Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.78 KB, 94 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

HONG NGC THANH

TộI CÔNG NHIÊN CHIếM ĐOạT TàI SảN
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2019


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

HONG NGC THANH

TộI CÔNG NHIÊN CHIếM ĐOạT TàI SảN
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 8380101.03

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS TRNH TIN VIT

H NI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Hoàng Ngọc Thanh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CÔNG NHIÊN
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ ....................... 9
1.1.

KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG DẤU HIỆU PHÁP LÝ HÌNH SỰ

CỦA TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ......................... 9

1.1.1. Khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ....................................... 9
1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý hình sự của tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản .................................................................................................. 13
1.2.

TÍNH NGUY HIỂM VÀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA HÀNH VI
CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ HÀNH
VI CÓ MỤC ĐÍCH CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN KHÁC ..................... 20

1.2.1. Tính nguy hiểm của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản .............. 21
1.2.2. Sự khác biệt của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản với một
số hành vi có mục đích chiếm đoạt tài sản khác ................................ 23
1.3.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ QUY ĐỊNH VỀ TỘI CÔNG NHIÊN
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ..... 26

1.3.1. Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến đến trước pháp điển hóa lần thứ
nhất - BLHS năm 1985....................................................................... 27
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước pháp điển hóa lần thứ hai năm 1999 ............................................................................................ 32


Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI
SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ... 36
2.1.

QUY ĐỊNH VỀ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 .......................................... 36

2.1.1. Những điểm mới, tiến bộ quy định về tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản theo BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 ...................... 38
2.1.2. Một số tồn tại, hạn chế ....................................................................... 41
2.2.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI CÔNG NHIÊN
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM
1999 TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG ........................... 48

2.2.1. Khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa bàn thành
phố Hải Phòng .................................................................................... 48
2.2.2. Những kết quả đạt được ..................................................................... 50
2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản ........................... 53
Chương 3: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI CÔNG
NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ......... 61
3.1.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VỀ TỘI CÔNG NHIÊN
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM
2015 VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................. 61

3.1.1. Nhận xét, đánh giá quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
theo BLHS năm 2015 ......................................................................... 62
3.1.2. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện quy định về tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản theo BLHS năm 2015 ................................. 66
3.2.


NỘI DUNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI
CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH
SỰ NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ..... 68


3.2.1. Nội dung tiếp tục hoàn thiện quy định về tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản theo BLHS năm 2015...................................................... 68
3.2.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng quy định về tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản theo BLHS năm 2015 ........................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
TNHS: Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Số hiệu bảng

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 2.1

Thống kê xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu
và vụ án công nhiên chiếm đoạt tài sản ở các tòa án
tại thành phố Hải Phòng


50

Thống kê loại hình phạt áp dụng trong xét xử sơ
thẩm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ở các tòa án
tại thành phố Hải Phòng

51

So sánh quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản trong BLHS năm 2015 với mô hình kiến nghị
sửa đổi quy định này

69

Diễn biến số lượng vụ án công nhiên chiếm đoạt tài
sản đã xét xử sơ thẩm ở các tòa án tại địa bàn thành
phố Hải Phòng

52

Bảng 2.2

Bảng 3.1

Biểu đồ 2.1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Sở hữu có thể coi là quyền dân sự quan trọng nhất của con người được
Tuyên toàn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên Hợp quốc ghi
nhận tại Điề u 17: “1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình
hoặc tài sản sở hữu chung với người khác . 2. Không ai bi ̣ tước đoạt tài sản
của mình một cách tùy ti ện” [21, tr.51]. Theo đó, mọi hành vi tước đoạt một
cách tùy tiện tài sản của người khác đều là hành vi vi phạm pháp luật, xâm
phạm giá trị nhân quyền quan trọng được nhân loại tiến bộ thừa nhận và bảo
vệ. Việc tước đoạt tùy tiện tài sản của người khác một cách công khai, ngang
nhiên thể hiện sự coi thường pháp luật, bất chấp quyền lợi của người khác để
trục lợi. Nếu việc tước đoạt tài sản đó còn được thực hiện bằng thủ đoạn lợi
dụng khó khăn, vướng mắc đến mức không bảo vệ được tài sản của người giữ
tài sản như công nhiên chiếm đoạt tài sản thì càng thể hiện tính chất xấu xa,
đồi bại của hành vi chiếm đoạt. Vì vậy, luật hình sự Việt Nam ngay từ thời
phong kiến cho nay đều coi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội
phạm, đồng thời có chính sách xử lý đối với công nhiên chiếm đoạt tài sản
như các tội phạm có mục đích chiếm đoạt tài sản khác. Từ khi pháp điển hóa
luật hình sự lần thứ hai năm 1999, Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam đã quy
định công nhiên chiếm đoạt tài sản là một tội phạm độc lập, bị xử lý với
những khung hình phạt riêng. Tuy nhiên, quy định về tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản của BLHS năm 1999 vẫn chứa đựng nhiều khiếm khuyết như:
chưa mô tả cấu thành tội phạm; quy định chưa rõ ràng một số tình tiết định tội
hoặc định khung tăng nặng hình phạt; các tình tiết định khung tăng nặng hình
phạt chưa phản ánh đặc thù của tội phạm này… BLHS năm 2015, sửa đổi
năm 2017 ban hành trong lần pháp điển hóa thứ ba luật hình sự Việt Nam đã

1


có những cải cách đáng kể so với BLHS năm 1999 trong việc quy định về tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để những

khiếm khuyết kể trên. Tình trạng trên là một trong các nguyên nhân cơ bản
dẫn đến hạn chế, sai lầm trong thực tiễn áp dụng quy định này, làm hạn chế
hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, qua đó, làm giảm tính
nghiêm minh, tiến bộ của pháp luật.
Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật nêu trên đòi hỏi
việc nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện các vấn đề lý luận, quy định và
thực tiễn áp dụng quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật hình
sự Việt Nam, từ đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng là hết
sức cấp thiết. Tuy nhiên, hiện nay, trong khoa học luật hình sự nước ta lại
chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đồng bộ về tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản, đồng thời đánh giá quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi
năm 2017 và gắn với một địa bàn cụ thể dưới góc độ khoa học luật hình sự.
Chính vì vậy, từ lĩnh vực công tác của mình, học viên đã lựa chọn đề tài: “Tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số
liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Ngoài ra, việc gắn đề tài nghiên cứu với thực tiễn áp dụng pháp luật tại địa
bàn thành phố Hải Phòng xuất phát từ tính điển hình của địa phương với đầy
đủ đặc trưng của các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng đến
miền núi, miền biển, đảo.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong sách báo pháp lý hình sự nước ta, nghiên cứu về tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản chưa được nghiên cứu độc lập ở các công trình khoa học
độc lập mà mới được đề cập đến ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như:
* Ở cấp độ giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo chuyên ngành luật
hình sự, các nghiên cứu trong nước chỉ đề cập đến tội công nhiên chiếm đoạt

2


tài sản với tư cách là một trong các đối tượng nghiên cứu. Tiêu biểu như các

công trình sau đây: (1) Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; (2) Võ Khánh
Vinh (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Nxb. Giáo dục, Hà Nội; (3) Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học
BLHS phần các tội phạm, tập II - Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh; (4) Nguyễn Mai Bộ (2010), Các tội xâm phạm sở hữu trong
BLHS năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội; (5) Lê Đăng Doanh (2013), Định tội danh đối với các tội xâm phạm
sở hữu (BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb. Tư pháp, Hà
Nội; (6) Cao Thị Oanh (chủ biên) (2015), Các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt tài sản, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; v.v...
Trong các công trình trên, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ là một
trong các tội phạm nói chung hoặc một trong các tội xâm phạm sở hữu, tội
chiếm đoạt tài sản được nghiên cứu chứ không phải đối tượng nghiên cứu duy
nhất của công trình. Nội dung nghiên cứu về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
chỉ dừng lại ở phân tích, bình luận những dấu hiệu pháp lý hình sự, hình phạt
hoặc vấn đề định tội danh, giải pháp đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm
này. Đáng chú ý, có công trình khoa học: “Bình luận khoa học BLHS năm
2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần các tội phạm, Quyển 1)” do
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên và biên soạn Chương XVI “Các tội xâm
phạm sở hữu”, trong đó đã phân tích theo từng khoản, điều tương ứng của
BLHS mới về các tội phạm này, trong đó có phân tích về tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản [17, tr.257-330].
* Ở cấp độ luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ có một số công trình nghiên
cứu chuyên sâu về các tội xâm phạm sở hữu hoặc tội chiếm đoạt tài sản, trong
đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: (1) Nguyễn Ngọc Chí (2000), TNHS

3



đối với các tội xâm phạm sở hữu, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và
pháp luật, Hà Nội; (2) Lê Thị Khanh (2006), Đấu tranh phòng, chống các tội
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn
thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; (3) Trần Thị Phường (2011),
Định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và
thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; (4) Điêu Thị Kim Liên
(2011), Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa
bàn tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; v.v...
Như vậy, do công nhiên chiếm đoạt tài sản không phải đối tượng
nghiên cứu duy nhất của các công trình này nên mức độ nghiên cứu không
chuyên sâu. Đa số trong các công trình trên lại nghiên cứu dưới góc độ tội
phạm học và phòng ngừa tội phạm nên quy định về tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản trong luật hình sự được nghiên cứu với tư cách là công cụ, phương tiện
quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm chứ không giải quyết toàn
diện những khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến tội phạm này.
Ngoài ra, bên cạnh các luận án, luận văn nghiên cứu chung về các tội
xâm phạm sở hữu hoặc chiếm đoạt tài sản trên, có một số luận văn nghiên cứu
chuyên sâu, trực tiếp về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như: Luận văn thạc
sĩ luật học: “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo BLHS 1999 - Những vấn
đề lý luận và thực tiễn” của Đặng Đình Chung, Trường Đại học Luật Hà Nội
năm 2001 và “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam”
của Nguyễn Bích Ngọc, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012. Các
luận văn thạc sĩ này nghiên cứu trực tiếp về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
nhưng vẫn chưa cập nhật với thực tiễn pháp luật từ sau khi BLHS năm 2015
được ban hành và gắn với thực tiễn áp dụng pháp luật tại một địa phương nhất
định [11, tr.3-4]; [24, tr.3-4].

4



* Ở cấp độ bài viết đăng tạp chí khoa học có một số công trình trực
tiếp nghiên cứu về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như: (1) Nguyễn Mai
Bộ (2007), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
11, tr.7-15; (2) Nguyễn Văn Trượng (2008), Một số vấn đề cần hoàn thiện
đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, Tạp chí Kiểm sát, số 24, tr.1216. Đây là những bài viết trực tiếp nghiên cứu về tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản nhưng do quy mô của công trình nên không có tính chuyên sâu, toàn
diện các khía cạnh lý luận và thực tiễn về đối tượng nghiên cứu. Nội dung
nghiên cứu cũng chưa cập nhật đến quy định của BLHS năm 2015 mới
được ban hành [3, tr.7-15]; [42, tr.12-16].
Tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu những năm gần đây cho thấy:
ở nước ta chưa có công trình nào ở quy mô luận văn thạc sĩ trở lên, nghiên
cứu chuyên sâu, toàn diện các khía cạnh lý luận, thực tiễn về tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản và cập nhật tới nội dung quy định trong lần pháp điển hóa
luật hình sự lần thứ ba - BLHS năm 2015. Do đó, việc nghiên cứu đề tài luận
văn thạc sĩ về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự Việt Nam
gắn với thực tiễn áp dụng tại địa bàn thành phố Hải Phòng và cập nhật đến
quy định của BLHS năm 2015 là hoàn toàn mới và cấp thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá nội dung quy định về tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp
dụng, từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện và bảo đảm áp dụng quy
định về tội phạm này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phục vụ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn phải giải quyết những
nhiệm vụ sau:

5



(1) Làm rõ cơ sở lý luận về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, trong đó
làm sáng tỏ khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự; chỉ ra tính nguy hiểm
và sự khác biệt của công nhiên chiếm đoạt tài sản so với các tội phạm có mục
đích chiếm đoạt tài sản khác để luận giải sự cần thiết phải quy định công
nhiên chiếm đoạt tài sản là một tội phạm độc lập trong BLHS.
(2) Đánh giá thực tiễn quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
theo luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến nay. Trong đó, tập
trung vào thành tựu, hạn chế của hai BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015;
đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 1999 về tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản qua thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Hải Phòng trong
giai đoạn 10 năm (2008 - 2017).
(3) Xác định những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong quy định về tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản của BLHS năm 2015; đề xuất phương hướng,
hoàn thiện và các giải pháp bảo đảm áp dụng quy định về tội phạm này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận, quy định
của BLHS năm 1999 và đánh giá, so sánh quy định của BLHS năm 2015 hiện
hành về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cũng như thực tiễn áp dụng quy
định về tội phạm này tại địa bàn thành phố Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới góc độ
khoa học luật hình sự, thuộc mã ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, mã
số 8.38.01.01.03. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các nội
dung sau đây:
(1) Một số vấn đề lý luận về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật
hình sự;

6



(2) Quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong quá trình phát
triển luật hình sự Việt Nam cho đến nay, đặc biệt là quy định của BLHS năm
1999 và so sánh với quy định BLHS năm 2015 về tội phạm này;
(3) Thực tiễn áp dụng quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
theo BLHS năm 1999 tại địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 10
năm (2008 - 2017).
5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách
hình sự. Quan điểm, đường lối xử lý tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở
hữu nói riêng và những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu,
sách chuyên khảo, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của các ngành
khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng như: phương pháp
thống kê, phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,
phương pháp nghiên cứu vụ việc điển hình… để phân tích, luận giải các vấn
đề thuộc nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn được thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây:
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam
nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, đồng bộ một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo BLHS năm 1999, tương
quan so sánh với quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017,
đồng thời gắn với thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng. Kết quả nghiên


7


cứu của luận văn đã đóng góp những tri thức lý luận, thực tiễn quan trọng về
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cho khoa học luật hình sự Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Một số phát hiện của luận văn trong đánh giá thực trạng và thực tiễn áp
dụng quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt
Nam. Những kiến nghị của luận văn về giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp
dụng quy định này có thể phục vụ đắc lực cho công tác lập pháp, áp dụng
pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng ngừa, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nói riêng và các tội
xâm phạm sở hữu nói chung.
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cho các nhà
khoa học-luật gia, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh
viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự trong các cơ sở đào tạo đại học, sau
đại học tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
theo luật hình sự.
Chương 2: Quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo BLHS
năm 1999 và thực tiễn áp dụng tại địa bàn thành phố Hải Phòng
Chương 3: Tiếp tục hoàn thiện quy định về tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản theo BLHS năm 2015 và một số giải pháp bảo đảm áp dụng.

8



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CÔNG NHIÊN
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ
Công nhiên chiếm đoạt tài sản được ghi nhận là một tội phạm trong cả
ba lần pháp điển hóa luật hình sự Việt Nam nhưng chưa bao giờ có định nghĩa
pháp lý nhằm mô tả những biểu hiện khách quan của tội phạm này. Cùng với
đó, diễn biến của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn lại có
nhiều điểm tương tự với các hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản khác. Điều
này khiến cho trong nhận thức và áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản còn tồn tại nhiều nhầm lẫn, bất nhất. Do đó,
việc làm sáng tỏ những nhận thức lý luận cơ bản về tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, tính nguy hiểm và sự khác biệt
so với các hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản khác là hết sức cần thiết. Chỉ
có dựa trên cơ sở nhận thức tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chính xác và
đầy đủ về phương diện lý luận mới có thể đánh giá toàn diện nội dung quy
định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định về tội phạm này cũng như đề
xuất giải pháp hoàn thiện, đảm bảo thực thi.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG DẤU HIỆU PHÁP LÝ HÌNH SỰ CỦA
TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1.1. Khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Trong pháp luật thực định Việt Nam chưa từng có định nghĩa pháp lý
về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nên khái niệm “công nhiên chiếm đoạt
tài sản” đã được các nhà khoa học xây dựng theo những cách khác nhau để
làm công cụ nghiên cứu về tội phạm này. Trong các Giáo trình Luật hình sự,
công nhiên chiếm đoạt tài sản được định nghĩa là:

9


Việc người phạm tội lợi dụng tình trạng chủ tài sản không có

điều kiện bảo vệ tài sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội mà chiếm
đoạt tài sản của họ [6, tr.260]; hoặc: là lợi dụng chủ tài sản không có
điều kiện ngăn cản, công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ [41, tr.381].
Trong các sách Bình luận khoa học BLHS, công nhiên chiếm đoạt tài
sản được hiểu là:
Ngang nhiên chiếm đoạt tài sản do người khác giữ mà không
chạy trốn [43, tr.198]; là hành vi công khai lấy tài sản trước sự
chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài
sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một
thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản hoặc
là hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để
lấy tài sản một cách công khai [27, tr.175]; v.v...
Các khái niệm trên chủ yếu dừng lại ở việc mô tả hành vi khách quan
chứ chưa khái quát đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm nên một số khái
niệm không có tính phân biệt rõ ràng với các hành vi phạm tội xâm phạm sở
hữu khác. Ví dụ trường hợp “ngang nhiên chiếm đoạt tài sản do người khác
giữ mà không chạy trốn” cũng có thể phù hợp để mô tả hành vi cướp tài sản
xong không bỏ trốn khỏi hiện trường. Do đó, để có khái niệm đầy đủ, chính
xác về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cần phải làm rõ nội hàm và kết hợp
các khái niệm thành phần trong đó gồm: “công nhiên” “chiếm đoạt” “tài sản”
và “tội phạm”.
Trước hết, “công nhiên” là một từ Hán - Việt được các từ điển giải
thích là “rõ ràng, ai cũng thấy” [19, tr.114] hoặc: “một cách công khai, rõ
ràng, không giấu diếm” [49, tr.347]. Theo đó, công nhiên chiếm đoạt tài sản
tức là chiếm đoạt tài sản một cách công khai, ngang nhiên, không có thủ đoạn
nào để che giấu việc chiếm đoạt.

10



“Chiếm đoạt” theo nghĩa từ điển thường được giải thích như một hành
vi gắn liền với thủ đoạn sử dụng vũ lực, quyền thế. Ví dụ sách “Hán - Việt
Tân từ điển” giải thích: “chiếm đoạt là dùng sức mạnh, thế lực mà lấy làm
của mình” [19, tr.140]. Tương tự như vậy, “Từ điển từ và ngữ Hán - Việt” cho
rằng: chiếm đoạt là “cướp lấy bằng võ lực hay quyền thế” [19, tr.108]. Hoặc
“Đại từ điển tiếng Việt” định nghĩa: chiếm đoạt là “chiếm của người khác
bằng cách dựa vào quyền hành, sức mạnh vũ lực” [49, tr.268]. Sở dĩ các từ
điển này giải thích như vậy vì trong thực tiễn hành vi chiếm đoạt thường hay
gắn liền với thủ đoạn sử dụng vũ lực, quyền uy. Tuy nhiên, thực chất ngữ
nghĩa của từ này thuần túy là hành động chứ không bao hàm phương thức tiến
hành hành động đó. Chiếm tức là giữ lấy làm của mình, đoạt tức là lấy thứ
thuộc về người khác từ trong tay (trong sự quản lý) của người khác. Việc
chiếm đoạt không nhất thiết phải tiến hành bằng vũ lực hay lợi dụng quyền
hành mà có thể bằng các thủ đoạn khác như: lén lút, lừa gạt, lợi dụng sơ hở...
Do vậy, trong các giáo trình luật hình sự chiếm đoạt tài sản được xác định là
hành vi “cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của
chủ tài sản thành tài sản của mình” [41, tr.366] hoặc “cố ý chuyển biến một
cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc của
một nhóm người hoặc cho người khác mà mình quan tâm” [6, tr.230.] mà
không nhất thiết phải thực hiện bằng phương thức nào. Tóm lại, chiếm đoạt
có nghĩa là hành vi chiếm lấy cho mình thứ thuộc sở hữu của người khác từ
người đang quản lý thứ đó. Hành vi chiếm đoạt tước đoạt của nạn nhân khả
năng chiếm hữu, quản lý thực tế đối với thứ bị chiếm đoạt chứ không làm mất
đi quyền chiếm hữu, quản lý của họ. Điều này cũng đúng với quan điểm của
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa khi viết: “Chiếm đoạt xét về mặt thực tế là quá
trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản vừa tạo cho người chiếm đoạt có
được tài sản đó. Quá trình này xét về mặt pháp lý không làm cho chủ sở hữu

11



mất đi quyền sở hữu của mình mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các
quyền cụ thể của quyền sở hữu” [17, tr.262-263].
“Tài sản” thông thường được hiểu là khái niệm dùng để “chỉ chung tiền
bạc, của cải” [19, tr.622] hoặc là “của cải, vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu
dùng” [49, tr.1417]. Trên phương diện pháp lý, khái niệm tài sản được mô tả
theo phương pháp liệt kê tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, “tài
sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tuy nhiên, trong thực
tiễn không phải tất cả các loại tài sản này đều có thể là đối tượng của hành vi
công nhiên chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như các quyền tài sản là một dạng tài sản
vô hình, không nhìn thấy được, gắn liền với một chủ thể cụ thể được pháp
luật công nhận, quyền tài sản chỉ có giá trị khi được pháp luật thừa nhận. Do
đó, loại tài sản này không thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bất hợp
pháp khỏi chủ sở hữu quyền tài sản đó hay người được chủ sở hữu trao quyền
chiếm hữu, quản lý. Ví dụ khác như các bất động sản có tính chất vật lý cố
định hoặc một số loại giấy tờ có giá gắn liền với nhân thân người sở hữu
(chẳng hạn cổ phiếu định danh)... cũng không thể là đối tượng của tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản. Tóm lại, tài sản phải có tính chất dịch chuyển được
và không gắn liền với nhân thân người sở hữu, quản lý tài sản đó mới có thể
trở thành đối tượng bị công nhiên chiếm đoạt. Bên cạnh đó, tài sản này phải
có đặc điểm là còn nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lý, kiểm soát của chủ tài
sản. Nếu tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu, sự quản lý, kiểm soát của chủ
tài sản (bị thất lạc) thì không còn là đối tượng của hành vi chiếm đoạt vì như
đã nêu trong giải nghĩa thuật ngữ “chiếm đoạt”, có nghĩa là giành lấy thứ của
người khác từ trong tay (trong sự quản lý) của người khác để làm của mình.
Tiếp thu các định nghĩa khoa học về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài
sản và giải nghĩa thấu đáo các khái niệm thành phần là “công nhiên”, “chiếm
đoạt”, “tài sản”, có thể đúc kết một khái niệm chung, mô tả đầy đủ, chính xác

12



hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau: Công nhiên chiếm đoạt tài sản
là hành vi công khai lấy tài sản của người khác mà không có bất cứ thủ đoạn
nào để giấu diếm, đối phó với người đang quản lý tài sản ấy. Sở dĩ người
công nhiên chiếm đoạt tài sản không phải giấu diếm hay đối phó với người
đang quản lý tài sản đó là vì người quản lý tài sản đang ở trong tình trạng
không có khả năng ngăn cản hành vi chiếm đoạt.
Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản trên sẽ là một tội phạm nếu nó
“là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự,
do người có năng lực TNHS thực hiện và phải chịu hình phạt” [16, tr.57].
Nói một cách cụ thể hơn, hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản đó là tội
phạm khi thỏa mãn đầy đủ “năm dấu hiệu trên cả ba bình diện khách quan,
pháp lý và chủ quan” của tội phạm: Bình diện khách quan (nội dung) - tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (1); Bình diện pháp lý (hình thức) tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự (2); Bình diện chủ quan - tội phạm
là hành vi do người có năng lực TNHS (3) và đủ tuổi chịu TNHS (4) thực
hiện một cách có lỗi (5)” [7, tr.299.].
Theo đó, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm đang nghiên
cứu có thể được định nghĩa như sau:
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi phạm tội được quy định
trong BLHS do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một
cách công khai nhằm lấy tài sản của người khác mà không có bất cứ thủ đoạn
nào để giấu diếm hay đối phó với người đang quản lý tài sản đó.
1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý hình sự của tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản
Dấu hiệu pháp lý hay dấu hiệu cấu thành của một loại tội phạm, bao
gồm khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội
phạm và mặt chủ quan của tội phạm, là những dấu hiệu mà sự tồn tại tổng hòa

13



của chúng có tính đặc trưng và điển hình cho loại tội phạm ấy. Tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản - như đã nêu - có nhiều biểu hiện tương tự, dễ gây nhầm
lẫn với các tội phạm có mục đích chiếm đoạt tài sản khác nên việc phân tích,
làm rõ các dấu hiệu cấu thành tội này rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong việc phân biệt nó với các tội phạm khác, cũng như làm cơ sở cho việc
đánh giá và hoàn thiện quy định về tội phạm này.
* Khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Khách thể của tội phạm theo cách hiểu chung nhất là quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại [15, tr.62], hoặc “là quan hệ
xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội
phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây
nên) thiệt hại đáng kể nhất định” [7, tr.343]. Tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản được khoa học luật hình sự thế giới xếp vào nhóm “crimes against
property” (các tội xâm phạm quyền sở hữu) [51, p.35]. Theo đó, khách thể
của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu. Pháp luật thực định
Việt Nam cũng thống nhất xếp tội phạm này vào nhóm các tội xâm phạm sở
hữu. Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự nước ta lại có quan điểm cho
rằng khách thể của tội phạm này là quan hệ sở hữu, ngoài ra còn cả trật tự xã
hội [43, tr.197]. Đương nhiên không thể nghi ngờ về việc quyền sở hữu là
khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì hành vi phạm tội này đã
gây tổn hại đến những quyền năng thuộc nội dung của quyền sở hữu. Quyền
sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu (Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015). Quyền chiếm hữu, sử
dụng tài sản cũng có thể được chủ sở hữu chuyển giao cho người khác thông
qua các giao dịch dân sự hợp pháp. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản
không tước đoạt được quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản
nhưng khiến cho chủ sở hữu (hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử


14


dụng tài sản) không còn chiếm hữu, quản lý, sử dụng được tài sản đó. Như
vậy có nghĩa là người công nhiên chiếm đoạt tài sản đã tước đoạt một số phần
quyền năng trong quyền sở hữu. Theo đó, hành vi này đã làm tổn hại sự toàn
vẹn của nội dung quan hệ sở hữu được pháp luật thiết lập, bảo vệ.
Đối với trật tự xã hội, nếu cho rằng đây là khách thể của tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản cũng có thể lý giải bởi việc tài sản bị công khai, ngang
nhiên chiếm đoạt trước sự chứng kiến của chủ tài sản như vậy đã khiến cho
môi trường xã hội không còn trạng thái an toàn, yên ổn. Tuy nhiên, mức độ
gây rối trật tự công cộng, phá vỡ trật tự bình thường, tốt đẹp của xã hội mà
hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản gây ra thường không lớn bằng các hành
vi chiếm đoạt tài sản khác như cướp, cướp giật tài sản. Hơn nữa, tất cả các
loại tội phạm suy cho cùng đều tác xấu đến trật tự xã hội, tổn hại an ninh cá
nhân, an ninh cộng đồng, an ninh quốc gia vì sự tồn tại của chúng khiến cho
môi trường sống không còn bình yên, tốt đẹp. Do đó, chỉ có thể nói rằng, tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản có tác động xấu đến trật tự xã hội chứ không
thể coi trật tự xã hội là khách thể trực tiếp của tội phạm này.
Những phân tích trên cho phép khẳng định khách thể trực tiếp của tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu. Với tư cách là một quan hệ
pháp luật dân sự về sở hữu, quyền sở hữu có đầy đủ các bộ phận cấu thành
của bất cứ một quan hệ pháp luật nói chung như chủ thể, khách thể, đối
tượng, nội dung, căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt… [14, tr.30]. Quyền sở hữu
không thể tồn tại ngoài các bộ phận đó nên hành vi công nhiên chiếm đoạt tài
sản chỉ có thể xâm hại quyền sở hữu khi tác động vào bộ phận nào đó của
quyền sở hữu và bộ phận bị tác động đó được gọi là đối tượng tác động của
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản bởi vì “đối tượng tác động của tội phạm là
bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động tới bộ phận này người
phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật


15


hình sự bảo vệ” [5, tr.74]. Như đã chỉ ra ở trên, hành vi công nhiên chiếm
đoạt tài sản không tước đoạt được toàn bộ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở
hữu đối với tài sản mà chỉ tước đoạt được một số quyền năng thuộc nội dung
quyền sở hữu như: quyền chiếm hữu, quyền quản lý đối với tài sản. Do đó,
đối tượng tác động của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chính là tài sản đang
được chủ sở hữu hoặc người khác chiếm hữu, sử dụng (quản lý) một cách hợp
pháp. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đã tước đoạt khả năng
chiếm hữu, sử dụng tài sản đó khỏi người quản lý tài sản, trước sự nhận biết,
chứng kiến của người quản lý tài sản đó. Trường hợp tài sản đang không nằm
trong sự quản lý của người có quyền quản lý tài sản như: bị đánh rơi, bỏ quên,
vứt bỏ... thì tài sản đó không thuộc đối tượng của tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản. Ngoài ra, tài sản là đối tượng tác động của tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản còn phải có những đặc điểm như đã lưu ý trong mục 1.1.1 ở trên là dịch
chuyển được và không gắn liền với nhân thân người sở hữu, quản lý tài sản đó.
Tựu chung lại, khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là quyền
sở hữu. Tội phạm này xâm hại quyền sở hữu bằng cách tước đoạt khả năng
chiếm hữu, sử dụng tài sản thuộc sở hữu của người khác khi tài sản đó đang
nằm trong sự quản lý của người có quyền quản lý tài sản.
* Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội
phạm. Mặt khách quan gồm những dấu hiệu như: Hành vi nguy hiểm cho
xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ giữa hành vi và hậu
quả; Phương pháp, phương tiện, công cụ, thủ đoạn để thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội; thời gian, không gian nơi xảy ra hành vi nguy hiểm
cho xã hội [5, tr.76].
Hành vi nguy hiểm thuộc mặt khách quan của tội công nhiên chiếm

đoạt tài sản như đã phân tích trong phần khái niệm là hành vi công khai lấy tài

16


sản của người khác mà không sử dụng thủ đoạn nào nhằm giấu diếm hay đối
phó với người đang quản lý tài sản ấy. Tính chất công khai, ngang nhiên của
hành vi chiếm đoạt tài sản này chính là yếu tố để phân biệt hành vi thuộc mặt
khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các hành vi chiếm đoạt
tài sản khác. Nếu việc chiếm đoạt tài sản được tiến hành bằng thủ đoạn lén lút
sẽ là biểu hiện khách quan của tội trộm tài sản; bằng cách dùng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực sẽ là biểu hiện khách quan của tội cướp tài sản; bằng thủ
đoạn gian dối sẽ là biểu hiện khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Do đó, tính chất đặc thù của hành vi thuộc mặt khách quan của tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản là công khai, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản từ người đang
quản lý tài sản đó, không giấu diếm, không đối phó với người quản lý tài sản.
Với tên gọi là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nên tội phạm này chỉ
hoàn thành khi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản đạt được kết quả là chiếm
đoạt tài sản. Do tính chất, đặc điểm của các loại tài sản có thể dịch chuyển
được rất đa dạng nên việc đánh giá sự hoàn thành mục đích chiếm đoạt phải
tương ứng với đặc thù của loại tài sản: nếu tài sản chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi
đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã nắm giữ được tài sản trong tay; nếu
tài sản chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được khi đã
mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản; nếu tài sản chiếm đoạt là tài sản
để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản riêng thì coi là đã chiếm
đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu [41, tr.362].
Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản dẫn đến hậu quả của tội phạm
này là thiệt hại về tài sản. Về mặt pháp lý, quyền sở hữu tài sản bị chiếm đoạt
không chuyển sang cho người chiếm đoạt tài sản đó nhưng trên thực tế người
có quyền quản lý tài sản (chính chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu trao

quyền) đã mất đi khả năng chiếm hữu, sử dụng tài sản đó. Điều đó có nghĩa là
thực tế chủ tài sản đã mất đi tài sản của mình.

17


×