Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.64 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

LỜI CẢM ƠN !
Theo khung chương trình đào tạo của trường Đại học Y Thái Bình hiện nay
thì CSSKBĐ cho cộng đồng là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Vì vậy song song với việc
đào tạo, giảng dạy lý thuyết và thực tập lâm sàng tại bệnh viện thì việc đưa sinh
viên đi thực tế tại cộng đồng cũng là chiến lược quan trọng của nhà trường hiện
nay. Qua đó giúp cho sinh viên nắm bắt được các hoạt động thực tế của các cơ sở y
tế, tìm hiểu về tình hình sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng…giúp cho sinh viên trau dồi những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc học
tập bây giờ cũng như sau này, đặc biệt là đối với mã ngành YHDP. Với những mục
tiêu đào tạo đó chúng em đi xuống thực tế cộng đồng tại Trung tâm Y Tế Dự Phòng
Tỉnh Nam Định từ ngày 08/10/2012 – 02/11/2012. Trong thời gian học tập tại cộng
đồng em đã cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ do nhà trường đề ra. Để
có được kết quả này em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu, Phòng Quản Lý Đào Tạo Đại Học, trường Đại
học Y Thái Bình, Trung tâm Y tế Dự Phòng Tỉnh Nam Định, khoa Kiểm soát bệnh
truyền nhiễm và vacxin sinh phẩm của trung tâm YTDP tỉnh Nam Định đã tạo điều
kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên
đề này.
Dù đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều song cũng không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong sẽ nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo
để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe và thành công !
Em xin chân thành cảm ơn!

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP TẠI CỘNG ĐỒNG
1




Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

A. HÀNH CHÍNH
Họ và tên:
Lớp: Y học dự phòng …….
Địa điểm học tập tại: Trung tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh Nam Định
Thời gian học tập: Từ ngày 08/10/2012 đến ngày 02/11/2012 tại Trung tâm Y Tế
Dự Phòng Tỉnh Nam Định

B. NỘI DUNG
1. Tình hình chung:
* Trung tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Nam Định:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm theo quyết
định 05/2006/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 17 tháng 01 năm 2006.
- Quy định chung:
+ Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là
trung tâm YTDP tỉnh ) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y Tế, chịu sự quản lý toàn
diện của Giám đốc Sở Y Tế, sự chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y Tế
+ Trung tâm YTDP tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và
được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà Nước
- Trung tâm YTDP tỉnh có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y Tế và tổ chức
triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về YTDP trên địa bàn tỉnh
- Trung tâm YTDP tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ
thuật về YTDP trên cơ sở định hướng chiến lược của Bộ Y Tế và tình hình thực tế

của tỉnh trình Giám đốc Sở Y Tế phê duyệt
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động sau:
 Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: phòng
chống dịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, ATVSTP, kiểm dịch y tế, sức
2


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

khỏe môi trường, sức khỏe trường học, sức khỏe nghề nghiệp, phòng
chống TNTT và xây dựng cộng đồng an toàn
 Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt
động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các trung tâm YTDP huyện, các
cơ sở y tế và các trạm y tế trên địa bàn
 Phối hợp với các Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và các cơ
quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai công tác
thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe về lĩnh vực YTDP
 Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực
YTDP theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa
và các cán bộ khác
 Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực YTDP
 Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình
mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Giám đốc Sở Y tế phân
công
 Triển khai thực hiện các dịch vụ về YTDP theo sự phân công, ủy
quyền của Giám đốc Sở Y tế và theo quy định của pháp luật

 Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách
 Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối
với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo
quy định của pháp luật
 Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật
 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y Tế giao
- Tổ chức bộ máy của Trung tâm YTDP tỉnh:
1. Lãnh đạo Trung tâm YTDP tỉnh có Giám đốc và các Phó Giám đốc
2. Các phòng chức năng gồm: Kế hoạch tài chính và Tổ chức hành chính
3


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

3. Các khoa chuyên môn gồm:
 Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vacxin sinh phẩm
 Khoa Sức khỏe cộng đồng
 Khoa Dinh dưỡng
 Khoa Sức khỏe nghề nghiệp
 Khoa Sốt rét
 Khoa Xét nghiệm
* Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vacxin sinh phẩm:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm ( BTN )
và vacxin sinh phẩm thực hiện theo quyết định 05/2006/QĐ-BYT của Bộ trưởng
Bộ Y tế ngày 17 tháng 01 năm 2006 và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
Trung tâm.

- Khoa có các chức năng, nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện giám sát và phòng chống các BTN
+ Quản lý tình hình các BTN gây dịch tại địa phương, thực hiện kiểm tra,
giám sát, phát hiện và chủ động phòng chống dịch, thu thập thông tin, số liệu, lập
bản đồ, biểu đồ dịch tễ
+ Xác định kịp thời các tác nhân gây dịch để có kế hoạch chủ động phòng,
chống hiệu quả, phối hợp với các cơ sở y tế và các cơ quan liên quan triển khai các
biện pháp phòng, chống dịch
+ Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên
địa bàn
+ Triển khai công tác giám sát thường xuyên các véc tơ truyền bệnh để dự
báo nguy cơ dịch và có kế hoạch dự phòng, phối hợp tổ chức thực hiện các biện
pháp sát khuẩn, tẩy uế, diệt động vật và véc tơ truyền bệnh
+ Triển khai thực hiện các chương trình, dự án phòng chống BTN gây dịch
4


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

+ Triển khai các hoạt động về vacxin và sinh phẩm trong công tác phòng
chống dịch bệnh
2. Kết quả học tập chung:
- Ngày 08 – 12/10/2012 học tập tại Khoa Xét Nghiệm với các xét nghiệm:
+ Nuôi cấy phân lập xác định phẩy khuẩn Tả ( Vibriocholera ) gây bệnh
trong mẫu phân
+ Xác định tổng số Vi khuẩn hiếu khí trong mẫu thực phẩm
+ Định lượng Coliforms và Ecoli trong mẫu nước bằng phương pháp nhiều

ống
+ Xác định đường Cyclamate trong mẫu thực phẩm – phương pháp định tính
+ Xác định độ cứng của nước – phương pháp chuẩn độ EDTA
+ Ngày 09/10/2012 cùng với cán bộ khoa đi lấy mẫu điều tra tình trạng vệ
sinh của Bệnh viên Đa khoa thành phố Nam Định
- Ngày 15, 16/10/2012 học tập tại Khoa Sức khỏe nghề nghiệp với các chủ đề:
+ Đo môi trường lao động tai 1 đơn vị
+ Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
+ Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
+ Các chương trình, dự án về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống BNN
- Ngày 17/10/2012 học tập tại Khoa Dinh Dưỡng với các chủ đề:
5


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

+ Cách hướng dẫn triển khai uống vitamin A
+ Giám sát dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi
+ Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020
- Ngày 18, 19/10/2012 học tập tại Khoa Sức khỏe cộng đồng với các chủ đề:
+ Giám sát nhà tiêu hợp vệ sinh
+ Giám sát chất lượng nước sinh hoạt
+ Một số phương pháp và kỹ thuật kiểm tra vệ sinh trường học
+ Một số chương trình y tế triển khai trong trường học
+ Phối hợp liên nghành Y tế và Giáo dục về công tác Y tế trường học
- Ngày 23 – 25/10/2012 học tập tại Khoa Dịch Tễ với các chủ đề:
+ Tiêm chủng mở rộng

+ Giám sát các bệnh trong TCMR
+ Bệnh truyền nhiễm
+ Phòng chống dịch và Báo cáo
+ Ngày 26/10/2012 cùng với cán bộ trong khoa đi lấy mẫu muỗi và bọ gậy
gây bệnh sốt xuất huyết ở xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc
- Ngày 29/10/2012 tham quan và học tập tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS

6


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

- Ngày 30/10/2012 tham quan và học tập tại Trung tâm Truyền thông giáo dục sức
khỏe
- Ngày 31/10/2012 tham quan và học tập tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh
sản
- Ngày 1/11/2012 tham quan và học tập tại Chi cục VSATTP
- Ngoài ra còn có các buổi giảng lý thuyết của các giáo viên kiêm nhiệm
(Chi tiết được ghi chép lại trong cuốn “Nhật ký học tập tại cộng đồng”)
3. Kết quả học tập theo chủ đề :

Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh Sốt xuất huyết
Dengue ( SXHD ) của người dân trên 15 tuổi tại xã Phương Định,
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

7



Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue ( SXHD ) là bệnh virus cấp tính do muỗi truyền, bệnh mang
tính toàn cầu với khoảng 50 triệu người nhiễm, 500 nghìn ca mắc hàng năm và ít
nhất 12 nghìn người chết hàng năm. Trước thập niên 1970, chỉ có 9 quốc gia lưu
hành SXHD nhưng đến nay bệnh đã lan ra toàn châu lục. Trong 20 năm trở lại đây,
số mắc mới tăng gấp 3 lần so với 30 năm trở về trước. Mật độ và thời gian di
chuyển giữa các khu vực tăng cao cùng với khí hậu toàn cầu thay đổi đã làm cho
SXHD ngày càng mở rộng vùng phân bố và số mắc. Bệnh được gây ra bởi tác nhân
virus Dengue với 4 tuýp ( D1, D2, D3, D4 ) và do véc tơ là muỗi Aedes truyền. Bởi
chưa có vacxin phòng bệnh nên phòng chống muỗi véc tơ là biện pháp được Tổ
chức Y Tế thế giới sử dụng làm chiến lược chính nhằm đương đầu với căn bệnh
toàn cầu này.
Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1960 với 60
bệnh nhân nhi tử vong. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương, nhất là các
tỉnh ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền Trung.
Trước năm 1990, bệnh SXHD mang tính chất chu kỳ tương đối rõ nét, với khoảng
cách trung bình 3 – 4 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục với cường độ và
quy mô ngày một gia tăng. Tuy vậy, từ năm 2008 đến nay, một số tỉnh đã ghi nhận
có các ca bệnh SXHD rải rác như: năm 2008 tại Sơn La ( 2 ca ), Tuyên Quang ( 2
ca ), năm 2009 ở Bắc Kạn ( 2 ca ), năm 2010 tại các tỉnh miền núi phía Bắc ( 12
ca ), Hà Tĩnh ( 155 ca ). Đặc biệt, những ca bệnh này phần lớn là sinh viên hoặc
những người đi làm ăn tại các thành phố lớn hoặc khu vực có dịch SXHD lưu
hành.
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế, dân số và đô thị hóa thì sự giao lưu

thương mại giữa các vùng miền cũng ngày càng lớn sẽ đẩy mạnh mối liên quan
giữa người mang virus Dengue, loài muỗi Aedes truyền bệnh và người lành tại
cộng đồng. Những mối quan hệ này làm tăng nguy cơ phát tán virus Dengue từ nới
khác tới. Các thành phố, thị trấn miền núi cũng đang được đô thị hóa mạnh mẽ với
nhiều công trình xây dựng mới, làm thay đổi môi sinh và cả hành vi của con người
8


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

sẽ có thể làm tăng nguy cơ bùng phát SXHD tại các khu vực này. Mặc dù, dự án
phòng chống SXHD đã được mở rộng. Tuy nhiên, do nguồn lực còn nhiều hạn chế
nên các hoạt động phòng chống SXHD mới chỉ tập trung một phần vào công tác
giám sát, tuyên truyền. Trước hiện trạng cảnh báo một nguy cơ bùng phát dịch
SXHD, vì vậy em tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trên 15 tuổi về
bệnh SXHD tại xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh SXHD tại xã Phương
Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

9


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử bệnh Sốt xuất huyết Dengue ( SXHD )
SXHD là bệnh sốt cấp tính gây nên bởi 4 tuýp virus Dengue. SXHD là bệnh
dịch lưu hành ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở Châu Á, Tây Thái Bình Dương và
vùng biển Caribe. Các vụ dịch lớn xảy ra mang tính chu kỳ. SXHD đặc trưng là sốt
2 kỳ, đau cơ, đau khớp và có ban. SXHD có sốc biểu hiện lâm sàng nặng hơn, có
thể gây tử vong. Đặc trưng của bệnh là sốt, xuất huyết cấp, có thể có sốc, tỷ lệ tử
vong cao và thường gặp ở trẻ em. SXHD được mô tả lần đầu tiên ở Phillippine
( mặc dù hội chứng tương tự đã được ghi nhận ở Australia và Trung Quốc nhiều
năm trước đó ). Hiện nay bệnh xảy ra ở nhiều vùng thành thị Đông Nam Châu Á
và trở thành 1 trong những nguyên nhân nhập viện gây tử vong của trẻ em vùng
Châu Á nhiệt đới. Có giả thuyết cho rằng SXHD là hiện tượng phản ứng tạo miễn
dịch do nhiễm liên tục 2 tuýp virus Dengue trở lên.
Bệnh SXHD ở Châu Á nhiệt đới đã được mang tới từ vùng Địa Trung Hải,
miền Đông Nam Châu Phi vào cuối thế kỷ 19 do buôn bán nô lệ qua Zanzibaz và
các cảng của biển Đỏ rồi từ đó lan tới Châu Phi. Tuýp 1 và 2 đã được phát hiện ở
Tây Phi, miền Đông Châu Phi, Seychelles và La Reunion, tuýp 3 ở Mozambique
và tuýp 4 ở Tây Thái Bình Dương. Theo số liệu của TCYTTG, trong những năm
gần đây số mắc SXHD trên thế giới đang có chiều hướng gia tăng.
1.2. Tình hình bệnh SXHD ở Đông Nam Á
SXHD đã được biết đến cách đây hơn 1 thế kỷ, nhưng tới năm 1944 mới xác
định được căn nguyên. Dạng xuất hiện lần đầu tiên được mô tả như 1 bệnh mới ở
Philippine năm 1953 và ở Thái Lan năm 1958. Những vụ dịch này đã gây nên sự
hoang mang lo sợ vì tính chất mới lạ và trầm trọng của nó. Sự bí ẩn đó liên quan
đến tác nhân gây bệnh đã được giải quyết khi tuýp virus Dengue 2,3 và 4 được
phân lập ở Philippine năm 1956 và virus tuýp 1 ở Thái Lan năm 1958. Giữa những
năm 1953 và 1964 SXHD được mô tả ở Malaysia, Philippine, Singapore, Thái Lan
10



Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

và Việt Nam. SXHD đã trở thành dịch lưu hành ở Thái Lan và Philippine. Có sự
tăng rõ rệt số ca bệnh nhân mắc SXHD trong những năm từ 1971 đến 1978 ở nhiều
nước khác nhau thuộc Đông Nam Á. Trong giai đoạn 1975 – 1978, ở Myanmar số
bệnh nhân mắc SXHD phải vào viện là 17.251, chết 772, ở Indonesia là 21.818,
chết 916, và ở Thái Lan là 71.312, chết 1.676. Tổ chức y tế Thế giới đã nhận được
báo cáo về tình hình SXHD năm 1975 từ các nước Malaysia, Philippine,
Singapore, năm 1976 từ Việt Nam. Năm 1982, Malaysia thông báo dịch SXHD do
virus tuýp 1,2 và 3 gây ra với 3.005 bệnh nhân, chết 53. Theo thống kê chưa đầy
đủ của Tổ chức y tế Thế giới, ở 1 số nước Đông Nam Á từ 2001 đến 2007 số mắc
đã lên tới 1.020.333 trong đó có 4.798 người chết ( WHO, 2009 ). Năm 2010 cũng
ghi nhận có rất nhiều nước đang có sự lưu hành của cả 4 tuýp virus ( D1, D2, D3,
D4 ), trong đó có Việt Nam.
1.3. Tình hình bệnh SXHD ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lần đầu tiên bệnh SXHD đã xảy ra thành dịch lớn vào năm
1959 tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Ở miền Nam, dịch SXHD được mô tả lần
đầu tiên vào năm 1960 với 60 bệnh nhi tử vong. Tháng 9/1969, dịch lớn lại xảy ra
ở Hà Nội và lan đến hầu khắp các tỉnh và thành phố miền Bắc. Từ đó bệnh SXHD
đã trở thành bệnh dịch địa phương ở Việt Nam và hàng năm bệnh SXHD xuất hiện
tản phát hoặc thành dịch ở các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long, sông Hồng và dọc theo bờ biển miền Trung. Dịch không chỉ bùng nổ tại
thành phố mà còn ở nông thông kể cả 1 số thị trấn và huyện lỵ ở miền núi.Trong 5
năm gần đây, tỷ lệ mắc trung bình mỗi năm là 129,5/100.000 dân và tỷ lệ chết là
0,2/100.000 dân, ước tính chi phí cho 1 bệnh nhân SXHD vào nhập viện khoang từ

500.000 đến 3.000.000 đồng. Không những thế, với những thay đổi về kinh tế, xã
hội và môi trường sống, ở nhiều nơi tần số mắc bệnh có chiều hướng tăng lên nhất
là ở miền Trung và miền Nam nước ta.
Bệnh SXHD lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long
và dọc theo bờ biển miền Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng
nông thôn, nơi có véc tơ truyền bệnh. Trong những năm gần đây chỉ số mắc bệnh
cao nhất được thông báo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển
miền Trung. Tuy nhiên, những số liệu mới đây đã chỉ ra rằng bệnh đã phát triển
11


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

đến vùng cao nguyên Trung Bộ, nơi đang phát triển đô thị mới với điều kiện cung
cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém. Ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng,
sự lan truyền bị hạn chế trong những tháng đông xuân và trong thời kỳ chỉ số mắc
bệnh tương đối thấp. Dịch SXHD bùng nổ theo chu kỳ với khoảng cách trung bình
từ 4 – 5 năm và vụ dịch lớn nhất mới xảy ra năm 1998 có số mắc và chết cao nhất (
mắc 234.920, chết 377 ). Ở những nơi khác, nếu có bệnh được coi như là kết quả
của sự xâm nhập virus Dengue từ vùng bệnh dịch lưu hành tới. Mức độ lan rộng
của SXHD tùy thuộc vào sự phát triển giao thông và sự giao lưu của dân cư giũa
các vùng. Đặc biệt hơn đã ghi nhận những vụ dịch SXHD tại vùng núi xa xôi hẻo
lánh, cao nguyên biên giới phía Bắc mà điều này chưa từng xảy ra.
Bệnh SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và có sự khác biệt giữa miền
Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới, bệnh thường xảy ra
thừ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa,
không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Ae. Aegypti. Bệnh phát triển

nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7, 8, 9 và 10. Ở miền
Nam và Nam Trung Bộ, bệnh SXHD xuất hiện trong suốt năm với tần số mắc
nhiều hơn vào từ tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng vào những tháng 7, 8, 9 và
10.
Như vậy, SXHD rõ ràng là 1 trong những vấn đề y tế quan trọng liên quan
đến sức khỏe và hoạt động đời sống của người dân Việt Nam hiện nay, nhất là
trong điều kiện phát triển không ngừng của quá trình đô thị hóa và gia tăng giao
lưu của con người.
1.4. Cơ thể cảm nhiễm
SXHD gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi, trẻ em có tỷ lệ mắc cao hơn. Tỷ lệ tử
vong trước đây cao 30 – 40%, trong 1 số năm gần đây giảm chỉ còn 1%. Miễn dịch
sau khi mắc bệnh tồn tại trong 1 thời gian ngắn, không có miễn dịch chéo giữa các
tuýp virus.
Tuổi mắc bệnh cũng có sự khác biệt giữa các miền liên quan đến mức độ lưu hành
cao hay thấp của các vùng. Ở miền Bắc, nơi có bệnh lưu hành thấp hơn thì tất cả
12


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

các lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Nhưng ở miền Nam, nơi có bệnh lưu hành rất cao thì
lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em. Nhóm trẻ em dưới 15 tuổi bị mắc bệnh ở
miền Bắc chiếm 20%, miền Trung 64,6%, Tây Nguyên 62,3% và miền Nam
95,7%.Tuy vậy, ở miền Nam số bệnh nhân ở nhóm tuổi trên 15 cũng có chiều
hướng tăng hơn cùng với sự xuất hiện virus D3 được phân lập nhiều hơn trong các
vụ dịch năm 1997, 1998 và sự xuất hiện trở lại virus D4 năm 1998.
1.5. Véc tơ truyền bệnh

Ngay từ ban đầu, người ta đã nghĩ đến muỗi là thủ phạm truyền virus
Dengue từ người mắc bệnh sang người lành, nhưng mãi tới năm 1903 vấn đề này
mới được Graham chứng minh. Nhiều tác giả nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh
SXHD và thống nhất đi đến kết luận SXHD đều được truyền bởi muỗi Ae. Aegypti
và muỗi Ae. Albopictus, trong đó Ae. Aegypti đóng vai trò quan trọng nhất.
Năm 1964 và 1986, TCYTTG đã mở hội thảo về SXHD ở Bangkok, Thái
Lan, véc tơ của bệnh đã được nhiều tác giả nghiên cứu và Ae. Aegypti được khẳng
định là véc tơ chủ yếu, Ae. Albopictus đóng vai trò nhất định trong việc lưu trữ
virus trong tự nhiên. Trước tình hình bệnh SXHD ngày càng lan rộng trên phạm vi
toàn thế giới, hội thảo quốc tế lần thứ nhất về SXHD và chiến lược phòng chống đã
được tổ chức tại Mexico tháng 11/1992. Tại đây các chuyên gia đã đưa ra 1 danh
sách bổ sung các loài muỗi véc tơ của SXHD: Ae. Niveus ở Đông Nam Á, Ae.
Mediovitatus ở vùng Caribe. Mặc dù trong thực tế là những loài phân cách địa lý 1
cách tương đối và chỉ giới hạn ở 1 số đảo mà chúng là véc tơ, nhưng khả năng
truyền cả 4 tuýp virus Dengue trực hệ đã làm cho các nhà nghiên cứu SXHD
không thể coi nhẹ vai trò của chúng.

13


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

Ở Việt Nam, nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SXHD đã được tiến hành
trong nhiều năm. Các tác giả đều khẳng định Ae. Aegypto là véc tơ chính trong các
vụ dịch SXHD ở Việt Nam. Muỗi Ae. Albopictus chỉ có mặt trong 1 số rất ít các vụ
dịch với chỉ số mật độ rất thấp, và cũng chưa có kết quả phân lạp virus Dengue
dương tính từ Ae. Albopictus. Như vậy, ở Việt Nam cho đến thời điểm này Ae.

Aegypti vẫn là véc tơ chính truyền virus Dengue trong các vụ dịch SXHD đã xảy
ra.
1.6. Khái niệm về kiến thức, thái độ, thực hành
- Kiến thức ( Knowledge ): Theo Randon House ( 1990 ) Kiến thức là
những kinh nghiệm, những sự kiện phản ánh trí thông minh của con người,được
hình thành qua học tập, quan sát và kinh nghiệm, kiến thức của con người được
tích lũy suốt cuộc đời
- Thái độ ( Acttitude ): Theo Ajzen ( 1988 ) và Ford ( 1992 ) Thái độ là
phản ánh sự bằng lòng hay phản đối một vấn đề nào đó. Nó là một cấu trúc bền
vững của các niềm tin, các kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống của chúng ta
hoặc của những người sống và làm việc quanh ta như cha mẹ, ông bà, họ hàng, các
đồng nghiệp
- Thực hành ( Practice ): là thực hiện một công việc nào đó để đạt được
mục đích nhất định

14


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn:
+ Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trên 15 tuổi về bệnh
SXHD tại xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
+ Xã Phương Định: là 1 xã nông nghiệp có đông dân cư với số dân là 15.734

và có diện tích 8,8 km2; tại xã có tỷ lệ người đi lao động ở ngoại tỉnh 20 – 30% và
giao thương với rất nhiều vùng miền trong và ngoài nên nguy cơ người mang mầm
bệnh SXHD về địa phương là rất cao. Xã Phương Định nằm cách thành phố Nam
Định khoảng 21km về phía Đông Nam và cách trung tâm hành chính huyện Trực
Ninh 4km về phía Đông Nam, phía Bắc giáp với xã Trực Chính, phía Đông giáp
với huyện Xuân Trường, phía Tây giáp với Thị trấn Cổ Lễ và xã Liêm Hải, phía
Nam giáp với xã Việt Hùng.
2.1.2. Đối tượng
Người dân trên 15 tuổi tại địa bàn nghiên cứu
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:
Từ ngày 01/06 đến ngày 31/09 năm 2012
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu : được tiến hành theo thiết kế dịch tễ học mô tả cắt
ngang ( Cross sectional study )
15


Bỏo cỏo thc t ti cng ng
YTCC

Khoa:

- Thit k mu phiu, phng vn trc tip nhn thc thỏi hnh vi v
bnh SXHD ca ngi dõn ti a bn nghiờn cu.
2.2.2. C mu v phng phỏp chn mu
2.2.2.1 C mu:
áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ớc tính 1 tỷ lệ trong
quần thể :


n Z

2

1 / 2

pq
2
d

Trong đó:
n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết, ở đây là số ngời để phỏng
vấn.
: Mức ý nghĩa thống kê, trong nghiên cứu này: = 0,05
Z: Giá trị Z thu đợc tơng ứng với giá trị = 0,05: Z(1-/2) =
1,96
p: Tỷ lệ phần trăm ngời dân có kiến thức về bệnh SXHD, ớc
tính là 50% (p=0,5)
q=1- p=0,5
d = 0,05 (độ sai số cho phép giữa tỷ lệ thu đợc từ mẫu và
quần thể nghiên cứu)
áp dụng công thức trên tính đợc cỡ mẫu cần nghiên cứu là
384, làm tròn là 400 ngời để phỏng vấn
16


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:


2.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu:
Điều tra người dân bằng phương pháp chọn mẫu “ngẫu nhiên đơn” cho đến
đủ cỡ mẫu.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu:
Xây dựng bộ phiếu điều tra : Mẫu phiếu điều tra nhận thức – thái độ – hành
vi về bệnh SXHD của người dân để đánh giá nhận thức – thái độ – hành vi mô tả
về bệnh SXHD của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
Bộ câu hỏi này được xây dựng dựa vào mục tiêu nghiên cứu và lấy ý kiến
thảo luận nhóm, góp ý của giảng viên hướng dẫn đã chỉnh sửa để hoàn chỉnh trước
khi cho điều tra chính thức.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu:
- Toàn bộ số liệu điều tra được làm sạch và xử lý bằng máy tính phổ thông
- Kết quả nghiên cứu được trình bày bằng bảng tỷ lệ %, biểu đồ.
2.2.5. Vấn đề đạo đức:
- Nghiên cứu được sự chấp nhận của lãnh đạo thôn, xã
- Người được phỏng vấn tự nguyện tham gia, các thông tin cá nhân được giữ
bí mật
- Các điều tra viên được quán triệt về hành vi, thái độ và đặc biệt là kĩ năng
giao tiếp. Sau khi điều tra xong các điều tra viên sẵn sàng tư vấn cho đối tượng
tham gia phỏng vấn
2.2.6. Hạn chế sai số:
17


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:


- Các điều tra viên được tập huấn kỹ trước khi điều tra về nội dung, ý nghĩa
đề tài, cách thu thập thông tin
- Trước khi phỏng vấn phải giải thích rõ ràng cho các đối tượng về ý nghĩa
của đề tài, cách hỏi cần logic nhằm hạn chế sai số nói dối và sai số do không trả lời

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Tỷ lệ người dân đã từng nghe/biết về bệnh SXHD

Biểu đồ: Tỷ lệ ĐTNC đã từng nghe/biết về bệnh SXHD
Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ người dân ở xã chưa từng được nghe/biết về
bệnh SXHD chiếm tới 52% trong khi đó chỉ có 48% đã từng được nghe nói về
bệnh SXHD.

18


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

Bảng 2: Các nguồn thông tin về bệnh SXHD được người dân tiếp cận
(n = 410)

Nguồn thông tin
SL

Tỷ lệ (%)


Đài, loa phát thanh

95

23,2

Sách, tạp chí

51

12,4

Ti vi

151

36,8

Nhân viên Y tế

2

0,5

Bản thân, người nhà hoặc hàng xóm bị SXHD

19

4,6


Đoàn thể, quần chúng

0

0,0

0

0,0

Tờ rơi, pa nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên
truyền

Nhận xét: Qua bảng cho thấy người dân ở xã hiểu biết về SXHD thông qua rất
nhiều nguồn thông tin khác nhau, chủ yếu qua tivi ( 36,8% ); đài, loa phát thanh
( 23,2% ); sách, tạp chí ( 12,4% ). Còn các nguồn thông tin từ tờ rơi, pa nô, áp
phích, khẩu hiệu tuyên truyền ở xã là 0%.

19


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

Bảng 3: Tỷ lệ người dân biết triệu chứng của bệnh SXHD
(n=410)

Triệu chứng của bệnh SXHD

SL

Tỷ lệ (%)

Không sốt

5

1,2

Sốt nhẹ, nhanh khỏi

26

6,3

Sốt cách nhật

53

12,9

Sốt cao liên tục 3-7 ngày

44

10,7

Sốt cao liên tục xuất huyết chảy máu


21

5,1

20

4,9

241

58,8

Sốt cao liên tục xuất huyết chảy máu đau cơ
xương
Không biết

20


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

Biểu đồ: Tỷ lệ người dân biết về triệu chứng bệnh SXHD
Nhận xét: Qua bảng cho thấy tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về triệu chứng của
bệnh SXHD ở xã chỉ chiếm có 20,5% mà có tới 58,8% không biết về triệu chứng
của bệnh SXHD còn lại 20,7% thì lại hiểu sai về triệu chứng của bệnh SXHD.

21



Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

Bảng 4: Tỷ lệ người dân cho rằng bệnh SXHD là nguy hiểm

Biểu đồ: Tỷ lệ người dân cho rằng bệnh SXHD là nguy hiểm
Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy có đa số người dân ở xã cho biết bệnh SXHD là
không nguy hiểm chiếm tỷ lệ cao là 52,8% còn có 47,2% cho rằng SXHD là nguy
hiểm.

22


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

Bảng 5: Tỷ lệ người dân cho biết lý do bệnh SXHD là nguy hiểm
(n = 410)

Lý do bệnh SXHD là nguy hiểm

SL

Tỷ lệ (%)


Bệnh có thể làm chết người

164

40,0

Không có thuốc điều trị đặc hiệu

32

7,8

Lý do khác

56

13,7

Không biết

235

57,3

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy có tới 57,3% người dân ở xã không biết
lý do bệnh SXHD nguy hiểm, lý do bệnh SXHD nguy hiểm là bệnh có thể làm chết
người chiếm 40% và không có thuốc điều trị đặc hiệu chỉ có 7,8%.
Bảng 6: Tỷ lệ người dân biết về đường lây truyền của bệnh SXHD


Do muỗi đốt

(n = 410)
SL
Tỷ lệ (%)
137
33,4

Qua ăn uống, nói chuyện

26

6,4

Qua tiêm chích

5

1,2

Đường lây khác

10

2,4

Không biết

232


56,6

Đường lây truyền

23


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

Biểu đồ: Tỷ lệ người dân biết về đường lây truyền của bệnh SXHD
Nhận xét: Qua biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ người dân ở xã không biết đường
lây truyền của bệnh SXHD chiếm tỷ lệ khá cao tới 56,6% trong khi đó chỉ có
33,4% biết đường lây truyền của bệnh SXHD là do muỗi đốt.
Bảng 7: Hiểu biết của người dân về muỗi truyền bệnh SXHD
Loại muỗi

(n = 410)

truyền bệnh SXHD

SL

Tỷ lệ (%)

Muỗi vằn

84


20,5

Muỗi nâu

8

2,0

Loại khác

32

7,8

Không biết

286

68,7

24


Báo cáo thực tế tại cộng đồng
YTCC

Khoa:

Biểu đồ: Tỷ lệ hiểu biết của người dân về muỗi truyền bệnh SXHD

Nhận xét: Qua biểu đồ trên cho thấy có 68,7% người dân ở xã không biết
loại muỗi truyền bệnh SXHD, chỉ có 20,5% người dân biết là muỗi vằn và 7,8%
cho rằng là các loại muỗi khác.

25


×