Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................2
CHƯƠNG 1..........................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.................................................3
I.RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ............................................................................................................................................3
1.Khái niệm về rủi ro...................................................................................................................................................3
2.Khái niệm về rủi ro tài chính Quốc tế.......................................................................................................................4
II.QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ............................................................................................................................5
1.Khái niệm về quản trị rủi ro.....................................................................................................................................5
2.Khái niệm về quản trị rủi ro tài chính Quốc tế.........................................................................................................5
CHƯƠNG 2..........................................................................................6
CÁC RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ MÀ DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐANG GẶP PHẢI VÀ CÁC
BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ CÁC RỦI RO ĐÓ.....................................6
..............................................................................................................6
I.RỦI RO TỶ GIÁ ..............................................................................................................................................................6
II.RỦI RO LÃI SUẤT..........................................................................................................................................................9
III.CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM HIỆN NAY..............14
1.Các biện pháp cơ bản............................................................................................................................................14
2.Thực trạng về các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá và lãi suất của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
hiện nay....................................................................................................................................................................17
CHƯƠNG 3........................................................................................21
1
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM............................................................................21
KẾT LUẬN.........................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................24
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra
ngày càng sôi động và phức tạp, đặc biệt kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau ngày càng
tăng cao hơn năm trước. Trong 10 năm tới thương mại thế giới có thể sẽ mở ra những cơ
hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích nhận
được từ thương mại hóa tồn cầu cùng với xu hướng hội nhập của phần lớn các quốc gia
trên thế giới, các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đang phải
đương đầu với rất nhiều khó khăn như giá cả leo thang, chi phí lớn, thị trường không ổn
định, hệ thống thông tin thiếu minh bạch, rủi ro lớn… Một trong những rủi ro trong kinh
doanh xuất nhập khẩu là rủi ro trong hoạt động tài chính quốc tế. Nắm bắt được rủi ro và
tìm cách để hạn chế và quản trị được rủi ro là yêu cầu sống còn với sự tồn tại của doanh
nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của việc này, nhóm chúng em nghiên cứu tiểu luận
với đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính quốc tế của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam” nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao năng lực quản trị rủi ro
tài chính quốc tế, đặc biệt là quản trị rủi ro về tỷ giá và lãi suất của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu Việt Nam. Do thời gian nghiên cứu cịn hạn chế bài viết khơng tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ cùng tồn thể các
bạn học viên.
2
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
I.
Rủi ro tài chính Quốc tế
1. Khái niệm về rủi ro
Trong đời sống và sản xuất hàng ngày, người ta luôn phải gánh chịu những tổn
thất, những điều không mong muốn, gây ra những thiệt hại về kinh tế, tinh thần, sức
khỏe cho con người. Đó là các rủi ro. Và các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp
tham gia vào kinh doanh quốc tế cũng vậy, luôn ln có những rủi ro đe dọa đến nguồn
tài chính của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp,
các giám đốc tài chính phải cân nhắc giữa tỷ suất sinh lợi của các bản hợp đồng với rủi
ro của nó. Muốn làm được điều đó các giám đốc tài chính cần hiểu về các rủi ro mà
doanh nghiệp mình có thể gặp phải. Ngồi những rủi ro hệ thống thì tùy theo đặc điểm
của doanh nghiệp cũng như ngành nghề hoạt động mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt
với những rủi ro khác nhau như:
Rủi ro kế toán: Rủi ro liên quan đến những nghiệp vụ kế tốn khơng phù hợp đối
với một giao dịch, có thể xảy ra khi quy trình và quy định kế tốn thay đổi hay chưa
được xây dựng.
Rủi ro kinh doanh: Rủi ro liên quan đến một hoạt động đặc trưng của doanh
nghiệp.
Rủi ro mơ hình: Rủi ro liên quan đến việc sử dụng mơ hình khơng đúng hoặc
khơng phù hợp, hoặc trong mơ hình tồn tại các sai số hoặc giá trị đầu vào không chính
xác.
Rủi ro pháp lý: Rủi ro mà các quy định và định hướng quy định hiện nay sẽ thay
đổi, đem lại tác động bất lợi đối với doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý có thể dẫn tới việc
xem một số giao dịch hiện tại hoặc đang dự tính là bất hợp pháp và cản trở sự phát triển
3
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
của các sản phẩm và giải pháp mới.
Rủi ro quy mô: Rủi ro của một chiến lược phịng ngừa rủi ro trong đó nhà phịng
ngừa rủi ro khơng biết mình sẽ sở hửu hoặc bán bao nhiêu đơn vị tài sản giao ngay.
Rủi ro thanh khoản: Rủi ro liên quan đến một giao dịch do tình trạng thị trường
khơng cân bằng và chênh lệch giá mua giá bán khá lớn.
Rủi ro thanh toán: Rủi ro thường gặp trong các giao dịch thanh toán quốc tế,
trong đó một cơng ty có giao dịch hai chiều với một đối tác khác và gặp rủi ro là khoản
thanh tốn của mình đã được chuyển đi trong khi chưa nhận được khoản thanh
toán của bên kia, điều này có thể là do nguyên nhân phá sản, mất khả năng thanh tốn
hay lừa đảo.
Rủi ro tín dụng: Rủi ro một bên tham gia một hợp đồng phái sinh OTC sẽ không
chi trả khi được yêu cầu.
Rủi ro tài chính: Bao gồm rủi ro liên quan đến những thay đổi của các nhân tố
như lãi suất, tỷ giá, chính trị, thanh toán… tác động đến thu nhập của doanh nghiệp
Ở đây, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào những rủi ro tài chính quốc tế mà doanh
nghiệp xuất nhập khẩu chúng ta có thể gặp phải.
2. Khái niệm về rủi ro tài chính Quốc tế
Để hiểu được thế nào là rủi ro tài chính quốc tế trước hết ta cần hiểu tài chính
quốc tế là gì?
Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc
các tổ chức với các nhà nước khác, các tổ chức của các nhà nước khác, các cơng dân
nước ngồi và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các dịng lưu chuyển hàng hóa và
tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định.
Tài chính quốc tế là một bộ phận của kinh tế quốc tế. Tài chính quốc tế chuyên
nghiên cứu về tỷ giá hối đoái, lãi suất, đầu tư quốc tế, các thể chế tài chính quốc tế.
Kinh doanh trong thị trường nội địa có khơng ít khó khăn, kinh doanh trong mơi
trường quốc tế mà điển hình là kinh doanh xuất nhập khẩu càng khó khăn và rủi ro hơn
gấp bội. Tham gia vào sân chơi chung WTO, chúng ta có thêm nhiều bạn hàng, nhiều
4
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
đối tác làm ăn kinh doanh, có cơ hội tiếp cận giao lưu với nhiều nền kinh tế phát triển
cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải có nhiều hiểu biết hơn để hạn chế những tác
động xấu từ nền kinh tế nước ngồi. Các rủi ro tài chính quốc tế chủ yếu mà các doanh
nghiệp hiện đang gặp phải là: rủi ro về tỷ giá & rủi ro về lãi suất. Từ chỗ nắm bắt được
các loại rủi ro này, chúng ta đi tìm hiểu về các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là quản
trị rủi ro tài chính quốc tế nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
II.
Quản trị rủi ro tài chính Quốc tế
1. Khái niệm về quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi
ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng qt, đấy là q trình xem xét tồn bộ hoạt động
của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có
sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất.
2. Khái niệm về quản trị rủi ro tài chính Quốc tế
Quản trị rủi ro tài chính quốc tế là việc xác định mức độ rủi ro về tỷ giá hối đoái,
lãi suất, đầu tư quốc tế, các thể chế tài chính quốc tế… mà một cơng ty xuất nhập khẩu
mong muốn. Từ việc nhận diện mức độ rủi ro hiện nay, các công ty sử dụng các công cụ
phái sinh như hợp đồng xuất nhập khẩu song hành, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng
hoán đổi, hợp đồng tương lai… hoặc cơng cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro
thật sự mong muốn để tránh đầu tư lệch lạc, giảm các chi phí đi vay, giảm thuế và giảm
tối đa các tác động không mong muốn từ thị trường, từ các thay đổi đột ngột trong yếu
tố chính sách của các quốc gia nhằm mang lại hiểu quả kinh doanh cao nhất cho doanh
nghiệp. Chương 2 bài tiểu luận này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về các biện pháp
quản trị rủi ro này của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay
5
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
CHƯƠNG 2
CÁC RỦI RO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ MÀ DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐANG GẶP PHẢI VÀ CÁC
BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ CÁC RỦI RO ĐÓ
I.
Rủi ro tỷ giá
Sự biến động của tỷ giá là một trong những nguyên nhân, rủi ro chính khiến
nhiều doanh nghiệp trên thế giới rơi vào cảnh khó khăn nhưng cũng chính nhờ rủi ro này
đã cho ra đời rất nhiều cơng cụ phịng chống rủi ro tỷ giá nói riêng và ngoại hối nói
chung. Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá biến động dần xuất hiện nhiều hơn sau
sự sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods vào đầu thập niên 1970 đã kéo theo nhiều
công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là nhiều công ty tên tuổi của Mỹ và Nhật vào những
rắc rối về tỷ giá trong các thập niên 1980 và 1990. Vào thời điểm đó, các tên tuổi lớn
như Laker Airliner, Caterpillar, Toyota, Honda…đều than phiền trên mặt báo rằng
những biến động về tỷ giá đã tạo ra rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của
họ, hầu hết đều khiến cho doanh thu và lợi nhuận của họ sụt giảm.
Trong thời gian gần đây, tỷ giá USD/VNĐ có những biến động bất thường,
những biến động này đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Chính
vì lý do này việc nghiên cứu rủi ro biến động tỷ giá và một số biện pháp nhằm giảm
thiểu rủi ro này đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp,
đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
6
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
Biểu đồ 2.1: Tỷ giá danh nghĩa USD/VNĐ (giai đoạn 2007-2012)
(Nguồn: Ngân hàng thế giới)
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị
kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau
của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà nguồn thu vào (inflows)
phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi nguồn chi ra (outflows) phát sinh bằng một
loại đồng tiền khác đều chứa đựng những nguy cơ về rủi ro tỷ giá.
Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh XNK là loại rủi ro mà doanh
nghiệp thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng
của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu
bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Để hình dung cụ thể hơn, chúng ta phân tích tác động của rủi ro tỷ giá
một cách riêng biệt đối với từng loại hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu.
-
Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu
Giả sử ngày 27/12/2012 Công ty CP XNK Tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) tiến
hành thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu lô hàng gạo trị giá 500.000USD. Hợp
đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 27/6/2013, tức là 06 tháng sau kể từ ngày ký hợp
7
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
đồng. Tại thời điểm thương lượng ký kết hợp đồng, tỷ giá USD/VNĐ= 20.815đ, trọng
khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán (27/6/2013) là chưa biết . Sự không chắc chắn của tỷ
giá USD/VNĐ vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu của
TOCONTAP HANOI chứa đựng rủi ro tỷ giá. Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên
giá so với VNĐ thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại
cơng ty cịn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD lên giá so với VNĐ.
Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VNĐ thì doanh thu kỳ vọng
từ hợp đồng xuất khẩu trên giảm đi. Sự sụt giảm này làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp
đồng xuất khẩu giảm đi thậm chí khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu sự sụt giá USD là
nghiêm trọng. Chẳng hạn vào ngày thanh tốn nếu USD/VNĐ=20.715đ thì cứ 1USD
xuất khẩu công ty tổn thất 100VNĐ do USD xuống giá. Tồn bộ hợp đồng trị giá
500.000USD, cơng ty bị thiệt hại 100 x 500.000=5.000.000đ. Sự thiệt hại này không lớn
lắm trong phạm vi một hợp đồng nhưng nếu tính chung trong toàn bộ hoạt động xuất
khẩu với hàng trăm hợp đồng như vậy, thiệt hại sẽ là không hề nhỏ.
-
Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu
Giả sử ngày 27/12/2012 Công ty CP XNK Tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) tiến
hành thương lượng ký kết hợp đồng nhập khẩu lô thiết bị y tế trị giá 500.000USD. Hợp
đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 27/6/2013, tức là 06 tháng sau kể từ ngày ký hợp
đồng. Tại thời điểm thương lượng ký kết hợp đồng, tỷ giá USD/VNĐ = 20.815đ, trọng
khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán (27/6/2013) là chưa biết . Sự không chắc chắn của tỷ
giá USD/VNĐ vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu của
TOCONTAP HANOI chứa đựng rủi ro tỷ giá. Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá
so với VNĐ thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại
cơng ty cịn kiếm them được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD xuống giá so với VNĐ
làm cho chi phí nhập khẩu giảm tương đối. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD lên
giá so với VNĐ thì chi phí nhập khẩu kỳ vọng bằng VNĐ của hợp đồng nhập khẩu sẽ
tăng lên. Sự gia tăng chi phí này làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng nhập khẩu giảm
đi, thậm chí khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu sự lên giá của USD là nghiêm trọng.
8
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
Chẳng hạn vào ngày thanh tốn nếu USD/VNĐ =20.915đ thì cứ 1USD nhập khẩu làm
cho chi phí gia tăng 100VNĐ so với tỷ giá lúc thương lượng ký kết hợp đồng. Toàn bộ
hợp đồng trị giá 500.000USD, công ty bị thiệt hại 100 x 500.000=5.000.000đ. Sự thiệt
hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng nhưng nếu tính chung trong tồn bộ
hoạt động xuất khẩu với hàng trăm hợp đồng như vậy, thiệt hại sẽ là không hề nhỏ.
Như vậy, rủi ro về tỷ giá có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
II.
Rủi ro lãi suất
Năm 2012 đã đi qua với những biến cố đầy kịch tích của nền kinh tế thế giới khi
cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục lan tràn cả ở châu Âu và Mỹ. Nhiều chuyên gia lo
ngại “bóng ma” khủng hoảng tài chính tồn cầu một lần nữa lặp lại và kéo dài sang tận
năm nay khi S&P đã hạ mức xếp hạng tín dụng của kinh tế Mỹ làm cả thế giới chao đảo
và hoảng sợ. Trước bối cảnh như vậy, kinh tế trong nước vốn đã khó khăn lại càng có
nhiều rủi ro. Nguy cơ lạm phát tiếp tục cao đồng nghĩa với lãi suất tiếp tục bất ổn định.
Các doanh nghiệp tiếp tục phải gồng mình trước sức ép về lạm phát và về rủi ro lãi suất
khi chính sách tiền tệ tiếp tục được thắt chặt.
Rủi ro về lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất khi lãi suất thay đổi ngồi dự tính.
Có thể thấy rằng những rủi ro về lãi suất có thể sẽ kéo dài và ảnh hưởng đáng kể đến
hoạt động của doanh nghiệp và để trụ vững và tận dụng tốt nhất những cơ hội đang có,
việc nhận diện các rủi ro về lãi suất cũng như đưa ra được các chiến lược thốt ra những
vịng xốy rủi ro trong bối cảnh kinh tế hiện tại là rất cần thiết đối với cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam.
Nhìn vào cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay dễ dàng nhận thấy
các doanh nghiệp đang dựa vào 2 nguồn tài chính chủ yếu là tín dụng ngân hàng và vốn
phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên các năm trở lại đây, việc huy động qua cổ phiếu trong
điều kiện thị trường chứng khoán hiện nay đã trở nên hết sức khó khăn do giá chứng
khốn giảm liên tục, thực tế này đã buộc các doanh nghiệp phải huy động thông qua vay
nợ ngân hàng hoặc các công cụ nợ khác (bao gồm trong nước và nước ngồi), trong đó
9
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
vay nợ ngân hàng chiếm tỷ lệ khá lớn. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chiếm hơn 80% vốn vay ngân hàng. Trong khi đó, lãi
suất cho vay của Việt Nam tương đối cao so với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là
các nước trong khu vực châu Á
Bảng 2.1: Lãi suất cho vay của các nước trong khu vực châu Á
(giai đoạn 2008-2011)
Brunei
Trung
Quốc
Indonexia
Ấn Độ
Hàn Quốc
Philippin
Singapore
Thái Lan
Việt Nam
2008
5.50
2009
5.50
2010
5.50
2011
5.50
5.30
13.60
13.30
7.20
8.80
5.40
7.00
15.80
5.30
14.50
12.20
5.60
8.60
5.40
6.00
10.10
5.80
13.30
8.30
5.50
7.70
5.40
5.90
13.10
6.60
12.40
10.20
5.80
6.70
5.40
6.90
17.00
(Nguồn: Ngân hàng thế giới)
Lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các
doanh nghiệp phải trả cho người cho vay là các ngân hàng thương mại. Đối với các
doanh nghiệp, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của q
trình sản xuất kinh doanh. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường
cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là tác
động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ
trong các hoạt động kinh tế. Khi lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tăng sẽ đẩy
chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Xu hướng tăng lãi suất ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt
giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh
tế. Ngược lại, khi lãi suất ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi
10
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay
thấp luôn là động lực khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt
động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trưởng trong tồn bộ nền kinh tế.
Ở nước ta, do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy động
vốn đối với doanh nghiệp còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các ngân hàng ln đóng
một vai trị hết sức quan trọng, Do đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại
ln có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Trong năm 2008, dưới sức
ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phát của
Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường đã
có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu
vực doanh nghiệp là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất.
Biểu đồ 2.2: Lãi suất đi vay thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam
(giai đoạn 2007-2011)
11
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước)
Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các doanh nghiệp trong những năm vừa
qua có thể khái quát lại như sau:
- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các
doanh nghiệp đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.
- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng
hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm
việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.
- Nhiều doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, vốn ít, khơng chịu đựng được mức lãi suất
cao, khơng có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đã phải
ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.
Việc điều hành chính sách lãi suất khơng hiệu quả của Chính phủ đã khiến hệ
thống doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua khá thụ động và chưa phản ứng kịp thời với
sự biến động của lãi suất. Do đó, các doanh nghiệp đã phải chịu ảnh hưởng rất lớn do sự
rủi ro biến động lãi suất. Trong điều kiện cấu trúc tài chính doanh nghiệp dựa vào ngân
hàng như trên và thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn. Khảo sát của Phòng Thương mại và
công nghiệp Việt Nam năm 2010 cho thấy chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp được khảo
sát chịu đựng được mức lãi suất vay từ 16-20%/năm; Báo cáo của Ủy ban thường vụ
12
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
Quốc hội tháng 1/2013 đã thừa nhận có đến 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá
sản. Con số này chiếm khoảng 18-20% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt
Nam. Hậu quả này xuất phát từ chính sách siết tín dụng cực đoan và treo cao mặt bằng
lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước và nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần
lớn, dẫn đến hệ lụy có đến ít nhất 60% doanh nghiệp khơng đủ vốn để hoạt động. Thiếu
vốn lại dẫn đến đình trệ sản xuất và kéo theo thất nghiệp tràn lan. Nhiều doanh nghiệp
cho rằng họ sẽ thu nhỏ quy mô sản suất nếu lãi vay ngân hàng tiếp tục gia tăng cùng với
điều kiện mơi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam gần đây cũng thực hiện một số chính
sách nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng, giúp các doanh nghiệp
vực dậy khó khăn. Lãi suất trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam đã được điều hành theo
diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát. Các mức lãi suất điều hành và lãi suất
cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thuộc lĩnh
vực ưu tiên giảm. Mặt bằng lãi suất huy động giảm 2-3% và lãi suất cho vay giảm 34%/năm so với đầu năm. Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 8-10%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh khác ở mức 9-11%/năm ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước, 1112%/năm ở khối ngân hàng thương mại cổ phần; trong đó, một số doanh nghiệp có tình
hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã
được các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất chỉ từ 7,5-8%/năm. Lãi suất
cho vay USD: lãi suất cho vay USD phổ biến 5-8%, trong đó các ngân hàng thương mại
Nhà nước là 4-5%/năm đối với ngắn hạn, 6-7,5%/năm đối với trung và dài hạn; các ngân
hàng thương mại cổ phần khoảng 5,5-6,5%/năm đối với ngắn hạn, 6,5-8%/năm đối với
trung và dài hạn (Nguồn: Báo cáo về tình hình tài chính tiền tệ 6 tháng đầu năm 2013 –
Vụ tài chính tiền tệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tuy lãi suất cho vay đang được duy trì ở
mức ổn định và tạo điều kiện khuyến khích cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng các rủi ro về lãi suất vẫn ảnh hưởng không nhỏ
13
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Xem xét lợi nhuận doanh nghiệp xuất nhập khẩu CADOVIMEX từ năm 20072011 ta có thể thấy được sự biến động của lãi suất tác động đến doanh nghiệp như thế
nào, đặc biệt là trong 2 năm 2010- 2011, những rủi ro, tổn thất mà doanh nghiệp phải đối
mặt là hết sức to lớn.
Bảng 2.2: Tác động của lãi suất cho vay đối với lợi nhuận của
CADOVIMEX (giai đoạn 2007-2011)
2007
2008
2009
2010
2010
2011
Năm
Q1
Q2
Q3
Q4
Q1
Q2
Q3
Q4
Q1
Q2
Q3
Q4
Q1
Q2
Q3
Q4
Q1
Q2
Q3
Q4
Như vậy,
Lãi suất đi vay
Lợi nhuận của CADOVIMEX
Nợ/Tổng TS
12.38%
537,792,679
0.72
12.38%
6,480,697,450
0.74
12.38%
8,466,978,503
0.75
12.38%
4,998,514,921
0.75
13.13%
475,000,000
0.75
18.00%
1,216,415,845
0.75
21.00%
1,409,950,716
0.78
18.00%
1,504,787,231
0.78
12.75%
1,969,409,827
0.78
10.50%
2,780,467,757
0.80
10.50%
4,469,288,749
0.83
13.50%
2,336,079,623
0.81
16.00%
1,853,909,059
0.82
14.00%
41,742,030
0.82
18.00%
12,008,094,663
0.82
20.00%
-20,736,094,681
0.82
17.50%
-5,889,988,093
0.84
22.00%
-4,376,631,277
0.86
19.00%
-9,859,412,159
0.83
19.00%
-272,024,450,857
1.48
một sự thay đổi tăng lên trong lãi suất cũng sẽ gây ra sự sụt giảm lớn
cho lợi nhuận của doanh nghiệp.
III.
Các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá và lãi suất của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam hiện nay
1. Các biện pháp cơ bản
Đối mặt với rủi ro về tỷ giá và lãi suất tiềm ẩn như phân tích ở trên, các doanh
14
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã và đang áp dụng một số biện pháp quản trị rủi ro
như sau:
-
Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành cùng
một thời điểm hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương
nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VNĐ thì cơng ty sẽ sử dụng phần lãi do
biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù vào phần tổn thất do biến động tỷ giá của
hợp đồng nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VNĐ thì cơng ty sẽ sử dụng
phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù vào phần tổn thất do biến
động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD có lên giá hay xuống giá thì rủi
ro tỷ giá ln được trung hồ.
-
Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá:
Theo phương pháp này khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động
tỷ giá thuận lợi cơng ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ
giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, công ty sử dụng quỹ này
để bù đắp.
-
Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất
+ Hợp đồng kỳ hạn: là những thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản ở một
thời điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định.Đây là những thỏa thuận cá
nhân (qua thị trường phi tập trung) giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa một tổ chức tài
chính và khách hàng là cơng ty. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn không theo tiêu chuẩn của thị
trường riêng biệt. Ngày giao hàng trong hợp đồng có thể là bất kỳ ngày nào thuận tiện
cho hai bên. Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá thanh toán ở thời điểm ký kết hợp đồng,
giá thanh toán được xác định để giá trị hợp đồng của hai bên bằng khơng. Điều này có
nghĩa là khơng có chi phí khi mua, bán hợp đồng.
+ Hợp đồng tương lai: là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một
thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định. Khác với hợp đồng kỳ
hạn được thương lượng trực tiếp giữa hai chủ thể, không cần chuẩn hóa sản phẩm và
15
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
không yêu cầu thủ tục phức tạp, hợp đồng tương lai được giao dịch trên Sở giao dịch
tương lai nên việc chuẩn hóa hợp đồng là điểm quan trọng. Hai bên tham gia hợp đồng
phải biết được hàng hóa chuyển giao, nơi giao hàng. Họ cũng cần biết chi tiết về giờ trao
đổi, giá được niêm yết thế nào, mức dịch chuyển tối đa hàng ngày ra sao. Hợp đồng mới
phải được sự chấp nhận của Ủy ban giao dịch tương lai về hàng hóa trước khi giao dịch
bắt đầu. Hợp đồng tương lai là những hợp đồng được giao dịch một cách tổ chức tại sở
giao dịch. Giá của hợp đồng tương lai được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị
trường để phản ánh những thay đổi của các lực lượng cung cầu trên thị trường. Do vậy,
hàng ngày giữa người mua và người bán phải quyết toán những thay đổi giá trị của hợp
đồng với nhau. Nếu giá trị hợp đồng giảm, người mua phải thanh toán cho người bán
hợp đồng phần chênh lệch giảm và ngược lại.
Để thực hiện việc điều chỉnh giá hàng ngày, các nhà đầu tư phải duy trì khoản ký
quỹ với người mơi giới. Mức tổi thiểu của tiền ký quỹ ban đầu và duy trì do thị trường
xác định. Nhà mơi giới có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ nhiều hơn mức thị trường yêu
cầu nhưng không thể yêu cầu mức thấp hơn thị trường quy định. Các mức ký quỹ được
xác định bởi những biến động về giá của tài sản cơ sở, biến động càng lớn mức ký quỹ
càng cao. Mức ký quỹ duy trì thường vào khoảng 75% mức ký quỹ u cầu. Chính vì
vậy, khác với các hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng song phương trong đó các đối tác
tham gia hợp đồng có thể phải gánh chịu rủi ro tín dụng, đối với hợp đồng tương lai, rủi
ro tín dụng được giảm một cách đáng kể bởi sự đảm bảo của Sở giao dịch tương lai.
+ Hợp đồng quyền chọn: là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua
(nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định
hàng hóa với một mức giá xác định trong một thời gian nhất định. Khác với việc sở hữu
hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, buộc phải mua hoặc bán các tài sản cơ sở trong
tương lai, người sử dụng hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn xem có nên mua (call)
hay bán (put) một tài sản cơ sở trong tương lai tại mức giá thực hiện được xác định vào
ngày hôm nay. Khả năng lựa chọn có thể tạo ra các khoản thanh tốn không cân xứng,
nghĩa là người sở hữu hợp đồng quyền chọn có thể từ chối mua hay bán một tài sản.
16
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
Trên thực tế, người sở hữu hợp đồng quyền chọn sẽ từ chối thực hiện hợp đồng nếu giá
hợp đồng này bất lợi so với giá thực hiện hợp đồng và ngược lại họ sẽ thực hiện hợp
đồng nếu giá hợp đồng thuận lợi
Quyền chọn mua trao cho người nắm giữ quyền mua tài sản vào một ngày nhất
định với một giá xác định. Quyền chọn bán trao cho người nẵm giữ quyền bán tài sản
vào một ngày nhất định với một giá xác định. Ngày trên hợp đồng là ngày đáo hạn hay
ngày thực hiện và giá trên hợp đồng là giá thực hiện.
Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: mua quyền chọn mua,
bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.
+ Hợp đồng hoán đổi: là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc trao đổi
lẫn nhau các khoản thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Hợp
đồng hoán đổi bao gồm các quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau của các thành viên thỏa
thuận về việc trao đổi lẫn nhau sau một khoảng thời gian (có khả năng lặp lại) theo
những điều kiện được quy định trong hợp đồng, các khoản thu nhập bằng tiền dưới dạng
khối lượng ngoại tệ, khối lượng tài sản và các giá trị khác để thực hiện chuyển đổi đầu
tư.
Khác với quyền chọn và hợp đồng tương lai, trong đó, giá cơ sở từ lần đầu do các
bên ấn định theo hợp đồng, trong một hợp đồng hoán đổi, một phần thanh tốn có thể
thực hiện theo giá tương lai, chưa xác định khi ký hợp đồng (hoặc chưa xác định vào
thời điểm đó). Hợp đồng hốn đổi mang lại cơ hội cho các thành viên giao dịch nhận
được thu nhập đồng thời trên thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. Đặc trưng của
một hợp đồng hoán đổi được thể hiện ở nghĩa vụ thực hiện đổi lẫn nhau theo các điều
kiện thỏa thuận. Việc thực hiện hợp đồng hoán đổi được tiến hành bằng các nghiệp vụ
kinh tế trao đổi – thanh tốn thích hợp. Mỗi thành viên có quyền bán quyền – nghĩa vụ
của mình trong hợp đồng hoán đổi, xuất phát từ từng hợp đồng cụ thể.
2. Thực trạng về các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá và lãi suất của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay
Việc sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành để phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất
17
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
đơn giản, hữu hiệu và ít tốn kém nếu như cơng ty có thể hoạt động đa dạng hóa cả xuất
khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay
đang gặp khó khăn rất nhiều khi kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và
giá trị tương đương nhau.
Để có thêm một biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam hiện nay thường xây dựng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá với giá trị
khoảng 5% doanh thu của mình. Cách này cũng khá đơn giản, khơng tốn kém chi phí khi
thực hiện và doanh nghiệp không cần theo dõi tỷ giá biến động của thị trường. Tuy
nhiên, nếu kiểm sốt khơng khéo ở khâu làm thủ tục kế tốn và cơng tác quản lý quỹ dự
phịng đó thì khả năng quỹ sẽ bị thất thoát do lạm dụng vào các việc khác.
Biết trước được xu hướng biến động của tỷ giá và lãi suất, các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu sẽ chủ động quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình để đạt hiệu quả
cao hơn. Tuy nhiên, trong thực tế công tác dự báo tỷ giá và lãi suất là một công việc
phức tạp, tốn kém và khó đạt được độ tin cậy cao. Chính vì điều đó mà khơng ít doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã rất thờ ơ, bất lực trong công tác dự
báo tỷ giá và lãi suất và sử dụng các biện pháp chắc chắn là các cơng cụ tài chính phái
sinh để phịng ngừa các rủi ro đó. Các dịch vụ phái sinh trong ngân hàng như hợp đồng
kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hốn đổi... chính là những
công cụ chống rủi ro tỷ giá và lãi suất đã được phép sử dụng tại Việt Nam, nhưng số
doanh nghiệp dám làm chỉ tính trên đầu ngón tay. Ngồi ra, các sản phẩm cơng cụ phái
sinh hiện nay tại các ngân hàng cịn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Vì
thế, thu nhập từ các cơng cụ phái sinh cịn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập
của ngân hàng. Đơn cử số liệu về thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh của 3 ngân
hàng
Bảng 2.3: Thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh của các ngân hàng
thương mại (giai đoạn 2007-2010)
Năm
Chỉ tiêu
BIDV
TriệuVNĐ
%
Vietinbank
TriệuVNĐ %
Vietcombank
TriệuVNĐ
%
18
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
Tổng thu nhập
Thu từ các công
2007 cụ phái sinh
Tổng lợi nhuận
7.794.275
19.11
6.648.680
0,24%
2.028.246
Dịch vụ phái sinh
8.829
Tổng thu nhập
Thu từ các công
2008 cụ phái sinh
Tổng lợi nhuận
Dịch vụ phái sinh
0,04%
4,79%
Tổng thu nhập
Thu từ các công
2009 cụ phái sinh
Tổng lợi nhuận
9.687.959
91.272
3.605.469
0,94%
Dịch vụ phái sinh
-171.695
0
Tổng thu nhập
Thu từ các công
2010 cụ phái sinh
11356125
Tổng lợi nhuận
4625568
-6.464
0
0
0
10.991.219
74.764 0,86%
2.436.388
-120.042
0
3.192.119
8.694.253
237.93 10,04%
152482
4.256 0,06%
1.529.085
7.570.430
363.288
2.368.018
5.763.393
0
52.492 0,04%
3.525.877
52.492
1,4
5.428.316
9.286.804
200.587 3,70%
1.678.289
6.42 0,06%
5.004.374
-289.517
0
14819402
1.34%
25788 0.17%
4598038
-288.777
0
16013983
218977 1.37%
5479183
-43381
0
-309469
0
-182996
Dịch vụ phái sinh
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại)
0
Việc sử dụng các công cụ phái sinh này để quản trị rủi ro tỷ giá và lãi suất tại
Việt Nam đang gặp khơng ít khó khăn và vướng phải sự ngập ngừng e ngại của các
doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân.
Hiện nay, khoảng 90% các giao dịch thương mại, thanh toán và đầu tư quốc tế
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng USD là đồng tiền chính thức
của hợp đồng giao dịch. Ngay cả khi EURO là đồng tiền mạnh thì việc thanh tốn với
các nước EU bằng chính EURO cũng chỉ chiếm khoảng 30%. Việc tập trung sử dụng
USD và việc lệ thuộc vào tình hình kinh tế của Mỹ như trên đã, đang và sẽ bộc lộ rủi ro
khó lường đối với các doanh nghiệp.
Ngồi ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện đang thiếu năng lực
19
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
dự báo sự biến động tỷ giá và lãi suất. Đây là một cơng việc phức tạp, tốn kém và khó
đạt được độ tin cậy cao. Do vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay
chưa có phương án đầu tư đúng mức để nâng cao năng lực của doanh nghiệp mình trong
việc dự báo sự biến động đó. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam rất
nhiều cơng ty được thành lập có quy mơ lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trừ một số doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi cịn lại đại đa số các doanh
nghiệp đều chưa hình thành bộ phận quản trị tài chính bao gồm có bộ phận chuyên trách
và chuyên nghiệp để dự báo tỷ giá và lãi suất
Các công cụ phái sinh là biện pháp quản trị rủi ro tài chính hiệu quả nhất. Đây là
các sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam và thực tế các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện vẫn còn thiếu kiến thức và hiểu biết về các biện
pháp quản trị rủi ro này. Đặc biệt là kiến thức và sự hiểu biết của đội ngũ nhân sự của
các doanh nghiệp này về các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro tỷ giá và lãi suất cịn
nhiều hạn chế.
Để góp phần khắc phục các khó khăn này, Chương 3 bài tiểu luận này sẽ đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính quốc tế, đặc biệt là quản trị
rủi ro về tỷ giá và lãi suất của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
20
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Việc xác định các rủi ro tài chính như rủi ro về tỷ giá và lãi suất và tìm cách quản
lý, hạn chế các rủi ro đó đối với các doanh nghiệp Việt Nam là công việc quan trọng,
quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp đó. Để trụ vững và phát triển hơn nữa, các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay đang từng bước cải thiện quá trình
quản trị rủi ro của mình. Ngồi việc sử dụng các công cụ truyền thống như các công cụ
phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hốn
đổi…), thì một số biện pháp hỗ trợ cũng cần được quan tâm.
Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đa dạng hóa tiền tệ
trong thanh toán quốc tế. Rõ ràng là việc đa dạng hóa tiền tệ trong thanh tốn quốc tế,
tránh tập trung sử dụng USD sẽ làm giảm đáng kể rủi ro về tỷ giá. Bởi vì, khi tỷ giá các
đồng tiền biến động thì có thể làm phát sinh lãi đối với đồng tiền này và lỗ với đồng tiền
khác, nên hạn chế được rủi ro tỷ giá vì chúng tự động bù đắp cho nhau. Ví dụ: nếu một
doanh nghiệp xuất khẩu duy trì việc sử dụng cả USD và EURO trong việc thanh tốn
quốc tế thì khi USD giảm giá và EURO tăng giá, doanh nghiệp này sẽ bị lỗ bởi các hợp
đồng được ký kết bằng USD. Tuy nhiên, phần thiệt hại này có thể được bù đắp bởi phần
lãi của các hợp đồng được ký kết bằng EURO.
Thứ hai, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng cần tự nâng cao năng
lực trong việc thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về sự biến động tỷ giá và lãi suất dựa
vào các chuyên gia tài chính tiền tệ để có định hướng kịp thời trong kế hoạch kinh doanh
của mình. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này phải tự phòng ngừa bằng cách thiết lập
một bộ phận chuyên trách và chuyên nghiệp để dự báo tỷ giá và lãi suất khi khi xem xét,
đánh giá hiệu quả và quyết định thực hiện đối với các phương án/dự án sản xuất kinh
21
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
doanh.
Thứ ba, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần xây dựng hệ thống thông
tin dự báo tỷ giá và lãi suất quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có cơng cụ
đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá và lãi suất. Trích lập đầy đủ các quỹ dự phịng về tài
chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo nguồn lực dự phòng, giúp cho
doanh nghiệp đứng vững trong các cú sốc về lãi suất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần
sử dụng thận trọng và linh hoạt cơng cụ địn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh
nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong điều kiện lãi suất thấp, đồng thời hạn
chế rủi ro thua lỗ khi lãi suất biến động ngoài dự đoán. Đồng thời cần thường xuyên tăng
cường năng lực tự chủ về tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tránh việc phụ
thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng cần
xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ các nhà quản lý và nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh
vực quản trị rủi ro tài chính bằng các cơng cụ phái sinh.
22
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
KẾT LUẬN
Kinh doanh xuất nhập khẩu bao giờ cũng là quá trình gian nan, vất vả, nhiều thử
thách. Nó gian nan, vất vả ở sự phức tạp riêng có của hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu, nhiều thử thách ở những nguy cơ rủi ro, tổn thất luôn tiềm ẩn trong từng khâu của
quá trình thực hiện hợp đồng.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn rủi ro về tài chính trong kinh doanh
xuất nhập khẩu, có thể khẳng định sự tồn tại khách quan hết sức đa dạng, phức tạp
của rủi ro, tổn thất xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Những biến động về tỷ giá và lãi suất
tạo thành một môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng trở nên bất định.
Tuy vậy, kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn là lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn nếu
doanh nghiệp biết cách phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất. Thực tế phức tạp, đa dạng
của rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu địi hỏi các doanh
nghiệp phải tích cực và chủ động nâng cao nghiệp vụ, tổ chức và quản lý của chính
doanh nghiệp mình.
Rủi ro, tổn thất đã, đang và sẽ mãi tiềm ẩn song hành với quá trình thực hiện hợp
đồng xuất nhập khẩu. Do đó, khơng thể kể hết những rủi ro, tổn thất đã xảy ra và càng
không thể dự đốn được chính xác những rủi ro, tổn thất sẽ xảy ra. Hy vọng rằng bài
viết này đã đưa ra được bức tranh khái quát khá đầy đủ và toàn diện về rủi ro, tổn thất
cũng như các biện pháp quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Việt Nam và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tổn thất tài chính
có thể xảy ra. Qua đó, góp một phần dù là nhỏ bé trong việc nhìn nhận một vấn đề còn
đang bỏ ngỏ, chưa được sự quan tâm của nhiều người.
23
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính Quốc tế của các doanh nghiệp XNK Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Kế hoạch và đầu tư, Báo cáo tình hình tài chính tiền tệ 6 tháng đầu
năm 2013
2.
Bộ Kế hoạch và đầu tư, Vụ tài chính tiền tệ, Báo cáo về tình hình triển
khai Nghị quyết 01, 02/NQ-CP của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2013
3.
Đinh Văn Đức, (2012), Rủi ro và phịng ngừa rủi ro tài chính đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế
4.
GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2012), Giáo trình Tài chính Quốc tế, Nhà xuất
bản Thống Kê
5.
Nguồn số liệu:
-
Bộ Kế hoạch và đầu tư
-
Ngân hàng Nhà nước
-
Ngân hàng thế giới
24