Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Các quy định về tội tham nhũng trong Quốc triều hình luật Việt Nam và kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.06 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THỊ NINH

CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI THAM NHŨNG TRONG
QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VIỆT NAM VÀ KINH
NGHIỆM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THỊ NINH

CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI THAM NHŨNG TRONG
QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VIỆT NAM VÀ KINH
NGHIỆM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số

: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN HIỂN

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thị Ninh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................5
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ..........................................................................7
3. Mục đích, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn .............................11
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ................................12
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài ...........................................................13
6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................13
CHƢƠNG 1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI, NỘI DUNG CHÍNH VÀ TƢ TƢỞNG

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT ...15
1.1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của Quốc triều hình luật ..............................15
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời ...........................................................................................15
1.1.2. Khái quát nội dung chính của Quốc triều hình luật ..................................20
1.2. Tƣ tƣởng phòng, chống tham nhũng trong Quốc triều hình luật................23
CHƢƠNG 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI THAM NHŨNG TRONG
QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT .................................................................................27
2.1. Khái quát các quy định về tội phạm tham nhũng trong Quốc triều hình
luật ............................................................................................................................27
2.2. Cấu thành tội phạm .........................................................................................31
2.2.1. Chủ thể ...........................................................................................................33
2.2.2. Khách thể .......................................................................................................40
2.2.3. Mặt khách quan.............................................................................................44

1


2.2.4. Mặt chủ quan .................................................................................................51
2.3. Hình phạt ..........................................................................................................52
CHƢƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM HIỆN NAY TỪ KINH NGHIỆM LẬP PHÁP TRONG QUỐC TRIỀU
HÌNH LUẬT ............................................................................................................70
3.1. Tƣ tƣởng, quan điểm của nhà cầm quyền .....................................................70
3.2. Kỹ thuật lập pháp.............................................................................................72
3.3. Nội dung quy định về tội tham nhũng ............................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................86
1. Kết luận ................................................................................................................86
2. Kiến nghị ..............................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................90
PHỤ LỤC .................................................................................................................93

Phụ lục 1: Các điều luật quy định các hành vi tham nhũng trong .....................93
Quốc triều hình luật ................................................................................................93

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

PLHS

: Pháp luật hình sự

CTTP

: Cấu thành tội phạm

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

UNCAC

: Công ước của Liên hơ ̣p quố c về chố ng tham nhũng

3



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Một số vụ án quan lại nhận hối lộ dưới thời vua Lê
Thánh Tông
Một số hình phạt áp dụng cho các tội về tham nhũng
trong Quốc triều hình luật
Một số hành vi tham nhũng có mức xử tử trong
Quốc triều hình luật

4

Trang

38

57

62


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, tình trạng tham nhũng hiện nay đang trong một chiều hướng
phát triển và đã trở thành một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của
chế độ. Trước kia, tham nhũng chỉ dừng ở những hành vi tiêu cực của một số
ít cán bộ, đảng viên hư hỏng, thoái hóa biến chất, hành vi mang tính chất nhỏ
lẻ của những người có chức vụ quyền hạn của nhà nước. Ngày nay, cùng với
sự ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường, và những nguyên
nhân khác, tham nhũng không còn là một hiện tượng nhỏ lẻ mà trở thành tệ
nạn và được nhìn nhận như một vấn đề hệ trọng của quốc gia. Do đó việc
hoàn thiện các quy định pháp luật để quá trình phòng, chống tham nhũng đạt
hiệu quả là một vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay.
Xét trong các triều đại phong kiến Việt Nam, nạn tham nhũng đều hiện
diện ở các mức độ khác nhau, đã có các quy định về phòng chống tham nhũng
để tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Trong số
các bộ luật trong thời kỳ phong kiến của nước ta, thì Quốc triều hình luật có
thể coi là bộ luật tiêu biểu nhất. Nó chứa đựng những giá trị văn hóa, văn
minh của đất nước và con người Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực lập pháp, bộ
Quốc triều hình luật mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam vì
nó không chỉ là đỉnh cao của thành tựu xây dựng pháp luật phong kiến Việt
Nam mà còn là đỉnh cao của lĩnh vực này ở Đông Nam Á và châu Á thời đại
phong kiến [37, tr.24]. Kết quả nghiên cứu các giá trị tiến bộ của Quốc triều
hình luật không chỉ đóng góp vào việc bảo tồn, kế thừa và phát huy các di sản
văn hóa dân tộc, truyền thống pháp luật ở nước ta hiện nay mà còn giúp
chúng ta rút ra được những kinh nghiệm và bài học to lớn trong quá trình xây
dựng và ban hành pháp luật, cải cách hành chính, tư pháp và đặc biệt là công
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay.

5



Bộ Quốc triều hình luật gồm có 6 quyển, chia làm 13 chương với tổng
cộng 722 điều, trong đó có không ít điều luật có nội dung liên quan đến
phòng chống tham nhũng. Trừ chương Thông gian, Đấu tụng, Bộ vong, 10
chương còn lại đều có các quy định xử phạt các hành vi tham ô, chiếm đoạt
của công. Theo thống kê, trong Quốc triều hình luật có tất cả 78 điều luật trực
tiếp liên quan đến chế tài xử phạt các hành vi tham ô, nhận hối lộ của quan
lại. Các điều luật trên, nội dung phản ánh về các hành vi tham nhũng của
quan lại khá đa dạng, như: tổng quan về việc trừng phạt tội người nhận hối lộ,
người đưa hối lộ; thượng cấp nhận hối lộ mà bao che, dung túng cho cấp
dưới; hoành hành nhũng nhiễu lương dân để lấy tiền của; nhận hối lộ mà
dung túng tội phạm; nhận tiền đút lót mà miễn binh dịch cho người; ăn cắp tài
vật của công; vơ vét hoặc ăn bớt của công... Quốc triều hình luật không chỉ
quy định chặt chẽ, rõ ràng các hành vi quan lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để vụ lợi, tham nhũng mà quy định rõ ràng các hình thức xử lý nghiêm khắc
ứng mỗi hành vi, tùy theo tính chất, mức độ và sự đóng góp của các quan lại
đối với triều đình. Những quy định về vấn đề tham nhũng trong Quốc triều
hình luật chính là những giá trị to lớn mà chúng ta có thể tham khảo để hoàn
thiện các quy định về Các tội phạm về tham nhũng trong luật hình sự Việt
Nam hiện nay.
Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về Quốc triều
hình luật, đặc biệt là vấn đề phòng, chống tham nhũng trong Quốc triều hình
luật và về tội phạm tham nhũng trong các bộ luật hình sự Việt Nam qua các
thời kỳ. Các nghiên cứu về Quốc triều hình luật đã chỉ ra được các điểm tiến
bộ của Quốc triều hình luật và những giá trị của nó trong quá trình xây dựng
đất nước ta hiện nay, trong đó có đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Các
công trình nghiên cứu về tội phạm tham nhũng cũng chỉ ra cho người đọc
những hiểu biết về loại tội phạm này và cả những biện pháp để nâng cao hiệu

6



quả phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, có không nhiều các công trình
nghiên cứu sâu về mối liên hệ và những giá trị kế thừa của các quy định về
tội phạm tham nhũng trong Quốc triều hình luật vào quá trình hoàn thiện
pháp luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở này, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Các quy định về tội tham nhũng trong Quốc triều hình luật Việt Nam và
kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay” làm luận
văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở nước ta, từ trước đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu của
nhiều tác giả về Quốc triều hình luật và các tội phạm tham nhũng.
*Các công trình nghiên cứu về Quốc triều hình luật được kể đến như sau:
- Nhóm các công trình chuyên khảo:
Công trình chuyên khảo Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội
dung và giá trị do TS. Lê Thị Sơn chủ biên, gồm 16 công trình của các nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Quốc triều hình luật và những
giá trị lập pháp; Quan chế triều Lê qua Quốc triều hình luật; Vấn đề hình phạt
trong Quốc triều hình luật; Nội dung và giá trị của những quy định về các tội
phạm cụ thể trong Quốc triều hình luật; Những nội dung cơ bản của tố tụng
hình sự trong Quốc triều hình luật…
Cuốn sách Bộ luật Hồng Đức di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt
Nam do nhà nghiên cứu Lê Đức Tiết biên soạn và được xuất bản năm 2010,
đã nghiên cứu Quốc triều hình luật trên ba phương diện: (i) Những tư tưởng
lớn về trị quốc an dân trong quá trình soạn thảo và thực thi Bộ luật Hồng
Đức; (ii) Bộ luật Hồng Đức với tác dụng là định hướng, là hành lang pháp lý
cho việc soạn thảo, thực thi luật tục của các dân tộc; (iii) Kế thừa và phát huy
kinh nghiệm soạn thảo, thực thi Bộ luật Hồng Đức vào sự nghiệp hoàn thiện
pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [15, tr.15].

7



Ngoài ra còn có một số công trình có đề cập đến Quốc triều hình luật,
như công trình của nhà bác học Lê Quý Đôn và của nhà sử học Phan Huy
Chú, các chuyên khảo, giáo trình về lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
của các tác giả như: Nguyễn Thị Việt Hương, Vũ Thị Phụng, Nguyễn Ngọc
Hòa…
- Kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia:
+ Kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia Lê Thánh Tông (1442-1497) - Con
người và sự nghiệp nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày mất của vua Lê Thánh
Tông do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1997, gồm 33
bài viết của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Một số
vấn đề về sự điều chỉnh của pháp luật nhà Lê trong Quốc triều hình luật..
+ Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Quốc triều hình luật, những giá trị lịch
sử và đương đại góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam do
Nhà xuất bản tư pháp xuất bản năm 2008, gồm 22 bài nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như công trình: Quốc triều
hình luật –công trình mang đậm bản sắc văn hóa pháp lý và tính nhân văn của
dân tộc Việt Nam của GS.TS. Lê Minh Tâm; Các quy định về phòng, chống
tham nhũng trong Bộ Quốc triều hình luật và những bài học cho công cuộc
phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay của TS.Nguyễn Văn Thanh...
+ Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Quốc gia về Cải cách pháp luật và xây
dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông – Những giá trị lịch sử
và đương đại do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2017, bao gồm 16 bài
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhà quản lý ở các lĩnh vực khác nhau,
tiêu biểu như công trình: Quốc triều hình luật trong dòng chảy của văn hóa
pháp lý Việt Nam của TS. Dương Thị Thanh Mai; Quốc triều hình luật – Một
mẫu mực về pháp điển hóa trong thời kỳ phong kiến Việt Nam và bài học cho
công tác pháp điển hóa, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp ở nước ta của GS.TS.


8


Trần Ngọc Đường; Quy định về tội phạm và hình phạt trong Quốc triều hình
luật từ góc nhìn đương đại của TS. Nguyễn Sơn; Bài học về phòng, chống
tham nhũng dưới triều vua Lê Thánh Tông của TS. Nguyễn Văn Thanh…
+ Các công trình đăng tạp chí khoa học: một số công trình tiêu biểu
như: Tìm hiểu tư tưởng giữ nước của Lê Thánh Tông trong Quốc triều hình
luật của nhà nghiên cứu Vũ Quang Lộc và Nguyễn Hữu Phúc đăng trên tạp
chí Lịch sử quân sự số 8/2007; Quá trình xây dựng Quốc triều hình luật hay
Luật hình triều Lê, xét từ góc độ đa dạng văn hóa và đối thoại giữa văn hóa
Đại Việt và văn hóa Trung Hoa thời Trung đại của tác giả Phạm Xuân Nam
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 8 (376)/2007; Khảo cứu về quy định
chống tham nhũng trong “Quốc triều hình luật” của tác giả Phan Ngọc Huyền
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5/2015...
- Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài:
Trong số các công trình nghiên cứu về Quốc triều hình luật của các học
giả nước ngoài có một số công trình tiêu biểu như: Luật và xã hội Việt Nam
thế kỷ XVII – XVIII của GS.Yu Insun; Hệ thống luật pháp triều Lý và triều
Tràn của Việt Nam và mối quan hệ giữa Đường luật và Lê Triều hình luật của
GS. Yu Insun…
* Đối với các nghiên cứu về tội phạm tham nhũng, có một số các công
trình nghiên cứu tiêu biểu qua các thời kỳ như sau:
- Về giáo trình, sách chuyên khảo, các sách bình luận: Giáo trình Luật
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật Hình sự
Việt Nam phần các tội phạm, Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Lê Cảm
chủ biên; Sách chuyên khảo: Tìm hiểu các tội phạm về tham nhũng, ma tuý
và xâm phạm tình dục đối với người chưa thành niên, Nguyễn Ngọc Điệp,
Đoàn Tấn Minh, Nxb Công an nhân dân, 1998; Tìm hiểu pháp luật về chống
tham nhũng, lợi dụng chức vụ xâm phạm lợi ích Nhà nước và quyền lợi công


9


dân, Nguyễn Mạnh Hùng, Nxb Sự Thật, 1992;...Những giáo trình, sách
chuyên khảo, sách bình luận này sẽ trang bị cho người đọc những kiến thức
chung, cơ bản về loại tội phạm tham nhũng.
- Các bài báo khoa học có đề cập đến tội tham nhũng như: Một số ý
kiến hoàn thiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nguyễn
Đình Bính, Tạp chí Kiểm sát, VKSNDTC, số 09/2008; Các giải pháp nâng
cao hiệu quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, Phạm Mạnh Khải, Tạp
chí Thanh tra chính phủ, Số 11/2009... Đây là những công trình nghiên cứu
chuyên sâu về tội phạm về tham nhũng đã được đăng trên các tạp chí chuyên
ngành. Các công trình này chủ yếu phân tích các quy định của Bộ luật Hình
sự Việt Nam về tội phạm về tham nhũng, phân tích các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm đối với từng tội danh tham nhũng và các hình thức trách
nhiệm hình sự được áp dụng đối với các tội danh này và đề ra những giải
pháp phòng, chống tội phạm về tham nhũng.
- Các luận án tiến sĩ luật học có các đề tài liên quan của các tác giả:
Trần Đăng Vinh, Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay, 2012; Trần Văn Đạt, Các tội phạm về tham nhũng theo pháp
luật hình sự Việt Nam, 2012... Ở cấp độ luận văn thạc sĩ có các đề tài của các
tác giả: Hoàng Anh Tuyên, Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt
Nam; Trương Quốc Hưng, Quy định về phòng, chống tham nhũng trong Bộ
luật Quốc triều hình luật và bài học rút ra đối với công cuộc phòng, chống
tham nhũng hiện nay, Hà Nội, 2011; Ngọ Duy Hiểu, Đổi mới tư duy pháp lý
về đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay... Những luận
văn, luận án này ở những góc độ khác nhau đã nghiên cứu về tội phạm tham
nhũng ở những khía cạnh chung, những vấn đề lý luận, tình hình tham nhũng
và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cũng như việc đổi mới tư

duy trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam [20, tr.6].

10


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã
có nhiều công trình nghiên cứu về Quốc triều hình luật, đặc biệt là vấn đề
phòng, chống tham nhũng trong Quốc triều hình luật và về tội phạm tham
nhũng trong các bộ luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên, có
không nhiều các công trình nghiên cứu sâu về mối liên hệ và những giá trị kế
thừa của các quy định về tội phạm tham nhũng trong Quốc triều hình luật vào
quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam. Do đó đề tài luận văn “Các
quy định về tội tham nhũng trong Quốc triều hình luật Việt Nam và kinh
nghiệm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay” là đòi hỏi khách
quan, cấp thiết vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn với mục đích góp
phần vào việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống pháp luật
Việt Nam thời phong kiến vào quá trình hoàn thiện pháp luật hiện đại. Luận
văn sẽ chỉ ra các quy định chi tiết, cụ thể về tội tham nhũng trong Quốc triều
hình luật, mối liên hệ và kế thừa giữa các quy định đó với các quy định về tội
phạm tham nhũng trong các Bộ luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ, để từ
đó nhận thấy một cách tổng quan về những giá trị kế thừa và tham khảo từ
Quốc triều hình luật vào quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.
Đồng thời, có thể đề cập thêm cả các biện pháp khác để khắc phục những hạn
chế, tồn tại nhằm hoàn thiện các quy định về các tội phạm tham nhũng trong
pháp luật hình sự Việt Nam, với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống tham nhũng của nước ta hiện nay.
3. Mục đích, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng của các quy
định về tội phạm tham nhũng trong Quốc triều hình luật.

- Đánh giá việc vận dụng các quy định về tội phạm tham nhũng trong
Quốc triều hình luật vào quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.

11


- Đề ra những giải pháp để hoàn thiện các quy định về Các tội phạm
tham nhũng trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quá trình hình thành Quốc triều
hình luật, những quy phạm pháp luật của Quốc triều hình luật, những nhân tố
về tình hình xã hội tác động đến quan điểm, tư tưởng của nhà lập pháp thời
Lê sơ, cũng như những yêu cầu hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay
để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng của nước ta hiện nay.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định về tội tham nhũng
trong Quốc triều hình luật và các Bộ luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng
Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng chống tội
phạm tham nhũng nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận của triết học Mác Lênin về
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mác-xít, chú trọng phương
pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp,

phương pháp lịch sử cụ thể. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương
pháp phổ biến và hiện đại khác như thống kê luật học, so sánh... trong quá
trình nghiên cứu để giải quyết vấn đề một cách toàn diện.

12


5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn góp phần làm phong phú thêm cơ
sở lý luận nhận thức về các giá trị truyền thống cũng như vai trò của truyền
thống đối với hiện tại. Luận văn góp phần vào việc khai thác, bảo tồn và phát
huy các giá trị truyền thống pháp luật Việt Nam. Qua đó giúp chúng ta hiểu
được mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, là cơ sở để vận dụng các giá
trị truyền thống pháp luật vào quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện
nay, để thúc đẩy sự phát triển phồn thịnh của đất nước.
Cụ thể, luận văn đưa ra những nghiên cứu, phân tích, đánh giá về các
quy định về tội tham nhũng trong Quốc triều hình luật, có liên hệ với tình
hình xã hội nước ta thời kỳ phong kiến nhà Lê sơ, đặc biệt thời vua Lê Thánh
Tông; Trên cơ sở đó phân tích những điểm tương đồng và cả những điểm
khác biệt của Quốc triều hình luật và các Bộ Luật hình sự Việt Nam qua các
thời kỳ trong các quy định về tội phạm tham nhũng. Từ đó nêu các giải pháp
để kế thừa các điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật vào quá trình hoàn thiện
pháp luật hình sự Việt Nam để nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng hiện nay ở nước ta.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho không chỉ các nhà nghiên cứu mà còn cả các nhà lập pháp, các cán
bộ giảng dạy pháp luật, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư
pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hoàn cảnh ra đời, nội dung chính và tư tưởng phòng, chống
tham nhũng trong Quốc triều hình luật.

13


Chương 2: Nội dung các quy định về tội tham nhũng trong Quốc triều
hình luật.
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam hiện
nay từ kinh nghiệm lập pháp trong Quốc triều hình luật.

14


CHƢƠNG 1
HOÀN CẢNH RA ĐỜI, NỘI DUNG CHÍNH VÀ TƢ TƢỞNG
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
1.1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của Quốc triều hình luật
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Quốc triều hình luật hay dân gian quen gọi là Bộ luật Hồng Đức là bộ
luật tiêu biểu cho các giá trị văn minh và văn hóa Việt Nam trong lịch sử tồn
tại và phát triển hàng ngàn năm của dân tộc. “Quốc triều hình luật là một
thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nó không chỉ là
đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn
cả đối với bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX: Hoàng Việt luật lệ do
Gia Long ban hành năm 1812” [36, tr.17]. Đây là bộ luật được giới nghiên
cứu cổ luật trong và ngoài nước đánh giá cao. Tuy nhiên, “Việc xác định thời
điểm khởi thảo Bộ luật này cũng như thời điểm tiêu biểu nhất cho sự hoàn
chỉnh bộ luật này vẫn đang còn là một vấn đề chưa được khẳng định” [36,

tr.13] và có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu. Lý do là cả ba
bản in ván khắc Quốc triều hình luật hiện còn lưu tại Viện Nghiên cứu Hán
Nôm (Hà Nội) đều không có tựa đề, không ghi niên đại soạn thảo, người soạn
thảo.
Theo Đinh Gia Trinh cho rằng Quốc triều hình luật được ban hành dưới
triều vua Lê Thánh Tông trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497)
trên cơ sở tập hợp có hệ thống các luật lệ của các vua Lê trước đó và có sửa
đổi, bổ sung thêm một số điều khoản mới. Ông gọi đó là Bộ luật 1483 [10,
tr.155-156].
Nguyễn Quang Quýnh cho rằng Quốc triều hình luật được điển chế vào
khoảng năm 1470 dưới triều vua Lê Thánh Tông [21, tr.82]. Hiện tại, nhiều
người vẫn thường gọi Bộ Quốc triều hình luật triều Lê là Bộ luật Hồng Đức.

15


Ngoài ra, một số tác giả như Nguyễn Ngọc Huy, Yamamoto Tatsuro và
Insun Yu lại cho rằng Quốc triều hình luật được soạn thảo ngay dưới triều vua
Lê Thái Tổ và được sửa đổi, bổ sung nhiều dưới triều vua Lê Thánh Tông
[12].
Một số tác giả thuộc Viện Sử học Việt Nam cho rằng Quốc triều hình
luật được khởi thảo sớm hơn, thậm chí từ năm 1928 dưới triều vua Lê Thái
Tổ. Kiến giải này có vẻ hợp lý, bởi có nhiều căn cứ. Thứ nhất, về các sự kiện
lập pháp nhà Lê sơ, Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Năm 1449 “bổ sung mới
vào hình luật chương Điền sản gồm 14 điều. Trước kia, Thái Tổ định thực
hiện phép quân điền, cho nên lược bỏ chương Điền sản. Đến đây lại bổ sung
vào” [7, tr.292]. Phép quân điền được vua Lê Thái Tổ ban hành vào tháng 2
năm 1429, do đó câu trích trong sử cho thấy có thể từ năm 1428, vua Thái Tổ
đã ban bố Bộ luật đầu tiên của triều đại mình. Cũng trong Đại Việt sử ký toàn
thư ghi nhận tháng giêng năm 1428, Lê Thái Tổ “hạ lệnh cho các tướng hiệu

và các quan rằng từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp
luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật là để dạy các tướng
hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều
luật thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp” [7, tr.296].
Năm 1437, vua Lê Thái Tông ra chỉ dụ cho các quan đại thần, thái
giám, hình quan rằng “phàm người xét án, cứ theo điều chính trong luật mà
xử đoán, điều luật và tội danh phải lấy ở hình luật, rồi trình lên quan đại thần,
thái giám, đài quan và năm đạo công đồng xem qua, các quan ấy cho là phải
thì sau mới xử đoán [8, tr.121]. Điều này cho thấy Hình luật đã được ban hành
vào thời Thái Tổ vì từ sau khi Thái Tổ mất (1433) đến năm 1437, Thái Tông
không ban hành một bộ luật hình sự nào.
Thứ hai, trong Quốc triều hình luật có một số điều khoản quy định về
cấp hành chính địa phương là lộ, các chức quan trong cấp hành chính lộ và

16


các chức quan này đã được đặt ra từ triều vua Lê Thái Tổ [14, tr.46].
Ví dụ như tại điều 34 của Quốc triều hình luật có liệt kê tới 27 đơn vị
hành chính lộ trong đó có một số lộ chỉ có dưới thời Trần mà không có dưới
thời Lê sơ. Dưới thời Trần, lộ là cấp hành chính địa phương trực thuộc trung
ương và có 12 lộ. Nhưng đến thời vua Lê Thái Tổ, ông đặt lộ là cấp hành
chính trung gian dưới cấp đạo tương đương cấp phủ, trấn trên cấp châu,
huyện. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông bỏ cấp hành chính lộ, quy định đơn vị
hành chính địa phương dưới cấp đạo, trên cấp huyện là cấp phủ. Tuy nhiên,
trong Quốc triều hình luật vẫn có 27 điều khoản nhắc tới cấp lộ, lộ quan. Do
đó, có thể thấy rằng những điều luật đó phải được ban hành trước thời Lê
Thánh Tông [14, tr.46].
Hay một số chức quan đặt ra dưới thời Lê Thái Tổ đã bị đổi tên hoặc bị
xóa bỏ duới triều Lê Thánh Tông vẫn xuất hiện trong một số điều khoản của

Quốc triều hình luật. Ví dụ như thời Lê Thái Tổ có các quan sảnh viện, nhưng
đến năm 1466, các chức quan này đã bị vua Lê Thánh Tông bãi bỏ. Tuy
nhiên, trong Quốc triều hình luật vẫn có tới 25 điều khoản quy định trừng
phạt các quan sảnh viện phạm tội khi đảm nhận chức vụ. Thêm nữa, các chức
quan tể tướng, quan thẩm hình viện cũng đã bị vua Lê Thánh Tông bãi bỏ từ
năm 1466 nhưng cũng vẫn xuất hiện trong Quốc triều hình luật [14, tr.47].
Những điều nêu trên cho chúng ta thêm căn cứ rằng Quốc triều hình
luật phần nhiều được ban hành từ thời vua Lê Thái Tổ.
Thứ ba, so sánh về nội dung một số điều khoản trong Quốc triều hình
luật với thực tiễn áp dụng pháp luật thời Lê sơ được ghi chép trong chính sử
cũng cho ta thêm căn cứ về thời điểm ban hành bộ Quốc triều hình luật là thời
vua Lê Thái Tổ. Cụ thể, trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, năm 1434,
đầu bếp ở Thái miếu là Nguyễn Chú phạm tội ức hiếp mua hàng hóa bị đánh
80 trượng, thích chữ vào gáy, bị rao ba ngày cho mọi người biết. Hành vi

17


phạm tội và các hình phạt được áp dụng trên trùng với nội dung điều 577
trong Quốc triều hình luật. Năm 1435, có bảy tên ăn trộm tái phạm đều còn ít
tuổi, Hình quan chiếu luật đều đáng xử chém, sau triều đình thấy vậy giết
nhiều người quá nên chỉ xử chém hai tên, còn lại bị lưu đày. Hành vi tái phạm
tội ăn trộm và mức hình phạt xử chém mà hình quan chiếu theo trùng hợp với
điều 429 trong Quốc triều hình luật. Việc giảm án cho người ít tuổi có thể
theo nguyên tắc chiếu cố theo tuổi ở điều 16 của Quốc triều hình luật. Cũng
trong năm 1435, Thái Quân Thực và Nguyễn Tông Trụ đi sứ sang nhà Minh
mắc tội tiết lộ công việc triều chính với nước ngoài, đánh nhau làm nhục quân
thể, tội đáng xử tử nhưng vì từng có công nên chỉ bị lưu hình. Hành vi phạm
tội và mức hình phạt nêu ra trong vụ án này trùng hợp với điều 79, điều 495
trong Quốc triều hình luật. Mức án giảm nhẹ đối với Thái Quân Thực,

Nguyễn Tông Trụ cũng cho thấy được áp dụng nguyên tắc chiếu cố theo bát
nghị. Các vụ án trên mặc dù xảy ra dưới thời Lê Thái Tông, nhưng các điều
khoản trong Bộ luật phải được ban hành dưới thời Lê Thái Tổ. Vì vua Thái
Tổ mất năm 1433, các vụ án chỉ xảy ra trong vòng một đến hai năm sau đó,
lúc vua Thái Tông lên ngôi mới chỉ có 11 tuổi, trong thời hạn để tang vua cha
ba năm thì cũng không được thay đổi phép tắc của cha mình theo lễ nghi và
quan điểm Pháp tiên vương của đạo Nho. Đồng thời các mức hình phạt đó
vẫn được giữ nguyên trong Bộ luật cho đến tận thời Lê Mạt [14, tr.48-49].
Với các phân tích trên, có thể nhận định rằng Quốc triều hình luật được
ban hành vào năm 1428 dưới thời vua Lê Thái Tổ, ngay sau khi nhà vua vừa
thiết lập triều đại.
Mặc dù được ban hành sớm ngay từ năm 1428 nhưng nội dung của 722
điều khoản trong bản dịch mà chúng ta có hiện nay cho thấy Quốc triều hình
luật là thành quả lập pháp của nhiều triều vua hậu Lê.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương

18


mục, Lịch triều hiến chương loại chí cho thấy rằng trước và sau khi lên ngôi,
Thái Tổ đã ban hành những quy định về hình phạt và luật lệ kiện tụng, về
chức tước các quan văn võ, về phân cấp hệ thống chính quyền địa phương, về
việc hạn chế thế lực và sự lạm quyền của các đại thần, tướng hiệu, quan lại,
về việc lập sổ điền, sổ hộ, về việc cấm bỏ hoang ruộng đất. Điều này thể hiện
sự quan tâm đặc biệt của Thái Tổ đến những lĩnh vực quan trọng nhất thời
hậu chiến nhằm nhanh chóng thiết lập lại kỷ cương nhà nước, trật tự xã hội,
củng cố địa vị và quyền lực của Hoàng đế, kiểm soát chặt chẽ đất đai và dân
chúng. Vua Lê Thái Tổ có những đóng góp tương đối trong việc ban hành
Quốc triều hình luật [14, tr.50].
Dưới thời vua Thái Tông, ông cũng bổ sung vào Bộ luật một số điều

khoản như Điều 502, Điều 507, Điều 513, Điều 527, Điều 683 [14, tr.52].
Dưới thời vua Nhân Tông (1442-1459) đã bổ sung vào Hình luật
chương Điền sản gồm 14 điều. Trong Quốc triều hình luật, 14 điều này được
xếp vào một phần riêng thuộc chương 6 với tiêu đề “Điền sản mới tăng
thêm”.
Đặc biệt, vị vua có đóng góp lớn lao nhất cho việc hoàn thiện cơ bản
Quốc triều hình luật chính là vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) – vị vua anh
minh bậc nhất của triều Lê sơ. Phần lớn các luật lệ ban hành dưới triều vua Lê
Thánh Tông được tập hợp trong hai tập tư liệu là Thiên nam dư hạ tập và
Hồng Đức thiện chính thư. Khi so sánh các điều khoản trong Thiên nam dư hạ
tập và Quốc triều hình luật cho thấy có 41 điều khoản được vua Thánh Tông
đưa thêm vào Bộ luật. Khi so sánh các điều khoản trong Hồng Đức thiện
chính thư và Quốc triều hình luật cho thấy có 42 điều khoản được vua Thánh
Tông đưa thêm vào Bộ luật. Phần lớn các điều khoản được vua Thánh Tông
đưa thêm vào Bộ luật đều nhằm củng cố chặt chẽ quan hệ vua tôi, lễ nghi Nho
giáo trong gia đình, đồng thời hướng tới điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong

19


đó có sự kết hợp hài hòa giữa luật với lễ nghi và tư tưởng Nho giáo. Điều đó
hoàn toàn phù hợp với đường lối cai trị đức chủ - pháp bổ được xây dựng trên
nền tảng tư tưởng Nho giáo của ông nhằm xây dựng một nhà nước an dân, ổn
định kinh tế - xã hội.
Sau vua Lê Thánh Tông, bộ luật vẫn tiếp tục được sửa đổi, bổ sung ở
các triều vua nhà Lê sơ sau đó.
Tổng kết lại, Quốc triều hình luật có thể được ban hành ngay thời Lê
Thái Tổ và được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện qua các triều vua Lê sơ, trong
đó có đóng góp to lớn của vua Lê Thánh Tông dưới niên hiệu Hồng Đức.
1.1.2. Khái quát nội dung chính của Quốc triều hình luật

Quốc triều hình luật gồm 722 điều, chia làm 6 quyển, 15 chương. Cụ
thể:
+ Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ (49 điều), Cấm vệ (47 điều)
Chương Danh lệ: quy định về những vấn đề cơ bản về tội thập ác, về
ngũ hình, chế độ bát nghị, chuộc tội bằng tiền...làm cơ sở để cho việc định
chế tài xử phạt ở các chương điều khác;
Chương Vệ cấm: quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và
các tội xâm hại đến hoàng thành, cung điện, tài sản và tính mạng của vua,
hoàng tộc;
+ Quyển 2 có 2 chương: Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điều)
Chương Vi chế: quy định về hình phạt đối với các hành vi sai trái của
quan lại, các tội phạm về chức vụ;
Chương Quân chính: quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái
của tướng, sĩ, các tội vi phạm về quân ngũ, kỉ luật quân đội;
+ Quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông
gian (10 điều)
Chương Hộ hôn: quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân, gia đình và

20


các tội liên quan đến các lĩnh vực này;
Chương Điền sản: quy định về sở hữu, mua bán, tranh chấp..ruộng
đất, vấn đề thừa kế, hương hỏa và các tội phạm có liên quan;
Chương Thông gian: quy định về các tội phạm tình dục, các chế tài
xử phạt tội gian dâm, cưỡng dâm, xâm hại thân thể người phụ nữ;
+ Quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều)
Chương Đạo tặc: quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số
tội chính trị như phản nước hại vua;
Chương Đấu tụng: quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các

tội vu cáo, lăng mạ;
+ Quyển 5 có 2 chương: Trá nguỵ (38 điều), Tạp luật (92 điều)
Chương Trá ngụy: quy định các tội giả mạo, lừa dối;
Chương Tạp luật: quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh
thuộc các chương ở trên.
+ Quyển 6 có 2 chương: Bộ vong (13 điều), Đoản ngục (65 điều)
Chương Bộ vong: quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các mức
hình phạt tương đương.
Chương Đoản ngục: quy định về việc giam giữ, xét tụng các nghi can
và tội phạm.
Quốc triều hình luật là một bộ “tổng luật”. Nếu xét theo khoa học pháp
lý hiện đại, bộ luật này sẽ bao gồm các quy phạm pháp luật ở nhiều ngành
luật khác nhau: luật hôn nhân – gia đình, luật dân sự, luật hành chính, luật
hình sự, luật tố tụng… Tìm hiểu bộ luật, chúng ta thấy phạm vi điều chỉnh và
sự can thiệp của nó rất rộng, bao quát lên toàn bộ các mặt đời sống xã hội, từ
những quan hệ trong gia đình đến những quan hệ trong làng xã, từ quan hệ
vua tôi đến quan hệ vợ chồng cha con, mẹ con, từ các lĩnh vực kinh tế đến các
lĩnh vực quản lí hành chính, ngoại giao, quân sự trong nước, …

21


Nội dung chủ yếu của bộ luật nhằm bảo vệ chế độ quân chủ triều Lê,
bảo vệ tài sản và quyền thu tô thuế, bắt phu bắt lính của Nhà nước, bảo vệ trật
tự kỷ cương, bảo vệ các nguyên tắc về luân lý, đạo đức phong kiến…Bộ luật
Hồng Đức có mô phỏng luật Tùy, Đường của Trung Quốc và kế thừa luật thời
Lý, Trần. Nhưng Luật Hồng Đức chứa đựng nhiều giá trị phản ánh ý thức độc
lập dân tộc mạnh mẽ của triều Lê, sự chăm lo của Nhà nước đối với chủ
quyền và an ninh quốc gia, đối với những lợi ích cộng đồng như đê điều, thủy
lợi, mùa màng và sự tôn trọng của Nhà nước đối với những phong tục tập

quán, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một số nguyên tắc, tinh thần cơ
bản cũng như những quy định chặt chẽ của nó chứng tỏ các giá trị và tính độc
lập sáng tạo của hoạt động lập pháp nhà Lê [1, tr.32].
Một số điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật so với các bộ luật đương
thời trong khu vực như:
Thứ nhất, Quốc triều hình luật đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến. Ví dụ như người con gái được quyền chia tài sản như con trai
(Điều 388), trường hợp gia đình không có con trai, con gái trưởng được quyền
thừa kế hương hỏa (Điều 391), khi gia đình phải phân chia tài sản thì tài sản
do hai vợ chồng gây dựng nên được chia đôi (Điều 374, Điều 375), trường
hợp người chồng ruồng bỏ không đi lại với vợ trong 05 tháng thì người vợ có
quyền bỏ chồng (Điều 308).
Thứ hai, về hình phạt thì hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng
thấp hơn so với phạm nhân nam.
Thứ ba, các quy định trong Quốc triều hình luật thể hiện chính sách
trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê
điều, chặt phá cây cối và lúa má của người khác, tự tiện giết trâu, ngựa…
Thứ tư, Quốc triều hình luật thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân
thường. Trong Bộ luật có nhiều điều luật trừng phạt nghiêm khắc những

22


×