Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.02 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên

: Lại Thị Hải Yến

Lớp

: ĐH4QĐ1

Mã số SV

: 1411110099

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Bùi Thị Thu Trang

Hà Nội, 26/04/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC


CHO CỘNG ĐỒNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ
RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH

Hà Nội, 26/04/2017


MỤC LỤC
14.Anh Thư (2013), Xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên: Nỗ lực trồng phục hồi rừng ngập
mặn. Online: (30/05/2013)........................................18

1. Phân tích tình hình
Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá có tính đa dạng sinh học
cao nhất thế giới. Sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên là một trong
ba yếu tố chính làm nên sự đa dạng sinh học này. Tuy nhiên, đa dạng sinh học của Việt
Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng, trong đó có các hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đa dạng có nhiều tài nguyên qúy giá và có
vai trò quan trọng, đóng góp cho đời sống con người, đặc biệt là cư dân vùng cửa sông
ven biển. Rừng ngập mặn cung cấp gỗ, củi, tanin, các loài cây làm thuốc. Các loài
động vật trong rừng ngập mặn cho thịt và nhiều nguồn lợi thuỷ sản. Rừng ngập mặn có
vai trò vận chuyển chất hữu cơ đến chuỗi thức ăn ven biển, ổn định vật lý đối với bờ
biển như chống xói mòn, sạt lở, bảo vệ các vùng nội địa khỏi sự phá hoại của bão gió
và sóng biển và có tác dụng như những bồn chứa dĩnh dưỡng và cacbon. Rừng ngập
mặn cũng là tài nguyên du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Tuy nhiên do phương thức
1


quản lý và sử dụng chưa thật hiệu quả, rừng ngập mặn hiện nay đang chịu nhiều sức
ép, đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng (Phan Nguyên Hồng, 2005).
Tuy nhiên, điều đáng ngại là các khu rừng của Việt Nam đã và đang bị suy thoái

nghiêm trọng. Điển hình, trong giai đoạn từ 1943 đến 1999, diện tích rừng ngập mặn
trên phạm vi toàn quốc đã giảm từ 409.000 ha xuống 155.000 ha, tương đương với
62%, trước hết do sự tàn phá của chiến tranh, và sau đó là do việc phát triển hàng
loạt các vùng nuôi tôm (Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, 2015). Thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng đã có những cố gắng đáng khích lệ trong công tác quản lý bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên cũng như rừng ngập mặn. Mục tiêu cuối cùng của công tác này
là bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng và
nhu cầu của con người hướng tới phát triển bền vững. Bởi vậy, việc tham gia vào quá
trình quy hoạch quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên của các cộng đồng có liên
quan là khâu then chốt. Đó cũng chính là phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên
dựa vào cộng đồng (Community based conservation management - CBCM).
Rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên (cửa sông Ba Chẽ), tỉnh Quảng
Ninh là một hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng sinh học cao và đang chịu
nhiều áp lực do do phát triển kinh tế - xã hội. Xã Đồng Rui bao gồm 4 thôn (thôn
Trung, thôn Thượng, thôn Hạ và thôn Bốn) với tổng diện tích tự nhiên là 4.955,17 ha,
trong đó có 1.456,9 ha rừng ngập mặn tự nhiên và 125 ha rừng trồng, thu nhập từ đánh
bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản chiếm trên 1/2 tổng thu nhập của xã. Tuy nhiên
những năm gần đây, sản lượng đánh bắt cũng như nuôi trồng thuỷ hải sản đó có những
dấu hiệu suy giảm, chất lượng đầm nuôi và nguồn lợi hải sản từ rừng ngập mặn cũng
đang bị suy kiệt. Nguyên nhân là do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là
quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức nuôi trồng đa phần là quảng canh
cải tiến.
Diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp do mở rộng diện tích nuôi trồng
thủy sản cũng như khai thác gỗ củi của con người. Nhiều biện pháp nhằm bảo vệ rừng
ngập mặn đã được áp dụng xong do thiếu những cơ chế thích hợp nên hiệu quả chưa
cao do chưa coi trọng đúng mức vai trò của người dân địa phương tham gia trong công
tác bảo vệ rừng. Những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác bảo vệ và phát triển
nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng ở nước ta cho
2



thấy, nếu biết tổ chức và phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng
sẽ có hiệu quả rất tốt. Đồng Rui là một xã mà cuộc sống của cộng đồng dân cư ở đây
luôn gắn liền với các nguồn tài nguyên của rừng ngập mặn. Do vậy dựa vào cộng đồng
sẽ là một hướng đi đúng góp phần bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn địa phương.
Xuất phát từ thực trạng công tác tuyên truyền còn nhiều bất cập, từ trình độ dân
trí nói chung và nhận thức của cộng đồng về rừng ngập mặn nói riêng vẫn còn nhiều
hạn chế, và từ nhu cầu chủ quan muốn được tiếp cận tài nguyên rừng ngập mặn nhiều
hơn nữa của cộng đồng thì công tác truyền thông là phương pháp không thể thiếu khi
thực hiện mục tiêu giải quyết từ gốc rễ vấn đề. Chính vì thế mà tôi viết báo cáo này để
đề xuất: “Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình tập huấn nâng cao
nhận thức cho cộng đồng về công tác quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn tại xã Đồng
Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”. Khi nhận thức của cộng đồng được cải
thiện, cơ hội tiếp cận tài nguyên của họ cũng sẽ tăng lên và sự tiếp cận sẽ trở nên bền
vững hơn, điếu này đồng nghĩa với việc quyền hưởng dụng tài nguyên rừng ngập mặn
của cộng đồng cũng sẽ dần được cải thiện.

2. Phân tích đối tượng
 Đối tượng tham gia buổi tập huấn:






Cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Yên
Cán bộ ban quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn xã Đồng Rui
Hội nông dân xã Đồng Rui
Hội phụ nữ xã Đồng Rui
Đoàn thanh niên xã Đồng Rui


 Trình độ nhận thức:
• Đối với cán bộ: Cao
• Đối với người dân: Vừa
 Dân tộc : Kinh
 Ngôn ngữ truyền thông : Tiếng Kinh

3


3. Mục tiêu
Sau khóa học, học viên được nâng cao kiến thức, kỹ năng tác nghiệp về bảo vệ
môi trường để vận dụng tốt chính sách, pháp luật ngành môi trường, giải quyết hiệu
quả công tác chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương, cụ thể là bảo vệ rừng
ngập mặn. Cụ thể như sau:
- Về kiến thức
• Nắm vững vai trò của rừng ngập mặn đối trong đời sống của người dân xã
Đồng Rui, huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
• Hiểu rõ vai trò của cộng đồng trong việc quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn.
• Liệt kê một số biện pháp bảo vệ rừng ngập mặn cho cộng đồng dân sinh sống
tại xã Đồng Rui.
• Liệt kê các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng ngập
mặn dựa vào cộng đồng tại xã Đồng Rui.
• Lập, xây dựng và tổ chức một chiến dịch truyền thông môi trường.
- Về kỹ năng
• Tổ chức tốt mô hình quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng.
• Xây dựng một kế hoạch giáo dục, tuyên truyền kiến thức, pháp luật về bảo vệ
môi trường.
- Nâng cao nhận thức, thái độ
• Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của rừng ngập mặn.

• Có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ rừng ngập mặn.
• Có thái độ tích cực trong thực hiện công tác tuyên truyền mọi người cùng nhau
thực hiện bảo vệ rừng ngập mặn, góp phần truyền thông nâng cao nhận thức
của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng ngập mặn.
- Nâng cao hành vi
• Tham gia các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn trên địa bàn.
• Đấu tranh và bảo vệ rừng ngập mặn trước những hành vi tác động tiêu cực đến
rừng và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

4


4. Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng
4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác
quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn trên địa bàn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh.
- Thời gian tổ chức: 29/4/2017.
- Địa điểm tổ chức: Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên.
- Số lượng người tham gia:
+ Lớp dành cho cán bộ: 20 người/lớp.
+ Lớp dành cho cộng đồng dân cư: 80 người / lớp. Trong đó
• Hội nông dân: 45 người
• Hội phụ nữ: 20 người
• Đoàn Thanh niên: 15 người
Đối tượng
Đối
tượng 1

Thời gian tổ


Số lượng

Địa điêm tổ

chức

học viên

chức
UBND

Hội nông dân, hội phụ nữ

Sáng thứ 7 ngày

và Đoàn Thanh niên xã

29 tháng 4 năm

Đồng Rui

2017

80

huyện Tiên
Yên, tỉnh
Quảng Ninh

Đ/c chủ tịch huyện, các

phó chủ tịch huyện, các
cán bộ phòng Tài nguyên
Đối

và Môi trường huyện Tiên

tượng 2

Yên, tỉnh Quảng Ninh;

Uỷ ban nhân
dân huyện

Chiều thứ 7 ngày
29 tháng 4 năm
2017

Cán bộ thuộc ban quản lý
và bảo vệ rừng ngập mặn
xã Đồng Rui

5

20

Tiên Yên,
tỉnh Quảng
Ninh



4.2. Nội dung chương trình tập huấn
4.2.1. Đối với lớp học dành cho đối tượng 1 (sáng 29/4/2017)
STT

Thời gian

Nội dung
Đón tiếp đại biểu

1

7h30h-8h00

Phát tài liệu, ổn định chỗ
ngồi

Đơn vị thực hiện
Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Tiên Yên phối
hợp với Hội nông dân, Hội
phụ nữ, Đoàn thanh niên của
xã Đồng Rui

2

8h00-8h15

Tuyên bố lý do, giới thiệu
đại biểu và chương trình tập
huấn


3

8h15-8h20

Khai mạc tập huấn

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
huyện Tiên Yên.

4

8h20-9h20

Chuyên đề tập huấn 1: Nâng
cao nhận thức cộng đồng về
vai trò của rừng ngập mặn
đối với đời sống, từ đó đề
xuất biện pháp quản lý và
bảo vệ rừng ngập mặn

Báo cáo viên

5

9h20 – 9h35

Nghỉ giải lao, uống nước
giữa giờ


Học viên & báo cáo viên

9h35-10h35

Chuyên đề tập huấn 1: Nâng
cao nhận thức cộng đồng về
vai trò của rừng ngập mặn
đối với đời sống, từ đó đề
xuất biện pháp quản lý và
bảo vệ rừng ngập mặn (tiếp)

Báo cáo viên

6

Thảo luận
7

10h35-11h05

Hỏi - đáp những vấn đề chưa
thỏa đáng

8

11h05-11h15

Bế mạc

Đại diện phòng Tài nguyên

và Môi trường huyện Tiên
Yên

Đại diện phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Tiên
Yên phối hợp với báo cáo
viên
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
huyện.

6


4.2.2. Đối với lớp học dành cho đối tượng 2 (chiều 29/4/2017)
Phòng Tài nguyên và Môi
1

13h30-14h

Đón tiếp đại biểu

trường huyện Tiên Yên

Phát tài liệu, ổn định chỗ ngồi

phối hợp với tình nguyện
viên

2


3

14h-14h10

14h10-14h20

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại
biểu và chương trình tập huấn

Khai mạc tập huấn

Đại diện phòng Tài
nguyên và Môi trường
huyện Tiên Yên
Chủ tịch UBND huyện
Tiên Yên.

Chuyên đề tập huấn 2: Nâng
4

14h20-15h20

cao hiệu quả công tác quản lý
và bảo vệ rừng ngập mặn dựa

Báo cáo viên

vào cộng đồng
5


15h20-15h40

Nghỉ giải lao, uống nước giữa
giờ

Học viên & báo cáo viên

Chuyên đề tập huấn 2: Nâng
6

15h40-16h15

cao hiệu quả công tác quản lý
và bảo vệ rừng ngập mặn dựa

Báo cáo viên

vào cộng đồng (tiếp)
Thảo luận
7

16h15-16h45

Hỏi - đáp những vấn đề chưa

Báo cáo viên

thỏa đáng
8


16h45-16h55

Bế mạc

7

Chủ tịch UBND huyện.


4.3. Nội dung bài giảng
Chuyên đề 1: Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của rừng ngập mặn đối với
đời sống, từ đó đề xuất biện pháp quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn.
- Giảng viên: ThS. Lê Đắc Trường
- Đơn vị công tác: Giảng viên khoa Môi trường, trường đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội.
- Nội dung chuyên đề :
• Khái niệm và phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam
• Vai trò của rừng ngập mặn
• Giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn
(Nội dung chi tiết trong Phụ lục 2 đính kèm)
Chuyên đề 2: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn dựa
vào cộng đồng
- Giảng viên : ThS.Nguyễn Khánh Linh
- Đơn vị công tác: Giảng viên khoa Môi trường, trường đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội
- Nội dung chuyên đề :
• Hiện trạng rừng ngập mặn trên địa bàn
• Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng ngập mặn
• Biện pháp quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
• Những khó khăn và thuận lợi trong quản lý tài nguyên rừng ngập mặn dựa vào

cộng đồng
• Những giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào
cộng đồng ở xã Đồng Rui
(Nội dung chi tiết trong Phụ lục 3 đính kèm)
5. Kinh phí
5.1. Nguồn kinh phí
Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

8


5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí
- Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 về Hướng dẫn định
mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
- Thông tư 123/2009/TT-BTC :Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương
trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào
tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp
- Thông tư 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2010 về việc Hướng dẫn việc
quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định
về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính quy
định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước
- Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 07/05/2007 quy định về việc
lâp dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho
công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ

sở.
5.3 Tổng kinh phí thực hiện
- Số tiền ghi bằng số: 32,200,000
- Số tiền ghi bằng chữ: Ba mươi hai triệu hai trăm nghìn đồng.
(Chi tiết kinh phí theo phụ lục 1 đính kèm)

9


PHỤ LỤC

10


PHỤ LỤC 1: Dự toán kinh phí
DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP TẬP HUẤN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đơn vị tính: VNĐ
Đơn vị

Số

tính

lượng

Đề cương

1

STT


Nội dung thực hiện

I

Xây dựng đề cương

II

Biên soạn tài liệu

1

Chuyên đề 1

Đề cương

1

5,000,000

5,000,000

2

Chuyên đề 2

Đề cương

1


6,000,000

6,000,000

III

Giảng dạy

1
2

buổi chuyên đề)

ngày

Chuyên đề 2 (1 lớp/ 1

Buổi/

buổi chuyên đề)

ngày

1

Thuê hội trường

1,500,000


1,500,000

1,200,000
Buổi/

Tổ chức lớp học

Thành tiền

11,000,000

Chuyên đề 1 (1 lớp x 1

IV

Đơn giá

1

600,000

600,000

1

600,000

600,000
16,000,000


Ngày

1

3,000,000

3,000,000

Ngày

1

1,500,000

1,500,000

Cái

1

1,000,000

1,000,000

Người

100

50,000


5,000,000

Người

100

15,000

1,500,000

Quyển

100

30,000

3,000,000

Thuê thiết bị giảng dạy
2

(máy chiếu), âm thanh,
ánh sáng,…

3
4
5

Pano lớp hoc
Hỗ trợ tiền ăn cho học

viên và báo cáo viên
Nước uống (cho học
viên và báo cáo viên)
Photo tài liệu tập huấn

6

(cho học viên và báo
cáo viên)

11

Ghi
chú


Văn phòng phẩm (cho
7

học viên và báo cáo

Bộ

100

10,000

1,000,000

viên)

V

Các chi phí khác

2,500,000

Thuê xe đưa đón giảng
viên và thiết bị trợ

Chuyến

1

2,000,000

2,000,000

Ngày

1

500,000

500,000

giảng
Chi phí khác: bút dạ,
giấy A4,…

Tổng cộng (mục I + mục II + mục III + mục IV + mục V)


32,200,000

Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi hai triệu hai trăm nghìn đồng

Người lập

Lại Thị Hải Yến

12


PHỤ LỤC 2: Chuyên đề 1
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1

NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ VAI TRÒ CỦA RỪNG
NGẬP MẶN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN
LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN

13


1. Mục lục
14.Anh Thư (2013), Xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên: Nỗ lực trồng phục hồi rừng ngập
mặn. Online: (30/05/2013)........................................18

DANH MỤC BẢNG, HÌNH
14.Anh Thư (2013), Xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên: Nỗ lực trồng phục hồi rừng ngập
mặn. Online: (30/05/2013)........................................18


1


2. Tính cấp thiết của chuyên đề tập huấn
Rừng ngập mặn là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên, nằm
trong hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. Rừng ngập mặn có vai trò to lớn trong việc
bảo vệ môi trường và chống lại các tác động rủi ro trong xu thế biến đổi khí hậu. Rừng
làm chậm dòng chảy, giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường và có tác dụng bảo
vệ đê biển, tích lũy phù sa, mùn bã thực vật tại chỗ. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn cung
cấp gỗ, củi, là bãi đẻ cho nhiều loài động vật thủy sinh, đặc biệt là tôm, cua, cá. Tuy
nhiên, những năm gần đây nhiều tác động tiềm ẩn làm suy giảm mạnh mẽ và đang tiếp
tục đe dọa rừng ngập mặn. Diện tích rừng ngập mặn suy giảm nhường chỗ cho công
trình xây dựng và các khu nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác gỗ và củi quá mức cũng
khiến diện tích rừng ngập mặn suy giảm. Ngoài ra do tác động của biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan, xói lở… càng khiến rừng ngập
mặn suy thoái và không có khả năng phục hồi (Mai Trọng Nhuận,2002)

2


Rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên (cửa sông Ba Chẽ), tỉnh Quảng
Ninh là một hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng sinh học cao và đang chịu
nhiều áp lực do do phát triển kinh tế - xã hội. Xã Đồng Rui bao gồm 4 thôn (thôn
Trung, thôn Thượng, thôn Hạ và thôn Bốn) với tổng diện tích tự nhiên là 4.955,17 ha,
trong đó có 1.456,9 ha rừng ngập mặn tự nhiên và 125 ha rừng trồng, thu nhập từ đánh
bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản chiếm trên 1/2 tổng thu nhập của xã. Tuy nhiên
những năm gần đây, sản lượng đánh bắt cũng như nuôi trồng thuỷ hải sản đó có những
dấu hiệu suy giảm, chất lượng đầm nuôi và nguồn lợi hải sản từ rừng ngập mặn cũng
đang bị suy kiệt. Nguyên nhân là do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là
quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức nuôi trồng đa phần là quảng canh

cải tiến.
Diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp do mở rộng diện tích nuôi trồng
thủy sản cũng như khai thác gỗ củi của con người. Nhiều biện pháp nhằm bảo vệ rừng
ngập mặn đã được áp dụng xong do thiếu những cơ chế thích hợp nên hiệu quả chưa
cao do chưa coi trọng đúng mức vai trò của người dân địa phương tham gia trong công
tác bảo vệ rừng. Những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác bảo vệ và phát triển
nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng ở nước ta cho
thấy, nếu biết tổ chức và phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng
sẽ có hiệu quả rất tốt.
Xuất phát từ thực trạng công tác tuyên truyền còn nhiều bất cập, từ trình độ dân
trí nói chung và nhận thức của cộng đồng về rừng ngập mặn nói riêng vẫn còn nhiều
hạn chế, và từ nhu cầu chủ quan muốn được tiếp cận tài nguyên rừng ngập mặn nhiều
hơn nữa của cộng đồng thì công tác truyền thông là phương pháp không thể thiếu khi
thực hiện mục tiêu giải quyết từ gốc rễ vấn đề. Khi nhận thức của cộng đồng được cải
thiện, cơ hội tiếp cận tài nguyên của họ cũng sẽ tăng lên và sự tiếp cận sẽ trở nên bền
vững hơn, điếu này đồng nghĩa với việc quyền hưởng dụng tài nguyên rừng ngập mặn
của cộng đồng cũng sẽ dần được cải thiện.
3. Thực trạng tại địa phương
“Rừng ngập mặn – bức tường xanh trước biển”. Nhắc đến xã Đồng Rui (huyện
Tiên Yên, Quảng Ninh) chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những cánh rừng ngập
mặn xanh ngút ngàn tầm mắt. Rừng ngập mặn ở đây trải rộng với diện tích trên
3


2.700ha, như bức tường xanh khổng lồ bảo vệ trên 30km bờ biển; đóng vai trò quan
trọng đối với cuộc sống của hàng nghìn người dân. Không ai nghĩ, đã từng có một
thời, rừng nơi đây đã bị tàn phá nặng nề.
Còn nhớ, những năm 90 của thế kỷ trước, từ sự buông lỏng quản lý của cấp
chính quyền cơ sở mà hàng nghìn hecta rừng ngập mặn bị tàn phá vì các mục đích
khác nhau, như đắp đầm nuôi trồng thủy sản, khai thác cây làm củi đun, đẽo vỏ cây

làm lưới chài... Những thôn xóm vốn bình yên bỗng ồn ào giống như những công
trường vì tiếng chặt phá, tiếng máy đào lật tung những bãi rừng để làm đầm. Những
người dân vốn yêu rừng chỉ còn biết đứng nhìn những thân cây ngập mặn đổ xuống,
bao nhiêu nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học tan hoang theo từng gàu máy xúc...
Những con đê chắn sóng của Đồng Rui vốn mỏng manh vì trước đây dựa vào
vành đai chắn sóng là những cánh rừng ngập mặn chợt trở nên bất lực trước các đợt
triều cường. Những con sóng hung dữ tràn vào trắng xóa, làm hỏng hàng trăm hecta
ruộng canh tác của xã... Sau những năm mất mùa thất bát, tôm chết hàng loạt do ô
nhiễm môi trường, kéo theo những khoản nợ chồng chất. Các chủ đầm “bỏ của chạy
lấy người’’, chỉ còn lại những ô đầm trơ trọi. Trong một thời gian ngắn, có tới 1.700ha
rừng ngập mặn đã bị tàn phá. Những năm ấy, nhiều hộ dân đã rơi vào tình trạng khốn
đốn, nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, tái nghèo, vợ chồng con cái lang bạt đi làm
ăn ở các địa phương khác...
Nhận thấy quá nhiều thiệt hại khi không có rừng ngập mặn, xã Đồng Rui đã kịp
thời dừng chủ trương cấp đất làm đầm. Như chia sẻ của Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân
xã chia sẻ, đó là là bài học xương máu; xã đã biết dừng lại khi còn chưa quá muộn.
Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của tỉnh, huyện và các ngành liên quan; sự quan tâm giúp đỡ
tài trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, các cơ quan, nhiều hecta rừng ngập mặn
ở Đồng Rui đã dần hồi phục.
Chính vì vậy, có thể nói rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên (cửa
sông Ba Chẽ), tỉnh Quảng Ninh là một hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng
sinh học cao và đang chịu nhiều áp lực do do phát triển kinh tế - xã hội. Xã Đồng Rui
bao gồm 4 thôn (thôn Trung, thôn Thượng, thôn Hạ và thôn Bốn) với tổng diện tích tự
nhiên là 4.955,17 ha, trong đó có 1.456,9 ha rừng ngập mặn tự nhiên và 125 ha rừng
trồng, thu nhập từ đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản chiếm trên 1/2 tổng thu nhập
4


của xã. Tuy nhiên những năm gần đây, sản lượng đánh bắt cũng như nuôi trồng thuỷ
hải sản đó có những dấu hiệu suy giảm, chất lượng đầm nuôi và nguồn lợi hải sản từ

rừng ngập mặn cũng đang bị suy kiệt. Nguyên nhân là do các hoạt động phát triển kinh
tế- xã hội, đặc biệt là quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức nuôi trồng đa
phần là quảng canh cải tiến.
Diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp do mở rộng diện tích nuôi trồng
thủy sản cũng như khai thác gỗ củi của con người. Nhiều biện pháp nhằm bảo vệ rừng
ngập mặn đã được áp dụng xong do thiếu những cơ chế thích hợp nên hiệu quả chưa
cao do chưa coi trọng đúng mức vai trò của người dân địa phương tham gia trong công
tác bảo vệ rừng.
4. Nội dung chính của chuyên đề
4.1. Khái niệm và phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam
4.1.1. Khái niệm
Rừng ngập mặn là kiểu rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn, vùng
cửa sông, ven biển, dọc theo cá sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên
xuống hàng ngày. Rừng ngập mặn bao gồm nhiều loại cây sống trong các vùng nước
mặn ven biển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi những thực vật khác rất khó
sinh trưởng. Những khu vực này lộ ra khi thủy triều thấp và ngập trong nước mặn khi
triều lên. Với các đặc tính của mình, cây ngập mặn vẫn có thể sống và sinh trưởng tốt
trong những điều kiện khắc nghiệt đó (Phan Nguyên Hồng, 2005).
Nằm trong mối tương tác giữa đất liền và biển, rừng ngập mặn là một sinh cảnh
có sức hấp dẫn đặc biệt về khả năng thích nghi và là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
giá đối với người dân vùng ven biển (Phan Nguyên Hồng, 1999).
4.1.2. Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều điều kiện cho rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển,nhất
là vùng ven biển đồng bằng Nam Bộ.
Trước chiến tranh, rừng ngập mặn chiếm diện tích tương đối lớn hơn 400.000
ha (Maurand, 1943) chủ yếu là ở Nam Bộ: 250.000 ha. Hai vùng có rừng ngập mặn tập
trung là bán đảo Cà Mau 150.000ha và vùng Rừng sát (Biên Hòa và Thành phố Hồ

5



Chí Minh) 40.000ha. Do khai thác rừng để lấy than, gỗ, củi quá mức nên diện tích
rừng giảm nhanh. Đến cuối năm 1960, rừng chỉ còn lại ¾. Từ năm 1962 - 1971, chiến
tranh hóa học của Mĩ đã hủy diệt 104.123ha mà 52% ở Mũi Cà Mau và 41% ở Rừng
Sát, còn lại là các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ (Nguyễn Quang Hùng,2010).
Đến nay, phần lớn vùng bị rải chất độc hóa học, rừng đã tái sinh, nhưng thành
phần chủ yếu là mắm và chà là.
Dựa vào các yếu tố địa lí,khảo sát thực địa và kết quả viễn thám, rừng ngập
mặn Việt Nam được chia làm 4 khu vực:
- Khu vực 1: bờ biển Đông Bắc, từ Mũi Ngọc đến Mũi Đồ Sơn
Khu vực này có một số điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi: Các bãi lầy ven
biển có nhiều đảo bảo vệ,ít chịu tác động của bão,gió mạnh và song.
Các sông chính có độ dốc cao,dòng chảy mạnh đem phù sa ra tận biển,còn dọc
các triền song rất ít bãi lầy.
Đặc điểm các quần xã rừng ngập mặn ở khu vực 1 là hệ thực vật gồm những
loài ưa mặn và chịu muối giỏi,không có loài ưa lợ.Thành phần loài nghèo hơn ở miền
Nam (24 loài). Hầu hết các loài cây ngập mặn ở đây như đước vòi,vẹt,dù,trang,sú lại
rất ít gặp ở Nam Bộ. Có thể chúng không cạnh tranh nổi với các loài khác.
- Khu vực 2: bờ biển đồng bằng Bắc Bộ, từ Mũi Đồ Sơn đến Lạch Trường
Vùng ven biển nằm trong phạm vi bồi tụ của song Thái Bình,sông Hồng và các
phụ lưu nên phù sa nhiều, giàu chất dinh dưỡng, bãi bồi rộng ở cả cửa sông và ven
biển, nhưng chịu tác động mạnh của song gió do thiếu bình phong bảo vệ ở ngoài,
nồng độ muối trong năm lại thay đổi nhiều.
- Khu vực 3: bờ biển Trung Bộ, từ Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu
Đây là 1 dải rất hẹp, bờ biển song song với dãy Trường Sơn. Do địa hình rất
phức tạp, có chỗ núi ăn ra sát biển, có chỗ tác động của biển khá nổi bật, tạo nên các
đụn cát. Tác động của bão, gió mùa Đông bắc gây sóng gió. Do đó qoàn khu vực gần
như không có rừng ngập mặn.
- Khu vực 4: bờ biển Nam Bộ, từ Mũi Vũng Tàu đến Hà Tiên.


6


Miền ven biển Nam Bộ có địa hình thấp và bằng phẳng, hệ thống sông nối với
nhiều rạch chằng chịt,hằng năn chuyển ra biển hang trăm triệu tấn phù sa giàu chất
dinh dưỡng. Điều kiện sinh thái ở đây thuận lợi cho rừng ngập mặn sinh trưởng và
phát triển mạnh, thêm vào đó khu vực này gần các quần đảo Indonesia, Malaysia, là
những nơi xuất phát của các cây ngập mặn. Nhờ các dòng nước nóng và gió Tây Nam
chuyển các cây con và hạt giống tới đây nên thành phần phong phú và kích thước cây
lớn nhất nước ta.
Ở kinh rạch, nồng độ muối trong mùa khô cao hơn ở cửa sông chính, do đó
thành phần cây ưa mặn chiếm ưu thế, chủ yếu là đước, vẹt, su, dà.
Dọc các triền sông phía trong, quần thể mấm, lưỡi, đòng phát triển cùng với loài dây
leo là cốc kèn. Đi sâu vào nội địa thì bần chua thay thế dần, có chỗ cho dừa nước mọc hoặc
được trồng thành bãi, lẫn với mái dầm ,một loài cây chỉ thị cho nước lợ.
4.2. Vai trò của rừng ngập mặn
4.2.1. Vai trò đối với môi trường
 Hạn chế xâm nhập mặn

Thiên tai hoành hành, cuộc sống của cộng đồng ven biển luôn bị đe dọa. Khi
rừng ngập mặn chưa bị phá thì quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm, phạm vi hẹp, vì
khi thủy triều cao nước đã lan tỏa vào trong những khu rừng ngập mặn có hệ thống rễ
cây dày đặc đã làm giảm tốc độ dòng chảy, tán cây hạn chế tốc độ gió. Từ đó, rừng
ngập mặn có chức năng:
- Ngăn chặn nước biển xâm thực
- Bảo vệ hệ thống nước dưới đất
- Đảm bảo nguồn nước uống cung cấp cho người dân vùng biển
→ Rừng ngập mặn có khả năng làm giảm độ muối trong nước dưới đất xuống
dưới mức nghiêm trọng
Nhưng hiện nay, hầu hết rừng ngập mặn ven biển đã bị phá để làm ruộng sản

xuất nông nghiệp, đặc biệt là đắp những dãy bờ lớn để làm đầm nuôi tôm quảng canh
làm thu hẹp phạm vi phân bố của nước triều ở ven biển, cửa sông. Do đó, nước mặn
theo dòng triều lên được gió mùa hỗ trợ đã vào sâu trong các dòng sông trong đất liền
7


với tốc độ lớn, kèm theo sóng, gây ra xói lở bờ sông và các chân đê. Nước mặn còn
thẩm thấu qua chân đê vào đồng ruộng, làm năng suất bị giảm, thiếu nước ngọt, ảnh
hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

 Ngăn chặn xói mòn, lắng đọng trầm tích, mở rộng đất bồi
Rừng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế
xói lở và các tác hại của bão lũ. Hệ thống rễ chằng chịt trên mặt đất thu hút và giữ lại
các trầm tích,góp phần mở rộng đất liền ra phía biển, nâng dầng đất lên.
Rừng ngập mặn còn có tác dụng điều tiết dòng chảy, loại trừ các cặn bã làm cho
dòng chảy trở nên trong và sạch, các bãi cỏ biển và các rạn san hộ…ở thềm lục địa làm
giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và
duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển.

 Bảo vệ sinh thái ven biển,gần bờ
Hệ thống rễ dày đặc của các loài cây rừng ngập mặn có tác dụng rất lớn trong
việc bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả sự công
phá bờ biển của sóng, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng
trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ nên bảo vệ được đất. Mặt khác, chúng là hàng rào
ngăn giữ chất ô nhiễm, các kim loại nặng từ sông đổ ra biển, bảo vệ các sinh vật vùng
ven bờ.

 Phòng chống gió, bão, sóng thần
Rừng ngập mặn bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển khỏi ảnh hưởng của thiên tai
Tai biến thiên nhiên xảy ra ở Tiên Yên chủ yếu là bão. Hàng năm khu vực Tiên

Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1-2 cơn bão mạnh và khoảng 3-4 cơn bão ảnh hưởng
gián tiếp. Tháng có nhiều bão đổ bộ vào Tiên Yên là tháng 7 và tháng 8, sớm hơn các
khu vực khác ở miền Bắc. Phần lớn các cơn bão đổ bộ vào Tiên Yên là bão vừa và nhỏ
(tốc độ gió từ cấp 8 đến cấp 10). Vào mùa bão, trung bình mỗi tháng có 1 cơn bão,
năm nhiều có thể lên đến 3 hoặc 4 cơn bão một tháng. Ngược lại, nhiều tháng, nhiều
năm không có cơn bão nào. Kèm với bão thường là mưa to gió lớn và gây ra lũ lụt tại
nhiều khu vực. Tốc độ gió lớn nhất khi cú bó tới trên 20 m/s, thậm chớ không hiếm
những cơn bão tốc độ lớn hơn 40 m/s gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực nuôi

8


trồng thủy sản. Bão kèm theo mưa lớn, lượng mưa của các cơn bão đổ bộ trực tiếp ít
nhất cũng trên 100mm, có khi tới 300-400 mm.
Đồng Rui, thuộc huyện Tiên Yên, hằng năm chịu ảnh hưởng không ít từ thiên
tai. Nếu hệ thống rừng ngập mặn ven biển phát triển tốt thì đây chính là “tấm chắn
xanh” giúp bảo vệ cuộc sống của người dân khỏi ảnh hưởng của bão lũ, vì rừng ngập
mặn có khả năng kiểm soát lũ nhờ hệ thống rễ chằng chịt nhiều công dụng và trải rộng
(như rễ thở trong không khí giúp cây trao đổi khí khi triều xuống; rễ chống giúp giữ
thân cây thẳng đứng trong điều kiện đất bùn và chịu tác động của thủy triều).
• Ví dụ: siêu gió xoáy với vận tốc 310 km/h (29/10/1999) tại bờ biển Orissa (Ấn

Độ) đã tàn phá nặng nề những khu vực không có rừng ngập mặn.

Hình 2.1. Siêu gió xoáy
• Ví dụ: cơn bão số 2 (31/12/2005) với sức gió cấp 10 (89 – 102 km/h) đã phá vỡ
tuyến đê bằng bê tong kiên cố Cát Hải (Hải Phòng) nhưng tuyến đê bằng đất ở xã
Bằng La (Đồ Sơn) nhờ có rừng ngập mặn bảo vệ nên vẫn an toàn.
Rừng ngập mặn bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển khỏi ảnh hưởng của sóng,
sóng thần

Nhờ hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất → Rừng ngập mặn có khả năng làm chậm
dòng chảy và thích nghi với điều kiện ngập nước, giảm tác hại của sóng
• Hệ thống rễ chống của các loài đước

9


• Hệ thống rễ hình đầu gối của các loài vẹt
• Hệ thống rễ thở hình chông của các loài mắm và bần → cản sóng, tích lũy phù
sa và bã mùn thực vật
Rừng ngập mặn có chức năng như barrier hay đê chắn sóng, làm giảm bớt sức
mạnh và làm chậm dòng chảy của sóng do những cơn bão lớn và sóng thần. Nếu rừng
ngập mặn đủ cao, nó có thể đẩy lùi sóng ra phía biển.
Rừng ngập mặn có tác dụng làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường độ
cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải rừng ngập mặn, với mức biến đổi từ 75% đến
85%, từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m. Theo một số nghiên cứu rừng trồng 6 tuổi với chiều
rộng 1,5 km đã giảm độ cao của sóng từ 1 m ở ngoài khơi xuống còn 0,05 m khi vào
tới bờ đầm cua và bờ đầm không bị xói lở. Còn nơi không có rừng ngập mặn ở gần
đó, cùng một khoảng cách như thế thì độ cao của sóng cách bờ đầm 1,5 km là 1 m, khi
vào đến bờ vẫn còn 0,75 m sóng sẽ tiến thẳng vào bờ với sức mạnh và chiều cao tối đa
và khiến bờ đầm bị xói lở.

 Điều hòa khí hậu
Rừng ngập mặn có tác dụng điều hòa khí hậu trong vùng. Theo tính toán, rừng
ngập mặn có khả năng lưu trữ CO2 cao: rừng ngập mặn 15 tuổi giảm được 90.24 tấn
CO2/ha/năm. Cân bằng lượng CO2 và O2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu đại
phương, giảm hiệu ứng nhà kính.
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu thế giới mất 35% diện tích rừng
ngập mặn thì sẽ có 3,8.1014 tấn C không được lưu giữ. Có thể khẳng định “các quần xã
rừng ngập mặn là 1 tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt tối đa và biên độ

nhiệt” (Blasco – 1975)
• Ví dụ: mất rừng ngập mặn sẽ khiến
- Tăng tốc độ bốc hơi nước → tăng độ mặn trong đất và nước
- Tăng vận tốc gió → sa mạc hóa (do cát di chuyển vùi lấp kêch rạch, đồng
ruộng)
- Sóng lớn → vỡ đê, xói lở bờ biển

10


×