cơ dư thừa sẽ làm cho
đất bão hòa và quá bão hòa chất dinh dưỡng, gần mất cân bằng dinh dưỡng và thối
hóa đất.
- Ơ nhiễm khơng khí : ở khu vực chuồng trại và xung quanh cơ sở chăn ni
ln có mùi rất đặc trưng và đây là một nhân tố gây ơ nhiễm rất khó chịu nếu khơng
được xử lý đúng cách. Các khí gây mùi chỉ yếu từ q trình phân hủy yếm khí chất
thải chăn ni như NH3, H2S, \… ngồi ra trong thành phần khí thải ra cịn có chứa
một lượng đáng kể CO2 và CH4. Tất cả các khí này tồn tại trong mơi trường khơng khí
tại khu vực chăn ni tạo nên mùi hơi rất khó chịu, nếu nồng độ cao thậm chí có thể
gây ngạt.
- Ơ nhiễm nguồn nước: Chất thải chăn nuôi không được xử lý hay xử lý không

triệt để được thải ra ao, hồ, sông, rach… sẽ làm ơ nhiễm nguồn nước. Bởi vì chất thải
chăn ni chứa nhiều chất hữu cơ, khi thải vào môi trường nước các vi sinh vật hiếu
khí phải sử dụng oxi hòa tan để phân hủy các chất này, làm giảm lượng oxi hòa tan
trong nước, dẫn đến suy giảm chất lượng nước. Mặt khác chất thải chăn nuôi chứa
nhiều chất dinh dưỡng nên chúng gây hiện tượng phú dưỡng gây ảnh hưởng đến đời
sống của các sinh vật thủy sinh trong mơi trường tiếp nhận. Bên cạnh đó nước là mơi
trường thích hợp cho các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong phân phát triển. Không
những thế, chất thải sẽ thấm xuống đất, đi vào nước ngầm làm ô nhiễm môi trường
4


nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng gia súc hay hố chứa chất thải
khơng có hệ thống thốt nước an tồn.
2.1.2
Tác hại đối với sức khỏe cộng đồng
Chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm và là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh
về hơ hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun. Đặc biệt
là các virut biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn
có thể lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến chết người. Ngoài ra, theo báo cáo tổng
kết của viện chăn ni, nồng độ khí H 2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi cao hơn
mức cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng số vi sinh vật là bào tử nấm cũng cao hơn mức
cho phép rất nhiều lần. Bên cạnh đó chất thải chăn ni cịn chứa Coliform, Ecoli,…
và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép… Từ đó có thể thấy
việc chất thải chăn nuôi không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ gây ra rất nhiều bệnh
tật cho con người.
2.2
Khó khăn trong cơng tác quản lý chất thải chăn nuôi
Việc quy hoạch phát triển chăn nuôi tổng thể vẫn chưa thống nhất, phân bố, mật
độ trang trại có sự khác biệt lớn giữa các vùng, năng suất lao động không cao, các
công nghệ xử lý môi trường chưa thực sự được quan tâm. Với quy mô chăn nuôi nơng

hộ nên chỉ cho năng suất thấp, khó cạnh tranh, phân tán, nhỏ lẻ gây khó khăn trong
việc quản lý dịch bệnh. Cơng trình khí sinh học đã được triển khai nhưng chỉ chiếm
gần 50% số hộ chăn nuôi. Với các hầm khí biogas vừa và lớn, hầu hết khơng sử dụng
hết khí và phần lớn thải ra mơi trường. Theo thống kê của phịng Tài ngun và Mơi
Trường huyện, việc xử lý chất thải rắn (bao gồm: phân, thức ăn thừa, xác gia súc, dụng
cụ thú y…) trong chăn ni vẫn cịn khoảng 30– 50% được ủ làm phân bón, khoảng
30 – 60% xả thải trực tiếp ra mơi trường hoặc phần nhỏ được xử lý bằng biogas. Ngoài
ra do bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về mơi trường trong lĩnh vực chăn ni cịn
thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng
và hạn chế về năng lực. Nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội nói
chung về tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn ni
cịn chưa chưa đầy đủ và đúng mức.

5


2.3 Các biện pháp quản lý chất thải chăn ni
Có thể nói, chăn ni vẫn là sinh kế của hàng nghìn hộ nơng dân trong huyện, vì
vậy việc khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn đang là bài tốn khó. Do
đó, đối với các cơ sở chăn ni lớn, địa phương cần rà sốt lại quy hoạch phát triển
phù hợp với điều kiện sinh thái, số lượng, chủng loại để khơng gây q tải. Cần có
chính sách hỗ trợ nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả hơn như sử
dụng biện pháp khí sinh học, kết hợp các cơng nghệ xử lý chất thải nhằm tạo điều kiện
cho các nông hộ vừa tiếp tục chăn nuôi trong khu dân cư, bảo đảm các chỉ tiêu môi
trường ở mức độ chấp nhận được.
Đặc biệt, những trang trại xây mới phải nằm trong quy hoạch và xa khu dân cư,
phải có hồ sơ thiết kế, đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng. Khi vận
hành, nếu không bảo đảm về môi trường, các ngành chức năng phải thẩm định lại dự
án. Việc quy hoạch chăn ni và rà sốt lại quy hoạch cần thực hiện theo định kỳ,
thường xuyên. Bên cạnh đó, tăng cường ngân sách cho hoạt động điều tra, khảo sát về

môi trường chăn nuôi, hỗ trợ một phần kinh phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải
cho các cơ sở...
Tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của bảo vệ và xử lý môi trường
trong chăn nuôi; yêu cầu 100% trang trại và hộ chăn nuôi ký cam kết bảo vệ môi
trường cũng là những giải pháp quan trọng. Một số xã có tốc độ phát triển mạnh,
nhưng chưa có quỹ đất để quy hoạch vùng chăn nuôi xa khu dân cư. Đối với các nơi
này, chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ các hộ chăn ni trong khu dân cư,
ngồi tun truyền, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường

6


2.4

Một số biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chăn ni

2.4.1 Quy trình cơng nghệ tổng qt xử lý nước thải chăn ni bằng hầm
ủ biogas- HPDE

Hình 2.1 Mơ hình xử lý nước thải chăn ni hầm biogas, cơng nghệ hầm biogas, nước
thải chuồng bị, lợn
a. Mơ tả cơng nghệ xử lý nước thải chăn nuôi:
Hệ thống xử lý được vận hành tự động, ngồi ra cịn có chế độ vận hành bằng tay
khi gặp sự cố kỹ thuật.
Hố thu :
Nước thải của các phân xưởng trại chăn nuôi của Trang trại sẽ được hệ thống
mương dẫn thu gom và chảy về hố thu , các hạt cát sẽ được lắng tại đây và được cào
bỏ định kỳ 3 tháng. Từ hố thu nước thải chăn nuôi chảy vào hầm biogas
Hầm Biogas:

Hầm biogas được nghiên cứu, thiết kế với kỹ thuật thi công chuyên dụng đảm bảo hiệu
quả xử lý triệt để các chỉ tiêu ơ nhiễm có hàm lượng lớn và thu được lượng khí Biogas
lớn nhất cho nước thải.
Trong Hầm Biogas, dưới sự tác động của chế phẩm vi sinh tốc độ cao và sự tác
động của các loại vi sinh vật kỵ khí sẽ lên men nước thải, làm giảm hàm lượng các
chất ơ nhiễm có trong nước thải chăn ni, đồng thời sinh ra khí Biogas quay lại sản
xuất.
Ngồi ra các hầm Biogas cịn được thiết kế các hệ thống xáo trộn nước thải bên
trong hầm, nhằm tránh lắng cặn và tạo điều kiện sinh khí Biogas (CH 4) triệt để nhất.
7


Khí từ hầm Biogas được dẫn qua hệ thống tách nước và khử H2S nhằm thu khí
CH4đạt hiệu quả cao. Khí CH4 sau cùng được dẫn vào bình tạo áp (PT101) và được
phân phối sử dụng.
b. Lợi ích kinh tế khi thực hiện xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm Biogas
Trước tiên, xử lý triệt để ô nhiễm, tạo môi trường không ô nhiễm, không dịch
bệnh cho trang trại, cơ sở chăn nuôi; đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh cho nhà máy
chế biến.
Thu hồi khí Biogas phát điện – làm chất đốt, chủ động được nguồn năng lượng
phục vụ sản xuất tại chỗ.
Đảm bảo xử lý môi trường đúng theo yêu cầu của quy định Nhà Nước về nước
thải chăn ni
2.4.2 Ủ phân hữu cơ

Hình 2.2 Mơ hình ủ phân bằng chất thải chăn ni
a. Ủ nóng : Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi
có nền khơng thấm nước, nhưng khơng được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ
ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vơi bột (tính theo khối lượng)
trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau

đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các lồi vi sinh vật
phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các lồi vi sinh vật háo khí chiếm ưu
thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng
8


nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các lồi vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần
giữ cho đống phân tơi, xốp, thống.
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các
mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ
có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
b. Ủ nguội : Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi
lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén
chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào
chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó
trát bùn phủ bên ngồi.
Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm
khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ
trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ
yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amơniăc, nên lượng đạm bị
mất giảm đi nhiều.
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng
được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
c. Ủ nóng trước, nguội sau : Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt
ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50
– 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày
cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh

đống phân. Q trình chuyển hố trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân
bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm
không bị mất.
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân
khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào
lớp phân khi chưa bị nén chặt. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so
với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
2.4.3 Ni giun dế,lươn, ba ba

9


Có thể thực hiện mơ hình ni giun quế. Theo đó, tồn bộ lượng phế thải từ chăn
ni sẽ được vận chuyển ra khu nuôi giun quế. Mỗi ngày 20 kg giun quế có thể phân
hủy 20 kg phân, tương đương với diện tích ni giun là 10-15m2 . Như vậy,nếu xây
dựng mơ hình ni giun quế với diện tích khoảng 750 m2 thì mỗi ngày khu vực này
có thể xử lý gần 1 tấn CTR chăn ni, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Ngồi
ra, lượng giun quế của các hộ dân được dùng để nuôi lươn, ba ba, đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Chính vì vậy, cần tập trung quy hoạch ở mỗi xã một hợp tác xã để dạy,
truyền đạt kinh nghiệm nuôi giun quế cho các hộ dân.
2.4.4 Một số kỹ thuật xử lý khác :
Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học; xử lý bằng công nghệ ép tách phân; xử lý
nước thải bằng ơ xi hóa; thực hiện chăn ni theo mơ hình VAC …
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Chăn ni là một ngành đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung
và cải sinh kế người dân huyện Lang Chánh nói riêng. Do vậy, để chăn nuôi ở địa
phương phát triển vững mạnh đáp ứng được những u cầu cấp thiết của cuộc sống,
thì cơng tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để
Công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định

đến năng suất, chất lượng sản phẩm, vật nuôi, giữ gìn mơi trường sinh thái. Tuy nguồn
chất thải của vật ni có ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường và hiệu quả chăn ni
song bên cạnh đó nếu chúng ta tuân thủ và xử lý triệt để nguồn chất thải thì đây là
nguồn phân hữu cơ chủ yếu để phục vụ cho ngành trồng trọt, góp phần đẩy mạnh phát
triển song song giữa trồng trọt và chăn nuôi. Tạo môi trường trong sạch và bảo vệ sức
khỏe con người
3.2 Kiến nghị
Nhà nước cần thực hiện nhiều hơn các chính sách ưu đãi cho vay, huy động vốn,
các chủ trạng trạng, sản xuất khối lượng lớn, cần có thị trường ổn định, bền vững với
việc ưu tiên đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, giết mổ ở điạ phương. Bên cạnh đó
cần cử cán bộ là người bản địa tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng và kiến
thức về bảo vệ môi môi trường do đây là khu vực người dân tộc chiếm đa số nên sẽ
đem lại hiểu quả cao hơn trong công tác tun truyền, hướng dẫn.
Nhân rộng mơ hình trang trại chăn ni an tồn, di dời các cơ sở chăn ni gây ô
nhiễm ra xa khu vực dân cư… Đồng thời , nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp xử

10


lý chất thải chăn nuôi như sử dụng hầm biogas, phân tách nguồn thải pha rắn và pha
lỏng, nuôi giun quế tận dụng phân thải chăn nuôi, phương pháp tạo phân hữu cơ …
Ngồi ra cần phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho
người dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động
của ngành chăn nuôi là công việc không thể thiếu và đem lại hiểu quả cáo,… phối hợp
phù hợp với các công tác quản lý môi trường trên sẽ giúp ngành chăn nuôi ở địa
phương phát triển hơn đồng thời bảo vệ môi trường sạch đẹp hơn.

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hiện trạng môi trường 2016 huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
2. Chi cục thống kê huyện Lang Chánh( 2016), Địa chí Lang Chánh.
3. Hồ Hương Thảo(2015), Đề cương tốt nghiệp: Tập huấn nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường và kỹ năng truyền thông cho cán bộ quản lý môi trường 33 xã của
huyện Hạ Hòa Phú Thọ.
4. Mai Thế Hào(2014), Chất thải trong chăn nuôi gia súc và một số biện pháp xử
lý, xem tại ( />
PHỤ LỤC
Danh mục hình vẽ
Hình 1.1 : Ni nhốt gia súc dưới gần sàn hoặc rất gần nơi sinh hoạt của con người
là tình trạng phổ biến ở nơng thơn miền núi huyện Lang Chánh.
Hình 1.2 : Phân lợn không được thu gom mà xả trực tiếp ra khu vực gần chuồng
Hình 2.1 Mơ hình xử lý nước thải chăn nuôi hầm biogas, công nghệ hầm biogas, nước
thải chuồng bị, lợn
Hình 2.2 Mơ hình ủ phân bằng chất thải chăn nuôi
12


×