Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN TƯ VẤN CÁC VỤ VIỆC VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.2 KB, 10 trang )

Họ và tên: Đỗ Hoàng Dương
Mã học viên: K16FCQ086
Lớp: K16F
ĐỀ 8
VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN TƯ VẤN
CÁC VỤ VIỆC VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
I. Bạo lực và bạo lực gia đình
Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”.
Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên
thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội
nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo
lực cũng rất phong phú được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc
độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với
phụ nữ, trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình 2007). Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã
hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với
nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể chia bạo lực gia đình thành
các hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình,
làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương
tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của
thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong
các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

1




Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác
nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao
gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành
viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
II.

Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình

1. Các kỹ năng chung về tư vấn pháp luật:
Để trở thành người tư vấn trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, trước tiên
người tư vấn trong lĩnh vực này cần am hiểu về các chế định của pháp luật về

chế định hôn nhân và gia đình. Nắm bắt được câu chuyện của khách hàng và
hiểu được khách hàng đang mong muốn điều gì là mục đích của giai đoạn tiếp
xúc khách hàng và tìm hiểu yêu cầu tư vấn. Đòi hỏi người tư vấn cần phải am
hiểu về lĩnh vực này, bên cạnh việc lắng nghe, chia sẻ, đưa ra lời khuyên, người
tư vấn luôn phải lồng ghép các chế định. Chỉ khi nào người tư vấn hiểu được các
quy định pháp luật một cách chính xác nhất thì mới có thể chia sẻ, đáp ứng yêu
cầu của khách hàng một cách thấu đáo nhất.

2


Lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực khó, bởi nhu
cầu thực tiễn cũng như luôn gắn bó với đời sống xã hội. Có lẽ vì thế mà Luật
Hôn nhân và gia đình là một trong những đạo luật được ra đời từ khá sớm. Am
hiểu về lĩnh vực này cũng đòi hỏi người tư vấn áp dụng thực tiễn vào trong các
quy định của pháp luật, hiểu được vấn đề, tạo ra sự tin tưởng, giúp cho chính
bản thân mình có cái nhìn khách quan, đúng đắn trong quá trình tư vấn
Nắm bắt được câu chuyện của khách hàng và hiểu biết được khách hàng
đang mong muốn điều gì là mục đích của giai đoạn tiếp xúc với khách hàng và
tìm hiểu yêu cầu tư vấn. Luật sư có thể tiếp cận với thông tin mà khách hàng
mang lại qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng điều đặc biệt quan trọng là để
trở thành một người tư vấn, người tư vấn cần có các kĩ năng chung về tư vấn:
-

Kĩ năng tiếp xúc khách hàng.

-

Kĩ năng thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý


-

Kĩ năng xác định vấn đề pháp lý

-

Kĩ năng xác định luật áp dụng

-

Kĩ năng trả lời tư vấn

Sau khi phân tích vụ việc, đối chiếu với các quy định của pháp luật, người
tư vấn đã nhìn thấy được các giải pháp cụ thể có thể áp dụng cho trường hợp của
khách hàng. Nắm bắt được các kĩ năng chung trong tư vấn pháp luật là một điều
kiện rất quan trọng giúp cho người tư vấn pháp luật trong lĩnh vực Hôn nhân và
gia gia đình có thể đánh giá được các khả năng khác nhau có thể xảy ra trên cơ
sở xem xét chúng dước các góc độ logic pháp lý và thực tiễn, bằng cách dự đoán
những hậu quả ngắn hạn và những hậu quả dài hạn của từng giải pháp, đối chiếu
và đáp ứng được những mong muốn của khách hàng.
- Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kĩ năng có liên quan
đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử
áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người, kĩ năng mềm là những kỹ năng
có liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng
đồng, tập thể hoặc tổ chức.
Kỹ năng mềm chủ yếu là những kĩ năng thuộc về tính cách con người,
không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kĩ năng cá tính

3



đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả,
nhà thương thuyết hay hòa giải xung đột.
Ngày nay, khi xã hội đang dần chuyển mình theo xu thế toàn cầu hóa, thì
mỗi chúng ta cần tiếp cận thông tin một cách nhanh nhạy hơn, học thêm các kĩ
năng để trau dồi kiến thức cho bản thân. Đó cũng là lý do vì sao ngày nay nhiều
lớp học chuyên đào tạo về kĩ năng mềm được ra đời, đáp ứng những nhu cầu cần
thiết của xã hội. Ngoài các điều kiện kể trên, thì người tư vấn trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình cũng cần học hỏi thêm nhiều kĩ năng mềm để có thể tìm
thấy thái độ và hành vi ứng xử cho phù hơp khi tiếp xúc với khách hàng.
- Năm bắt được tâm lý khách hàng
Khách hàng là những thượng đế khó tính, một ngàn người lại có một ngàn
yêu cầu khác nhau, thế nhưng người tư vấn muốn tư vấn thành công, và làm tốt
được công việc của mình thì buộc phải chiều lòng tất cả họ. Tuy nhiên, nếu cứ
mỗi người đến bạn lại bỏ công sức ra tìm hiểu rồi cố gắng khiến họ hài lòng thì
cái được không bù nổi cái mất, chẳng ai có nhiều thời gian và nguồn lực để đáp
ứng điều ấy cả.
Khi người tư vấn đã trau dồi thêm cho mình những kĩ năng mềm nhất
định thì chắc chắn sẽ nắm bắt được tâm lý khách hàng một cách nhạy bén hơn,
bởi lúc đó họ đã tìm được cho mình thái độ và hành vi đúng đắn... Người xưa
thường có câu “Khách hàng là thượng đế”. Áp dụng nguyên tắc đó, thì ngày
năng nó cũng còn được sử dụng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đặc biệt là trên lĩnh vực tư vấn cho khách hàng những thắc mắc, lắng nghe được
tâm tư tình cảm để từ đó tạo cho khách hàng sự tin tưởng.
Mỗi khách hàng đến làm việc với người tư vấn, đặc biệt là đối với người
tư vấn trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, ở hộ luôn mang theo những bối
cảnh tư vấn riêng gắn liền với xác đề xuất cung cấp dịch vụ pháp lý cho họ. Đó
có thể là yêu cầu tư vấn về đăng ký kết hôn, quyền ly hôn, chia tài sản, việc
chăm sóc con cái... Vì vậy, nhiệm vụ của người tư vấn trong lúc này vuộc phải

lắng nghe, ghi chép, gởi mở vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả nhất, đó
cũng là hiểu được tâm lý khách hàng đang thiếu gì, cần gì, và cần phải có những
định hướng cụ thể, rõ ràng cho khách hàng.
Không phải mọi trường hợp người tư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình đều có thể nắm bắt và hiểu rõ được tâm lý của khách hàng, bởi thực tế mỗi
cá nhân có phương thức tư suy trao đổi vấn đề là khác nhau và có thể có cách
4


hiểu khác nhau khi sử dụng những thuật ngữ nhất định. Nhiều luật sư thường
phàn nàn rằng mặc dù đã khá bình tĩnh và tập trung nắng nghe nhưng vì khách
hàng trình bày vụ việc với quá nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cộng với
khách hàng nhớ gì nói lấy, thích điều gì thì say xưa kể và quên đi những thông
tin quan trọng của vụ việc khiến người tư vấn không hiểu được vấn đề. Do đó,
người từ vấn trong lĩnh vực này cầm phải nắm bắt được tâm lý của khách hàng
để có được những đánh giá, nhìn nhận về vụ việc được chính xác và toàn diện
hơn.
2. Mục đích tư vấn cho người bị bạo hành và các bước
Mục đích cần tư vấn cho người phụ nữ bị bạo hành là xác định mức độ an
toàn đối với người phụ nữ và con cái của họ, thảo luận kế hoạch bảo đảm an
toàn; xác định các nguy cơ có liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình
dục và giúp người phụ nữ phòng ngừa các nguy cơ này; giúp người phụ nữ nhận
biết được họ đang là nạn nhân của việc bạo hành và biết được hành vi bạo hành
là hành vi không thể chấp nhận được; giúp người phụ nữ chia sẻ, giải tỏa cảm
xúc, động viên, an ủi, giúp họ tự tin và có thể tự ra quyết định; đồng thời cung
cấp cho người phụ nữ các địa chỉ cần được hỗ trợ ở trong và ngoài hệ thống y tế,
giúp họ liên hệ với các cơ quan hỗ trợ nếu cần.
Các bước tư vấn phải tuân thủ những nguyên tắc, kỹ năng và quy định tư
vấn sức khỏe sinh sản. Cần chú trọng các nội dung cụ thể có liên quan đến bạo
hành người phụ nữ trong từng bước tư vấn bao gồm: Gặp gỡ và nói chuyện với

người phụ nữ việc họ cho nhân viên y tế biết mình đang bị bạo hành là một việc
rất tốt vì điều đó sẽ giúp nhân viên y tế hỗ trợ cho họ có hiệu quả hơn, phải nói
rõ với người phụ nữ là sự tư vấn có thể không làm giảm hành vi bạo hành ngay
được nhưng sẽ giúp họ giảm thiểu những nguy có liên quan đến sức khỏe sinh
sản, sức khỏe tình dục, giúp bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình và con
cái của họ; đặc biệt qua sự tư vấn, nhân viên y tế có thể giúp người phụ nữ kết
nối đến các sự hỗ trợ trong và ngoài ngành y tế khác khi việc hỗ trợ nằm ngoài
khả năng của cơ sở; đồng thời khẳng định với họ về tính bí mật thông tin của sự
tư vấn cũng như quyền của người phụ nữ không phải trả lời tất cả các câu hỏi,
họ có thể dừng cuộc tư vấn nếu muốn. Gợi hỏi về tiền sử của người phụ nữ như
tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình, mức độ bị bạo hành, hình thức bị bạo hành...; cần
tìm hiểu hiện trạng bị bạo hành của họ ở tất cả các khía cạnh khác nhau như thể
xác, tinh thần, tình dục và kinh tế; đánh giá nguy cơ bị mang thai ngoài ý muốn
5


và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả nhiễm HIV; tìm hiểu nguy cơ
về an toàn tính mạng của bản thân họ và con cái sau đợt thăm khám; tìm hiểu
nguy cơ họ bị gây khó khăn trong việc thực hiện chăm sóc và điều trị trong lần
thăm khám này. Giới thiệu với người phụ nữ tùy theo từng trường hợp cụ thể để
cung cấp những thông tin có thể khác nhau. Các thông tin cơ bản cần cung cấp
là khái niệm về bạo hành, thái độ với bạo hành và quyền của người phụ nữ;
nguy cơ về bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV, nguy cơ mang
thai ngoài ý muốn; các nguy cơ khác về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục do
bạo hành gây ra; thông tin về các biện pháp tình dục an toàn, các cách thức giúp
bảo đảm an toàn tính mạng cho bản thân họ và con cái; thông tin về các địa chỉ
hỗ trợ cần thiết. Giúp đỡ và cùng người phụ nữ lập kế hoạch cụ thể cho từng vấn
đề như an toàn tình dục, an toàn của bản thân người phụ nữ và con cái của họ
trong những trường hợp nguy cấp, chăm sóc các vấn đề liên quan đến nội dung
chung và cụ thể là sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục do hành vi bạo hành gây

ra, giảm thiểu những nguy cơ bị bạo hành; cần thảo luận chi tiết với người phụ
nữ về các việc cần làm trong từng kế hoạch, từng thời gian thực hiện, phương
pháp và phương tiện. Phải giải thích, tìm hiểu các khó khăn có thể gặp phải khi
thực hiện các kế hoạch đã nêu ở trên; cung cấp các thông tin cần thiết như thông
tin về cá nhân và tổ chức có thể hỗ trợ người phụ nữ, thông tin về nơi mua hoặc
nhận bao cao su miễn phí...; cung cấp các kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử
dụng bao cao su, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng
thư giãn...; giúp người phụ nữ kết nối với các cá nhân và đơn vị hỗ trợ trong và
ngoài cơ sở y tế. Hẹn người phụ nữ thời gian gặp lại, nói họ có thể liên hệ bất cứ
khi nào cảm thấy cần thiết; cho người phụ nữ địa chỉ và số điện thoại liên hệ
trong các trường hợp khẩn cấp.
Vấn đề nên làm khi tư vấn: phải bảo đảm tính riêng tư, kín đáo, tận dụng
mọi thời điểm mà nhân viên y tế tư vấn có thể tiếp xúc riêng với người phụ nữ
như tại phòng khám, khi đưa họ đi làm các xét nghiệm... Cần lắng nghe một
cách tích cực để làm cho người phụ nữ cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng thổ lộ
những vấn đề cần thiết. Giúp người phụ nữ mạnh mẽ hơn bằng cách luôn khen
ngợi và cho họ biết có nhiều người cũng gặp những hoàn cảnh như vậy, lưu ý
tìm các điểm người phụ nữ thực hiện tốt và khen ngợi họ để động viên. Cung
cấp các tài liệu tuyên truyền để người phụ nữ có thể tìm hiểu thêm sau buổi tư
vấn. Cần để người phụ nữ tự quyết định vấn đề, nhân viên y tế tư vấn chỉ đưa ra
6


các lựa chọn chứ không quyết định thay cho họ. Cũng cần chuẩn bị sẵn khăn
giấy sạch trong phòng tư vấn vì người phụ nữ có thể khóc trong khi tiếp xúc.
Vấn đề cần tránh khi tư vấn: không nên tư vấn cho người phụ nữ bị bạo
hành khi có mặt người khác như người nhà, người bệnh khác trừ khi người phụ
nữ yêu cầu vì việc này có thể gây nguy hiểm cho họ. Không nên phán xét người
phụ nữ bị bạo hành, không để cho họ có cảm giác có lỗi và xấu hổ. Không nên
quyết định thay cho người phụ nữ bị bạo hành nhưng cần giúp họ nghĩ ra các

giải pháp phù hợp để tự quyết định vấn đề.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
2007 thì bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên
khác trong gia đình.
Và cũng theo khoản 1 Điều 42 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
2007 quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình:
"1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật."
Theo những quy định trên, việc bố chồng bạn có hành vi bạo lực, gây tổn
hại về thể chất với mẹ chồng bạn là hành vi vi phạm pháp luật. Và hành vi đó, sẽ
bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ
và hậu quả mà mình gây ra.
Thứ nhất, về xử phạt hành chính:
Căn cứ theo Điều 49, Điều 50, Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ
thể như sau:
Đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh
đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương
tích cho thành viên gia đình;
7


+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn

nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian
nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn
nhân từ chối.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu
cầu đối với các hành vi vi phạm nêu trên.
Đối với hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình:
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt
chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật,
phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu
cầu.
Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia
đình:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ,
chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
+ Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên
gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm
thành viên gia đình;
+ Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu
cầu; Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh.
Thứ hai, đủ điều kiện, dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự:
Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về

hành vi này mà còn vi phạm. Căn cứ theo Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015,
8


sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:
- Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc
một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 05 năm:
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
+ Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc
bệnh hiểm nghèo.
Để ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực gia đình, bạn và những người thân
cần phải báo cho cơ quan chức năng để ngăn chặn hành vi xấu xảy ra, cụ thể là
cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng
đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.
Tại Điều 24 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về tư vấn
cho nạn nhân bạo lực gia đình như sau:
- Nạn nhân bạo lực gia đình được tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, ứng xử
trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân
hoặc tổ chức quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 của Luật này trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện việc tư vấn phù hợp cho
nạn nhân bạo lực gia đình.

Tại Điều 9 Thông tư 24/2017/TT-BYT quy định quy trình tiếp nhận, chăm
sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại
cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, Tư vấn các dịch vụ cần
thiết cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình thì:
- Thầy thuốc và nhân viên y tế trực tiếp tư vấn cho người bệnh về các
quyền và lợi ích hợp pháp dành cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình mà
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẵn có như cung cấp nơi tạm lánh; miễn giảm chi
9


phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có); chế độ bảo hiểm y tế; cấp giấy xác nhận
việc khám và điều trị nạn nhân bạo lực gia đình.
- Cung cấp các tài liệu thông tin, tuyên truyền dưới dạng tập tin ngắn, tờ
rơi, các cuốn sách nhỏ, tranh ảnh, đoạn phim ngắn về bạo lực gia đình; phòng,
chống bạo lực gia đình; các quyền, lợi ích hợp pháp và các thông tin hỗ trợ khác
dành cho người bệnh.
- Thầy thuốc và nhân viên y tế đưa ra các phương án điều trị và đề phòng,
giúp người bệnh lựa chọn và để người bệnh tự quyết định với thái độ thân thiện,
không phán xét.
- Giới thiệu, chuyển gửi người bệnh đến các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo
lực gia đình hoặc các cơ quan, tổ chức có liên quan như công an, chính quyền cơ
sở, các tổ chức hội, đoàn thể để được trợ giúp.
Trên đây là quy đinh tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình.

10



×