Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân biệt cơ chế bảo hộ nhãn hiệu với cơ chế bảo hộ tên thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.31 KB, 6 trang )

Họ và tên: Đỗ Hoàng Dương
Mã học viên: K16FCQ086
Lớp: K16F
ĐỀ 6
Câu 1. Phân biệt cơ chế bảo hộ nhãn hiệu với cơ chế bảo hộ tên thương mại
1. Giống nhau:
- Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu
dùng phân biệt.
- Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được.
- Có khả năng phân biệt.
2. Khác nhau:

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Tên thương mại

“Tên thương mại là tên gọi của tổ
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân chức, cá nhân dùng trong hoạt
biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, động kinh doanh để phân biệt chủ
cá nhân khác nhau”
thể kinh doanh mang tên đó với chủ
Khái niệm
Khoản 16 điều 4 Luật SHTT năm 2005 thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh”
sửa đổi bổ sung năm 2009.
Khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm
2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Phân biệt các chủ thể kinh doanh
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh


doanh.

Chức năng Phân biệt hàng hóa, dịch vụ.

Căn cứ bảo Đăng ký đối với nhãn hiệu thông Không cần đăng ký.Căn cứ bảo hộ
hộ
thường.
dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu
Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi dài, ổn định.
tiếng

Vấn đề xảy ra tranh chấp được giải
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyết dựa vào thâm niên hoạt động
1


nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền của công ty, mức độ biết đến rộng
là Cục Sở hữu trí tuệ.
rãi sản phẩm của công ty,…
Phạm vi
bảo hộ

Trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực
thường là quốc gia.
kinh doanh

Thời gian Bảo hộ trong thời gian 10 năm và có Bảo hộ không xác định thời hạn,
bảo hộ thể gia hạn
chấm dứt khi không còn sử dụng
Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu

Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo
tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và
hộ màu sắc, hình ảnh
hình ảnh
Gồm 2 thành phần:
Dấu hiệu
Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu
– Mô tả
quy định tại khoản 2 điều 74 Luật
– Phân biệt
SHTT
Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá
nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp Chủ sở hữu tên thương mại là tổ
văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên
Chủ sở hữu
nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ thương mại đó trong hoạt động kinh
quan có thẩm quyền công nhận hoặc có doanh.
nhãn hiệu nổi tiếng.
Số lượng

Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký Một chủ thể sản xuất kinh doanh
sở hữu nhiều nhãn hiệu
chỉ có thể có một tên thương mại

Điều kiện

Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên
hộ
thương mại


Chuyển
giao

Chỉ có thể là đối tượng của hợp
Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện
đồng chuyển nhượng và hợp đồng là việc chuyển nhượng tên thương
chuyển nhượng sử dụng
mại kèm theo việc chuyển nhượng
toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh

Câu 2. Đường thốt nốt Kampong Speu của Campuchia đã được đăng
ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam năm 2016.
2


Ngày 07/7/2017. Hải quan tỉnh K nhận được yêu cầu tạm dừng lô hàng
Kampong Speu do công ty Minh Anh nhập khẩu tại Trung Quốc, trên sản
phẩm có ghi “packed in China” (đóng gói tại Trung Quốc). Ban quản lý
Đường thốt nốt Kampong Speu cho biết tiêu chuẩn gắn chỉ dẫn địa lý
Kampong Speu là sản phẩm được đóng chai Kampong Speu. Anh/chị hãy
xác định Công ty Minh Anh có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
không ? Ban quản lý Đường thốt nốt Kampong Speu có thể ký hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Đường thốt nốt Kampong Speu
cho một doanh nghiệp nhập khẩu đường này tại Việt Nam không ? Tại sao?
1. Xác định Công ty Minh Anh có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ không ?
Ngày 28 tháng12 năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 5064
/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00053 cho
sản phẩm đường thốt nốt Kampong Speu nổi tiếng.
Tên "Kampong Speu" liên quan đến việc sản đường thốt nốt được biết đến

như một ngành nghề sản xuất truyền thống của vùng đất này và tên gọi này đã
được bảo hộ là một chỉ dẫn địa lý tại Vương quốc Campuchia.
Theo Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lí đường thốt nốt Kampong
Speu hoàn toàn được bảo hộ tại Việt Nam khi chúng được thể hiện dưới dạng
một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc
một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;Thể hiện trên hàng hoá, bao
bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ
dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa
phương nhất định.
Ngày 07/7/2017. Hải quan tỉnh K nhận được yêu cầu tạm dừng lô hàng
Kampong Speu do công ty Minh Anh nhập khẩu tại Trung Quốc, trên sản phẩm
có ghi “packed in China” (đóng gói tại Trung Quốc). Ban quản lý Đường thốt
nốt Kampong Speu cho biết tiêu chuẩn gắn chỉ dẫn địa lý Kampong Speu là sản
phẩm được đóng chai Kampong Speu.
Căn cứ vào Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý. Cự thể là Khoản 3 Điều 129

3


“3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ:
1. a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc
xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không
đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý;
2. b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của
chỉ dẫn địa lý;
3. c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý

được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang
chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có
nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
4. d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho
rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về
nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng
dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại,
kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy”
Căn cứ Điều 213: Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm
hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là
hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá
sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn
nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của
chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Căn cứ vào điểm (ii) Khoản 8 Điều 8 Thông tư Hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp: “Sản phẩm
cùng loại mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nhưng không
được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả
4


trường hợp sản phẩm đó có các thông số tương ứng về chất lượng, quy trình sản
xuất và quản lý sản phẩm” vẫn thuộc hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp quy định tại các điều 10, 11 và 12 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.
Theo đó chỉ có sản phẩm đường thốt nốt ở Campuchia có chất lượng hoặc

đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định mới được dán nhãn mác
đường thốt nốt Kampong Speu. Công ty Minh Anh có hành vi giả mạo sản
phẩm đường thốt nốt Kampong Speu đóng gói tại Kampong Speu, bằng loại
đường có ghi đóng gói tại Trung Quốc. Sản phẩm này mang dấu hiệu trùng hoặc
tương tự với chỉ dẫn địa lý nhưng không được sản xuất tại địa phương thuộc
vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, mà có ghi “packed in China” (đóng gói
tại Trung Quốc), trong trường hợp kể cả trường hợp sản phẩm đó có các thông
số tương ứng về chất lượng, quy trình sản xuất và quản lý sản phẩm thì đây vẫn
là hành vi xâm phạm quền sở hữu trí tuệ.
Hành vi này không chỉ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây tổn hại
cho chủ thể quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, gây thiệt
hại đến lợi ích của người thứ ba – người tiêu dùng trong xã hội và có thể nói là
gây tổn hại cho lợi ích của xã hội.
2. Ban quản lý Đường thốt nốt Kampong Speu có thể ký hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Đường thốt nốt Kampong
Speu cho một doanh nghiệp nhập khẩu đường này tại Việt Nam
không ? Tại sao?
Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành có quy định hạn việc
chuyển giao sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong đó việc chuyển giao
sử dụng chỉ dẫn địa lí không được chuyển giao. Điều này được quy định cụ thể
tại Khoản 1 Điều 142 như sau: “ quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí. Tên thương mại
không được chuyển giao”.
Theo căn cứ trên Ban quản lý Đường thốt nốt Kampong Speu không
thể kí hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí Đường thốt nốt
Kampong Speu cho một doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam. Điều này
hoàn toàn phù hợp với pháp luật và thực tế, sở dĩ có điều này do chỉ dẫn địa lý
đóng vai trò như sự đảm bảo rằng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có được chất
lượng nhất định theo phương pháp sản xuất truyền thống hoặc có được uy tín
nhờ xuất xứ địa lý vùng miền. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ

5


văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Yếu tố về con
người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền
thống của địa phương là những điều kiện tiên quyết đặc trưng riêng có của vùng
miền, nước, quốc gia. Chỉ dẫn địa lý được coi là tài sản quốc gia. Chỉ dẫn địa lý
không thuộc độc quyền của riêng tổ chức, cá nhân nào mà thuộc quyền sử dụng
của tất cả các cơ sở sản xuất, đưa ra thị trường đặc sản đó, kể cả các cơ sở chế
biến và đóng gói. Vì vậy quy định này hoàn toàn phù hợp xu thế hội nhập kinh
tế thế giới và các yêu cầu nhập khẩu của các nước và tập quán thương mại quốc
tế.

6



×