Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C.Y.Wu) tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG TRỌNG TUÂN

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA LOÀI GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PUBESCENS
(GAGNEP.) C.Y.WU) TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG TRỌNG TUÂN

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA LOÀI GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PUBESCENS
(GAGNEP.) C.Y.WU) TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN
Ngành: LÂM HỌC
Mã ngành: 8 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CÔNG HOAN
GS.TS ĐẶNG KIM VUI


THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình
bày trong Luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ
hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Hoàng Trọng Tuân


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của các cá nhân, tập thể, các cơ quan, đơn vị có liên quan tạo điều
kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Công Hoan - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Lâm nghiệp, phòng
đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện tốt luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Hoàng Trọng Tuân


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ẢNH ............................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Trên Thế giới .............................................................................................. 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về dược liệu ......................................................... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chi Gynostemma ............................................. 6
1.1.3. Tình hình nghiên cứu cây Giảo cổ lam ................................................... 7
1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 10
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về dược liệu ....................................................... 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về chi Gynostemma ........................................... 13
1.2.3. Tình hình nghiên cứu cây Giảo cổ lam ................................................. 14
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 18
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 18
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 21
1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn ................................................................ 22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 24
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 24

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu: Là loài Giảo cổ lam (Gynostemma pubescen)
tại khu vực nghiên cứu. ................................................................................... 24
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 24


iv
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 24
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa......................................................... 25
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 28
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
3.1. Đặc điểm phân bố, hình thái và sinh thái của loài Giảo cổ lam tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 30
3.1.1. Đặc điểm phân bố.................................................................................. 30
3.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái .............................................................. 31
3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đến sinh trưởng cây Giảo cổ lam tại
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 34
3.2.1. Ảnh hưởng của vụ Thu đến sinh trưởng của cây Giảo cổ lam ............. 34
3.2.3. Ảnh hưởng đến động thái ra lá .............................................................. 38
3.2.2. Ảnh hưởng của vụ Xuân đến sinh trưởng của cây Giảo cổ lam ........... 39
3.3. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến đến sinh trưởng cây Giảo cổ
lam tại khu vực nghiên cứu ............................................................................. 44
3.3.1. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tăng trưởng chiều dài thân ..... 44
3.3.2. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tăng trưởng số lá/thân ............ 46
3.3.3. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến năng suất cây Giảo cổ lam ..... 47
3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đến sinh trưởng, năng suất cây Giảo
cổ lam tại khu vực nghiên cứu ........................................................................ 47
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tăng trưởng chiều dài thân .............. 47

3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tăng trưởng số lá/thân ..................... 49
4.4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất ......................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53
HÌNH ẢNH, TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố của các loài thuộc chi Giảo cổ lam tại tỉnh Bắc Kạn ... 30

Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của vụ Thu đến tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh
của cây Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu ............................. 35

Bảng 3.3.

Ảnh hưởng của vụ Thu đến sinh trưởng chiều dài thân cây
Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu........................................... 36

Bảng 3.4.

Ảnh hưởng của vụ Thu đến động thái ra lá cây Giảo cổ lam
tại khu vực nghiên cứu ............................................................... 38

Bảng 3.5.


Ảnh hưởng của vụ Xuân đến tỷ lệ sống và thời gian hồi
xanh của cây Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu..................... 40

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của vụ Xuân đến sinh trưởng chiều dài thân cây
Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu........................................... 41

Bảng 3.7.

Ảnh hưởng của vụ Xuân đến động thái ra lá cây Giảo cổ
lam tại khu vực nghiên cứu ........................................................ 43

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tăng trưởng chiều
dài thân loài Giảo cổ lam ............................................................ 45

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tăng trưởng số
lá/thân loài Giảo cổ lam.............................................................. 46

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến năng suất Giảo cổ lam...... 47
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng chiều
dài thân loài Giảo cổ lam ............................................................ 48
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số lá/thân cây Giảo
cổ lam ......................................................................................... 49
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất loài
Giảo cổ lam ................................................................................ 50



vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ẢNH
Hình 1.1.

Cấu trúc hóa học của Flavononit và Saponin ............................ 13

Hình 3.1.

Tua cuốn và thân cây Giảo cổ lam tại huyện Chợ Đồn............. 32

Hình 3.2.

Loài Giảo cổ lam 5 lá tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ......... 32

Hình 3.3.

Loài Giảo cổ lam tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ................ 33


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phát triển dược liệu trở thành một trong những mục tiêu chiến lược
của Đảng và Nhà nước ta, đã được cụ thể hóa trong các văn bản và quyết
định như: Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/04/2014
của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học

của cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Thông báo số
164/TB-VPCP ngày 16/06/2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến
kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị phát triển dược
liệu và sản phẩm thuốc quốc gia năm 2010.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam có nguồn dược liệu tự
nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại, công dụng. Tuy nhiên, nguồn
dược liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt, nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng, một số loài cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển
một cách tự phát. Kết quả khảo sát cho thấy, tại tỉnh Bắc Kạn có nhiều bài
thuốc dân gian có giá trị trong chữa bệnh, có nhiều vị thuốc, cây thuốc đang
bị khai thác quá mức như lá thuốc trong bài thuốc tắm, thuốc ngâm chân của
người dân tộc Dao. Nguyên nhân của thực trạng này là do người dân khai thác
và sử dụng không hợp lý nguồn dược liệu, cơ quan chức năng chưa quan tâm
đến việc bảo tồn, nuôi trồng, chưa có sự tham gia của doanh nghiệp trong
chuỗi gia tăng giá trị sản phẩm, trong đó có loài cây Giảo cổ lam.
Cây Giảo cổ lam có tên khoa học là (Gynostemma pubescens (Gagnep.)
C.Y.Wu) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có phân bố tự nhiên ở độ cao từ
200-2.000m trong các khu rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ
và một số nước châu Á [24]. Giảo cổ lam đã được xếp trong thang bậc phân
hạng IUCN 1994 EN A1 a, c, d. Đây là loại thảo dược có tác dụng điều hòa


2
huyết áp, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm hàm lượng colesterol nhất
là đối với những người cao tuổi, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ. Do tính năng
và tác dụng tốt nên được người sử dụng hết sức quan tâm, nhiều công ty trong
và ngoài nước chú trọng bào chế và sản xuất ra nhiều dạng thuốc khác nhau.
Tuy nhiên, cây Giảo cổ lam hiện nay chủ yếu do người dân thu hái tận diện
dẫn đến loài này có nguy cơ cạn kiệt trong tự nhiên.
Trước nhu cầu hội nhập và phát triển của ngành dược liệu, đồng thời để

thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu ngày
càng tăng về số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu làm thuốc, phát triển
vùng trồng các cây dược liệu có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế, trong đó
có cây Giảo cổ lam, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh
trưởng và năng suất của loài Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens
(Gagnep.) C.Y.Wu) tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung:
Xác định được biện pháp kỹ thuật gây trồng thích hợp để năng suất cây Giảo
cổ lam cao nhất tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố của loài Giảo
cổ lam tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được mùa vụ, mật độ và phương thức trồng để cây Giảo cổ
lam cho năng suất cao nhất tại khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nghiên cứu tìm ra
biện pháp canh tác cây Giảo cổ lam trong sản xuất đạt hiệu quả cao nhất,
đồng thời góp bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh vật học tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ xung thêm tài liệu cho công tác
nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo về cây Giảo cổ lam.


3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Về kinh tế: Nhu cầu sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh, nâng
cao sức khỏe hiện nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền
núi rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi sản xuất cây Giảo cổ lam theo
hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Về xã hội: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần sản xuất cây
Giảo cổ lam chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu làm dược liệu mà thực tiễn đặt ra.
- Về môi trường: Sử dụng hợp lý các nguồn đầu vào nhằm giảm thiểu
các tồn dư về các chất khi sản xuất Giảo cổ lam.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên Thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về dược liệu
Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn,
con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh, những cây cỏ ăn được
thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì
dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ
đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng
kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú.
Năm 2838 Trước công nguyên, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách
“Thần nông bản thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử
dụng. Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược
thảo Trung Quốc cho đến ngày nay (dẫn theo tài liệu [9]).
Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây
thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây là
cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây
thuốc và vị thuốc từ cây cỏ (dẫn theo tài liệu [13]).
Năm 348 - 322 Trước công nguyên, Aristote người Hy Lạp đã có
những ghi chép về cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với tác
phẩm “Lịch sử vạn vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của
chúng. Tuy tác phẩm chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ,
nhưng nó đã đặt nền tảng cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này

(dẫn theo tài liệu [8]).
Năm 60 - 20 Trước công nguyên, thầy thuốc Dioscorides người Hy Lạp
đã mô tả 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ông cũng là người đặt nền
móng cho y dược học Hy Lạp (dẫn theo tài liệu [4]).


5
Năm 79 - 24 Trước công nguyên, nhà tự nhiên học Plinus người La
Mã đã soạn thảo bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000 loài
thực vật có ích (dẫn theo tài liệu [4]).
Petelot, A. (1952) đã soạn thảo cuốn sách “Les plantes de médicinales
du Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới thiệu về các loại
cây thuốc và sản phẩm làm thuốc ở Đông Dương (dẫn theo tài liệu [21]).
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1985 (dẫn theo tài liệu
[28]), trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao
đã biết, khoảng 20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau.
Trong đó, Ấn Độ được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về
thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc.
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hướng dẫn
thực hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Guidelines on good
agricultural and collection practices for medicinal plants). Tài liệu đã đưa ra
những hướng dẫn cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp,
kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đây là một
hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản
phẩm hàng hóa trên Thế giới [28].
Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này
để xây dựng khung quy định cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược
liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế
giới (dẫn theo tài liệu [5], [10]).
Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc

nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc
được pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ
các loài vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm (dẫn theo
tài liệu [16]). Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ
cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị
trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền
từ năm 1997 đạt 600 triệu USD [17], [19]. Hiện nay, Trung Quốc có chủ


6
trương đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được
khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn
gốc thực vật chiếm ưu thế [25], [26].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chi Gynostemma
Chi Gynostemma chủ yếu là các cây thảo, thân leo, nhẵn hoặc có lông
mịn. Lá có cuống với phiến chân vịt gồm 3-5-7 lá chét, ít khi có 1 lá chét. Lá
chét hình xoan. Các đốt thân có tua cuốn. Cụm hoa đực dài, gồm nhiều hoa
nhỏ; hoa hình sao, màu trắng hay lục nhạt; cuống hoa mang lá bắc ở gốc; đế
hoa dẹt, có 5 lá đài nhỏ; hoa 5 cánh, hình mũi dùi hoặc hình xoan thuôn, nhọn
ở đỉnh. Bộ nhị gồm 5 chỉ nhị dính thành cột; bao phấn đều, dính với nhau.
Cụm hoa cái giống cụm hoa đực nhưng dài hơn; hoa cái có bầu 2-3 ô, hình
cầu, mỗi ô có 2-3 noãn treo; đầu nhụy xẻ 3. Quả mọng hình cầu, không mở,
chứa 2-3 hạt. Hạt hình trứng, hơi dẹp [26].
Từ thân lá của các loài thuộc chi Gynostemma đã phân lập được một số
lớp chất như: Tecpenoit, tecpenoit - glycosit và Flavonoit.
Yin, F., Y. Zhang, et al. (2006) [27] đã phân lập được 3 flavonoid là
rutin, kaempferol và quercetin từ loài Gynostemma cardiospermum
Cogniaux ex Oliver.
Một nghiên cứu của tác giả Jiang, W. Zhou, Y. Li, J. (2006) tại Đại học Y
Quảng Tây (Trung Quốc) [21] đã so sánh hàm lượng của flavonoid trong 6 loài

Gynostemma thu hái tại Quảng Tây bằng phương pháp đo quang phổ tại bước
sóng 510 nm, so sánh với chuẩn nội rutin cho kết quả hàm lượng flavonoid toàn
phần trong loài Gynostemma guangxiense X. X. Chen& D. H. Qin là cao nhất.
Nghiên cứu của tác giả Huang, S. C., et al. (2008) [20] đã sử dụng
phương pháp xác định chlorophyll và dẫn chất trong Gynostemma
pentaphyllum (Thunb.) Makino bằng HPLC-MS. Đã tách và xác định được
trong Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino có 15 chlorophyll và dẫn
chất:

Pheophytina,

pheophytin

a',

chlorophyll

a,

chlorophyll

a',


7
hydroxypheophytin a, hydroxypheophytin a', pheophytin b, pheophytin b',
chlorophyll b, chlorophyll b', hydroxychlorophyll b, hydroxypheophytinb và
hydroxypheophytin b'.
Bằng phương pháp phân tích điện di mao quản đã phát hiện trong dịch
chiết nước Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino có 1 loại hetero

polysaccharid không tinh bột có thành phần chính là monosaccharid,
galactose, arabinose, rhamnose, galacturonic acid, xylose, manosevà acid
glucuronic [27]. Ngoài ra nhóm alcaloid được báo cáo là không có trong
Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino [17].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu cây Giảo cổ lam
1.1.3.1. Nguồn gốc
Trên thế giới, Giảo cổ lam được phát hiện ở độ cao 200-2.000m so với
mặt nước biển, trong các khu rừng thưa và ẩm tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Indonexia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác. Là loài cây thân leo,
sinh trưởng quanh năm nhưng tốt nhất vào mừa xuân, cây có khả năng tái sinh
từ chồi và hạt [27], [28].
Ở phương Đông, một số nơi đã sử dụng các loài trong họ Bầu bí để
chữa bệnh, nhờ hoạt chất Curcubitacin có trong thân lá. Một số minh chứng
cho thấy Curcubitacin là hoạt chất chính có tác dụng ức chế khối u thận, khối
u não và các khối u ác tính. Ở khu vực Thái Bình Dương, quả của một số loài
trong họ Curcubitaceae được dùng làm lợi tiểu, hạ sốt, giảm viêm nhiễm,
chống độc, trị bệnh vàng da, tiểu đường và sử dụng làm thuốc an thần [5].
1.1.3.2. Đặc điểm sinh thái
Theo nghiên cứu của các tác giả như Yin, F., Y. Zhang, et al. (2006) [26];
Jiang, W. Zhou, Y. Li, J. (2006) tại Đại học Y Quảng Tây (Trung Quốc) [21]
cho thấy, cây Giảo cổ lam là cây ưa ánh sáng tán xạ, sinh trưởng tốt nơi đất ẩm;
thân bò lan trên mặt đất và thường leo bằng các tua cuốn, cây tái sinh tự nhiên
chủ yếu từ chồi sau khi cắt. Cây giảo cổ lam có thể phát triển ở hầu hết các vùng


8
khí hậu, nhưng tốt nhất là ở các vùng khí hậu mát, ẩm. Khu phân bố tự nhiên có
nhiệt độ bình quân là 15,80C, nhiệt độ cao nhất là 31,10C, nhiệt độ thấp nhất là
4,30C. Tuy nhiên, cây có thể chịu được nhiệt độ cao nhất là 38,90C, thấp nhất là 6,30C. Cây Giảo cổ lam sinh trưởng, phát triển trên rất nhiều loại đất như đất xít,
thoát nước, đất giữ ẩm tốt, giầu dinh dưỡng. Độ ẩm không khí thích hợp trung

bình là 75%, hàm lượng nước trong đất 25-40%. Cây Giảo cổ lam là loài thực
vật ưa sáng tán xạ, mọc dưới tán rừng nguyên sinh, thứ sinh.
1.1.3.3. Tác dụng của cây Giảo cổ lam
Với thành phần chính là Saponin và Flavonoid thì Giảo cổ lam có
những tác dụng đối với sức khỏe như giúp làm giảm cholesterol trong máu,
ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Một nghiên cứu gần đây của tác giả Rehman Gauhar và cộng sự (2012)
(dẫn theo tài liệu [4]) đã khẳng định dịch chiết từ cây Giảo cổ lam có tác dụng
hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa
chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo
và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ trong cơ thể giúp cải thiện tình
trạng béo phì. Một thử nghiệm trên chuột cho thấy khi dùng dịch chiết Giảo
cổ lam với mức liều 150, 300 mg/kg cân nặng, sau 8 tuần điều trị thì trọng
lượng cơ thể giảm đi 5,7% và 7,7% so với thời điểm ban đầu.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Sun, W., Z. Sha, et al. (1993) [24] cũng
khẳng định tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần trong máu, triglycerid,
LDL (một loại cholesterol xấu trong máu, loại cholesterol này làm tăng nguy
cơ xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch như nhồi
máu cơ tim, đột quỵ...) trên mô hình động vật thí nghiệm. Theo kết quả của
nghiên cứu này thì khi sử dụng Giảo cổ lam làm giảm lượng triglycerid trong
máu 85%, cholesterol toàn phần 44%, tác dụng này gần như tương đương với
atorvastatin, là thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân rối loạn
mỡ máu hiện nay. Sở dĩ Giảo cổ lam làm hạ mỡ máu mạnh là do các chất


9
saponin hàm lượng cao trong Giảo cổ lam đã “tóm lấy các hạt mỡ lơ lửng
trong mạch máu” và kéo chúng vào trong tế bào để cơ thể chuyển hoá thành
năng lượng. Chất saponin trong Giảo cổ lam có đặc tính “tẩy rửa” các chất béo
mạnh và làm giảm độ nhớt của máu, do vậy thường xuyên uống Giảo cổ lam sẽ

làm trơn láng thành mạch máu, bào mòn dần các mảng xơ vữa bám trong lòng
mạch, giúp máu lýu thông dễ dàng hõn, tãng cýờng máu lên não. Đây là lý do
Giảo cổ lam giúp tỉnh táo, sảng khoái, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
Ngoài ra, Giảo cổ lam còn có tác dụng ổn định huyết áp, phòng ngừa
các biến chứng và tai biến về tim mạch, não. Điều trị những bệnh lý do thiếu
máu não, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng đãng trí ở người cao tuổi.
Giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng lực, tăng khả năng làm việc. Tăng cường
miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tật về lâu dài, nâng
cao tuổi thọ. Ngăn ngừa, phòng chống ung thư, ức chế sự hình thành và phát
triển tế ung thư. Chống oxy hóa mạnh, làm chậm quá trình lão hóa giúp thanh
nhiệt, giải độc, dùng điều trị và phòng chống mụn nhọn, nám da. Tăng khả
năng giải độc gan, làm hạ men gan, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ, hỗ trợ
điều trị gan nhiễm mỡ, giảm béo [28].
1.1.3.4. Kỹ thuật trồng cây Giảo cổ lam
Để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt với cây trồng ngoài việc cung
cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng ra còn phải cung cấp cân đối và kịp thời
các nguyên tố dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu của tác giả Papadopoulos (1998) cho thấy, lượng đạm
tổng số và nitrat ở phiến lá và cuống lá sẽ cao hơn khi bón thêm đạm. Còn với
Kaska and Gezerel (1983) giới thiệu thí nghiệm của mình và chỉ rõ hiệu lực của
các dung dịch phân bón như Bayfolan, haxal, wuxal - 3, wuxal - 5 và phân ure,
dinh dưỡng được hấp thụ của giống Tioga, Atiso và Hocahontas ở vùng
Cukuro của Thổ nhĩ kỳ. Thí nghiệm này đã tìm thấy các dạng đạm, lân, kali và
magie được hấp thụ tăng theo các dạng phân bón (dẫn theo tài liệu [25]).


10
Theo Cutcliffe and Blatt (1984) cho rằng lượng đạm tập trung ở lá trên
giống Redcoat trong thời kỳ ra hoa ở mức từ 1,4 đến 2,0% và lượng đạm bón
bổ sung đạt cao nhất trong 6 tuần và sau đó lượng đạm có hiệu quả với lá

trong vụ thứ nhất (dẫn theo tài liệu [28]).
Nghiên cứu của Takemoto, T. S. Arihara, et al. (1983) [25] cho thấy,
liều lượng bón và loại phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất
của cây Giảo cổ lam, kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ sinh trưởng của cây
tăng 1,5 lần so với công thức đối chứng khi không sử dụng phân bón hữu cơ.
Như vậy, điểm qua những nghiên cứu trên Thế giới về dược liệu nói
chung và loài Giảo cổ lam nói riêng cho thấy, Giảo cổ lam là loài cây lâm
sản ngoài gỗ đa tác dụng, vừa được dùng làm thức ăn vừa được dùng làm
thuốc chữa bệnh. Đây là nhân tố quan trọng trong việc quyết định sự thành
công của việc phát triển loài cây này, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội cũng như bảo vệ và quản lý rừng bền tại tỉnh Bắc Kạn, góp
phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương, bảo tồn
và phát triển loài cây này tại khu vực nghiên cứu trong tương lai.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về dược liệu
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn
tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, ông cha ta
đã biết sử dụng các loài cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương
pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người. Trải qua
hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết
được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các
phương pháp phòng và chữa bệnh.
Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (2879-257 Trước công nguyên),
người dân đã có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích bảo vệ răng, làm
chắc răng. Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị trong các bữa ăn hàng
ngày giúp tiêu hóa tốt, phòng trừ các bệnh đường ruột [5].


11
Cuối thế kỷ III Trước công nguyên, ở Nam Việt giao chỉ đã phát hiện

và sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh như sắn dây, gừng, riềng, đậu
khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, vông nem…[15].
Dưới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã hình thành để
chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân. Dưới triều Trần, danh y Tuệ Tĩnh
(Nguyễn Bá Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ông cũng đề xuất việc
trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân. Ông đã biên soạn cuốn sách
“Nam dược thần hiệu”, mô tả 499 vị thuốc và các phương thuốc để chữa 184
bệnh. Năm 1717, “Nam dược thần hiệu” đổi tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh
tư y thư” gồm 590 vị thuốc [2].
Dưới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nước nhà là danh y Hải
Thượng lãn ông - Lê Hữu Trác. Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong
sử dụng các loại dược liệu chữa bệnh trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm
lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển [2].
Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Cộng
đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng
các loài cây cỏ để làm thuốc (dẫn theo tài liệu [13]).
Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa Thìn Viện Dược liệu (2010),
số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500
loài, dự đoán khoảng 12.000 loài. Trong đó các loài cây được sử dụng làm
thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật [12].
Trương Thị Tố Uyên (2010) [9], khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật
và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã
phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc.
Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22
cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác
dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt;


12
14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây

thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về
mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư.
Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên
cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn
La” (1993) (dẫn theo tài liệu [3]) đã công bố 500 loài cây thuốc ở Tây Bắc.
Riêng Sơn La có 70 họ, 109 chi và 249 loài cây thuốc. Trong đó: Nhóm cây 2
lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và 203 loài; nhóm cây 1 lá mầm gồm 10 họ, 27
chi và 31 loài. nhóm cây hạt trần gồm 2 họ, 2 chi và 2 loài; nhóm thông đất
gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài; nhóm dương xỉ gồm 3 họ, 9 chi và 12 loài.
Năm 2005, Bộ y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa
cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng
chữa bệnh thông thường. Cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo cán
bộ và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng (dẫn
theo tài liệu [7]).
Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các loại
cây thuốc trong tự nhiên. Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm
hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn
kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ
thuật gây trồng các loài cây thuốc, trong đó có các nghiên cứu như:
Bảo Thắng (2003) trong cuốn “Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây
thuốc nam”. Cuốn sách đã trình bày chi tiết kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản đối với 38 cây thuốc thông dụng;
đồng thời cũng mô tả đặc điểm, cách sử dụng 124 vị thuốc chữa bệnh phụ
khoa, 10 loại rau, 21 loại quả và một số loại hạt có tác dụng chữa bệnh [6].
Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Văn Thuần (2005) đã hướng dẫn kỹ thuật
trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu cho
sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà


13

trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn
GAP (Good agricultural pratice). Cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ
bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm [28].
Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế biến theo y
học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất lượng của sản phẩm
và dễ bảo quản hơn [2].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Kim Vui và cộng sự (2017) [14]
cho thấy, tại Bắc Kạn có 3 loài Giảo cổ lam là 3 lá, 5 lá và 7 lá phân bố trên
núi đất và núi đá vôi. Những loài này có khả năng tái sinh từ hạt và từ chồi,
trong đó loài Giảo cổ lam 7 lá có khả năng tái sinh chồi tốt nhất.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về chi Gynostemma
Nghiên cứu hóa học thực vật tiến hành trên cây Giảo cổ lam (Gynostemma
pentaphyllum (Thunb.)) tại Bắc Cạn đã thu được 3 hợp chất phytosterol, 2 hợp
chất flavonoid và thu được 5 hợp chất sạch là: stigmasterol (GyH1); β-sitosterol
(GyH2); 3,3’5-trihydroxy-4’,7-dimethoxyflavon (GyE1); sigmasta-5,22-dien-3βyl-β-D-glycopyranosis (GyE2) và 3,5-dihydroxy-4’, 7-dimethoxyflavon-3’-O-[αL-rhamnopyranosyl(1-6)]-O-β-D-glycopyranosit (GyM1) [18].
Theo Võ Văn Chi (2000) [1] thành phần hóa học của giảo cổ lam có
saponin, flavononid và các loại đường. Cấu trúc hóa học:

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của Flavononit và Saponin [1]
Các nghiên cứu đầu tiên đã phát hiện saponin có mặt trong Giảo cổ lam
thuộc nhóm dammaran (hình 1.1). Dammaran là nhóm saponin triterpenic có cấu
trúc 4 vòng (triterpenoid tetracyclic). Trong công thức phân tử có 30 carbon và


14
do 6 nhóm hemiterpen ghép lại theoqui tắc đầu đuôi. Các saponin thuộc nhóm
này xuất hiện nhiều trong các cây thuộc chi Panax L., họ Araliaceae. Đặc biệt
các saponin trong Nhân sâm (Panax ginseng C. A. Mayer) cho thấy nhiều tác
dụng quí đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.
Flavonoid cũng là một trong những nhóm chất chính trong các loài

thuộc chi Gynostemma Blume nhưng ít được nghiên cứu.
Từ Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino đã phát hiện một số
flavonoid là ombuin, ombuoside, rutin [22], quercetin-di-(rhamno)-hexosid,
quercetin-rhamno-hexosid, kaempferol-rhamno-hexosidvà kaempferol-3-Orutinosid [24].
1.2.3. Tình hình nghiên cứu cây Giảo cổ lam
1.2.3.1. Nguồn gốc
Ở Việt Nam, năm 1997 tác giả Phạm Thanh Kỳ (Đại học dược Hà Nội)
đã phát hiện cây Giảo cổ lam trên núi Phan-xi-păng (Lào Cai) và được Vũ
Văn Chuyên (Đại học dược Hà Nội) xác định đúng là loại Gynostemma
pentaphyllum Thunb (dẫn theo tài liệu [2]).
Trong đợt nghiên cứu, khảo sát nguồn dược liệu ở các vùng núi cao
phía Bắc, cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Việt nam cùng với
Phạm Thanh Kỳ đã phát hiện một quần thể cây Giảo cổ lam mọc hoang dại
với trữ lượng lớn tại vùng núi cao thuộc huyện Mèo Vạc - Hà Giang và huyện
Bảo Lạc - Cao Bằng (dẫn theo tài liệu [13]).
Việc phát hiện quần thể cây Giảo cổ lam tại vùng núi Cao Bằng và Hà
Giang đã chứng tỏ sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc ở các tỉnh miền
núi nước ta. Kết quả giám định loài Giảo cổ lam nằm trong hệ thống phân loại
thực vật như sau:
- Ngành hạt kín: Angiospermae.
- Lớp hai lá mầm: Dicotylenodae.


15
- Bộ thực vật: Bầu bí Curcubitales.
- Họ thực vật: Bầu bí Curcbitaceae.
- Loài Giảo cổ lam 5 lá chét: Gynostemma pentaphyllum
(Thunb.) Makino.
- Loài Giảo cổ lam 7 lá chét: Gynostemma pubescens
(Gagnep) C.Y.Wu.

Trong họ Bầu bí (Curcubitaceae) có tổng số gần 90 chi, trên dưới 700
loài, trong đó có khoảng 50 loài có tác dụng chữa bệnh được sử dụng trong
đông y. Các loài thực vật trong họ Bầu bí có một số đặc điểm chính như thân
có các tua cuốn, phần lớn lá có chia thùy, có lông tuyến. Hoa thật, cánh hoa
màu vàng hay trắng, quả dạng bầu bí [10].
1.2.3.2. Đặc điểm sinh thái
Theo Phạm Thanh Kỳ (Đại học dược Hà Nội) cây Giảo cổ lam sinh
trưởng tốt nơi ánh sáng yếu (ánh sáng tán xạ) và đất ẩm hoặc hơi chịu bóng;
thường leo trùm lên các tảng đá, hay những cây bụi, dây leo khác ở ven rừng
thưa; tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, và mọc chồi nhiều từ các phần còn lại
sau khi cắt. Cây Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, ưa bóng điển hình, vì vậy ánh
sáng là yếu tố quan trọng đầu tiên được cân nhắc trong quá trình trồng trọt.
Cây giảo cổ lam có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu, nhưng tốt nhất
là ở các vùng khí hậu mát, ẩm. Khu phân bố tự nhiên có nhiệt độ bình quân
là 16,10C, nhiệt độ cao nhất là 28,80C, nhiệt độ thấp nhất là 3,60C. Tuy
nhiên, cây có thể chịu được nhiệt độ cao nhất là 39,70C, thấp nhất là -9,60C.
Về yếu tố đất đai, cây có thể sinh trưởng, phát triển trên rất nhiều loại đất
như đất cát, đất mùn, đất thịt. Đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ
được ẩm, đất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm. Độ ẩm không khí thích hợp
trung bình là 78% (dẫn theo tài liệu [7]).


16
1.2.3.3. Tác dụng của cây Giảo cổ lam
Những đánh giá bước đầu về tác dụng làm giảm cholesterol máu đã
được tác giả Phạm Thanh Kỳ công bố trên tạp chí Dược liệu (2000) [11]
khi tiến hành thử nghiệm trên chuột đã gây rối loạn mỡ máu bằng chế độ
ăn giàu lipid, kết quả cho thấy khi uống Giảo cổ lam trong 30 ngày làm
giảm cholesterol toàn phần 71% so với nhóm không sử dụng dược liệu
này. Kết quả này là cơ sở khoa học khẳng định tác dụng làm giảm mỡ

máu của Giảo cổ lam.
Ngoài ra Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt
trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều uống 500 mg/kg làm hạ
đường huyết 22%, liều 1000 mg/kg làm hạ tối đa 36%. Trong liệu pháp
dung nạp Glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống 1000mg/kg đã ức chế sự
tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau 60 phút) so với nhóm
đối chứng. Giảo cổ lam gây hạ đường huyết yếu trên chuột bình thường
nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đường huyết cao. Như vậy
ngoài cơ chế làm tiết insulin, Giảo cổ lam cũng có tác dụng làm tăng nhạy
cảm của mô với insulin [13].
Phạm Thanh Kỳ và Trần Lưu Vân Hiền (2011) đã đã chứng minh chiết
xuất Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u một
cách rõ rệt trên mô hình gây u ở chuột (dẫn theo tài liệu [4]).
Phạm Thanh Kỳ và các cộng sự Hàn Quốc (2012) (dẫn theo tài liệu [4]) lần
đầu tiên tìm thấy 7 hoạt chất saponin mới trong cây Giảo cổ lam của Việt
Nam đặt tên là Gypenosid VN 01-07. Các chất này sau đó đã được thử trên
tế bào ung thư phổi, đại tràng, vú và tử cung cho kết quả rất đặc biệt. Đó là
khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư nói trên. Điều này chứng tỏ
Giảo cổ lam của Việt Nam có chất lượng rất đặc biệt so với Giảo cổ lam
Trung Quốc, Thái Lan.


17
1.2.3.4. Kỹ thuật trồng cây Giảo cổ lam
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu thử nghiệm
về phân bón đối với các loại đối tượng cây trồng, tuy nhiên việc nghiên cứu
ứng dụng phân bón trong trồng cây Giảo cổ lam đã được công bố bởi một số
tác giả như sau:
Theo Đinh Quốc Công (2012) (dẫn theo tài liệu [7]) khi nghiên cứu về
đặc điểm thực vật học của các mẫu giống Giảo cổ lam và ảnh hưởng của phân

bón đến năng suất Giảo cổ lam cho rằng các công thức phân bón khác nhau,
có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất của các mẫu giống Giảo cổ lam.
Tác giả Tô Thanh Nhì (2015) (Dẫn theo tài liệu [14]) khi nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây Giảo cổ lam 7 lá chét tại Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh cho thấy, với công thức bón Đạm 325 kg/ha (mật độ 38
cây/m2) cho sinh trưởng tốt nhất, năng suất trung bình đạt 69,2 tạ/ha/vụ, số
lứa thu hoạch bình quân 3 lứa/năm.
Tác giả Đặng Kim Vui (2017) [14] khi nghiên cứu trồng và chế biến cây
Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescens) tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy, trong 3 loài
Giảo cổ lam 3, 5 và 7 lá thì loài Giảo cổ lam 7 lá có năng suất cao nhất từ 8.40011.300 kg tươi/ha tương đương khối lượng khô từ 882-1.596,1 kg khô/ha; tiếp đến
là loài Giảo cổ lam 5 lá có khối lượng khô từ 128-364,5 kg/ha và thấp nhất là loài
Giảo cổ lam 3 lá có khối lượng khô từ 136,2-231,3 kg/ha bình quân 3 vụ trồng.
Tác giả cũng đưa ra khuyến cáo khi trồng cây Giảo cổ lam nên chọn thời vụ, mật
độ thích hợp sẽ giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao.
Như vậy, từ những tác dụng lâm sàng và công dụng của cây Giảo cổ
lam có thể khẳng định đây là cây thuốc quý cần phải được bảo tồn, phát triển
và sử dụng bền vững. Sử dụng các sản phẩm từ cây Giảo cổ lam không những
nâng cao sức khỏe mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh cho con người.
Những kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở khoa học cho công tác phát triển
cây Giảo cổ lam tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn với mục đích tạo sinh kế,
xóa đói giản nghèo, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền
vững cho đồng bào có cuộc sống gắn liền với rừng tại khu vực nghiên cứu.


×