Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất của cây Giảo cổ lam 7 lá chét (gynostemma pentaphyllum) tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ LÁNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT CỦA CÂY GIẢO CỔ LAM 7 LÁ CHÉT
(GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)
TẠI HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ LÁNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT CỦA CÂY GIẢO CỔ LAM 7 LÁ CHÉT
(GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)
TẠI HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trung Kiên



Thái Nguyên - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Bắc Kạn, ngày 05 tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Lánh


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Trần Trung Kiên đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường đại học
Nông Lâm Thái Nguyên cùng quý thầy cô trong Khoa Nông học đã tạo rất nhiều
điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học, đồng thời, tôi cũng xin cảm

ơn quý anh, chị nơi tôi thực hiện đề tài đã tạo điều kiện cho tôi rất nhiều trong
suốt quá trình làm thí nghiệm thực hiện trong đề tài, thu thập và xử lý số liệu viết
luận văn.
Mặc dù tôi đã có rất nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn
Học viên

Hoàng Thị Lánh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... vi
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài ......................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LỆU ...................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học................................................................................. 4
1.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây Giảo cổ lam trên thế giới ........ 8
1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng sản xuất Giảo cổ lam ở Việt Nam . 12
1.3.1. Các loại Giảo cổ lam ................................................................... 13
1.3.2. Phân bố ........................................................................................ 14
1.3.3. Yêu cầu về sinh thái .................................................................... 14
1.3.4. Nhân giống ................................................................................. 15
1.3.5. Các biện pháp kĩ thuật ................................................................ 16

1.3.6. Sơ chế, bảo quản và một số sản phẩm từ Giảo cổ lam .............. 18
1.3.7. Nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng của Giảo cổ lam
............................................................................................................... 19
1.3.8. Một số mô hình sản xuất chế biến Giảo cổ lam ở Việt Nam ..... 21
1.3.9. Một số sản phẩm từ cây GCL trong nước .................................. 22
1.3.10. Những tồn tại và bất cập của các tỉnh đã có sản phẩm GCL đưa
ra thị trường .......................................................................................... 23
1.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón, mật độ trồng cây Giảo cổ lam ở
Việt Nam ............................................................................................... 23
1.5. Kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu ..................................... 26


iv

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 26
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................ 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 27
2.4.1. Bố trí thí nghiệm ...................................................................... 27
2.4.2. Các biện pháp kỹ thuật............................................................. 29
2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................ 29
2.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ......................................... 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 31
3.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của cây Giảo cổ lam 7 lá chét ....................................................... 31
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều dài thân chính của cây Giảo cổ lam 7 lá chét ........................... 31
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng
số lá trên thân của cây Giảo cổ lam 7 lá chét..................................... 35

3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái phân cành các
cấp trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét ................................................... 39
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng, phân bón đến chỉ số diện tích lá
trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét ......................................................... 44
3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại
trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét ............................................................ 49
3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón trồng đến năng suất của cây
Giảo cổ lam 7 lá chét............................................................................. 50
3.4 Ảnh hưởng của mật độ và phân bón trồng đến hiệu quả kinh tế của
cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét .................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 57
1. Kết luận ............................................................................................. 57


v
2. Đề nghị .............................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 58
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

CC

: Cấp cành

CS

: Cộng sự


Đ/C

: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Tổ chức lương thực thế giới

GCL

: Giảo Cổ Lam

LAI

: chỉ số diện tích lá



: Mật độ

N

: Đạm

NN


: Nông nghiệp

NS

: Năng suất

NXB

: Nhà xuất bản

NXB NN

: Nhà xuất bản nông nghiệp

PB

: Phân bón

PTNT

: Phát triển nông thôn

TB

: Trung bình


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Lượng phân bón và mật độ khoảng cách trồng ............... 28
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng
trưởng chiều dài thân chính của cây Giảo cổ lam 7 lá
chét .................................................................................... 31
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng
trưởng số lá trên thân của cây Giảo cổ lam 7 lá chét........ 36
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái phân
cành các cấp trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét................... 39
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng, phân bón đến chỉ số diện tích
lá trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét .................................... 45
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến mức độ nhiễm sâu
bệnh hại trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét ......................... 49
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất của cây
Giảo cổ lam 7 lá chét ........................................................ 51
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón trồng đến hiệu quả kinh
tế của cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét ..................................... 52


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) còn gọi là Sắp Dạ, Phéc Dạ,
Dền Toòng (tiếng Tày), Mang - Đi - A (tiếng Mông), Cam Trà Vạn, Thất Diệp
Đởm, Ngũ Điệp Sâm, Trường sinh thảo hay Nhân sâm phương nam. Đây là
loại thảo dược quý đã được phát hiện và sử dụng ở nước ta. Giảo cổ lam mọc
ở các khu vực có độ cao 200 – 2000 m so với mặt nước biển trong các khu rừng
thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước châu Á.
Trong những năm gần đây, Giảo cổ lam đã được người dân thu hái để làm
rau ăn, làm trà uống; đặc biệt Viện Dược liệu Trung ương và công ty Tuệ Linh
đã chế biến Giảo cổ lam thành các sản phẩm hàng hóa như trà lọc, cao, thực

phẩm chức năng có tác dụng tốt trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi
người.
Bắc Kạn được đánh giá là tỉnh miền núi phía Bắc có nguồn dược liệu tự
nhiên, phong phú, đa dạng về chủng loại và công dụng làm thuốc. Đất đai và
khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng trong đó có nhiều cây thuốc quý. Vườn
quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn là 1 trong tổng số 30 vườn quốc gia nằm
trong vùng dược liệu tự nhiên phải bảo tồn. Tỉnh Bắc Kạn cùng với tỉnh Quảng
Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang và một phần của
Thái Nguyên là những tỉnh nằm trong phạm vi qui hoạch dược liệu của cả nước.
Phát triển dược liệu trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng
và Nhà nước ta.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày
một cạn kiệt, nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi
trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát. Kết quả khảo sát sơ bộ
cho thấy, tại tỉnh Bắc Kạn có nhiều bài thuốc dân gian có giá trị chữa bệnh, có
nhiều vị thuốc, cây thuốc đang bị khai thác quá mức như lá thuốc trong bài


2
thuốc tắm, thuốc ngâm chân của người dân tộc Dao [6]… Nguyên nhân của
thực trạng này là do người dân khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn dược
liệu, cơ quan chức năng chưa quan tâm đến việc bảo tồn, nuôi trồng, chưa quản
lý được vùng dược liệu, chưa có sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi gia
tăng giá trị sản phẩm từ dược liệu, thị trường dược liệu không ổn định…
Tại huyện Pác Nặm cây Giảo cổ lam mọc tự nhiên trong rừng, ở các vách
núi đá nơi có độ ẩm cao, được người dân khai thác thu hái đem về phơi khô sử
dụng hoặc bán ra thị trường. Thực tế cho thấy cây Giảo cổ lam chưa được
người dân địa phương quan tâm đưa vào khai thác như là một cây trồng. Việc
khai thác nguồn Giảo cổ lam trong rừng mà ít quan tâm bảo tồn, phát triển làm
cho nguồn dược liệu Giảo cổ lam trong tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt. Tại đây,

cũng chưa có nghiên cứu sâu về phân bón và mật độ trồng cho cây Giảo cổ lam để
có thể ứng dụng vào trồng thâm canh cây Giảo cổ lam.
Do vậy, để có cơ sở khoa học phát triển và nâng cao hiểu quả khai thác
Giảo cổ lam thành cây hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời
bảo tồn cây dược liệu quý đang ngày càng cạn kiệt trong tự nhiên, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả
năng sinh trưởng, năng suất của cây Giảo cổ lam 7 lá chét (gynostemma
pentaphyllum) tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa
học và thực tiễn sản xuất.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được mật độ và lượng phân bón phù hợp đến khả năng sinh
trưởng, tình hình sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây Giảo cổ
lam 7 lá chét.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học


3
- Xác định mật độ trồng và công thức phân bón thích hợp cho cây Giảo cổ
lam 7 lá chét sinh trưởng tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học phục vụ
công tác giảng dạy cũng như trong nghiên cứu về cây Giảo cổ lam 7 lá chét ở vùng
miền núi phía Bắc.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở tác động biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao
năng suất, phẩm chất cho cây Giảo cổ lam 7 lá chét tại Bắc Kạn từ đó khuyến
cáo cho nhân dân sản xuất nhằm đạt được hiệu quả cao nhất



4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) được coi là cây dược liệu
quý, từ xa xưa Giảo cổ lam được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khỏe, kéo
dài tuổi thọ và làm đẹp. Ngoài ra Giảo Cổ Lam còn có một số tác dụng như:
Tăng cường sức khỏe, giúp ổn định huyết áp. Làm tan huyết khối, ngăn ngừa
xơ vữa mạch, phòng chống các tai biến về tim, mạch, não, chống lão hóa, ngăn
ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngăn ngừa ung thư não, tử cung, da, tuyến
tiền liệt, hỗ trợ cho bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất, giúp
ăn ngon ngủ tốt, mau hồi phục sức lực làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu
đường. Với những giá trị trong y học đã được công nhận. Giảo cổ lam được
đưa vào sử dụng phổ biến với giá trị tiêu dùng khá cao. Điều đó thức đẩy việc
thu hái Giảo cổ lam với số lượng lớn, dẫn đến trữ lượng trong tự nhiên suy
giảm nhanh chóng.
Cùng với nghiên cứu về giá trị trong y học đã được công bố, giảo cổ lam
ngày càng được sử dụng phổ biến với giá tiêu dùng khá cao. Điều đó thúc đẩy
việc trồng, thu hái giảo cổ lam với số lượng lớn. Giảo cổ lam được phát hiện ở
các tỉnh vùng núi phía Bắc, tuy nhiên với một cây thuốc quý người dân chưa
đưa vào trồng nên có rất ít nghiên cứu về mật độ và phân bón cho cây trồng
này.
- Mật độ gieo trồng là một trong những yếu tố quan trọng tạo năng suất
quần thể cây trồng cao và hiệu quả sản xuất cao
Cây trồng nói chung và cây Giảo cổ lam nói riêng trong quá trình sinh trưởng,
phát triển có mối quan hệ với nhau để tạo năng suất. Quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây bị chi phối bởi nhiều quy luật trong đó có quy luật cạnh tranh loài.


5

Đó là cạnh tranh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, quá trình hấp thụ nước, dinh dưỡng
của từng cá thể. Nếu được hấp thụ tốt cây trồng sẽ phát triển tốt.
Mặt khác không thể tách rời nhu cầu của cây trồng ra khỏi nhu cầu chung
của hệ sinh thái nông nghiệp. Những biện pháp kỹ thuật tác động lên cây đều
tác động lên thành phần của hệ sinh thái. Vì vậy có những biện pháp kỹ thuật
canh tác đối với cây rất tốt nhưng năng suất của cây không cao vì biện pháp đó
thúc đẩy các yếu tố ngăn cản hoặc huỷ hoại năng suất của cây trồng vốn có
trong hệ sinh thái.
Trên thực tế mật độ trên đồng ruộng là yếu tố quan trọng quyết định năng
suất của giảo cổ lam. Mật độ là một trong những yếu tố chi phối điều kiện khí
hậu đồng ruộng và ngược lại điều kiện khí hậu tác động trở lại đối với sự sinh
trưởng, phát triển của cây trồng. Mật độ gieo trồng hợp lý sẽ tận dụng được các
nguồn lực phân bón, nước, ánh sáng để cho năng suất cao. Mật độ thưa ánh
sáng phân bố đều trên bề mặt cây từ gốc đến ngọn, sẽ tạo điều kiện để cây sinh
trưởng tốt, phân cành nhiều, cây hút được nhiều dinh dưỡng, hoa quả dưới thấp
có điều kiện phát triển, số quả trên cây lớn, diện tích lá trên cây cao, đó chính
là tiền đề cho năng suất cá thể cao. Nhưng nếu trồng với mật độ quá thưa, cây
sinh trưởng mạnh, diện tích lá trên cây lớn, tán phát triển quá rộng, hiệu quả sử
dụng dinh dưỡng thấp gây lãng phí các nguồn lực nông nghiệp. Mật độ thưa có
thể năng suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể thấp nên hiệu quả sản xuất
lại thấp.
Nếu trồng với mật độ dày, các cây cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng
nhiều, đường kính thân nhỏ, phân cành ít, diện tích lá trên cây thấp nhưng chỉ
số diện tích lá cao nên các lá phía dưới không nhận được mà chỉ tiêu tốn dinh
dưỡng hô hấp vô hiệu.
Trường Đại học Nông nghiệp I (1972) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
năng suất kinh tế, năng suất sinh học và diện tích lá. Thí nghiệm đã cho mỗi


6

tương quan giữa năng suất kinh tế, năng suất sinh học và diện tích lá, mỗi tương
quan giữa ba yếu tố đó được thể hiện ở bảng sau:
NS Sinh vật học

NS kinh tế

(tạ/ha)

(tạ/ha)

2,0 – 25

40,4 – 50,8

20,0 – 23,5

2,5 – 3,0

50,6 – 50,8

25,2 – 31,3

3,5 – 4,0

91,3 – 93,5

31,8 – 41,1

4,0 – 4,5


89,1 – 124,5

35,0 – 47,3

M2 lá/m2 đất

Như vậy muốn đạt năng suất cao, phải tạo điều kiện để đặt diện tích lá, năng
suất sinh học tương ứng. Biện pháp chủ yếu để nâng cao các chỉ tiêu này là trồng
mật độ hợp lý, tức là điều khiển mật độ thực tế đồng ruộng một cách hợp lý.
Mật độ gieo trồng không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà cũng
ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của sâu bệnh. Vì vậy mật độ gieo trồng hợp
lý được coi là biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh. Trồng quá thưa tạo điều
kiện thuận lợi cho cỏ dại phát triển, tranh chấp dinh dưỡng với cây trồng. Trồng
quá dày làm cho ruộng không thoáng, độ ẩm cao tạo điều kiện cho nhiều loại
sâu bệnh phát triển và gây hại.
- Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng tạo năng suất quần thể
cây trồng cao và hiệu quả sản xuất cao
Quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của cây trồng
phụ thuộc chủ yếu vào tác dụng tổng hợp của 4 yếu tố : ánh sáng, nhiệt độ,
nước và dinh dưỡng. Trong điều kiện sản xuất, việc điều khiển các yếu tố để
tăng cường sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng rất khác nhau.
Điều khiển chế độ nước, dinh dưỡng dễ dàng và thực tế người ta coi phân bón
là đòn đẩy tăng năng suất cây trồng. Cùng với cuộc cách mạng xanh về giống,
nền nông nghiệp thâm canh ra đời đã vận dụng tối đa tác dụng của phân bón,
đặc biệt là phân vô cơ.


7
Tuy nhiên, bón nhiều chưa hẳn là đã tốt, nồng độ hóa học cao có thể gây
hại đối với cây trồng đồng thời ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con

người. Cây trồng cũng như các sinh vật khác, cơ thể có những giới hạn chịu
đựng nhất định, vượt quá giới hạn đó cơ thể có thể bị hủy hoại. Bón một lượng
phân lớn vượt quá nhu cầu còn gây ra lãng phí, tồn dư trong đất và sản phẩm
tăng.
Trong nhiều trường hợp năng suất cây trồng tăng chưa hẳn đảm bảo hiệu
quả kinh tế, chất lượng sản phẩm giảm. Phân bón thường mang lại hiệu quả
khinh tế cao khi lượng phân sử dụng hợp lý. Trong những giới hạn xác định
năng suất cây trồng tăng khi phân bón tăng. Tiếp tục tăng lượng phân, năng
suất tiếp tục tăng nhưng hiệu quả kinh tế bắt đầu giảm xuống, đến một giới hạn
nào đó, cả năng suất và hiệu quả kinh tế giảm xuống đến lúc không còn hiệu
quả nữa.
Bón phân hợp lý là tìm ra lượng phân thích hợp để vừa dạt năng suất cao,
vừa dảm bảo hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón.
Mỗi một nguyên tố dinh dưỡng có vai trò nhất định đối với quá trình sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Trong đó, đạm, lân, kali là ba yếu tố
quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của protein
- chất cơ bản biểu hiện sự sống.
Để có cơ sở khoa học đề xuất phát triển cây trồng mới trước nhu cầu hội
nhập và phát triển của ngành dược liệu, đồng thời để thực hiện chủ trương chính
sách của Đảng và nhà nước đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và
chất lượng nguồn nguyên liệu làm thuốc, phát triển vùng trồng các cây dược
liệu có giá trị trong đó có cây Giảo Cổ Lam.
Với mục đích nghiên cứu đưa cây giảo cổ lam bổ sung vào cơ cấu cây
trồng của tỉnh Bắc Kạn chúng tôi đã tiến hành đề tài này. Nghiên cứu mật độ
và lượng phân bón phù hợp. Ngoài việc sử dụng giống tốt chúng ta còn nhiều


8
yếu tố tác động như mật độ, bón phân… xác định được mật độ thích hợp được
xem như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp con người tăng năng suất

và sản lượng cây trồng. Mật độ quy định giới hạn năng suất của cây trồng, phân
bón làm tăng năng suất cũng như giúp cây phát triển tốt hơn. Khi năng suất đạt
mức tối đa thì dù điều kiện ngoại cảnh cũng như kĩ thuật canh tác tốt hơn cũng
khó có thể làm tăng năng suất. Bởi vậy, mật độ và phân bón thích hợp có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.
1.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây Giảo cổ lam trên thế giới
Giảo cổ lam (Jiaogulan), là một loại dược liệu có tên khoa học là
Gynostemma pentaphyllum (thunb). Makino, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Còn có tên khác là Cam trà vạn, cây trường sinh, cây cỏ thần kỳ, Sâm phương
nam, Ngũ diệp sâm, Mướp đắng rừng, cây Bổ đắng, Dền tòng (tên Thái).
Trên thế giới, Giảo cổ lam được phát hiện ở độ cao 200 – 2000 m trong
các khu rừng thưa và ẩm tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, Triều
Tiên và một số nước châu Á khác.
Sinh - Mạnh – lão - tử, chu kỳ cuộc sống từ lâu đã thách thức loài người
khám phá tìm ra những phương thức, những loại thuốc nhằm hạn chế chu trình
đó. Giảo cổ lam cây thuốc trường sinh, một loài dược liệu quý hiếm đang được
tập trung nghiên cứu nhằm giúp con người đạt được ước mơ sống lâu, sống
khỏe. Được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản Giảo cổ lam nhanh chóng nhận được
sự tín nhiệm của các nhà khoa học và của những người sử dụng chúng về những
tác dụng có lợi đối với sức khoẻ con người.
Giảo cổ lam là một dược liệu quí hiếm và mới chỉ phát hiện tại Nhật Bản,
Trung Quốc và Thái Lan. GCL được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản, còn ở
Trung Quốc đựơc gọi là JIAOGULAN.
Người Nhật gọi là Phúc âm thảo, hay Amachazuzu. Đây là một loại dược
liệu đầu vị quý được ghi trong sách cổ "Nông chính toàn thư hạch chú quyển


9
hạ năm 1963" Từ xưa được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài
tuổi thọ và làm đẹp. Giảo cổ lam bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1976 ở Nhật

Bản, việc phát hiện ra cây là do tình cờ khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi
cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi mà nguyên nhân là do người dân nơi đó
thường xuyên uống cây này. Các nghiên cứu về Giảo cổ lam hiện nay được
thực hiện nhiều như ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia. Có thể liệt kê một số
nghiên cứu điển hình như:
- GS. Tan H., Liu Z.L., Liu MJ. chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng
kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng
cường lưu thông máu lên não.
- Lin, J.M và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống viêm
gan, chứng cao huyết áp và chồng ung thư, có tác dụng chống việm mạnh hơn
Indomethacin.
- Wang C và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của
khối u mạnh. GCL có tác dụng điều chỉnh các rối loạn chuyển hoá của cơ thể
như rối loạn mỡ máu, đường huyết, huyết áp, tim mạch. Thành phần hoạt chất
trong cây GCL rất đặc biệt, có nhiều Sapoini giống Nhân sâm, giúp chống lại
sự lão hoá. Chất Plavonoid bảo vệ tế bào và ngăn ngừa bệnh tật, làm tăng tính
thích nghi của cơ thể, nâng cao miễn dịch, giải độc mạnh.
Một nghiên cứu gần đây đã khẳng định dịch chiết từ cây Giảo cổ lam có
tác dụng hoạt hóa enzym AMPK, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và
tăng chuyển hóa đường trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng béo phì. Thử
nghiệm trên chuột cho thấy khi dùng dịch chiết Giảo cổ lam với mức liều
150,300 mg/kg cân nặng, sau 8 tuần thì trọng lượng cơ thể giảm đi 5,7% và
7,7% so với thời điểm ban đầu. Nhóm tác giả này cũng khẳng định hai hoạt
chất chính có cấu trúc saponin trong Giảo cổ lam có tác dụng hoạt hóa AMPK
là damulin A và damulin B. Hai hoạt chất này đã được tác giả Tae Lin Hul phát
hiện ra đầu tiên vào năm 2006 và được cấp bằng phát minh sáng chế tại Hoa


10
Kỳ năm 2011 (số bằng phát minh: US 2011/0015142 A1). Ji Lin và cộng sự

chứng minh Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp. Các nghiên cứu
của Thái Lan chứng minh giảo cổ lam tốt cho tim mạch, giảm béo.
Qua các tài liệu cho thấy Giảo cổ lam giúp sửa chữa ở những tổn thương
ở các tế bào, bảo vệ tế bảo khỏi sự tấn công của các chất oxy hoá, làm tăng
tuổi thọ tế bào cơ thể, những hoạt chất trong cây Giảo cổ lam có tác dụng
chống lại những gốc tự do, ngăn ngừa tác hại của chúng đối với cơ thể.
Những nghiên cứu cho thấy GCL điều chính hầu hết các chức năng của cơ
thể như huyết áp, nhịp tim, mỡ máu, đường huyết, gan, thận, não ...Các chế
phẩm từ cây Giảo cổ lam đã được dùng cho các vận động viên làm tăng sức
bền và khả năng vận động, dùng thường xuyên giúp mạnh khoẻ, trẻ lâu, cơ
thể nhẹ nhõm.
Chính vì những tác dụng tuyệt vời như vậy nêm Giảo cổ lam có giá bán
rất đắt ở Trung Quốc, Nhật Bản (sản phẩm sau sơ chế có giá khoảng 1 triệu đến
1,5 triệu đồng Việt/kilogam dược liệu khô). Cây GCL mỗi năm đem về ngoại
tệ lớn cho Trung Quốc và rất được thị trường Mỹ và Châu Âu ưa chuộng.
* Những nghiên cứu về Giảo cổ lam ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, cây Giảo cổ lam có tên gọi là Jiaogulan và từ lâu được
xem như cây thuốc trường sinh, bởi lẽ ở một ngôi làng nhỏ của tỉnh Quý Châu,
người dân uống trà Giảo cổ lam thường xuyên thay thế cho chè xanh thì có tỷ
tỷ lệ người cao tuổi trên 100 năm cao hơn so với trung bình chung cả nước. Mặt
khác, người dân ở vùng này cũng giảm rõ rệt nguy cơ và tác hại của bệnh ung
thư. Những kết luận này được các nhà khoa học Viện dược liệu Trung Quốc
chứng minh làm rõ. Kể từ đó việc nghiên cứu cây Giảo cổ lam ngày càng thu
hút nhiều nhà khoa học. Năm 1972, một nhóm nghiên cứu về biện pháp chữa
bệnh đông tây y kết hợp của tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã tiến hành một nghiên
cứu về tác dụng chữa bệnh của Giảo cổ lam đối với 537 trường hợp bệnh viên
phế quản (Qu, Jing, 1972)[13]. Kết quả nghiên cứu công dụng của cây GCL


11

này đã được công bố lần đầu tiên trong tài liệu y học hiện đại về cây thuốc và
trong từ điển cây dược liệu Trung Quốc như là một cây thuốc quý. Theo đó cây
Giảo cổ lam có tác dụng kháng viêm, giải độc, trị ho, điều hòa nhịp tim và giảm
sự mệt mỏi (Wu and et al., 1998)[15]. Sau đó, năm 1987, một nghiên cứu khác
bởi 16 nhà khoa học dưới sự chủ trì của nhà khoa học bệnh lý giáo sư Jialiu Liu
tại Quảng Châu, họ đã phân tích 100 cây Giảo cổ lam và phát hiện loài cây này
có chứa nhiều dược chất có tác dụng chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe. Với kết
quả dó, nhiều nghiên cứu sau đó về tác dụng cây GCL được thử nghiệm tại một
số trường đại học và bệnh viên ở Trung Quốc. Nhiều nghiên cứu về hiệu quả
dược lý và trị liệu của cây giảo cổ lam được chứng trên động vật và người,
nhiều sản phẩm thuốc, sản phẩm chức năng từ cây Giảo cổ lam được tạo ra từ
các viện dược liệu Trung Quốc. Hiện nay có gần 300 bài báo chuyên sâu về
cây Giảo cổ lam và thành phần saponin được đăng tải trên các tạp chí có uy
tín và những thông tin về loài dược liệu này được lựa chọn đăng tải chính
thức tại cuốn từ điển cây dược liệu Trung Quốc. Liên quan đến hàm lượng
saponin trong cây (Zhou, SX et al. 1990)[17] đã phát hiện ra rằng chất này
có hàm lương cao nhất khi thu hoạch vào tháng 6 đối với giảo cổ lam trồng
6 và tháng 8 đối với Giảo cổ lam mọc tự nhiên. Việc sử dụng cây Giảo cổ
lam hoặc các sản phẩm từ nó đang phổ biến và ngày càng tăng ở Trung Quốc
(Mishra and Joshi, 2011)[12]. Một số sản phẩm phổ biến hiện nay từ cây
GCL như chè, trà túi lọc, viên thuốc, rượu...
Theo Zhou, SX et al (1990)[17] năm mẫu Giảo cổ lam được nghiên cứu
và so sánh về thành phần, khả năng chống oxy hóa, tác dụng kháng sinh, chống
viêm nhiễm. Các dịch chiết (50% axeton, 75% ethanol và 100% ethanol) của 5
mẫu ký hiệu (GP1-5) khác nhau về tổng phenolic, saponin và hàm lượng
carotenoid, rutin và quercetin. Hàm lượng cao nhất của flavonoid tổng số là
63,5 mg rutin tương ứng trên 1 gam trong mẫu GP4 và hàm lượng phenolic
tổng là 44,3 mg axit gallic tương ứng trong 1 gam GP1 khi sử dụng dung môi



12
là aceton 50%. GP2 có hàm lượng saponin cao nhất 132,6 mg khi trích ly với
100% ethanol. Các dịch chiết này cũng khác nhau về khả năng chống oxy hóa
DPPH và các gốc hydroxyl, mặc dù chúng cũng thể hiện khả năng chống oxy
hóa đáng kể. Các dịch chiết này cũng thể hiện khả năng kháng sinh cao với
nồng độ 3,2mg/ml đối với các tế bào ung thư ruột. Kết quả từ nghiên cứu này
cho thấy có thể ứng dụng Giảo cổ lam để cải thiện sức khỏe con người.
* Những nghiên cứu về Giảo cổ lam ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản cây Giảo cổ lam được gọi là “Amachazuru” có nghĩa là một
loại trà dây ngọt. Cây Giảo cổ lam được biết và công nhận công dụng của nó
một cách rỗng răi từ những năm cuối 1970 được ghi trong cuốn sách bách khoa
toàn thư về cây thuốc Nhật Bản. Vào lúc đó Tiến sỹ Tsunematsu Takemoto,
một chuyên gia về cây dược liệu đã nghiên cứu và phát hiện ra ở cây Giảo cổ
lam có chứa 4 loại saponin giống hệt và 17 loại saponin rất giống với cây nhân
sâm (Takemoto, Tsunematsu, et al., 1983)[14]. Phải mất hơn mười năm sau đó,
ông ta và nhóm cộng sự mới xác định và phân lập được 82 loại saponin trong
cây GCL trong khi cây nhân sâm chỉ có 28 loại saponin (Yoshikawa, K et al.,
1987)[16].
Năm 1984, ba nghiên cứu chứng minh rằng cây Giảo cổ lam có lợi cho
sức khỏe con người và chứa các chất quan trọng cung cấp cho ngành dược. Các
nghiện cứu trên chuột và sau đó là người đã đưa ra kết luận sử dụng các sản
phẩm GCL có thể làm tăng tính dẻo dai, hạn chế phát triển khối u ung thư, tăng
cường hệ miễn dịch và những lợi ích khác (Arichi, Shigeru, et al.,1985)[11].
1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng sản xuất Giảo cổ lam ở Việt Nam
1.3.1. Các loại Giảo cổ lam
Ở nước ta cho đến nay nghiên cứu về cây Giảo cổ lam chưa nhiều, theo
tài liệu thực vật chí Đông dương của Pháp “Flove genarale de L’ indochine”
(M.H. Lecomte) có ghi về chi Gynostemmattis và cho biết cây thuộc chi này



13
mọc nhiều ở vùng thuộc miền Bắc Việt Nam. Theo GS. Vũ Văn Chuyên, giám
định mẫu cây thu thập ở Cao Bằng, kết quả đúng là loài Gynostemma
pentaphyllum (Thunb.) Makino.
Hiện nay ở nước ta đã phát hiện 4 loại giảo cổ lam: loại 9 lá, 7 lá chét, 5 lá,
3 lá. Hình thái lá của mỗi loại có những đặc điểm khác nhau. Theo một số tác giả
(Nguyễn Thị Minh Huệ và cs, 2013) [2]; Nguyễn Minh Khởi và cs, 2013) [5]
và nhu cầu thị trường hiện tại cho thấy: Trong các loại Giảo cổ lam, chỉ có 2
loại có tác dụng chữa bệnh đó là Giảo cổ lam 5 lá và Giảo cổ lam 7 lá chét.
Vì vậy, khi gây trồng để cung cấp cho các cơ sở sản xuất dược liệu chúng ta
chỉ trồng 2 loại này.
- Đặc điểm thực vật học loài GCL 5 lá chét: Cây thảo mọc leo, thân không
có lông, đốt thân có tua cuốn. Lá kép có cuống chung dài 3 – 4 cm, mép lá có
răng cưa, phiến lá có 5 lá chét. Hoa đơn tính khác gốc, hoa nhỏ hình sao. Mùa
hoa tháng 7 - 8, có quả tháng 9 – 10 [20].
- Đặc điểm thực vật học loài GCL 7 lá chét: Cây sống lâu năm, dạng dây
leo, thân mảnh, leo bằng tua cuốn. Tua cuốn xoăn, mảnh, nằm cạnh cuống lá.
Lá kép có 7 lá chét hình bầu dục, mép răng cưa, bề mặt dưới lá có lông. Cây có
hoa nhỏ, màu vàng nhạt, hoa đơn tính khác gốc. Thời gian ra hoa từ tháng 6 8, quả chín tháng 11 - 12[21].
1.3.2. Phân bố
Tại Việt Nam, loài GCL 5 lá chét thường mọc rải rác ở vùng núi đá vôi
hoặc trên đất núi lửa và loài GCL 7 lá chét thường sống ở vùng núi đất, khe
núi. Hai loài này phân bố hầu hết ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,
Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây
(cũ), Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế,
Kon Tum, Gia Lai, nơi có độ cao từ 300 – 3.000 m so với mặt nước biển
(Nguyễn Thị Minh Huệ và cs, 2013)[2].


14

Ở huyện Văn Chấn, loài GCL phân bố tự nhiên tại các khu rừng gồm có 2
loài: Loài 5 lá chét và loài 7 lá chét. Loài 7 lá chét mới được phát hiện qua đợt
khảo sát điều tra, có sinh khối lớn hơn loài 5 lá chét và thường mọc ví trí khe
suối ẩm ướt, trong khi loài 5 lá chét thường mọc ví trí trên núi đá vôi (Trần
Trung Kiên, 2017)[4].
Tại Bắc Kạn, đã xác định được 03 loài Giảo Cổ lam xuất hiện trong các
trạng thái rừng tự nhiên trên núi đất, núi đá vôi, có độ cao từ 210 - 1.064m, độ
dốc từ 100 - 200, độ tàn che từ 0,6 - 0,7%, gồm: Giảo cổ lam 03 lá thuộc loài
Gynostemma laxum có tên phổ thông là Cổ yếm lá bóng (thư tràng thưa); Giảo
cổ lam 05 lá thuộc loài Gynostemma pentaphyllum có tên phổ thông là Ngũ
diệp sâm; Giảo cổ lam 07 lá thuộc loài Gymnostemma longipes có tên phổ
thông là Giảo cổ lam cành dài. Trên cơ sở điều tra, đề tài đã xác định được vùng
trồng cây Giảo cổ lam tại các xã: Nam Mẫu (huyện Ba Bể), Phương Viên
(huyện Chợ Đồn) và xã Nhạn Môn (huyện Pác Nặm) (Đặng Kim Vui,
2018)[10].
1.3.3. Yêu cầu về sinh thái
- Khí hậu: Là cây ưa ẩm và ánh sáng tán xạ, là cây ưa bóng điển hình, vì
vậy ánh sáng là yếu tố quan trọng đầu tiên cần được cân nhắc trong quá trình
trồng trọt. Cây Giảo cổ lam có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu, nhưng
tốt nhất là ở các vùng khí hậu mát, ẩm, thích hợp ở vùng núi cao (từ 300 – 3.000
m so mặt nước biển). Khu phân bố tự nhiên có nhiệt độ bình quân là 16,10C,
nhiệt độ cao nhất là 28,80C, nhiệt độ thấp nhất là 3,60C. Tuy nhiên cây có thể
chịu được nhiệt độ cao nhất là 39,70C, thấp nhất là -9,60C.
- Đất đai: Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên rất nhiều loại đất như đất
cát, đất mùn, đất thịt. Đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm,
đất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm. Đất có độ pH thích hợp 6,0 – 7,0. (Nguyễn
Thị Minh Huệ và cs, 2013) [2]; Nguyễn Minh Khởi và cs, 2013) [5].
1.3.4. Nhân giống



15
Theo Viện Cây dược liệu (Nguyễn Minh Khởi và cs, 2013)[5], cây Giảo
cổ lam có thể nhân giống bằng 2 phương pháp vô tính (giâm hom) và phương
pháp hữu tính (gieo hạt). Tuy nhiên, hiện nay biện pháp giâm hom đang được
áp dụng phổ biến do có một số ưu điểm như cung cấp được số lượng cây lớn
trong thời gian ngắn, cây con có chất lượng đồng đều, kỹ thuật đơn giản, dễ
thực hiện, tỷ lệ cây sống cao. Hom giống có thể giâm vào bầu hoặc trực tiếp
vào luống đất, tuy nhiên để thuận lợi chăm sóc, vận chuyển xa và tăng tỷ lệ
sống thì nên giâm cành vào bầu. Thời vụ ra giâm hom cho kết quả tốt nhất từ
tháng 2 - 4 và chọn hom bánh tẻ có từ 2 - 3 mắt là phù hợp cho tỷ lệ sống cao
và đảm bảo hệ số nhân giống. Theo một số tác giả, chất kích thích ra rễ có vai
trò quan trọng sử dụng trong nhân giống vô tính nói chung và giâm cành Giảo
cổ lam nói riêng. Dùng Pisomix – Y15 (ra rễ cực mạnh), hòa loãng 10g cho 1
bình ô doa 10 lít tưới đều cho 5 – 7 m2 vườn ươm và cứ 5 ngày tưới lại 1 lần,
tưới từ 3 – 4 lần (Nguyễn Minh Khởi và cs, 2013)[5].
Tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, sử dụng α-NAA và IAA ở các nồng
độ 25 ppm và 50 ppm có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ nảy mầm, sinh trưởng
của mầm; trong đó α-NAA ở nồng độ 50 ppm tốt nhất, tỷ lệ hom đủ tiêu
chuẩn xuất vườn đạt 88,89% (Phạm Ngọc Khánh, 2013)[3].
Như vậy đối với cây GCL, các nghiên cứu và ứng dụng đã xác định nhân
giống có thể thực hiện 3 hình thức: bằng hạt, giâm hom và nuôi cấy mô. Trong
điều kiện sản xuất hiện nay biện pháp nhân giống vô tính bằng giâm cành được
phổ biến đối với người dân do hiệu quả cao hơn đối với hai biện pháp khác.
Kết quả nghiên cứu của Trần Đình Hà và cs (2017)[1] tại huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái cho thấy: Thời vụ giâm hom từ đầu tháng 1 - đầu tháng 3/2017
đều thể hiện phù hợp đối với cây GCL, trong đó thời vụ giâm vào đầu tháng 3
tốt nhất. Thời gian giâm hom trong vườn từ 27 – 37 ngày, trong đó ngắn nhất
là giâm vào đầu tháng 3 và dài nhất là đầu tháng 1. Tỷ lệ nảy mầm đạt từ 90 –
94,2%, tỷ lệ sống đạt 77 – 88% và tỷ lệ cây xuất vườn đạt từ 73 – 83%. Cây
xuất vườn có chiều dài mầm 13 – 20cm, số lá trên mầm từ 4 - 6 lá, trong đó



16
thời vụ giâm đầu tháng 3 cho mầm sinh trưởng và đạt tỷ lệ xuất vườn cao nhất.
Che phủ nilon làm rút ngắn thời gian giâm ươm, tăng tỷ lệ nảy mầm và sinh
trưởng mầm, tăng tỷ lệ sống và tỷ lệ cây xuất vườn (80,56% so với 74,44%
không che phủ).
Kết quả nghiên cứu của Trần Đình Hà 2017 cho thấy: Trong các công thức
xử lý chất kích thích sinh trưởng cho nhân giống bằng giâm hom GCL 7 lá chét,
công thức α-NAA 50 ppm là tốt nhất, cho tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn trên
85%[1].
1.3.5. Các biện pháp kĩ thuật
Liên quan đến thời vụ trồng, Viện Nghiên cứu dược liệu (Nguyễn Minh
Khởi và cs, 2013)[5] hướng dẫn thời vụ phù hợp trồng GCL tại khu vực miền
núi vào thời gian tháng 3 – 4, cho khu vực đồng bằng tháng 10 – 11. Về mật độ
trồng tùy theo độ phì đất có thể biến động từ 250.000 cây/ha với khoảng cách
20 x 20 cm cho đất tốt đến 500.000 cây/ha với khoảng cách 20 x 10 cây. Thực
tế cho thấy ở Bình Định, sau hơn 1 năm trồng khảo nghiệm, cây GCL đã khẳng
định phát triển khá tốt trên đất rừng vùng cao 3 huyện miền núi Vĩnh Thạnh,
Vân Canh, An Lão với mật độ trồng 20 x 30 cm và 20 x 40 cm/hom, độ che
phủ dưới tán rừng 50 - 60%.
Phân bón cũng là một trong yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng
suất GCL, theo khuyến cáo của Viện dược liệu liều lượng phân bón cho 1 ha
trồng cây GCL/năm là 15 - 20 tấn phân chuồng, 540 kg đạm ure, 400 kg supe
lân, 245 kg kali clorua.
Thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch từ 3 - 4 tháng, thu toàn thân lá của
cây chỉ để lại phần gốc cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm, để cây tiếp tục tái sinh
cho lứa tiếp theo. Tùy theo khả năng sinh trưởng ở mỗi vùng, trong một năm
trồng GCL có thể cho thu hoạch từ 2- 3 lứa. Thời gian thu hoạch ít nhất cách
ly sau khi bón phân hoặc phun thuốc 5 tuần.



17
Theo tác giả Trần Trung Kiên và cs (2017) [4], nghiên cứu 3 thời điểm
trồng khác nhau trong vụ Xuân năm 2017 (ngày 01/01, 01/02 và 01/3) cho hai
loài GCL: 5 lá chét và 7 lá chét trồng bằng hom cành tại huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trồng tại thời điểm ngày 01/01, hai loài
GCL đều cho khả năng sinh trưởng tốt và năng suất sinh khối cao hơn trồng
vào hai thời điểm sau đó. Trồng tại thời điểm ngày 01/01, sau 105 ngày, loài
GCL 5 và 7 lá chét có chiều dài tương ứng: 111,23 và 114,19 cm, số cành/cây:
9,97 và 13,67 cành, cao hơn 2 thời điểm trồng ngày 01/02 và 01/3. Số lá/cây
đạt tương ứng 39,43 và 41,73 lá/cây, tương đương hoặc cao hơn trồng ngày
01/02 và 01/3. Năng suất sinh khối tươi trên mặt đất khai thác lần 1 sau 105
ngày của loài 5 lá chét ở các thời điểm trồng khác nhau từ 1,00 – 1,51 tấn/ha,
của loài 7 lá chét dao động từ 1,10 – 1,63 tấn/ha, trong khi năng suất sinh khối
khô tương ứng từ 0,19 – 0,30 tấn/ha và 0,22 – 0,35 tấn/ha. Cả 2 loài trồng vào
tháng 1 cho năng suất tươi và khô cao hơn trồng vào tháng 2 và tháng 3. Loài
GCL 7 lá chét thể hiện sinh trưởng mạnh, cho sinh khối lớn và năng suất cao
hơn loài GCL 5 lá chét ở các thời điểm trồng khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Kim Vui (2018)[10] cho thấy: Sau khi trồng,
cây Giảo cổ lam 07 lá có thời gian hồi xanh ngắn nhất (09 -11 ngày), tỷ lệ sống
cao nhất đạt 77,4 - 93,9%. Sau 90 ngày, chiều dài thân chính của 03 loài Giảo
cổ lam có sự biến động mạnh, trong đó loài Giảo cổ lam 07 lá có sinh trưởng
chiều dài thân dao động từ 146,1 - 208,5cm; sự tăng trưởng số lá/thân của các
loài Giảo cổ lam cũng khác nhau và Giảo cổ lam 07 lá có động thái ra lá tốt
nhất với số lá dao động từ 15,7 - 23,4 lá/thân. Vụ Xuân và vụ Hè, các loài Giảo
cổ lam sinh trưởng và phát triển tốt nhất vì thời gian này thời tiết có mưa phù
hợp với đặc tính sinh học của loài. Ngay trong cùng thời gian và vụ trồng nhưng
ở địa điểm khác nhau, tốc độ sinh trưởng của các loài Giảo cổ lam cũng khác
nhau, trong đó tốc độ sinh trưởng chiều dài thân và số lá/thân giảm dần từ loài

Giảo cổ lam 07 lá > loài Giảo cổ lam 05 lá > loài Giảo cổ lam 03 lá. Sau 90


×