Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THUYẾT NHẬN THỨC XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.04 KB, 13 trang )

THUYẾT NHẬN THỨC XÃ HỘI/NĂNG LỰC BẢN THÂN
1. TIỂU SỬ ALBERT BADURA
Albert Bandura là một nhà tâm lý học đương
đại chuyên về tâm lý học phát triển và tâm lý
giáo dục. Phần lớn công việc của ông xoay quanh
học thuyết học tập xã hội. Ông là một trong
những nhà tâm lý học được trích dẫn rộng rãi
nhất mọi thời đại.
Albert Bandura sinh ngày 4/12/1925 tại thành
phố Nundare phía bắc Alberta, Canada
Ông được giáo dục trong một trường tập trung dạy gộp từ bậc tiểu học đến hết
cấp trung học. Ông tốt nghiệp cử nhân tâm lý ở Trường Đại học British Columbia
năm 1949. Sau đó ông tiếp tục học ở Trường Đại học Iowa và nhận bằng tiến sĩ
vào năm 1952. Tại đây ông đã được ảnh hưởng rất lớn từ những học thuyết hành vi
truyền thống và học thuyết học tập.
Năm 1953, ông bắt đầu dạy tại Trường Đại học Standford. Ở đó, ông cộng tác
với người học trò bậc sau đại học đầu tiên của mình là Richard Walters, kết quả là
họ đã hoàn thành cuốn sách đầu tiên: Nổi Loạn Ở Tuổi Dậy Thì (Adolescent
Agression) vào năm 1959. Ông tiếp tục làm việc tại trường đại học Stanford cho
đến hiện nay.
2. ĐÓNG GÓP CHO TÂM LÝ HỌC
Bandura bắt đầu nỗ lực nghiên cứu của mình bằng cách tập trung vào động lực,
hành động và suy nghĩ của con người. Ông đã làm việc với Richard Walters để


khám phá sự tác động của xã hội . Nghiên cứu nhấn mạnh tác động của các hành vi
mô hình hóa trong lĩnh vực học tập quan sát.
Ông đã được chọn cho giải thưởng tâm lý học Grawemeyer lần thứ tám trong
số 31 đề cử từ 5 quốc gia. Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng chuyên nghiệp
khác nhau bao gồm giải thưởng thành tựu trọn đời từ Học viện Hành vi Sức khoẻ
Hoa Kỳ cho sự tiến bộ của việc nâng cao sức khoẻ và giải thưởng thành tựu trọn


đời từ Hiệp hội vì sự Tiến bộ của Liệu pháp Hành vi. Ông là người biên soạn “Học
thuyết nhận thức xã hội – Social cognitive theory”.
Bandura đã từng giữ chức chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ APA vào năm
1973, và nhận được bằng khen của Hiệp hội này vì đã có những đóng góp cống
hiến khoa học xuất sắc. Ông cũng được xem là một trong những nhân vật có ảnh
hưởng nhất trong tâm lý học hiện đại và được xếp vị trí thứ tư sau Skinner, Freud
và Piaget. Ông thường được mô tả là nhà tâm lý học vĩ đại nhất của người Viking
3. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NHẬN THỨC XÃ HỘI
Học thuyết nhận thức lý xã hội (Social cognitive theory) của Bandura giải
thích hành vi sức khỏe dựa trên sự tương tác lẫn nhau giữa các bộ ba yếu tố cá
nhân, môi trường và hành vi. Trong đó yếu tố cá nhân bao gồm nhận thức, tình
cảm, sinh học và yếu tố môi trường bao gồm môi trường vật lý (môi trường tự
nhiên) và môi trường xã hội. Ba yếu tố này có mối quan hệ tác động qua laị chặt
chẽ với nhau.


 Mối tương quan giữa yếu tố cá nhân và hành vi được phản ánh là sự tương tác
giữa suy nghĩ, tình cảm và hành động. Kỳ vọng, niềm tin, nhận thức của bản thân,
những mục tiêu và ý định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người. Hay
nói cách khác những gì con người suy nghĩ, tin tưởng và cảm nhận sẽ được thể
hiện thông qua hành vi của họ. Những phản ứng tự nhiên hay có điều kiện của mỗi
người sẽ quyết định kiểu suy nghĩ và cách thể hiện cảm xúc của họ. Yếu tố cá nhân
còn bao gồm những đặc điểm sinh học của các cơ quan tổ chức. Cấu trúc về thể
chất, hệ thống giác quan và thần kinh ảnh hưởng đến hành vi và chi phối mạnh mẽ
đến khả năng của con người. Những ghi nhận của hệ thống giác quan và bộ não có
thể bị điều chỉnh thông qua những trải nghiệm về hành vi
 Mối tương quan giữa hành vi và môi trường trong hệ thống bộ ba yếu tố là tác
động qua lại theo 2 chiều. Trong cuộc sống hàng ngày,khi con người thay đổi hành
vi sẽ tạo ra những thay đổi về đặc điểm của môi trường. Trong khi đó môi trường
luôn biến động và thay đổi, nó sẽ tác động làm thay đổi hành vi dù muốn hay

không. Chính vì vậy con người vừa là người tạo ra và vừa là sản phẩm của môi
trường xung quanh họ. Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và cá nhân được


quan tâm như sự tương tác lẫn nhau giữa các đặc điểm của cá nhân và sự ảnh
hưởng của môi trường. Những mong muốn của con người, niềm tin, khuynh hướng
cảm xúc và năng lực nhận thức được phát triển và điều chỉnh bởi ảnh hưởng từ xã
hội. Mỗi người có những phản ứng khác nhau với môi trường của họ và biểu hiện
thông qua những gì họ nói và làm, bởi vì mỗi người có những đặc điểm thể chất
riêng như tuổi, giới, chủng tộc, chiều cao, cân nặng, sự thu hút về mặt thể chất và
cũng có vai trò và vị trí khác nhau trong xã hội.
Niềm tin vào bản thân là khái niệm cốt lõi của học thuyết, Bandura đã định
nghĩa niềm tin vào bản thân là sự tự tin của con người vào khả năng của họ để thực
hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Mức độ tự tin của
một người về khả năng thực hiện thành công hành vi của người đó gọi là năng lực
bản thân. Năng lực bản thân bị ảnh hưởng bởi khả năng cụ thể của người đó với
các yếu tố cá nhân khác, cũng như các yếu tố môi trường (rào cản và người hỗ trợ).
4. THUYẾT NĂNG LỰC BẢN THÂN
Năng lực bản thân: Bandura giải thích rằng: “năng lực bản thân là những gì
một cá nhân tin rằng mình có thể đạt được bằng cách sử dụng các kỹ năng của
mình trong những trường hợp nhất định”
Niềm tin về năng lực bản thân là một khía cạnh quan trọng trong hành vi của
con người cũng như ảnh hưởng đến các hành động của một người. Năng lực bản
thân được coi là một phiên bản đặc thù của lòng tự trọng. Nguyên tắc cơ bản đằng
sau thuyết năng lực bản thân là các cá nhân sẽ tham gia vào các hoạt động mà họ
có năng lực cao và ít tham gia vào những hoạt động mà họ ít có năng lực.


Bandura đã đưa bốn nguồn thông tin mà các cá nhân sử dụng để đánh giá năng
lực của họ:


 Kết quả hoạt động : Theo Bandura, kết quả hoạt động hoặc kinh nghiệm trong
quá khứ là nguồn năng lực bản thân quan trọng nhất . Kinh nghiệm tích cực và tiêu
cực có thể ảnh hưởng đến khả năng của một cá nhân để thực hiện một nhiệm vụ
nhất định. Nếu một người đã thực hiện tốt nhiệm vụ trước đó, anh ta có nhiều khả
năng cảm thấy có năng lực và thực hiện tốt nhiệm vụ tương tự. Thành công xây
dựng niềm tin mạnh mẽ cho năng lực cá nhân. Thất bại làm suy yếu nó, đặc biệt là
nếu thất bại xảy ra trước.
 Thuyết phục bằng lời nói: Thuyết phục bằng lời nói là một nguồn năng lực
bản thân quan trọng khác, đặc biệt là ở những người đã có năng lực bản thân cao
và chỉ cần thêm một chút tự tin để nỗ lực thêm và đạt được thành công.


Ví dụ: Một người Điều dưỡng nói với người bệnh: Anh có thể vượt qua cơn
đau này, tôi tin tưởng anh có thể tự đứng lên được.
 Kinh nghiệm gián tiếp: Năng lực bản thân của một người có thể phát triển cao
hoặc thấp một cách gián tiếp thông qua các màn trình diễn của người khác. Một
người có thể xem ai đó ở vị trí tương tự thực hiện và sau đó so sánh năng lực của
chính mình với năng lực của cá nhân kia. Nếu họ nhìn thấy một người tương tự
như họ thành công, điều đó có thể làm tăng niềm tin vào năng lực của bản thân
họ. Tuy nhiên, điều ngược lại cũng đúng; nhìn thấy ai đó thất bại tương tự có thể
làm giảm niềm tin vào năng lực của bản thân.
 Phản hồi sinh lý (kích thích cảm xúc): Mọi người trải nghiệm cảm giác từ cơ
thể của họ và cách họ cảm nhận sự kích thích cảm xúc này ảnh hưởng đến niềm tin
của họ về hiệu quả.
Ví dụ phát biểu trước đám đông, thuyết trình trước một khách hàng quan trọng,
làm bài kiểm tra, v.v ... Tất cả những nhiệm vụ này có thể gây kích động, lo lắng,
lòng bàn tay đầy mồ hôi, run... Mặc dù nguồn này có ảnh hưởng ít nhất trong bốn,
nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nếu ai đó thoải mái hơn với nhiệm vụ, họ sẽ
cảm thấy có khả năng hơn và có niềm tin về năng lực bản thân hơn.

5. NĂNG LỰC BẢN THÂN VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN
5.1. Đặc điểm tính cách: Tính cách được coi là một mô hình khá ổn định của hành
vi tâm lý (suy nghĩ, cảm xúc và hành động) và ảnh hưởng đến cách người ta sẽ
hành động để đáp ứng với các hoàn cảnh khác nhau. Tính cách không quyết định
hành vi; hành vi phát sinh từ các bối cảnh, tình huống khác nhau.


5.2. Lòng tự trọng: Lòng tự trọng và năng lực bản thân thường được coi là đồng
nghĩa, tuy nhiên chúng khác nhau rất nhiều. Năng lực bản thân khác với lòng tự
trọng ở chỗ nó đánh giá khả năng cụ thể hơn là cảm giác chung về giá trị bản thân.
Lòng tự trọng cũng có thể ảnh hưởng đến năng lực bản thân. Tuy nhiên, sự thật
là mọi người có xu hướng trau dồi khả năng của họ trong các hoạt động mang lại
cho họ cảm giác về giá trị bản thân.
5.3. Công bằng: Thuyết năng lực bản thân sử dụng một cấu trúc quan trọng của
thuyết công bằng. Giống như thuyết công bằng, năng lực có thể bị ảnh hưởng bởi
cách một cá nhân nhận thức về bản thân khi so sánh với người khác. Sự khác biệt
là thuyết công bằng minh họa rằng năng lực của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự
bình đẳng nhận thức, ngược lại, thuyết năng lực bản thân dự đoán rằng năng lực
của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm gián tiếp. Trong thực tế, cả
hai lý thuyết đã được chứng minh là đúng.
5.4. Sự kỳ vọng: Còn được gọi là thuyết kỳ vọng, dựa trên niềm tin rằng nỗ lực
của một cá nhân sẽ dẫn đến hiệu suất, từ đó sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể. Theo
Bandura, con người hành động khi họ có niềm tin vào năng lực họ có thể thực hiện
những hành động đó và họ mong đợi những hành động được đưa ra sẽ tạo ra kết
quả mong muốn. Để đạt được kết quả mong muốn, các cá nhân phải có các kỹ
năng cần thiết cũng như sự tự tin rằng họ có khả năng kiểm soát các yếu tố tình
huống cụ thể.
6. SỰ TƯƠNG TÁC CỦA NĂNG LỰC BẢN THÂN VỚI MÔI TRƯỜNG
Theo Bandura, hai mức năng lực (thấp và cao) tương tác với hai loại môi
trường (đáp ứng và không phản hồi) để tạo ra bốn biến dự đoán sau:



 Thành công: Một người có năng lực cao trong môi trường đáp ứng sẽ thành
công. Thái độ tích cực của họ đối với môi trường đáp ứng thúc đẩy thành công và
cải thiện động lực lâu dài.
 Trầm cảm: Một người có năng lực bản thân thấp trong môi trường đáp ứng có
thể rơi vào trạng thái trầm cảm. Họ biết môi trường sẽ thay đổi nhưng sự thiếu
niềm tin vào năng lực của chính họ, ngăn họ cố gắng và thành công.
 Sự thờ ơ và bất lực: Một người có năng lực bản thân thấp và môi trường không
đáp ứng sẽ cảm thấy bất lực và quyết định rằng mọi nỗ lực đều vô nghĩa, do đó
khiến họ hoàn toàn không hoạt động.
 Tăng cường hoặc thay đổi nỗ lực: Một người có năng lực bản thân cao trong
môi trường không phản hồi sẽ tăng nỗ lực của họ đối với thay đổi hoặc quyết định
họ cần thay đổi mục tiêu.
7. CÁC THUỘC TÍNH CỦA NĂNG LỰC BẢN THÂN
7.1. Thuộc tính xây dựng
Khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, những người có năng lực bản
thân cao sẽ đối mặt với khó khăn như một điều cần học hỏi. Sự quan tâm và động
lực của họ trong nhiệm vụ sẽ thúc đẩy họ thành công.
Những người có năng lực bản thân cao có nhiều khả năng đặt ra các mục tiêu
thách thức hơn cho bản thân và cam kết hơn với mục tiêu, điều này giúp nâng cao
năng lực của bản thân.
7.2. Thuộc tính bất lợi tiềm tàng


Năng lực bản thân cao đôi khi có thể dẫn đến suy giảm hiệu suất của một công
việc cụ thể. Điều này là do năng lực bản thân cao dẫn đến sự tự tin thái quá vào
khả năng của một người, tạo ra cảm giác sai về khả năng. Quá tự tin có thể dẫn đến
sử dụng chiến lược sai lầm, phạm sai lầm, từ chối chịu trách nhiệm cho những sai
lầm và từ chối phản hồi khắc phục. Quá tự tin cũng có thể dẫn đến giảm sự chú ý

và nỗ lực cho nhiệm vụ.
8. CÁCH XÂY DỰNG NĂNG LỰC BẢN THÂN
Con người hình thành niềm tin về năng lực bản thân bằng cách diễn giải thông
tin từ bốn nguồn. Nguồn có ảnh hưởng nhất là diễn giải kết quả hoạt động trước
đó. Ngoài ra, con người hình thành niềm tin về năng lực bản thân thông qua kinh
nghiệm trong việc quan sát người khác. Sau đó, con người cũng tạo ra và phát triển
niềm tin về năng lực bản thân do sự khích lệ mà họ nhận được từ người khác
và các trạng thái cảm xúc tâm lý như lo lắng, căng thẳng, kích thích.


Theo Bandura, năng lực bản thân đến từ việc thiết lập mục tiêu và hoàn thành
mục tiêu từng bước một. Các nhà quản lý có thể bắt đầu bằng cách thiết lập các
mục tiêu nhỏ, cơ bản dần đến những mục tiêu lớn hơn, khó hơn để nhân viên phát
triển niềm tin về năng lực khi mỗi mục tiêu được hoàn thành.
Bước thứ 2 để xây dựng năng lực bản thân là: xem lại những gì bạn đã hoàn
thành sẽ giúp bạn tự tin vào những gì bạn có thể hoàn thành. Thứ ba: hình dung
thành công của bạn, thấy mình hoàn thành nhiệm vụ và tưởng tượng kết quả vượt
quá thành công. Thứ tư: tiếp cận những kinh nghiệm gián tiếp và các yếu tố thuyết
phục bằng lời nói giúp xây dựng năng lực bản thân. Thứ năm: suy nghĩ về khó
khăn sẽ đến và có một kế hoạch để giải quyết chúng, xây dựng một danh sách
những suy nghĩ tích cực, đưa chúng vào văn bản và để nơi thuận tiện. Cuối
cùng, tìm sự hỗ trợ xã hội tích cực. Dành thời gian xung quanh những người tích
cực và sẽ xây dựng bạn thông qua sự thuyết phục bằng lời nói và tránh xa những
người có thể cho bạn những tiêu cực
9. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT TRONG THỰC HÀNH CHĂM SÓC
Khi một cá nhân bị bệnh, cá nhân đó sẽ trải nghiệm và nhận thức về môi
trường xã hội mới (môi trường bệnh tật) từ đó hình thành năng lực bản thân tương
ứng. Nếu sự nhận thức về môi trường bệnh tật bị sai lệch sẽ dẫn đến những biểu
hiện như trầm cảm, thờ ơ hoặc không nỗ lực tập luyện, phấn đấu để hồi phục sức
khỏe. Do đó, người Điều dưỡng cần xây dựng và nâng cao năng lực bản thân cho

người bệnh trong quá trình phục hồi sức khỏe bằng cách:


1. Xây dựng cho người bệnh những mục tiêu từ nhỏ, từ dễ đến lớn hơn, khó
hơn để người bệnh hoàn thành, từ đó phát triển niềm tin về năng lực cho người
bệnh trong quá trình hồi phục sức khỏe
2. Gợi lại những mục tiêu nhỏ đã đạt được giúp người bệnh tự tin hoàn thành
những mục tiêu lớn hơn.
3. Mô tả những thành quả mà người bệnh có thể đạt được trong tương lai giúp
họ tăng hưng phấn và động lực phấn đấu.
4. Cho người bệnh tiếp cận những kinh nghiệm gián tiếp thông qua những
người bệnh khác.
5. Thường xuyên động viên, khích lệ khiến người bệnh nỗ lực hơn, tránh
những ý nghĩ tiêu cực hay những tác động tiêu cực đến người bệnh.
6. Liệt kê ra những khó khăn sẽ đến và cùng người bệnh xây dựng một kế
hoạch để giải quyết chúng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ashford, JB, & LeCroy, CW (2010). Hành vi của con người trong môi trường
xã hội: Một viễn cảnh đa chiều (tái bản lần thứ 4). Belmont, CA: Wadsworth, Học
thuật về tình yêu.
2. Bandura, A. (1977). Năng lực bản thân: Hướng tới một lý thuyết thống nhất về
thay đổi hành vi. Đánh giá tâm lý, 84 (2), 191-215.
3. Bandura, A. (1986). Nền tảng xã hội của suy nghĩ và hành động: Một lý thuyết
nhận thức xã hội Prentice-Hall, Inc, Englewood Cliffs, NJ.
4. Bandura, A. (1988). Ứng dụng tổ chức của lý thuyết nhận thức xã hội. Tạp chí
Quản lý Úc, 13 (2), 275-302.
5. Bandura, A. (1991). Thuyết nhận thức xã hội về tự điều chỉnh. Hành vi tổ chức
và quy trình ra quyết định của con người, 50 (2), 248-287.

6. Bandura, A. (1999). Thuyết nhận thức xã hội về nhân cách. Trong LA Pervin &
OP John (Eds.), Sổ tay về tính cách: Lý thuyết và nghiên cứu (tái bản lần 2, trang
154-196). New York: Nhà xuất bản Guilford.
7. Bandura, A. (2005). Sự phát triển của Thuyết nhận thức xã hội. Trong KG
Smith & MA Hitt (Eds.) Những bộ óc vĩ đại trong quản lý. (tr.1) Oxford: Nhà xuất
bản Đại học Oxford.
8. Barling, J. & Beattie, R. (1983). Niềm tin năng lực bản thân và hiệu suất bán
hàng. Tạp chí quản lý hành vi tổ chức. 5, 41-51.
9. Chowdhury, S., & Lanis, T. (1999) Tầm quan trọng của năng lực bản thân khi
làm việc trong môi trường nhóm trong việc xác định sự hài lòng và hiệu suất của
cá nhân: Điều đó có phụ thuộc vào hiệu suất của nhóm không?




×