Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tội tổ chức đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.67 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THANH TOÀN

TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THANH TOÀN

TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH TIẾN VIỆT

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Thanh Toàn


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI TỔ
CHỨC ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ................................. 9
1.1.

Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội tổ chức
đánh bạc .............................................................................................. 9


1.1.1. Khái niệm tội tổ chức đánh bạc ............................................................ 9
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội tổ chức đánh bạc ..................... 15
1.2.

Sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi tổ chức đánh bạc
trong luật hình sự ............................................................................. 19

1.2.1. Tính nguy hiểm của hành vi tổ chức đánh bạc .................................. 20
1.2.2. Tính phổ biến của hành vi tổ chức đánh bạc và tính không thích
đáng của các chế tài phi hình sự ......................................................... 22
1.3.

Quy định về tội tổ chức đánh bạc theo Bộ Luật hình sự một
số nước trên thế giới ......................................................................... 23

1.3.1. Quy định theo Bộ luật hình sự Nhật Bản ........................................... 24
1.3.2. Quy định theo Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ........ 25
1.3.3. Quy định theo Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển .................... 25
Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC THEO PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................. 28


2.1.

Quy định về tội tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam..... 28

2.1.1. Quy định về tội tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến trước năm 1999 .............................................. 28

2.1.2.

Quy định về tội tổ chức đánh bạc theo Bộ luật hình sự năm 1999........ 35

2.2.

Thực tiễn áp dụng quy định về tội tổ chức đánh bạc theo Bộ
luật hình sự năm 1999 tại địa bàn thành phố Hải Phòng ............. 43

2.2.1. Kết quả áp dụng quy định về tội tổ chức đánh bạc theo Bộ luật
hình sự năm 1999 tại địa bàn thành phố Hải Phòng .......................... 43
2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản........................... 48
Chương 3: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI TỔ CHỨC
ĐÁNH BẠC THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ CÁC
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG.................................................. 61
3.1.

Tiếp tục hoàn thiện quy định về tội tổ chức đánh bạc theo Bộ
luật hình sự năm 2015 ...................................................................... 61

3.1.1. Những điểm mới của quy định về tội tổ chức đánh bạc theo Bộ
luật hình sự năm 2015 và một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện ...... 62
3.1.2. Định hướng tiếp tục hoàn thiện quy định về tội tổ chức đánh bạc
theo Bộ luật hình sự năm 2015........................................................... 68
3.2.

Các giải pháp bảo đảm áp dụng quy định về tội tổ chức đánh
bạc theo Bộ luật hình sự năm 2015 ................................................. 71

3.2.1. Giải thích, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật, giáo dục

nhận thức về tội tổ chức đánh bạc ...................................................... 71
3.2.2. Kiện toàn đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật và thu hút các lực lượng
xã hội tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm về cờ bạc.................. 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
TNHS:

Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên bảng, biểu đồ

Trang


Bảng 2.1. Thống kê số vụ án tổ chức đánh bạc đã xét xử sơ thẩm
tại địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 10 năm
(2008 - 2017)

45

Bảng 2.2. Thống kê hình phạt áp dụng đối với người bị kết tội tổ
chức đánh bạc trong xét xử sơ thẩm tại địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 10 năm (2008 - 2017)

46

Cơ cấu tỉ lệ áp dụng hình phạt bổ sung đối với người bị
kết tội tổ chức đánh bạc trong xét xử sơ thẩm tại địa bàn
thành phố Hải Phòng giai đoạn 10 năm (2008 - 2017)

47

Cơ cấu loại hình phạt chính đối với người phạm tội tổ
chức đánh bạc trong xét xử sơ thẩm tại địa bàn Hải Phòng
giai đoạn 10 năm (2008 – 2017)

53

Diễn biến số lượng vụ án, bị cáo tổ chức đánh bạc trong
xét xử sơ thẩm tại địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn
10 năm (2008 - 2017)

57


Biểu 2.1.

Biểu 2.2.

Biểu 2.3.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc,
một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông đường bộ, đường
thủy, đường sắt và đường không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển
của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của
Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác
kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một
cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng
duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009
của Thủ tướng Chính phủ) [67]. Trong quá trình phát triển của thành phố,
cùng với việc xây dựng các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học… đã kéo
theo một lượng không nhỏ dân cư từ các tỉnh thành khác đến sinh sống, làm
việc và học tập, làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ngày càng diễn
biến phức tạp. Việc giải tỏa quy hoạch chỉnh trang đô thị được diễn ra ở nhiều
nơi đã làm cho số lượng người dân có đất bị thu hồi khá lớn, dẫn đến tình
trạng mất công ăn việc làm nhưng chính quyền thành phố chưa có những định
hướng trong việc chuyển đối ngành nghề, tạo công ăn việc làm để ổn định
cuộc sống cho nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tình
hình tội phạm gia tăng trong những năm qua trên địa bàn thành phố.
Là một thành phố đang trên đà phát triển, bên cạnh việc tập trung xây

dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xây dựng con người Hải Phòng có nếp
sống văn hóa - văn minh đô thị. Hải Phòng cũng rất quan tâm đến công tác

1


đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, trong đó có các tội phạm liên
quan đến cờ bạc và tội tổ chức đánh bạc nói riêng.
Tổ chức đánh bạc đi kèm với đánh bạc từ lâu đã là một trong những tệ
nạn nhức nhối của xã hội, gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống và
những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của
nhân dân. Thắng thua trong canh bạc không sinh ra của cải vật chất, không
đem lại lợi ích kinh tế nào cho xã hội nhưng tính may rủi của cờ bạc lại hấp
dẫn nhiều người chơi, trở thành đam mê, ham hố, vọng tưởng kiếm tiền dễ
dàng mà không cần lao động chính đáng. Do đó sự bùng nổ của tệ nạn cờ bạc
làm mất đi một lực lượng lớn lao động, gây thiệt hại kinh tế cho xã hội. Sự
mạo hiểm tài sản khi tham gia đánh bạc cũng đẩy nhiều người vào hoàn cảnh
túng bẫn, nghèo khó. Ngoài ra, về phương diện văn hóa, tệ nạn cờ bạc làm tha
hóa đạo đức cá nhân, luôn đi kèm với những thói xấu như lừa đảo, áp bức,
bóc lột; làm phát sinh nhiều mâu thuẫn, xung đột, mất trật tự an ninh xã hội.
Không chỉ như vậy, đánh bạc, tổ chức đánh bạc làm phát sinh và đi kèm với
nhiều loại tội phạm, tệ nạn xã hội khác như trộm, cướp, lừa đảo, cho vay nặng
lãi, côn đồ, bảo kê...
Khảo sát thực tiễn cho thấy, tình hình tội phạm về tổ chức đánh bạc
trong những năm qua trên địa bàn thành phố Hải Phòng tuy không gia tăng
mạnh về số lượng, nhưng về phương thức tổ chức, quy mô hoạt động của tội
phạm này thì diễn biến vẫn phức tạp, thể hiện trên các phương diện như:
phương thức tổ chức đánh bạc ngày một tinh vi, đa dạng, với một hệ thống
chân rết rộng khắp; địa bàn hoạt động được mở rộng và kể cả việc cấu kết với
nước ngoài để tổ chức đánh bạc; lợi nhuận bất chính của các đối tượng này thu

về là khổng lồ. Những vấn đề này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế,
ảnh hưởng đến tình hình chính trị, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của thành phố
và là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác.

2


Trước những thực trạng đó, việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật
hình sự (BLHS) năm 1999, so sánh với BLHS năm 2015 hiện hành về tội tổ
chức đánh bạc dưới góc độ thực tiễn tại một địa phương nhất định, không
những có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn áp dụng
pháp luật, để từ đó đưa ra giải pháp tiếp tục hoàn thiện BLHS năm 2015, giải
pháp bảo đảm áp dụng đối với loại tội phạm này. Là cán bộ lực lượng Công
an, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Tội tổ chức đánh bạc theo Luật
hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải
Phòng)” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tham khảo, nghiên cứu
một số tài liệu là những giáo trình, sách chuyên khảo, luận án, luận văn đã
được công bố và tập trung ở các nhóm chủ yếu như sau:
Một là, hệ thống sách chuyên khảo, giáo trình... của các cơ sở đào tạo:
1) Lê Cảm chủ biên, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản 2003, 2007;
2) Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản, Định tội danh: Lý luận, lời giải mẫu và
500 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014;
3) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004;
4) Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS, Tập IX: Các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, 2006;

5) Nguyễn Xuân Yêm, Phan Đình Khánh..., Mại dâm, ma túy, cờ bạc,
tội phạm thời hiện đại, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003; v.v…
Hai là, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học:
1) Vũ Thị Phương Lan (2014), Định tội danh tội đánh bạc theo luật

3


hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội;
2) Trịnh Công Thương (2015), Các tội liên quan đến cờ bạc theo luật
hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội;
3) Vũ Thị Len (2015), Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam; v.v...
Ba là, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành:
1) Cao Thị Oanh, Vấn đề hoàn thiện những quy định về các tội cờ bạc
trong BLHS năm 1999, Tạp chí Toà án nhân dân, số 01/2003;
2) Hoàng Tuấn Trọng, Phân biệt các trường hợp đánh bạc, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 21/2004;
3) Lê Văn Hưng, Những vướng mắc khi áp dụng Điều 248, 249 Bộ luật
hình sự 1999; Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14/2005;
4) Lê Văn Sua, Vướng mắc về tội đánh bạc, http:www.moj. gov.vn;
5) Nguyễn Đức Hưng, Tìm hiểu quy định các tội phạm về đánh bạc
trong BLHS năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm
2015, Tạp chí Khoa học Giáo dục Cảnh sát nhân dân, số 96/2017;
6) Dương Tấn Thanh, Điểm mới về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc
hoặc gá bạc, tội rửa tiền theo quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm

2015, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2018; v.v...
Tóm lại, nghiên cứu tổng quan các công trình trên cho thấy, các tác giả
nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề pháp lý ở phạm vi rộng hoặc chỉ
tập trung nghiên cứu một vài khía cạnh có liên quan đến nhóm các tội về cờ
bạc mà hầu hết chưa nghiên cứu sâu riêng về tội tổ chức đánh bạc một cách

4


đầy đủ, toàn diện, có tính hệ thống từ lý luận đến thực tiễn áp dụng pháp luật,
đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hải Phòng và đánh giá, so sánh với BLHS
vừa được Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật số 100/QH13/2015 ngày
27/11/2015, sửa đổi năm 2017 nhưng vì một số lý do mà hoãn thi hành và đã
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Đặc biệt, nghiên cứu nhận thấy việc sửa
đổi, bổ sung về tội tổ chức đánh bạc vẫn còn quy định chưa được thực sự phù
hợp trong việc định tội danh và quyết định hình phạt, chưa bảo đảm trong
việc phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS), chưa đủ sức răn đe, giáo dục đối
với tội phạm này. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu để góp phần hoàn thiện quy
định của BLHS hiện hành năm 2015 về tội tổ chức đánh bạc vẫn có ý nghĩa
rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống
về một số vấn đề lý luận, quy định BLHS Việt Nam và một số nước về tội tổ
chức đánh bạc. Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về tội tổ chức
đánh bạc của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai
đoạn 10 năm (2008 - 2017), từ đó chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc và đề
xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện và các bảo đảm áp dụng quy định về tội
phạm đã nêu trong BLHS năm 2015.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
1) Phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc quy định tội tổ chức
đánh bạc trong luật hình sự (khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự, sự cần
thiết của việc tội phạm hóa hành vi tổ chức đánh bạc và quy định BLHS một
số nước về tội phạm này…);
2) Đánh giá quy định về tội tổ chức đánh bạc trong pháp luật hình sự

5


Việt Nam từ năm 1945 đến nay, thực tiễn áp dụng quy định về tội phạm này
tại địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 10 năm (2008 - 2017).
3) Nghiên cứu, so sánh quy định BLHS năm 2015 về tội tổ chức
đánh bạc với quy định BLHS năm 1999, từ đó đề ra yêu cầu và giải pháp
tiếp tục hoàn thiện BLHS năm 2015 và các giải pháp bảo đảm áp dụng quy
định về tội phạm này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận, quy định
trong BLHS Việt Nam và BLHS một số nước, cũng như thực tiễn áp dụng
quy định về tội tổ chức đánh bạc tại địa bàn thành phố Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ khoa học luật hình sự và thuộc mã
ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, mã số 9 38 01 04.
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận, quy định trong BLHS Việt
Nam và BLHS một số nước trên thế giới.
Ngoài ra, luận văn cũng như thực tiễn xét xử tội tổ chức đánh bạc tại
địa bàn thành phố Hải Phòng với thời gian 10 năm (2008 - 2017).
5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính
sách hình sự. Quan điểm, đường lối xử lý tội phạm nói chung, các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng và những luận điểm khoa
học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, các bài viết trên các
tạp chí chuyên ngành.

6


5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài,
tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
1) Phương pháp nghiên cứu, phân tích, so sánh để làm sáng tỏ cơ sở lý
luận của việc quy định tội tổ chức đánh bạc trong luật hình sự và quy định
BLHS Việt Nam và BLHS một số nước trên thế giới (Chương 1);
2) Phương pháp thống kê, khảo sát án điển hình xử lý các tài liệu, số
liệu của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng để làm sáng tỏ thực tiễn áp
dụng quy định về tội tổ chức đánh bạc giai đoạn 10 năm (2008 - 2017), đánh
giá một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản (Chương 2);
3) Phương pháp tổng hợp đề xuất kiến nghị, giải pháp tiếp tục hoàn
thiện quy định của BLHS Việt Nam năm 2015, đề ra những giải pháp bảo
đảm áp dụng để phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội tổ chức đánh bạc
trong tình hình mới (Chương 3).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện về mặt lý luận
đối với tội tổ chức đánh bạc trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cụ thể xây
dựng khái niệm về tội tổ chức đánh bạc và chỉ ra đặc điểm cơ bản của tội
phạm này; phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự
nước ta quy định về tội tổ chức đánh bạc từ năm 1945 đến nay và so sánh với

quy định của BLHS một số nước trên thế giới quy định về tội phạm này, từ đó
rút ra nhận xét, đánh giá.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội tổ chức
đánh bạc và phân tích thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hải Phòng, kết
quả là kiến nghị của luận văn làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến

7


hành tố tụng, Tòa án các cấp trong việc định tội danh và quyết định hình phạt
được khách quan, có căn cứ pháp luật, qua đó, nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng, chống tội phạm này.
Cùng với đó, còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao
học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự tại các
cơ sở đào tạo luật trên cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quy định về tội tổ chức đánh bạc
trong luật hình sự.
Chương 2: Quy định về tội tổ chức đánh bạc trong pháp luật hình sự
Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Tiếp tục hoàn thiện quy định về tội tổ chức đánh bạc trong
BLHS năm 2015 và các giải pháp bảo đảm áp dụng.

8


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH
TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ
Để xây dựng cơ sở lý luận cho việc quy định về tội tổ chức đánh bạc
trong luật hình sự Việt Nam, trong Chương này luận văn sẽ làm sáng tỏ khái
niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm này, luận giải tính nguy hiểm
và sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi tổ chức đánh bạc, tham chiếu quy
định về tội tổ chức đánh bạc trong BLHS một số quốc gia trên thế giới.
1.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội tổ chức đánh bạc
1.1.1. Khái niệm tội tổ chức đánh bạc
Tổ chức đánh bạc đi kèm với đánh bạc đã xuất hiện lâu đời trong đời
sống xã hội, như một trò chơi giải trí trong những dịp hội hè, lễ tết. Cho nên
việc đánh bạc, tổ chức đánh bạc thậm chí trở thành một tập quán, một thói
quen giao tiếp, giải trí của cộng đồng. Tuy nhiên, nếu đánh bạc không còn
đơn thuần là giải trí mà nhằm mục đích ăn thua chiếm đoạt tài sản của người
khác, hình thành nên xới bạc có chủ xới phụ trách chung, có người đứng thu
tiền hồ của con bạc, có người đứng ra để bảo kê nhằm thu lợi bất chính, gây
ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì đã trở thành những hành vi nguy hại đối
với xã hội, cần phải được pháp luật của nhà nước điều chỉnh và nó được xem
như một tệ nạn trong xã hội [57, tr.351]. Tùy thuộc vào quan điểm của nhà
lập pháp, bản thân hành vi đánh bạc có thể bị coi là tội phạm hoặc không
nhưng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ngăn cấm và trừng phạt hành vi
tổ chức đánh bạc trái phép. Tuy nhiên, trong việc định nghĩa hành vi tổ chức
đánh bạc với tư cách là một vi phạm pháp luật, các học giả trên thế giới lại có
cách nhìn không thống nhất.
Trong một nghiên cứu về tương quan giữa cờ bạc và tội phạm có tổ

9


chức ở Canada, các tác giả Peter Fezenty và Nigel Turner có quan điểm mang

tính khái quát cao về tổ chức đánh bạc như sau: Tổ chức đánh bạc trái phép
gồm tất cả các hành vi được tiến hành nhằm trục lợi từ việc đánh bạc của bên
thứ ba không có giấy phép. Trong đó, đánh bạc được hiểu là hành vi mạo
hiểm một khoản tiền (hoặc của cải khác) vào một cơ hội không chắc chắn để
giành được số tiền (hoặc của cải khác) lớn hơn, cơ hội thắng lợi có thể phụ
thuộc vào một số kỹ năng (tính toán, quan sát...) hoặc chỉ hoàn toàn phụ thuộc
vào may mắn; bên thứ ba là bên không tham gia vào việc đánh cược may rủi
mà chỉ thực hiện các hành vi nhằm trục lợi từ các bên tham gia việc đánh
cược may rủi này, bất kể bên nào được/ thua thì bên thứ ba vẫn được hưởng
lợi từ các bên đánh bạc đó [61, pp.116-118]. Theo quan điểm này, tổ chức
đánh bạc bao gồm bất cứ hành vi nào được thực hiện - mà không có giấy phép
- với mục đích trục lợi từ những người đánh bạc như: tạo ra, lôi kéo người
tham gia vào cuộc đánh bạc, chứa chấp cuộc đánh bạc, hỗ trợ, cung cấp
phương tiện, điều kiện cho việc đánh bạc... Tóm lại, hành vi tổ chức đánh bạc
bị coi là trái phép khi thỏa mãn hai yếu tố: không có giấy phép thực hiện và có
mục đích trục lợi từ các bên tham gia cuộc đánh bạc. Sở dĩ, các nhà nghiên
cứu ở đây xác định hành vi tổ chức đánh bạc trái phép phải thỏa mãn dấu hiệu
“có mục đích trục lợi từ các bên tham gia đánh bạc” vì theo quan điểm của
các nhà lập pháp Canada thì bản thân hành vi đánh bạc không trái pháp luật,
do đó, tổ chức một cuộc đánh bạc mà không nhằm mục đích trục lợi (giải trí
đơn thuần) sẽ không bị coi là hành vi xấu xa, phạm pháp.
Khác với quan điểm chú trọng vào tính trái phép và mục đích trục lợi
của hành vi tổ chức đánh bạc ở trên, ở Việt Nam, tác giả Đinh Văn Quế xây
dựng khái niệm về tội tổ chức đánh bạc dựa trên mô tả các dạng biểu hiện
khách quan của hành vi này như sau: tổ chức đánh bạc “là hành vi chủ mưu,
cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được

10



thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào” [28, tr.211]. Cách mô
tả hành vi khách quan như khái niệm này giúp hình dung cụ thể về biểu hiện
thực tế vốn vô cùng đa dạng của tội tổ chức đánh bạc. Tuy nhiên, trong khái
niệm lại thiếu vắng thuộc tính bản chất của tội tổ chức đánh bạc là tính trái
phép của hành vi. Thực tế, kể cả ở những quốc gia ngăn cấm đánh bạc vẫn
cấp phép cho việc tổ chức một số hình thức đánh bạc không có tính sát phạt
cao giữa người chơi, có mục đích từ thiện, kiến thiết, phục vụ lợi ích công
cộng... Do đó, chỉ có hành vi tổ chức đánh bạc trái phép (không có giấy phép)
mới bị xem xét là tội phạm. Hơn nữa, việc xây dựng khái niệm trên phương
pháp mô tả liệt kê sẽ không bảo đảm tính khái quát của khái niệm đó.
Về mặt pháp lý, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hành vi
tổ chức đánh bạc được ghi nhận là một tội phạm trong tất cả các BLHS đã
được ban hành tuy nhiên các bộ luật đều không nêu định nghĩa pháp lý về tội
phạm này. Chỉ có trong thời kỳ chưa pháp điển hóa luật hình sự ở nước ta,
khái niệm tổ chức đánh bạc từng được đưa ra bởi văn bản có tính chất giải
thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong ngành tư pháp. Tại Bản
Tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội cờ bạc số 09-NCPL ngày
08/01/1968 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã xác định khái niệm
đánh bạc và tổ chức đánh bạc như sau:
Đánh bạc là hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay
không dùng tiền mặt, nhưng thanh toán với nhau bằng tiền, tuy
nhiên phải có động cơ mục đích sát phạt nhau; Tổ chức, chứa gá cờ
bạc là gây ra vụ đánh bạc, lôi cuốn người khác vào vòng phạm pháp
để vụ lợi. Do đó, chỉ cần tổ chức chứa gá một đám bạc là đã cấu
thành tội phạm. Động cơ trục lợi ở đây rất nguy hiểm, nó dẫn đến
chứa gá nhiều canh bạc, sát phạt nhau to, kéo dài, đông người tham
gia, để trục lợi được nhiều hơn [43, tr.498].

11



Theo giải thích của văn bản này thì bất kỳ hành vi nào tạo ra vụ đánh
bạc trái phép (“phạm pháp”) nhằm lôi cuốn người khác vào vụ đánh bạc để
trục lợi đều bị coi là phạm tội tổ chức đánh bạc. Theo đó, nếu tạo ra vụ đánh
bạc, lôi cuốn người - bao gồm cả chính mình - tham gia đánh bạc trái phép thì
không phạm tội tổ chức đánh bạc (mà chỉ là tội đánh bạc); trường hợp tạo ra
vụ đánh bạc, lôi cuốn người khác tham gia đánh bạc trái phép nhưng không
nhằm mục đích vụ lợi cũng không phạm tội tổ chức đánh bạc. Chỉ khi nào tạo
ra vụ đánh bạc, lôi cuốn người khác tham gia đánh bạc trái phép nhằm mục
đích vụ lợi mới bị coi là phạm tội tổ chức đánh bạc.
Quan điểm trong Bản Tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội cờ
bạc năm 1968 của TANDTC khá tương đồng với quan điểm trong nghiên
cứu của các nhà khoa học Canada đã dẫn ra ở trên, chú trọng về tính trái
phép và mục đích vụ lợi của hành vi cấu thành tội tổ chức đánh bạc. Hai
thuộc tính này phản ánh mức độ nguy hiểm cao của hành vi tổ chức đánh
bạc và trong thực tế, phần lớn các vụ tổ chức đánh bạc trái phép đều hướng
tới mục đích vụ lợi. Tuy nhiên, nếu coi mục đích vụ lợi là yếu tố bắt buộc
cấu thành tội tổ chức đánh bạc thì sẽ bỏ lọt những trường hợp tổ chức đánh
bạc không vì mục đích vụ lợi nhưng vẫn gây nguy hại lớn đối với xã hội. Đó
là những trường hợp tổ chức cuộc đánh bạc có tính sát phạt cao giữa những
người chơi, quy mô lớn, nhiều người tham gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với trật tự, an ninh công cộng thì cho dù việc tổ chức không nhằm vụ lợi
cũng vẫn có tính nguy hiểm cao.
Tóm lại, trong khoa học và thực tiễn đã có nhiều quan điểm khác nhau
về khái niệm tội tổ chức đánh bạc nhưng cho đến nay chưa có một cách hiểu
thống nhất và đầy đủ về khái niệm này. Để nhận thức chính xác khái niệm tội
tổ chức đánh bạc cần phải làm sáng tỏ nội dung các thuật ngữ cấu thành của
khái niệm này là: “tội phạm”, “tổ chức”, “đánh bạc”.

12



Tội phạm là khái niệm trung tâm của khoa học luật hình sự nhưng nhận
thức về khái niệm này ở nước ta trong thời gian gần đây đã có thay đổi mang
tính chất bước ngoặt. Trước đây các nhà khoa học luật hình sự hàng đầu Việt
Nam nhận định:
Khái niệm tội phạm phải bao hàm đầy đủ năm đặc điểm (dấu
hiệu) trên cả ba bình diện khách quan, pháp lý và chủ quan. Bình
diện khách quan (nội dung) - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội (1); Bình diện pháp lý (hình thức) - tội phạm là hành vi trái
pháp luật hình sự (2); Bình diện chủ quan - tội phạm là hành vi do
người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) (3) và đủ tuổi chịu
TNHS (4) thực hiện một cách có lỗi (5) [3, tr.299].
Từ sau khi BLHS năm 2015 được ban hành, quan điểm về chủ thể của
ội phạm trong luật hình sự Việt Nam đã thay đổi, không chỉ bao gồm duy nhất
cá nhân mà còn cả pháp nhân (thương mại). Do đó, dấu hiệu đủ tuổi chịu
TNHS của chủ thể không còn là một trong các dấu hiệu đặc trưng chung của
mọi tội phạm. Do vậy, trong giáo trình chuyên ngành luật hình sự được xuất
bản gần đây nhất đã định nghĩa: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
có lỗi, được quy định trong luật hình sự, do người có năng lực TNHS thực
hiện và phải chịu hình phạt” [19, tr.57]. Thực chất cụm từ “người có năng có
TNHS” đã bao hàm yếu tố đủ tuổi chịu TNHS trong trường hợp “người” đó là
cá nhân bởi vì các nhân chỉ có năng lực TNHS khi đủ tuổi chịu TNHS và có
khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của bản thân. Do vậy, khái niệm tội
phạm mới này sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc nhận thức về tội tổ chức
đánh bạc, nhất là trong bối cảnh thực tiễn hiện nay, hành vi tổ chức đánh bạc
không chỉ được thực hiện bởi các cá nhân.
Thuật ngữ “tổ chức” trong tổ chức đánh bạc được sử dụng với tính chất là
động từ. Động từ tổ chức được Từ điển tiếng Việt giải thích với các nghĩa là: 1)


13


“sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện nhiệm vụ hoặc một chức
năng chung”; 2) “sắp xếp, bố trí để tiến hành công việc theo cách thức, trình tự
nào đó”; 3) “sắp xếp, bố trí để làm cho có trật tự, nề nếp” [55, tr.1604]. Đối
với việc tổ chức đánh bạc thì động từ “tổ chức” được hiểu với nghĩa sắp xếp, bố
trí để bảo đảm tiến hành được việc đánh bạc là phù hợp nhất.
“Đánh bạc” chính là bộ phận lõi trong khái niệm tội tổ chức đánh bạc.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Canada đã dẫn ở trên: đánh bạc được
hiểu là “hành vi mạo hiểm một khoản tiền (hoặc của cải khác) vào một cơ hội
không chắc chắn để giành được số tiền (hoặc của cải khác) lớn hơn” và đánh
bạc không phải là hành vi bất hợp pháp ở Canada nên khái niệm này không đề
cập đến tính chất đó của hành vi [61, p.116]. Giáo sư luật học I. Nelson Rose và
thẩm phán Robert A. Loeb của Mỹ cũng có quan điểm tương đồng về bản chất
của hành vi đánh bạc: “đánh bạc là đặt cược tiền hoặc một giá trị khác vào một
sự kiện với một kết quả không chắc chắn nhằm mục đích chính là chiến thắng
tiền hoặc hàng hóa, vật chất lớn hơn”. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Mỹ gắn
khái niệm “đánh bạc” với ý nghĩa trái phép trong sự so sánh với “trò chơi cá
cược” là hình thức đánh bạc được pháp luật cho phép [60, p.109]. Ở Việt Nam,
tính chất trái phép của hành vi đánh bạc được xác định rõ trong khái niệm của
Từ điển luật học: “Đánh bạc là (hành vi) tham gia vào trò chơi được tổ chức bất
hợp pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất) lợi ích vật chất
đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác)” [53, tr.227]. Mặc dù
không phải mọi hành vi đánh bạc đều bất hợp pháp nhưng trong bối cảnh xác
định khái niệm “đánh bạc” với tư cách là khái niệm cấu thành để định nghĩa
tội tổ chức đánh bạc thì việc gắn nó với tính trái pháp luật cũng phù hợp.
Theo đó, có thể xác định: Đánh bạc là việc tham gia trò chơi bất hợp pháp
bằng cách đánh cược một khoản tiền hoặc giá trị vật chất khác vào một cơ
hội không chắc chắn để thắng được khoản tiền hoặc giá trị vật chất lớn hơn.


14


Tập hợp nội dung các khái niệm cấu thành là “tội phạm”, “tổ chức”,
“đánh bạc” đã được xác định ở trên cùng với tiếp thu nhân tố hợp lý trong các
khái niệm đã có về hành vi tổ chức đánh bạc, có thể đưa ra định nghĩa khoa
học về tội tổ chức đánh bạc như sau:
Tội tổ chức đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định
trong BLHS do người có năng lực TNHS thực hiện bằng việc thu hút, bố trí,
sắp xếp cho người khác tham gia trò chơi bất hợp pháp mà chơi bằng cách
đánh cược một khoản tiền hoặc giá trị vật chất khác vào một cơ hội không
chắc chắn để thắng được khoản tiền hoặc giá trị vật chất lớn hơn
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội tổ chức đánh bạc
Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm hay các yếu tố cấu thành tội phạm
là các dấu hiệu khách quan, chủ quan của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ
thể mà căn cứ vào các dấu hiệu này hành vi đó bị coi là tội phạm và bị trừng
phạt. Theo quan điểm truyền thống được thừa nhận chung trong khoa học
luật hình sự, cấu thành tội phạm gồm bốn yếu tố: khách thể của tội phạm,
mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội
phạm [3, tr.341, 345]. Hành vi tổ chức đánh bạc bị coi là tội tổ chức đánh bạc
khi thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội và
xứng đáng bị trừng phạt như sau:
1.1.2.1. Khách thể của tội tổ chức đánh bạc
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ nhưng bị tội phạm đe dọa bằng cách gây thiệt hại và trực tiếp đe dọa gây
thiệt hại ở một chừng mực nhất định [4, tr.72]. Theo đó, khách thể của tội tổ
chức đánh bạc là trật tự công cộng. Trật tự công cộng tức là trạng thái bình
an, tốt đẹp của môi trường xã hội. Nhà nước thiết lập và bảo vệ trật tự công
cộng nhằm đảm bảo cho dân cư được sống trong một môi trường an toàn, tốt

đẹp, tạo điều kiện cho cá nhân phát triển và hạnh phúc. Những cuộc đánh bạc

15


mang tính ăn thua về vật chất nhưng không sinh ra lợi ích kinh tế nào cho xã
hội, tính chất sát phạt của nó còn làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột giữa các
bên tham gia. Sự cay cú được mất và đam mê của người chơi dẫn đến phá tán
tài sản, mâu thuẫn gia đình, bè bạn. Tất cả những điều đó đều gây rối loạn trật
tự xã hội. Hành vi tổ chức đánh bạc lôi kéo đông người tham gia đánh bạc,
không chỉ khiến cho quy mô và tính chất sát phạt của cuộc chơi bạc càng cao
hơn mà bản chất hành vi này là bóc lột những người đánh bạc. Đánh bạc, tổ
chức đánh bạc làm phát sinh và đi kèm với nhiều loại tội phạm, tệ nạn xã hội
khác như trộm, cướp, lừa đảo, cho vay nặng lãi, côn đồ, bảo kê... gây rối trật
tự công cộng. Sở dĩ như vậy là vì: Những người đam mê cờ bạc vốn có vọng
tưởng làm giàu bởi trò chơi may rủi sẽ sinh ra lười lao động, khi gánh chịu
những thiệt hại kinh tế họ dễ sa vào các hoạt động phạm pháp để kiếm lại tiền
nhằm tiếp tục đánh bạc; cơ hội thắng lợi, sự may mắn trong các trò cờ bạc bao
giờ cũng thấp hơn rủi ro và thiệt hại nên việc tổ chức đánh bạc thường đi kèm
với các hoạt động cầm cố tài sản, cho vay nặng lãi nhằm “giúp” người đánh
bạc được bổ sung nguồn tài chính “kịp thời” để tiếp tục đánh bạc và việc thu
nợ sau đó tất nhiên gắn liền với hoạt động của băng nhóm côn đồ, bảo kê đe
dọa an ninh cá nhân, xâm phạm trật tự công cộng. Chính vì vậy, trong một
nghiên cứu chuyên khảo về các tệ nạn xã hội, các nhà khoa học đã nhấn
mạnh: “cờ bạc luôn là một mặt tiêu cực của xã hội, đang ngày càng lan tràn
và phổ biến, làm xói mòn truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc,
phá hoại hạnh phúc gia đình, làm tha hóa một bộ phận dân cư...” [51, tr.263].
1.1.2.2. Mặt khách quan của tội tổ chức đánh bạc
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội
phạm. Mặt khách quan gồm những dấu hiệu như: Hành vi nguy hiểm cho xã hội;

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả; phương
pháp, phương tiện, công cụ, thủ đoạn để thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội;
thời gian, không gian nơi xảy ra hành vi nguy hiểm cho xã hội [4, tr.76].

16


Hành vi nguy hiểm thuộc mặt khách quan của tội tổ chức đánh bạc là
hành vi bố trí, sắp xếp, bảo đảm cho người khác đánh bạc bất hợp pháp. Đây
là hành vi của chủ thể không được cấp phép tổ chức hình thức đánh bạc mà
họ tiến hành tổ chức, biểu hiện dưới rất nhiều dạng cụ thể như: dụ dỗ, lôi kéo,
tập hợp người khác đánh bạc; tổ chức, thiết kế, thuê, mượn địa điểm cho
người khác đánh bạc; cung cấp công cụ, phương tiện, tài sản cho người khác
đánh bạc; hướng dẫn, bảo vệ người khác đánh bạc (tránh khỏi bị phát hiện, xử
lý); v.v… Tựu chung là bất cứ hành vi nào có ý nghĩa bố trí, sắp xếp, bảo đảm
cho người khác thực hiện được việc đánh bạc trái phép. Người thực hiện
những hành vi trên nếu nhằm tạo điều kiện cho chính bản thân mình được
đánh bạc trái phép thì không phải là hành vi khách quan của tội tổ chức đánh
bạc mà chỉ là tội đánh bạc.
Các yếu tố khác thuộc mặt khách quan không phải là yếu tố cấu thành
bắt buộc của tội tổ chức đánh bạc. Bản thân việc tổ chức cuộc đánh bạc trái
phép có quy mô lớn hoặc tính sát phạt cao đã thỏa mãn mặt khách quan của
tội phạm bởi tính nguy hiểm đối với trật tự, an ninh xã hội của nó. Mặc dù
hậu quả không phải yếu tố cấu thành bắt buộc của tội phạm này nhưng nếu
hậu quả nghiêm trọng cũng cần xem xét để áp dụng biện pháp trừng phạt
thích đáng. Tương tự như vậy, các yếu tố phương pháp, phương tiện, công cụ,
thủ đoạn, thời gian, không gian thực hiện việc tổ chức đánh bạc cũng chỉ được
xem xét để đánh giá toàn diện về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
này chứ không phải yếu tố cấu thành bắt buộc của tội phạm. Tuy nhiên, trong
đấu tranh xử lý tội tổ chức đánh bạc hiện nay cần chú ý đến thủ đoạn núp

bóng các hoạt động giải trí hợp pháp hoặc sử dụng các phương tiện công nghệ
cao để phạm tội. Những thủ đoạn này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi
phạm tội và gây khó khăn cho việc phát giác, xử lý nên cần được xem xét để
tăng nặng TNHS đối với người phạm tội.

17


1.1.2.3. Mặt chủ quan của tội tổ chức đánh bạc
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái
tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội, bao gồm các dấu hiệu lỗi,
động cơ phạm tội, mục đích phạm tội [54, tr.98-99]. Luật hình sự chỉ xem xét
TNHS khi hành vi khách quan có mối quan hệ chặt chẽ với mặt chủ quan của
chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
Đối với tội phạm nói chung có nhiều hình thức lỗi, bao gồm cả cố ý và
vô ý. Riêng mặt chủ quan của tội tổ chức đánh bạc chỉ thể hiện dưới hình thức
lỗi cố ý bởi vì phương thức thực hiện tội phạm này luôn luôn mang tính có tổ
chức. Để bố trí, sắp xếp, bảo đảm cho việc đánh bạc trái phép chắc chắn
không thể thiếu kế hoạch tổ chức, thiếu người chỉ huy, cầm đầu, phân công
việc tập hợp, thu hút người đánh bạc, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, bảo
đảm cho việc đánh bạc. Với tính có tổ chức như vậy chắc chắn hình thức lỗi
trong mặt chủ quan của tội phạm phải là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết
rõ việc mình tổ chức đánh bạc trái phép là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị
pháp luật cấm nhưng vẫn thực hiện.
Động cơ và mục đích phạm tội phổ biến trong thực tế của tội tổ chức
đánh bạc là trục lợi vật chất. Tuy nhiên, động cơ, mục đích không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội tổ chức đánh bạc. Mục đích phi lợi nhuận
không làm biến mất tính nguy hiểm đối với trật tự xã hội của hành vi này. Do
đó, tội tổ chức đánh bạc không loại trừ những trường hợp tổ chức đánh bạc
trái phép không phải vì mục đích trục lợi vật chất (ví dụ để làm vui lòng

khách khứa, bạn bè).
1.1.2.4. Chủ thể của tội tổ chức đánh bạc
Trước khi BLHS năm 2015 được ban hành, trong nhận thức lý luận ở
Việt Nam, nói đến chủ thể của tội phạm tức là nói đến cá nhân với hai điều
kiện: có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo quy định.

18


×