Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo kết quả thực tập "Công tác quản lý văn bản đi của cơ quan"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.11 KB, 28 trang )


Trường…………….
Khoa……………….
…………..o0o…………..
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÀI:ĐỀ
Công tác quản lý văn bản đi
của cơ quan
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
3
MỤC LỤC
...............................................................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................4
CHƯƠNG I......................................................................................................................................7
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN SÓC SƠN............................................................................7
I. KHÁI QUÁT CHUNG.................................................................................................................7
2. Vị trí địa lý:..................................................................................................................................8
3. Một số thông tin về Kinh tế - Văn hoá - Xã hội.........................................................................8
Trách nhiệm, quyền hạn của huyện ủy Sóc Sơn.............................................................................9
CHƯƠNG II..................................................................................................................................13
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI .................................................................................13
VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY..........................................................................................................13
I. HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN THƯ...............................................................................................13
Chức năng, nhiệm vụ của văn thư.................................................................................................13
CÁCH BỐ TRÍ PHÒNG LÀM VIỆC VÀ TRANG THIẾT BỊ TRONG VĂN THƯ CƠ QUAN
........................................................................................................................................................14
SƠ ĐỒ PHÒNG LÀM VIỆC CỦA HUYỆN ỦY SÓC SƠN......................................................15
(sau phụ lục)...................................................................................................................................15
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI HUYỆN ỦY SÓC SƠN..............15
CHƯƠNG III.................................................................................................................................27
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ CỦA HUYỆN ỦY SÓC


SƠN................................................................................................................................................27
KẾT LUẬN....................................................................................................................................30
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác văn thư là hoạt động thông tin bằng văn bản, phục vụ cho lãnh
đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các
tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân.
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
4
Thông tin là một yếu tố góp phần lớn trong việc hoạt động quản lý Nhà
nước, thông tin được lưu giữ bằng nhiều hình thức như: truyền miệng, khắc trên
phiến đá, gỗ,... để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và truyền kinh nghiệm cho
các thế hệ sau.
Hoạt động quản lý Nhà nước bằng thông tin trước kia được hiểu theo khái
niệm nôm na là một công việc mang tính chung chung là công việc sổ sách, giấy
tờ. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và từng bước chiếm vị trí quan trọng
trong xã hội và công việc sổ sách, giấy tờ cũng được hiểu cụ thể hơn bằng cái
tên mới là công tác văn thư. Công tác văn thư ngày càng khẳng định vị trí quan
trọng của mình trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và của từng cơ
quan nói riêng.
Cũng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn phòng, bao gồm
những công việc như sau: xây dựng văn bản, quản lý và giải quyết văn bản,
quản lý và sử dụng con dấu.
Công tác văn thư có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp kịp
thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý Nhà nước
nói chung và của mỗi cơ quan nói riêng. Công tác quản lý Nhà nước đòi hỏi phải
có đầy đủ thông tin cần thiết, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó
nguồn thông tin chủ yếu và chính xác nhất là thông tin bằng văn bản.
Công tác văn thư được làm tốt sẽ góp phần giải quyết công việc được
nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng, đúng chính sách, chế độ, giữ gìn
bí mật của Đảng, Nhà nước.

Công tác văn thư đảm bảo giữ lại đầy đủ mọi hoạt động của cơ quan cũng
như hoạt động của cá nhân giữ trách nhiệm khác nhau trong cơ quan.
Công tác văn thư đảm bảo giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tạo điều kiện
làm tốt công tác lưu trữ.
Qua thời gian 16 tuần thực tập (từ ngày 19/4 đến ngày 06/8/2010 ) tại Văn
phòng Huyện ủy Sóc Sơn (Hà Nội) được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và
tạo điều kiện để tôi có thêm kinh nghiệm thâm nhập thực tế công việc, củng cố
thêm phần kiến thức vẫn còn thiếu và nâng cao trình độ. Vận dụng lý luận, kiến
thức đã học tại trường mà thầy cô đã trang bị vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ để có thêm kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công
việc hiện tại của bản thân.
Theo kế hoạch của Nhà trường, khoa Văn thư – Lưu trữ cùng sự quan
tâm, giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ Văn phòng Huyện uỷ Sóc Sơn nơi
tôi thực tập. Đặc biệt là bác Phạm Thị Thu – Cán bộ văn thư Huyện ủy, tôi đã có
16 tuần tìm hiểu kỹ hơn về nội dung công tác nghiệp vụ văn thư ở Văn phòng
Huyện ủy Sóc Sơn. Trong nghiệp vụ văn thư gồm có: xây dựng và ban hành văn
bản; quản lý giải quyết văn bản đi – đến; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ
và giao nộp hồ sơ vào kho lưu trữ cơ quan.
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
5
Với bài báo cáo của mình, tôi xin được trình bày cụ thể một trong những
nội dung nghiệp vụ văn thư trên là Công tác quản lý văn bản đi của cơ quan. Lý
do tôi chọn chuyên đề này vì tôi thấy đây là một chuyên đề hay và thú vị. Văn
bản đi là những văn bản do chính cơ quan soạn thảo, ban hành và quản lý. Làm
tốt công tác này sẽ giúp chi các khâu nghiệp vụ khác được tốt hơn.
Được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ trong cơ quan cùng
với vốn kiến thức đã được trang bị ở trường, trong quá trình nghiên cứu chuyên
đề của bản thân, tôi cũng gặp được nhiều thuận lợi, tiếp cận với thực tế để hiểu
sâu hơn về công tác văn thư và công tác quản lý văn bản đi là việc thống kê số
lượng văn bản đi trong ngày và việc sắp xếp và bảo quản sử dụng văn bản lưu

tốt. Bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có một số khó khăn nhỏ khi thực hiện
chuyên đề.
Qua bài báo cáo của mình, cá nhân tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới tất
cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập của mình qua quá trình
học tập cũng như những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong suốt khóa học.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô trường Cao đẳng Nội vụ Hà
Nội đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức là những bài giảng trên lớp và
những ví dụ sát với thực tế để chúng em tích luỹ được kiến thức làm hành trang
khi bước vào cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo của
Văn phòng Huyện ủy Sóc Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi được tiếp xúc với
thực tế công việc để tìm hiểu kỹ hơn và phát hiện ra những thiếu xót mà mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt đợt thực tập và củng cố kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công
việc cũng như học tập của bản thân sau này.
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
6
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN SÓC SƠN
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và
Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú
Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ-CP
ngày 05/7/1977 của Hội đồng Chính phủ. Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh
Vĩnh Phú. Ngày 29/12/1978, Huyện Sóc Sơn được chuyển về trực thuộc thành
phố Hà Nội và tồn tại đến ngày nay.
Tháng 10-1977, huyện Sóc Sơn hợp nhất có 29 xã (14 xã của huyện Đa
Phúc, 15 xã của huyện Kim Anh và thị trấn Xuân Hoà, trừ hai xã Quang Minh
và Kim Hoa chuyển về huyện Mê Linh).
Ngày 1-4-1979, khi huyện Sóc Sơn chuyển về Thành phố Hà Nội, 4 xã

(Phúc Thắng, Cao Minh, Nam Viêm, Ngọc Thanh) và thị trấn Xuân Hoà chuyển
về huyện Mê Linh; huyện Sóc Sơn lúc này còn lại 25 xã:
• Thanh Xuân
• Minh Phú
• Quang Tiến
• Phú Minh
• Phù Lỗ
• Nam Sơn
• Hồng Kỳ
• Tân Hưng
• Việt Long
• Đức Hoà
• Kim Lũ
• Tân Minh
• Tân Dân
• Minh Trí
• Hiền Ninh
• Phú Cường
• Mai Đình
• Đông Xuân
• Bắc Sơn
• Trung Giã
• Bắc Phú
• Xuân Giang
• Xuân Thu
• Phù Linh
• Tiên Dược
Tháng 3-1987, thị trấn Sóc Sơn được thành lập đã nâng tổng số đơn vị
hành chính của huyện lên 26. Số đơn vị hành chính này được giữ nguyên cho
đến ngày nay.

TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
7
2. Vị trí địa lý:
Huyện Sóc Sơn là huyện ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh
Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, phía Tây giáp Huyện
Mê Linh, phía Nam giáp huyện Đông Anh. Huyện Sóc Sơn được chia làm 2
vùng. Vùng đồi núi trung du gồm các xã Bắc Sơn, Nam Sơn và một phần các xã
Minh Trí, Minh Phú, Quang Tiến, Phù Linh, Hồng Kỳ, là vùng sản xuất nông
nghiệp và lâm nghiệp, số còn lại là vùng trũng ven sông và đồng bằng. Phía Tây
Bắc huyện còn có đoạn cuối của dãy núi Tam Đảo, có tên là núi Thằn Lằn, cao
trên 100 m và núi Sóc bao bọc, phía Đông và Nam có 3 con sông, sông Phù Lỗ
(sông Cầu), sông Công, sông Cà Lồ làm ranh giới.
Địa hình của huyện là bán sơn địa, thuộc vùng trung du phía Nam dãy Tam
Đảo, cao trung bình từ 8 - 20m. Phía Bắc và Tây Bắc là khu vực đồi núi. Huyện
có các sông như sông Cầu, sông Cà Lồ và nhiều hồ, đầm.
3. Một số thông tin về Kinh tế - Văn hoá - Xã hội

Hiện nay, huyện Sóc Sơn đang phấn đấu để xây dựng huyện trở thành một
vùng phát triển của thủ đô.
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện phát triển tương đối ổn định,
tăng đều ở mức 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi rõ rệt theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Thu hút đầu tư trên địa bàn
tăng mạnh. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội năm 2007 đạt
1835 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai các dự án trọng điểm
bao gồm: dự án triển khai khu công nghiệp tập trung Nội Bài 388 ha, dự án khu
công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình 50 ha, dự án phát triển khu du lịch đền Sóc
Sơn 274,5 ha, dự án làng du lịch sinh thái Đình Phú xã Minh Phú hơn 400 ha, dự
án sân gôn và khu vui chơi giải trí Minh Trí, dự án phát triển khu đông bắc
huyện, xây dựng trường trung học dạy nghề đa ngành, 2 trường THPT và Phòng
khám đa khoa khu vực.

Nông nghiệp đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giá trị trên
một hecta đất canh tác đạt gần 40 triệu đồng. Diện tích rừng trồng từ 234 ha
trước năm 1980 đã nâng lên trên 6.000 ha, cơ bản phủ kín đất trống, đồi núi trọc,
có giá trị về sinh thái và phục vụ du lịch - dịch vụ.
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
8
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA HUYỆN ỦY SÓC SƠN
Trách nhiệm, quyền hạn của huyện ủy Sóc Sơn
Quyết định chương trình công tác toàn khóa và chương trình công tác
hàng năm của Huyện ủy; quy chế làm việc của huyện ủy; quy chế làm việc của
ban kiểm tra huyện ủy và kế hoạch kiểm tra toàn khóa.
Quyết định chủ trương, biện pháp lớn trên các lĩnh vực công tác; phương
hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây
dựng hệ thống chính trị 6 tháng hàng năm và nhiệm kỳ của Đảng bộ.
Quyết định những chương trình mang tính đột phá của từng năm và toàn khóa
trên các lĩnh vực công tác nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.
Có trách nhiệm thảo luận và quyết định tập thể về công tác cán bộ của
Đảng bộ huyện, báo cáo Thành ủy Hà Nội phương án cán bộ, quy định các chức
danh thuộc thẩm quyền theo quy định.
Thực hiện giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề, theo quy định
tại Hướng dẫn 05-HD/KTTW ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban kiểm tra
trung ương “Hướng dẫn thực hiện giám sát cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp”.
1. Cơ cấu tổ chức của Huyện ủy Sóc Sơn
Thường trực Huyện ủy gồm Bí thư và các phó Bí thư Huyện ủy.
Gồm các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Huyện ủy.
1. Ban Tổ chức
2. Ban Dân vận
3. Ủy ban kiểm tra
4. Ban Tuyên giáo

5. Văn phòng Huyện ủy
* Bí thư Huyện ủy là người đứng đầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện chịu
trách nhiệm cao nhất, toàn diện trước Ban chấp hành, Ban thường vụ và thường
trực huyện ủy, cùng Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban thường cụ huyện ủy
chịu trách nhiệm trước ban thường vụ, trước dảng bộ huyện về sự lãnh đạo trên
mọi lĩnh vực hoạt động của huyện.
* Phó bí thư huyện ủy chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Đảng bộ
huyện, giúp bí thư giải quyết công việc hàng ngày của Đảng bộ, chịu trách
nhiệm điều hành bộ máy Đảng. Trực tiếp giải quyết những công việc do bí thư
huyện ủy phân công, thay mặt bí thư huyên ủy điều hành công việc khi bí thư ủy
nhiệm.
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
9
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY

VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY


CHÁNH VĂN PHÒNG
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
10
Văn phòng là bộ phận tham mưu, tổng hợp, phối hợp phục vụ lãnh đạo
Văn phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng: văn phòng có Chánh văn
phòng và hai phó văn phòng
- Chánh văn phòng là người chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của văn
phòng. Sắp xếp tổ chức, bộ máy văn phòng theo quy đinh, chịu trách nhiệm
trước Thường trực, Ban Thường vụ Huyện uỷ về toàn bộ hoạt động của văn
phòng.
Chánh văn phòng ký các văn bản thuộc phạm vi điều hành, phối hợp.
- Phó văn phòng là người giúp việc cho Chánh văn phòng, được phân

công theo dõi từng mảng công việc riêng và chịu trách nhiệm trước Chánh văn
phòng về các lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng huyện ủy
• Công tác tham mưu thông tin tổng hợp
Căn cứ nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất của cấp ủy, văn phòng giúp
cấp ủy xây dựng lịch công tác năm, quý, tháng, tuần của thường trực, Ban
Thường vụ và Huyện ủy, góp phần vào việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy.
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
PHÓ CHÁNH
VĂN PHÒNG
TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
-
TÀI VỤ
PHÓ CHÁNH
VĂN PHÒNG
HÀNH CHÍNH
VĂN
THƯ
LÁI XE
-
BẢO VỆ
LƯU
TRỮ
CÔNG
NGHỆ
THÔNG
TIN
ĐIỆN

NƯỚC
-
VỆ SINH
11
TẠP VỤ
-
BẾP ĂN
TỔNG
HỢP
VĂN
PHÒNG
Chủ động phối hợp các phòng, ban, ngành, đơn vị tham mưu giúp cấp ủy
theo dõi, đôn đốc các phòng, ban, ngành,…thực hiện các nhiệm vụ chương trình
công tác đề ra.
Giúp cấp ủy chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện cần thiết phục vụ các
cuộc họp để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị công tác phục
vụ chu đáo, khoa học. Chuẩn bị đầy đủ văn bản, tài liệu cần thiết.
Chủ động nắm tình hình triển khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ
của huyện uỷ và cơ sở, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin kịp thời để tham
mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất và báo cáo chuyên
đề với Thành ủy.
• Công tác nội chính, tiếp dân
Tham mưu giúp Thường trực Huyện ủy nắm bắt tình hình nội chính, công
tác nội chính và hoat động của cơ quan nội chính, tham mưu giúp Thường trực
Huyện ủy tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính.
Thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, bố
trí 02 đồng chí lãnh đạo, cán bộ theo dõi, phụ trách công tác tiếp dân.
Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, giải quyết đơn thư góp phần quan

trọng vào việc giải quyết những mâu thuẫn, vướng mắc trong nhân dân. Ổn định
tình hình chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
• Công tác văn thư, lưu trữ
Thực hiện nghiêm túc Nghị định 110/ 2004 ngày 08/ 4/ 2004 của Chính
phủ về công tác Văn thư và Quyết định 1559 của Thành ủy về gửi nhận văn bản.
Thực hiện tốt quy trình từ khâu soạn thảo, chỉnh sửa, trình ký, vào sổ theo dõi
văn bản đi và lưu văn bản, quy định về tiếp nhận văn bản đến được tổ chức thực
hiện tốt, thực hiện tốt quy trình theo dõi, xử lý công văn trên mạng máy tính.
Chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo quản tài liệu, bảo quản con
dấu không xảy ra sự cố.
Thường xuyên củng cố, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất
đáp ứng nhu cầu lưu trữ.
Công tác quản lý tài liệu được tăng cường.
• Công nghệ thông tin
Phối hợp với trung tâm Công nghệ thông tin văn phòng Thành ủy quản lý,
đảm bảo chế độ vận hành, bảo vệ mạng thông tin của cấp ủy
Tăng cường công tác kiểm tra mạng nội bộ của các Đảng ủy xã – thị trấn,
duy trì tốt chế độ bảo trì mạng nội bộ cơ quan huyện ủy.
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
12
• Công tác quản trị hành chính
Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Đảng theo
phương thức khoán chi, giúp các đơn vị chủ động trong hoạt động tài chính.
Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính cho cấp ủy, cơ
sở
Đảm bảo tốt chế độ, chính sách của cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
• Công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
Công tác lưu trữ tại các đơn vị, cơ sở được quan tâm chỉ đạo. Văn phòng
Huyện ủy đã triển khai, tổ chức tập huấn, hướng dẫn chỉnh lý tài liệu phông Lưu
trữ Đảng ủy các xã, thị trấn

Xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức mở một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn
phòng cho các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các ban Đảng, phó Bí thư,
Thường trực Đảng, văn phòng Đảng ủy các chi, Đảng bộ trực thuộc huyện tại
trung tâm bồi dưỡng chính trị.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI
VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY
I. HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN THƯ
Chức năng, nhiệm vụ của văn thư
Văn thư thuộc văn phòng huyện ủy có chức năng tham mưu, tổng hợp và mang
tính chất phục vụ (hậu cần) cho huyện ủy. Phối hợp, điều hòa mối quan hệ các cơ
quan trên địa bàn huyện, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của thường trực huyện
ủy, đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của văn phòng huyện ủy
Cán bộ văn thư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Quản lý công văn đi, đến, bảo quản và sử dụng con dấu của cơ quan, hồ sơ
lưu trữ
Phân loại công văn đến và trực tiếp vào sổ, chuyển giao văn bản. Đăng ký
công văn, văn bản đi vào sổ
TrÇn ThÞ Th¹ch - HCVT K36A B¸o c¸o tèt nghiÖp
13

×