Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.22 MB, 193 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH

CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT TÌNH THÁI
ĐẠO NGHĨA TRONG THƯ TÍN THƯƠNG MẠI
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH

CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT TÌNH THÁI
ĐẠO NGHĨA TRONG THƯ TÍN THƯƠNG MẠI
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

Hà Nội, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào.
Tác giả Luận án

NCS. Nguyễn Thị Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp,
người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa.
Tôi xin cảm ơn Khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại
thương – nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Thị Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................7
2. Đối tượng nghiên cứu của luận án ..........................................................................8
4. Mục đích nghiên cứu của luận án ...........................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...........................................................................9
6. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ............................................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu của luận án ...................................................................10
8. Ngữ liệu nghiên cứu của luận án ...........................................................................12
9. Đóng góp của luận án ............................................................................................12
10. Bố cục của luận án ..............................................................................................13
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .....14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................14
1.1.1. Nghiên cứu về tình thái ...................................................................................14
1.1.2. Nghiên cứu về tình thái đạo nghĩa ..................................................................18
1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong các văn bản thư tín thương mại ..............20
1.2. Cơ sở lí luận ......................................................................................................23
1.2.1. Một số lí luận về tình thái đạo nghĩa ..............................................................23
1.2.2. Một số lí luận về thư tín thương mại ...............................................................33
1.2.3. Một số lí luận khác liên quan đến luận án ......................................................35
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................43
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT TÌNH THÁI ĐẠO NGHĨA “BẮT
BUỘC” TRONG THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ......44
2.1. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín
thương mại tiếng Anh .............................................................................................46
2.1.1. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín
thương mại tiếng Anh xét trên bình diện kết học ......................................................46
2.1.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái “bắt buộc” trong thư tín thương mại tiếng
Anh xét trên bình diện nghĩa học ..............................................................................50

1



2.1.3. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín
thương mại tiếng Anh xét trên bình diện dụng học ...................................................55
2.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín thương
mại tiếng Việt ............................................................................................................64
2.2.1. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín
thương mại tiếng Việt xét trên bình diện kết học ......................................................64
2.2.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín
thương mại tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa học ..................................................68
2.2.3 Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín thương
mại tiếng Việt xét trên bình diện dụng học ...............................................................72
2.3. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt.........................................................81
2.3.1. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư
tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên bình diện kết học ..........................83
2.3.2. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư
tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa học ......................88
2.3.3. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư
tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên bình diện dụng học .......................97
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................101
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT TÌNH THÁI ĐẠO NGHĨA
“ĐƯỢC PHÉP” TRONG THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT .......................................................................................................................103
3.1. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Anh ...........................................................................................104
3.1.1. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Anh xét trên bình diện kết học ....................................................104
3.1.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Anh xét trên bình diện nghĩa học ................................................107
3.1.3. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín

thương mại tiếng Anh xét trên bình diện dụng học .................................................110

2


3.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Việt ...........................................................................................119
3.2.1. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Việt xét trên bình diện kết học ....................................................119
3.2.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa học ................................................122
3.2.3. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Việt xét trên bình diện dụng học ................................................124
3.3. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt.......................................................129
3.3.1. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên bình diện kết học ..................130
3.3.2. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa học ..............136
3.3.3. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên bình diện dụng học ...............141
Tiểu kết chương 3.....................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC ...............................................................................................................161

3



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong
thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt ..............................................................44
Bảng 2.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín
thương mại tiếng Anh xét trên bình diện nghĩa học..................................................51
Bảng 2.3. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín
thương mại tiếng Anh xét trên mối quan hệ với các hành động ngôn ngữ ..............56
Bảng 2.4. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín
thương mại tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa học..................................................68
Bảng 2.5. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong thư tín
thương mại tiếng Việt xét trên mối quan hệ với các hành động ngôn ngữ ...............73
Biểu đồ 2.1. Đối chiếu tần suất sử dụng các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa
“bắt buộc” trong thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt .................................81
Bảng 2.6. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa học ...............88
Bảng 2.7. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên mối quan hệ với các hành động
ngôn ngữ ....................................................................................................................97
Bảng 2.8. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên mối quan hệ với các biểu thức
điều biến phục vụ cho chiến lược lịch sự ................................................................100
Bảng 3.1. Tổng hợp các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong
thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................103
Bảng 3.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Anh xét trên bình diện nghĩa học................................................107
Bảng 3.3. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Anh xét trên mối quan hệ với các hành động ngôn ngữ .............110
Bảng 3.4. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín
thương mại tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa học................................................122
Bảng 3.5. Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong thư tín

thương mại tiếng Việt xét trên mối quan hệ với các hành động ngôn ngữ .............124

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đối chiếu tần suất sử dụng các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa
“được phép” trong thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt ............................129
Bảng 3.6. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa học .............137
Bảng 3.7. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên mối quan hệ với các hành động
ngôn ngữ ..................................................................................................................142
Bảng 3.8. Đối chiếu các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong
thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt xét trên mối quan hệ với các biểu thức
điều biến phục vụ cho các chiến lược lịch sự .........................................................145

5


QUI ƯỚC VIẾT TẮT
ĐTTT

: Động từ tình thái

ĐTNH

: Động từ ngôn hành

Câu ĐK


: Câu điều kiện

Câu ML

: Câu mệnh lệnh

TA

: Ngữ liệu tiếng Anh

TV

: Ngữ liệu tiếng Việt

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Với sự ra đời của ngữ pháp chức năng, các nhà ngôn ngữ học có xu hướng mở
rộng đối tượng nghiên cứu, họ không chỉ quan tâm đến ngôn ngữ với tư cách là một hệ
thống trừu tượng, tĩnh tại gồm các đơn vị và các quan hệ giữa các đơn vị mà còn quan
tâm đến ngôn ngữ với tư cách là công cụ tương tác, tức là ngôn ngữ trong hoạt động,
trong giao tiếp giữa con người với con người. Theo đó, ngôn ngữ không chỉ được dùng
để miêu tả, phản ánh thế giới trong hoạt động nhận thức và tương tác xã hội, mà còn
được dùng để thể hiện quan điểm, thái độ, tình cảm của người tạo lập đối với người
tiếp nhận và với chính vấn đề được đề cập. Nếu bỏ qua yếu tố tình thái, ngôn ngữ sẽ trở
nên rời rạc, vô hồn. Vì thế, quan tâm đến tình thái là một xu thế tất yếu trong quá trình
phát triển của ngôn ngữ học.

Tình thái trong ngôn ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Có nhiều cách phân
loại tình thái như phân loại theo logic tình thái, phân loại theo sự biểu đạt thái độ
của người tạo lập với người tiếp nhận và với nội dung được đề cập... Tuy nhiên, dù
được phân chia theo quan điểm nào thì “tình thái đạo nghĩa” (deontic modality) vẫn
được nhìn nhận là một dạng cơ bản và quan trọng của phạm trù tình thái, phân biệt
với các loại tình thái còn lại như tình thái nhận thức, tình thái tất suy, tình thái thời
đoạn, tình thái mong ước, tình thái đánh giá… Tình thái đạo nghĩa được định nghĩa là
“loại tình thái liên quan đến nhân tố ý chí của người nói, theo đó người nói đánh giá
tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một
người nào đó hay chính người nói thức hiện” [121, tr.96]. Tình thái đạo nghĩa được
các nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình thái
đạo nghĩa vẫn còn là vấn đề mới. Do vậy, cần có nghiên cứu chuyên sâu về phạm trù
vô cùng quan trọng này.
Mặt khác, trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp ngày càng phát triển, việc lựa chọn
phương tiện giao dịch sao cho hiệu quả thực sự đã và đang trở thành một nhu cầu bức
thiết. Là một “phương tiện thông tin liên lạc mà một tổ chức kinh tế sử dụng để gửi

7


cho đối tác và khách hàng của mình” [56, tr.263], các văn bản thư tín thương mại
đã và đang khẳng định tầm quan trọng và tính hiệu quả của mình trong quá trình
giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp. Nội dung các văn bản thư tín thương
mại thường đề cập là những yêu cầu, đề nghị, cho phép đối tác thực hiện một hoạt
động nào đó. Song song với việc truyền đạt nội dung trên, các văn bản thư tín
thương mại còn quan tâm đến mối quan hệ giữa người tạo lập và người tiếp nhận
thông qua những đánh giá dựa trên các chuẩn mực xã hội nói chung và các quy
định, điều lệ trong kinh doanh nói riêng. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi chưa
tiếp cận được bất kỳ nghiên cứu chuyên sâu nào về loại nghĩa đặc biệt này.

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn thư tín thương mại cho sinh viên
chuyên ngành kinh tế, chúng tôi nhận thấy những khó khăn trong việc lựa chọn phương
tiện biểu đạt để vừa biểu đạt nội dung văn bản vừa biểu đạt thái độ của người viết mà
không ảnh hưởng đến mối quan hệ trong kinh doanh. Hơn nữa, việc chuyển dịch một
phương tiện trong ngôn ngữ này sang phương tiện tương đương trong ngôn ngữ khác
cũng là những thách thức đối với người nghiên cứu, giảng dạy, tạo lập và tiếp nhận các
văn bản thư tín thương mại. Do vậy, việc nghiên cứu về các phương tiện biểu đạt
tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và thể loại văn bản là vô
cùng cần thiết.
2. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Do đặc trưng của các văn bản thư tín thương mại nên đối tượng nghiên cứu
của luận án là các phương tiện từ vựng, ngữ pháp được dùng để biểu đạt tình thái
đạo nghĩa được sử dụng trong 180 văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và 180 văn
bản thư tín thương mại tiếng Việt.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Khi bàn về tình thái đạo nghĩa, Palmer (1986) đã đề cập đến bốn nhóm tình
thái đạo nghĩa là “bắt buộc”, “cấm đoán”, “được phép”, “được miễn trừ”. Qua khảo
sát các văn bản thư tín thương mại, chúng tôi nhận thấy các phương tiện biểu đạt
tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” được sử dụng 688 lần trong các văn bản thư tín
thương mại tiếng Anh và 645 lần trong các văn bản thư tín thương mại tiếng Việt.

8


Tương tự, các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” được sử dụng
284 lần trong các văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và 211 lần trong các văn
bản thư tín thương mại tiếng Việt. Trong khi đó, các phương tiện biểu đạt tình thái
đạo nghĩa “cấm đoán” chỉ xuất hiện 68 lần trong các văn bản thư tín thương mại
tiếng Anh và 8 lần trong các văn bản thư tín thương mại tiếng Việt. Tương tự, các

phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được miễn trừ” cũng chỉ xuất hiện 24 lần
trong các văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và 24 lần trong các văn bản thư tín
thương mại tiếng Việt. Hơn nữa, khi đi sâu phân tích về mối quan hệ giữa các
phương tiện biểu đạt nội dung tình thái trên, chúng tôi nhận thấy bản chất của các
phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “cấm đoán”, “được miễn trừ” chủ yếu là
dạng phủ định của các phương tiện biểu đạt tình thái “bắt buộc”, “được phép”.
Chẳng hạn như “cannot”, “could not”, “không được” là dạng phủ định của “can”,
“could”, “được”. Tương tự, các phương tiện như “need not”, “không phải”, “không
cần” là dạng phủ định của “need”, “phải”, “cần”. Trong khuôn khổ của một luận án,
chúng tôi không thể đi sâu phân tích tất cả các nội dung tình thái trên. Do vậy,
chúng tôi chỉ lựa chọn các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc”,
“được phép” để đi sâu phân tích và đối chiếu các đặc điểm về kết học, nghĩa học và
dụng học nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt liên quan đến loại hình
văn bản, ngôn ngữ, văn hóa được thể hiện thông qua việc lựa chọn các phương tiện
biểu đạt trên.
4. Mục đích nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm hai mục đích sau:
- Làm rõ các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương
mại tiếng Anh và tiếng Việt trên ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học.
- Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các phương tiện biểu đạt
tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt. Kết quả của
luận án có thể được dùng để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, tạo lập và
tiếp nhận các văn bản thư tín thương mại đạt hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để có thể đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:

9


- Hệ thống hóa lí luận về tình thái nói chung và tình thái đạo nghĩa nói riêng.

- Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tình thái đạo nghĩa
trong thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt và phân chia chúng theo hai nhóm
tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” và “được phép”.
- Miêu tả các phương tiện biểu đạt ở ba bình diện kết học, nghĩa học và
dụng học.
- Đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, văn
hóa và thể thức văn bản.
6. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Việc thực hiện những nhiệm vụ trên sẽ giúp người viết lần lượt trả lời các
câu hỏi sau:
1. Tình thái đạo nghĩa được biểu đạt bằng các phương tiện từ vựng, ngữ pháp
nào trong các văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt?
2. Xét trên ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học, chúng có những đặc
điểm gì?
3. Những phương tiện trên có điểm tương đồng và khác biệt nào về ngôn
ngữ, văn hóa và thể thức văn bản?
7. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Do đối tượng nghiên cứu là các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tình
thái đạo nghĩa trong văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt nên chúng
tôi dùng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
7.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Phương pháp phân tích diễn ngôn là “đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn
ngữ nói và viết bậc trên câu từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt
ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm
ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng” [3, tr.158]. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi không sử dụng toàn bộ công cụ của phương pháp phân tích diễn
ngôn để phân tích toàn bộ nội dung của diễn ngôn mà chúng tôi chỉ sử dụng phương
pháp phân tích diễn ngôn để có thể phân tích phương tiện được sử dụng trong hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể, từ đó, xác định được ý nghĩa của phương tiện dựa trên nội


10


dung mà phương tiện đó biểu đạt trong các văn bản thư tín thương mại.
7.2. Phương pháp miêu tả
Trong nghiên cứu này, phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả các
phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc”, “được phép” được tìm thấy trong
các văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt trên ba bình diện kết học,
nghĩa học và dụng học. Ở bình diện kết học, chúng tôi miêu tả các phương tiện biểu
đạt gắn với cấu trúc câu. Ở bình diện nghĩa học, chúng tôi miêu tả các phương tiện
biểu đạt theo ba mức độ tình thái theo mô hình của Halliday và Matthiessen (2004).
Ở bình diện dụng học, chúng tôi vừa miêu tả mối quan hệ của các phương tiện biểu
đạt với các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm khuyến lệnh và kết ước theo quan điểm
của Searle (1969), vừa miêu tả mối quan hệ của các phương tiện biểu đạt tình thái
đạo nghĩa với các biểu thức điều biến phục vụ cho chiến lược lịch sự âm tính, dương
tính theo quan điểm của Brown và Levinson (1978).
7.3. Phương pháp đối chiếu
Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ như Fisiak, Johansson, Lê Quang
Thiêm, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Mạnh Hùng thì phương pháp đối chiếu là “phương
pháp nghiên cứu so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ hoặc tiểu loại của ngôn ngữ nhằm
tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng”. Phương pháp đối chiếu có thể được
chia thành các tiểu loại là đối chiếu một chiều, đối chiếu hai chiều và đối chiếu song
song. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu một chiều từ
tiếng Anh sang tiếng Việt. Để làm được điều đó, chúng tôi chọn tiếng Anh làm ngôn
ngữ cơ sở (ngôn ngữ nguồn) và tiếng Việt làm ngôn ngữ phương tiện (ngôn ngữ
đích). Chúng tôi lần lượt đối chiếu từng bình diện kết học, nghĩa học và dụng học của
các phương tiện biểu đạt tiếng Anh với các phương tiện biểu đạt tiếng Việt để tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.
Bên cạnh việc sử dụng ba phương pháp phân tích trên, chúng tôi còn sử dụng
thủ pháp thống kê để thống kê về tần suất và tỉ lệ sử dụng các phương tiện trong các

văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt thông qua việc sử dụng phần mềm
TextSTAT 2. Đây là một trong những phần mềm lọc dữ liệu ngôn ngữ có uy tín,
đang được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng.

11


8. Ngữ liệu nghiên cứu của luận án
Ngữ liệu khảo sát của luận án là 180 văn bản thư tín thương mại tiếng Anh
của các công ty tư nhân như Oriental Star; CH & Lynch Ltd; Cosevec, N.T; Satex,
S.p.A, R Hughes and Son Ltd… với tổng số 258 trang. Tương tự, 180 văn bản thư
tín thương mại tiếng Việt của các công ty tư nhân như Công ty du lịch và thể thao
Việt Nam, Công ty sản xuất đồ tre chuyên dụng KPI, Công ty TNHH và phát triển
EDH, Công ty Hoa Lan, Công ty xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam, Công ty ESSO,
Công ty Ngọc Tú, Công ty Ngọc Động Hà Nam… với tổng số 261 trang. Các văn
bản này đều thuộc nhóm thư yêu cầu, thư chào hàng và thư khiếu nại. Ba nhóm thư
trên được lựa chọn để nghiên cứu do chúng được sử dụng trong hầu hết các giao
dịch của các công ty. Đồng thời, những nhóm thư này cũng là những nhóm thư mà
tình thái đạo nghĩa có thể được nhận thấy rõ nhất. Để đảm bảo độ tin cậy của ngôn
ngữ được sử dụng cũng như nhận thấy rõ hơn sự khác biệt về ngôn ngữ, chúng tôi
lựa chọn nhóm các văn bản tiếng Anh do người Anh viết và được sử dụng để gửi
cho người Anh. Tương tự, chúng tôi lựa chọn nhóm các văn bản tiếng Việt mà
người viết và người nhận đều là người Việt Nam.
9. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận
Thông qua nghiên cứu này, luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn lí
luận về tình thái, tình thái đạo nghĩa, các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa,
thư tín thương mại, đặc điểm của ngôn ngữ trong thư tín thương mại. Đồng thời,
luận án cũng đã hệ thống hóa các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt
buộc”, “được phép” được thường xuyên sử dụng trong các văn bản thư tín thương

mại tiếng Anh và tiếng Việt để làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn.
- Về mặt thực tiễn
Việc đối chiếu các phương tiện biểu đạt để tìm ra những điểm tương đồng và
khác biệt ở cả ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học sẽ giúp người đọc thấy
được rõ hơn đặc điểm của từng phương tiện để từ đó có thể lựa chọn được phương
tiện phù hợp nhất để biểu đạt thái độ của mình đối với nội dung mệnh đề được đề
cập. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao công tác nghiên

12


cứu, giảng dạy, tạo lập và tiếp nhận các văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và
tiếng Việt.
10. Bố cục của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Trong chương này, chúng tôi lần lượt tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
và tại Việt Nam về tình thái, tình thái đạo nghĩa và đặc điểm ngôn ngữ trong các văn
bản thư tín thương mại nhằm giúp người đọc nắm rõ hơn về tình hình nghiên cứu về
tình thái đạo nghĩa trong thư tín thương mại. Tiếp đến, chúng tôi trình bày các cơ sở lí
luận về tình thái đạo nghĩa, thư tín thương mại và các lí luận khác liên quan đến luận
án. Đây là khung lí thuyết mà chúng tôi sử dụng để tiến hành nghiên cứu.
Chương 2: Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “bắt buộc” trong
thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt.
Trong chương này, chúng tôi lần lượt miêu tả các phương tiện biểu đạt tình thái
đạo nghĩa “bắt buộc” được tìm thấy trong 180 văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và
180 văn bản thư tín thương mại tiếng Việt trên ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng
học. Tiếp đến, chúng tôi lần lượt đối chiếu theo từng bình diện để tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt về loại hình văn bản, ngôn ngữ và văn hóa.
Chương 3: Các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” trong

thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt.
Tương tự như chương 2, trong chương 3, chúng tôi tiếp tục khảo sát các phương
tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa “được phép” và lần lượt miêu tả, đối chiếu các phương
tiện biểu đạt này trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học để tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt về loại hình văn bản, ngôn ngữ và văn hóa.

13


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về tình thái
1.1.1.1. Các quan điểm về tình thái
Tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa của câu. Tình thái có thể được chia
thành hai nhóm lớn là tình thái khách quan và tình thái chủ quan. Tình thái khách
quan thể hiện những mối quan hệ giữa nội dung được miêu tả trong phát ngôn với
hiện thực cuộc sống. Tình thái chủ quan được dùng để biểu đạt thái độ, đánh giá của
người nói đối với nội dung thông báo của phát ngôn, đối với hoàn cảnh phát ngôn
và đối với hiện thực. Trên thế giới, tình thái được nghiên cứu không chỉ trong lĩnh
vực lô gích học mà còn trong lĩnh vực ngôn ngữ học.
Trong lĩnh vực lô gích học, Jespersen đề cập đến tình thái trong mối quan hệ
với “thức” (mood) và khẳng định việc lựa chọn thức phụ thuộc vào thái độ của
người nói, đặc điểm của tiểu cú và mối quan hệ của nó với các cú khác trong câu.
Với quan điểm trên, ông đã phân chia phạm trù tình thái thành nhóm có chứa thành
tố ý chí và nhóm không chứa thành tố ý chí [dẫn theo 35]. Như vậy, nghiên cứu của
Jespersen đã nêu ra sự phân chia phổ quát về tình thái làm cơ sở cho những nghiên
cứu tiếp theo. Tiếp đến, von Wright cũng nghiên cứu về khía cạnh lô gích về tình
thái và đề cập đến bốn thức là thức tất suy, thức nhận thức, thức đạo nghĩa, thức tồn

thái [dẫn theo 35]. Việc phân chia này đã làm rõ hơn sự phân biệt giữa tình thái dựa
trên nhân tố “ý chí” mà Jespersen đã đề cập, đồng thời, đưa ra được hai nhóm tình
thái mới là tình thái tất suy và tình thái tồn tại. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó,
tình thái tất suy và tình thái tồn tại khó được nhận diện một cách rõ ràng trong câu.
Cũng nghiên cứu về lôgíc tình thái, Rescher đã đưa ra một danh sách khá rộng về
tình thái bao gồm tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa, tình thái thời đoạn, tình
thái mong ước, tình thái đánh giá, tình thái nhân quả [dẫn theo 35]. Việc phân chia
này bị đánh giá là quá rộng, quá đa dạng nên rất khó nắm bắt.
14


Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, Searle đã đề cập đến tình thái khi nghiên cứu về
các hành động ngôn ngữ. Theo ông, hành động ngôn ngữ có thể được chia thành năm
nhóm cơ bản là xác quyết, khuyến lệnh, kết ước, tuyên bố, biểu lộ [theo 130]. Tương
ứng với năm nhóm hành động ngôn ngữ trên là năm nhóm tình thái. Với cách tiếp
cận này, vai trò của người nói với tư cách là chủ thể nhận thức đã được nhấn mạnh.
Tương tự, Lyons cũng đưa ra quan điểm của mình về tình thái. Theo đó, tình thái là
“thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà
mệnh đề đó miêu tả” [110, tr.425]. Với quan điểm trên, tình thái có thể được chia
thành ba nhóm là tình thái tất yếu và khả năng, tình thái nhận thức và tình thái đạo
nghĩa. Đồng tình với quan điểm trên, Palmer cho rằng tình thái là “thông tin ngữ
nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói đến
trong câu” [121, tr.14]. Dựa vào các nhân tố về tất yếu, khả năng và hiện thực, ông
đã chia tình thái thành hai nhóm là tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Trong
đó, “tình thái nhận thức được dùng để chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói bao gồm
cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta
nói còn tình thái đạo nghĩa lại liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn
mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực
hiện” [121, tr.96]. Việc phân chia này đã làm rõ sự khác biệt giữa tính khả năng và tất
yếu của tình thái và khá phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Tại Việt Nam, tình thái cũng là một trong các vấn đề được các nhà Việt ngữ
nghiên cứu. Hoàng Trọng Phiến đề cập đến tình thái và coi tình thái “là phạm trù
ngữ pháp của câu ở dạng tiềm ẩn, và có mặt trong tất cả các kiểu câu. Điều này thể
hiện ở chỗ các câu có giá trị thời sự, nó có tác dụng thông báo một điều mới mẻ.
Qua đó, người nghe hiểu rằng người nói có thái độ thế nào đối với hiện thực” [50,
tr.30]. Tương tự, khi nhìn từ góc độ dụng học, Đỗ Hữu Châu nhận định “tình thái
bao gồm toàn bộ những ý nghĩa thuộc phạm vi dụng học và hợp lại thành thông
điệp bộc lộ kèm lõi P của câu” [5, tr.16]. Cùng với tinh thần trên, Hoàng Tuệ đã
nhận định “tình thái là một khái niệm trong sự phân tích theo cách nhìn tìm đến
thái độ của người nói trong hoạt động phát ngôn, tức cũng là tìm đến tác động ngữ
dụng, tác động mà người nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tiễn hoạt động
ngôn ngữ” [66, tr.TV1].

15


Khi bàn luận về việc phân chia tình thái, dựa trên lý thuyết về hành vi ngôn
ngữ, Cao Xuân Hạo đã chia tình thái thành tình thái hành động phát ngôn và tình
thái của lời phát ngôn. Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt các lời về
phương diện mục tiêu và tác dụng của giao tế còn tình thái của lời phát ngôn thuộc
nội dung được truyền đạt hay được yêu cầu truyền đạt. Tình thái của lời phát ngôn
lại tiếp tục được chia thành hai tiểu loại là tình thái của câu và tình thái của cấu trúc
vị hạt nhân [theo 24]. Tương tự, trong nghiên cứu của mình, Phạm Hùng Việt đã hệ
thống các nghiên cứu về tình thái dựa trên quan điểm phân chia tình thái thành tình
thái khách quan và tình thái chủ quan. Đồng thời, tác giả cũng đã hệ thống hóa các
trợ từ được sử dụng để biểu đạt tình thái trong tiếng Việt. Cũng bàn về việc phân
chia tình thái, Nguyễn Văn Hiệp đã xác lập một số tiểu loại tình thái dựa trên sự đối
lập giữa chúng. Cụ thể là:
- Đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa,
- Đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái căn bản,

- Đối lập giữa tình thái hướng tác thể và tình thái hướng người nói,
- Đối lập giữa tình thái của mục đích phát ngôn và tình thái của lời nói
phát ngôn,
- Những đối lập tình thái mang tính “lập trường” thuộc chủ quan của người nói
[theo 35]
Mặc dù tình thái có thể được định nghĩa và phân loại theo nhiều cách khác nhau
nhưng về cơ bản tình thái được hiểu là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề
được đề cập và tình thái đạo nghĩa là một loại tình thái cơ bản thuộc phạm trù tình thái
chủ quan trong ngôn ngữ.
1.1.1.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái
Phương tiện là cách thức, hình thức biểu hiện của một nội dung nào đó
trong ngôn ngữ. Khi bàn về phương tiện biểu đạt của tình thái trong tiếng Anh,
Lyons, Palmer cho rằng, tình thái trong tiếng Anh được biểu đạt thông qua các
phương tiện là hệ thống các động từ tình thái, thức [theo 110], [theo 121].
Portner lại đề cập đến các phương tiện biểu đạt dựa trên vai trò của nó trong câu.
Do vậy, tình thái có thể được biểu đạt thông qua các phương tiện thuộc câu như

16


trợ động từ tình thái và trạng từ tình thái hay các phương tiện thuộc bộ phận của
câu như danh từ, động từ và tính từ chỉ thái độ của mệnh đề [theo 124]. Tương
tự, Charlow và Chrisman đề cập đến các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa
theo cấp độ từ và câu. Ở cấp độ từ, các phương tiện biểu đạt gồm các động từ
tình thái và các dạng phủ định, tính từ, động từ ngôn hành. Ở cấp độ câu, các
phương tiện được biểu đạt qua cấu trúc câu mệnh lệnh, câu điều kiện [theo 90].
Trong khi đó, khi bàn về các phương tiện biểu đạt tình thái trong tiếng Việt,
Hoàng Trọng Phiến cho rằng, trong mỗi ngôn ngữ tình thái được biểu hiện khác
nhau nhưng thông thường thì được biểu hiện bằng ngữ điệu, danh xưng của động
từ, trật tự từ, từ tình thái, thành ngữ và quán ngữ làm chức năng phân biệt và thực

tại hóa câu [theo 50]. Ở một góc nhìn khác, Hoàng Tuệ khẳng định, phương tiện
biểu đạt tình thái bao gồm phương tiện nằm trong cấu trúc đoản ngữ, phương tiện
nằm ngoài cấu trúc đoản ngữ và phương tiện thành phần câu [theo 66]. Tương tự,
Cao Xuân Hạo đề cập đến các phương tiện biểu đạt tình thái từ góc độ thành phần
câu và từ loại và đưa ra một danh sách gồm khởi ngữ, cấu trúc đề-thuyết, hình thái
vị từ, vị từ tình thái mà bổ ngữ là cấu trúc vị ngữ hạt nhân, trợ từ tình thái đặt trong
ngữ đoạn vị từ hay ngoài ngữ đoạn vị từ [theo 24]. Đinh Văn Đức đã trình bày
những đánh giá của mình về các phương tiện biểu đạt tình thái và đề cập đến các
tiểu từ chuyên dụng là một trong những phương tiện biểu đạt tình thái quan trọng
của tiếng Việt [theo 16]. Đi sâu vào các phương tiện biểu đạt tình thái trong tiếng
Việt còn phải kể đến công trình “Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại” của Phạm Hùng
Việt. Tác giả đã phân loại trợ từ thành các nhóm khác nhau và đi sâu miêu tả đặc
điểm nghĩa tình thái và hoàn cảnh sử dụng của chúng [theo 68]. Tiếp đó, trong công
trình “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp”, Nguyễn Văn Hiệp đã liệt kê mười hai
phương tiện biểu đạt tình thái bao gồm các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị
từ; các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ; các vị từ chỉ thái độ
mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề; các quán ngữ tình thái; các vị từ ngôn
hành trong kiểu câu ngôn hành; các thán từ; các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp
đặc ngữ tương đương; các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá; các trợ từ;
những đại từ nghi vấn dùng trong câu phủ định; các từ ngữ chêm xen biểu đạt tình
thái; kiểu câu điều kiện, giả định [theo 35].

17


Như vậy, các phương tiện biểu đạt tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt
khá đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp và loại hình văn bản
mà người nói, người viết có thể lựa chọn cho mình phương tiện biểu đạt phù hợp
với mục đích phát ngôn.
1.1.2. Nghiên cứu về tình thái đạo nghĩa

Tình thái đạo nghĩa (deontic modality) xuất phát từ gốc tiếng Hy Lạp
“deon” có nghĩa là bổn phận, trách nhiệm liên quan đến tính tất yếu của hành
động. Những nghiên cứu tiên phong về tình thái trong mối quan hệ với thức của
Jespersen, von Wright, Rescher, Searle đã đề cập đến tình thái đạo nghĩa như
một phạm trù cơ bản thuộc tình thái chủ quan. Sau này, Lyons nghiên cứu về
tình thái đạo nghĩa trên bình diện nghĩa và khẳng định về mối quan hệ giữa sự
cần thiết và cho phép của hành động dựa trên nhân tố đạo đức [theo 110]. Tuy
nhiên, nhân tố ý chí này không chỉ xuất phát từ mong muốn của cá nhân mà còn
có thể bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài người viết như luật lệ. Tiếp đó,
Porter đã đưa ra quan điểm về tình thái đạo nghĩa là những gì liên quan đến cái
đúng và sai theo như một vài hệ thống luật lệ nào đó [theo 124]. Tương tự, hai
tác giả Charlow và Chrisman nghiên cứu về mối quan hệ của các phạm trù tất
yếu, khả năng của sự vật dựa trên logic và tự nhiên [theo 90]. Như vậy, có thể
thấy, các nghiên cứu trên đã cung cấp lý thuyết về tình thái đạo nghĩa dựa trên
mối quan hệ với các thành tố ngôn ngữ khác nhau. Mối quan hệ này cũng đã
được Palmer trình bày trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình thái và thức.
Theo đó, “tình thái đạo nghĩa là loại tình thái có chứa nhân tố ý chí của người
nói thông qua những đánh giá về đạo đức, chuẩn mực xã hội đối với hành động
do một người nào đó hay chính người nói thực hiện” [121, tr.86].
Tiếp đến, tình thái đạo nghĩa được nghiên cứu trong ngữ cảnh sử dụng.
Schemied khẳng định việc sử dụng tình thái đạo nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh [theo
129]. Theo đó, một từ có thể biểu đạt nhiều kiểu tình thái và thức khác nhau dựa trên
ngữ cảnh khác nhau. Chẳng hạn, động từ “must” vừa có thể được hiểu theo nghĩa tình
thái nhận thức vừa được hiểu theo nghĩa tình thái đạo nghĩa. Không những thế, tình
thái đạo nghĩa còn được nghiên cứu trong ngôn ngữ tự nhiên bởi Fintel & Gillies.

18


Nghiên cứu chỉ ra rằng ngôn ngữ tự nhiên được xác định bởi các thành tố bên trong

và các thành tố bên ngoài ngôn ngữ như nghĩa học và dụng học, giao thoa văn hóa và
cách thuyết giải. Do vậy, nghĩa tình thái được xác định qua các diễn đạt bao gồm
nghĩa tình thái trạng huống và nghĩa tình thái đạo nghĩa [theo 92].
Tình thái đạo nghĩa cũng được nghiên cứu dựa trên phương tiện biểu đạt
được sử dụng. Các nghiên cứu của Palmer, Portner, Charlow & Chrisman đã liệt kê
các phương tiện ngôn ngữ biểu đạt tình thái trong tiếng Anh. Cụ thể là, Palmer liệt
kê các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa gồm các động từ tình thái, thức và
các phương tiện từ vựng, như tiểu từ tình thái [theo 121]. Portner đề cập đến hai
nhóm biểu đạt tình thái gồm trợ động từ tình thái, bán trợ động từ tình thái, phương
tiện biểu đạt tình thái thuộc bộ phận của câu như danh từ, động từ và tính từ chỉ thái
độ của mệnh đề [theo 124]. Hơn nữa, Charlow & Chrisman đề cập đến các động từ
tình thái, tính từ, động từ chỉ sự “bắt buộc”, “cho phép” và nhiều cấu trúc như câu
mệnh lệnh hay câu điều kiện [theo 90].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tình thái đạo nghĩa chưa nhiều và chủ yếu
nghiên cứu trong sự so sánh với các loại tình thái khác. Đầu tiên phải kể đến cuốn
sách “Cơ sở ngữ nghĩa, phân tích cú pháp” của Nguyễn Văn Hiệp. Đây là một giáo
trình đề cập một cách chi tiết về tình thái đạo nghĩa thông qua sự đối lập với các
loại tình thái khác. Thông qua giáo trình này, người viết sẽ có được khung kiến thức
để tiến hành những nghiên cứu về tình thái nói chung và tình thái đạo nghĩa nói
riêng. Tiếp đến là luận án “Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt” của Bùi
Trọng Ngoãn. Luận án này đã nghiên cứu lớp động từ tình thái tiếng Việt ở bình
diện nghĩa học và dụng học. Ở bình diện nghĩa học, tác giả đã nêu những đặc điểm
nghĩa học của lớp động từ tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Ở bình diện
dụng học, tác giả đã chia các động từ tình thái dựa trên các hành vi tạo lời như tái
hiện, điều khiển, biểu cảm, cam kết, tuyên bố [theo 47]. Có thể nói, luận án này đã
trình bày khá chi tiết về động từ tình thái nhận thức và đạo nghĩa trong tiếng Việt.
Đây là cơ sở để phân chia các động từ tình thái tiếng Việt thành từng nhóm sau này.
Ngoài ra, luận án của Nguyễn Thị Thuận cũng đi sâu nghiên cứu “các động từ tình
thái “nên”, “cần”, “phải”, “bị”, “được” trong câu tiếng Việt” ở hai bình diện


19


nghĩa học, dụng học. Luận án đã chỉ rõ những nét nghĩa của từng động từ tình thái
trên đồng thời trình bày những hành vi ngôn ngữ mà từng động từ tình thái trên biểu
đạt [theo 60]. Trong bài “Về một bình diện phát triển của tiếng Việt (thể hiện qua
hiện tượng ngữ pháp hóa hình thành một số tiểu từ tình thái cuối câu), tác giả Nguyễn
Văn Hiệp đã trình bày về nhóm tiểu từ tình thái cuối câu và khẳng định tiểu từ tình
thái cuối câu dùng để biểu đạt ý chí có tính áp đặt của người nói muốn người nghe
thực hiện hành động được nói đến trong câu và như vậy cũng được coi là một dấu
hiệu ngôn hành thuộc nhóm khuyến lệnh [theo 31]. Theo hướng nghiên cứu đó, trong
bài “Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ”, tác giả Lê Đông và Nguyễn
Văn Hiệp cũng đã biểu đạt sự đồng tình của mình đối với quan điểm về tình thái đạo
nghĩa đã được Palmer đưa ra trước đó. Theo đó, tình thái đạo nghĩa liên quan đến tính
hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội khác nhau đối với hành động do một
người nào đó hay chính người nói thực hiện [theo 15].
Như vậy, có thể khẳng định, tình thái đạo nghĩa là một vấn đề hấp dẫn và đã
được các nhà nghiên cứu trên thế giới tập trung nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những nghiên cứu về tình thái đạo nghĩa còn khá hạn
chế. Do vậy, cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu để có thể nắm bắt được vấn
đề này trong tiếng Việt.
1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong các văn bản thư tín thương mại
Thư tín thương mại là một loại văn bản giao dịch được các cá nhân, tổ
chức dùng để trao đổi thông tin trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để đạt
được hiệu quả giao tiếp cao nhất thì việc lựa chọn một phương tiện phù hợp để
biểu đạt nội dung và thái độ đóng vai trò rất quan trọng. Các nghiên cứu về việc
sử dụng ngôn ngữ trong thư tín thương mại tiếng Anh đã chỉ rõ đặc điểm ngôn
ngữ của loại hình văn bản này. Nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ trong thư tín
thương mại của Ashley đã đề cập đến năm đặc tính của ngôn ngữ trong thư tín
thương mại bao gồm tính thống nhất thể hiện ở từ ngữ lựa chọn; tính rõ ràng

thông qua các cụm từ diễn đạt, cách sử dụng thể chủ động, bị động; tính hoàn
chỉnh thể hiện hiện ở thông tin đưa ra cần đầy đủ; tính súc tích thể hiện qua cách
diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng; tính chính xác thể hiện ở tất cả các thông tin được

20


trình bày trong văn bản phải đảm bảo độ tin cậy. Do vậy, cần lựa chọn những từ
đơn nghĩa, thông dụng, không phân biệt giới tính, từ ngữ mang tính tích
cực….những từ ngữ thể hiện nghĩa rõ ràng để tránh sự hiểu lầm giữa người viết
và người nhận. Khi viết câu, người viết cần lưu ý viết câu đơn, đủ ý, chính xác
về mặt thông tin và cách diễn đạt [theo 72]. Tương tự, Dawyer nghiên cứu về
việc sử dụng ngôn ngữ trong từng tình huống giao tiếp như chấp nhận lời mời,
thông báo thay đổi, xác nhận thông tin, đưa ra lời phàn nàn, đưa ra yêu cầu và cũng
khẳng định về tính thống nhất, rõ ràng, súc tích của loại văn bản này [theo 91].
Ngoài ra, Courtland & John cũng đã trình bày các quy trình giao tiếp, quy trình viết
một số nhóm thư tiêu biểu, cách sử dụng ngôn ngữ trong từng tình huống giao tiếp cụ
thể như khi đưa ra yêu cầu hay đề xuất cần viết thẳng vào vấn đề, khi đưa ra sự phàn
nàn cần trình bày rõ nội dung phàn nàn cũng như phương hướng giải quyết [theo 88].
Mặc dù các nghiên cứu trên có đề cập đến cách sử dụng ngôn ngữ trong thư tín thương
mại nhưng chúng mới chỉ đưa ra những đặc điểm chung của ngôn ngữ mà chưa đi sâu
phân tích ngôn ngữ, cách diễn đạt để đạt được mục đích giao tiếp cụ thể như tình
thái đạo nghĩa. Hơn nữa, cũng chưa có một nghiên cứu nào đối chiếu việc sử dụng
các phương tiện biểu đạt tình thái đạo nghĩa trong cùng một thể loại văn bản thư tín
thương mại nhưng trong hai ngôn ngữ khác nhau để chỉ ra những tương đồng và
khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa giữa chúng.
Tại Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi, những nghiên cứu về ngôn ngữ
trong thư tín thương mại chưa nhiều, chưa sâu và chưa cụ thể. Tuy nhiên, cũng có thể
kể ra một số công trình liên quan đến hướng nghiên cứu của chúng tôi. Trong luận án
“Phân tích diễn ngôn thư tín thương mại”, tác giả Nguyễn Trọng Đàn đã phân tích và

xác định các hành vi lời nói trong các loại hình thư tín thương mại và mô hình hóa
những hành vi lời nói này để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy thư tín thương
mại. Luận án tập trung nghiên cứu bốn loại thư bao gồm thư hỏi hàng, chào hàng, đặt
hàng và khiếu nại dựa trên hành vi lời nói. Thông qua luận án, tác giả khẳng định, thư
tín thương mại là một lớp văn bản đặc biệt thể hiện mục đích rõ ràng với 3 điều kiện
là rõ ràng, súc tích và lịch sự [theo 10]. Mặc dù luận án có trình bày về phương tiện
ngôn ngữ thực hiện hành vi lời nói trong thư tín thương mại nhưng tất cả đều chưa cụ
thể. Nói cách khác, tác giả mới dừng ở việc liệt kê các phương tiện ngôn ngữ sử dụng
21


×