Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề đáp án chi tiết thi chọn GVG môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.52 KB, 4 trang )

LIÊN TRƯỜNG THPT
DIỄN CHÂU –YÊN THÀNH

HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017-2018
Bài thi môn: GDCD

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (5 điểm)
“Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh, coi trọng
để đánh giá, giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, sự hứng thú của học
sinh. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết
học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không”
(Trích: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT
Nghệ An)
Từ nhận định trên, anh chị hãy cho biết:
1. Đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh có mấy mức độ? Căn cứ để xác
định các mức độ là gì? Yêu cầu đối với từng mức độ? (3.0 điểm).
2. Để biên soạn một câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong môn GDCD
cần đảm bảo những yêu cầu gì? (2.0 điểm)
Câu 2 (5 điểm)
Tài liệu: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tháng 1 năm 2016,
trang 102:
“a) Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn
minh nhân loại, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo được coi
là quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài


nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.”
Anh (chị) hãy thiết kế hoạt động tìm hiểu kiến thức trên theo định hướng phát triển năng lực
học sinh đảm bảo các yêu cầu sau: Mục tiêu hoạt động; phương tiện; tiến trình tổ chức hoạt động.
Câu 3 (5 điểm)
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi trong bài tập sau và đề xuất phương án hướng dẫn học sinh
trả lời.
“Câu chuyện: “Xưa kia có một vị quan được nhà vua cử đi kinh lý các vùng. Khi đến một
huyện nọ, phát hiện người giữ kho bạc mỗi ngày ăn cắp một xu nên ra lệnh xử chém. Người giữ
kho bạc tâu với vị quan rằng: “Bẩm quan, mỗi ngày con chỉ lấy một xu, sao quan lại xử chém, xin
quan xem xét lại”, nhưng vị quan vẫn kiên quyết xử chém.”
(Trích: Cổ học tinh hoa)
Hỏi: 1. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao vị quan vẫn kiên quyết xử chém
người giữ kho bạc ?
2. Ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên?”
Câu 4 (5 điểm)
Anh (chị) hãy thiết kế một câu hỏi/tình huống pháp luật yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức, kỹ năng đã học phần d, Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
mục 1, bài 6 chương trình môn GDCD lớp 12 vào giải quyết vấn đề thực tiễn và xây dựng đáp án
cho câu hỏi/tình huống pháp luật đó.
--- Hết --Đề này gồm có 01 trang


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
Câu

Nội dung

Điểm

1


“Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh, coi trọng để
đánh giá, giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, sự hứng thú của học sinh. Việc
kiểm tra, đánh giá không chỉ là xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như
thế nào, có biết vận dụng không”

5.0 đ

(Trích: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2017-2018, Sở GDĐT Nghệ
An)
Từ nhận định trên, anh chị hãy cho biết:
1. Đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh có mấy mức độ? Căn cứ để xác định các
mức độ là gì? Yêu cầu đối với từng mức độ? (3.0 điểm).
2. Để biên soạn một câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong môn GDCD cần đảm bảo
những yêu cầu gì? (2.0 điểm)
- Đề kiểm tra có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
- Nhận biết: Yêu cầu học sinh nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học..
- Thông hiểu: Yêu cầu học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo
cách của riêng mình; phân tích, giải thích, so sánh … áp dụng kiến thức, kĩ năng đã biết đế giải quyết các tình
huống, vấn đề trong học tập

0,5
0,5
0,5

- Vận dụng: Yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề
tương tự tình huống, vấn đề đã học; có thể nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của người khác…
- Vận dụng cao: Yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới
trong cuộc sống không giống với những tình huống, vấn đề đã được học…Bản thân tự giải quyết các tình
huống…

+ Căn cứ để xác định tỉ lệ cho từng mức độ:

0,5
0,5

- Kiến thức, kỹ năng của chương trình
- Tình hình thực tế của học sinh
0,5
2. Để biên soạn một câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong môn GDCD cần đảm bảo những
yêu cầu gì?
- Câu hỏi/bài tập có bối cảnh và nhiệm vụ yêu cầu cho học sinh

2.0

- Câu hỏi/bài tập “mở” ngắn gọn, yêu cầu học sinh phải thực hiện nhiệm vụ gắn với thực tiễn...
- Câu hỏi/bài tập phải phù hợp với mục tiêu dạy học của môn học, bài học...
- Câu hỏi/bài tập phải hướng tới năng lực nào đó...
- Nhiệm vụ giải quyết câu hỏi, bài tập phải có hướng gợi mở nhiều hướng giải quyết
- Phần bối cảnh và câu hỏi nghiên cứu phải tương thích...
- Câu hỏi/bài tập phải phù hợp với trình độ, tâm lý của học sinh...
2

Anh (chị) hãy thiết kế hoạt động tìm hiểu kiến thức trên theo định hướng phát triển năng lực học sinh
đảm bảo các yêu cầu sau: Mục tiêu hoạt động; phương tiện; tiến trình tổ chức hoạt động.

5.0 đ

+ Mục tiêu của HĐ: Phù hợp với thời gian tổ chức hoạt động (10-15 phút)

0.25


- Về kiến thức chung phần a: Thông qua hoạt động giúp học sinh nắm được nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
Trên cơ sở một hoạt động cụ thể GVDT xác định kiến thức phù hợp với hoạt động

0.5

- Về kỹ năng: Biết nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo để thấy trách nhiệm của mình trong học tập…
- Về thái độ: Tích cực học tập, tuyên truyền chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp với khả năng bản thân…

Đề này gồm có 01 trang

0.5


- Về phát triển năng lực học sinh: phải phù hợp với phương pháp, phương tiện của hoạt động do giáo viên thiết
kế.

0.5
0.25

+ Tiến trình tổ chức hoạt động (nội dung HĐ):
- Khoa học, phù hợp tên hoạt động

0.5

- Giao nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng…

0.5

- Hình thức hoạt động của học sinh: theo nhóm, cá nhân, cặp đôi…


0.5

- Cách thức học sinh thảo luận, trao đổi, trình bày kết quả của các hoạt động cụ thể được giao

0.5

- Thể hiện phương pháp dạy học
0.5
+ PP, PT,KT, tài liệu: Đánh giá việc giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động:
- Phương pháp dạy học phù hợp hoạt động như: PP đóng vai, PP thảo luận nhóm, trò chơi..
- Phương tiện dạy học phù hợp hoạt động: máy chiếu, giấy A0, A4, bảng phụ.. - Tài liệu: Sách giáo khoa, nguồn
thông tin từ báo chí, internet, cục Thống kê…

0.5

Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi trong bài tập sau và đề xuất phương án hướng dẫn học sinh trả
3

lời.
“Câu chuyện: “Xưa kia có một vị quan được nhà vua cử đi kinh lý các vùng. Khi đến một huyện
nọ, phát hiện người giữ kho bạc mỗi ngày ăn cắp một xu nên ra lệnh xử chém. Người giữ kho bạc tâu với
vị quan rằng: “Bẩm quan, mỗi ngày con chỉ lấy một xu, sao quan lại xử chém, xin quan xem xét lại”,
nhưng vị quan vẫn kiên quyết xử chém.”

5.0

(Trích: Cổ học tinh hoa)
Hỏi: 1. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao vị quan vẫn kiên quyết xử chém người
giữ kho bạc ?

2. Ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên?”
* Yêu cầu giáo viên trả lời câu hỏi dưới hình thức làm đáp án cho đề thi, đảm bảo đủ các thông tin sau:
1. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao vị quan vẫn kiên quyết xử chém người giữ kho bạc?

2.0

- Dựa vào kiến thức bài 5: Cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng để giải thích… (0.5)
- Mỗi ngày người giữ kho bạc ăn cắp một xu, nhiều ngày ăn cắp nhiều xu thì sẽ làm cho kho bạc sẽ cạn…. (0.5)
- Lượng biến đổi (Mỗi ngày một xu...) chất biến đổi (kho bạc sẽ rỗng…)…(0.5)
- Tích tiểu thành đại… (0.5)
2. Ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên?
- Tỏ thái độ với hành vi trên…- Phê phán hành vi trên….(0,5)
- Câu chuyện liên quan đến vấn đề thực tiễn hiện nay đó là tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức quyền….(0,5)
- Rút ra bài học cho bản thân….(0,5)
1.5
Lưu ý: GVDT trả lời đủ các yêu cầu trên ở từng câu mới đạt điểm tốt đa. Nếu thiếu nội dung nào thì trừ điểm ở
ý theo chiết điểm ở đáp án.

Đề này gồm có 01 trang


* Đề xuất phương án hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó.
- Hướng dẫn học sinh xác định dạng câu hỏi: Đây là câu hỏi vận dụng kiến thức đã học và giải quyết các vấn đề
thực tiễn, mở…
- Hướng dẫn học sinh xác định kiến thức thuộc bài học nào của chương trình…

4

0.5
0.5


- Hướng dẫn học sinh cách làm bài: trình bày được các kiến thức của bài 5 trong chương trình GDCD 10, rút ra
bài học trong thực tiễn cuộc sống hiện nay…

0.5

Anh (chị) hãy thiết kế một câu hỏi/tình huống pháp luật yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kỹ
năng đã học phần d, Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín mục 1, bài 6
chương trình môn GDCD lớp 12 vào giải quyết vấn đề thực tiễn và xây dựng đáp án cho câu hỏi/tình
huống pháp luật đó.

5.0 đ

- Câu hỏi/tình huống pháp luật phù hợp kiến thức đã học phần d. mục 1, bài 6, lớp 12.
- Câu hỏi/tình huống hướng học sinh biết được quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại,
điện tín…
- Câu hỏi/tình huống pháp luật đảm bảo tính khoa học
- Câu hỏi/tình huống pháp luật phù hợp đối tượng là học sinh THPT
- Câu hỏi/tình huống phù hợp đặc thù bộ môn, phù hợp phần pháp luật lớp 12

0.5
1.0
0.5
0.5
0.5

- Lời giải:
+ Phù hợp với yêu cầu của câu hỏi/ tình huống pháp luật đã ra.

1.0


+ Lời giải ngắn gọn, rõ ràng…

0.5

+ Lời giải đảm bảo tính khoa học sư phạm và khoa học bộ môn…

0.5

Đề này gồm có 01 trang



×